Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

khảo sát sự vận dụng ca dao trong thơ trên báo văn nghệ năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.32 KB, 203 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Tùng Giang

KHẢO SÁT SỰ VẬN DỤNG CA DAO
TRONG THƠ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ
NĂM 2009

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Tùng Giang

KHẢO SÁT SỰ VẬN DỤNG CA DAO
TRONG THƠ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ
NĂM 2009
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp



Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CẢM ƠN
-------  -------

Học viên Nguyễn Tùng Giang xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ
Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Học viên cũng gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo đã truyền thụ
kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình đào tạo lớp Cao học Ngành Văn học
Việt Nam – Khóa 19 (2008-2011) tại trường ĐHSP Tp. HCM.
Đồng thời, tác giả gửi lời cảm ơn đến đồng nghiệp, bạn bè và người
thân trong gia đình đã ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
Vũng Tàu, ngày 25 tháng 4 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Tùng Giang


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
PHẦN DẪN NHẬP ......................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỰ VẬN DỤNG CA

DAO TRONG THƠ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ NĂM 2009 .. 12
1.1. Giới thiệu chung về ca dao và thơ ........................................................ 12
1.1.1. Giới thiệu chung về ca dao ............................................................. 12
1.1.2. Giới thiệu chung về thơ .................................................................. 17
1.1.2.1. Một số quan niệm về thơ ......................................................... 17
1.1.2.2. Những xu hướng thơ Việt Nam từ 1975 đến nay .................... 25
1.1.2.3. Giới thiệu về thơ trên báo Văn nghệ năm 2009....................... 29
1.2. Cơ sở lí luận của việc vận dụng ca dao trong thơ trên báo Văn nghệ
năm 2009 ............................................................................................... 34
1.2.1. Sự vận dụng ca dao trong thơ mang tính kế thừa ......................... 34
1.2.2. Sự vận dụng ca dao trong thơ chịu sự tác động của tư tưởng và
thời đại .......................................................................................... 37
1.2.3. Sự vận dụng ca dao trong thơ do ý thức tích lũy và chọn lọc ...... 40
Chương 2: SỰ VẬN DỤNG NGÔN NGỮ, HÌNH ẢNH CA DAO
TRONG THƠ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ NĂM 2009 ............ 44
2.1. Sự vận dụng ngôn ngữ .......................................................................... 44
2.1.1. Ngôn ngữ trong ca dao ................................................................... 44
2.1.2. Sự vận dụng ngôn ngữ ca dao trong thơ trên báo Văn nghệ năm 2009 ......... 47
2.1.2.1. Vận dụng cả câu ca dao ........................................................... 47
2.1.2.2. Vận dụng một số yếu tố của ngôn ngữ ca dao ......................... 52
2.2. Sự vận dụng hình ảnh ........................................................................... 62
2.2.1. Hình ảnh trong ca dao .................................................................... 62


2.2.2. Sự vận dụng hình ảnh ca dao trong thơ trên báo Văn nghệ năm 2009 .......... 64
2.2.2.1. Vận dụng hình ảnh quen thuộc ................................................ 64
2.2.2.2. Vận dụng biểu tượng ............................................................... 68
Chương 3: SỰ VẬN DỤNG THỂ THƠ, KẾT CẤU, THỜI GIAN,
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT CA DAO TRONG THƠ
TRÊN BÁO VĂN NGHỆ NĂM 2009 ..................................... 85

3.1. Sự vận dụng thể thơ .............................................................................. 85
3.1.1. Thể thơ trong ca dao ..................................................................... 85
3.1.2. Sự vận dụng thể thơ của ca dao trong thơ trên báo Văn nghệ
năm 2009 ....................................................................................... 87
3.1.2.1. Bảng thống kê các thể thơ trên báo Văn nghệ năm 2009 ...... 87
3.1.2.2. Sự vận dụng thể thơ ca dao trong thơ trên báo Văn nghệ
năm 2009................................................................................. 90
3.2. Sự vận dụng kết cấu ............................................................................. 94
3.2.1. Kết cấu trong ca dao ..................................................................... 94
3.2.2. Sự vận dụng kết cấu của ca dao trong thơ trên báo Văn nghệ
năm 2009 ....................................................................................... 96
3.3. Sự vận dụng không gian và thời gian nghệ thuật ............................... 100
3.3.1. Thời gian và không gian nghệ thuật của ca dao ........................... 101
3.3.1.1. Thời gian nghệ thuật .............................................................. 101
3.3.1.2. Không gian nghệ thuật ........................................................... 102
3.3.2. Sự vận dụng thời gian và không gian nghệ thuật ca dao trong
thơ trên báo Văn nghệ năm 2009 ................................................ 103
3.3.2.1. Sự vận dụng thời gian nghệ thuật ......................................... 103
3.3.2.2. Sự vận dụng không gian nghệ thuật ...................................... 109
KẾT LUẬN .................................................................................................. 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 119
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

* ĐHSP

- Đại học Sư phạm


* ĐHKHXH&NV

- Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn

* GD

- Giáo dục

* KHXH

- Khoa học xã hội

* NXB

- Nhà xuất bản

* TCVH

- Tạp chí văn học

* Tp. HCM

- Thành phố Hồ Chí Minh

* VHDG

- Văn học dân gian

* VHVN


- Văn học Việt Nam


1

PHẦN DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Văn học dân gian là một trong hai bộ phận quan trọng cấu thành nên
nền văn học của một dân tộc. Trong đó, ca dao được xem là một thể loại lớn
của văn học dân gian Việt Nam, là những sáng tác trữ tình thể hiện những
cung bậc tình cảm của người bình dân trong cuộc sống. Đó là những cảm xúc
về tình yêu, tình bạn, tình cảm đối với gia đình, quê hương xứ sở, là tình cảm
với công việc và thiên nhiên, tạo vật.
Văn học dân gian là nền tảng rất quan trọng cho sự phát triển của văn
học viết nói chung và thơ ca nói riêng. Nó đóng một vai trò không nhỏ trong
việc bảo tồn, phát huy những giá trị tinh hoa của văn hóa dân tộc Việt Nam.
Trong đó, việc giữ gìn và bảo lưu tiếng nói của dân tộc trước âm mưu đồng
hóa của thế lực phong kiến phương Bắc là một minh chứng cụ thể. Giữa văn
học dân gian và của văn học viết có một mối liên hệ và tác động qua lại lẫn
nhau. Đó là mối liên hệ tự nhiên nằm trong quy luật của sự kế thừa, vận động
và phát triển của văn học. Trong mối quan hệ hai chiều ấy thì sức tác động và
hiệu quả tác động của hai bên là ngang nhau, nhưng trên thực tế, văn học dân
gian cho nhiều hơn nhận và sự ảnh hưởng của văn học dân gian tùy theo mức
độ phát triển của nền văn hóa dân tộc, tùy theo hoàn cảnh, môi trường và điều
kiện sáng tạo của mỗi nhà văn.
Nhìn vào lịch sử văn học viết của dân tộc, có nhiều các tác giả đã vay
mượn cốt truyện dân gian, sử dụng nguồn tư liệu dân gian đưa vào trong tác
phẩm như: “Thiên Nam ngữ lục”, “Truyền kỳ mạn lục” ... Các nhà thơ lớn
thuộc giai đoạn văn học trung đại như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Công Trứ ...cũng đưa ca dao vào sáng tác của mình một cách

tinh tế. Bước sang giai đoạn văn học hiện đại, các nhà thơ như: Tản Đà,
Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Quỳnh ... cũng đã vận dụng ca dao vào thơ trên


2
sự kế thừa từ truyền thống của văn học dân tộc và đã thổi một linh hồn, một
sức sống mới cho thơ ca hiện đại tạo nên những dấu ấn độc đáo.
Ngày hôm nay, tuy chúng ta đang sống trong nền kinh tế thị trường,
con người rất bận rộn với công việc nhưng theo dòng chảy của thời gian, vẫn
có những con người yêu thích thơ ca, xem thơ ca là cuộc sống. Họ sáng tác
thơ ca để giãi bày, để chia sẻ với những tâm hồn đồng cảm. Trong số đó có
không ít nhà thơ xuất sắc, để lại những tập thơ, bài thơ hay được dư luận đánh
giá cao. Những sáng tác của họ được in, đăng trên các báo, tạp chí ... đã làm
phong phú thêm bức tranh toàn cảnh của văn học dân tộc và tạo ra một món
ăn tinh thần cho nhiều bạn đọc khi thưởng thức. Hơn thế, những tác phẩm thơ
ca của nhiều tác giả vẫn tiếp nối những thế hệ nhà thơ đi trước và có sự vận
dụng một cách sáng tạo những thi liệu của ca dao tạo nên những vần thơ gần
gũi với cuộc sống.
Thực tế cho thấy, một số nhà nghiên cứu đã bỏ công sức tìm hiểu sự
ảnh hưởng ca dao trong thơ ca hiện đại. Tuy nhiên, việc tìm hiểu chỉ dừng lại
ở một số bài viết mang tính lý luận hoặc nghiên cứu sự ảnh hưởng của ca dao
trong sáng tác của một số nhà thơ lớn như Nguyễn Du, Tố Hữu, Nguyễn
Bính, Xuân Quỳnh ... nên người đọc không thấy được sự ảnh hưởng, vận
dụng ca dao trong sáng tác của các nhà thơ hiện nay, kể cả nhà thơ chuyên
nghiệp và nghiệp dư.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Khảo sát sự vận dụng ca
dao trong thơ trên báo Văn nghệ năm 2009”. Đề tài này mang ý nghĩa thực
tiễn, góp phần làm sáng tỏ hiện tượng có sự vận dụng ca dao trong trào lưu
sáng tác thơ ca hiện nay của nhiều nhà thơ. Hơn nữa, đề tài này rất hữu ích
đối với công việc giảng dạy văn học ở trường THPT của tác giả.



3
2. Lịch sử vấn đề
Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng đã có sự ảnh hưởng đối
với nền văn học viết trong đó có thơ ca. Các nhà thơ đã vận dụng chất liệu ca
dao đưa vào trong sáng tác của mình tạo nên những tác phẩm văn học có giá
trị. Vì thế, vấn đề này đã từ lâu nhận được sự quan tâm, tìm hiểu của nhiều
nhà nghiên cứu. Trong phạm vi hiểu biết, người viết xin đưa ra một số bài
viết, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
* Một số bài viết, công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa
VHDG và văn học viết
Đăng trên TCVH số 11/1965, bài viết: “Vai trò của VHDG trong
VHVN nói chung, trong Truyện Kiều nói riêng” của nhà nghiên cứu Nguyễn
Khánh Toàn bước đầu đã có đề cập đến vai trò văn học dân gian với văn học
viết ở các phương diện sử dụng ngôn ngữ dân tộc, vận dụng thể thơ.
Nhà nghiên cứu văn học dân gian Chu Xuân Diên có bài viết “Nhà văn
và sáng tác dân gian” đăng trên TCVH số 1/1966 đã có những lý giải quan
trọng cho hiện tượng văn học dân gian xâm nhập vào sáng tác nhà văn, nhà
thơ. Sở dĩ có hiện tượng này là do những kỉ niệm thời thơ ấu, do sự tự ý thức
tích lũy vốn văn học dân gian để phục vụ cho những nhiệm vụ tư tưởng và
nghệ thuật sáng tác của mình.
Nhà thơ tình Xuân Diệu cũng đóng góp tiếng nói qua bài viết: “Các
nhà thơ học được gì ở ca dao” - TCVH số 1/1967 có nội dung khẳng định về
vai trò và sự ảnh hưởng của ca dao đối với nhà thơ. Các nhà thơ học những
điều ở ca dao, đó là “Học tính giai cấp trong đó, học lập trường của những
người lao động, học cái hiện thực của cái tương quan nam nữ trong các chế
độ cũ, học tên đất, tên nước, tên cá, tên chim muông, cây cỏ... Nhưng nói hẹp
hơn, các nhà thơ học được thơ ở trong ca dao” [7, tr.91]



4
Trên TCVH số 1/1980, Lê Kinh Khiên có bài viết “Một số vấn đề lí
thuyết chung về mối quan hệ văn học dân gian – văn học viết” đã đề cập
nhiều đến vấn đề lí luận về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học
viết. Đó là mối quan hệ cơ bản, hết sức chặt chẽ và sâu sắc, có vị trí và vai trò
đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng nền văn học dân tộc. Quan hệ đó
diễn ra trong hai chiều nhưng trong thực tế “Văn học dân gian cho nhiều hơn
nhận. Vì vậy khi nghiên cứu mối quan hệ này, chủ yếu ta tìm hiểu ảnh hưởng
của văn học dân gian đối với văn học viết ... ảnh hưởng đó tùy theo mức độ
phát triển của nền văn hóa dân tộc, tùy theo hoàn cảnh, môi trường và điều
kiện sáng tạo của nhà văn ... diễn ra dưới nhiều dạng, kiểu khác nhau” [36,
tr.343].
Nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị cũng đóng góp “Mấy ý kiến về vấn đề
nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với văn học dân gian” - TCVH số
1/1989. Ông cho rằng, khi nghiên cứu nguồn gốc dân gian của một tác phẩm
văn học (hoặc rộng ra là một tác giả văn học, một trào lưu văn học) không nên
chỉ tìm cách đo lường những ảnh hưởng cụ thể của văn học dân gian trên sáng
tác của nhà văn “Không nên đồng nhất vai trò chung của văn học dân gian
trên đường tu dưỡng nghề nghiệp của nhà văn và việc sử dụng thực tế những
chất liệu và phương tiện nghệ thuật của văn học dân gian trong sáng tác của
anh ta” [67, tr.53]
Trong TCVH số 2/1989, bài viết “Vai trò của VHDG trong sự phát
triển văn học dân tộc” của Đặng Văn Lung một lần nữa đã khẳng định vị trí
và vai trò quan trọng của văn học dân gian đối với sự phát triển của nền văn
học dân tộc.


5
* Một số bài viết, công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa ca dao

với thơ
Bài viết: “Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình” của Đặng Văn
Lung trên TCVH số 10/ 1968 đã đề cập đến nhiều yếu tố trùng lặp của ca dao
được các nhà thơ vận dụng. Tác giả cũng đã phân tích, chỉ ra những yếu tố
như hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ của ca dao được vay mượn để thể hiện những
nội dung mới.
Nguyễn Khắc Xương có bài viết: “Tản Đà và văn học dân gian” TCVH số 4/1986 đã đề cập đến Tản Đà – nhà thơ làm chiếc cầu nối giữa thơ
cũ và thơ mới, cho rằng sáng tác của Tản Đà có sức ảnh hưởng lớn trong quần
chúng nhân dân lao động một phần nhờ vào chất dân gian và mang tính dân
tộc.“Những câu thơ, bài hát của Tản Đà thấm đọng được sâu trong lớp bình
dân và được đông đảo quần chúng nghệ thuật tán thưởng, một phần quan
trọng là bởi được sáng tác với ngôn ngữ của văn học dân gian, với những
chất liệu nghệ thuật mà người lao động đã dùng để lần lần xây dựng nên một
nền văn hóa dân tộc truyền thống” [73, tr.423]
Trên TCVH số 11/1995, nhà nghiên cứu Phan Diễm Phương có bài
“Thể thơ dân tộc và sự lựa chọn của nền văn học mới”. Bài viết đã đề cập
đến một số thể thơ dân tộc căn cứ vào số tiếng: thể thơ 4 tiếng, 5 tiếng được
các nhà thơ hiện đại sử dụng nhiều vì nó phù hợp với lối nói của đông đảo
quần chúng đang làm chủ cuộc sống mới. Thể thơ song thất lục bát thưa vắng
dần. Đặc biệt, thể thơ lục bát chiếm ưu thế hơn cả, với tỉ lệ 14%, trong đó tồn
tại cả lục bát nguyên thể và phối xen. Tác giả khẳng định: “Thơ Việt Nam sau
1945 đã tỏ ra rất gắn bó với những gì thuộc dân tộc mình, trong đó có việc
tiếp thu những di sản văn học của ông cha. Sử dụng thể thơ truyền thống trở
thành một vấn đề tự nhiên, diễn ra một cách thường xuyên. Tuy nhiên, đó
cũng là một sự tiếp thu có lựa chọn, có phê phán và trên tinh thần không


6
ngừng đổi mới, sáng tạo” [56, tr.418]
Đề tài cao học: “Mối quan hệ giữa ca dao và truyện Kiều của Nguyễn

Du” của Thạc sĩ Dương Lê Hồng, Trường ĐHKHXH&NV Tp.HCM năm
1999 đã nghiên cứu sự ảnh hưởng qua lại giữa ca dao và truyện Kiều. Truyện
Kiều của Nguyễn Du chịu ảnh hưởng và vận dụng nhiều từ ca dao về mặt
ngôn ngữ, thể thơ còn ca dao cũng chịu ảnh hưởng từ truyện Kiều trong việc
vay mượn một số tên nhân vật của Truyện Kiều và một vài yếu tố khác.
Nguyễn Đức Hạnh ở bài viết: “Một số biểu tượng dân gian trong thơ
Việt Nam hiện đại” - TCVH số 3/2001 đã nghiên cứu sự xuất hiện của một số
biểu tượng quen thuộc của ca dao trong thơ, những biểu tượng: núi sông,
thuyền bến, lửa đèn ... đã được các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ vận dụng.
Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Mai với đề tài: “Phong cách thơ Nguyễn
Duy” - Trường ĐHKHXH&NV Tp. HCM năm 2007 đã khảo sát, nghiên cứu
và chỉ ra những dấu vết của ca dao in đậm trong phong cách thơ Nguyễn Duy
qua cách dùng các từ láy, đại từ phiếm chỉ và việc vận dụng thể thơ lục bát
một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện.
Tác giả Tăng Thị Bích Thương đã thực hiện đề tài cao học: “Ảnh
hưởng của ca dao đối với một số nhà thơ Việt Nam hiện đại”– Trường
ĐHKHXH&NV Tp.HCM năm 2009. Công trình đã khảo sát, nghiên cứu sự
ảnh hưởng của ca dao đối với nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Bính, Nguyễn Duy,
Tố Hữu, Xuân Quỳnh trên các phương diện nghệ thuật: ngôn ngữ, hình ảnh,
biểu tượng, thể thơ và kết cấu. Tác giả viết: “Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn
Duy và một số nhà thơ hiện đại khác đã kế thừa các hình thức quen thuộc
khác của ca dao để thể hiện thế giới tâm hồn mình...Giống như con ong hút
nhụy để làm mật ... để sáng tác ra những vần thơ hay cho đời” [64, tr.2]
Như vậy, từ trước đến nay đã có nhiều công trình, bài viết đề cập,
nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết cũng như sự


7
ảnh hưởng của ca dao đến thơ hiện đại. Mỗi tác giả cũng có những phát hiện
và đưa ra những kiến giải quan trọng, góp phần mở ra những hướng nghiên

cứu cho những người đi sau. Tuy nhiên, trong nhiều công trình nghiên về mối
quan hệ giữa ca dao và thơ, các tác giả mới đi sâu tìm hiểu những ảnh hưởng
của ca dao đối với thơ hiện đại ở một số nhà thơ lớn đã định hình về phong
cách, chủ yếu là thơ giai đoạn trước 1975. Còn việc ảnh hưởng vận dụng ca
dao vào thơ của những nhà thơ chuyên nghiệp và nghiệp dư từ năm 1975 đến
nay là một vấn đề còn bỏ ngõ.
Vì vậy, đề tài cao học“Khảo sát sự vận dụng ca dao trong thơ trên báo
Văn nghệ năm 2009” sẽ góp phần khẳng định có sự vận dụng ca dao trong
thơ của nhiều tác giả của nhiều tác giả. Luận văn sẽ khai thác và trình bày sự
vận dụng ca vào thơ dưới góc độ thi pháp ca dao một cách có hệ thống, chỉ ra
được nét riêng, nét độc đáo, nêu lên ý nghĩa và tác dụng của sự vận dụng.
Đồng thời góp phần khẳng định việc vận dụng ca dao trong thơ trở thành một
trào lưu sáng tác của thơ ca hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, hầu hết ở mỗi tỉnh thành đều có một tờ báo Văn nghệ như:
Văn nghệ Bà Rịa Vũng Tàu, Văn nghệ Bình Thuận, Văn nghệ Đồng Nai ... và
trong các ngành nghề cũng có báo Văn nghệ như: Văn nghệ Quân đội, Văn
nghệ Công an... Tác giả luận văn chọn thơ đăng bốn tờ báo Văn nghệ Trung
Ương, Văn nghệ Trẻ, Văn nghệ Tp.HCM, Văn nghệ Công an năm 2009 làm
đối tượng nghiên cứu vì cho rằng, đây là những tờ báo có uy tín và có chất
lượng nhiều mặt: nhiều bài thơ hay; đề tài phong phú; số lượng bài thơ được
đăng nhiều; lực lượng tham gia sáng tác đông đảo, đa dạng. Đồng thời, việc
chọn thơ trên bốn tờ báo Văn nghệ năm 2009 là một sự ngẫu nhiên, đây là
năm tác giả bắt đầu thực hiện luận văn. Những bài thơ này là sáng tác gần
nhất, thể hiện cho phong cách chung của các nhà thơ hiện nay.


8
Trong bốn tờ báo khảo sát, có hơn 600 tác giả tham gia sáng tác, có cả
tác giả chuyên nghiệp và nghiệp dư, già và trẻ, các nhà thơ sinh sống, lao

động trên khắp mọi miền của đất nước. Có những nhà thơ chuyên nghiệp tiêu
biểu như: Nguyễn Khoa Điềm, Trần Đăng Khoa, Phạm Tiến Duật, Vũ quần
Phương, Lâm Thị Mỹ Dạ, Y Phương, Nguyễn Minh Khiêm, Quang Chuyền,
Tú Rót... và nhiều nhà thơ nghiệp dư như: Nguyễn Thành Phong, Nguyễn Bảo
Chân, Hàm Anh, Phạm Thị Nhung, Tuyết Nga, Anh Vũ...
Tổng số bài thơ đăng trên bốn tờ báo là 1919, tính từ ngày 1/1/2009
đến ngày 31/12/2009. Trong đó, báo Văn nghệ Trung Ương có 777 bài, phát
hành 52 số/ 12 tháng; Văn nghệ TP.HCM có 379 bài, phát hành 48 số/ 12
tháng; Văn nghệ Trẻ có 594 bài, phát hành 52 số/ 12 tháng; Văn nghệ Công
an có 169 bài, phát hành 24 số/ 12 tháng.
Tác giả khảo sát trên 1919 bài thơ, những bài thơ nào có sự vận dụng
ca dao đều được tìm hiểu, khai thác, không phân biệt các thể thơ: lục bát,
song thất lục bát, thất ngôn bát cú, thể vãn hay tự do và cũng không phân biệt
thơ trữ tình, tự sự hay trào phúng.
Qua khảo sát, tác giả nhận thấy, sự vận dụng ca dao vào thơ không chỉ
dừng lại ở trường hợp đơn lẻ mà thể hiện khá đầy đủ trên nhiều phương diện:
ngôn ngữ, thể thơ, hình ảnh, biểu tượng, kết cấu, không gian và thời gian
nghệ thuật. Mỗi sự vận dụng vừa thể hiện sự kế thừa và ý thức chọn lọc, sáng
tạo của nhà thơ, để lại những vần thơ giàu sức biểu cảm và đạt nghệ thuật. Vì
vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát sự vận dụng ca dao trong thơ
trên báo Văn nghệ năm 2009 trên các phương diện nghệ thuật, bao gồm: ngôn
ngữ, hình ảnh, biểu tượng, thể thơ, kết cấu, không gian và thời gian nghệ
thuật.
Tác giả đưa ra quy ước khi trích dẫn nguồn tài liệu như sau:


9
Tên báo được quy ước theo số thứ tự: Số 1- Báo Văn nghệ Trung
Ương; Số 2 – Văn nghệ Tp.HCM; Số 3 – Văn nghệ Trẻ; Số 4 – Văn nghệ
Công An.

Trích dẫn về thơ trên báo Văn nghệ hoặc tên tác giả của bài thơ nào đó,
tác giả sử dụng dấu ngoặc đơn ( ), theo thứ tự: tên bài thơ, tên tác giả, tên báo,
số báo. Ví dụ: (Hồn quê, Nguyễn Tường Thuật, 3, số 20) hoặc (Chế Lan
Viên). Các ký hiệu này có nghĩa là: bài thơ Hồn quê của tác giả Nguyễn
Tường Thuật đăng trên báo Văn nghệ Trẻ, số báo 20) hoặc tác giả Chế Lan
Viên.
4. Mục đích nghiên cứu
* Phát hiện và ghi nhận những biểu hiện của sự vận dụng ca dao trong
thơ trên báo Văn nghệ năm 2009 của nhiều tác giả như là một xu thế chung
của trào lưu sáng tác thơ ca hiện đại.
* Phân tích và chỉ ra những yếu tố của ca dao được vận dụng vào trong
các bài thơ một cách cụ thể, nêu ý nghĩa và tác dụng của sự vận dụng đó.
* Chỉ ra cái riêng, nét độc đáo của việc vận dụng ca dao trong thơ trên
báo Văn nghệ năm 2009 của nhiều tác giả. Từ đó rút ra được những bài học
cụ thể trong việc tiếp thu, vận dụng ca dao trong việc sáng tạo thơ ca mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp so sánh
Dùng để so sánh thơ với ca dao trên các phương diện: ngôn ngữ, biểu
tượng, thể thơ, kết cấu, không gian, thời gian để thấy được những nét tương
đồng, khác biệt trong sự vận dụng của các nhà thơ, giúp người đọc thấy được
sự ảnh hưởng của ca dao đối với thơ ca hiện đại và những chất liệu ca dao
được các nhà thơ vận dụng một cách có chủ ý, sáng tạo.


10
* Phương pháp thống kê
Thống kê số lượng các bài thơ, thể thơ và tần số xuất hiện của yếu tố
ca dao trong bài thơ được khảo sát như: biểu tượng; không gian và thời gian
nghệ thuật. Từ đây khẳng định sự vận dụng chất liệu ca dao trong thơ như là
sự kế thừa truyền thống văn học dân tộc.

* Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích các yếu tố ca dao được vận dụng trong thơ theo các đề mục
của luận văn, chỉ ra cũng như cái hay và những hạn chế của sự vận dụng,
đánh giá, tổng hợp, rút ra nhận xét chung trên phương diện nội dung và nghệ
thuật, đưa ra kết luận cần thiết và nêu ý nghĩa, tác dụng của sự vận dụng.
* Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Sử dụng kết hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học khác như: triết
học, xã hội học, mỹ học, văn hóa học, dân tộc học ... trong quá trình thực hiện
luận văn để đưa ra những nhận định, những đánh giá khách quan, khoa học.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn nghiên cứu đầy đủ và trình bày hệ thống về sự vận dụng ca
dao trong thơ trên báo Văn Nghệ năm 2009 ở phương diện hình thức nghệ
thuật. Góp phần chứng minh sự vận dụng ca dao trong thơ trên báo Văn nghệ
năm 2009 tuân theo quy luật vận động và phát triển của văn học. Các nhà thơ
đã vận dụng ca dao vào thơ một cách có ý thức tạo nên một “sức sống mới”
cho ca dao trong dòng chảy chung của thơ ca hiện đại.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn được triển khai thành 3 chương sau:
* Chương 1
Gồm 43 trang, tác giả trình bày một số vấn đề chung nhằm giúp người
đọc có được cái nhìn bao quát về ca dao và thơ. Trong đó có 28 trang trình


11
bày các khái niệm, đặc điểm nội dung và nghệ thuật của ca dao và thơ, những
xu hướng diện mạo thơ từ năm 1975 đến nay và giới thiệu về thơ trên báo
Văn nghệ năm 2009. Còn lại 15 trang, tác giả tiếp tục trình bày những vấn đề
chung làm cơ sở lí luận cho những luận văn: sự vận dụng ca dao trong thơ
trên báo Văn nghệ là một quá trình vận động mang tính kế thừa, chịu sự tác

động của tư tưởng, thời đại và tích lũy, chọn lọc của các nhà thơ.
* Chương 2
Gồm 41 trang, tác giả trình bày những vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ,
hình ảnh và biểu tượng của ca dao làm cơ sở cho phần vận dụng. Trong phần
vận dụng ngôn ngữ, người viết đưa ra những luận điểm để phân tích và chứng
minh có sự vận dụng ngôn ngữ ca dao vào bài thơ trên hai phương diện: vận
dụng cả câu và một số yếu tố ca dao (cụm từ mở đầu nằm xen trong bài thơ,
âm thanh, vận dụng đại từ, phép tu từ). Phần vận dụng hình ảnh của ca dao,
người viết nghiên cứu sự vận dụng hình ảnh quen thuộc và một số biểu tượng
(trầu cau, con đò, con cò).
* Chương 3
Gồm 30 trang, nghiên cứu sự vận dụng thể thơ, kết cấu, không gian và
thời gian nghệ thuật của ca dao. Đưa ra những số liệu thống kê về bài thơ, thể
thơ, tìm hiểu sự vận dụng thể thơ lục bát và song thất lục bát. Tìm hiểu về sự
vận dụng kết cấu (kết cấu trần thuật, kết cấu công thức) và một số đặc điểm
về thời gian, không gian nghệ thuật. Trong mỗi luận điểm, tác giả trình bày
những vấn đề lý thuyết của ca dao làm cơ sở cho sự vận dụng.


12

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỰ VẬN
DỤNG CA DAO TRONG THƠ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ
NĂM 2009
1.1. Giới thiệu chung về ca dao và thơ
1.1.1. Giới thiệu chung về ca dao
Có rất nhiều định nghĩa về ca dao, theo từ điển thuật ngữ văn học do Lê
Bá Hán chủ biên đã định nghĩa: “Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ
những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian, có hoặc không có khúc
điệu” [15, tr.31].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính cũng đưa ra định nghĩa: “Ca dao
là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua
nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Và
ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian”
[31, tr.56]. Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu ca dao là một thuật ngữ
chỉ về thể thơ dân gian, có những đặc điểm khác với dân ca, là những sáng tác
của quần chúng nhân dân lao động, lưu truyền bằng miệng và có nhiều dị bản.
Ca dao là một thể loại trữ tình của văn học dân gian, là nơi bộc lộ rõ
nhất tâm hồn dân tộc. Ca dao thổ lộ tâm tình, bày tỏ suy nghĩ về cuộc sống, về
những mối quan hệ giữa con người trong lao động, trong sinh hoạt gia đình và
xã hội. Những công việc thường ngày của người bình dân như: cấy lúa, chèo
thuyền, dệt vải, đối đáp giao duyên trong những đêm trăng, lễ hội ... đã đi vào
ca dao một cách tự nhiên. Trong quá trình lao động, những câu ca dao còn
được hát lên trên ruộng đồng, sông nước thể hiện tình cảm của người lao
động, tạo thêm niềm vui, giúp họ quên đi sự gian khổ, mệt nhọc. Vì vậy, ca
dao trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người
bình dân.


13
Ca dao bao giờ cũng bộc lộ thái độ chủ quan của con người đối với
những hiện tượng khách quan, chứ không phải miêu tả một cách khách quan
những hiện tượng của cuộc sống. Vì thế cái tôi trữ tình được bộc lộ rõ và thể
hiện ở nhiều phương diện. Về nội dung, ca dao có những đặc điểm nổi bật
sau:
Ca dao thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng, nghĩa tình, đó là tình yêu
nơi chôn nhau cắt rốn, yêu đồng lúa xanh, yêu lũy tre, mái đình, cây đa, ao
sen đầu làng... Tình yêu ấy thật sâu sắc, để lại một nỗi nhớ không bao giờ
quên trong lòng người xa quê: Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống
nhớ cà dầm tương/ Nhớ ai dãi nắng dầm sương/ Nhớ ai tát nước bên đường

hôm nao. Nhiều tên đất, tên làng xuất hiện với tần số rất cao, gắn liền với
những sản vật của từng vùng miền, thể hiện niềm tự hào: Ai qua phố Nhổn,
phố Lai/ Dừng chân ăn miếng chả đài thơm ngon/ Ngọt thay cái quả cam
tròn/ Vừa thơm vừa mát hãy còn ở Canh; Ai về Hà Tĩnh thì về/ Mặc lụa chợ
Hạ, uống chè Hương Sơn. Tên đất, tên làng còn gắn liền với những chiến
công oanh liệt của cha ông ta trong quá khứ được ca dao tái hiện lại với niềm
tự hào thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”: Ai về Hậu Lộc Phú Điền/
Nhớ đây bà Triệu trận tiền xung phong. Nhiều bức tranh đầy màu sắc về đất
nước Việt Nam được ca dao dựng nên thật hùng vĩ, tươi đẹp: Quê ta có dải
sông Hàn/ Có chùa Non Nước, có hang Sơn Trà; Cầu Trường Tiền mười hai
nhịp bắc qua/ Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ đợi khách câu ca thái bình.
Ca dao thể hiện những quan hệ tình cảm gắn liền với đạo lý truyền
thống tốt đẹp của người Việt Nam. Mỗi mối quan hệ đều được ca dao thể hiện
mang những vẻ đẹp, những giá trị nhân bản sâu sắc. Lời ru ầu ơ hằng ngày
của mẹ trở thành âm thanh chứa đựng tình mẫu tử thiêng liêng: Cái ngủ mày
ngủ cho lâu/ Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về/ Bắt được con giếc con trê/
Cầm cổ lôi về bắc nước làm lông/ Miếng nạc thời để phần chồng/ Miếng


14
xương mẹ gặm, miềng lòng con ăn. Truyền thống “tôn sư trọng đạo” cũng
được gìn giữ và phát huy: Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ
phải yêu lấy thầy. Hay tình nghĩa bằng hữu cũng luôn được gìn giữ: Bạn bè là
nghĩa tương tri/ Sao cho sau trước một bề mới nên. Đặc biệt hơn, những bài
ca dao tình nghĩa vợ chồng chiếm một số lượng khá lớn trong kho tàng ca
dao: Chồng ta áo rách ta thương/ Chồng người áo gấm xông hương mặc
người ...
Trong các mối quan hệ giữa con người với con người thì mảng ca dao
về tình yêu nam nữ luôn có sức hấp dẫn nhất, được sáng tác nhiều nhất và
chứa đựng nhiều cung bậc tình cảm. Trong cuộc sống người bình dân xưa,

bên cạnh cuộc sống trong vòng lễ giáo phong kiến hà khắc thì trai gái có điều
kiện gặp gỡ, thổ lộ tình cảm với nhau trong khi lao động, hội hè, đình đám,
vui xuân. Họ đã bộc lộ những tình cảm yêu thương, nhớ nhung: Nhớ ai ra
ngẩn vào ngơ/ Đêm quên giấc ngủ ngày mơ tiếng cười. Rồi họ mơ ước được
thành vợ, thành chồng: Ước gì anh biến ra cau/ em hóa ra bẹ, ấp nhau tứ
mùa. Nhưng đôi khi, tình yêu không trọn vẹn thì tràn ngập trong câu ca những
đau khổ, nuối tiếc, hờn ghen, oán trách: Tìm em như thể tìm chim/ Chim bay
bể Bắc anh tìm bể Đông; Tằm ơi say đắm nơi đâu/ Mà tằm bỏ nghĩa cành dâu
không nhìn; Trách ai tham phú phụ bần/ Tham xa mà bỏ nghĩa gần thưở xưa.
Ca dao còn là những câu hát than thân. Có lẽ, do sống trong xã hội
phong kiến đầy áp bức, bất công, những định kiến, tập tục của làng xã luôn là
sợi dây vô hình giam hãm những người bình dân, khiến họ phải sống những
kiếp sống tủi cực, từ đời này sang đời khác, vì thế họ đã thốt lên những lời
than thân: Thương thay thân phận con rùa/ Trên đình đội hạc dưới chùa đội
bia; Thân anh như cái tàn vàng/ Thân em như cái chiếu rách nhà hàng bỏ
quên. Trong đó, thân phận người phụ nữ được phản ánh một cách sâu sắc, họ
chịu nhiều đau khổ và bất công, bị ép duyên, chịu cảnh làm lẻ với nhiều đắng


15
cay tủi nhục, bị xem như một món hàng có thể trao đổi, mua bán: Thân em
như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai/ Em ngồi cành trúc, em
tựa cành mai/ Đông đào, tây liễu lấy ai bạn cùng? Người phụ nữ phải chấp
nhận cảnh lấy chồng chung với nhiều đau khổ: Thân em đi lấy chồng chung/
Khác nào như cái bung xung chịu đòn. Đắng cay hơn là bị rơi vào nạn tảo hôn
đầy oái ăm: Bồng bồng cõng chồng đi chơi/ Cõng qua chỗ lội đánh rơi mất
chồng/ Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sòng/ Để tôi tát nước vớt chồng tôi
lên.
Tuy nhiên, không chỉ là lời than thân, sự cam chịu nhẫn nhục, người
bình dân còn thể hiện ý thức giai cấp, họ thốt lên tiếng nói đấu tranh chống áp

bức phong kiến, chống lại những hủ tục, những luật lệ hà khắc và hiện tượng
tiêu cực, đòi sự dân chủ, công bằng: Ban ngày quan lớn như thần/ Ban đêm
tẩn mẩn tần mần như ma/ Ban ngày quan lớn như cha/ Ban đêm quấy những
sầy sà như con; Tiếng nói đấu tranh còn dự báo sự đổi thay xã hội: Bao giờ
dân nổi can qua/ Con vua thất thế lại ra quét chùa. Tiếng nói của người lao
động không hoàn toàn là sự bi quan mà còn thể hiện một cái nhìn lạc quan,
một niềm tin và hi vọng vào cuộc sống ở tương lai: Chớ than phận khó ai ơi/
Còn da lông mọc còn chồi nẩy cây...
Ca dao có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với người xưa mà còn đối với
chúng ta hôm nay. Dường như tất cả những vấn đề thuộc đời sống tinh thần,
những cung bậc tình cảm con người, những quan niệm, triết lí về cuộc sống,
những giá trị đạo đức trong xã hội xưa được ca dao khai thác, thể hiện một
cách toàn diện và sâu sắc. Ca dao đã trở thành cứu cánh cho đời sống tinh
thần của người bình dân, giúp họ có thêm niềm tin vào cuộc sống, có thêm
dũng khí để đương đầu khó khăn. Hơn thế nữa, nội dung ca dao đã góp phần
lưu giữ lại những nét đẹp của truyền thống văn hóa người Việt Nam cho đến
ngày sau.


16
Nội dung của ca dao vốn phong phú nên cần có những hình thức nghệ
thuật đa dạng, phù hợp với nó. Về nghệ thuật, ca dao có những đặc điểm
nghệ thuật sau:
Ca dao là tiếng nói tâm tư tình cảm của người bình dân xưa nên ngôn
ngữ là ngôn ngữ của lời ăn tiếng nói hằng ngày, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ
thơ và ngôn ngữ cuộc sống đời thường, nó được gọt giũa bởi hàng vạn nhà
thơ vô danh. Ngôn ngôn ngữ ca dao có những đặc điểm: tính giản dị, tính sinh
động và tính địa phương. Trong ca dao, thế giới hình ảnh và biểu tượng được
xây dựng sinh động. Đó là những hình ảnh chân thật, tự nhiên gắn liền với
cuộc sống lao động và sinh hoạt hằng ngày như giếng nước, gốc đa, mái đình,

con đò, dòng sông... Những hình ảnh này được lặp đi, lặp lại nên trở thành
những biểu tượng quen thuộc. Hệ thống biểu tượng trong ca dao rất phong
phú và đa dạng, có biểu tượng đơn và biểu tượng đôi như: con cò, con đò,
chiếc khăn, trầu - cau, loan - phượng, thuyền - bến, trúc - mai...
Thể thơ được ca dao sử dụng là thể thơ dân tộc - thơ lục bát, phần lớn
ca dao được sáng tác theo thể lục bát (6/8). Ngắt nhịp chủ yếu là nhịp chẵn.
Ca dao còn có hình thức lục bát biến thể, nghĩa là câu ca dao có hình thức lục
bát nhưng có sự co giãn nhất định về số lượng âm tiết (tiếng) trong mỗi câu.
Ngoài ra, ca dao còn có thêm thể thơ song thất lục bát, một khổ thơ bao gồm 4
dòng (7/7/6/8), thể thể thơ song thất (7/7) và thể thơ hỗn hợp.
Kết cấu ca dao cũng rất đa dạng, bao gồm kết cấu đối đáp, trần thuật,
trùng điệp và kết cấu theo công thức. Trong đó, phổ biến nhất là kết cấu đối
đáp (một vế và hai vế) và kết cấu theo công thức, hai kiểu kết cấu này làm
nên những đặc trưng riêng của ca dao so với các thể loại văn học dân gian
khác. Để phù hợp với môi trường diễn xướng, ca dao xây dựng không gian và
thời gian nghệ thuật mang đặc trưng riêng. Thời gian nghệ thuật của ca dao


17
được chia thành thời gian hiện tại, thời gian tâm lý; Không gian trong ca dao
có không gian vật lý, không gian tâm lý.
Với những những đặc điểm nghệ thuật riêng, ca dao đi vào cuộc sống
một cách tự nhiên, gần gũi và có sự ảnh hưởng đối với thơ ca trên nhiều
phương diện nghệ thuật. Nhiều nhà thơ đã vận dụng chất liệu ca dao để tạo
nên những vần thơ đời thường, bình dị, mang lại những sắc màu mới cho thơ
ca Việt Nam.
1.1.2. Giới thiệu chung về thơ
1.1.2.1. Một số quan niệm về thơ
Trong quá khứ suốt 1000 năm, dân tộc Việt Nam chịu sự đô hộ của
phong kiến phương Bắc nên nhiều phương diện đời sống của dân tộc ta chịu

sự ảnh hưởng rất sâu sắc. Những lí luận văn học cũng như quan niệm về thi ca
của người xưa ở nước ta ảnh hưởng nhiều từ nền lý luận của Trung Quốc.
Ông cha ta còn phải vay mượn thể loại, ngôn ngữ trong sáng tác văn chương.
Tuy nhiên, với ý thức tự cường dân tộc, ông cha ta đã có sự tiếp thu một cách
chọn lọc và dựa kinh nghiệm của mình để đưa ra những quan niệm riêng về
thơ. Những quan niệm, những lý luận của người xưa góp phần giúp chúng ta
hiểu được cái đẹp, cái hay của thơ trong quá khứ, góp phần xây dựng nên một
nền lí luận làm cơ sở cho người đời sau học tập, nghiên cứu.
Người xưa cho rằng “Thơ là người”, Ngô Thì Vị viết về Trịnh Hoài
Đức:“Thơ ông như người ông, điều mà ông gánh vác như điều mà ông tu
dưỡng” [69, tr.47]. Quan niệm này đề cao và khẳng định vai trò của chủ thể
sáng tạo, tùy thuộc vào tính cách, sở trường, sở đoản của từng người mà có
thơ hay hoặc dở. Thơ được tạo ra từ chính tác giả, cho nên người vui thì thơ
vui, người buồn thì thơ buồn, giọng điệu trong thơ xuất phát từ chính con
người của nhà thơ, từ quan niệm sống, từ những niềm vui, sự trăn trở và nỗi
niềm về nhân tình thế thái.


18
Làm thơ là nói đến “Cái Tâm, cái Chí, cái Tình”, điều này có lẽ xuất
phát từ đạo lý Nho gia. Tâm được hiểu là “lòng người”, là cái tồn tại ở bên
trong, là gốc rễ của mọi sự sáng tạo. Nguyễn Du đã từng viết: “Chữ tâm kia
mới bằng ba chữ tài” (Truyện Kiều). Chữ Tâm đóng vai trò quyết định trong
thơ nên người xưa cũng đặt vấn đề “dưỡng tâm”, phải rửa sạch nội tâm, phải
coi nhẹ mọi vấn vương. Có như thế, mọi chân tướng của sự vật mới được
ngời tỏ, thơ đích thực từ đó nảy sinh. Tâm sự trong thơ Nguyễn Trãi - một
nhà nho yêu nước chân chính, tuy về ở ẩn nhưng luôn thể hiện cái Tâm của
mình, vẫn luôn nặng nợ với đất nước với nhân dân: “Bui một tấc lòng ưu ái
cũ/ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”(Thuật hứng ,V)
Đi liền với Tâm là Chí, người xưa quan niệm, làm thơ là phải nói được

cái chí “Thi ngôn chí”, Chí được xem như chức năng của văn học. Chí trong
thơ xưa là “ý chí”. Tùy theo quan niệm, ý thức mỗi người mà cái chí được
phát huy ở những cấp độ khác nhau. Như Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng:
“Thơ lại là để nói chí; có kẻ chí để ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kẻ
chí để ở nhàn dật”[29, tr.36]. Chí có vai trò quan trọng, việc thành bại ở mỗi
con người một phần do chí quyết định, làm thơ nói đến chí nhằm thể hiện khí
phách của người quân tử. Thơ Nguyễn Công Trứ trong bài “Chí khí anh
hùng” đã thể hiện một ý chí, một sự ý thức cá nhân mãnh liệt ngang tầm với
vũ trụ, non sông: “Chí những toan xẻ núi lấp sông/ Làm nên đấng anh hùng
đâu đấy tỏ”.
Người xưa cũng quan niệm văn chương phải gắn liền với tình cảm.
Làm thơ không chỉ cần đúng đắn mà cần có sự truyền cảm, do đó cần phải
gắn với Tình. Tình bộc lộ chức năng biểu cảm, không ở đâu như văn chương,
cảm xúc được được đòi hỏi cao và đặt lên hàng đầu. Với thơ xưa, ngôn ngữ
phải mang mang tính cô đọng, hàm súc nên yêu cầu cái tình không được dài
dòng, phải nồng nàn, sâu lắng. Có những bài thơ, cái tình cao siêu đến nỗi có


19
thể làm chấn động lòng người, làm khóc được quỷ thần. Để có được cái tình,
tất nhiên người làm thơ phải có tâm hồn, nhạy bén trước tạo vật. Trong truyện
Kiều của Nguyễn Du, cái tình thật thấm thía, sâu sắc, những vần thơ của ông
không chỉ là tiếng khóc riêng cho số phận nàng Kiều tài hoa, mệnh bạc mà là
tiếng kêu cho thời đại, số phận con người đang rơi vào sự bế tắc, không có lối
thoát và cũng là tiếng nói phê phán mạnh mẽ xã hội phong kiến:“Ngẫm hay
muôn sự tại trời/ Trời kia đã bắt làm người có thân/ Bắt phong trần phải
phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.
Cái Tình không phải là sự hời hợt mà cũng phải cần đến sự chân thật
mới góp phần làm nên những vần thơ hay. Tuy nhiên, cái Tình cũng chưa nói
lên tất cả, cho dù cái Tình tột bậc cũng chưa tạo nên vần thơ tuyệt bút, mà cái

tình cần có cái Ý. Lê Hữu Trác xác định: “Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới
hay” [29, tr.104]. Nói khác đi, Ý phải thấm vào tình, hòa quyện vào tình, tư
tưởng cần phải chan hòa với cảm xúc.
Các nhà lí luận văn học hôm nay đã kế thừa những quan niệm về thơ
của người xưa và tiếp thu những quan điểm từ các nền lí luận văn học của
nhiều nước trên thế giới cho rằng, thơ là hoạt động của cảm xúc, của sự trầm
tư và chiêm nghiệm cuộc đời. Bản chất của thơ thuộc về thế giới bên trong thế giới chủ quan nội cảm của chủ thể sáng tạo. Điểm khác biệt có thể nhận
thấy ở thơ xưa và nay ở chổ, người xưa quan niệm làm thơ “quý ở sự tinh,
không quý ở sự nhiều”, cho nên cái Tâm, cái Chí, cái Tình thể hiện qua những
vần thơ thường ngắn gọn, súc tích, không dàn trải. Còn các nhà thơ hiện đại
thể hiện tình cảm một cách lai láng nên không lời thơ không còn tính hàm súc
như thơ xưa. Thơ hiện đại vẫn giống thơ xưa là thể hiện cái Tâm, cái Chí, cái
Tình, nhờ vậy mà nhà thơ có thể bộc lộ tiếng nói bên trong thầm kín, tạo nên
những âm vang đi vào lòng người đọc. Đồng thời, cho dù thơ xưa hay nay thì
thơ phải giàu nhạc tính, câu thơ có cấu trúc cân đối, nhịp nhàng, có vần điệu.


×