Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

khảo sát từ ngữ thiên chúa giáo trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Oanh

KHẢO SÁT TỪ NGỮ THIÊN CHÚA
GIÁO TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Oanh

KHẢO SÁT TỪ NGỮ THIÊN CHÚA
GIÁO TRONG TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số:

60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN HOÀNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi chân thành biết ơn TS. Trần Hoàng, người đã hết lòng động
viên, quan tâm và tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
cùng những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian theo học tại trường.
Cảm ơn gia đình, nhà trường, bạn bè đã ủng hộ và tạo cho tôi mọi điều kiện
để tôi học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng luận văn
đã đọc, góp ý và giúp tôi hoàn thiện luận văn này.
Tác giả

Phạm Thị Oanh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO VÀ VỀ TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT
1.1. Cơ sở lý luận về tôn giáo ........................................................................ 10
1.1.1. Những vấn đề về tôn giáo ............................................................ 10
1.1.1.1. Về thuật ngữ tôn giáo ............................................................. 10
1.1.1.2. Khái niệm tôn giáo ................................................................. 12
1.1.1.3. Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo .......................................... 13
1.1.1.4. Lịch sử hình thành tôn giáo và một số hình thức tôn giáo trong
lịch sử..................................................................................... 17

1.1.2. Khái lược về Thiên Chúa giáo ...................................................... 22
1.1.3. Thiên Chúa giáo tại Việt Nam ....................................................... 23
1.1.3.1. Sự du nhập và phát triển của Thiên Chúa giáo ở Việt Nam .. 23
1.1.3.2. Tình hình Thiên Chúa giáo hiện nay ở Việt Nam .................. 26
1.2. Cơ sở lý luận về từ ngữ tiếng Việt. .......................................................... 27
1.2.1. Khái lược về từ ngữ tiếng Việt ...................................................... 27
1.2.1.1. Từ tiếng Việt .......................................................................... 27
1.2.1.2. Cụm từ cố định tiếng Việt ..................................................... 43
1.2.2. Từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt ..................................... 45
1.2.2.1. Về các từ gọi tên Thiên Chúa giáo tại Việt Nam hiện nay ... 46
1.2.2.2. Từ ngữ Thiên Chúa giáo trong hệ thống từ ngữ chung .............. 47
1.3. Tiểu kết .................................................................................................... 51
Chương 2: PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ THIÊN CHÚA GIÁO
TRONG TIẾNG VIỆT
2.1. Phân loại và đặc điểm từ trong từ vựng Thiên Chúa giáo tiếng Việt ..... 52


2.1.1. Phân loại và đặc điểm từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt theo
nguồn gốc ...................................................................................... 52
2.1.1.1 . Từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt có nguồn gốc Hán
Việt ........................................................................................ 52
2.1.1.2 . Từ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt du nhập theo nguồn gốc
Latinh – Pháp – Anh. ............................................................. 57
2.1.1.3. Các từ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt theo nguồn gốc Hán Việt Nôm
hóa và thuần Việt...................................................................... 65
2.1.2. Phân loại và đặc điểm từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt theo
hình thức cấu tạo ........................................................................... 70
2.1.2.1. Từ đơn .................................................................................... 70
2.1.2.2. Từ ghép .................................................................................. 71
2.1.2.3. Từ láy ..................................................................................... 71

2.1.3. Phân loại và đặc điểm từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt theo
từ loại............................................................................................. 72
2.1.3.1. Danh từ/ Danh ngữ ................................................................. 72
2.1.3.2. Động từ / Động ngữ ............................................................... 78
2.1.3.3. Tính từ / Tính ngữ .................................................................. 80
2.1.4. Phân loại và đặc điểm từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt theo
tiêu chí ngữ nghĩa .......................................................................... 80
2.1.4.1. Từ một nghĩa (đơn nghĩa) ...................................................... 81
2.1.4.2. Từ nhiều nghĩa (đa nghĩa) ...................................................... 81
2.1.4.3. Từ nghĩa chồng, nghĩa chuyển ............................................... 84
2.1.5. Tiểu kết: ......................................................................................... 87
2.2. Phân loại và đặc điểm cụm từ cố định trong từ vựng Thiên Chúa giáo tiếng Việt.
................................................................................................................ 89
2.2.1. Ngữ định danh: .............................................................................. 89
2.2.2. Quán ngữ........................................................................................ 91
2.2.3. Tiểu kết .......................................................................................... 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1:

Mẫu tự A và Ω

Hình 2:


Mẫu tự INRI trên Thánh giá

Hình 3:

Mẫu tự IHS trên mặt nhật.

Hình 4:

Mẫu tự JHS trên cửa nhà chầu

Hình 5:

Chim bồ câu- Biểu tượng Chúa Thánh Thần

Hình 6:

Hình bánh- Biểu tượng Mình Thánh Chúa

Hình 7:

Biểu tượng Thánh giá


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới trong đó
có Thiên Chúa giáo đều có mặt ở Việt Nam. Trong quá trình phát triển ở Việt Nam,
các tôn giáo đã trở thành cầu nối tiếp xúc văn hoá. Do đó, không thể phủ nhận vai trò
đặc biệt quan trọng của tôn giáo đối với sự phát triển của văn hoá Việt Nam.
Thiên Chúa giáo là một tôn giáo lớn, đã hình thành và phát triển từ đầu Công

nguyên, với hệ thống giáo lý được hoàn thiện dần vào những thế kỷ đầu sau Công
nguyên với sự ra đời của Chúa Giêsu và sự tiếp bước của các môn đệ trong truyền
giảng, loan báo Tin Mừng. Và sau đó Thiên Chúa giáo được truyền bá rộng rãi, có
mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thiên Chúa giáo được truyền bá vào Việt Nam từ
thế kỷ XVI và đã nhanh chóng hội nhập, phát triển, trở thành một tôn giáo lớn ở Việt
Nam.
Từ thế kỷ XV cho đến thế kỷ XIX, có thể nói quá trình truyền bá Thiên Chúa
giáo ra phạm vi toàn thế giới đã gắn bó chặt chẽ như “hình với bóng” với sự bành
trướng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Vì lẽ đó mà “Sự truyền bá đạo
Thiên Chúa vào Việt Nam trong các thế kỷ từ XV đến XIX, một bộ phận của sự truyền
bá đạo Thiên Chúa ra phạm vi toàn thế giới trong các thế kỷ nói trên, đương nhiên
cũng phải tuân thủ những quy luật lịch sử, thời đại đã chi phối cuộc truyền giáo đó”
[42: 38]. Do đó, cũng thật dễ hiểu khi chúng ta thường nói đến vai trò “công cụ” của
Thiên Chúa giáo trong quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Nhưng theo các nhà tôn giáo học và văn hoá học thì “tôn giáo là một phương diện
của văn hoá và mọi sự tiếp xúc tôn giáo đều có thể được coi là tiếp xúc văn hoá. Và
sự truyền bá các tôn giáo lớn sang các vùng đất mới, như trường hợp Thiên Chúa
giáo thời cận đại, ngoài những chức năng nào khác, còn được coi là có chức năng
chuyển tải văn hoá (transculturel), đương nhiên là văn hoá phương Tây” [43: 34]. Và
trong sự chuyển tải văn hoá đó, những yếu tố tích cực, góp phần phát triển nền văn
hoá bản địa cần phải được chúng ta nhìn nhận là những đóng góp của tôn giáo nói
chung, của Thiên Chúa giáo nói riêng đối với văn hoá Việt Nam. Những đóng góp


của Thiên Chúa giáo đối với văn hoá dân tộc Việt Nam thể hiện trên rất nhiều lĩnh
vực: lối sống đạo, ngôn ngữ – chữ viết, báo chí, văn chương, kiến trúc… Trong đó,
chúng ta không thể không chú ý đến sự đóng góp về ngôn ngữ, đặc biệt là sự phát
triển của hệ thống từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt.
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu có chức năng làm
phương tiện giao tiếp và tư duy trừu tượng. Vì vậy mà tất cả mọi lĩnh vực: khoa học,

chính trị, tôn giáo…đều sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện biểu đạt cho mình. Và
trong vốn từ của một ngôn ngữ, ngoài những từ ngữ toàn dân còn có cả những lớp từ
khác được sử dụng trong phạm vi hạn hẹp hơn như từ địa phương, thuật ngữ, biệt
ngữ…
Trên phương diện ngôn ngữ, chúng ta thấy cùng với sự du nhập của Thiên Chúa
giáo vào Việt Nam, một hệ thống từ ngữ riêng trong vốn từ tiếng Việt đã hình thành.
Chính “nhu cầu giao lưu đã khiến cho người nói một ngôn ngữ nào đó tiếp xúc trực
tiếp hay gián tiếp với những người nói những ngôn ngữ lân cận hay có ưu thế về mặt
văn hoá. Sự giao lưu có thể có tính chất hữu nghị hay thù địch. Nó có thể diễn ra trên
bình diện bình thường của những quan hệ kinh doanh hay buôn bán hoặc có thể là sự
vay mượn hay trao đổi những giá trị tinh thần, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo” (Ed.
Sapir, 1949, tr. 237) [dẫn theo 39: 9]. Vì vậy, cùng với sự phát triển của Thiên Chúa
giáo tại Việt Nam thì hệ thống từ ngữ Thiên Chúa giáo cũng phát triển hết sức phong
phú, không chỉ thể hiện trong phụng vụ, kinh tự mà nó còn đi vào giao tiếp thường
ngày của người dân theo đạo Thiên Chúa. Bên cạnh đó, từ ngữ Thiên Chúa giáo cũng
ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp trong cộng đồng người Việt, đặc
biệt là những vùng giáp ranh, phụ cận với cộng đồng người theo Thiên Chúa giáo.
Đây là một vấn đề đáng lưu ý trong ngôn ngữ học, vì thế để thực hiện luận văn tốt
nghiệp cao học ngành lý luận ngôn ngữ, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Khảo sát
từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu từ ngữ tiếng Việt
“Từ ngữ là từ và cụm từ (ngữ, đoản ngữ, từ tổ) nói chung” [75: 389]. Từ ngữ
cũng chính là bộ phận cơ bản của một ngôn ngữ. Vì vậy, việc nghiên cứu từ ngữ là


phần việc quan trọng của các nhà ngôn ngữ học. Trong lịch sử Việt ngữ học đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về từ ngữ tiếng Việt. Trà Ngân (1942) với
Khảo cứu về tiếng Việt Nam [46]. Đây là một trong những công trình đầu tiên nghiên
cứu về tiếng Việt. Trong công trình này, Trà Ngân đã đề cập đến phân loại tiếng, chia

quốc ngữ Việt Nam thánh tám loại dùng khác hẳn nhau: Danh từ, hình dung từ, đại
danh từ, động từ, bổ trợ từ, giới từ, tiếp tục từ, thán từ. Nghiên cứu này có giá trị quan
trọng cho những công trình nghiên cứu từ ngữ tiếng Việt sau này. Phạm Tất Đắc
(1950) với Phân tích tự loại và phân tích mệnh đề. Trong công trình này, tác giả đã
tiến hành phân tích tự loại là lối phân tích những tiếng ở trong một mệnh đề hay trong
một câu, mục đích để chỉ định những tiếng ấy thuộc về loại nào và có công dụng gì
trong mệnh đề. Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963) với Khảo luận về ngữ
pháp Việt Nam [12]. Đây là một trong những công trình đầu tiên đặt ra vấn đề nghiên
cứu về ngữ pháp tiếng Việt. Trong đó, phần thứ nhất của cuốn sách tác giả nghiên
cứu về từ và ngữ tiếng Việt. Về từ: “Từ là âm có nghĩa, dùng trong ngôn ngữ để diễn
tả một ý đơn giản nhất, nghĩa là ý không thể phân tích ra được” [12: 61]. Nghiên cứu
về từ tiếng Việt, tác giả đề cập đến từ đơn và từ kép và cấu tạo của từ kép. Về ngữ: “
Dùng trong câu nói ngữ có tác dụng như từ. Từ diễn tả ý đơn giản mà ngữ diễn tả ý
phức tạp, vì ta có thể phân tích ra nhiều ý đơn giản” [12: 120]. Nghiên cứu về ngữ
tiếng Việt, tác giả đề cập đến cấu tạo ngữ và nghĩa của ngữ. Nguyễn Văn Tu với “Từ
vựng học tiếng Việt hiện đại” [62] (1968) và “ Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” [63]
(1978). Trong hai cuốn sách này, Nguyễn Văn Tu đã đề cập đến những vấn đề có tính
thời sự trong từ vựng học như: bản chất của từ về mặt cấu tạo và ý nghĩa, tính hệ
thống của vốn từ,…Khi xem xét từ và vốn từ tiếng Việt, ông không chỉ dừng lại ở
việc miêu tả trạng thái đồng đại mà còn chú ý đến quá trình lịch sử, không chỉ chú
trọng “khía cạnh ngôn ngữ” mà còn quan tâm đến “yếu tố xã hội”, không chỉ chú
trọng đến những vấn đề có tính chất chung, tính chất lý luận mà còn bám sát những
nhiệm vụ thực tiễn đang được đặt ra đối với tiếng Việt. Nguyễn Thiện Giáp trong các
công trình Từ vựng tiếng Việt (1978) [26], Từ vựng học tiếng Việt (1985) [27], Từ và
nhận diện từ tiếng Việt vựng học tiếng Việt (1996) [28], Từ vựng học tiếng Việt
(1998) [29], đã cung cấp một cái nhìn khái quát về từ vựng học nói chung và từ tiếng


Việt nói riêng. Tác giả đã đưa ra những nhận định về quá trình phát triển của từ vựng
tiếng Việt, vấn đề về từ vay mượn, từ nghề nghiệp…Những công trình nghiên cứu về

từ ngữ tiếng Việt của Hồ Lê (1976), Về vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại [45];
Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại [3]; Đinh Văn Đức
(1978), “Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ,
số 2 [22]; Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt [51]; Đinh Văn Đức
(1986), Ngữ pháp tiếng Việt( từ loại ) [23]; Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt
động giao tiếp tiếng Việt, [60]; Nguyễn Công Đức, Nguyễn Hữu Chương (1998), Từ
vựng tiếng Việt [25]; Lê Quang Thiêm (2003), Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kỳ 1858
– 1945 [58]; Nguyễn Hồng Cổn (2003), “Về vấn đề phân định từ loại trong tiếng
Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2 [15]; Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ
tiếng Việt [7]; Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt [6]; Đỗ Hữu Châu
(2004), Giáo trình từ vựng học tiếng Việt [9], đều đã cung cấp những cái nhìn cụ thể
về từ ngữ tiếng Việt mà trong luận văn này trong một chừng mực nhất định đã kế
thừa và lĩnh hội.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về từ ngữ tiếng Việt thì các công trình
nghiên cứu về lịch sử phát triển của tiếng Việt như Đỗ Quang Chính (1972), Lịch sử
chữ quốc ngữ 1620 – 1659 [10] ; Phụng Nghi (1993), 100 năm phát triển của tiếng
Việt [47]; Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu (2002), Tiếng Việt
trên đường phát triển [52]; Hoàng Tiến (2003), Chữ quốc ngữ và cuộc cách mạng
chữ viết đầu thế kỷ XX [59]; Nguyễn Phú Phong (2005), Việt Nam chữ viết, Ngôn ngữ
và Xã hội [49]; Đặng Đức Siêu (1982), Chữ viết trong các nền văn hoá. Đó là những
công trình rất cần thiết, giúp chúng tôi có được những cái nhìn bao quát về sự phát
triển của hệ thống từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt, vì hệ thống từ ngữ Thiên
Chúa giáo được du nhập và phát triển song hành cùng với lịch sử chữ Quốc ngữ.
2.2. Lịch sử nghiên cứu từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt
Trong lịch sử nghiên cứu Việt ngữ cũng có một số công trình đề cập đến lớp từ
ngữ Thiên Chúa giáo. Trong cuốn sách “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” (1999) [6],
tác giả Đỗ Hữu Châu coi lớp từ vựng này là biệt ngữ (phương ngữ xã hội sociolect).
Nó gồm các đơn vị từ vựng (từ, ngữ cố định) được sử dụng trong một tập thể xã hội



nhất định. Ông phân biệt ngữ làm hai loại. Một là những biệt ngữ là tên gọi chính
thức của các sự vật, hiện tượng thực có trong tập thể xã hội đó. Những biệt ngữ này
có tính toàn dân cao hơn, dễ dàng được toàn thể xã hội sử dụng khi cần thiết. Thứ hai
là biệt ngữ như là những tên gọi thêm, chồng lên tên gọi chính thức các tập thể xã hội
sản sinh ra chúng để phân biệt mình với những tập thể xã hội khác như: kẻ liệt (người
chết); việc xác (việc lao động thường ngày); cứng lòng (bướng bỉnh, không chịu nghe
theo lời khuyên của đạo Thiên Chúa). Trong Họ và tên người Việt Nam (2005) [34],
Lê Trung Hoa đã đề cập đến cách đặt tên thánh của các tín đồ Thiên Chúa giáo Việt
Nam. Nguyễn Long Thao trong Đặc ngữ Công giáo” trên www.dunglac.org [86] đã
điểm đến nguồn gốc và cách dùng của một số từ ngữ của Thiên Chúa giáo. Luận văn
thạc sĩ ngữ văn của Nguyễn Quốc Dũng, (2007),“Ngôn ngữ trong “Truyện các
Thánh” của Majorica – Khía cạnh từ vựng và ngữ pháp”, [80] đã tập trung nghiên
cứu từ ngữ và ngữ pháp của ngôn ngữ trong cuốn “Truyện các Thánh” Majorica;
trong công trình này có đề cập đến một số từ ngữ Thiên Chúa giáo được dùng trong
tác phẩm…Bên cạnh bàn trực tiếp về lớp từ ngữ Thiên Chúa giáo thì còn có một số
công trình khác, khảo sát các văn bản Thiên Chúa giáo để phục vụ cho việc nghiên
cứu tiếng Việt nói chung. Đó là: Đinh Văn Đức, Nguyễn Văn Chính, Phạm Tú
(1981), “Vài nhận xét về đặc điểm ngữ pháp của các từ phụ cho động từ trong tiếng
Việt qua một số văn bản TK XVII của giáo hội Thiên Chúa”, Ngôn ngữ, số 3-4. tr 5160 [ 24]. Công trình này đã dựa trên các văn bản ghi chép giáo lý, hoạt động truyền
giảng để khảo sát đặc điểm ngữ pháp tiếng Việt của các từ phụ cho động từ, do vậy
những từ ngữ Thiên Chúa giáo không phải là đối tượng chính. Hoàng Dũng (1991),
“Từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre De Rhodes nguồn cứ liệu soi sáng quan hệ
giữa các tổ hợp phụ âm kl, pl, bl, tl và ml trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 4. tr 5 – 7
[16]. Công trình này khảo sát cuốn từ điển tiếng Việt bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên, để
nghiên cứu mặt ngữ âm, chú trọng đến các tổ hợp phụ âm.
Tóm lại, trong số các công trình nghiên cứu Việt ngữ nêu trên, có những công
trình đã trực tiếp đề cập đến những từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt; có
những công trình thông qua các văn bản Thiên Chúa giáo để nghiên cứu tiếng Việt,
có điểm đến một số từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt nhưng lớp từ ngữ này



không phải là đối tượng nghiên cứu chính; có những công trình nghiên cứu lịch sử
tiếng Việt, cho thấy phần nào sự phát triển của lớp từ ngữ Thiên Chúa giáo trong
tiếng Việt. Nhưng nhìn chung, chưa có những công trình nghiên cứu mang tính
chuyên biệt về lớp từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt, vì thế chưa khái quát
được diện mạo, cũng như những đặc điểm phát triển của lớp từ ngữ này.
2.3. Lịch sử nghiên cứu Thiên Chúa giáo ở Việt Nam
Tác giả Trần Văn Toàn trong cuốn Đạo trung tùy bút [61] giới thiệu về Thiên
Chúa giáo rất chi tiết từ con đường hội nhập, vấn đề truyền giáo, việc phiên dịch các
khái niệm của Thiên Chúa giáo, sự hội nhập, đóng góp trên phương diện nghệ thuật,
đến các vấn đề của Thiên Chúa giáo như ảnh tượng, kinh hạt, thần học.
“Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” (2007) do Đặng Nghiêm
Vạn chủ biên [66] đã nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến tôn giáo ở Việt
Nam, đặc điểm và vai trò của tôn giáo Việt Nam trong đời sống hiện nay, đặc biệt là
đời sống văn hoá tôn giáo khi đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Cuốn sách gồm 6 phần. Phần I: Đối tượng của tôn giáo: Nghiên
cứu về thuật ngữ tôn giáo theo từ nguyên học, diễn trình tôn giáo qua lịch sử nhân
loại, diễn biến của những định nghĩa về bản chất tôn giáo. Phần II: Yếu tố cấu thành
một hình thức tôn giáo. Tác giả tập trung đưa ra những luận cứ về tín ngưỡng hay
niềm tin tôn giáo, nội dung tôn giáo, những hành vi tôn giáo, tổ chức tôn giáo và vấn
đề mê tín, hủ tục. Phần III: Nhu cầu, vai trò và diễn biến tôn giáo trong đời sống: Nhu
cầu tôn giáo, vai trò văn hoá xã hội của tôn giáo, diễn biến và xu thế của tôn giáo
trong bối cảnh toàn cầu hoá. Phần IV: Đặc điểm tình hình tôn giáo Việt Nam. Đó là
những phân tích về diễn biến và tình hình đời sống tôn giáo Việt Nam qua lịch sử,
tình hình đời sống tôn giáo hiện nay. Phần V: Đặc trưng và vai trò của các tôn giáo cụ
thể ở Việt Nam hiện nay. Phần VI: Chính sách tôn giáo.
Nội dung cuốn sách đã tập trung phản ánh các vấn đề cơ bản nhất của tôn giáo
Việt Nam, vai trò của tôn giáo với đời sống xã hội. Tôn giáo với tư cách là một yếu tố
các hội, một bộ phận ý thức hệ đã đem lại cho một khu vực, mỗi quốc gia dân tộc
những biểu hiện độc đáo thể hiện trong cách ứng xử, lối sống phong tục, tập quán.

Trong bản chất của tôn giáo cái thiện vẫn là chủ yếu. Ở bất kỳ tôn giáo nào đều có


những lời khuyên răn tốt đẹp. Đứng trước công cuộc đổi mới đất nước cần tìm một ra
một giải pháp đúng đắn hướng đời sống tôn giáo vào việc tìm lại giá trị của các tôn
giáo truyền thống, sàng lọc cái lỗi thời, bổ sung cái mới theo hướng phát huy lòng
yêu nước, yêu quê hương.
Đặt tôn giáo trong các góc nhìn khác nhau, tác giả hướng đến một cái nhìn
khách quan, đa chiều. Nghiên cứu tôn giáo từ góc độ lý luận và phần lớn luận chứng
trong cuốn sách này đều dựa trên nền tảng lý thuyết, nhưng kết quả mà tác giả thu
được không chỉ là sự tiếp nối tri thức của những người đi trước, mà đó thực sự là
những khám phá mới mẻ đáng ghi nhận, là những gợi mở thiết thực, có giá trị thực
tiễn đối với việc thực thi chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay. Cuốn sách đồng thời
là một công trình khoa học nghiêm túc có giá trị không chỉ đối với giới nghiên cứu
mà còn rất hữu ích với thầy và trò trong các trường đại học, các lớp sau đại học và
các lớp tôn giáo ngắn hạn cho cán bộ Đảng và Nhà nước.
“100 câu hỏi đáp về Gia Định, Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh" [80], đã giới thiệu
những vấn đề, sự kiện, nhân vật…nổi bật trong lịch sử hình thành và phát triển của
giáo đoàn Thiên chúa giáo của Thành phố từ thế kỷ XVII đến nay, một quá trình tuy
quanh co về lộ trình nhưng nhất quán về phương hướng đồng thời thống nhất với xu
thế chung của giáo hội Việt Nam, trong đó tiến trình dân tộc hóa là sợi chỉ xuyên suốt
và ngày càng trình hiện như một xu thế không thể đảo ngược. Tuy nhiên tiến trình ấy
của giáo đoàn Thiên chúa giáo ở Thành phố còn mang nhiều biệt sắc văn hóa ở một
đô thị lớn nhất Việt Nam.
Những công trình trên chính là cơ sở lý luận để chúng tôi có cái nhìn sâu sắc và
thấu đáo về tôn giáo nói chung và Thiên Chúa giáo nói riêng. Đó cũng chính là lý
thuyết bước đầu để chúng tôi đi vào tìm hiểu đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt có một phạm vi nghiên cứu rất rộng.
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ nhận diện, thống kê, khảo sát, phân loại từ ngữ

Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt theo các tiêu chí: nguồn gốc, cấu tạo từ, từ loại
(khảo sát ba từ loại chính: danh từ, động từ, tính từ), ngữ nghĩa. Từ đó, chúng tôi sẽ
khái quát đặc điểm của từ ngữ Thiên Chúa giáo trong giao tiếp thường ngày; khảo


sát sự phát triển của từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt; sau đó đưa ra nhận xét,
đánh giá chung về lớp từ ngữ này. Với nội dung nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng
sẽ khái quát được diện mạo chung của từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt.
Để làm được điều này, trước hết chúng tôi sẽ khảo sát tư liệu là một số văn bản
kinh, kinh thánh, thánh ca, sách lễ, hiện đang được dùng trong nhà thờ, trong các gia
đình theo Thiên Chúa giáo. Cụ thể là: Dấu ấn 50 năm hàng Giáo phẩm Việt Nam của
Nguyễn Đình Đầu (2010) [21]; Sách kinh của F.X. Trần Thanh Khâm [41]; Sách sổ
sang chép các việc của Philipphê Bỉnh của Thanh Lãng (1960) [44]; Sách lễ hằng
ngày (Phần Giáo dân) của Phạm Gia Thoan (2001) [54]; Truyện các thánh ( quyển I,
III) của Hương Việt (2008) [68, 70]; Gương 117 Thánh tử đạo Việt Nam của LMTV
(2003) [72]; Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước - Lời Chúa cho mọi người (2008) [76];
Kinh Thánh Tân Ước (2009) [77] của nhóm phiên dịch các giờ Kinh Phụng vụ;
Majonica (1646), “Truyện các Thánh” [80]; Mục lục nhựt khóa (2009) [82]. Thứ đến
là ngôn ngữ trong giao tiếp thường ngày và trong sinh hoạt tôn giáo của giáo dân
Thiên Chúa giáo mà chúng khảo sát và ghi nhận được. Ngoài ra, chúng tôi cũng
tham khảo thêm trong “Từ điển Công giáo phổ thông” do Đặng Xuân Thành (chủ
biên) (2008) [53].
4. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
Chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Khảo sát từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng
Việt” vì trước hết đây là một đề tài chưa được nghiên cứu một cách chuyên biệt, các
công trình nghiên cứu trước đây có đề cập đến các từ ngữ Thiên Chúa giáo nhưng
mới dừng ở liệt kê một số từ ngữ, vì lớp từ ngữ này không phải là đối tượng chính
trong các công trình nghiên cứu đó. Với đề tài này chúng tôi mong muốn nghiên cứu
hệ thống từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt một cách hệ thống và khái quát
được đặc điểm của hệ thống từ ngữ này.

Hơn nữa từ ngữ Thiên Chúa giáo là một đối tượng đáng quan tâm trong ngôn
ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng. Bởi vì hệ thống từ ngữ này đi vào trong
giao tiếp, tư duy của cộng đồng, đặc biệt là những người theo Thiên Chúa giáo. Từ
ngữ Thiên Chúa giáo là một hiện tượng trong ngôn ngữ học có quá trình phát triển
ngày càng phong phú; sự phát triển của từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt thể


hiện một phần nào đó sự phát triển của tiếng Việt. Chúng tôi nghiên cứu đề tài này
cũng mong đóng góp một phần nhỏ cho công việc nghiên cứu ngôn ngữ nói chung,
nghiên cứu của Việt ngữ nói riêng. Với mục đích khảo sát và khái quát diện mạo, đặc
điểm của từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt, chúng tôi còn hy vọng sẽ đem lại
những ích lợi trong giao tiếp giữa cộng đồng chung với cộng đồng những người theo
Thiên Chúa giáo, giúp người tham gia giao tiếp hoặc có tiếp cận với người theo đạo
Thiên Chúa nhận thức rõ ràng hơn các khái niệm, nắm vững hơn cách sử dụng từ ngữ
Thiên Chúa giáo trong giao tiếp của người theo đạo Thiên Chúa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đối tượng, nội dung, nghiên cứu đã nêu, chúng tôi lựa chọn một số phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê: phương pháp này được chúng tôi dùng để thống kê,
thu thập từ ngữ Thiên Chúa từ các nguồn ngữ liệu đã nêu trên.
- Phương pháp hệ thống hoá và phân loại: phương pháp này được chúng tôi
dùng để hệ thống hóa ngữ liệu về từ và cụm từ Thiên Chúa giáo. Từ đó,
chúng tôi nhận diện và phân loại từ ngữ Thiên Chúa giáo theo các tiêu chí đã
đề ra.
- Phương pháp miêu tả: phương pháp này chúng tôi dùng để tái hiện diện mạo
của từ ngữ đã phân loại, từ đó chỉ ra các đặc điểm của chúng.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Chúng tôi sẽ vận dụng phương pháp này
để phân định về nghĩa, chỉ ra cách dùng… sau đó tổng hợp và nêu nhận xét,
đánh giá.
6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, Nội dung
chính của luận văn được phân thành hai chương:
Chương 1:

Cơ sở lý luận về Tôn giáo và về từ ngữ tiếng Việt

Chương 2:

Phân loại và đặc điểm của từ ngữ Thiên Chúa giáo trong tiếng Việt


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO VÀ VỀ TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT
1.1. Cơ sở lý luận về tôn giáo
1.1.1. Những vấn đề về tôn giáo
1.1.1.1. Về thuật ngữ tôn giáo
“Tôn giáo là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước ngoài vào
từ cuối thế kỷ XIX. Xét về nội dung, thuật ngữ Tôn giáo khó có thể hàm chứa được
tất cả nội dung đầy đủ của nó từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây”[66: 21].
“Thuật ngữ “Tôn giáo” vốn có nguồn gốc từ phương Tây và bản thân nó cũng có
một quá trình biến đổi nội dung và khi khái niệm này trở thành phổ quát trên toàn thế
giới thì lại vấp phải những khái niệm truyền thống không tương ứng của những cư
dân thuộc các nền văn minh khác” [66: 24], vì vậy trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều
quan niệm, định nghĩa khác nhau về tôn giáo của nhiều dân tộc và nhiều tác giả trên
thế giới.
“Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (tiếng Anh) và“religion” lại xuất
phát từ thuật ngữ “legere” (tiếng Latinh) “có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu
nhiên” [66:25].
“Vào đầu công nguyên, sau khi đạo Kitô xuất hiện, đế chế Roma yêu cầu phải
có một tôn giáo chung và muốn xóa bỏ các tôn giáo trước đó cho nên lúc này khái

niệm “religion” chỉ mới là riêng của đạo Kitô. Bởi lẽ, đương thời những đạo khác
Kitô đều bị coi là tà đạo” [66:27]. Đến thế kỷ XVI, với sự ra đời của đạo Tin Lành tách ra từ Công giáo – trên diễn đàn khoa học và thần học châu Âu, “religion” mới
trở thành một thuật ngữ chỉ hai tôn giáo thờ cùng một Chúa. Với sự bành trướng của
chủ nghĩa tư bản ra khỏi phạm vi Châu Âu, với sự tiếp xúc với các tôn giáo thuộc các
nền văn minh khác Kitô giáo, biểu hiện rất đa dạng, “thuật ngữ “religion” được dùng
nhằm chỉ các hình thức tôn giáo khác nhau trên thế giới”. [66: 28]
“Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở Nhật
Bản vào đầu thế kỷ XVIII vào sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy nhiên, ở Trung


Hoa, vào thế kỷ XIII, thuật ngữ Tông giáo lại bao hàm một ý nghĩa hoàn toàn khác:
nó nhằm chỉ đạo Phật” (Giáo: đó là lời thuyết giảng của Đức Phật, Tông: lời của các
đệ tử Đức Phật) [66:32].
Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX và được
đăng trên các báo, nhưng do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn giáo”.
Như vậy, thuật ngữ tôn giáo ban đầu được sử dụng ở châu Âu nhằm chỉ một tôn
giáo sau đó mới dùng để chỉ những tôn giáo nói chung.
Trước khi du nhập vào Việt Nam, tại Việt Nam cũng có những từ tương đồng
với tôn giáo. Đó là:
- Đạo: Từ này xuất xứ từ Trung Hoa. Tuy nhiên, “đạo” không hẳn đồng nghĩa
với tôn giáo vì bản thân từ đạo cũng có thể có ý nghĩa là tôn giáo (nói khái quát),
cũng có thể có ý nghĩa phi tôn giáo. “Đạo” có thể hiểu là con đường, học thuyết. Mặt
khác, “đạo” cũng có thể hiểu là cách ứng xử làm người: đạo vợ chồng, đạo cha con,
đạo thầy trò… “Vì vậy khi sử dụng từ “đạo” với ý nghĩa tôn giáo thường phải đặt tên
tôn giáo đó sau “đạo”. Ví dụ: đạo Phật, đạo Kitô, đạo Tin Lành, đạo Cao Đài” [66:
33]. Ngoài ra, Đạo giáo cũng là một tôn giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc lấy Lão Tử
làm thủy tổ.
- Giáo: Từ này có ý nghĩa tôn giáo khi nó đứng sau tên một tôn giáo cụ thể.
Chẳng hạn: Phật giáo, Nho giáo, Kitô giáo, Thiên Chúa giáo… “Giáo” ở đây là giáo
hóa, dạy bảo theo đạo lý của tôn giáo. Tuy nhiên “giáo” ở đây cũng có thể được hiểu

với nghĩa phi tôn giáo là lời dạy của thầy dạy học. “Cần chú ý rằng người ta không sử
dụng từ “giáo” đối với tôn giáo mới phát sinh như Cao Đài, Hòa Hảo” [66: 34]…
- Thờ: “Đây có lẽ là từ thuần Việt cổ nhất” [66: 34]. Thờ có ý bao hàm một
hành động biểu thị sự sùng kính một đấng siêu linh: thần thánh, tổ tiên… Đồng thời,
có ý nghĩa như cách ứng xử với bề trên cho phải đạo như thờ vua, thờ cha mẹ, thờ
thầy hay một người nào đó mà mình mang ơn… Thờ thường đi đôi với cúng, cúng
cũng có nhiều nghĩa: vừa mang tính tôn giáo, vừa mang tính thế tục. Cúng theo ý
nghĩa tôn giáo có thể hiểu là tế, là tiến dâng, là cung phụng, là vật hiến tế… Ở Việt
Nam, cúng có nghĩa là dâng lễ vật cho các đấng siêu linh, cho người đã khuất nhưng
cúng với ý nghĩa trần tục cũng có nghĩa là đóng góp cho việc công ích, việc từ


thiện… Tuy nhiên, từ ghép “thờ cúng” chỉ dành riêng cho các hành vi và nội dung
tôn giáo [66: 35]. Đối với người Việt, tôn giáo theo thuật ngữ thuần Việt là thờ hay
thờ cúng hoặc theo các từ gốc Hán đã trở thành phổ biến là đạo, là giáo. Còn thuật
ngữ tôn giáo trong sinh hoạt đời thường ít dùng.
1.1.1.2. Khái niệm tôn giáo
Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm tôn
giáo. Cụ thể như sau: Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần
thánh và con người”. Cũng có những quan niệm mang dấu hiệu đặc trưng như “Tôn
giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”. Với một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn
giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn,
nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”. C.Mác lại cho rằng “Tôn
giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái
tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”. Còn Ph.Ăngghen lại quan niệm
“Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng
bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày…”
Để có khái niệm đầy đủ về tôn giáo cần phải lưu ý:
Thứ nhất, “khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn
luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu,

thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình
và vô hình”. [66: 80]
Thứ hai, “tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu
tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do
đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy vọng tuyệt đối, một
cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời mà quá
khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống” [66: 83]. Tôn giáo mang đến niềm hi vọng
cho con người: giúp con người yên tâm, tin tưởng để sống trong một thế giới trần
gian có nhiều bất công và khổ ải.
Như vậy, tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính
thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo,
nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. “Niềm tin đó


được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những
nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác
nhau”. [66: 84]
Luận văn này xác định khái niệm tôn giáo như đã được ghi nhận trong “Từ điển
tiếng Việt” (2001) của Hoàng Phê: “ Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những
quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có
những lực lượng siêu tự nhiên định đoạt tất cả, con người phải phục tùng và tôn thờ.
Tôn giáo còn là hệ thống những quan niệm tín ngưỡng một hay những vị thần nào đó
và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.”[48 : 1011]
1.1.1.3. Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo
a. Bản chất của tôn giáo
Tôn giáo xuất hiện từ rất lâu và con người mặc nhiên chấp nhận nó. Việc đặt ra
câu hỏi: “Tôn giáo là gì” mới chỉ được giới khoa học đặt ra trong thời gian gần đây,
khi mà vấn đề tôn giáo trở thành bức xúc và phức tạp. Khi câu hỏi này được đặt ra
cũng là lúc mà tôn giáo trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
riêng biệt. Đối tượng nghiên cứu của tôn giáo xuất phát từ châu Âu khá sớm nhưng

bộ môn khoa học về tôn giáo chỉ ra đời vào cuối thế kỷ XIX .
Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của mình C. Mác đã
khẳng định: “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con
người” [dẫn theo 66: 58]. Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người nhưng
lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung cũng như hình thức
biểu hiện. Về mặt nội dung: tôn giáo là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá
nhân, các cộng đồng. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục
đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp. Nội dung tôn giáo được thể hiện qua
các hình thức: những nghi thức, những sự kiêng kỵ…
Rất khó có thể đưa ra được một định nghĩa về tôn giáo có thể bao hàm mọi quan
niệm của con người về tôn giáo nhưng có thể thấy rõ rằng khi nói đến tôn giáo là nói
đến mối quan hệ giữa hai thế giới thực và hư, của hai tính thiêng và tục và giữa chúng
không có sự tách bạch. Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph. Ăng nghen đã có một


nhận xét làm cho chúng ta thấy rõ bản chất của tôn giáo như sau: “Tất cả mọi tôn
giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của
những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó
những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.”[dẫn theo
66: 59]
b. Nguồn gốc của tôn giáo
Vấn đề nguồn gốc của tôn giáo là một trong những vấn đề quan trọng nhất của
tôn giáo học nói chung cũng như tôn giáo học mácxit nói riêng. Vì để giải thích hiện
tượng tôn giáo một cách khoa học thì cần phải xác định nguyên nhân xuất hiện và tồn
tại của tôn giáo.
Trong tôn giáo học mácxit, V. I. Lênin đã gọi toàn bộ những nguyên nhân và
điều kiện tất yếu làm nảy sinh niềm tin tôn giáo là những nguồn gốc của tôn giáo [dẫn
theo: 85]. Nguồn gốc đó bao gồm: nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức, nguồn
gốc tâm lý.
b.1. Nguồn gốc xã hội của tôn giáo

Nguồn gốc xã hội của tôn giáo là toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện
khách quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin tôn
giáo. Nguyên nhân và điều kiện đó thể hiện qua mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên và mối quan hệ giữa con người với con người
- Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
Tôn giáo học mácxít cho rằng sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với
tự nhiên là một nguồn gốc xã hội của tôn giáo.
Như chúng ta đã biết, mối quan hệ của con người với tự nhiên thực hiện thông
qua những phương tiện và công cụ lao động mà con người có. Những công cụ và
phương tiện càng kém phát triển bao nhiêu thì con người càng yếu đuối trước giới tự
nhiên bấy nhiêu và những lực lượng tự nhiên càng thống trị con người mạnh bấy
nhiêu. Sự bất lực của con người nguyên thủy trong cuộc đấu tranh với giới tự nhiên là
do sự hạn chế, sự yếu kém của các phương tiện và công cụ lao động. Khi không đủ
phương tiện, công cụ để đảm bảo kết quả như mong muốn trong lao động, người
nguyên thủy đã tìm đến phương tiện tưởng tượng hư ảo, nghĩa là tìm đến tôn giáo.


F. Ăngghen nhấn mạnh rằng tôn giáo trong xã hội nguyên thủy xuất hiện do
trình độ thấp của lực lượng sản xuất. Trình độ thấp trong sản xuất đã làm cho con
người không có khả năng nắm được các lực lượng tự nhiên. Thế giới bao quanh
người nguyên thủy đã trở thành cái thù địch, bí hiểm, hùng hậu đối với họ. Chúng ta
cần thấy rằng, sự thống trị của tự nhiên đối với con người không phải được quyết
định bởi những thuộc tính và quy luật của giới tự nhiên, mà quyết định bởi tính chất,
quan hệ của con người với tự nhiên; nghĩa là bởi sự phát triển kém của lực lượng sản
xuất xã hội, mà trước hết là công cụ lao động.
Như vậy, không phải bản thân giới tự nhiên sinh ra tôn giáo, mà là mối quan hệ
đặc thù của con người với giới tự nhiên, do trình độ sản xuất quyết định. Đây là một
nguồn gốc xã hội của tôn giáo.
Nhờ hoàn thiện những phương tiện lao động và hệ thống sản xuất vật chất mà
con người ngày càng nắm được lực lượng tự nhiên, càng ít phụ thuộc một cách mù

quáng vào nó, do đó dần dần khắc phục được một trong những nguồn gốc quan trọng
của tôn giáo.
- Mối quan hệ giữa người và người
Nguồn gốc xã hội của tôn giáo còn thể hiện qua các mối quan hệ giữa người với
người. Trong đó, có hai yếu tố giữ vai trò quyết định là: sự phát triển xã hội và ách áp
bức giai cấp.
Trong tất cả các hình thái kinh tế - xã hội trước hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa, những mối quan hệ xã hội đã phát triển một cách tự phát. Trong đó, có
những lực lượng trói buộc con người và ảnh hưởng quyết định đến số phận của họ.
Những lực lượng đó trong ý thức con người được thần thánh hoá như là những lực
lượng siêu nhiên. Đây là một trong những nguồn gốc xã hội chủ yếu của tôn giáo.
Trong các xã hội có đối kháng giai cấp, sự áp bức giai cấp, chế độ bóc lột là một
nhân tố quan trọng làm nảy sinh tôn giáo. Người nô lệ, người nông nô, người vô sản
mất tự do không chỉ là do sự tác động của lực lượng xã hội mù quáng, mà họ còn bị
bần cùng về mặt kinh tế, bị áp bức về chính trị, bị tước đoạt những phương tiện và
khả năng phát triển tinh thần. Quần chúng không thể tìm ra lối thoát hiện thực khỏi sự


kìm kẹp và áp bức trên trái đất nên họ đã tìm ra lối thoát ở trên trời, ở thế giới bên
kia.
b. 2. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Để giải thích nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cần phải làm rõ lịch sử nhận
thức và các đặc điểm của quá trình nhận thức dẫn đến việc hình thành quan niệm tôn
giáo.
Trước hết, lịch sử nhận thức của con người là một quá trình từ thấp đến cao.
Trong đó, giai đoạn thấp là giai đoạn nhận thức tự nhiên cảm tính. Ở giai đoạn nhận
thức này, con người chưa thể sáng tạo ra tôn giáo, bởi vì tôn giáo với tư cách là ý
thức, là niềm tin bao giờ cũng gắn với cái siêu nhiên, thần thánh, mà nhận thức trực
quan cảm tính thì chưa thể tạo ra cái siêu nhiên thần thánh được. Như vậy, tôn giáo
chỉ có thể ra đời khi con người đã đạt tới một trình độ nhận thức nhất định. Thần

thánh, cái siêu nhiên, thế giới bên kia… là sản phẩm của những biểu tượng, sự trừu
tượng hoá, sự khái quát dưới dạng hư ảo. Như vậy, có nghĩa là tôn giáo chỉ có thể ra
đời ở một trình độ nhận thức nhất định, đồng thời nó phải gắn với sự tự ý thức của
con người về bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Vì khi chưa
biết tự ý thức, con người cũng chưa nhận thức được sự bất lực của mình trước sức
mạnh của thế giới bên ngoài, do đó con người chưa có nhu cầu sáng tạo ra tôn giáo để
bù đắp cho sự bất lực ấy.
Quá trình nhận thức là một quá trình phức tạp và đầy mâu thuẫn. Nó là sự thống
nhất một cách biện chứng giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan. Hình
thức phản ánh thế giới hiện thực càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì con người
càng nhận thức thế giới xung quanh sâu sắc và đầy đủ bấy nhiêu. Nhưng mỗi một
hình thức mới của sự phản ánh không những tạo ra những khả năng mới để nhận thức
thế giới sâu sắc hơn mà còn tạo ra khả năng “xa rời” hiện thực, phản ánh sai lầm nó.
Thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cũng như của mọi ý thức sai lầm chính
là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu trong nhận thức của con người, làm cho hiện thực
không còn khách quan, không còn cơ sở “thế gian”, mà có yếu tố siêu nhiên thần
thánh.
b.3. Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo


Ngay từ thời cổ đại, các nhà duy vật đã nghiên cứu đến ảnh hưởng của yếu tố
tâm lý (tâm trạng, xúc cảm) đến sự ra đời của tôn giáo. Họ đã đưa ra luận điểm: “Sự
sợ hãi sinh ra thần thánh”.
Các nhà duy vật cận đại đã phát triển tư tưởng của các nhà duy vật cổ đại, đặc
biệt là tư tưởn của L.Phơbách và cho rằng nguồn gốc đó không chỉ bao gồm những
tình cảm tiêu cực (sự lệ thuộc, sợ hãi, không thoả mãn, đau khổ, cô đơn...) mà có cả
những tình cảm tích cực (niềm vui, sự thoả mãn, tình yêu, sự kính trọng...), không chỉ
là tình cảm, mà còn là điều mong muốn, ước vọng, nhu cầu khắc phục những tình
cảm tiêu cực, muốn được đền bù hư ảo.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã giải quyết vấn đề nguồn gốc

tâm lý của tôn giáo khác về nguyên tắc so với các nhà duy vật trước đó. Nếu như các
nhà duy vật trước Mác gắn nguyên nhân xuất hiện tôn giáo với sự sợ hãi trước lực
lượng tự nhiên thì chủ nghĩa Mác lần đầu tiên vạch được nguồn gốc xã hội của sự sợ
hãi đó.
1.1.1.4. Lịch sử hình thành tôn giáo và một số hình thức tôn giáo trong lịch
sử
a. Lịch sử hình thành tôn giáo
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Đặc điểm quan trọng trong ý thức tôn
giáo là một mặt nó phản ánh tồn tại xã hội. Mặt khác, nó lại có xu hướng phản kháng
lại xã hội đã sản sinh ra và nuôi dưỡng nó. Vì vậy, từ khi ra đời đến nay, cùng với sự
biến đổi của lịch sử, tôn giáo cũng biến đổi theo.
Với những thành tựu to lớn của ngành khảo cổ học, người ta đã chứng minh
được sự tồn tại của con người cách đây hàng triệu năm (từ 4 – 6 triệu năm). Tuy
nhiên, với những hiện vật thu được người ta khẳng định: có đến hàng triệu năm con
người không hề biết đến tôn giáo. Bởi vì tôn giáo đòi hỏi tương ứng với nó là một
trình độ nhận thức cao, nó là sản phẩm của tư duy trừu tượng trong một đời sống xã
hội ổn định.
Hầu hết trong giới khoa học đều thống nhất rằng chỉ khi con người hiện đại –
người khôn ngoan (Homo Sapiens) hình thành và tổ chức thành xã hội thì tôn giáo
mới xuất hiện. Thời kỳ này cách đây khoảng 95.000 – 35.000 năm. Tuy nhiên, trong


thời kỳ đầu mới chỉ là các tín hiệu đầu tiên. Đa số các nhà khoa học đều khẳng định
tôn giáo ra đời khoảng 45.000 năm trước đây với những hình thức tôn giáo sơ khai
như đạo Vật tổ (Tôtem), Ma thuật và Tang lễ… đây là thời kỳ tương ứng với thời kỳ
đồ đá cũ.
Bước sang thời kỳ đồ đá giữa, con người chuyển dần từ săn bắt, hái lượm sang
trồng trọt và chăn nuôi, các hình thức tôn giáo dân tộc ra đời với sự thiêng liêng hóa
các nguồn lợi của con người trong sản xuất và cuộc sống: thần Lúa, thần Khoai, thần
Sông… hoặc tôn thờ các biểu tượng của sự sinh sôi (thờ giống cái, hình ảnh phụ nữ,

phồn thực…), đó là các vị thần của các thị tộc mẫu hệ. Khi đồ sắt xuất hiện, các quốc
gia dân tộc ra đời nhằm mục đích phục vụ cho sự củng cố và phát triển của dân tộc.
Tất cả các vị thần ấy còn tồn tại chừng nào dân tộc tạo ra vị thần ấy còn tồn tại và khi
dân tộc tiêu vong, các vị thần ấy không còn nữa.
Trong thời kỳ văn minh nông nghiệp, nhiều đế chế ra đời và thâu tóm vào mình
nhiều quốc gia. Do nhu cầu tôn giáo của đế chế, những tôn giáo như Phật giáo, Nho
giáo, Kitô giáo, Hồi giáo… đã xuất hiện từ trước trở thành tôn giáo của đế chế và
được chấp nhận như một tôn giáo chính thống. Theo thời gian, nội dung của các tôn
giáo manh tính phổ quát, không gắn chặt với một quốc gia cụ thể, với các vị thần cụ
thể, với nghi thức cụ thể của một cộng đồng tộc người nhất định (dân tộc hay địa
phương) nên sự bành trướng của nó diễn ra thuận lợi, dễ dàng thích nghi với các dân
tộc khác. Do vậy, dù được phổ biến bằng cách nào (chiến tranh hay hòa bình), các tôn
giáo đó đã được các quốc gia tiếp nhận và trên nền tảng của tôn giáo truyền thống, đã
biến đổi thành tôn giáo riêng của quốc gia đó. Sự bành trướng kiểu như vậy diễn ra
trong suốt thời kỳ văn minh công nghiệp và cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, cần
phải chú ý rằng: giữa tôn giáo khu vực và tôn giáo thế giới vừa chung sống cạnh
nhau, vừa tranh chấp xung đột nhau và không ít trường hợp, với sự ủng hộ của các
thế lực quân sự, chính trị, chiến tranh tôn giáo đã xảy ra. Những tôn giáo như Kitô
giáo, Hồi giáo do tính cực đoan của mình (chỉ coi chúa hay thánh của mình là đối
tượng tôn thờ duy nhất) nên ban đầu đi đến đâu cũng khó chung sống với các tôn giáo
khác đã có mặt ở đó từ trước. Còn một số tôn giáo phương Đông như Nho, Phật thì


×