Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

tiểu thuyết lịch sử của nguyển xuân khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Ngô Thị Tuyết Nhung

TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
CỦA NGUYỂN XUÂN KHÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Ngô Thị Tuyết Nhung

TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHÙNG QUÝ NHÂM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phùng Quý Nhâm, người đã tận tình
hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, cô Phạm Thị Hòa, những
người đã giúp đỡ tôi trong việc tim tài liệu luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy
giáo, cô giáo, phòng sau đại học của trường Đại học sư phạm thành phố HCM đã dạy giỗ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm,
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
Ngô Thị Tuyết Nhung


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 3
T
0

T
0

MỤC LỤC .................................................................................................................... 4
T
0

T
0


MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
T
0

T
0

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................6
T
0

T
0

2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................7
T
0

T
0

3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................17
T
0

T
0

4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................18
T

0

T
0

5. Đóng góp của luận văn .................................................................................................18
T
0

T
0

6. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................19
T
0

T
0

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU
1975 ĐẾN NAY VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN
KHÁNH. ..................................................................................................................... 20
T
0

T
0

1.1. Bàn về tiểu thuyết lịch sử ..........................................................................................20
T

0

T
0

1.2. Giới thiệu diện mạo chung của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ sau 1975 đến nay.
............................................................................................................................................24
T
0

1.3. Giới thiệu tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh .........................32
T
0

T
0

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA
NGUYỄN XUÂN KHÁNH ....................................................................................... 36
T
0

T
0

2.1. Bão táp lịch sử và sự lựa chọn con đường đi của mỗi nhân vật trong tiểu thuyết
lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh ....................................................................................36
T
0


T
0

2.1.1. Bão táp lịch sử và con đường đi của nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly .......36
T
0

0T

2.1.2. Làng Cổ Đình và hành trình trở về đạo Mẫu trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn
........................................................................................................................................50
T
0

T
0

2.2. Mạch nguồn văn hóa Việt trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh ..62
T
0

T
0

2.3. Vấn đề tình yêu trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh....................71
T
0

T
0


CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH ............................................................................. 81
T
0

T
0

3.1. Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết
lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh ....................................................................................81
T
0

T
0

3.2. Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh .........84
T
0

T
0

3.2.1. Điểm nhìn trần thuật.............................................................................................84
T
0

T
0


3.2.2. Giọng điệu trần thuật ............................................................................................87
T
0

T
0

3.2.3. Kết cấu..................................................................................................................93
T
0

T
0

3.3. Thời gian – Không gian trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh ......98
T
0

T
0

T
0


3.3.1. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh ..................98
T
0


T
0

3.3.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh .............101
T
0

T
0

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 106
T
0

T
0

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 109
T
0

T
0


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử dân tộc ta là lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước. Biết bao chiến công chói lọi
của ông cha ta đã đi vào sử sách muôn đời. Thế nhưng, thế hệ trẻ ngày nay lại hờ hững, kém

hiểu biết về lịch sử dân tộc. Trong nhà trường, học sinh không “mặn mà” với môn lịch sử.
Ngoài cuộc sống, nhiều người thông thạo sử Tàu, sử Tây mà không biết lịch sử Việt. Rất
nhiều bài thi Đại học điểm “0” môn lịch sử, thậm chí nhiều học sinh còn xuyên tạc lịch sử
một cách trắng trợn. Thực tế đau lòng đó buộc chúng ta phải suy nghĩ về cách dạy lịch sử
trong nhà trường cũng như cách “quảng bá” lịch sử qua văn chương nghệ thuật hiện nay.
Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã từng băn khoăn: “Dân tộc ta có một quá khứ dựng nước và
giữ nước đầy nhọc nhằn và kiêu dũng không thua kém một dân tộc nào, nhưng sao thế giới
biết đến ta quá ít. Cũng bởi bộ môn tiểu thuyết lịch sử của chúng ta chậm phát triển. Đến
nổi thanh thiếu niên của nước ta rất thông thạo sử Tàu, sử Ấn, sử Hy – La, sử Anh,
Pháp…”. Dường như sáng tác về đề tài lịch sử không phải chỉ là niềm say mê của người
nghệ sĩ mà còn là một yêu cầu bức thiết trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, sáng tác về đề
tài này không phải dễ. Nhà văn không chỉ có tài năng mà còn có vốn kiến thức uyên thâm về
nhiều lĩnh vực như: lịch sử, địa lý, văn hóa… Phải là những nhà văn dày dặn trong nghề
mới làm được. Để đáp lại “cơn khát” lịch sử hiện nay, những năm đầu thế kỷ XXI đã xuất
hiện một loạt tiểu thuyết lịch sử dày dặn, công phu, có nhiều đổi mới trong nghệ thuật như:
hai bộ tiểu thuyết lịch sử về nhà Trần, nhà Lý của Hoàng Quốc Hải (Bão táp triều Trần,
Tám đời vua Lý); Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân
Khánh; Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Hội thề của Nguyễn Quang Thân… Tiểu thuyết lịch sử
đã gặt hái được những thành công rất to lớn và có ý nghĩa. Thực tế sáng tác đòi hỏi yêu cầu
lý luận, nghiên cứu phê bình phải đi cùng với nó. Thế nhưng, những công trình nghiên cứu
tiểu thuyết lịch sử ở nước ta còn ít, chưa bao quát cũng như đi sâu vào mảng này, đặc biệt là
tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ sau 1975 đến nay.
Nguyễn Xuân Khánh là một trong những nhà tiểu thuyết lịch sử lớn của nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Ông sáng tác từ những năm kháng chiến chống Mỹ nhưng thực sự
gây tiếng văn trên văn đàn phải kể đến Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa.
Đây là những tác phẩm gây xôn xao dư luận, nhận được nhiều ý kiến đánh giá của giới phê


bình và đông đảo bạn đọc. Tuy nhiên, phần lớn các bài viết đánh giá, nhận định tác phẩm là
những bài báo, bài phỏng vấn viết khi nhà văn nhận được giải thưởng, chưa có nhiều những

công trình nghiên cứu chuyên sâu. Đây chính là mảnh đất trống thôi thúc người viết thực
hiện đề tài, nhằm đi sâu tìm hiểu những giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm,
góp một tiếng nói khẳng định sự thành công của các cuốn tiểu thuyết này.

2. Lịch sử vấn đề
Sau 1975, Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, văn học bước sang thời
kỳ mới: thời kỳ sáng tác văn học trong điều kiện đất nước hòa bình. Công tác lí luận phê
bình cũng được quan tâm hơn, trong đó có nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử.
Hà Ân trong bài Vài ý kiến về sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết
lịch sử phục vụ các em (Tạp chí Văn học số 3/1979) đã đặt ra câu hỏi: “Gia giảm, chế biến
thêm nếu cần, cách đó có nên có trong hư cấu nghệ thuật chăng?”. Tác giả cũng khẳng
định: “Mặt hư cấu về một nhân vật là cuộc sống đời thường của nhân vật đó. Xưa nay sử
chép về một nhân vật qua các sự kiện lịch sử chính yếu. Nhưng trong một sáng tác văn học,
một nhà văn phải gần gũi người đời hơn. Có ăn uống, chơi bời, khôi hài, buồn bã, có vợ
con, có sở thích, cá tính, có tật, có tài… Càng xây dựng nhân vật văn học cách xa “siêu
nhân” bao nhiêu càng có sức thuyết phục người đọc bấy nhiêu.”
Nguyễn Huệ Chi – Vũ Thanh với bài viết Những đóng góp của Nguyễn Tử Siêu cho
loại hình tiểu thuyết lịch sử giai đoạn đầu thế kỷ đăng trên TCVH số 5/1996 đã khẳng định
thành công về nhiều mặt của Nguyễn Tử Siêu cho thể loại tiểu thuyết lịch sử những năm
đầu TK XX. Đóng góp từ kết cấu, văn phong đến việc phát huy năng lực tưởng tượng trong
tiểu thuyết lịch sử. Nguyễn Tử Siêu cũng hướng tới đời sống nội tâm nhân vật, miêu tả sự
bộn bề, phức tạp của cuộc sống…
Trương Đăng Dung trong cuốn sách Từ văn bản đến tác phẩm văn học (NXBKHXH,
1998) có bài Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mỹ học của G.Lukacs. Bài viết đã trình bày
một cách khúc chiết, sáng rõ các luận điểm của Lukacs khi nghiên cứu về tiểu thuyết lịch
sử. Lukacs cho rằng: tiểu thuyết lịch sử như một thể loại văn học đích thực mới chỉ ra đời
vào TK XX mà đại diện lớn nhất là Walter Scott. Các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử phải
sinh động hơn các nhân vật lịch sử vì các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử được trao cho sự
sống còn các nhân vật lịch sử thì đã sống.



Trong TCVH số 9/1999, Bùi Văn Lợi có bài viết Mối quan hệ giữa tính chân thực
lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu TK XX. Tác giả bài
viết cho rằng: “Việc nghiên cứu lịch sử là rất cần thiết đối với người nghệ sĩ vì anh ta có
nhiệm vụ phải phản ánh trung thành một hiện thực lịch sử và làm sống lại những nhân vật
lịch sử vừa sinh động vừa có tác dụng lôi cuốn người đọc. Thế nhưng, sự nghiên cứu ấy
không thay thế sự tưởng tượng, hư cấu và sáng tạo của các nhà văn. Bởi vì “có khi nhà
nghệ sĩ chỉ cần vài khoảng khắc trong đời sống của nhân vật lịch sử, có khi nghệ sĩ đưa vào
tác phẩm những điều phi lịch sử không quan trọng, thậm chí trong một chừng mực nào đó,
có quyền vi phạm sự đúng đắn về mặt sự kiện lịch sử bởi vì tác giả chỉ cần đúng đắn lí
tưởng mà thôi”. Bùi Văn Lợi đánh giá: Hư cấu, tưởng tượng chính là một yêu cầu không thể
thiếu đối với sáng tác tiểu thuyết lịch sử. Nhà văn có thể hư cấu từ những sự kiện lịch sử và
nhân vật lịch sử, thậm chí có những nhân vật và sự kiện hoàn toàn do trí tưởng tượng của
nhà văn tạo nên.
Cùng có chung mối quan tâm giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật, Phan
Trọng Thưởng có bài Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi và một số vấn đề lí luận sáng tác về
đề tài lịch sử (TCVH số 11/1999). Tác giả khẳng định: “Trở lại vấn đề thực chất của sáng
tạo nghệ thuật về đề tài lịch sử, theo tôi, không phải là minh họa lại lịch sử, không phải là
truyền đạt lại tri thức lịch sử, cũng không phải là bài học luân lí đạo đức cũ (vì những cái
đó, môn lịch sử và môn giáo dục công dân đã làm rồi, nghệ thuật không đặt cho mình nhiệm
vụ minh họa lại). Thực chất của sáng tạo nghệ thuật về đề tài lịch sử là khai thác lịch sử
theo một cách thức tiếp cận mới, một cảm hứng lịch sử - công dân mới trên nguyên tắc vừa
tôn trọng sự thật lịch sử vừa tôn trọng sự thật nghệ thuật”. Phan Trọng Thưởng cũng đề cao
sự sáng tạo trong sáng tác về đề tài lịch sử nhưng đặt ra nguyên tắc là sáng tạo nhưng không
được làm sai lệch, méo mó, biến dạng lịch sử. Sáng tạo phải có chừng mực, tôn trọng sự
thật lịch sử.
Trong bài viết Tiểu thuyết lịch sử của Hella S.Haasse (TCVH số 3/2002), Phan Cự
Đệ đã đánh giá những thành công trong các tiểu thuyết lịch sử của bà Hella S.Haasse đồng
thời cũng nêu những quan niệm của nhà văn về cách xử lí chất liệu lịch sử trong tiểu thuyết
lịch sử. Bà Hella S.Haasse luôn cố gắng trung thành với lịch sử nhưng bà luôn nhắc nhở với

bạn đọc rằng: “Sự chân thực tuyệt đối là không thể có được vì những nhân vật lịch sử TK
XIV và XV mà bà đang sáng tạo ra ít nhiều đều là những sản phẩm của sự hiểu biết và trí
tưởng tượng mang màu sắc cá nhân và chủ quan của một con người sống giữa TKXX”.


Trong Tạp chí Nhà văn tháng 1/2003, Phan Cự Đệ đã có một bài viết chuyên sâu về
tiểu thuyết lịch sử với tựa đề Tiểu thuyết lịch sử. Tác giả đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa
mấu chốt đối với những nhà tiểu thuyết lịch sử: “Sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử ở Việt
Nam và ở Châu Âu đã đặt ra nhiều vấn đề lí luận: sự khác nhau trong nhiệm vụ của nhà sử
học và nhà viết tiểu thuyết lịch sử, mối quan hệ giữa sự kiện lịch sử và vai trò của hư cấu
nghệ thuật, tiểu thuyết lịch sử và nhiệm vụ soi sáng những vấn đề của cuộc sống hiện tại, sự
đồng cảm của nhà văn với các nhân vật lịch sử và thời đại lịch sử, các kiểu tiểu thuyết lịch
sử trong kinh nghiệm sáng tác của nhà văn, đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử hiện đại…”.
Phan Cự Đệ khẳng định: tiểu thuyết lịch sử cần có sự hư cấu, sáng tạo của nhà văn, lịch sử
chỉ là phương tiện chứ không phải cứu cánh. Các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử phải sinh
động hơn các nhân vật lịch sử vì họ hiện lên trong nhiều mối quan hệ, được miêu tả đời
sống nội tâm, quan hệ riêng tư. Trong tiểu thuyết lịch sử, sự kiện lịch sử, sự kiện hư cấu,
nhân vật có thật, nhân vật hư cấu trộn lẫn vào nhau. Tiểu thuyết lịch sử sẽ không có một sự
thật lịch sử tuyệt đối. Các nhà tiểu thuyết lịch sử sử dụng quá khứ như một khí cụ để vẽ lên
một điểm tương đồng giữa quá khứ và hiện tại do đó làm sáng rõ hiện tại. Đây cũng chính là
cách xử lí chất liệu lịch sử của các nhà tiểu thuyết lịch sử hiện nay.
Trong cuốn Tiểu thuyết hiện đại của Dorothy Brewster và John Burrell, dịch giả
Dương Thanh Bình, xuất bản năm 2003, tác giả đã dành một chương viết về tiểu thuyết lịch
sử. Hai tác giả này đồng tình với quan điểm: nhà tiểu thuyết lịch sử sử dụng quá khứ như
một khí cụ để vẽ lên những điểm tương đồng giữa quá khứ và hiện tại, từ đó soi sáng hiện
tại. Cách làm này được đông đảo các nhà tiểu thuyết lịch sử lựa chọn.
Nguyễn Tý trên báo Văn nghệ số 39/2003 có bài phỏng vấn nhà văn Thái Vũ: Nhà
văn Thái Vũ – Người trung thành viết tiểu thuyết lịch sử. Thái Vũ đã nói rõ quan điểm của
mình khi viết tiểu thuyết lịch sử: “Tôi không viết tiểu thuyết mà tôi viết lịch sử. Mà đã viết
lịch sử là phải trung thực, tôn trọng sự thật không bịa. Tôi viết là tuyệt đối không bịa, dù là

một sự kiện lịch sử hay một nhân vật lịch sử. Hư cấu nhưng không bịa. Tôi viết tiểu thuyết
lịch sử nhưng tôi không viết tiểu thuyết mà qua cách hư cấu của tôi: tôn trọng tính chân xác
của lịch sử cho nên tôi tôn trọng lịch sử là chính, chứ tôi không hư cấu theo kiểu tiểu thuyết
như “miếng giẻ rách vào tấm áo lịch sử””.
Tác giả Đỗ Hải Ninh trong luận văn thạc sĩ Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong sự vận động
của tiểu thuyết lịch sử nửa sau TKXX (năm 2003) đã có những nhận xét, đánh giá khá sắc
sảo về những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử của nước nhà trước Hồ Quý Ly và những đóng


góp của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trong sự vận động tiểu thuyết lịch sử của nước nhà.
Đỗ Hải Ninh viết: “Đại thể, tiểu thuyết lịch sử chặng đường này có khả năng bao quát hiện
thực khá tốt kết hợp với khả năng hư cấu linh hoạt hơn nhưng chưa thực sự có sức hấp dẫn
rộng rãi đối với công chúng. Cách viết còn thiếu mới mẻ, đa dạng. Các cuốn tiểu thuyết lịch
sử thường vẫn nặng về sự kiện, tính cách nhân vật bị chi tiết che lấp và chủ yếu vẫn trông
vào sự hấp dẫn của cốt truyện” và “Cuốn sách khép lại tiểu thuyết lịch sử thế kỷ XX là tiểu
thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Tác phẩm này ra đời khi công cuộc đổi mới văn
học của nước ta đi qua thời kỳ sôi nổi, ồn ào ban đầu (thậm chí có người còn cho là chững
lại) đã đạt được những thành tựu đáng kể và vẫn đang tiếp tục tìm tòi nhưng trầm tĩnh hơn.
Một điểm đáng ghi nhận là kinh nghiệm đọc những tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử
ngày càng đa dạng, dân chủ hơn. Từ lúc ra đời cho đến lúc nhận giải thưởng của Hội Nhà
văn, Hồ Quý Ly đã gây được chú ý rỗng rãi trong dư luận”.
Bài viết Nguyễn Huy Tưởng – nhà chép sử bằng văn chương (TCVH số 9/2007), tác
giả Bích Thu đánh giá những tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng là tiểu thuyết hóa
lịch sử: “Ông không nệ không kể lại lịch sử, không “lịch sử hóa” tiểu thuyết mà đã hư cấu,
tưởng tượng, “tiểu thuyết hóa” lịch sử, phát huy khả năng sáng tạo của mình, phục lại một
thời đại đã lùi sâu trong kí ức dân tộc. Tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng vừa tạo sự sát
gần lại vừa tạo khoảng cách với lịch sử”.
Trong cuộc phỏng vấn nhà văn Hà Ân do Hoài Hương thực hiện (Nhà văn Hà Ân, đề
tài lịch sử không bao giờ xưa. Báo Văn nghệ Trẻ số 44 ra ngày 26/10/2008), nhà văn đã tâm
sự: “Tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi người viết phải có kiến thức sâu, rộng, chính xác của sử gia

và trí tưởng tượng sáng tạo vô cùng phong phú của nhà tiểu thuyết”. Tác phẩm sẽ thành
công nếu kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố đó. Nhà văn Hà Ân cũng nêu lên giới hạn của sự
sáng tạo tưởng tượng và những yếu tố không thể sai lệch sự thật lịch sử: “Nhà văn có thể
cho họ những suy nghĩ, những hành vi, cử chỉ, cách nói năng giao tiếp sinh hoạt… theo trí
tưởng tượng của mình. Nhưng tưởng tượng gì thì cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc như
không thể đổi tên, tước vị, nhân thân và thời gian tồn tại của nhân vật lịch sử”.
Hoài Nam có bài Bàn về tiểu thuyết lịch sử đăng trên báo văn nghệ số 45 ra ngày
8/11/2008 đã chỉ ra những hạn chế của tiểu thuyết lịch sử nước ta trong suốt thời gian qua,
đó là: Các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử chủ yếu phản ánh cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
bảo vệ tồn tại của vương triều và nền độc lập của quốc gia vì vậy đã bỏ qua một mảng lịch
sử rất lớn: cuộc sống nhân quần đã diễn ra trong quá khứ; cảm hứng chủ đạo của các nhà


tiểu thuyết lịch sử là ca ngợi, tôn vinh, kính cẩn đã tạo ra “khoảng cách sử thi” không thể
san lấp. Khi ấy tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trở nên đậm chất truyện kể mà lại nhạt đi rất
nhiều chất tiểu thuyết.
Nguyễn Thị Tuyết Minh có bài Khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử Việt Nam sau
1975 (Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 4/2009) đã chia tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau
1975 thành hai khuynh hướng: khuynh hướng lịch sử hóa tiểu thuyết và khuynh hướng tiểu
thuyết hóa lịch sử. Trong đó, khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử là khuynh hướng chủ
đạo trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975, đặc biệt là những năm đầu TK XXI.
Nhà phê bình Nguyễn Văn Dân có bài Mấy xu hướng chủ yếu trong tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam đương đại (Báo Văn nghệ số 11 ra ngày 12/03/2011) đã khẳng định: “Tiểu
thuyết lịch sử đang lên ngôi”, ông chứng minh điều đó bằng những bộ tiểu thuyết lịch sử đồ
sộ, có chất lượng ra đời liên tiếp trong những năm gần đây và đạt được những giải thưởng
danh giá dành cho thể loại tiểu thuyết. Theo đó, ông chia tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
đương đại thành ba loại: 1) Tiểu thuyết chương hồi khách quan (tiêu biểu là Ngô Văn Phú,
Ngô Đình Danh…); 2) Tiểu thuyết lịch sử giáo huấn (Hoàng Quốc Hải); 3) Tiểu thuyết lịch
sử luận giải (Nguyễn Xuân Khánh).
Gần đây, sau một loạt bài viết của các tác giả phê phán tác phẩm Hội thề và không

đồng ý với việc Hội Nhà văn Việt Nam trao giải A trong cuộc thi tiểu thuyết năm 2008 2010, nhà văn Nguyễn Quang Thân đã có bài viết Tiểu thuyết lịch sử nơi luôn có những
nhìn nhận trái chiều đăng trên báo Văn nghệ tháng 5/2011. Nhà văn Nguyễn Quang Thân
thổ lộ: “Viết tiểu thuyết lịch sử, nhà văn phải đối mặt và vượt qua bao nguy hiểm khi muốn
thay đổi dù một chút những cái nhìn, những đánh giá tưởng như là muôn năm, bất di bất
dịch” và “nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử là sáng tạo, nhào nặn và tái hiện một bức tranh
3D trên nền chính sử với tham vọng muốn nó phong phú, đa dạng hơn đã đành mà còn
mang được cái nhìn riêng của mình đối với bức tường chính sử treo trong miếu thờ ngàn
năm. Nó hướng tới độc giả thời nay, nó lôi đọc giả thời nay vào cùng suy nghĩ, hành động
với nhân vật lịch sử được nhà văn sáng tạo ra”.
Như vậy, từ sau 1975 đến nay, tiểu thuyết lịch sử đã nhận được nhiều sự quan tâm,
tìm hiểu của các nghiên cứu, nhà lí luận. Đặc biệt, trong những năm đầu TK XXI, với
những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử ra đời đã tạo ra những tranh luận sôi nổi trên văn đàn.
Ngoài những bài viết đăng trên các báo, tạp chí còn có nhiều ý kiến tranh luận, trao đổi,


phóng vấn trên các báo điện tử, các trang web cá nhân. Đây chính là một thuận lợi để người
viết thực hiện chương 1 của luận văn.
Những ý kiến xung quanh tác phẩm Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân
Khánh
* Hồ Quý Ly
Ngay từ khi ra đời, Hồ Quý Ly đã gây được một tiếng vang lớn trên văn đàn. Tác
phẩm đã giành được số phiếu bình chọn tuyệt đối của Hội đồng ban giám khảo cuộc thi viết
tiểu thuyết năm 1998 – 2000 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Sau đó, tác phẩm còn nhận
được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Tác
phẩm có ảnh hưởng lớn trong tiến trình vận động của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam.
Trên Tạp chí Sách (số 11/2000), Hoàng Cát có bài Tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” –
thưởng thức và cảm nhận. Hoàng Cát đánh giá đây là một tác phẩm văn học “bề thế, sâu
sắc, hấp dẫn”. Nó hấp dẫn, lôi cuốn người đọc bởi rất nhiều yếu tố: “hấp dẫn bởi lời văn
trang nhã, đẹp, sâu sắc”, “tính hữu ích lắng đọng mà nó hàm chứa, với một tính khái quát
tương đối cao, nghiêm túc”. Ở Hồ Quý Ly “giữa sự thật lịch sử và sự sáng tạo, hư cấu của

nhà văn tương đồng, tương hỗ và logic đến mức nhuần nhị, hấp dẫn như thể câu chuyện
đang xảy ra ngay trước mắt chúng ta”.
Trong hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly (Trên báo Văn nghệ số 41 tháng
10/2000) đã có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia văn học. Tác phẩm được nhìn nhận dưới
nhiều góc cạnh, nhiều phương diện. Nhà văn Hoàng Quốc Hải nhận xét: “Đây là cuốn tiểu
thuyết lịch sử viết rất nghiêm túc, bám sát chính sử. Văn chương mượt mà, có sức lôi cuốn,
đọc hết hơn 800 trang sách, vẫn muốn đọc lại”. Nhà văn Hoàng Tiến quan tâm đến vấn đề
kẻ sĩ: “Với tôi, góc độ tiếp xúc là ở đề tài: thân phận kẻ sĩ: Hồ Nguyên Trừng , Nguyễn Cẩn,
Sử Văn Hoa, Phạm Sinh, cụ lang Phạm Công, sư Vô Trụ, cụ Lang Điền, đạo sĩ Thanh Hư,
đạo sĩ Bạch Hạc, cụ Sư Hiền, Đoàn Xuân Lôi (Trợ lí quốc tử giám)…”. Trần Thị Thường
lại chú ý đến hình tượng Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly: “Tôi nhớ được
mười bốn người phụ nữ trong cuốn sách này, mười bốn số phận, mười bốn tính cách và
mười bốn lối ứng xử. Có lẽ Nguyễn Xuân Khánh đã dành một phần đáng kể tri thức và tình
cảm của mình cho những trang viết về người phụ nữ”. Còn nhà văn Hồ Anh Thái nhận xét:
“Cuốn sách đã làm tốt cả hai yếu tố thể loại: Tiểu thuyết và lịch sử”.
Vũ Bão trên báo Tiền phong cuối tháng (năm 2000) có bài Đọc Hồ Quý Ly – Tiểu
thuyết lịch sử: Mười năm “mài kiếm dưới trăng”. Nguyễn Xuân Khánh âm thầm, lặng lẽ


làm việc rồi cuối cùng “nhả kén” cho đời bằng tác phẩm Hồ Quý Ly. Tác giả bài báo viết:
“Ông không đi cùng luồng với các nhà tiểu thuyết lịch sử khác dong con thuyền trôi theo
dòng sông đục ngầu phù sa thời xa xưa, ông chỉ chèo chống con đò ngang của mình gối
sóng xuyên chếch đôi bờ”. Hồ Quý Ly là một bước ngoặt trong tiến trình tiểu thuyết lịch sử
nước nhà.
Phạm Toàn viết bài Đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh đăng trên
Tạp chí Xưa và nay số 10/2000. Phạm Toàn đã nhận xét: “Nguyễn Xuân Khánh không vì
viết truyện lịch sử mà lệ thuộc vào sự việc, không rơi vào việc dùng “tiểu thuyết” chỉ để viết
lại thông sử nước nhà theo một cách khác. Đây là một cuốn tiểu thuyết đích thực”.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên có bài Đọc “Hồ Quý Ly” đăng trên Tạp chí Tia
sáng số 1/2001. Phạm Xuân Nguyên đã chứng minh chất tiểu thuyết ưu trội của tác phẩm,

khác với những tiểu thuyết lịch sử trước đó, bởi những tác phẩm trước “phần sử nặng hơn,
át hơn phần tiểu thuyết”. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh rất tôn trọng sự thật lịch sử nhưng
với tư cách là một nhà văn, Nguyễn Xuân Khánh đi sâu vào đời sống bên trong nhân vật để
phân tích, lí giải: “Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh không dám vi phạm gì lịch sử, ông theo
đúng biên niên sử quan các đời đã biên chép, nhưng là nhà tiểu thuyết ông nhìn vào bên
trong con người, cố hình dung và diễn tả những vận động tinh thần của những nhân vật lịch
sử có thật mấy trăm năm trước. Ông đã làm được điều này; nhân vật lịch sử của ông là
những cá nhân mâu thuẫn giằng xé, một bên là thúc bách (tất yếu) lịch sử, một bên là đòi
hỏi (tất yếu) con người, trước thử thách vận mạng của đất nước, chúng dân”.
Trung Trung Đỉnh coi Hồ Quý Ly là “giải pháp mới” cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà
(Tiểu thuyết Hồ Quý Ly và “giải pháp mới” cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà, Văn nghệ
quân đội số 10/2001). Tác giả Hồ Quý Ly đã: “tự lựa chọn được cho mình một thế đứng
vững chắc và một thế đứng với tư thế của một nhà tiểu thuyết trước những vấn đề hôm qua
và hôm nay”.
Trong luận văn thạc sĩ Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong sự vận động của tiểu thuyết lịch
sử nửa sau TK XX (Trường ĐHSP HN 2003), Đỗ Hải Ninh đã đặt tác phẩm Hồ Quý Ly
trong quá trình vận động của tiểu thuyết lịch sử nửa sau TK XX để thấy được những đóng
góp của nó cho thể loại tiểu thuyết lịch sử. Qua đó, tác giả luận văn cũng đi vào phân tích
các phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.


Ngoài ra còn khá nhiều các bài viết, bài phỏng vấn xoay quanh các vấn đề của tác
phẩm. Nhìn chung, các ý kiến đều thống nhất khẳng định sự thành công của cuốn tiểu thuyết
này trên nhiều phương diện.
* Mẫu Thượng Ngàn
Ngay từ khi ra đời, Mẫu Thượng Ngàn đã nhận được sự quan tâm của giới nghiên
cứu và đông đảo bạn đọc. Một loạt những bài viết trên các báo đã xoay quanh nhiều vấn đề
trong tác phẩm.
Linh Lê đã ghi lại cuộc trao đổi của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và nhà văn
Châu Diên (Báo Thể thao và văn hóa ra ngày 14/7/2006) trong bài Văn hóa tại Mẫu. Trong

cuộc trao đổi này, cả Phạm Xuân Nguyên và Châu Diên đều công nhận sự thành công của
Mẫu Thượng Ngàn từ việc tác giả chọn thời gian, địa điểm, nhân vật, biểu tượng… để làm
rõ vấn đề bao trùm tác phẩm là: văn hóa Việt trong cuộc đụng độ với văn hóa phương Tây.
Họ cũng nhận ra một chút “sạn” trong tác phẩm: “chất tiểu thuyết đã hơi bị ông giảm nhẹ
liều lượng để tô đậm chất văn hóa” nhưng đó chỉ là “chuyện nhỏ trong cái công trình đồ sộ
và chắc chắn này của nhà tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh”.
Nhà văn Châu Diên tiếp tục có bài: Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và cuộc giành lại
bản sắc đăng trên báo Tuổi trẻ chủ nhật ra ngày 16/7/2006. Mẫu Thượng Ngàn lấy ý tưởng
từ cuốn Làng nghèo được nhà văn viết trong thời kỳ chiến tranh nhưng không được xuất
bản. Nhà văn Châu Diên khẳng định: “Nếu Nguyễn Xuân Khánh in bản Làng nghèo, anh sẽ
có một cuốn tiểu thuyết bậc trung, hiện thực tàm tạm. Đẩy lên thành Mẫu Thượng Ngàn,
anh có một cuốn tiểu thuyết mang tầm khái quát văn hóa, nhân vật không còn là những thân
phận riêng lẻ mà là cả một cộng đồng”.
Nhà văn Nguyên Ngọc rất tâm đắc với tác phẩm này, ông đã bày tỏ điều đó qua bài
Một cuốn tiểu thuyết thật hay về văn hóa Việt (Tuoitre online ngày 12/07/2006). Nguyên
Ngọc viết: “Và ta bỗng hiểu ra: một nhân dân tiềm chứa trong mình sức sống ẩn sâu trong
một thứ tín ngưỡng tuyệt diệu như vậy thì không bao giờ có thể chết, có thể cạn. Vĩnh cửu
như Đất, như Rừng, như Mẹ, như người Đàn bà. Bằng cuốn tiểu thuyết này, bằng khám phá
này – tôi muốn nói vậy – Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa khiến ta kinh ngạc vì bút lực còn
dồi dào và đến tràn trề và đắm say của anh. Tác giả đã ngót 75 tuổi. Gừng già thật cay!”.
Hoài Nam trong bài Sức hấp dẫn của cái được viết (Báo Văn nghệ số 29 ra ngày
22/7/2006) đã lí giải nguyên lí văn hóa Việt được nhà văn lí giải trong Mẫu Thượng Ngàn là
“nguyên lí tính nữ” “được tượng hình qua người đàn bà và những phẩm chất riêng có của


người đàn bà: khả năng sinh sản, sự mềm dẻo uyển chuyển, sự nhẫn nhịn và năng lực hóa
giải những mâu thuẫn căng thẳng…”. Những người đàn bà trong Mẫu Thượng Ngàn đều
đẹp và đều truân chuyên.
Nhà báo Thu Huyền đã có cuộc phỏng vấn với nhà văn Nguyễn Xuân Khánh qua bài:
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: Với nhà văn trải nghiệm không có gì là phí (Báo Văn nghệ

trẻ số 30 ra ngày 23/7/2006). Nhà văn đã tâm sự chuyện đời, chuyện nghề cùng bạn đọc.
Đồng thời bày tỏ quan niệm của mình về tiểu thuyết lịch sử: “Theo tôi, tiểu thuyết lịch sử có
hai loại. Một là viết về những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Và người viết không được
phép bịa đặt một cách trắng trợn chỉ có thể hư cấu về tâm lí hoặc thêm những nhân vật hư
cấu để soi sáng nhân vật có thực. Còn một loại khác là nhà văn xây dựng không khí xưa
nhưng nhân vật là nhân vật hư cấu. Có một vài nhân vật nhưng chỉ làm bối cảnh cho nhân
vật hư cấu. Và lịch sử chỉ là cái đinh treo. Tôi quan niệm rằng tiểu thuyết lịch sử không
phải là kể lại lịch sử, minh họa lịch sử, mà là phản ánh những vấn đề của con người hiện tại
vì chúng ta đang viết cho những người đang sống đọc vì vậy cần phải đề cập những điều mà
họ quan tâm”.
Bài phỏng vấn: Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: Đề cập đến nhục cảm không có gì là
xấu do Chu Minh Vũ thực hiện, đăng trên báo Thanh niên số 203 ra ngày 22/7/2006, nhà
văn Nguyễn Xuân Khánh đã bày tỏ: “Trong tiểu thuyết này, sự phồn thực được đề cập đến
để thể hiện cuộc đấu tranh văn hóa giữa người Việt và người Pháp, thậm chí ngay cả trên
giường ngủ. Đề cập đến nhục cảm không có gì là xấu, sự giao hòa đàn ông và đàn bà là đẹp
nhất và người nhất, không thể lảng tránh. Nó thể hiện sức sống Việt và làm nên sức mạnh
Việt Nam cứu rỗi dân tộc và nhân bản”. Nhà văn cũng thể hiện quan điểm của mình khi viết
tiểu thuyết lịch sử: “Tiểu thuyết lịch sử là một mảng lớn vì lịch sử hàm chứa cái vô thức tập
thể của dân tộc. Tiểu thuyết lịch sử có nhiệm vụ phát hiện những cội nghiệp chung để cho
người đọc cùng suy nghĩ”.
Nguyễn Sĩ Đại trên báo Nhân dân có bài Mẫu Thượng Ngàn và những câu chuyện
tình yêu (số 31 ra ngày 30/7/2006). Tình yêu ở đây được Nguyễn Sĩ Đại nhìn nhận ở nhiều
mặt, không chỉ là tình yêu trai gái mà còn là tình yêu đối với quê hương đất nước, con
người…: “Đó là những cặp vú giỏ ấm tích, những đêm trăng ngà ngọc dâng hiến, những
chờ đợi câm lặng cả một đời người, những trái tim rạo rực đập về cuộc sống như Nhụ, như
Hoa, như bà Váy, cô Ngơ, chị ba Pháo… Không chỉ tình yêu nam nữ, tình yêu đối với đất


đai, mùa màng, với những ngày hội… Tất cả đều nói lên sức sống bất diệt của dân tộc, bất
chấp chiến tranh, thù oán.

Trên báo Sức khỏe và Đời sống (số thứ 5, từ ngày 1 – 3/8/2006), tác giả Đỗ Ngọc
Yên có bài Có một nền văn hóa – Mẫu như thế. Tác giả bài báo đã bày tỏ những thích thú và
tâm đắc của mình đối với tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn. Đặc biệt là kiểu kết cấu của tác
phẩm và hình tượng những nhân vật nữ. Đỗ Ngọc Yên viết: “Với một tiểu thuyết có cốt
truyện và nhân vật trung tâm ẩn như Mẫu Thượng Ngàn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã
tạo lập được một kiểu kết cấu mới, chặt chẽ và hoàn chỉnh xoay quanh việc miêu tả sự đối
thoại và quá trình tiếp biến giữa các nền văn hóa để tìm ra đâu là mã (hay còn gọi là bản
sắc) văn hóa Việt”. Về hình tượng các nhân vật nữ, tác giả bài báo nhận thấy: “Người nào
cũng đáng yêu, đáng mến. Tác giả miêu tả tình cảm, dục vọng tự nhiên của con người một
cách thật tài tình. Ông đã mô tả những cái bình thường trong đời sống và sinh hoạt của
những người phụ nữ Việt Nam, ngay cả những sinh hoạt phòng the, chăn gối hay những
cuộc tình vụng trộm trên quan điểm của cái Đẹp nên người đọc không hề cảm thấy thô tục
như trong một số truyện ngắn và tiểu thuyết của các bạn trẻ hiện nay, trái lại người đọc
càng cảm thấy người phụ nữ Việt Nam trong tác phẩm của ông thật sự thánh thiện, rất đáng
yêu và đáng trân trọng”.
Quỳnh Châu có bài viết Nguyễn Xuân Khánh: Tuổi 74 và cuốn tiểu thuyết mới trên
báo Văn nghệ công an số 37 (137) ra ngày 7/8/2006. Tác giả bài báo khẳng định việc “xây
dựng tâm lí Việt, cách sống và phong tục Việt trong xã hội con người qua từng thời kỳ, điều
đó đem lại không ít sự thú vị cho những người đọc ở một giai tầng nhất định”. Quỳnh Châu
cũng giới thiệu vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.
Báo Phụ nữ Việt Nam ra ngày 13/8/2006 có bài Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: Tính
nữ trong Mẫu Thượng Ngàn rất mạnh do Thụy Thảo thực hiện. Nhà văn đã bày tỏ ý định
của mình khi viết về những người phụ nữ: “Nhiều người nói với tôi: Tính nữ trong cuốn
sách này quá mạnh, nó sẽ làm cho nhiều người đàn ông cảm thấy… mệt. Tôi chủ đích làm
chuyện đó. Từ bà tổ cô quý tộc, bà ba Váy đa tình, cô Mùi bí ẩn, cô bé Nhụ tinh khiết… đều
toát lên sự phì nhiêu, sinh sôi, nảy nở. Và khi viết về người phụ nữ, bắt buộc phải động
chạm đến chuyện trai gái. Khi viết những đoạn miêu tả tình dục, tôi phải suy nghĩ rất nhiều.
Mỗi hành vi tình dục, theo tôi, nó phải nói lên được cá tính nhân vật, hoặc mang tính chất
xã hội. Có yêu thương ở đấy, có hy sinh ở đấy, có thù hận ở đấy, thậm chí có cả sự xả thân
ở đấy””.



Trên báo Người Hà Nội số 37 ra ngày 15/9/2006, Thanh Tâm đã có cuộc phỏng vấn
với nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và được ông tiết lộ: Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: Tiểu
thuyết Mẫu Thượng Ngàn có thể được viết lại lần thứ 3! Mặc dù tác phẩm đã được ông
nghiềm ngẫm rất lâu, viết đi viết lại nhiều lần, khi ra đời đã được đông đảo bạn đọc đón
nhận nhưng nhà văn vẫn chưa thật hài lòng. Theo nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: “nên cắt
gọt đi 150 trang rồi nối khấc lại…”.
Trong bài Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn
trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 6/2007, tác giả Trần Thị An có những cách lí giải thú
vị về văn hóa dân gian, tín ngưỡng dân gian trong tác phẩm. Tác giả bài viết khai triển các
nội dung sau: 1) Tín ngưỡng dân gian với tư cách là một nội lực cố kết cộng đồng; 2) tín
ngưỡng dân gian với tư cách là phản lực tự vệ của một dân tộc; 3) Tín ngưỡng dân gian với
tư cách là vô thức cộng đồng cần khai phóng.
Tuy có khá nhiều bài viết về Mẫu Thượng Ngàn nhưng phần lớn là những bài cảm
nhận chung hay các cuộc phóng vấn tác giả ngay khi tác phẩm vừa ra đời. Vẫn chưa có
những công trình lớn, chuyên sâu tìm hiểu một cách toàn diện về tác phẩm.

3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu nằm trong hai cuốn tiểu thuyết lịch sử của nhà
văn Nguyễn Xuân Khánh: Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn. Cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên
chùa của nhà văn vừa mới được xuất bản (tháng 7/2011) nên chúng tôi chưa có điều kiện
đưa vào luận văn này.
Ngoài ra, chúng tôi khảo sát thêm một số tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn từ sau
1975 đến nay nhằm khái quát một cách sơ lược bức tranh vận động, phát triển của tiểu
thuyết lịch sử nước nhà, đồng thời thấy được đóng góp của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
cho sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam. Cụ thể, chúng tôi khảo sát những tác
phẩm sau:
1) Thủ độ - Ngôi vua và những cuộc tình (1988); Gươm thần Vạn Kiếp (Trần Quốc Tuấn)
(1998); Cái ngai vàng (2003) của Ngô Văn Phú

2) Ức Trai – Tâm thượng quang khuê tảo (2002) của Bùi Anh Tấn
3) Sông Côn mùa lũ (1981) của Nguyễn Mộng Giác
4) Vạn Xuân (xuất bản lần đầu tiên ở Pháp năm 1989) của Yveline Feray
5) Hồ Quý Ly (2000); Mẫu Thượng Ngàn (2006) của Nguyễn Xuân Khánh


6) Bão táp triều Trần, Tám triều vua Lý (2010) của Hoàng Quốc Hải
7) Giàn thiêu (2004) của Võ Thị Hảo
8) Hội thề (2010) của Nguyễn Quang Thân

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp lịch sử
Viết về đề tài lịch sử, chúng tôi chú ý tìm hiểu lịch sử để nắm vững bối cảnh lịch sử
của từng giai đoạn, đồng thời thấy được tính chân thực lịch sử và sự sáng tạo, hư cấu trong
các tiểu thuyết lịch sử.
4.2. Phương pháp so sánh
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi so sánh tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn
Xuân Khánh với một số tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn khác cùng thời và khác thời để
làm nổi bật những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân
Khánh.
4.3. Phương pháp phân tích
Với phương pháp này, chúng tôi tiến hành phân tích, cắt nghĩa những nét đặc sắc
trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh nhằm giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc
và toàn diện hơn về các tác phẩm này.
4.4. Phương pháp hệ thống, chỉnh thể
Chúng tôi đặt các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh trong hệ thống tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam từ sau 1975 đến nay để thấy được quá trình vận động của tiểu
thuyết lịch sử nước nhà và làm nổi bật những cách tân trong nghệ thuật viết tiểu thuyết lịch
sử của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.


5. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách kĩ lưỡng, hệ thống tất cả những điểm nổi bật về nội
dung, nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh. Giúp người đọc có một
cái nhìn toàn diện về tiểu thuyết lịch sử của ông.
Luận văn còn so sánh đối chiếu giữa tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh và
những nhà viết tiểu thuyết lịch sử khác để thấy được sự đóng góp của tác giả trong tiến trình
phát triển của tiểu thuyết lịch sử, qua đó phác thảo một vài nét sơ lược về tiến trình phát
triển của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ sau 1975 đến nay.


6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ sau 1975 đến nay và tiểu thuyết lịch
sử của Nguyễn Xuân Khánh
Chương 2: Nội dung cơ bản trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA
NGUYỄN XUÂN KHÁNH.

1.1. Bàn về tiểu thuyết lịch sử
Tiểu thuyết lịch sử từ khi ra đời đến nay vẫn là một dòng chảy dào dạt trong nền văn
học dân tộc. Theo cách hiểu thông thường nhất: tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm tiểu
thuyết viết về đề tài lịch sử. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là lịch sử trong tiểu thuyết lịch
sử được được nhà văn xử lí như thế nào, mức độ ra sao? Đã có rất nhiều quan niệm xoay
quanh vấn đề này, tựu trung lại có thể chia thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất coi việc tái hiện chính xác sự kiện lịch sử, không khí lịch sử là chính.
Nhà văn trở thành người văn chương hóa lịch sử, nghĩa là thể hiện lịch sử một cách sinh

động, hấp dẫn, lấp đầy chỗ trống trong các trang chính sử ngắn gọn, khô khan. Cái nhìn của
nhà văn đối với lịch sử là cái nhìn kính cẩn, coi những điều được chép trong chính sử là sự
thật hiển nhiên, không cần bàn cãi. Những cuốn tiểu thuyết như thế không có nhiều ý nghĩa
văn chương và chưa phải là những cuốn tiểu thuyết đích thực. Tiểu thuyết lịch sử thì trước
hết nó phải là tiểu thuyết và phải mang đầy đủ đặc điểm của thể loại. M.Bakhtin đã nói:
“tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình”, tiểu
thuyết đưa người đọc vào một cuộc đối thoại lớn mà ở đó mỗi quan điểm đều độc lập và có
tiếng nói ngang bằng nhau. Tiểu thuyết luôn có thái độ hoài nghi, lật đi lật lại vấn đề, không
chấp nhận cách giải quyết một hướng, hoàn tất, xong xuôi [4, 21]. Trong Nghệ thuật tiểu
thuyết, M.Kundera cũng khẳng định: “tiểu thuyết vốn là sự hiền minh của “lưỡng lự”, là
thời gian của cái ở thì hiện tại tiếp diễn, cái dang dở, cái không hoàn tất. Tiểu thuyết mang
sứ mệnh nghi ngờ cái tưởng như đã ổn định, tra vấn đến cùng những chân lí có sẵn”.
Tiêu biểu cho quan điểm này là các nhà văn: Thái Vũ, Chu Thiên, Nguyễn Tử Siêu,
Ngô Văn Phú…Tuy nhiên cách xử lí của các nhà văn cũng có sự khác nhau. Theo Thái Vũ:
“Tôi không viết tiểu thuyết mà tôi viết lịch sử. Mà đã viết lịch sử thì phải trung thực, tôn
trọng sự thật không bịa. Tôi viết là tuyệt đối không bịa, dù là một sự kiện lịch sử hay một
nhân vật lịch sử” [71, 5]. Nhà văn đặt sự trung thành lịch sử lên trên hết và dùng văn để
chép sử. Quan tâm đến văn chương nhiều hơn, Ngô Văn Phú cho rằng: “Ở đây tôi muốn nói


chất tiểu thuyết phải được thổi vào hồn của lịch sử”. Nguyễn Tử Siêu đã không hoàn toàn
lệ thuộc vào chính sử, phát huy khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ, “bên cạnh các bậc
anh hùng xuất chúng, Nguyễn Tử Siêu còn đặc biệt chú ý các nhân vật lịch sử ít tên tuổi
khác và cả những nhân vật do ông hư cấu, nhiều khi họ chỉ là những người bình thường
không tên tuổi” [19, 20].
Với cách quan niệm và cách viết tiểu thuyết như vậy, trong một thời gian dài tiểu
thuyết lịch sử nước ta chưa có những đổi mới, cách tân. Dẫn đến những điều đáng tiếc: a)
Khi chỉ tập trung vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sẽ bỏ
qua rất nhiều phương diện đa dạng của đời sống nhân quần mà chắc chắn đã diễn ra trong
thời đại quá khứ; b) Khi thái độ và cảm hứng của nhà tiểu thuyết trước lịch sử chỉ là kính

cẩn và ca ngợi, rõ ràng vẫn tồn tại cái “khoảng cách sử thi” không thể san lấp. Khi ấy tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam trở nên đậm chất truyện kể mà lại nhạt đi rất nhiều chất tiểu thuyết
[47, 3]
Đóng góp của những nhà tiểu thuyết lịch sử theo quan niệm này là làm cho người
đọc hiểu biết về lịch sử, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc. Điều này đặc biệt có ý
nghĩa trong thời kỳ chiến tranh, khi đó nó trở thành một vũ khí chiến đấu chống lại kẻ thù
xâm lược vô cùng hiệu quả.
Nhóm thứ hai quan niệm rằng: lịch sử là chất liệu, thậm chí là phương tiện để viết
tiểu thuyết, thông qua lịch sử đặt ra những vấn đề cấp thiết cho hiện tại và tương lai. Quan
niệm này tương đồng với quan niệm của các nhà viết tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng trên thế
giới: A.Dumas, Hella S.Haasse, Lion Feuchtwanger… A.Dumas, tác giả của những cuốn
tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng như: Ba chàng lính ngự lâm, Hai mươi năm sau, Bá tước Monte
Cristo… đã nói rằng: “Lịch sử đối với tôi là gì? Nó chỉ là một cái đinh để tôi treo bức họa
của tôi thôi”. Bà Hella S.Haasse trong lời nói đầu cuốn Cánh rừng mong đợi đã tâm sự:
“Mặc dù những cuốn tiểu thuyết của tôi có thể là tiểu thuyết lịch sử (bởi vì nó dựa trên
những sự kiện và biến cố lịch sử hoặc có liên quan đến những con người có thật)… chủ định
của tôi không bao giờ lấy việc tái hiện quá khứ làm nhiệm vụ hàng đầu. Trong văn học, đề
tài lịch sử là một phương tiện chứ không phải một cứu cánh” [17, 61]. Lion Feuchtwanger
cũng quan niệm: “Tôi không quan tâm đến lịch sử vì lịch sử… khi tôi cần tả một cái ghế của
thế kỉ XVIII hay một bộ y phục của thế kỉ II, tôi cố gắng tả cho thật chính xác. Nhưng những
đồ trang hoàng của thời xưa đó, tôi chỉ ngẫu nhiên đem chúng vào tác phẩm thôi. Còn bản
ý của tôi là chỉ dùng những khía cạnh nào đó của lịch sử có ý nghĩa với chúng ta ngày nay,


tới nay vẫn còn đầy sinh khí và có thể giúp chúng ta hiểu việc ngày nay… Xem xét sự thăng
trầm của một thời đại rất có ích, vì hoặc nó giống hệt sự thăng trầm của ngày nay, hoặc
không giống thì nó cũng giúp ta nhận định rõ sự biến chuyển của công việc ngày nay. Do đó
mà tôi viết tiểu thuyết lịch sử” [6, 133]. Dùng lịch sử để phản ánh những vấn đề hiện tại là
xu hướng viết tiểu thuyết lịch sử hiện đại trên toàn thế giới. Lukacs gọi nó là “tính thích
dụng” và “tính thích dụng là một trong những nét cơ bản của tiểu thuyết lịch sử ngày nay,

nó báo hiệu sự khởi đầu của bước ngoặt mới trong lịch sử của tiểu thuyết lịch sử” [12,
189].
Quay trở lại với các nhà viết tiểu thuyết lịch sử theo quan niệm này ở nước ta, tiêu
biểu là Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Mộng Giác, Võ Thị Hảo, Nguyễn
Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân… Càng trở về những năm gần đây thì các nhà tiểu
thuyết lịch sử càng có nhiều những đổi mới trong nghệ thuật viết. Nguyễn Huy Tưởng coi:
“Lịch sử chỉ là cái cớ để nhà văn triển khai những băn khoăn, trăn trở không thôi day dứt
tâm thế của người cầm bút về thân phận con người, ý thức công dân và sứ mệnh nghệ
thuật” [65, 71]. Hoàng Quốc Hải, người đóng góp vào nền văn học nước nhà với hai cuốn
tiểu thuyết lịch sử đồ sộ: Tám triều vua Lý, Bão táp triều Trần, khẳng định rằng: “Viết tiểu
thuyết lịch sử không nên phụ thuộc vào chính sử”. Chính sử cũng chỉ là một nguồn tư liệu
trong vô số tư liệu mà nhà văn tập hợp. Vây nên, Hoàng Quốc Hải đã có những chuyến đi
thực tế dài ngày, tìm hiểu những dã sử, truyền thuyết, gia phả, câu đối… được lưu truyền
trong dân gian. Ông cũng quan niệm viết tiểu thuyết lịch sử để cho người hôm nay đọc nên
đã chọn cách viết dung dị, dễ đọc, phục vụ đông đảo quần chúng. Nguyễn Quang Thân, tác
giả vừa đạt giải A cuộc thi viết tiểu thuyết giai đoạn 2006 – 2010 do hội Nhà văn tổ chức,
cho rằng: “Điều quan trọng là tiểu thuyết lịch sử phải làm những gì chìm lấp dưới lớp bụi
thời gian thành ánh sáng trong cuộc sống hiện đại chứ không giúp độc giả nhâm nhi mãi
quá khứ để tự ru mình” [63, 12]. Cùng quan niệm: dùng lịch sử để soi sáng những vấn đề ở
hiện tại nhưng nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có quan niệm về tiểu thuyết lịch sử cởi mở
hơn. Theo ông: tiểu thuyết lịch sử có hai loại: “Một là viết về những nhân vật nổi tiếng
trong lịch sử. Và người viết không được phép bịa đặt một cách trắng trợn, chỉ được phép hư
cấu về tâm lí hoặc thêm những nhân vật hư cấu để soi sáng nhân vật có thực. Còn một loại
khác là nhà văn xây dựng không khí xưa nhưng nhân vật là nhân vật hư cấu. Có một vài
nhân vật nhưng chỉ làm bối cảnh cho nhân vật hư cấu. Và lịch sử chỉ là cái đinh treo” [33,
3]. Quan niệm này chính là tiêu chí để nhà văn sáng tác những cuốn tiểu thuyết lịch sử của


mình: Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn. Nếu Hồ Quý Ly là tác phẩm tiêu biểu cho loại thứ
nhất thì Mẫu Thượng Ngàn tiêu biểu cho loại thứ hai.

Có thể nói rằng quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã
bác bỏ ý kiến của nhà phê bình Hoài Nam, khi ông này cho rằng: Mẫu Thượng Ngàn không
phải là tiểu thuyết lịch sử mà là tiểu thuyết phong tục. Hoài Nam viết:
“Sự thâm nhập văn bản Mẫu Thượng Ngàn cho phép ta khẳng định ban đầu, rằng
đây không phải là một tiểu thuyết lịch sử. (Thực ra, “lịch sử” là khái niệm được dùng khá
tùy tiện! Người ta dễ dàng đồng ý với nhau ở cái đẳng thức không hẳn đã chính xác: lịch sử
= quá khứ. Nhưng không phải quá khứ nào cũng được coi là lịch sử, điều này đặc biệt rõ
trong văn học. Viết về phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX, cuốn Cờ nghĩa Ba Đình
đương nhiên được coi là tiểu thuyết lịch sử. Nhưng những cuốn viết về các giai đoạn quá
khứ gần hiện tại hơn – kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chẳng hạn – có ai bạo gan coi
là tiểu thuyết lịch sử?). Có hai lí do cho sự khẳng định này: Thứ nhất, đại đa số nhân vật
trong tác phẩm là nhân vật hư cấu, một vài nhân vật có thật trong lịch sử lạc vào đây (giám
mục Puginier, thiếu tá Heri Riviere) thì chỉ được nói đến loa qua, và vì thế, không tạo được
cho người đọc niềm tin vào tính xác thực “như được lưu trong sử sách” của những gì tác
giả kể lại. Thứ hai, mặc dù một vài sự kiện xảy ra trong lịch sử Việt Nam nửa cuối TK XIX
có được đưa vào (như việc đàn áp người công giáo của triều đình nhà Nguyễn, cuộc đánh
thành Hà Nội lần thứ hai, cái chết của Heri Riviere trong cuộc chiến với quân Cờ Đen…),
nhưng những sự kiện chủ yếu nằm ở mạch vận động của cốt truyện thì lại rất ít liên quan tới
các sự kiện lịch sử ấy. Người đọc ngầm hiểu với tác giả - hay tác giả ngầm giao kèo với
người đọc – rằng câu chuyện về người dân làng Cổ Đình này diễn ra trước năm 1930, trong
bối cảnh người Pháp đang từng bước áp đặt sức mạnh bảo hộ của mình đến từng làng quê
Bắc Bộ. Mà chung chung như vậy thì thật khó có thể nói đến tính “lịch sử” trong cảm hứng
đề tài của tác phẩm!” [46, 6].
Nếu chúng ta cứ quan niệm tiểu thuyết lịch sử phải đề cập đến nhân vật lịch sử, sự
kiện lịch sử có thật trong quá khứ và nó phải đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng tác
phẩm thì sẽ không còn phù hợp với thực tiễn sáng tác tiểu thuyết lịch sử trong những năm
gần đây, đặc biệt là những năm đầu của thế kỉ XXI, khi mà có một số tiểu thuyết lịch sử ra
đời không dựa trên tiêu chí đó: Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn
Xuân Khánh… Đã đến lúc chúng ta cần có cách hiểu mềm dẻo và linh hoạt hơn về tiểu
thuyết lịch sử. Dorothy Brewster và John Burrell trong Tiểu thuyết hiện đại đã nói: “Có lẽ



điểm quan trọng là tìm ra một định nghĩa mềm dẻo”. Ở đây, chúng tôi không có tham vọng
sẽ đưa ra một định nghĩa thật toàn diện, đúng đắn mà chỉ đưa ra cách hiểu về tiểu thuyết lịch
sử phù hợp hơn với thực tiễn sáng tác hiện nay. Tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm văn
học mang đầy đủ đặc trưng của tiểu thuyết, đề cập đến những vấn đề lịch sử. Lịch sử ở
đây có thể là nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử có thật hoặc chỉ là không khí lịch sử làm
bối cảnh cho nhân vật hư cấu hoạt động.
Như vậy, cách hiểu này đề cao chất tiểu thuyết trong tiểu thuyết lịch sử và mở rộng
phạm vi cho các nhà tiểu thuyết lịch sử khai thác đề tài lịch sử. Nói đến nhà văn viết tiểu
thuyết, dù anh viết tiểu thuyết gì đi nữa trước hết vẫn phải đậm đà chất tiểu thuyết, mang
đầy đủ đặc trưng của thể loại. Có như vậy tác phẩm mới có sức lôi cuốn, hấp dẫn bạn đọc
trong thế giới văn chương thực sự. Tiếp theo, khi cách xử lí về chất liệu lịch sử cởi mở,
phóng khoáng hơn thì lịch sử không chỉ gói gọn là lịch sử trong chính sử mà mở rộng ra là
lịch sử sinh hoạt, cuộc sống của nhân dân trong thời kì đó. Tiểu thuyết lịch sử sẽ gần gũi,
sinh động với cuộc đời thực hơn và có nhiều khoảng trống để nhà văn tưởng tượng, sáng
tạo.

1.2. Giới thiệu diện mạo chung của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ sau 1975 đến
nay.
Sau 1975, đất nước ta đã hoàn toàn hòa bình, thống nhất, Bắc Nam chung một nhà.
Đất nước bước sang một giai đoạn mới: giai đoạn xây dựng và phát triển. Nền văn học của
chúng ta cũng có nhiệm vụ mới: phản ánh muôn màu cuộc sống con người sau chiến tranh.
Đây chính là thời gian để văn học nhìn lại sâu sắc, toàn diện hơn về hai cuộc chiến tranh
vừa qua, đồng thời có những định hướng văn học trong thời kì mới. Tiểu thuyết lịch sử vẫn
như một dòng sông chảy mãi trong nền văn học dân tộc, có những lúc lặng lẽ, âm thầm lại
có những lúc ào ạt, dữ dội song không bao giờ mất đi. Tiểu thuyết lịch sử từ sau 1975 đến
nay đã có những bước tiến dài, với những đổi mới cả về nội dung lẫn nghệ thuật biểu hiện.
Và đến những năm đầu thế kỉ XXI, tiểu thuyết lịch sử đã thực sự nở rộ và gặt hái được
những thành công lớn. Nhà phê bình Nguyễn Văn Dân đã nhận định rằng: “tiểu thuyết lịch

sử đang lên ngôi”.
Nói như vậy là hoàn toàn có cơ sở. Thứ nhất, trong giai đoạn gần đây nhiều giải
thưởng cao quý của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, giải thưởng Bùi Xuân
Phái… đã được trao cho những tác phẩm là tiểu thuyết lịch sử: Hồ Quý Ly của Nguyễn


Xuân Khánh đã nhận được ba giải thưởng (Giải thưởng cuộc thi viết tiểu thuyết của Hội nhà
văn Việt Nam năm 1998 – 2000; Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2001; Giải
thưởng Thăng Long của UBND thành phố Hà Nội năm 2002). Giàn thiêu của Võ Thị Hảo
đã nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2004. Mẫu Thượng Ngàn của
Nguyễn Xuân Khánh nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2006. Hoàng
Quốc Hải với hai bộ tiểu thuyết đồ sộ: Bão táp triều Trần, Tám triều vua Lý đã nhận được
giải thưởng Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội. Gần đây nhất Hội thề của Nguyễn Quang
Thân đạt giải A cuộc thi viết tiểu thuyết năm 2006 – 2010 của Hội Nhà văn Việt Nam.
Những giải thưởng liên tiếp của các tổ chức văn học có uy tín dành cho tiểu thuyết lịch sử
đã cho thấy những thành công rất đáng ghi nhận của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn gần đây.
Thứ hai, những cuộc tranh luận trên báo chí diễn ra những năm gần đây đều xoay quanh các
tác phẩm tiểu thuyết lịch sử. Hồ Quý Ly ra đời gây xôn xao dư luận và tốn không ít bút mực
của các nhà phê bình, nhà báo, bạn đọc. Sau năm năm, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh lại làm
mọi người ngạc nhiên với cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn. Hiện tượng gần đây nhất là
cuốn Hội thề của Nguyễn Quang Thân đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận, những tranh cãi
nhiều khi hoàn toàn trái ngược nhau. Sau khi nhận giải thưởng, rất nhiều tờ báo đã có những
cuộc phỏng vấn với nhà văn Nguyễn Quang Thân và đưa ra những lời khen ngợi dành cho
tác phẩm. Nhưng tiếp đó, một loạt các bài viết của các tác giả: Trần Mạnh Hảo, Phạm Viết
Đào, Trần Chân Nhân… đã viết bài công kích, phê phán tác phẩm. Cuộc tranh luận rất gay
gắt, quyết liệt và vẫn chưa có hồi kết. Điều đó chứng tỏ tiểu thuyết lịch sử đã có một vị trí
đặc biệt trong lòng độc giả và gây sự quan tâm, chú ý của nhiều đối tượng. Cuối cùng, có
thể nhận thấy rằng hiện nay những ấn phẩm của tiểu thuyết lịch sử được bạn đọc rất yêu
thích và số lượng tái bản liên tục.
Khảo sát của chúng tôi là những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử từ sau 1975 đến nay.

Trong giai đoạn này có khá nhiều các tác phẩm ra đời, chúng tôi chỉ tìm hiểu một số tác
phẩm tiêu biểu và có sự đóng góp cho sự vận động của tiểu thuyết lịch sử nước nhà:
1) Thủ độ - Ngôi vua và những cuộc tình (1988); Gươm thần Vạn Kiếp (Trần Quốc Tuấn)
(1998); Cái ngai vàng (2003) của Ngô Văn Phú
2) Ức Trai – Tâm thượng quang khuê tảo (2002) của Bùi Anh Tấn
3) Sông Côn mùa lũ (1981) của Nguyễn Mộng Giác
4) Vạn Xuân (xuất bản lần đầu tiên ở Pháp năm 1989) của Yveline Feray
5) Hồ Quý Ly (2000); Mẫu Thượng Ngàn (2006) của Nguyễn Xuân Khánh


×