Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

tìm hiểu yếu tố hiện thực trong văn xuôi tự lực văn đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.36 KB, 140 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG NGỌC HÙNG

TÌM HIỂU YẾU TỐ HIỆN
THỰC TRONG VĂN XUÔI
TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 5-04-33

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. LÂM QUANG VINH
NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐẶNG NGỌC HÙNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
~2002 ~


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................3
T
4

T
4

DẪN LUẬN................................................................................................6
T
4



T
4

1. Lí do chọn đề tài: ........................................................................................ 6
T
4

T
4

2. Giới hạn đề tài: ........................................................................................... 7
T
4

T
4

3. Lịch sử vấn đề :........................................................................................... 7
T
4

T
4

4. Mục đích nghiên cứu (đóng góp của luận văn): ....................................... 14
T
4

T

4

5.Phương pháp nghiên cứu : ......................................................................... 14
T
4

T
4

6. Kết cấu của luận văn :............................................................................... 15
T
4

T
4

CHƯƠNG 1: CÓ MỘT KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC TRONG
T
4

VĂN XUÔI TỰ LỰC VĂN ĐOÀN .......................................................16
T
4

1.1. Tự lực văn đoàn về cơ bản là một văn phái thuộc về văn học lãng mạn :
T
4

T
4


...................................................................................................................... 16
1.1.1. Về phương pháp sáng tác lãng mạn và phương pháp sáng tác hiện
T
4

thực: .......................................................................................................... 16
T
4

1.1.1.1. Một vài thuật ngữ, khái niệm có liên quan : ........................... 16
T
4

T
4

1.1.1.2.Phương pháp sáng tác lãng mạn : ............................................ 18
T
4

T
4

1.1.1.3.Phương pháp sáng tác hiện thực: ............................................. 20
T
4

T
4


1.1.2.Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam : ............................... 21
T
4

T
4

1.1.2.1. Xung quanh việc sử dụng khái niệm "văn học lãng mạn " ở
T
4

Việt Nam : ............................................................................................ 21
T
4

1.1.2.2. Sự xuất hiện văn học lãng mạn, văn học theo khuynh hướng
T
4

lãng mạn chủ nghĩa ở Việt Nam: ......................................................... 23
T
4

1.1.2.3 Tự lực văn đoàn - một văn phái đi theo đi theo khuynh hướng
T
4

lãng mạn: .............................................................................................. 24
T

4


1.2 Khuynh hướng hiện thực trong văn xuôi Tự lực văn đoàn : .................. 28
T
4

T
4

1.2.1. Hiện tượng không thuần nhất của văn học lãng mạn nói chung, của
T
4

Tự lực văn đoàn nói riêng : ...................................................................... 28
T
4

1.2.2. Yếu tố hiện thực, khuynh hướng hiện thực trong văn xuôi Tự lực
T
4

văn đoàn : ................................................................................................. 30
T
4

1.2.2.1. Từ tôn chỉ được đề ra trong tuyên ngôn : ............................... 30
T
4


T
4

1.2.2.2 Từ tôn chỉ đến thực tế sáng tác : .............................................. 31
T
4

T
4

CHƯƠNG 2: HIỆN THỰC VỀ CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG LỄ
T
4

GIÁO PHONG KIẾN .............................................................................33
T
4

2.1 Đấu tranh cho sự lựa chọn tình yêu và hôn nhân : ................................. 34
T
4

T
4

2.2 Chống đại gia đình phong kiến : ............................................................. 43
T
4

T

4

2.3 Chống chế độ hôn nhân đa thê: .............................................................. 47
T
4

T
4

CHƯƠNG 3: HIỆN THỰC VỀ XÃ HỘI - CON NGƯỜI THỜI
T
4

PHÁP THUỘC ........................................................................................53
T
4

3.1 Người nông dân, người lao động nghèo khổ : ........................................ 53
T
4

T
4

3.2. Thân phận phụ nữ và trẻ em : ................................................................ 77
T
4

T
4


3.3. Hiện thực về tầng lớp địa chủ, phong kiến, tư sản và "kẻ giàu" nói
T
4

chung : .......................................................................................................... 87
T
4

3.4. Hiện thực về sinh hoạt bình dân và phong cảnh quê hương :................ 97
T
4

T
4

CHƯƠNG 4: HIỆN THỰC VỀ NGƯỜI TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN
T
4

T
4

.................................................................................................................103
4.1. Cuộc sống "xam xám nhờ nhờ" của những trí thức thất cơ lỡ vận : ... 103
T
4

T
4


4.2 Cuộc sống chới với trên lằn ranh thiện ác và bi kịch tha hóa :............. 105
T
4

T
4

4.3 Từ thân phận người trĩ thức đến sự phủ nhận xã hội đương thời: ........ 111
T
4

T
4

4.4 Cuộc sống suy đồi và mục đích, thái độ phản ánh : ............................. 117
T
4

T
4


KẾT LUẬN ............................................................................................128
T
4

T
4


THƯ MỤC THAM KHẢO ..................................................................132
T
4

T
4


DẪN LUẬN
1. Lí do chọn đề tài:
Thế kỉ XX ở Việt Nam là thế kỉ đầy biến động. Đây là thế kỉ nảy sinh
nhiều cuộc cách mạng dẫn đến sự ra đời của một kỉ nguyên mới; nhiều cuộc
canh tân xã hội, văn hóa và văn học.
Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù. Văn học có
liên quan với những hình thái ý thức xã hội khác, sinh thành từ cuộc sống,
nhưng đồng thời cũng có những đặc trưng riêng, vì thế văn học còn tồn tại và
phát triển theo những quy luật nội tại của nó.
Trong văn học Việt Nam thế kỉ XX, giai đoan 1930-1945 đánh dấu một
bước phát triển cao trong quá trình hiện đại hóa. Đó là một bước nhảy vọt về
chất, như nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã nhận định : "Ở nước ta, một năm đã
có thể kể như 30 năm của người"[55; 1167]. Trên cuộc hành trình cách tân văn
học đó, Tự lực văn đoàn thực sự là một hiện tượng nổi bật. Với những đóng
góp của nó, văn học Việt Nam đã chững chạc bước vào thời kì hiện đại.
Từ cuối thế kỉ XX nhìn lại, chúng ta mạnh dạn thấy Tự lực văn đoàn là
một văn đoàn chuyên nghiệp đầu tiên trong trong lịch sử văn học dân tộc. Ra
đời và phát triển trong vòng mười năm, Tự lực văn đoàn đã tạo nên một tiếng
vang, "để lại một dấu ấn không thể phai mờ"[29;85]. Tuy nhiên, đã hơn nửa thế
kỉ trôi qua, "Tự lực văn đoàn vẫn chưa được đánh giá thật nghiêm túc, khách
quan, khoa học"[29;85]. Mặt khác, khi nghiên cứu Tự lực văn đoàn, đa số các
công trình thường tập trung vào những đóng góp về nghệ thuật, về thi pháp của

nó. Còn về mặt nội dung tư tưởng, ít có chuyên luận nào đi sâu khẳng định
những mặt tích cực của Tự lực văn đoàn, mà chủ yếu là nêu lên mặt hạn chế
của nó (phần lớn là những hạn chế không tránh khỏi). Trong khi đó, hiện nay
trong giới nghiên cứu văn học đang có xu hướng đánh giá lại bộ phận văn học
lãng mạn vì đây là bộ phận văn học không thuần nhất.
Trước tình hình này, việc nghiên cứu, chứng minh một cách khách quan,
chân xác những giá trị về nội dung tư tưởng của Tự lực văn đoàn, theo chúng


tôi, là một điều hết sức cần thiết như lời nói của nhà lí luận Trường Chinh :
"Việc uốn nắn lại những thái độ hẹp hòi, máy móc đối với những giá trị văn
nghệ cũ không những có tác dụng sửa chữa những bất công đối với nhiều tác
phẩm mà còn có tác dụng mở rộng con đường sáng tác cho văn nghệ hiện thời"
[6; 241-242].

2. Giới hạn đề tài:
a/ Khách thể nghiên cứu:
Nói đến văn xuôi thường là nói đến truyện và kí. Do gặp khó khăn về tư
liệu, chúng tôi chỉ khảo sát truyện. Truyện hiện đại bao gồm truyện vừa, truyện
ngắn và tiểu thuyết. Đối với truyện Tự lực văn đoàn, các nhà nghiên cứu chỉ
công nhận truyện ngắn và tiểu thuyết, không thấy ai dùng thuật ngữ truyện vừa.
Dù vậy, trong quá trình làm luận văn, chúng tôi vẫn còn thiếu một số tác phẩm
(tiểu thuyết Những ngày vui của Khái Hưng, truyện ngắn Đứa con của Thạch
Lam...). Nói chung số tác phẩm chúng tôi có được vào sử dụng để nghiên cứu
tương đương với bộ Tuyển tập văn chương Tự lực văn đoàn (3 tập) do Nhà
xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1999.
b/ Đối tượng nghiên cứu :
Với tên đề tài đã đưa ra, đối tượng của luận văn là yếu tố hiện thực có
trong khách thể.
Đối tượng nghiên cứu dựa trên một kiến thức có liên quan đến những vấn

đề lí thuyết lớn của lí luận văn học. Một cách căn bản, chúng tôi sử dụng những
khái niệm, quan niệm tương đối ổn định của lí luận văn học hiện hành, để góp
phần làm rõ một hiện tượng văn học sử. Chúng tôi hoàn toàn không tranh luận
về lí thuyết, ở những chỗ cần thiết, chúng tôi có giới thuyết cách hiểu của mình
về yếu tố hiện thực. Nói chung, xét về bản chất, đối tượng nghiên cứu là một
hiện tượng văn học Việt Nam của giai đoạn 1930-1945.

3. Lịch sử vấn đề :
3.1 Hệ thống những ý kiến bàn về nội dung hiện thực của Tự lực văn
đoàn :


3-1-1 Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai tháng 7 năm 1948, với
cái nhìn biện chứng sắc sảo và trên quan điểm lịch sử, ông Trường Chinh đã
nêu lên trong bản báo cáo của mình những ý kiến thấu tình đạt lí về Tự lực văn
đoàn."Sau cơn khủng bố trắng 1930-1931, một sự buồn rầu, u uất tràn ngập tâm
hồn nhân dân Việt Nam. Văn chương lãng mạn của Tự lực văn đoàn đã ra đời.
Giai cấp tư sản dân tộc không dám đấu tranh bằng chính trị và quân sự chống
đế quốc nữa, bèn chuyển ra đấu tranh bằng văn hóa chống phong kiến quan liêu
(các báo Phong hóa, Ngày nay, tủ sách Tự lực văn đoàn )...Dù sao, hoạt động
của nhóm Tự lực cũng đã góp phần đẩy phong trào văn nghệ nước ta tiến lên
một bước"[5; 54-55]. Trong ý kiến vừa dẫn ra, rõ ràng ông Trường Chinh đã
gián tiếp công nhận tác phẩm Tự lực văn đoàn có giá trị hiện thực khi khẳng
định vế “chuyển ra đấu tranh bằng văn hóa chống phong kiến quan liêu”, là
mội tiếng thở dài chống chế độ thuộc địa. Ý kiến này trở thành một định hướng
quan trọng đối với những công trình nghiên cứu về Tự lực văn đoàn về sau.
Nói ý kiến của ông Trường Chinh là biện chứng là vì ông đã phát hiện và chỉ ra
được cơ sở khách quan và chủ quan sự ra đời của Tự lực văn đoàn, đặc biệt là
cơ sở khách quan. Chúng ta nhận ra trong lời văn của ông một sự cảm thông
không chỉ đơn thuần về chính trị mà còn là một thái độ văn hóa.

3-1-2 Năm 1957, gần muời năm kể từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ
hai 1948, tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai, ông Trường Chinh lại có
bài phát biểu rất đáng được giới nghiên cứu văn học lưu tâm, suy nghĩ. Trong
bài phát biểu có nhan đề "Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú,
dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội", ông lại nhấn mạnh
."Đối với trào lưu văn nghệ lãng mạn, chúng ta không nên mạt sát, vơ đũa cả
nắm, mà cần đi vào phân tích những dòng tiến bộ trong những thời kì khác
nhau. Trong khi phê bình thẳng thắn và đấu tranh không khoan nhượng với
những khuynh hướng bi quan, hèn yếu của chủ nghĩa cá nhân trụy lạc hoặc
khuynh hướng phản động dưới thời kì Nhật Pháp, trong khi chống lại sự bắt
chước nghệ thuật tư bản suy đồi của Tây Âu, chúng ta cần hết sức cố gắng tìm
hiểu mọi nhân tố yêu nước và tiến bộ trong những tác phẩm lãng mạn trước
U

đây" (người viết luận văn gạch chân) [6; 241-242]. Chúng tôi nghĩ rằng ở Việt
U


Nam, nói tới văn học lãng mạn trước cách mạng tháng Tám không thể không
bao hàm tác phẩm Tự lực văn đoàn. Tư tưởng của ông Trường Chinh càng trở
nên đáng quý khi chúng ta biết rằng động cơ của thái độ trân trọng của ông đối
với văn học lãng mạn là "Cần nhận rõ rằng văn nghệ cách mạng của chúng ta là
kẻ kế thừa tất cả những giá trị văn nghệ do các thời đại trước tạo ra và truyền
lại cho đến ngày nay. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển tất cả di sản
của dân tộc và cũng chỉ có chúng ta mới có thể làm nổi công việc đó...Việc uốn
nắn lại những thái độ hẹp hòi, máy móc đối với những giá trị văn nghệ cũ
không những có tác dụng sửa chữa những bất công đối với nhiều tác phẩm mà
còn cố tác dụng mở rộng con đường sáng tác cho văn nghệ hiện thời"[6; 241242].
3-1-3 Trong chuyên luận Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1968, Nguyễn Đức Đàn có đưa vào và phân tích

tiểu thuyết Con trâu của nhà văn Trần Tiêu. Việc tác phẩm của một thành viên
Tự lực văn đoàn được chọn và phân tích để chứng minh, biện giải cho những
vấn đề về chủ nghĩa hiện thực Việt Nam không phải là không có vấn đề. Chúng
tôi sẽ trở lại vân đê này sau. ơ đây, chúng tôi hết sức lưu ý đến các câu của
Nguyên Đức Đàn như Con trâu là tác phẩm hiện thực phê phán, "thấy được
cuộc sống quằn quại của người nông dân nghèo dưới ách tô tức của bọn địa chủ
và trăm thứ tô tức hủ lậu"[22\ 12].
3-1-4 Hà Minh Đức đã tiếp tục những ý tưởng thời trẻ của mình (đã nói ở
mục 2-7 ) trong nghiên cứu về Tự lực văn đoàn. Bài "Khải luận" cho Tổng tập
văn học Việt Nam, T 28A (Nxb Khoa học xã hội, 1984) của ông có đoạn :"Văn
chương thoát li lãng mạn trong thời kì này (thời kì Mặt trận dân chủ - người
làm luận án) có xu hưởng trở về với những vấn đề của đời sống. Các tác phẩm
như Gia đình, Thừa tự, Thoát li của Khái Hưng đều có giá trị hiện thực như sự
miêu tả từ bên trong, mặt trái, sự phân hóa, suy tàn của những gia đình phong
kiến"[\A\ 7]. Ong đê cao Thạch Lam, ròi nêu lên hiện tượng ■."Tinh trạng pha
tạp không thuần nhất của dòng văn học này đòi hỏi sự lựa chọn và đánh giá
trong quá trình tiếp nhận"[l4; 8].


3-1-5 Là người trong cuộc, đã từng tham gia cách mạng, kháng chiến,
cuối đời nhìn lại, Tú Mỡ bồi hồi nhớ và viết về tờ báo Phong hóa - tờ báo mà
ông đã gắn bó thuở nào'."...nó đáp ứng nhu cầu của trí thức, của bình dân;
vạch mặt làm bia chế giễu những kẻ tai to mặt lớn, sống trên áp bức bóc lột
dưới cúi luồn xu nịnh mà người bình dân căm ghét; nó tìm đến và tìm cách
thực hiện một cuộc đời tươi sáng thay vào cuộc sống tối tăm, bùn lầy nước
đọng...Nó không làm cách mạng nhưng nó làm công việc khai phá, dọn đất cho
cách mạng gieo hạt sau này"[29; 134]. Đó là cái nhìn chân thành, biện chứng
của một người trong cuộc đã được vũ trang thêm quan điểm Mác - Lê nin. Nói
Tự lực văn đoàn "khai phá, dọn đất cho cách mạng sau này" là nói khả năng
phản ánh hiện thực của nó. Mặt khác, cũng trong bài hồi kí này, trên quan điểm

thực tiễn và phản ánh luận Marxist, Tú Mỡ hè lộ và khẳng định một nét tích
cực trong cung cách quản lí của những người lãnh đạo Tự lực văn đoàn :"Mỗi
tháng một lần, chứng tôi tổ chức những cuộc du lịch nho nhỏ...Mỗi lần đi ngao
du như thế, ai cũng thu hoạch được cái gì mang về viết"[29; 137]. Có lẽ hoạt
động này sau này được ta gọi là đi thực tế?
3-1-6 Năm 1989, bộ tuyển tập Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (Nxb Khoa
học xã hội) được in, bạn đọc xa gần đón nhận nồng nhiệt. Trong lời giới thiệu
cho tuyển tập, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung nêu lên và phân tích
những vấn đề văn học, học thuật rất đáng suy nghĩ, nhất là những vấn đề lâu
nay chúng ta cứ đinh ninh là kinh điển, là bất di bất dịch. về tình hình vận dụng
lí luận văn học Mác-xít của các nhà khoa học Việt Nam vào trong bối cảnh văn
học đặc thù của nước mình, Nguyễn Hoành Khung đã nói rất có lí ."Cái tên gọi
lãng mạn không thật thích hợp với khá nhiều tác giả, tác phẩm mà nó muốn
thâu tóm, kể cả một số tác giả được coi là tiêu biểu...Những nhân tố hiện thực,
nhân đạo vẫn có cơ sở trong chiều sâu tư tưởng nghệ thuật của nhiều nhà văn,
nhà thơ lãng mạn, để thường thấp thoáng hiện ra trong tác phẩm, xen lẫn giữa
những nhân tố tiêu cực"[33; 9]. Để giải thích điều này, ông đã viện dẫn cụ thể
văn học 1930-1945, đó là giữa các dòng văn học "vẫn có những cơ sở thống
nhất chung, nên thường có mối liên hệ qua lại, chịu ảnh hưởng của nhau, thâm
nhập lẫn nhau tới mức khố phân biệt ranh giới giữa chúng"[33; 9], chưa kể


"Các dòng đều có sự phân hóa và chúng giao lưu, thâm nhập lẫn nhau tới mức
khó phân biệt"[33; 9]. vẫn nghiêm khắc chỉ ra và chứng minh những mặt tiêu
cực của văn học lãng mạn, đồng thời Nguyễn Hoành Khung cũng đi đến khẳng
định chắc nịch những đóng góp của bộ phận văn học này về mặt tái hiện thực
tại đời sống dân tộc trước Cách mạng tháng Tám :" Nếu thiếu vắng những sáng
tác của văn học lãng mạn, bức tranh về đời sống Việt Nam đương thời không
phải không có những mảng, những mặt chưa đầy đủ"[33; 22].
3-1-7 Năm 1990, trong không khí trăm hoa đua nở của đổi mới, Phan Cự

Đệ đã có cái nhìn lại thoáng hơn, mới hơn về Tự lực văn đoàn. Khi viết cuốn
Tự lực văn đoàn - con người và văn chương (Nxb Văn học, Hà Nội, 1995), ông
đã coi công việc của mình là "nhìn nhận lại một hiện tượng văn học mà trước
đây, do điều kiện lịch sử, việc đánh giá còn có chỗ khe khắt hoặc chưa toàn
diện. Đó là những hiện tượng như Tự lực văn đoàn"[l0; 5]. Từ mục đích khoa
học đó, Phan Cự Đệ đã khảng khái dành sự ưu ái cho Tự lực văn đoàn khi ông
cho rằng nó có "tinh thần dân tộc, thái độ phê phán bọn địa chủ, phong kiến
quan liêu bóc lột, sự cảm thông chân thành với những nỗi khổ của người dân
quê sau lũy tre xanh"[10; 56-57]. Thừa nhận nội dung hiện thực của Tự lực văn
đoàn, xét mức độ phản ánh của nó trên quan điểm lịch đại, ông Phan Cự Đệ đã
nói lên những điều có lẽ chưa ai từng nói :”Tự lực văn đoàn chủ trương cải
cách xã hội một cách hợp pháp, họ không đánh thẳng vào kẻ thù số một của
dân tộc, tuy nhiên, lúc có điều kiện, họ củng đả kích một cách bóng gió, xa xôi
bọn thực dân Pháp”[10; 57].
3-1-8 Trong một chuyên luận về thơ (Thơ Mới - những bước thăng trầm,
Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1993), khi đưa ra những nhận định mới về Thơ Mới, tác
giả Lê Đình Kị có liên hệ với văn xuôi lãng mạn về bản chất của tình hình đánh
giá với những giá trị thực của nó. Từ thao tác so sánh văn học, nhà nghiên cứu
Lê Đình Kị trình bày những gợi ý rất giá trị, như là một sự định hướng cho
những chuyên luận về vấn đề này."Với văn xuôi 1932-1945, do thành kiến sẵn
có với bản thân chủ nghĩa lãng mạn, lại do một số tác giả thời kì này "có vấn
đề chính trị" nên tiện nhất là vứt họ vào cái bị lãng mạn, mặc dù tác phẩm của


họ hầu hết là viết về vấn đề mới cũ, vấn đề đại gia đình, mẹ chồng nàng dâu, dì
ghẻ con chồng, môn đăng hộ đối, tranh giành thừa tự...là những chủ đề tự nó
không liên quan, thậm chỉ đi ngược lại cảm hứng lãng mạn "[70; 59].
3-1-9 Khi nghiên cứu Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc, ở
phương diện bài Nho của nó, Trần Đình Hượu - trong sách Nho giáo và văn
học Việt Nam trung cận đại (Nxb Văn hóa thông tin, 1995) - nhận xét."Họ phủ

nhận con người chức năng trong luân thường, con người sống với gia đình, với
họ hàng, với làng xã, làm con hiếu, làm tối trung. Lúc đó con người mà họ đề
cao chính là con người mới. Cuộc sống mà họ ca tụng là cuộc sống mới"[29;
46]. Từ đó, Trần Đình Hươu trân trọng nâng vấn đề lên ."Không phải là họ chỉ
nói chuyện yêu đương chàng và nàng mà đặt ra cả những vấn đề của thực tế xã
hội khá tiêu biểu. Chắc chắn họ không am hiểu việc làng bằng Ngô Tất Tố,
không am hiểu phố huyện bằng Nguyễn Công Hoan, nhưng những vấn đề họ
đặt ra không phải là vô can, vô bổ, không phải xa thực tế"[29; 48]. Như vậy,
theo học giả Trần Đình Hươu, cái mới trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn không
phải là một cái gì lạ lẫm, kì dị. Nó chính là bản thân quá trình hiện đại hóa xét
trong địa hạt văn chương. Đó chính là sự trở dạ của một cuộc sinh thành, có
đau đớn nhưng hứa hẹn một viễn cảnh huy hoàng, đẫy sức sống. Chính Trần
Đình Hượu đã lí giải vấn đề này như sau :”Sự phát triển của thương nghiệp,
của đô thị, của giao lưu văn hóa, sự truyền bá của văn hóa tư sản...làm thay
đổi cuộc sống của vùng đất nông thôn rộng lớn là cả phương Đông lúc đó.
Trong sự thay đổi như vậy, cái dân tộc cũng không phải là bất biến. Những
quan hệ cũ, những giá trị cũ phải tự thay đổi để thích ứng với cuộc sống mới
mà nét nổi bạt là tính đô thị”[29; 45]. Nói chung, nhà nghiên cứu Trần Đình
Hượu đề nghị nhìn Tự lực văn đoàn "trong sự phát triển liên tục của lịch sử,
trong văn học dân tộc và trong quá trình hiện đại hóa của văn học phương
đông"[29; 42]. Do đó, chúng tôi nghĩ rằng mọi ý đồ, phương cách xem Tự lực
văn đoàn như một lát cắt, một ngoại lệ sẽ sa vào phi lịch sử, hư vô chủ nghĩa và
chủ quan chủ nghĩa. Nhưng Trần Đình Hươu không nói tốt hết cho Tự lực văn
đoàn. Bằng sự uyên bác, ông đã chỉ ra hạn chế của Tự lực văn đoàn là “Chủ
trương cải tạo của họ lại nhìn từ góc độ giải phóng cá nhân , hay có hơn một


chút là cải cách xã hội mà không thấy yêu cầu cách mạng chính trị kinh tế. Cho
nên về sau họ đi theo khuynh hướng đạo đức tôn giáo kiểu Tôn-xtôi”[29; 48].
3-1-10 Sau Thơ Mới - những bước thăng trầm, Lê Đình Kị có tổng hợp

một quá trình nghiên cứu tâm huyết của mình về văn học lãng mạn Việt Nam
trong cuốn vấn đề chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam (Nxb Giáo dục,
1998). Công trình này đã góp một tiếng nói quyết định trong việc tiến tới ổn
định hóa việc nhận định văn học lãng mạn, nhất là Thơ Mới - một di sản vô giá
của văn học dân tộc. về tình hình văn xuôi lãng mạn, Lê Đình Kị đã nói nhỏ
nhẹ nhưng rất thấm thía : "Tự lực văn đoàn có tác phẩm hiện thực, mà tỉ lệ các
tác phẩm hiện thực không phải nhỏ"[36; 166].
3-1-11 Trong lần tái bản cuốn Lịch sử văn học Việt Nam 1900-1945 (Nxb
Giáo dục, 1999), ở chương về Tự lực văn đoàn, Phan Cự Đệ đã bổ sung những
ý tưởng khá hay. Những ý tưởng này đã từng thấp thoáng trong cuốn Tự lực
văn đoàn - con người và văn chương (Nxb Văn học, 1990). Chẳng hạn ."Tinh
thần dân tộc, thái độ phê phán bọn địa chủ, phong kiến quan liêu bóc lột, sự
cảm thông chân thành với những nỗi khổ cực của người dân quê được thể hiện
trong những tác phẩm viết vào thời kì Mặt trận dân chủ"[l2; 539]. Trong tác
phẩm nghệ thuật chân chính, nội dung và hình thức quan hệ với nhau như hai
mặt của một tờ giấy. Vì vậy, Phan Cự Đệ đã nói về bút pháp Tự lực văn đoàn,
thận trọng nhưng cũng không kém phẫn mạnh dạn, như sau :"Trong truyện và
tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, cũng có những nhân vật được xây dựng bằng một
bút pháp hiện thực"[12; 550].
3-1-12 Cuốn sách mới nhất có bàn về Tự lực văn đoàn là cuốn Giáo trình
lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999).
Trong cuốn sách này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã trình bày một số
nhận định khá sâu sắc về Tự lực văn đoàn : "Cảm hứng chủ đạo của tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn là cảm hứng lãng mạn, nhưng cũng có những tác phẩm viết
theo cảm hứng hiện thực chủ nghĩa như Thoát li, Thừa tự của Khái Hưng
chẳng hạn. Một số tác phẩm khác đã dựng nêu được những bức tranh hiện
thực khá sắc sảo, bên cạnh những trang lãng mạn như Nửa chừng xuân của


Khái Hưng, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng của Nhất Lam..."[49; 53].

3.2. Nhận xét - đề xuất:
Tất cả những công trình nghiên cứu mà chúng tôi đã kể ra ở trên, chưa có
một công trình nào đi sâu chuyên tâm nghiên cứu và khẳng định những yếu tố
hiện thực trong văn xuôi Tự lực văn đoàn (không quá vài trang sách). Xuất
phát từ một sự gợi ý mà cũng là một sự bỏ ngỏ của Nguyễn Hoành Khung
"Nếu thiếu vắng những sáng tác của văn học lãng mạn, bức tranh về đời sống
Việt Nam đương thời không phải không có những mảng, những mặt chưa đầy
đw"[33; 22], chúng tồi sẽ tiếp thu những ý kiến, nhận định của những người đi
trước, xây dựng một luận văn tập trung nghiên cứu yếu tố hiện thực trong văn
xuôi Tự lực văn đoàn.

4. Mục đích nghiên cứu (đóng góp của luận văn):
Khi khảo sát, phân tích yếu tố hiện thực trong văn xuôi Tự lực văn đoàn,
chúng tôi sẽ chỉ ra những nét nào đó trên gương mặt cuộc sống đương thời hiện
lên trong văn xuôi Tự lực văn đoàn, chỉ ra mức độ quan hệ giữa tác phẩm với
hiện thực, giữa những tính cách được nhà văn xây dựng với hoàn cảnh. Đặc
biệt, trong hoàn cảnh Việt Nam, phải chăng các nhà văn lãng mạn trong Tự lực
văn đoàn không phải lúc nào cũng sáng tác với với bút pháp lãng mạn chủ
nghĩa ?
Cuộc sống được nhìn qua lăng kính "của cái tôi" của Tự lực văn đoàn dù
đậm hay nhạt vẫn phải là cuộc sống vì "cơ sở vật chất" của nó là cuộc sống
thật. Hóa ra dùng phương pháp sáng tác nào đôi khi không phải là yếu tố quyết
định vì cứu cánh của văn học nghệ thuật là sự thật cuộc sống được nói đến. Giá
trị của nó có khi không chỉ ở mục đích chủ quan mà còn ở ý nghĩa khách quan
của hình tượng tác phẩm. Luận văn này sẽ cố gắng đi tìm, phân tích những sự
thật cuộc sống tức những yếu tố hiện thực có trong văn xuôi Tự lực văn đoàn.

5.Phương pháp nghiên cứu :
5.1.Phương pháp khái quát:
Một là phương pháp lịch sử. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xem



xét hiện tượng văn chương Tự lực văn đoàn từ hoàn cảnh xã hội - chính trị, từ
trình độ, khả năng nhận thức và những biểu hiện của tinh thần dân tộc của các
tầng lớp trí thức nói chung và các nhà văn đương thời nói riêng. Mặt khác, cần
có cái nhìn lịch sử về vai trò của Tự lực văn đoàn trong qua trình phát triển của
văn học, trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc.
Hai là phương pháp hệ thống. Bằng cách phát hiện tính lặp lại nhiều lần
các yếu tố của sự miêu tả hiện thực cuộc sống để có một tập hợp các yếu tố đó,
chúng tồi bước đầu đi đến khẳng định khuynh hướng hiện thực trong dòng văn
học lãng mạn là một thực tế có thể chấp nhận được.
5.2.Phương pháp cụ thể:
Chúng tôi vận dụng các thao tác so sánh - đối chiếu, phân tích, tổng hợp,
khái quát hóa.
Trước hết, chúng tôi tiến hành so sánh: so sánh các nhà văn Tự lực văn
đoàn với những nhà văn hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam
Cao..., tức những nhà văn cùng chuyên chú ở một đề tài về sự thức nhận cuộc
sống, giải quyết vấn đề, phương pháp tái hiện hiện thực, để từ đó làm nổi bật
ương tâm nghiên cứu là yếu tố hiện thực trong văn xuôi Tự lực văn đoàn.
Thứ hai, đã là nghiên cứu văn học thì không thể không phân tích vấn đề
văn học, tác phẩm văn học. Trong một số trường hợp cụ thể, chúng tôi còn sử
dụng những cách thức phân tích hình thức tác phẩm, nhằm chỉ ra cảm hứng tư
tưởng của tác phẩm, thái độ của nhà văn đối với đối tượng được miêu tả, phản
ánh.

6. Kết cấu của luận văn :
Ngoài các phần dẫn luận và kết luận, luận văn còn có bốn chương :
Chương một : Có một khuynh hướng hiện thực trong Tự lực văn đoàn.
Chương hai: Hiện thực về cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến.
Chương ba : Hiện thực về con người - xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.

Chương bốn : Hiện thực về cuộc sống của người trí thức tiểu tư sản.


CHƯƠNG 1: CÓ MỘT KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC
TRONG VĂN XUÔI TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
1.1. Tự lực văn đoàn về cơ bản là một văn phái thuộc về văn học lãng
mạn :
1.1.1. Về phương pháp sáng tác lãng mạn và phương pháp sáng
tác hiện thực:
1.1.1.1. Một vài thuật ngữ, khái niệm có liên quan :
Phương pháp sáng tác (hay phương pháp nghệ thuật) là "hệ thống những
nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sáng tạo
để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật mà trước hết là biến nội dung cuộc sống
thành nội dung nghệ thuật và cùng với nội dung, chi phối sự tạo thành hình
thức tác phẩm" [20; 177].
Nói đến nguyên tắc là nói đến tính nền tảng, có ý nghĩa tiền đề, xuất phát
điểm và chỉ đạo. Tuy nhiên phương pháp sáng tác không phải là một hiện
tượng có tính đơn nhất bởi vì nó "vừa là phương thức lĩnh hội và cải biến hiện
thực thành hình tượng nghệ thuật, biểu hiện mối quan hệ thẩm mĩ của nhà văn
đối với thế giới, vừa là phương thức thể hiện và khẳng định một lí tưởng thẩm
mĩ nhất định mà nhà văn theo đuổi trong quá trình sáng tác. Phương pháp
sáng tác bao giờ cũng chịu sự quỵ định của một thế giới quan nhất định và nảy
sinh trong những điều kiện lịch sử nhất định" [20; 177-178].
Đó là một nhận định đúng đắn. Theo chúng tôi, nhận định trên đây xác
định phương pháp sáng tác gồm ba thành tố như một nhà nghiên cứu Xô Viết
từng nêu trong một cuốn sách lí luận văn học : "thực tại, thế giới quan của nhà
văn và tư duy nghệ thuật của anh tá" [17; 333]. Như vậy chính mức độ có mặt
của ba thành tố này và đặc điểm của mỗi thành tố đã làm cho hình tượng nghệ
thuật không đứng yên.
Trong ba thành tố của phương pháp sáng tác, các nhà nghiên cứu vẫn

thường chú ý hơn đến thành tố tư duy nghệ thuật vì thành tố này thể hiện "năng


lực suy nghĩ bằng hình tượng, xây dựng cơ cấu nghệ thuật của tác phẩm" [17;
333]. Thậm chí, khi tiến hành phân chia khuynh hướng, trào lưu, một số các
nhà nghiên cứu ưu tiên lấy kiểu tư duy nghệ thuật làm tiêu chí số một. Sự bất
cập của cách làm này là giản lược phương pháp sáng tác thành hình thức tái
hiện cuộc sống. Bàn về vấn đề này, Gu-lai-ép nhận định."Sự phát triển của văn
học không thể hiện ở các kiểu tiến hóa của các kiểu tư duy nghệ thuật mà ở bề
rộng và chiều sâu của sự phản ánh cuộc sống" [17; 338]. Vì thế, bất kì một sự
tuyệt đôi hóa nào về tư duy nghệ thuật cũng có nguy cơ bỏ qua cá tính sáng tạo
của mỗi nhà văn. Chúng ta có thể xem trọng tư duy nghệ thuật nhưng cũng
không nên xem nhẹ thế giới quan và các hình thức của hệ tư tưởng trong lịch
sử.
Tư duy nghệ thuật nếu được nhìn nhận, sử dụng như một nguyên tắc thì
lúc ấy nó sẽ là cơ sở của kiểu sáng tác. Nhưng kiểu sáng tác khác với phương
pháp sáng tác ở chỗ nó "không phải là nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật" [45;
479], không xem nội dung lí tưởng là tất cả mà chú tâm vào tỉ lệ "giữa lí tưởng
và thực tại, chủ quan với khách quan trong sáng tác" [45; 479]. Có nghĩa cùng
là nguyên tắc phản ánh nhưng kiểu sáng tác có biên độ nội hàm rộng hơn
phương pháp sáng tác rất nhiều. Một kiểu sáng tác có thể hàm chứa trong nó
nhiều phương pháp sáng tác khác nhau. Sự phát triển của văn học thế giới từng
chứng kiến bao nhiêu phương pháp sáng tác sinh thành nhưng kiểu sáng tác
vẫn quy về hai sự lựa chọn đối với người cầm bút để lập ngôn : chủ quan (lãng
mạn) và khách quan (hiện thực). Mặt khác, do không dựa trên lí tưởng - nghệ
thuật mà kiểu sáng tác không lệ thuộc vào cảm quan lịch sử của nhà văn như
phương pháp sáng tác. Trong khi đó phương pháp sáng tác lệ thuộc vào thế giới
quan, vào những hệ tư tưởng nhất định của những thời kì xã hội lịch sử khác
nhau.
Sự khác nhau này giữa kiểu sáng tác và phương pháp sáng tác tất yếu dẫn

đến một sự khác nhau ở cấp độ hệ thống : kiểu sáng tác chỉ mang tính loại hình,
còn phương pháp sáng tác thì vừa mang tính loại hình (phương pháp chung)
vừa mang tính loại biệt (phương pháp riêng). Các nhà văn cùng chọn một


nguyên tắc miêu tả cuộc sống, đứng cùng nhau trong một trào lưu, thậm chí là
một trường phái văn học, nhưng nếu xúc cảm khác nhau, quan hệ với hoàn
cảnh khác nhau, có trình độ nhận thức nghệ thuật khác nhau thì có cách viết
khác nhau (phương pháp riêng khác nhau).
Phương pháp sáng tác khác khuynh hướng sáng tác. Khuynh hướng sáng
tác là một khái niệm rộng hơn phương pháp sáng tác. Khuynh hướng nói lên ý
thức tư tưởng, sự nhận thức hiện thực để phản ánh (tái hiện, tái tạo). Phương
pháp là một khuynh hướng có tính lịch sử, ra đời trong bối cảnh xã hội nhất
định.
Trong luận văn này, chúng tôi dùng từ yếu tố (yếu tố hiện thực) để nói về
một tập hợp các hiện tượng có tính hiện thực, thể hiện một thái độ, một chủ
đích của sự phản ánh, tái tạo; nói cách khác, yếu tố là một khái niệm nhằm
minh họa, chứng minh cho tính khuynh hướng.
1.1.1.2.Phương pháp sáng tác lãng mạn :
Cách hiểu chung nhất về chủ nghĩa lãng mạn cho đến nay là ."Một trong
những trào lưu văn hóa lớn nhất ở Ấu - Mĩ vào cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu
thế kỉ XIX, có ảnh hưởng và ý nghĩa lớn đối với sự phát triển văn học toàn thế
giới "[20; 59].
Cách mạng tư sản Pháp 1789 đã mở ra trang mới trong cuốn biên niên sử
của châu Âu. Với thắng lợi vẻ vang của Cách mạng tư sản Pháp trước chế độ
phong kiến già nua, tàn tạ, một hình thái kinh tế - xã hội mới được hình thành
trên lục địa cổ kính: hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Xã hội châu
Âu, theo đó, có một chế độ chính trị mới: chế độ tư sản.
Cách mạng tư sản Pháp là một sự kiện hợp quy luật. Điều này đã được
các nhà kinh điển phân tích, luận giải, chứng minh. Lòng mong mỏi của cả một

lớp người đông đảo ở châu Âu từ rất lâu trước đó bây giờ đã thành hiện thực.
Thiên tài Lenin đã nói :"Cả thế kĩ XIX diễn ra dưới khẩu hiệu của Cách mạng
Pháp" [45; 510]. Đây chính là thành công bước đầu của Cách mạng Tư sản
Pháp về chính trị, xã hội.


Về mặt tâm lí, ngay từ lúc vừa gióng trống mở cờ cho đến lúc ca khúc
khải hoàn, Cách mạng tư sản Pháp đã gặp phải sự phản ứng dữ dội từ phía tầng
lớp quý tộc phong kiến. Nguyên cớ của trạng thái tình cảm này không có gì
khó hiểu, không cần phải bàn nhiều. Đó là sự thương tiếc khôn nguôi cái quá
khứ vàng son nay đã phôi phai; chán chường trước thực tại xã hội tư sản phũ
phàng và nỗi sợ hãi tương lai đen tối nằm ngoài ý muốn của họ. Nhưng không
chỉ có giai cấp quý tộc phong kiến già cỗi mới có phản ứng với cách mạng tư
sản Pháp 1789. Vì chẳng bao lâu sau kể từ ngày độc chiếm vũ đài chính trị
châu Âu, cuộc cách mạng này cũng bị phản kháng bởi những người tư sản tiến
bộ, nhất là những nhà văn, những người nghệ sĩ đương thời. Bao nhiêu lí
tưởng, kì vọng cháy bỏng của nhân dân, của một bộ phận người tiến bộ đặt vào
Cách mạng tư sản Pháp với những lời hứa hẹn đẹp đẽ bị tiêu vỡ. Họ bàng
hoàng nhận ra những kì vọng của mình thực ra là những ảo vọng đáng thương.
Tinh trạng ấy đã được Engels tóm lược rất hình ảnh như sau '."Những cơ cấu
mới tưởng ra hợp lí so với trước kìa, thì lại không hoàn toàn hợp lí. Phương
châm cách mạng "bác ái" được thực hiện bằng những sự lừa bịp và đố kị trong
cạnh tranh...Thay cho thanh kiếm, đồng tiền đã trở thành đòn bẩy quan trọng
nhất của quyền lực xã hội" [45; 511].
Sự phản ứng hay phản kháng đối với cách mạng tư sản Pháp đã dẫn đến
sự ra đời của chủ nghĩa lãng mạn về mĩ học, có thể nói chủ nghĩa lãng mạn là
một khuynh hướng cảm hứng thẩm mĩ dựa trên sự khẳng định cái tôi cá nhân
cá thể được giải phóng tình cảm và trí tưởng tượng. Khuynh hướng nghệ thuật
này có các đặc điểm cơ bản sau :
- "Một cá nhân cô đơn xung đột với môi trường xung quanh, một khát

vọng tự do cá nhân vô hạn tách biệt hoàn toàn với xã hội, dẫn tới sự thích thú
với những tình cảm mạnh mẽ, những tương phản gay gắt, những vận động bí
ẩn tối tăm của tâm hồn" [20; 59-60].
- "Vai trò to lớn của cái trực giác, vô thức" [20; 60].
- "Ý thức đầy đủ về vai trò của cá tính sáng tạo của nghệ sĩ đối lập với sự
bắt chước tự nhiên của chủ nghĩa cổ điển" [20; 60].


Nhưng mặt khác, do cơ sở xã hội khác nhau nên chủ nghĩa lãng mạn
không thuần nhất về nội dung xã hội - lịch sử cụ thể: lãng mạn tiêu cực (quý
tộc và một vài tầng lớp tiểu tư sản, tiểu nông) và lãng mạn tích cực (tầng lớp tư
sản dân chủ cấp tiến). Cùng phủ nhận thực tại xã hội nhưng nếu lãng mạn tiêu
cực ngược về quá khứ, ẩn mình trong mộng ảo, tìm sự an ủi ít nhiều trong tôn
giáo thì lãng mạn tích cực "tăng cường ý chí con người đối với cuộc sống, thức
tỉnh lòng bất phục tùng đối với thực tại, đối với đè nén áp bức"[45; 519].
Như vậy, một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa lãng mạn tiêu cực
và lãng mạn tích cực là lãng mạn tiêu cực quay lưng lại thế cuộc, với cuộc đấu
tranh của nhân dân, còn lãng mạn tích cực đi liền, phản ánh cuộc đấu tranh,
hướng tới tương lai tươi đẹp (phần lớn là không tưởng).
Do gắn với cuộc đấu tranh nên các nhà văn lãng mạn tích cực chịu khó
mở rộng đề tài, hướng đến nhân dân, quan tâm đến sự sống còn của cộng đồng.
Chính điều này đã khiến cho lãng mạn tích cực gần gũi, và không ít trường hợp
gặp gỡ với chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện thực phê phán. Cuối cùng là tuy
cùng một tư trào văn học, cùng một phương pháp sáng tác nhưng do gắn lí
tưởng với hiện thực xã hội mà bộ phận lãng mạn tích cực có lúc "xâm nhập"
vào chủ nghĩa hiện thực. Sự giao thoa dù là hiếm hoi giữa hai phương pháp
sáng tác đáng để chúng ta lưu ý, suy nghĩ khi ông hoàng lãng mạn V.Hugo
trong Thư gửi Bô-đơ-le, có viết -."Không bao giờ nghệ thuật vị nghệ thuật, bao
giờ tôi cũng nói : nghệ thuật phục vụ cho tiến bộ "[45; 518].
1.1.1.3.Phương pháp sáng tác hiện thực:

Văn học nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội. Dưới ánh sáng của phản
ánh luận, giữa tác phẩm nghệ thuật và đời sống hoặc ít hoặc nhiều đều có mối
quan hệ nhất định. Chỗ giao nhau giữa tác phẩm và hiện thực chính là sự thật
đời sống được phản ánh trong tác phẩm của người nghệ sĩ. Nhưng phản ánh sự
thật đời sống chưa phải là chủ nghĩa hiện thực.
Theo lí luận văn học Marx-Lênin, chủ nghĩa hiện thực là khái niệm được
dùng để chỉ một phương pháp nghệ thuật, hay một khuynh hướng, một trào lưu
văn học. Xét trong ý nghĩa chặt chẽ ấy, chủ nghĩa hiện thực được xác định trên


một số các nguyên tắc mĩ học :
-"Mô tả cuộc sống bằng hình tượng tương ứng với bản chất những hiện
tượng của chính cuộc sống và bằng điển hình hóa các sự kiện của thực tế đời
sống "[20;54].
- "Thừa nhận sự tác động qua lại giữa con người và môi trường sống, giữa
tính cách và hoàn cảnh, các hình tượng nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa hướng
tới tái hiện chân thực các mối quan hệ khách quan của con người và hoàn
toàn”[20;54-55].
- Cùng với sự điển hình hóa nghệ thuật, coi trọng những chi tiết cụ thể và
độ chính xác của chúng trong việc mô tả con người và cuộc sống, coi trọng
việc khách quan hóa những điều được mô tả, làm cho chúng "tự" nói lên tiếng
nói của mình”[20;55].
Tác phẩm văn học là sự hòa kết nhuần nhụy, hữu cơ giữa nội dung và
hình thức. Nội dung của tác phẩm là "hiện thực cuộc sống được phản ánh trong
sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau”[20;166].
Nội dung của tác phẩm văn học là một hợp thể gồm các yếu tố có quan hệ
qua lại và chi phối lẫn nhau như đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo.
Xét văn học trên cơ sở mối quan hệ giữa nội dung tác phẩm và hiện thực,
chúng tôi quan niệm yếu tố hiện thực là một bộ phận cấu thành nội dung tác

phẩm mà có tác dụng, ý nghĩa tái hiện một đời sống nào đó, làm nhớ đến một
thực tại nào đó. Trong phần lớn trường hợp, dấu hiệu để nhận định yếu tố hiện
thực là chi tiết nghệ thuật - "tiều tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm
xúc và tưtưởng"[20; 41].

1.1.2.Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam :
1.1.2.1. Xung quanh việc sử dụng khái niệm "văn học lãng mạn " ở
Việt Nam :
Ở Việt Nam, vì nhiều lí do khác nhau, việc sử dụng thuật ngữ lãng mạn


và hiện thực tỏ ra không nhất quán. Tùy lúc và tùy theo ý định giải quyết một
vấn đề cụ thể nào đó mà nhà nghiên cứu đặt hai khái niệm này vào những hệ
thống tiêu chí phân loại khác nhau. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh là một
trong những người sớm nhận ra vấn đề này : "Trong các sách văn học sử trước
đây viết về giai đoạn ĩ930-ỉ945, người ta thường phân biệt ba dòng : lãng mạn
chủ nghĩa (tiêu cực), hiện thực phê phán và cách mạng. Cách phân chia như
vậy dĩ nhiên có căn cứ của nó, song chưa thật hợp lí" [44; 46]. Sau đó nhà
nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung nhấn mạnh thêm '.''Nhưng càng ngày, cái
công thức "ba dòng" dành cho văn học Việt Nam 1930-1945 càng bộc lộ những
hạn chế. Ngay cái tên gọi đã có điều không ổn" [33; 8].
Chúng tôi nói cách phân chia đó không nhất quán vì “nó cùng một lúc xáo
trộn hai bình diện khác nhau của văn học : bình diện phương pháp sáng tác
(lãng mạn và hiện thực), bình diện ý thức tư tưởng (cách mạng)" [44; 46].
Với cái nhìn của người ngày nay, chúng tôi thấy các khái niệm lãng mạn
và hiện thực được nhìn nhận bởi hai cái nhìn khác nhau: cái nhìn của mĩ học và
nghệ thuật, cái nhìn xã hội học. Nếu nhìn theo kiểu mĩ học, nghệ thuật thì lãng
mạn là một khuynh hướng nghệ thuật, một phương pháp sáng tác. Trong khi
đó, nếu nhìn bằng lăng kính xã hội học thì lãng mạn là tiêu cực. Xét tận lí của
vấn đề, cái nhìn xã hội học dựa trên cơ sở hai dòng văn học cách mạng và hiện

thực phê phán "đã trực tiếp nêu ra những vấn đề của cuộc đấu tranh cách
mạng, đặt ra những vấn đề của cuộc sống" [33; 9]. Điều gì đã đưa đến cái nhìn
xã hội học và đẩy nó lên thế thượng phong trong một thời gian dài ? Đó chính
là hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài.
Giờ đây, cách nhìn như trên có nhiều chỗ không ổn, không thật phù hợp
với thực tiễn sinh động của văn học Việt Nam 1930-1945. Nhà nghiên cứu
Nguyễn Đăng Mạnh từng lưu ý ."Cho nên tuy hai xu hướng lãng mạn tiêu cực
và hiện thực phê phán khác nhau về chất, củng không nên đối lập chúng với
nhau một cách quá dứt khoát'" [44; 47]. Áp dụng cái nhìn tam phân không
những vấp ở một trào lưu mà ngay ở một tác giả cũng gặp phải sự bất cập.
Đánh giá văn phái Tự lực văn đoàn và từng thành viên của nó-cũng nằm trong


tình hình này.
1.1.2.2. Sự xuất hiện văn học lãng mạn, văn học theo khuynh hướng
lãng mạn chủ nghĩa ở Việt Nam:
Trong văn học Việt Nam, tính chất lãng mạn đã có từ cuối thế kỉ XIX
"với thơ , văn, từ khúc của Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê, Dương Lâm, Đào
Tấn"[49;35].
Đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa lãng mạn với tính cách là một phương pháp
sáng tác mới thực sự xuất hiện. Sau này, "nhà lập pháp" của thơ mới là Hoài
Thanh sẽ tôn vinh Tản Đà đã có công "dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa
nhạc tân kì đương sắp sửa" [66; 12]. Con người phong tình với cả cuộc đời ôm
sầu, mộng trong ngất ngây men rượu dã chạm đến ngưỡng của chủ nghĩa lãng
mạn. Kế đó là Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm và Tương Phố với
thiên tùy bút trữ tình Giọt lệ thu.
Nhưng chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu văn học thì mãi đến giai đoạn
1932-1945 mới hiện hình, với một lực lượng đông đảo xuất thân Tây học, với
những đặc trưng tiêu biểu cho thuật ngữ này, trong đó cái tôi cá nhân cá thể sản phẩm và là chủ thể của chủ nghĩa lãng mạn, như Hoài Thanh và Hoài Chân
đã hăm hở, xúc động nói trong Thi nhân Việt Nam : "Ngày thứ nhất - ai biết

đích ngày nào - chữ tôi xuất hiện trên thỉ đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngờ. Nó
như lạc loài nơi đất khách. Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở
xứ này : quan niệm cá nhân" [66;50]
So với chủ nghĩa lãng mạn Pháp, chủ nghĩa lãng mạn ở Việt Nam ra đời
muộn hơn một thế kỉ. Dù chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp của văn hóa, văn
học châu Âu, nhất là Pháp, nhưng chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam không phải là
bản sao của chủ nghĩa lãng mạn Pháp thế kỉ XIX. Nó có những đặc điểm của
riêng nó mà chủ nghĩa lãng mạn Pháp không có.
Thứ nhất, do có độ lùi hơn một trăm năm, chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam
du nhập trong nó không chỉ chủ nghĩa lãng mạn Pháp như Sa-tô-bri-ăng, Lamác-tin, Huy-gô mà còn có cả sếch-xpia, Bai-rơn của Anh, và thậm chí cả


tượng trưng như Bô-đơ-le, Véc-len, Rim-bô, ơt-sca Wai...Hiện tượng này đã
làm cho chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam phong phú, đa dạng về phong cách nghệ
thuật.
Thứ hai, do ra dời trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nên chủ nghĩa lãng
mạn không thể hoàn toàn là thoát li, mơ mộng. Dù là tư sản hay tiểu tư sản, các
nhà văn luôn ý thức, ở những chừng mực khác nhau, thân phận nô lệ của mình.
Cho nên, giữa hai khả năng, hai sự chọn lựa là quay về quá vãng và chống lại
thực tại dung tục, tầm thường để xây dựng một tương lai theo trí tưởng, các nhà
văn lãng mạn phần lớn đã nghiêng về sự lựa chọn thứ hai. Kết quả là, trong văn
học lãng mạn Việt Nam, tính chất tích cực tỏ ra lấn lướt tính chất tiêu cực, nhờ
đó, nhiều tác phẩm lãng mạn đã nhiều lúc mở ra những địa hạt hiện thực sâu
rộng. Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (tên một cuốn sách do nhà xuất
bản Giáo dục ấn hành năm 1993), Hà Minh Đức đã tỏ ra công tâm trong đánh
giá :"Thơ mới không chỉ nói đến cái tôi mà còn nói đến cái ta. Hình ảnh những
người nghèo khổ bất hạnh, một ông đồ vất vả kiếm sống bằng ngòi bút, những
người con gái giang hổ đớn đau với thân phận, những nông dân lao động
nghèo khổ một nắng hai sương. Các nhà thơ đã tạo dựng được một số hình ảnh
chân thực về họ với ngòi bút nhân đạo và tấm lòng thương cảm chân thành".

Thứ ba, cũng do hoàn cảnh đặc thù Việt Nam, sự phân hóa các giai cấp,
tầng lớp xã hội ở Việt Nam trước 1945 không rạch rồi, quyết liệt như ở các
nước phương Tây. Chính sự nhập nhằng về cơ sở xã hội này đã kéo theo sự
nhập nhằng, không dứt khoát giữa lãng mạn và hiện thực trong một số trường
hợp : "Cớ những tác phẩm chứa đựng cả hai khuynh hướng cảm hứng, có nhà
văn rất khó phân biệt là lãng mạn hay hiện thực" [49; 32].
1.1.2.3 Tự lực văn đoàn - một văn phái đi theo đi theo khuynh hướng
lãng mạn:
Như đã nói, từ 1932 trở đi, với chiến thắng của thơ mới, văn học lãng
mạn Việt Nam hiện ra như một trào lưu với sự khoe sắc rực rỡ với bao nhiêu là
nhóm sáng tác. Chỉ tính riêng ở Hà Thành đã có Hà Nội báo (Huy Thông, Lưu
Trọng Lư, Thái Can, Nguyễn Nhược Pháp), Tiểu thuyết thứ bảy (Thâm Tâm,


Trần Huyền Trân, Leiba, Ngọc Giao, Thanh Châu), Phong hóa và Ngày nay
của Tự lực văn đoàn, Tao Đàn (Nguyễn Tuân, Phạm Hầu, Lưu Kì Linh), Xuân
thu nhã tập (Phạm Văn Hạnh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn
Xuân Sanh). Nhưng để được xem như một trường phái với những quan điểm
được công bố với tính cách tuyên ngôn nghệ thuật thì chỉ có Tự lực văn đoàn.
1 Điều 1: Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ
không phiên dịch sách nước ngoai nếu những sách này chỉ có tính cách văn
chương thôi: mục đích để làm giàu thêm văn sản trong nước. Điều 2: Soán hay
dịch những sách có tư tưởng xã hội, chú ý làm cho người và cho xã hội ngày
một hay hơn lên.
Năm 1930, trở về từ Pháp với những quan niệm mới mẻ mang màu sắc
văn minh phương Tây và chịu ảnh hưởng của văn chương tiến bộ Pháp,
Nguyễn Tường Tam háo hức lao vào công cuộc canh tân văn chương và xã hội.
Trong con mắt của chàng thanh niên hai mươi lăm tuổi này, bầu không khí văn
chương Việt Nam lúc bấy giờ cần phải được cải cách. Với nhiệt tâm ấy, vượt
qua bao thử thách, năm 1932, tờ báo Phong hóa do Nguyễn Tường Tam chủ

xướng đã trình làng. Nhưng tiếc thay, đây chỉ là một cuộc thử nghiệm bởi tờ
báo không gây được ấn tượng gì mấy nơi độc giả. Họ Nguyễn nhanh chóng
nhận ra tờ báo của mình sở dĩ không duy trì được chú ý của người đọc vì không
đáp ứng khẩu vị của họ. Thế là ngày 22-9-1932, tờ Phong hóa số 14 ra mắt
người đọc trên cơ sở tinh thần thời đại và đã được công chúng hoan nghênh hết
mực. Đến ngày 2-3-1933, trên đà hứng khởi dào dạt ấy, Tự lực văn đoàn - văn
đoàn đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam - chính thức, trang trọng tự giới
thiệu mình với một bản tuyên ngôn ngắn1 (in trên tờ Phong hóa số 87).
Các thành viên trong buổi đầu khởi nghiệp gồm : Nguyễn Tường Tam (
có các bút danh Nhất Linh, Bảo Sơn-văn, Đông Sơn-vẽ, Tân Việt-thơ), Nguyễn
Tường Long (Hoàng Đạo, Tứ Ly), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam, Việt
Sinh), Trần Khánh Giư (Khái Hưng, Nhị Linh), Nguyễn Thứ Lễ (Thế Lữ, Lê
Ta), Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ), Nguyễn Gia Trí.
Trong bảy vị ấy, có ba vị họ Nguyễn Tường là ba anh em ruột. Ngoài ra,


×