Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số KINH NGHIỆM GIẢI NHANH bài tập SINH học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.83 KB, 18 trang )

Trường T.H.P.T. Dầu Giây

Gv: Bùi Thị Thúy Lam

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DẦU GIÂY






Mã số: ……………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢI NHANH
BÀI TẬP SINH HỌC

 
Người thực hiện: BÙI THỊ THÚY LAM
Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn Sinh
học
Có đính kèm:
Mô hình 

Phần mềm 

Phim ảnh 

Hiện vật khác 



Năm học: 2012 – 2013

1
Trang


Trường T.H.P.T. Dầu Giây

Gv: Bùi Thị Thúy Lam

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: Bùi Thị Thúy Lam
2. Ngày tháng năm sinh: 01/10/1964
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 188/3 Xuân Thạnh - Thống Nhất - Đồng Nai
5. Điện thoại:
Cơ quan: 061.3761229
Nhà riêng: 061.3762469
Di động: 01223604712
6. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Sinh – Công nghệ
7. Đơn vị công tác: Trường THPT Dầu Giây
II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất: Cử nhân Sinh học
- Năm nhận bằng: 1988
- Chuyên ngành đào tạo: Sinh học
III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Sinh học
- Số năm có kinh nghiệm: 25 năm

- Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây:
Những giải pháp làm tăng sự hứng thú cho học sinh đối với bộ môn
Sinh học
Đa dạng hóa các phương pháp trong giảng dạy bộ môn sinh học
Những thay đổi trong thiết kế bài giảng sinh học 12
Làm tăng sự hứng thú cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa trong
bộ môn Sinh học

2
Trang


Trường T.H.P.T. Dầu Giây

Gv: Bùi Thị Thúy Lam

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

I. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................................1
II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài.......................................................1
1. Thuận lợi................................................................................................................................1
2. Khó khăn................................................................................................................................1
III. Nội dung đề tài
A. Cơ sở lí luận..........................................................................................................................2
B. Nội dung , biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
1.Tìm hiểu một số công thức Toán học được vận dụng để giải bài tập quy luật di truyền........2
1.1 Các qui tắc tính xác suất......................................................................................................2

1.2 Công thức tổ hợp..................................................................................................................2
2. Một Tìm hiểu một số dạng bài tập trong chương II “ Tính quy luật của hiện tượng di
truyền”, xây dựng các công thức liên quan................................................................................2
2.1 Xác định số loại kiểu gen.....................................................................................................3
2.2 Xác định tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở đời con..........................................................................5
2.3 Xác định tần số xuất hiện các alen trội hoặc lặn ở đời con trong trường hợp nhiều cặp gen
đều dị hợp, phân li độc lập, tự thụ.............................................................................................5
2.4 Tính xác suất các tổ hợp gen khác nhau về nguồn gốc NST...............................................5
3. Một số dạng bài tập
3.1 Bài tập tìm số loại kiểu gen..................................................................................................6
3.2 Bài tập tìm tỉ lệ kiểu hình ở đời con.....................................................................................7
3.3 Xác định tần số xuất hiện các alen trội hoặc lặn ở đời con trong trường hợp bố mẹ có
nhiều cặp gen dị hợp, phân li độc lập, tự thụ...........................................................................10
3.4 Bài tập tính xác suất các tổ hợp gen khác nhau về nguồn gốc NST..................................11
IV. Kết quả...............................................................................................................................13
V. Bài học kinh nghiệm...........................................................................................................13
VI. Các vấn đề kiến nghị..........................................................................................................14
VII. Kết luận............................................................................................................................14
VIII. Tài liệu tham khảo...........................................................................................................14

3
Trang


Trường T.H.P.T. Dầu Giây

Gv: Bùi Thị Thúy Lam

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
GIẢI NHANH BÀI TẬP SINH HỌC

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay trong các kì thi, kiến thức về bộ môn Sinh học của học sinh đều
được kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm.
Yêu cầu đặt ra cho học sinh khi làm các bài tập trắc nghiệm là phải xác định
đúng hướng và phải có phương pháp giải nhanh các câu hỏi bài tập, có như vậy
mới đảm bảo được thời gian làm bài
Qua thực tế giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường trung học phổ thông, tôi nhận
thấy nội dung kiến thức chương II- phần năm rất khó, nhưng theo phân phối
chương trình chỉ có một tiết bài tập, vì vậy giáo viên dù rất cố gắng vẫn không
thể nào rèn cho học sinh các kĩ năng để giải nhanh các bài tập Sinh học, đặc biệt
là những bài khó trong đề thi tuyển sinh đại học
Nắm bắt được những khó khăn đó của giáo viên và học sinh, với kinh nghiệm
tích lũy trong nhiều năm giảng dạy tôi có ý tưởng tìm hiểu, vận dụng một số
công thức Toán vào kiến thức Sinh học, từ đó xây dựng một số phương pháp
giúp giải nhanh các bài tập Sinh học trong chương II “ Tính quy luật của hiện
tượng di truyền”, với mong muốn giúp các em học sinh có thêm một tư liệu học
tập, qua đó các em được rèn thêm kĩ năng để giải nhanh các bài tập trắc nghiệm,
tích cực chủ động vận dụng giải thành công những bài tập quy luật di truyền
trong các đề thi, hy vọng các em ngày càng yêu thích hơn bộ môn Sinh học,
đồng thời qua chuyên đề này góp một phần nhỏ giúp các đồng nghiệp tháo gỡ
vướng mắc khi hướng dẫn cho học sinh giải các bài tập Sinh học.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI
1/ Thuận lợi
- Tổ bộ môn có nhiều giáo viên có tâm huyết nên dễ có điều kiện trao đổi kiến
thức chuyên môn, qua đó tìm ra phương pháp giải nhanh, dễ hiểu
- Học sinh được trang bị một hệ thống kiến thức rất cơ bản về toán xác suất, toán
tổ hợp ngay từ đầu năm lớp 11
2/ Khó khăn
- Do các công thức Toán vận dụng để giải bài tập Sinh học các em học năm lớp

11, qua một thời gian dài nên nhiều học sinh đã quên
- Kiến thức Sinh học trong chương II rất khó, có phần trừu tượng nên phần lớn
học sinh thường tỏ ra lúng túng, không biết cách xác định hướng giải
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A. Cơ sở lí luận
Để giải nhanh các bài tập Sinh học, học sinh cần phải biết liên hệ, vận dụng các
công thức Toán học.
Các bài tập về quy luật di truyền để giải nhanh, không đơn giản người học hiểu
rõ về bản chất, tính quy luật của hiện tượng di truyền đó mà còn phải thông thạo
4
Trang


Trường T.H.P.T. Dầu Giây

Gv: Bùi Thị Thúy Lam

các công thức về toán xác suất, toán tổ hợp trong bộ môn Toán. Đây là điểm khó
với học sinh và một bộ phận giáo viên.
Lí thuyết Toán không hề xa rời với bộ môn Sinh học, một số công thức Toán
nếu biết vận dụng một cách phù hợp sẽ giúp giải nhanh các bài tập Sinh học.
Tuy nhiên việc hướng dẫn cho học sinh sử dụng từng phép toán phù hợp vào các
dạng bài tập cụ thể còn rời rạc và chủ yếu là công nhận công thức. Một số dạng
bài tập chưa nêu rõ phương pháp giải, học sinh chưa vận dụng được phép toán
cần thiết vào đúng dạng của nó dẫn đến không tìm ra kết quả.
Việc tìm tòi, phân tích mối quan hệ giữa Toán học và Sinh học cần xác định các
phép toán phù hợp có thể vận dụng để giải bài tập Sinh học là việc làm cần thiết,
làm sao để học sinh chủ động vận dụng linh hoạt các công thức Toán vào từng
trường hợp cụ thể của bài tập Sinh học, giúp các em nhanh chóng tìm ra hướng
đi đúng, rút ngắn thời gian làm bài

Thực tiễn cho thấy lí thuyết xác suất gắn bó chặt chẽ với bộ môn Sinh học,
chính Toán xác suất thống kê đã trở thành một công cụ vô cùng hữu hiệu giúp
MenĐen thành công trong phương pháp nghiên cứu di truyền đó là : MenĐen
đã khẳng định các cặp tính trạng đã di truyền độc lập với nhau dựa trên toán
xác suất .
B. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
1 . Tìm hiểu một số công thức toán học được vận dụng để giải các bài tập
quy luật di truyền
1.1 Các qui tắc tính xác suất
1.1.1 Qui tắc cộng xác suất
• Khi hai sự kiện không thể xảy ra đồng thời (hai sự kiện xung khắc),
nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này loại trừ sự xuất hiện của sự kiện kia
thì qui tắc cộng sẽ được dùng để tính xác suất của cả hai sự kiện:
P (A hoặc B) = P (A) + P (B)
• Ví dụ:
Đậu Hà Lan hạt vàng chỉ có thể có một trong hai kiểu gen AA (tỉ lệ 1/4)
hoặc Aa (tỉ lệ 2/4).
Do đó xác suất (tỉ lệ) của kiểu hình hạt vàng (kiểu gen AA hoặc Aa) sẽ là
1/4 + 2/4 = 3/4.
1.1.2 Qui tắc nhân xác suất
• Khi hai sự kiện độc lập nhau, nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này
không phụ thuộc vào sự xuất hiện của sự kiện kia thì qui tắc nhân sẽ được
dùng để tính xác suất của cả hai sự kiện:
P (A và B) = P (A) . P (B)
• Ví dụ:
Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể
giới tính X qui định, không có gen trên nhiễm sắc thể Y.
P: XAXa x XAY. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng bị
bệnh là bao nhiêu?
=> Xác suất sinh con trai là 1/2 và xác suất con trai bị bệnh là 1/2.

Do đó:
P ( trai bị bệnh) = 1/2.1/2 = 1/4
5
Trang


Trường T.H.P.T. Dầu Giây

Gv: Bùi Thị Thúy Lam

1.2. Công thức tổ hợp
Có n phần tử chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có a phần tử khác nhau
Thì số loại nhóm có thể được tạo ra là: Cna
Ví dụ: Có 10 học sinh, chọn 3 học sinh đi làm vệ sinh. Hỏi có bao nhiêu cách
chọn?
Mỗi cách chọn 3 học sinh trong số 10 học sinh là một tổ hợp chập 10 của 3 phần
tử
Số cách chọn: C103 = 120
Từ công thức tổ hợp ta thấy công thức này có thể được áp dụng để giải nhanh
các bài tập Sinh học trong những trường hợp sau:
- Tính tần số xuất hiện các alen trội, lặn ở đời con
Ví dụ: Cho thế hệ P kiểu gen dị hợp 3 cặp AaBbDd có 6 alen (số phần tử) muốn
chọn nhóm có 2 alen trội, thì số nhóm được tạo ra C62 = 15
- Tính số trường hợp chọn các tính trạng trội (lặn) trong nhiều tính trạng
Ví dụ: Cho kiểu gen dị hợp 4 cặp về 4 tính trạng. Có bao nhiêu cách chọn 2 tính
trạng trội từ 4 tính trạng
Áp dụng công thức Cna
Ta có số cách chọn 2 tính trạng trội từ 4 tính trạng là C42 = 6
- Tính số loại thể lệch bội kép
Tế bào có 2n = 24

Số thể lệch bội kép tối đa : Cna = C122 = 66
2. Tìm hiểu một số dạng bài tập trong chương II “ Tính quy luật của hiện
tượng di truyền”, xây dựng công thức liên quan
2.1 Xác định số loại kiểu gen
2.1.1 Tìm số kiểu gen có thể có của một cơ thể
Một cơ thể có n cặp gen nằm trên n cặp NST tương đồng, trong đó có k cặp
gen dị hợp và m = n - k cặp gen đồng hợp. Số kiểu gen có thể có của cơ thể đó
tính theo công thức:
A = Cnn −k . 2n− k = Cnm . 2m
Trong đó: A là số kiểu gen có thể có của cơ thể đó
n là số cặp gen
k là số cặp gen dị hợp
m là số cặp gen đồng hợp
2.1.2 Tìm số kiểu gen khác nhau trong quần thể
2.1.2.1 Xét trường hợp có một locut
r là số alen của gen, A là số loại kiểu gen khác nhau trong quần thể
TH 1: Gen trên NST thường
 r ( r + 1) 

 2


A= 

+ số kiểu gen đồng hợp = r
+ số kiểu gen dị hợp = Cr2
TH 2: Gen trên NST giới tính ( vùng không tương đồng của NST X)
6
Trang



Trường T.H.P.T. Dầu Giây
 r ( r + 1) 
A= 
 +r
 2


Gv: Bùi Thị Thúy Lam

TH 3: Gen trên NST giới tính ( vùng tương đồng của NST X,Y)
Số loại kiểu gen khác nhau trong quần thể

 r ( r + 1) 
2
 . 2 + Cr
 2


A= 

2.1.2.2 Xét trường hợp có hai locut
r1: số alen của gen 1 → số kiểu gen của gen 1 là x
r2: số alen của gen 2 → số kiểu gen của gen 1 là y
TH 1: 2 gen trên 2 cặp NST khác nhau
Số loại kiểu gen khác nhau trong quần thể A = x . y
TH 2: 2 gen trên một cặp NST thường
Do gen 1 và gen 2 các alen cùng nằm trên một cặp NST nên có thể xét chung
trong tổ hợp gen M, khi đó M có số alen: r1.r2
Số loại kiểu gen khác nhau trong quần thể


 r1.r 2 ( r1.r 2 + 1) 

2



A= 

TH 3: 2 gen trên cặp NST giới tính (phần không tương đồng của NST X)
Do gen 1 và gen 2 các alen cùng nằm trên NST X nên có thể xét chung trong tổ
hợp gen M, khi đó M có số alen: r1.r2
 r1.r 2 ( r1.r 2 + 1) 

2



+Số kiểu gen ở giới ♀( giới XX) : số KG do gen M tạo ra = 
+ Số kiểu gen ở giới ♂ :

r1.r2

Số loại kiểu gen khác nhau trong quần thể

 r1.r 2 ( r1.r 2 + 1) 
 + r1.r2
2




A= 

TH 4: 2 gen trên cặp NST giới tính ( phần tương đồng của NST X, Y)

 r1.r 2 ( r1.r 2 + 1) 

2



+Số kiểu gen ở giới ♀( giới XX) : số KG do gen M tạo ra = 
+ Số kiểu gen ở giới ♂ :

 r1.r 2 ( r1.r 2 + 1) 
2
2

 + 2. Cr1 . Cr 2
2



Số loại kiểu gen khác nhau trong quần thể

 r1.r 2 ( r1.r 2 + 1) 
2
2
 + 2. Cr1 . Cr 2
2




A=2 

TH 5: gen 1 trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, gen 2 trên vùng
không tương đồng của NST giới tính Y
 r1( r1 + 1) 

2



+ số kiểu gen ở giới ♀ (XX) : = 
+ số kiểu gen ở giới ♂ : r1.r2

Số loại kiểu gen khác nhau trong quần thể

 r1( r1 + 1) 
 + r1. r2
2



A= 

* Lưu ý: Trường hợp có nhiều tổ hợp gen trên các cặp NST khác nhau
Ta tính số loại kiểu gen của từng tổ hợp gen sau đó tích chúng lại với nhau
2.2 Xác định tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở đời con
7

Trang


Trường T.H.P.T. Dầu Giây

Gv: Bùi Thị Thúy Lam

Trường hợp P dị hợp tử hai cặp gen( AaBb) , trội hoàn toàn, F1 có 4 loại kiểu
hình
2.2.1 Trường hợp các gen phân li độc lập
Tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở F1:
A_B_ = 9/16
A_ bb = 3/16
aaB_ = 3/16
aabb
= 1/16
2.2.2 Trường hợp các gen liên kết:
Trước đây để xác định tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ta thường dựa vào tỉ lệ từng loại
giao tử để tính, cách tính này mất nhiều thời gian và đôi khi xác định sai kết quả
vì đếm thiếu tổ hợp giao tử.
Từ một vài phép lai tôi nhận thấy có thể dựa vào mối liên quan tỉ lệ các loại
kiểu hình trong phân li độc lập:
A_B_ + A_bb = 12/16 = 75%
A_bb + aabb = 1/16 = 25%
Từ đây ta có thể tính nhanh tỉ lệ từng loại kiểu hình ở đời con, đặc biệt mang lại
kết quả tốt trong những bài tập di truyền liên kết có hoán vị gen, vốn là dạng bài
tập khó mà với cách làm trước đây các em phải mất rất nhiều thời gian mới tìm
ra được kết quả
Phép lai P dị hợp tử về 2 cặp gen thì tỉ lệ từng loại kiểu hình ở đời con được tính
dựa vào công thức:

Nếu tỉ lệ kiểu hình aabb = x
→ tỉ lệ kiểu hình A_bb = aaB_ = 25% - x
→ tỉ lệ kiểu hình A_B_ =
75% - (25% - x)
2.3 Xác định tần số xuất hiện các alen trội hoặc lặn ở đời con trong trường
hợp nhiều cặp gen đều dị hợp, phân li độc lập, tự thụ
- Gọi n là số cặp gen dị hợp → số alen trong một KG = 2n
- Số tổ hợp gen = 2n x 2n = 4n
- Gọi số alen trội ( hoặc lặn) là a
- Số tổ hợp gen có a alen trội ( hoặc lặn ) = C2an
* Tần số xuất hiện tổ hợp gen có a alen trội ( hoặc lặn )= C2an / 4n
2.4 Tính xác suất các tổ hợp gen khác nhau về nguồn gốc NST.
Xét trường hợp bình thường, không xảy ra trao đổi chéo hay chuyển đoạn NST
- Do các cặp NST có sự PLĐL, tổ hợp tự do, nếu gọi n là số cặp NST của tế bào
thì:
+ Số giao tử khác nhau về nguồn gốc NST được tạo nên = 2n .
+ Số tổ hợp các loại giao tử qua thụ tinh = 2n . 2n = 4n
→ Xác suất để một giao tử mang a NST từ bố (hoặc mẹ) = Cna / 2n .
- Số tổ hợp gen có a NST từ ông (bà) nội (giao tử mang a NST của bố) và b NST
từ ông (bà) ngoại (giao tử mang b NST của mẹ) = Cna . Cnb
→ Xác suất của một tổ hợp gen có mang a NST từ ông (bà) nội và b NST từ ông
(bà) ngoại
= Cna . Cnb / 2n. 2n = Cna . Cnb / 4n
8
Trang


Trường T.H.P.T. Dầu Giây

Gv: Bùi Thị Thúy Lam


3. Một số dạng bài tập vận dụng các công thức trên
3.1 Bài tập tìm số loại kiểu gen
Bài 1: Ở người gen quy định màu mắt có 2 alen(A,a) gen quy định dạng tóc có 2
alen(B,b), gen quy định nhóm máu có 3 alen(IA,IB,IO) cho biết các gen/ các cặp
NST thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen trên trong
quần thể người
(Đề thi tuyển sinh đại học năm 2009)
HD giải
Áp dung công thức tính số loại kiểu gen cho từng gen
Số loại kiểu gen có thể được tạo ra từ 3 gen trên 3 x 3 x 6 = 54
Bài 2:
Ở người, gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định bệnh mù
màu đỏ và lục; gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định bệnh
máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng
trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên
NST thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locut trên trong quần thể người là bao
nhiêu ?
(Đề thi tuyển sinh đại học năm 2009)
HD giải: Đây là một bài tập tích hợp.
+Số kiểu gen (KG) quy định thuận tay nằm trên NST thường: 3.
+ Số KG quy định mù màu "đỏ - lục" và "đông máu" nằm trên NST X ở nam là
4 và nữ là 10; tổng là 14
→ số KG tối đa về 3 locut trên: 3 x 14 = 42
Bài 3: Ở một quần thể ngẫu phối, xét 2 gen, gen thứ nhất 3 alen, nằm trên đoạn
không tương đồng của NST giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên NST
thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen về cả hai gen
trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
A. 45
B. 90

C. 15
D. 135
(Đề thi tuyển sinh đại học năm 2010)
HD giải:
 r1( r1 + 1) 
 + r1 = 6 + 3 = 9
2



Số kiểu gen của gen 1 là 

 r 2 ( r 2 + 1) 
 = 15
2



Số kiểu gen của gen 2 là 

Số loại kiểu gen về cả hai gen = 9 x 15 = 135
Bài 4: Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A 1,
A2 và A3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không
tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết
không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu
gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là:
A. 18
B. 36
C. 30
D. 27

(Đề thi tuyển sinh đại học năm 2011)
HD giải: Do A và B là các alen cùng nằm trên NST X nên có thể xét chung
trong tổ hợp gen M, khi đó M có số alen: r1.r2 = 3 x 2 = 6.
9
Trang


Trường T.H.P.T. Dầu Giây

Gv: Bùi Thị Thúy Lam

 r1.r 2 ( r1.r 2 + 1)   6( 6 + 1) 
= 
 = 21 kiểu
2

  2 

Ở giới XX: số KG do gen M tạo ra = 

Ở giới XY: do gen M không có alen trên Y → số KG: r1 . r2 = 6 kiểu
Tổng số kiểu ở 2 giới 21 + 6 = 27 kiểu
Bài 5: Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một locut có ba alen
nằm trên vùng tương đồng của NST của NST giới tính X và Y. Biết rằng không
xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về locut trên trong quần thể
A. 15
B. 6
C. 9
D. 12
(Đề thi tuyển sinh đại học năm 2012)

HD giải:
 3 ( 3 + 1) 
= 6
 2 

Ở giới XX: số loại kiểu gen tạo ra = 

Ở giới XY : số loại kiểu gen tạo ra = 6 + 3 = 9
Số loại kiểu gen tối đa = 6 + 9 = 15
Bài 6: Ở một quần thể ngẫu phối, xét 3 gen, gen thứ nhất 4 alen, gen thứ hai có
3 alen cả hai gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X; gen thứ
ba có 5 alen, nằm trên phần không tương đồng của NST giới tính Y. Trong
trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen về cả ba gen trên có thể
được tạo ra trong quần thể này là bao nhiêu?
HD giải:
Do gen 1 và gen 2 các alen cùng nằm trên NST X nên có thể xét chung trong tổ
hợp gen M, khi đó M có số alen: r1 .r2 = 4 x 3 = 12.

 r1.r 2 ( r1.r 2 + 1)  12 ( 12 + 1) 
= 
 = 78
2
2

 


Ở giới XX: số KG do gen M tạo ra = 

kiểu

Ở giới XY:
+do gen M không có alen trên Y, gen 3 chỉ có alen trên NST Y
→ số KG: r1. r2 .r3 = 4.3.5 = 60 kiểu
Tổng số loại kiểu gen ở 2 giới: 78 + 60 = 138 kiểu
3. 2 Bài tập tìm tỉ lệ kiểu hình ở đời con
Bài 1: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a
quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định
hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D
quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm
trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều
thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu
được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%.
Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử
cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ,
quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ:
A. 54,0%.
C. 66,0%.

B. 49,5%.
D. 16,5%.
10

Trang


Trường T.H.P.T. Dầu Giây

Gv: Bùi Thị Thúy Lam

(Đề thi tuyển sinh đại học năm 2010)

HD giải:
+ Tính trạng hình dạng quả: F1 dị hợp → F2 có TLKH ¾ tròn : ¼ dài
+ Tính trạng chiều cao và tính trạng màu sắc:
Thấp, vàng, dài = 4% → Tỉ lệ kiểu hình thấp,dài = 4% : ¼ = 16%
Do F1 dị hợp về hai gen quy định chiều cao thân và màu sắc hoa, 2 gen trên một
cặp NST. Áp dụng công thức tìm tỉ lệ kiểu hình ta có :
Thân cao, hoa đỏ = 75% - ( 25% - 16%) = 66%
→ Cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F 2 chiếm tỉ lệ = 66% . ¾ =
49,5%
Bài 2: Ở ruồi giấm,alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy
định thân đen,alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định
cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một NST
thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng
nằm trên đoạn không tương đồng của của NST giới tính X. Cho giao phối ruồi
cái thân xám,cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám,cánh dài, mắt đỏ, trong
tổng số các con ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt
trắng chiếm tỉ lệ 2,5 % . Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết, tỉ lệ
kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là:
A. 45%
B. 30%
C 60%
D. 7,5%
(Đề thi tuyển sinh đại học năm 2011)
HD giải:
F1 ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5 %
+Tinh trạng màu mắt: F1 mắt trắng = ¼ , mắt đỏ = ¾
+Hai tính trạng màu thân và chiều dài cánh: Do P có kiểu gen dị hợp hai cặp, có
hoán vị gen ở ruồi cái
Thân đen, cánh cụt ( aabb) = 2,5% : ¼ = 10%
→Thân xám, cánh dài ( A- B- ) = 75% - ( 25% - 10% ) = 60%

* Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là: 60% . ¾ = 45%
Bài 3: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a
quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy
định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả
vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài.
AB DE AB DE
×
Tính theo lí thuyết, phép lai (P)
trong trường hợp giảm phân
ab de ab de
bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị
gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e với tần số 40%,
cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ:
A. 30,25%
B.56,25%
C. 18,75%
D. 38,94%
(Đề thi tuyển sinh đại học năm 2011)
AB DE AB DE
×
HD giải: Thực chất P
gồm 2 phép lai
ab de ab de
(1) x (1) và (2) x (2)
(1) (2) (1) (2)
11
Trang


Trường T.H.P.T. Dầu Giây


Gv: Bùi Thị Thúy Lam

- Phép lai (1) do hoán vị gen (HVG) B là b = 20%
→ G AB = ab = 0,4;
Ab = aB = 0,1
*Tỉ lệ kiểu hình aabb = 0,4 . 0,4 = 0,16
*Tỉ lệ kiểu hình A-B- (cao, tím) = 0,75 – ( 0,25 – 0,16) = 0,66
- Phép lai (2) do HVG E và e là 40%
→ G DE = de = 0,3 ;
De = dE = 0,2
*Tỉ lệ kiểu hình ddee = 0,3 . 0,3 = 0,09
*Tỉ lệ kiểu hình D-E- (đỏ,tròn) = 0,75 – ( 0,25 – 0,09) = 0,59
- Tích hợp (1) x(2): KH thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn ở F 1: 0,66 x 0,59 =
0,3894 = 38,94%
Bài 4: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy
định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định
cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt
trắng. Thực hiện phép lai P:

AB D d
X X
ab

x

AB D
X Y thu được F1.
ab


Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám,cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ
52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân
xám,cánh cụt, mắt đỏ là
A. 1,25%.
B. 3,75%.
C. 2,5%.
D. 7,5%.
(Đề thi tuyển sinh đại học năm 2012)
Giải:
+ Tính trạng màu mắt F1: ¾ mắt đỏ : 1/ mắt trắng
+ Hai tính trạng màu thân và chiều dài cánh:
Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài ở F1( A-B-) = 52,5% : ¾ = 70%
Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh cụt ở F1 (A- bb) = 75% - 70% = 5%
→ Tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ ở F1 = 5% . ¼ = 1,25%
Bài 5: Khi lai hai thứ lúa đều thuần chủng thân cao, hạt dài với thân thấp, hạt
tròn ở F1 thu được toàn cây thân cao hạt tròn . Cho các cây F1 tự thụ phấn thu
được F2 gồm 12000 cây với 4 loại kiểu hình khác nhau trong đó có 2880 cây
thân cao hạt dài
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và mọi diễn biến NST trong giảm
phân của tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn đều giống nhau.
Tỉ lệ % mỗi loại kiểu hình ở F2?
Giải:
P thuần chủng khác nhau về hai tính trạng →F1 có kiểu gen dị hợp hai cặp
Từ tỉ lệ kiểu hình thân cao, hạt dài ( A_ bb) =

2880
. 100% = 24%
12000

→ tỉ lệ kiểu hình thân cao, hạt tròn ( A_B_) = 75% - 24% = 51%

tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hạt tròn = thân cao, hạt dài = 24%
tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hạt dài (aabb) = 25% - 24% = 1%
Bài 6
Ở một loài động vật, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy
định thân đen; alen B quy định lông dài trội hoàn toàn so với alen b quy định
lông ngắn; alen D quy định mắt tròn trội hoàn toàn sovới alen d quy định mắt
dẹt. Thực hiện phép lai P:

AB D d
X X
ab

x

AB D
X Y thu được F1.
ab
12

Trang


Trường T.H.P.T. Dầu Giây

Gv: Bùi Thị Thúy Lam

Trong tổng số các con ở F1, những con thân xám, lông ngắn, mắt tròn chiếm
tỉ lệ 12%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ đực thân
xám, lông dài, mắt tròn là bao nhiêu?
Giải:

Xét tính trạng hình dạng mắt
F1 có tỉ lệ ¾ mắt tròn, ¼ mắt dẹt (là con đực)
Xét tính trạng màu thân và chiều dài lông
F1:
Tỉ lệ kiểu hình thân xám, lông ngắn ở F1 = 12% : ¾ = 16%
Tỉ lệ kiểu hình thân xám, lông dài ở F1 = 75% - 16% = 59%
→Tỉ lệ ruồi đực thân xám, lông dài, mắt dẹt ở F1 = 59% . ¼ = 14,75%
3.3 Xác định tần số xuất hiện các alen trội hoặc lặn ở đời con trong trường
hợp nhiều cặp gen đều dị hợp, phân li độc lập, tự thụ
Bài 1 Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh một
người con có 2 alen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là
A. 5/16
B. 3/32
C. 27/64
D. 15/64
(Đề thi tuyển sinh đại học năm 2011)
Giải
Tần số xuất hiện tổ hợp gen có 2 alen trội = C2na / 4n = C62 / 43 = 15/64
Bài 2
Chiều cao cây do 3 cặp gen PLĐL, tác động cộng gộp quy định.Sự có mặt mỗi
alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5cm. Cây thấp nhất có
chiều cao = 150cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ. Xác định:
- Tần số xuất hiện tổ hợp gen có 1 alen trội, 4 alen trội.
- Khả năng có được một cây có chiều cao 165cm
Giải
* Tần số xuất hiện :
tổ hợp gen có 1 alen trội = C2na / 4n = C61 / 43 = 6/64
tổ hợp gen có 4 alen trội = C2na / 4n= C64 / 43 = 15/64
- Cây có chiều cao 165cm hơn cây thấp nhất = 165cm – 150cm = 15cm
→ có 3 alen trội ( 3.5cm = 15cm )

* Vậy khả năng có được một cây có chiều cao 165cm = C63 / 43 = 20/64
3. 4 Bài tập tính xác suất các tổ hợp gen khác nhau về nguồn gốc NST.
Bài 1: Một người đàn ông bình thường về mặt di truyền. Hỏi số giao tử chứa 6
NST từ bố của ông ta là bao nhiêu?
Giải: Số giao tử chứa 6 NST từ bố của ông ta là C236
Bài 2
Bộ NST lưỡng bội của người 2n = 46.
a) Có bao nhiêu trường hợp giao tử có mang 5 NST từ bố?
b)) Xác suất một giao tử mang 5 NST từ mẹ là bao nhiêu?
c)) Xác suất một người mang 1 NST của ông nội và 21 NST từ bà ngoại là bao
nhiêu?
Giải
a)) Số trường hợp giao tử có mang 5 NST từ bố:
13
Trang


Trường T.H.P.T. Dầu Giây
a
n

Gv: Bùi Thị Thúy Lam

5

= C = C23
b) Xác suất một giao tử mang 5 NST từ mẹ:
= Cna / 2n = C235 / 223 .
c) Xác suất để một người mang 1 NST của ông nội và 21 NST từ bà ngoại:
= Cna . Cnb / 4n = C231 . C2321 / 423 = 11.(23)2 / 423

3.5 Một số bài tập tính xác suất
Bài 1: Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt màu vàng trội hoàn toàn so với tính trạng
hạt màu xanh.Tính trạng do một gen quy định nằm trên NST thường.Cho 5 cây
tự thụ và sau khi thu hoạch lấy ngẫu nhiên mỗi cây một hạt đem gieo được các
cây F1.Xác định
a) Xác suất để F1 cả 5 cây đều cho toàn hạt màu xanh
b) Xác suất để F1 có ít nhất 1 cây có thể cho được hạt vàng
Xác suất để ở F1 cả 5 cây đều cho toàn hạt xanh:
Ta có SĐL
P:
Aa x Aa
F1 :
1AA , 2Aa , 1aa
KH : 3/4 vàng : 1/4 xanh
Nếu lấy ngẫu nhiên mỗi cây 1 hạt thì xác suất mỗi hạt lấy ra: 3/4 là hạt vàng ,
1/4 là hạt xanh .
Đây là trường hợp các khả năng có xác suất không như nhau.
- Gọi a là xác suất hạt được lấy là màu vàng : a = 3/4
- Gọi b là xác suất hạt được lấy là màu xanh : b = 1/4
Xác suất 5 hạt lấy ra là kết quả của (a + b)5 = a5 + 5a4 b1 + 10a3 b2 + 10a2 b3 +
5a1 b4 + b5
→ Có 6 khả năng xảy ra, trong đó 5 hạt đều xanh = b5 = (1/4)5 .
Để cả 5 cây F1 đều cho toàn hạt xanh tức cả 5 hạt lấy ra đều là hạt xanh (aa)
Vậy xác suất để ở F1 cả 5 cây đều cho toàn hạt xanh = (1/4)5
b/ Xác suất để ở F1 có ít nhất 1 cây có thể cho được hạt vàng
F1 Ít nhất có 1 cây cho được hạt vàng đồng nghĩa với trừ trường hợp 5 hạt lấy
ra đều xanh (aa)
Vậy xác suất để ở F1 có ít nhất 1 cây có thể cho được hạt vàng = 1 – (1/4)5 .
Bài 2: ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây
hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ.Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được

thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ
a) Giải thích kết quả thí nghiệm, viết sơ đồ lai
b) Cho F1 tự thụ phấn được F2 . Tính xác suất
- để cả 4 cây đều có hoa trắng?
- để có đúng 3 cây hoa đỏ trong số 4 cây con ?
- để có đúng 2 cây hoa đỏ trong số 4 cây con ?
Phương pháp giải
a)
- Tỉ lệ kiểu hình trong phép lai phân tích là 3 trắng : 1 đỏ = 4 kiểu tổ hợp giao

14
Trang


Trường T.H.P.T. Dầu Giây

Gv: Bùi Thị Thúy Lam

tử = 4 x 1 →màu sắc hoa do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau qui định,
di truyền theo qui luật tương tác gen kiểu bổ sung gen trội không alen. F1 dị hợp
tử 2 cặp gen.
- Qui ước : A-B-: Hoa đỏ; A-bb, aaB-, aabb: Hoa trắng. Kiểu gen F1: AaBb.
Kiểu gen của P: AABB x aabb→ F1 AaBb
* Sơ đồ lai: viết sơ đồ lai từ P → F1 Cho F1 lai phân tích (F1 lai cơ thể mang
tính trạng lặn)
b) F1 tự thụ phấn F2 thu được 16 kiểu tổ hợp theo tỉ lệ kiểu hình 9 đỏ: 7 trắng
4

7
-Xác suất để cả 4 cây đều có kiểu hình trắng là :  ÷

 16 

- Xác suất để có đúng 3 cây hoa đỏ trong số 4 cây con là :
- Chọn được 3 cây đỏ trong số 4 cây sẽ rơi vào một trong số các trường hợp sau:
C43 = 4 ( TH)
- Xác suất bắt gặp mỗi trường hợp là :

3
7
9
 ÷ X  16 ÷

 16 

- Xác suất có đúng 3 cây hoa đỏ trong số 4 cây con là:
3
7
9
4x  ÷ X  ÷
 16 
 16 

=

0,31146

-Xác suất để có đúng 2 cây đỏ trong số 4 cây con ?
- Chọn được cây đỏ trong số 4 cây sẽ rơi vào một trong số các trường hợp sau:
C42 = 6 ( TH)
2


- Xác suất bắt gặp mỗi trường hợp là :

9
 ÷ X
 16 

2

 7
 ÷
 16 

- Xác suất có đúng 2 cây hoa đỏ trong số 4 cây con là:
2

2

 9
7
6x  ÷x  ÷
 16 
 16 

=

0,36337

IV. KẾT QUẢ
Lợi ích trực tiếp do được áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào dạy học

Qua nhiều năm liên tục thực hiện sáng kiến trong công tác luyện thi đại học
cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Dầu Giây, tôi nhận thấy kĩ
năng vận dụng các công thức toán vào giải bài tập Sinh học của các em học sinh
ngày càng được nâng cao, các em không còn quá lúng túng với những bài toán
tính xác suất, cũng như một số bài tập di truyền có trong đề thi, quá trình vận
dụng đã mang lại lại kết quả đáng mừng
+ Số học sinh hiểu, tìm ra nhanh cách giải ngày càng nhiều, thời gian giải các
bài tập di truyền ngày càng nhanh
Cụ thể khi dạy luyện thi đại học tôi đã chia lớp học thành hai nhóm: một nhóm
đối chứng học sinh giải bài tập theo phương pháp cũ và nhóm thực nghiệm giải
theo phương pháp đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm và đã thu được kết quả
sau:
*Bài tập vận dụng công thức tổ hợp tìm tần số xuất hiện các alen trội hoặc lặn ở
đời con trong trường hợp bố mẹ có nhiều cặp gen dị hợp, phân li độc lập, tự thụ
15
Trang


Trường T.H.P.T. Dầu Giây

Nhóm
Đối chứng
Thực nghiệm

Gv: Bùi Thị Thúy Lam

Thời gian
3 phút
1 phút


HS tìm ra kết quả đúng (%)
60%
90%

*Bài tập tìm tỉ lệ kiểu hình ở đời con trong di truyền liên kết có hoán vị gen
Nhóm
Đối chứng
Thực nghiệm

Thời gian
6 phút
1,5 phút

HS tìm ra kết quả đúng(%)
68%
92%

*Bài tập tìm số loại kiểu gen trong quần thể
Nhóm
Đối chứng
Thực nghiệm

Thời gian
3 phút
1 phút

HS tìm ra kết quả đúng(%)
80%
90%


+ Số học sinh tham gia kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải ngày càng tăng, ngày
càng có nhiều học sinh tham gia đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh đại học,
đặc biệt là những trường đại học có tiếng như đại học y dược
+ Đa số học sinh sau khi đã tìm hiểu các phương pháp giải các bài tập quy luật
di truyền được đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm, những dạng mà trước đây
các em rất sợ khi gặp,còn bây giờ các em cảm thấy tự tin hơn khi tự mình có thể
giải nhanh các bài tập Sinh học
V . BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã cố gắng phân dạng và xây dựng
một số phương pháp giải nhanh các bài tập Sinh học. Bằng những kiến thức tìm
hiểu được trong các tài liệu của đồng nghiệp, cũng như những kinh nghiệm rút
ra khi giải các bài tập di truyền bằng phương pháp thông thường vẫn được áp
dụng trước đây tôi đã xây dựng một số công thức với hi vọng giúp các em học
sinh dễ vận dụng để giải nhanh một số dạng bài tập Sinh học
Tôi nhận thấy giữa kiến thức Toán học và Sinh học có mối liên hệ với nhau rất
chặt chẽ. Để hiểu và vận dụng tốt các công thức toán vào giải nhanh bài tập
Sinh chúng ta cần nghiên cứu kĩ các công thức mà chúng ta muốn vận dụng,
đồng thời chúng ta cũng cần nghiên cứu kĩ nội dung, bản chất các hiện tượng di
truyền để vận dụng cho thích hợp
Ở mỗi dạng bài tập sau khi định hướng để học sinh biết cách đưa công thức toán
vào giải bài tập Sinh, giáo viên cần có nhiều bài tập vận dụng để học sinh rèn kĩ
năng giải, qua đó thời gian để các em trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sẽ rút gọn
rất nhiều
VI. CÁC VẤN ĐỀ KIẾN NGHỊ:
- Tổ chuyên môn sau khi thẩm định đề tài nên mở rộng, đưa thêm nhiều dạng
khác để các giáo viên trong tổ cùng tham gia, góp phần xây dựng tạo ra một hệ
16
Trang



Trường T.H.P.T. Dầu Giây

Gv: Bùi Thị Thúy Lam

thống các phương pháp giải nhanh bài tập Sinh học, giúp học sinh và giáo viên
có thêm một tài liệu ôn thi đại học và luyện thi học sinh giỏi
- Ban giáo hiệu trường nên hỗ trợ thêm kinh phí để tổ chuyên môn có điều kiện
phát triển mở rộng đề tài
VII. KẾT LUẬN:
Trên cơ sở phân tích nội dung chương trình Sinh học trong chương II “ Tính quy
luật của hiện tượng di truyền” trong chương trình Sinh học lớp 12 tôi chỉ đưa ra
được một số phương pháp để giải nhanh một số dạng bài tập Sinh học qua đó
làm tăng sự hứng thú cho học sinh đối với môn Sinh học
Đề tài của tôi có thể còn mang tính chủ quan, mặt khác do số học sinh luyện thi
đại học học khối B ít nên việc áp dụng còn hạn chế., dạng bài còn ít .Tôi mong
muốn được các Thầy Cô cùng chuyên môn đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh
nghiệm để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn đóng góp phần nào cho việc giảng
dạy bộ môn Sinh ở trường trung học phổ thông ngày càng tốt hơn. Tôi xin chân
thành cám ơn.
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Chuyên đề phương pháp vận dụng một số phép toán vào việc giải các bài tập
sinh học của Thạc sĩ Lê Ngọc Hùng
2. Sách giáo khoa môn Toán lớp 11, Sách giáo khoa môn Sinh lớp 12 của nhà
xuất bản giáo dục
3. Các đề thi tuyển sinh đại học từ năm 2008 đến năm 2012
4. Chuyên đề Di truyền học xác suất của Đoàn Đình Doanh
SỞ G.D&Đ.T.ĐỒNG NAI
NAM
Đơn vị: Trường THPT Dầu Giây


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Dầu Giây, ngày 6 tháng 5 năm
2013
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Năm học: 2012 – 2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢI NHANH BÀI TẬP SINH HỌC
Họ và tên tác giả: Bùi Thị Thúy Lam
Tổ: Sinh – Kĩ thuật
Lĩnh vực
Quản lý giáo dục

Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh học

Phương pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác

1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới

- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
17
Trang


Trường T.H.P.T. Dầu Giây


Gv: Bùi Thị Thúy Lam

2. Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả cao

3. Khả năng áp dụng:
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối,chính
sách
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn,dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

dấu)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên,ghi rõ họ tên và đóng

Dầu Giây, ngày 20/2/2013
Người viết sáng kiến

Bùi Thị Thúy Lam

18
Trang



×