Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ chiến khu đ (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.03 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

--------------------

Nguyễn Văn Ty

VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG XÂY
DỰNG VÀ BẢO VỆ CHIẾN KHU Đ
(1954 -1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

TP. Hồ Chí Minh – năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

--------------------

Nguyễn Văn Ty

VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG XÂY
DỰNG VÀ BẢO VỆ CHIẾN KHU Đ
(1954 -1975)
Chuyên ngành : Lịch Sử Việt Nam
Mã số

: 60 22 54


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HỒ SƠN ĐÀI

TP. Hồ Chí Minh – năm 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Chiến
khu Đ (1954 -1975)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS
Hồ Sơn Đài. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa
học và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Ty


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi luôn nhận được sự quan
tâm giúp đỡ tận tình từ tập thể quý thầy cô tại trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, tập thể thầy cô giáo Khoa lịch
sử, Phòng khoa học công nghệ và sau đại học - Trường Đại học sự phạm thành phố Hồ Chí
Minh, đã tận tình dạy bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học và
hoàn thành luận văn tại trường.
Tôi chân thành biết ơn thầy Phó giáo sư, Tiến sĩ Hồ Sơn Đài -Trưởng phòng khoa học
công nghệ và môi trường Quân khu 7, người trực tiếp hướng dẫn đề tài, đã dành nhiều thời
gian và tâm huyết chỉ dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy, cô trường Đại học khoa học xã hội và nhân
văn thành phố Hồ Chí Minh, đến các anh, chị tại phòng khoa học công nghệ và môi trường

Quân khu 7, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Ban quản lý di tích Trung ương cục miền Nam,
Ban quản lý di tích Khu ủy miền Đông Nam Bộ, Ban tuyên giáo tỉnh Đồng Nai, Ban tuyên
giáo tỉnh Bình Dương, Ban tuyên giáo huyện Tân Uyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
được tiếp cận đến nguồn tài liệu gốc để nghiên cứu đề tài.
Mặc dù, tôi đã giành nhiều thời gian, có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn bằng tất
cả trách nhiệm và niềm say mê, nhưng do năng lực của bản thân, đề tài sẽ không tránh khỏi
những hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu từ quý thầy cô.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 3
4. Nguồn tư liệu........................................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6
6. Giới hạn đề tài nghiên cứu ..................................................................................... 6
7. Đóng góp khoa học của luận văn ........................................................................... 6
8. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 7
Chương 1. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI ĐẾN VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN VÙNG CHIẾN
KHU Đ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, GIAI ĐOẠN 1954-1975 ............. 8
1.1. Điều kiện địa lý và vị trí chiến lược của vùng đất Chiến khu Đ....................... 8
1.1.1. Địa lý tự nhiên ........................................................................................... 8
1.1.2. Địa lý quân sự.......................................................................................... 10
1.2. Phạm vi và tên gọi của Chiến khu Đ qua các thời kỳ...................................... 13
1.3. Dân cư và truyền thống yêu nước của nhân dân vùng Chiến khu Đ .............. 14
1.4. Chủ trương Đảng ta về vai trò của nhân dân trong chiến tranh giải phóng ... 16

Chương 2. VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO
VỆ CHIẾN KHU Đ, GIAI ĐOẠN 1954 - 1965 ...................................................... 21
2.1. Giữ gìn lực lượng cách mạng và tham gia xây dựng lại căn cứ địa sau Hiệp định Giơne-vơ. ......................................................................................................................... 21
2.1.1. Góp phần giữ gìn lực lượng cách mạng sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ......... 21
2.1.2. Tham gia tái lập căn cứ, nuôi dưỡng các đơn vị vũ trang ...................... 33
2.2. Góp phần xây dựng và bảo vệ căn cứ địa trong giai đoạn chống chiến lược “chiến
tranh đặc biệt” của Mỹ - ngụy .................................................................................. 39
2.2.1. Tham gia xây dựng, mở rộng căn cứ địa ................................................. 39
2.2.2. Góp phần bảo vệ các cơ quan kháng chiến và lực lượng vũ trang ......... 56
Chương 3. VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO
VỆ CHIẾN KHU Đ, GIAI ĐOẠN 1965 - 1975 ...................................................... 72
3.1.Tạo điều kiện,phối hợp với lực lượng vũ trang chống lại hai cuộc phản công của Mỹngụy,tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 .................... 72
3.1.1. Phối hợp cùng lực lượng vũ trang, chống lại hai cuộc phản công chiến lược mùa
khô của Mỹ -Ngụy. ............................................................................................. 72
3.1.2.Góp phần tạo thế tham gia cuộc Tổng tiến công, nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 82


3.2. Phối hợp cùng lực lượng vũ trang tạo thế, tạo lực thực hiện cuộc tổng tiến công và nổi
dậy mùa xuân 1975 ................................................................................................... 89
3.2.1. Khôi phục cơ sở, bảo vệ và củng cố căn cứ địa ...................................... 89
3.2.2. Xây dựng hậu phương tại chỗ, làm chỗ dựa, tạo thế, tạo lực sau Hiệp định Paris
1973 ........................................................................................................................ 102
3.2.3. Tạo điều kiện mọi mặt, tham gia cuộc Tổng tiến công mùa xuân 1975 114
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 134
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Chiến khu Đ là địa bàn “bản lề” chuyển tiếp từ vùng cao nguyên xuống đồng bằng, là
gạch nối giữ vùng rừng núi bạt ngàn Nam Tây Nguyên với Cực Nam Trung Bộ, là cửa ngõ,
là bàn đạp tiến công Sài Gòn từ phía bắc, là đoạn cuối đường mòn Hồ Chí Minh - hành lang
chi viện chiến lược của hậu phương lớn đối với các chiến trường Nam Bộ trong chiến tranh
giải phóng dân tộc.Với địa hình rừng núi hiểm trở, Chiến khu Đ trở thành mật khu căn cứ,
nơi trú dấu lực lượng, kho tàng dự trữ vũ khí, lương thực và phát triển mọi hoạt động của
cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, giải phóng đất nước. Chiến khu Đ
còn được coi như một trung tâm kháng chiến, là nơi ra đời của các lực lượng vũ trang miền
Đông Nam Bộ lập nên những chiến công vang dội, góp phần to lớn vào thắng lợi vẻ vang
của cả nước trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ xâm lược, ở từng giai đoạn
lịch sử, Chiến khu Đ có phạm vi rộng hẹp khác nhau. Thời kỳ chống Pháp, lúc đầu có tên
gọi là chiến khu Đất Cuốc hay chiến khu Lạc An, được thành lập vào tháng 2 năm 1946,
gồm 5 xã là: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An, thuộc quận Tân Uyên,
tỉnh Biên Hòa (nay là huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Từ năm 1948, Chiến khu Đ được
mở rộng, là nơi đứng chân của cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang của
nhiều huyện thuộc tỉnh Biên Hòa, tỉnh Thủ Dầu Một. Trong kháng chiến chống Mỹ, trung
tâm chiến khu được chuyển dần lên phía bắc, đến đầu năm 1975, sau khi tỉnh Phước Long
được giải phóng, Chiến khu Đ được mở rộng nối liền Nam Tây Nguyên và Cực Nam Trung
Bộ với Nam Bộ; là đầu mối giao thông chiến lược quan trọng từ Trung ương vào Nam Bộ,
là nơi đứng chân của các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận, lực lượng vũ trang từ các
huyện, tỉnh, quân khu ở miền Đông Nam Bộ đến toàn miền. Nhìn tổng quan Chiến khu Đ là
một vùng đất đai rộng lớn, không bị gián đoạn, nằm trên triền đất thoải dần từ cao nguyên
miền Trung chạy về phía Nam, nối liền rừng núi của nam Tây Nguyên và Cực Nam Trung
Bộ xuống giáp với các đô thị lớn như Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Sài Gòn. Trải qua hai cuộc
kháng chiến, diễn biến phạm vi vùng chiến khu có nhiều thay đổi, nhưng danh từ Chiến khu
Đ luôn gắn bó với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ở đây như máu thịt. Đối với nhân dân cả
nước, ngày nay Chiến khu Đ không đơn thuần là một địa danh lịch sử mà còn là một biểu
tượng hào hùng của Việt Nam, một Việt Bắc của Nam Bộ thành đồng Tổ quốc.



Nhân dân địa phương vùng Chiến khu Đ được quy tụ từ bốn phương trong cả nước,
gồm các dân tộc như: Kinh, Stiêng, Mơ Nông, Tà Mun, Chơ ro, Khemer. Do điều kiện
khách quan, tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc; không phân biệt xuất
xứ, Kinh hay Thượng, họ luôn đoàn kết, sống chết có nhau, có tinh thần thượng võ, chuộng
lẽ phải, trung dũng, khí tiết, trọng nghĩa khinh tài. Cũng như đồng bào khắp nơi trong cả
nước, người dân vùng Chiến khu Đ lao động cần cù sáng tạo, đấu tranh chinh phục thiên
nhiên khắc nghiệt, kiên cướng, bất khuất trước mọi kẻ thù, có tinh thần yêu nước chống
ngoại xâm, sớm giác ngộ cách mạng, một lòng đi theo Đảng đến cùng, sẵn sàng hy sinh bản
thân mình vì độc lập, tự do cho Tổ quốc. Những tính cách truyền thống đó đã được kế thừa
và phát huy, là nhân tố quan trọng để nhân dân vùng Chiến khu Đ làm nên những chiến
thắng oai hùng trước mọi kẻ thù. Ở Chiến khu Đ, Đảng ta không chỉ dựa vào địa thế hiểm
trở của một vùng căn cứ rộng lớn mà còn có được sự che chắn vững chắc của một căn cứ
lòng dân. Trong chống Pháp, không thể kể hết được đã có bao nhiêu tiền, của trong đồng
bào Chiến khu Đ qua các phong trào “hũ gạo kháng chiến”, “đóng thuế kháng chiến”,
“làm công ruộng rẫy cho kháng chiến…”. Trong kháng chiến chống Mỹ, nhân dân lao
động, công nhân cao su, trí thức, tư sản, chủ đồn điền, chủ xe khách, công nhân làm các trại
be, và có cả những gia đình ngụy quân, ngụy quyền đã ủng hộ tài chính, lương thực, hàng
hóa cho kháng chiến. Các phong trào gửi con en, người thân vào bộ đội, “đóng thuế đảm
phụ quốc phòng cho kháng chiến”, lên án Mỹ ném bom rải chất độc hủy diệt cây rừng chiến
khu…đã diễn ra sôi nổi. “Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất” là một đánh giá không chỉ về vị
trí chiến lược mà cả về vai trò và tác dụng của “căn cứ lòng dân” tại căn cứ kháng chiến
này.
Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, một trong những yếu tố quan trọng làm nên
thắng lợi là vai trò của nhân dân vùng Chiến khu Đ, tuy nhiên nội dung này chưa được đề
cập nhiều trong các công trình nghiên cứu lịch sử. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay, nhân dân ở vùng căn cứ xưa đang đối diện với những thách thức và cơ hội
mới; quá trình phát triển đòi hỏi phải nghiên cứu những bài học trong thời kỳ kháng chiến.
Bản thân tôi là người đang sống và làm việc tại vùng đất Chiến khu Đ xưa. Việc tìm hiểu về

vai trò của nhân dân địa phương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ không chỉ là trách
nhiệm của một công dân mà còn để góp phần làm phong phú thêm về kiến thức của mình
phục vụ cho công tác nghiên cứu giảng dạy lịch sử. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài:


“Vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Chiến khu Đ (1954 -1975)” để làm
luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Sưu tầm tư liệu (gồm tư liệu thành văn và tư liệu trí nhớ), hệ thống hoá tư liệu phục
vụ cho công tác nghiên cứu, tham khảo các đề tài có liên quan.
- Bước đầu nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống và toàn diện về vai trò của nhân
dân vùng Chiến khu Đ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Từ đó rút ra một số đặc điểm và bài học kinh nghiệm phục vụ cho nhiệm vụ tập hợp
và phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay trên vùng đất Chiến khu Đ xưa.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài căn cứ địa, hậu phương trong chiến tranh giải phóng luôn nhận được sự quan
tâm rộng rãi của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học. Đã có nhiều công trình khoa
học, luận án, bài viết nghiên cứu có đề cập đến vai trò của nhân dân đối với căn cứ địa nói
chung và Chiến khu Đ nói riêng.
Từ thực tiễn về vấn đề xây dựng hậu phương và căn cứ địa trong 9 năm kháng chiến
chống Pháp, trong tác phẩm “Ngọn cờ giải phóng” (Nxb, Sự thật H.1960), Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã dành một số trang bàn về căn cứ địa, đã đưa ra khái niệm và các nội dung xây dựng
căn cứ địa trong kháng chiến chống xâm lược. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã để lại nhiều
kinh nghiệm quý báu cho vấn đề xây dựng căn cứ và lí luận về căn cứ địa. Trong các tác
phẩm “Thư vào Nam” (Nxb Sự thật, H.1985) và “Về chiến tranh nhân dân Việt Nam” (Nxb
Chính trị quốc gia, H.1993), Tổng bí thư Lê Duẩn đã nêu lên những vấn đề cơ bản về đường
lối cách mạng của Đảng ta về vận động sức mạnh của quần chúng nhân dân tham gia vào
quá trình đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, phát động nhân dân tham gia giữ gìn và bảo
vệ lực lượng cách mạng, xây dựng căn cứ cách mạng. Trong các tác phẩm;“Mấy vấn đề về

đường lối quân sự của Đảng ta”(Nxb Sự thật, H.1970); “Bài giảng về đường lối quân sự
của Đảng” (Viện khoa học quân sự, H.1974); “Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ
trăm trận trăm thắng của chiến tranh nhân dân ở nước ta”(Nxb Sự thật, H. 1970); “Vị trí
chiến lược của chiến tranh nhân dân ở địa phương và của các lực lượng vũ trang địa
phương” (Nxb Quân đội nhân dân, H. 1972), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trình bày về
căn cứ địa dưới gốc độ lí luận, giải quyết một số vấn đề như: khái niệm căn cứ địa, các hình


thức phát triển của căn cứ địa, nội dung xây dựng và vai trò của căn cứ địa trong chiến tranh
giải phóng.
Bên cạnh những sách lý luận kể trên, đã có nhiều công trình nghiên cứu lịch sử có nội
dung liên quan đến căn cứ địa, vai trò của nhân dân miền Đông Nam Bộ trong chiến tranh
giải phóng dân tộc như:“Những vấn đề chính yếu trong Lịch sử Nam Bộ kháng chiến 19451975” (Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011); Nguyễn Viết Tá(chủ biên): “Miền Đông
Nam Bộ kháng chiến 1945-1975, tập 2” (Nxb Quân đội nhân dân, H.1993); Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh Đồng Nai: “Đồng Nai 30 năm chiến tranh giải phóng 1945-1975” (Nxb Đồng
Nai, 1986); Cao Hùng (chủ biên): “Sông Bé lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm 19451975” (Nxb Tổng hợp Sông Bé,1990); Hồ Sơn Đài (chủ biên): “Lịch sử Bình Phước kháng
chiến 1945-1975” (Nxb Chính trị quốc gia, 2002);Trần Văn Giàu: “Miền Nam giữ vững
thành đồng”. Những tác phẩm này đã đề cập đến những nội dung có liên quan gián tiếp đến
những đóng góp to lớn của quần chúng nhân dân trên địa bàn miền Đông Nam Bộ cho lực
lượng cách mạng chống lại kẻ thù xâm lược, như nhân dân ủng hộ nhân, vật, lực cho kháng
chiến, tham gia đánh địch, xây dựng địa bàn…
Đặc biệt, đã có một số sách, bài nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến Chiến khu Đ
như Hồ Sơn Đài: “Chiến khu miền Đông” (Nxb Đồng Nai,1996); Hồ Sơn Đài: “Căn cứ địa
kháng chiến chống Pháp ở miền Đông Nam Bộ 1945-1954”, Luận án tiến sĩ lịch sử; Hồ Sơn
Đài (chủ biên): “Lịch sử Chiến khu Đ” (Nxb Sông Bé, 1987, tái bản 1997); Nguyên Hùng
(chủ biên): “Chiến khu Đ của tôi”(Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2000); Hồ Sĩ Thanh (chủ
biên): “Chiến khu Đ” (Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 2003); Trần Thị Nhung: “Căn cứ
địa ở miền Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954-1975”, Luận án tiến sĩ
lịch sử. Các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến lịch sử ra đời, xây dựng và hoạt động
của Chiến khu Đ qua các giai đoạn; Đến các hoạt động chức năng của chiến khu trên các

lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có vai trò của nhân dân vùng
Chiến khu Đ.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu lịch sử cấp Trung ương và địa phương
có đề cập đến Chiến khu Đ được đăng trong các hội nghị khoa học, các tạp chí chuyên
ngành và trên các trang World Wide Web.
Tựu trung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến đề tài căn cứ địa nói
chung, Chiến khu Đ nói riêng. Các tác giả đã lí giải khái niệm căn cứ địa, nội dung xây


dựng căn cứ địa và vai trò của căn cứ địa nói chung và với cuộc kháng chiến chống Mỹ nói
riêng, đã nêu lên những khái quát chung về đóng góp của nhân dân ở từng địa phương trong
cuộc chiến tranh giải phóng…Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu chuyên
khảo một cách có hệ thống và đầy đủ về vai trò của nhân dân địa phương trong xây dựng và
bảo vệ Chiến khu Đ thời kỳ chống Mỹ. Dù vậy, những tác phẩm nêu trên là nguồn tài liệu
phong phú và hết sức quý giá để tôi tham khảo nghiên cứu, kế thừa và phát triển hoàn thành
luận văn của mình.
4. Nguồn tư liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã tiếp cận các ngồn tài liệu sau đây:
- Tài liệu lí luận về chiến tranh nhân dân, căn cứ địa và hậu phương trong chiến tranh
được đề cập trong các tác phẩm lý luận của C.Mác - V.Lênin, Hồ Chí Minh, các tác phẩm
của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội và một số bài viết của các nhà nghiên
cứu trong và ngoài quân đội nói về chiến tranh, hậu phương của căn cứ địa được lưu tại các
thư viện như: Thư viện trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, thư viện Đại học
khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, thư viện khoa học Tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh, thư viện tỉnh Đông Nai, thư viện tỉnh Bình Dương, thư viện Tân Uyên.
- Các văn bản, tư liệu gốc, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, Xử ủy, Trung
ương Cục, tỉnh ủy; các báo cáo tổng kết về tình hình hoạt động của ta, địch về các mặt trong
từng giai đoạn, từng năm, từng quý của B2, Quân khu 7, các tỉnh, huyện, xã; các chuyên đề
về xây dựng căn cứ và vùng giải phóng… Những tài liệu này được lưu trữ tại Ban khoa học
quân sự thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương; Phòng lịch sử Đảng, Ban tuyên giáo

tỉnh Bình Dương, Ban tuyên giáo tỉnh Đồng Nai, Phòng Khoa học - Công nghệ và môi
trường Quân khu 7; Viện lịch sử quân sự Việt Nam.
- Các văn bản tài liệu, bản đồ, hình ảnh có liên quan đến Chiến khu Đ trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ, được lưu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II thành phố Hồ Chí Minh,
tại Di tích Khu ủy miền Đông Nam Bộ, Di tích Trung ương cục miền Nam thuộc tỉnh Đồng
Nai, Bảo tàng tỉnh Bình Dương, Bảo tàng tỉnh Đồng Nai, Bảo tàng huyện Tân Uyên.
- Tài liệu ghi chép, băng ghi âm lời kể của các nhân chứng lịch sử đã có thời gian hoạt
động tại vùng chiến khu xưa, các câu chuyện kể từ nhân dân địa phương có liên quan đến đề
tài.


- Các báo cáo khoa học được đăng trong các hội nghị khoa học, các tạp chí chuyên
ngành và trên các trang World Wide Web…
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm luận văn, tôi sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch
sử và phương pháp logic.
Bên cách đó, tôi còn sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác như: phương pháp thống
kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp thẩm định nhân chứng lịch sử, đi thực địa tại
các khu di tích có liên quan đến đề tài… để xác minh tính chính xác của cứ liệu.
Ngoài ra, tôi còn sử dụng các phương pháp liên ngành, kế thừa thành quả của các bộ
môn khoa học khác như; địa lý quân sự, chính trị học, kinh tế học, dân tộc học để nghiên
cứu và trình bày luận văn.
6. Giới hạn đề tài nghiên cứu
6.1. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian đề cập trong luận văn là địa bàn Chiến khu Đ trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ. Trong từng giai đoạn lịch sử, Chiến khu Đ mở rộng tới đâu thì đề tài
nghiên cứu đến đó; phạm vi rộng nhất gồm các tỉnh Phước Thành, Phước Long, Bình Long
và một phần của các tỉnh Bình Dương, Long Khánh, Quảng Đức.
Phạm vi thời gian đề cập trong luận văn bắt đầu từ khi Hiệp định Giơ-ne-vơ có hiệu
lực (tháng 8 năm 1954) và kết thúc khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ và miền Nam hoàn toàn

được giải phóng (tháng 4 năm 1975).
6.2. Giới hạn nội dung đề tài
Trên cơ sở lịch sử Chiến khu Đ nói chung, luận văn đi sâu nghiên cứ vai trò của nhân
dân địa phương trong vùng được thể hiện chủ yếu trên ba mặt:
- Tham gia xây dựng căn cứ địa.
- Tham gia bảo vệ căn cứ địa.
- Xây dựng, phát triển đời sống mọi mặt (chính trị, quân sự, văn hóa -xã hội).
7. Đóng góp khoa học của luận văn
Trên cơ sở kế thừa thành quả các công trình nghiên cứu của những người đi trước,
luận văn đã góp phần giải quyết một số vấn đề tiếp theo như sau:
- Trình bày một cách toàn diện và có hệ thống vai trò của nhân dân địa phương trong
xây dựng, bảo vệ và hoạt động mọi mặt ở Chiến khu Đ.


- Bước đầu nêu một số đặc điểm về vai trò của nhân dân vùng Chiến khu Đ trong
kháng chiến chống Mỹ; từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát huy vai trò của
quần chúng nhân dân địa phương trên vùng Chiến khu Đ xưa vận dụng vào điều kiện hiện
nay.
- Sưu tầm, hệ thống hóa, giới thiệu tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ cho công
tác nghiên cứu, giáo dục truyền thống, và giảng dạy học sinh về lịch sử địa phương hiện
nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nôi dung chính của luận
văn được chia thành 3 chương chính sau đây:
Chương 1. Các yếu tố chi phối đến vai trò của nhân dân vùng Chiến khu Đ trong
kháng chiến chống Mĩ, giai đoạn 1954-1975.
Chương 2. Vai trò của nhân dân địa phương trong xây dựng và bảo vệ Chiến khu Đ,
giai đoạn 1954 -1965.
Chương 3. Vai trò của nhân dân địa phương trong xây dựng và bảo vệ Chiến khu Đ,
giai đoạn 1965-1975.



Chương 1. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI ĐẾN VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN VÙNG
CHIẾN KHU Đ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, GIAI ĐOẠN 1954 -1975
1.1. Điều kiện địa lý và vị trí chiến lược của vùng đất Chiến khu Đ
1.1.1. Địa lý tự nhiên
Chiến khu Đ nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ, là địa bàn nối liền từ rừng núi
bạt ngàn nam Tây Nguyên và Cực Nam Trung Bộ xuống giáp với các đô thị lớn như Biên
Hoà, Thủ Dầu Một, Sài Gòn. Chiến khu Đ nằm trên vùng đất bán bình nguyên là “đấu nối”
giữa rừng núi với đồng bằng. Nhìn toàn bộ, địa hình ở đây cao dần từ tây nam lên đông bắc
với độ cao trung bình 40 mét. Do chịu sự tác động của những biến thiên về địa chất, địa
hình vùng đất Chiến khu Đ mang tính tổng hợp, vừa cao nguyên, trung du, vừa đồng bằng.
Ở mạn bắc thuộc huyện Phước Long và Đồng Phú có các bậc thềm với độ dốc cấp 2, cấp 3
thoải dần theo hai hướng. Sông Bé về hướng tây và sông Đồng Nai về phía nam, được cấu
tạo bởi đất phù sa cổ sinh thuộc hệ thống sông Đồng Nai, chất đất ở đây theo sự biến thiên
của độ cao mà chuyển dần từ xám trên nền đá ong sang nâu đỏ ở vùng cao. Trong lòng đất
có chứa hai loại quặng: Bô-xit nhiều màu ở vùng từ Đồng Xoài trở lên phía bắc và đông
bắc, cao lanh tập trung ở vùng Đất Cuốc. Phần lớn đất đai vùng Chiến khu Đ nằm trong các
huyện ở phía Bắc của tỉnh Sông Bé (nay thuộc Bình Phước và Bình Dương) như: Bù Đốp,
Lộc Ninh, Bình Long (Hớn Quản cũ), Đồng Phú (Đồng Xoài), Phú Riềng, Phước Long và
một phần của huyện Tân Uyên. Ở tỉnh Đồng Nai chỉ chiếm một phần nhỏ nằm gọn trong
khu vực Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu. Các vùng còn lại trong chiến khu, tuy không cao nhưng
cũng có nhiều gò đồi lồi lõm, giữa có những trảng, bàu, thung lũng nhỏ. Về núi tách bạch
từng ngọn hay từng cụm nhỏ trên nền đá hoa cương, là những đợt cuối cùng của xương sống
Trường Sơn tiến về phía nam. Hàng trăm đồi núi có tên hoặc không tên, với đỉnh cao nhất là
núi Ba Rá cao 723 mét, phân bố đều trên hầu khắp chiến khu, tạo thành một dải núi rừng
hùng vĩ trùng điệp và địa thế lợi hại về mặt quân sự. Rừng ở Chiến khu Đ được kéo dài từ
núi Tây Nguyên đến vùng rừng núi giáp tỉnh Tây Ninh, đây là rừng nguyên sinh nhiệt đới,
gồm các loại cây hỗn giao, nhiều tầng và mọc dày đặc. Trong rừng có nhiều loại “danh
mộc” như: cẩm lai, gõ, sao, sến, trắc, căm xe, huệ mộc, huỳnh đường, ván hương; những

rừng tre lồ ô bạt ngàn dọc triền bắc sông Bé; và nhiều cây thuốc quý như hà thủ ô, bạch
truật, cam thảo, đằng đằng, đằng sâm, sâm đốt trúc, cây cu li, mã tiền. Ngoài ra, còn có
những cây lá, củ, quả ăn được như củ mài, củ nầng, củ chụp, măng tre, cải trời, tàu bay, lá
bép, lá bướm. Có nhiều loại động vật nhiệt đối, từ thú lớn như voi, cọp, gấu, beo, trâu rừng,


nai, tê giác đến các loại thú vừa như hươu, mễn, heo rừng, khỉ, chồn, cheo và hàng ngàn loài
chim muông. Một bộ phận chiếm diện tích không nhỏ ở Chiến khu Đ là rừng cây cao su. Có
nhiều đồn điền cao su được thay thế cho hàng vạn hécta rừng tự nhiên, rừng cao su ra đời từ
đầu thế kỷ 20 và trong thời kỳ 9 năm chống Pháp như; đồn điền Đa Kia, Thuận lợi, Phú
Riềng…
Chiến khu Đ nằm trên lưu vực của hai sông lớn. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao
nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km, chia làm 2 đoạn chảy qua Chiến khu Đ. Đoạn từ
rừng Cát Tiên đến Vĩnh An dài khoảng 80 km, lòng sông rộng trung bình 90-120 mét, sâu
hàng chục mét. Bờ sông đứng, có nhiều ghềnh thác và đá ngầm hiểm trở. Đoạn từ Vĩnh An
về thị trấn Tân Uyên dài 80 km, chảy qua bậc thềm Trị An, lòng sông sâu, rộng, thuận lợi
cho phương tiên giao thông qua lại trên sông. Một chi lưu quan trọng của sông Đồng Nai là
sông Bé, giáp với sông Đồng Nai từ ngã ba Hiếu Liêm, vươn ngoằn ngoèo lên phía bắc đến
suối Brêlin. Sông Bé dài 360 km, là phụ lưu của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ vùng đồi núi
tỉnh ĐarLac do chảy uốn khúc và nhập vào sông Đồng Nai ở Hiếu Liêm. Đoạn sông này dài
60 km, lòng sông rộng trung bình 30 mét, sâu hàng chục mét. Sông, suối ở Chiến khu Đ nổi
tiếng là nhiều cá, sông Đồng Nai có cá sấu, vùng hạ lưu sông Bé có cá sơn đài, mỗi con
nặng từ 20-40 kg. Ngoài ra, sông Đồng Nai và sông Bé có nhiều thác nổi tiếng với tiềm lực
thuỷ điện cao như: Thác Trị An, thác Trời, thác Mơ, Cần Đơm, Róc Đồng, thác Thanh
Niên…Trong lòng chiến khu có nhiều bàu như: Bàu Cá Trê, bàu Ông Yểng, bàu Phụ Nữ,
bàu Sâu…, có nhiều dòng suối nhỏ chảy qua như: suối Đỉa, suối Voi, có những đoạn suối
vào mùa khô chỉ cần bắt cá bằng tay không. Khí hậu ở Chiến khu Đ cũng có chung những
đặc điểm của vùng nhiệt đới Đông Nam Bộ; nóng quanh năm, mưa nhiều, chia làm hai mùa
rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt
độ trung bình từ 26-27 oc, cao nhất từ 29-30 o c, thấp nhất là 12oc. Lượng mưa trung bình từ

1.800 - 2.200 mi-li-mét. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, tháng mưa ít nhất là tháng 1 và 2.
Độ ẩm trung bình trong năm từ 76-80%, tháng 9 có độ ẩm cao nhất là 86%, tháng 2 có độ
ẩm thấp nhất là 66%. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đây là vùng
rừng núi hoang vu “Mã Đà sơn cước”, “lâm sơn chướng khí”; càng lên phía bắc và đông bắc
càng khắc nghiệt, nhất là vùng Bà Rá như cái “nôi” của sốt rét, đã cướp đi hàng ngàn sinh
mạng cán bộ, chiến sĩ ta. Ở vùng cao hơn như Phước Long, ngày nóng, đêm lạnh buốt.
sương mù bao phủ dày đặc. Theo nhận xét của địch thì:“Khí hậu trong Chiến khu Đ rất xấu,


rừng quá rậm rạp và ẩm thất, thiếu ánh sáng mặt trời nên nhiều binh sĩ mặt mày xanh xao
vàng vọt. Trời mưa xuống, rất nhiều rắn, rết, muỗi và vắt. Địa thế khu vực quá rộng (ước
lượng 3.750 cây số vuông), hơn nữa chỉ toàn rừng núi rậm rạp, cách nhau 5 thước đã
không nhìn thấy nhau”[34]. Vì vậy, Chiến khu Đ đã có được những lợi thế để xây dựng căn
cứ địa cách mạng. Mặc dù có những bất lợi như; thời tiết khắc nghiệt, thú dữ, rắn rết, sên,
vắt, muỗi mòng là nguyên nhân của nhiều bệnh tật, nhất là bệnh sốt rét rừng; đất rộng
nhưng diện tích trồng lúa không đáng kể, không có khả năng bảo đảm lương thực tại chỗ;
dân cư thưa thớt, phân bố không đồng đều, ở nhiều địa bàn rộng xung yếu không có dân để
vừa làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ vừa cung cấp nguồn nhân, tài, vật lực; mùa mưa, đường đi
trong chiến khu gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, Chiến khu Đ vẫn tồn tại và biến thành “Việt
Bắc miền Nam, mồ mã giặc Pháp” và cả giặc Mỹ sau đó.
1.1.2. Địa lý quân sự
Là một căn cứ địa ra đời trong kháng chiến chống Pháp, sang thời kỳ chống Mỹ ta
luôn phát triển và xây dựng thành một căn cứ vững chắc, có hệ thống phòng thủ kiên cố với
những đơn vị chủ lực nhằm mục đích:“Bảo vệ các cơ sở chính trị đầu não thuộc Xứ ủy Nam
Bộ hay Bộ tư lệnh giải phóng miền Đông. Thiết lập những trung tâm huấn luyện để phát
triển các tiềm lực chiến đấu, rèn cán chỉnh quân sau những cuộc đụng độ quan trọng với
lực lượng của địch tại miền Đông. Thiết lập các an toàn khu vững chắc để né tránh các
cuộc tảo thanh quy mô lớn của địch với những hỏa lực lớn mạnh… Xây dựng các cơ sở kinh
tế tự túc như ruộng rẫy” [87,2]. Trong kháng chiến chống Mỹ, Chiến khu Đ là bức tường
án ngữ trên một địa bàn rộng xung yếu cơ động sát nách trung tâm đầu não của địch ở Sài

Gòn, thành phố Biên Hòa. Chiến khu Đ tiếp giáp với Tây Nguyên ở phía đông, Campuchia
ở phía bắc, Dương Minh Châu ở phía tây, Sài Gòn ở phía nam, là địa bàn tập trung các
đường giao thông chiến lược và quân sự quan trọng. Về đường bộ có quốc lộ 1,20,13,14,
đường xe lửa; đường sông có sông Đồng Nai, Sông Bé; đường hàng không có sân bay Biên
Hòa. Trong lòng Chiến khu Đ có đoạn cuối đường Trường Sơn nối thông hai miền NamBắc, là nơi cung cấp sức người sức của từ hậu phương lớn cho chiến trường B2 đánh Mỹ và
thắng Mỹ xâm lược.
Đường lối quân sự của Đảng ta là chiến lược tiến công và dùng địa bàn rừng núi để
làm bàn đạp xuất phát tiêu diệt kẻ thù. Do đó, Chiến khu Đ là một trong những căn cứ chiến
lược quan trọng nằm phía đông bắc áp sát với các cơ quan đầu não Mỹ-ngụy ở Sài Gòn. Hệ


thống căn cứ liên hoàn ở miền Đông mà Chiến khu Đ có được coi là cốt lõi, là hậu phương
tại chỗ, trực tiếp của chiến trường Nam Bộ, từ Chiến khu Đ có thể phân phát hàng hóa, vũ
khí, đạn dược từ miền Bắc chi viện ra các vùng căn cứ khác của chiến trường B2 để đánh
Mỹ. Ngoài ra, Chiến khu Đ là cái kho chứa đựng các phương tiện vật chất bảo đảm cho hai
cuộc kháng chiến, hàng hóa chuyển từ miền Bắc vào theo đường Trường Sơn đến, từ
Campuchia sang, từ hướng biển Xuyên Mộc vận chuyển lên được cất giấu tại đây, từ đó
phân phát cho toàn Miền. Nhìn chung, Chiến khu Đ là nơi đầu mối tiếp nhận, cất giấu, phân
phát cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chiến trường miền Nam và cho cả chiến trường
Campuchia. Vì vậy, mà Chiến khu Đ đã trở thành hậu cứ, bàn đạp lớn có vị trí chiến lược
quân sự với tầm cỡ cả nước, nơi đây vừa là căn cứ của miền Đông, B2, căn cứ của Bộ tổng
tư lệnh, một trong những hướng tiến công trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Chính tại
Chiến khu Đ, Bộ chỉ huy lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi
trên toàn miền Nam.
Điều quan trọng có được ở đây là giá trị của rừng về mặt quân sự. Trong hai cuộc
kháng chiến, lực lượng vũ trang đã sống và chiến đấu trong rừng, lớn lên với rừng và từ bàn
đạp rừng tiến công đánh bại cả quân Pháp và Mỹ. Rừng là nơi đặt các xưởng quân giới sản
xuất vũ khí của quân khu, là nơi lý tưởng cho chiến tranh du kích phát triển, là địa bàn hoạt
động tác chiến thuận lợi của bộ đội chủ lực. Sự rậm rạp của cây rừng là yếu tố quan trọng
giúp che chở an toàn cho các khu vực hoạt động hoặc di chuyển cho các lực lượng của ta

qua các đường mòn bí mật ngay trong lòng chiến khu, sự rậm rạp của cây cối đã khiến cho
sự quan sát của địch từ trên không xuống mặt đất trở nên vô hiệu. Với rừng rậm rạp thì
Chiến khu Đ gần như trở thành địa bàn bất khả xâm phạm của kẻ thù khi mở các cuộc hành
quân càn quét vào đây. Đất rừng ở đây gần sông suối dễ trồng tỉa cây lương thực, hoa màu
ngắn ngày, lại có nguyên liệu cao lanh cho ngành gốm và nhiều ngành công nghệ khác.
Rừng vừa “che bộ đội” vừa cung cấp cây thuốc chữa bệnh và nguồn thịt động vật, các loại
cây, trái, củ, lá…nuôi sống con người, nhất là trong các thời kỳ ác liệt, do địch đánh phá,
phong toả kinh tế. Đất rừng Chiến khu Đ có độ cao và rắn chắc thuận lợi cho việc cấu trúc
công sự chiến hào và địa đạo để bám trụ chiến đấu lâu dài, nhất là những đợt địch gia tăng
hoạt động bao vây đánh phá khu căn cứ. Chiến khu Đ có địa thế hiễm trở, lưng dựa vào
Trường Sơn và rừng núi miền Nam Đông Dương, gắn với một phần đoạn cuối đường Hồ
Chí Minh; phía trước lấn sát vùng đồng bằng dân cư và các đô thị lớn, Chiến khu Đ còn là


vùng án ngự chiến lược, nối nhiều chiến trường với nhau, là cầu nối “trung chuyển” quan
trọng từ hậu phương lớn miền Bắc vào Nam Bộ. Vì vậy mà Chiến khu Đ đã trở thành bàn
đạp để ta tiến hành uy hiếp các trục giao thông chính như:“Quốc lộ 14, đường lưu thông từ
Sài gòn đến Darlac. Quốc lộ 20, trục giao thông chạy từ Sài Gòn về Di Linh-Đà Lạt. Liên
tỉnh lộ 16, chạy qua quận Tân Uyên nối liền Đồng Xoài. Từ Chiến khu Đ, ta có thể phát
triển về hướng Đông-Bắc để nối liền với vùng Cao Nguyên để đẩy mạnh hoạt động gây rối
tại đây.”[87,6]. Ngoài ra, Chiến khu Đ còn nối liền với các chiến khu Long Nguyên-Bời
Lời-An Điền-Dương Minh Châu tạo thành một hành lang bất khả xâm phạm, chạy đến biên
giới Campuchia mà chiến khu Dương Minh Châu là một căn cứ đủ an toàn trong trường hợp
bị địch dùng hỏa lực mạnh tấn công ta tại Chiến khu Đ. Điều đó giải thích vì sao Chiến khu
Đ vừa là địa bàn có phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh, vừa là chiến trường rất
thuận lợi cho tác chiến tập trung quy mô của các binh đoàn chủ lực cơ động tiêu diệt quân
địch. Mọi kẻ thù xâm lược đến mảnh đất này đều sợ rừng, thù ghét rừng, tìm mọi cách tiêu
diệt rừng, nhưng cũng như người chủ của nó - nhân dân Chiến khu Đ, lớp rừng cây này vẫn
giữ mãi màu xanh bất tận và làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình trong suốt 30 năm chiến
tranh kiên cường. Đánh giá về vị trí tác dụng của vùng rừng núi miền Đông Nam Bộ đối

với Chiến khu Đ, năm 1974, đồng chí Lê Duẩn đã viết: “Vùng giải phóng miền Đông Nam
Bộ nối liền với vùng rừng núi khu 6 hình thành một căn cứ chiến lược thường xuyên uy hiếp
Sài Gòn; từ căn cứ này, quân chủ lực ta sẽ tiến đánh Sài Gòn, thắng địch tại đây và trên
toàn chiến trường Nam Bộ. Như vậy, miền rừng núi Đông Nam Bộ và Khu 6 đối với Sài Gòn
và đồng bằng sông Cửu Long có vị trí tương tự như khu căn cứ Việt Bắc đối với Hà Nội và
đồng bằng Bắc Bộ trước đây trong kháng chiến chống Pháp”[57,348].
Địa hình tại Chiến khu Đ tương đối thuận tiện cho bộ đội sản xuất lương thực và khai
thác nguồn thiên nhiên để tự túc; ngay từ 1956, lực lượng Bình Xuyên ly khai đã về vùng
Suối Linh tổ chức được bốn trại sản xuất. Ngoài việc làm rẫy, ruộng trồng tỉa lúa, ngô,
khoai, sắn, các đơn vị còn tích cực khai thác nguồn thiên nhiên rất phong phú của miền
Đông như săn bắt thú rừng, đánh bắt cá, khai thác các loại củ như củ chụp, củ nần, các loại
trái cây, lá rừng, mật ong, dầu chai (dầu rái), mây tre…phần lớn sản phẩm khai thác được,
các đơn vị đều dùng để ăn, còn lại đem bán để có tiền mua gạo, muối và các vật dụng cần
thiết khác.Với những mặt thuận lợi có được tại Chiến khu Đ để ta khai thác và biến vùng đất
này trở thành nơi để xây dựng căn cứ chiến đấu trường kỳ cho đến ngày toàn thắng. Đóng


góp của Chiến khu Đ vào thắng lợi trong chiến tranh giải phóng đã thể hiện rõ năng lực
khắc phục rất cao những mặt khó khăn, phát huy những ưu điểm thuận lợi của những yếu tố
điều kiện tự nhiên, của quân và dân trong vùng, tạo nên một chiến khu nổi tiếng ngang tầm
với lịch sử của nó.
1.2. Phạm vi và tên gọi của Chiến khu Đ qua các thời kỳ
Trong kháng chiến chống Pháp, Chiến khu Đ chỉ đóng khung trong vòng cung từ
Phước Hòa theo tỉnh lộ 16 đến huyện lỵ Tân Uyên, ở phía tây là sông Bé, phía đông là sông
Đồng Nai. Chiến khu Đ ra đời tháng 2-1946, vị trí lúc này nằm trong xã Tân Hòa, Mỹ Lộc,
Tân Tịch, Thường Lang. Trung tâm là vùng Đất Cuốc. Từ đầu năm 1946-1948; Chiến khu
Đ trở thành căn cứ của khu 7, phạm vi được mở rộng thêm 8 xã nữa, trong đó có các xã như
Tân Long, Lạc An.Trung tâm chuyển về vùng Tân Lợi, khu rừng ấp Phước Hưng là nơi làm
việc của đồng chí Nguyễn Bình. Từ 1948-1950, Chiến khu Đ là căn cứ của khu 7 và tỉnh
Biên Hòa, phạm vi được mở rộng lên Hàng Bài, Cây Bâu, Dình, Tân Long, Chòi Ớt, Hốc

Bà Tô.Trung tâm chuyển về Mỹ Lộc (Bộ Chính trị đóng ở Suối Cá), thành lập nhiều xã mới
như Sông Lô, Cộng Hòa, Chánh Hưng. mở rộng phạm vi ra tới xã Tân Dân,Tân Nhuận. Từ
giữa 1950 đến tháng 2-1951; Chiến khu Đ trở thành căn cứ của Bộ tư lệnh Nam Bộ, trung
tâm đóng ở địa bàn Nhà Nai, Bộ tư lệnh đóng ở khu rừng Bà Sầm. Trung tâm khu 7 vẫn ở
Mỹ Lộc.Tháng 2-1951, Bộ tư lệnh Nam Bộ chuyển sang căn cứ Dương Minh Châu, chiến
trường Nam Bộ chia thành phân khu miền Đông và miền Tây. Bộ tư lệnh; Phân khu miền
Đông đóng ở Chiến khu Dương Minh Châu, Chiến khu Đ trở thành căn cứ của liên khu tỉnh
Thủ Biên, trung tâm ở Suối Sâu và Bến Chan Chan, phạm vi Chiến khu Đ vẫn không thay
đổi.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Chiến khu Đ không những là căn cứ của các tỉnh, của
quân khu miền Đông, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục mà còn trở thành căn cứ có tính chất
chiến lược của miền Nam Đông Dương. Phạm vi Chiến khu Đ bao gồm các tỉnh Phước
Thành, Phước Long, Bình Long, một phần của Bình Dương và một phần của Long Khánh.
Chiến khu Đ trong thời kỳ chống Mỹ, bao gồm nhiều căn cứ của các xã, huyện, tỉnh, khu,
Trung ương Cục, Miền…, đóng khắp các nơi trong vùng rừng núi từ Tây Nguyên cho đến
biên giới Tây Ninh, phía bắc Chiến khu Đ được mở rộng từ phía đông quốc lộ 13 qua giáp
Khu 6 và Tây Nguyên, lên đến Biên giới Việt Nam-Campuchia, phía tây giáp Quảng Đức
(Lâm Đồng), phạm vi rất rộng.


Về tên gọi “Chiến khu Đ” đã có nhiều ý kiến khác nhau qua các thời kỳ. Chiến khu Đ
có nghĩa là chiến khu của Đảng, là chiến khu “Đỏ”, trong thời kỳ các đảng viên của ta hoạt
động bí mật từ trước năm 1945. Tiêu biểu là đồng chí Chín Quỳ sau khởi nghĩa Nam Kỳ
năm 1940 thất bại đã cùng một số anh em có vũ trang về đây xây dựng hậu cứ đến năm
1945. Chiến khu Đ là chiến khu Đồng Nai, vì khi đồng chí Huỳnh Văn Nghệ về tổ chức lực
lượng vũ trang bám trụ dọc sông Đồng Nai và nằm trên đất Đồng Nai. Chiến khu Đ là chiến
khu Đất Cuốc, có lần đồng chí Huỳnh Văn Nghệ nói chuyện với một cán bộ quân sự trong
một bữa ăn nên đặt tên là chiến khu Đất Cuốc, gọi tắt là Chiến khu Đ [20,21]. Có ý kiến cho
rằng: “Chiến khu Đ là lấy theo thứ tự của 3 chiến khu ra đời trong năm 1945 như: Chiến
khu An Phú Đông ở vùng ven sông Sài Gòn gọi là chiến khu A, Chiến khu Bình Quới Tây

gọi là chiến khu B, Chiến khu Bưng Ô Xã ở Thủ Đức gọi là chiến khu C. Năm 1946, một
chiến khu ra đời kế các chiến khu trên ở vùng Tân Uyên gọi là Chiến khu Đ”[39,3]. Sang
thời kỳ chống Mỹ, do nhu cầu phát triển và xây dựng căn cứ phục vụ cho cuộc kháng chiến
nên việc mở rộng căn cứ cũng được chú trọng, ở miền Đông Nam Bộ đã hình thành nhiều
căn cứ lớn. Lúc này, Chiến khu Đ được mở rộng lên giáp biên giới Việt Nam-Campuchia
được gọi là Khu A. Vùng căn cứ Tây Bắc gồm chiến khu Dương Minh Châu và rừng núi
Tây Ninh được gọi là Khu B. Khu căn cứ Thị Tính, Long Nguyên (Bến Cát) gọi là Khu C.
Các căn cứ núi Mây Tàu, Hắc Dịch, rừng Sác sông La Ngà gọi là Khu E. Mỗi tên gọi trong
từng thời kỳ đều có một cách lý giải khác nhau, nhưng đều đã phản ánh một nội dung
chung, đó là đã có một chiến khu cách mạng vô cùng quan trọng của tỉnh Biên Hòa, ở miền
Đông Nam Bộ và cả của Nam Bộ, tồn tại liên tục, và đã có nhiều đóng góp quan trọng cho
quân và dân ta đánh bại kẻ thù xâm lược suốt trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Dân cư và truyền thống yêu nước của nhân dân vùng Chiến khu Đ
Chiến khu Đ là địa bàn đa dân tộc, ngoài người Kinh chiếm đa số còn có đồng bào các
dân tộc anh em. Họ là những người chủ của vùng rừng rậm và vùng đất đỏ phì nhiêu này.
Qua các hiện vật khai quật được tại các di chỉ Vương Dũ, Dốc Chùa, Gò Đá, Suối Linh,
Hiếu Liêm, lòng hồ Trị An… Các nhà khoa học đã xác định; cách đây khoảng 2.500-3.000
năm (thời đại đồng thau phát triển) trên địa bàn Chiến khu Đ đã có con người cư trú. Cùng
với nghề trồng lúa nước của một nền nông nghiệp phát triển, cư dân ở đây đã biết những
nghề thủ công như khai thác đá, đồ gốm, dệt vải, đúc đồng… Cư dân bản địa sống trên vùng
Chiến khu Đ chủ yếu là dân tộc Stiêng, Chơro thuộc ngữ hệ Môn Khơmer. Những dân tộc ít


người hơn là Mơ Nông, Mạ, Tà Mưng, Khơmer... Đến thế kỷ 17, trên vùng đất này đã xuất
hiện những lớp cư dân mới, đó là đồng bào người Kinh từ miền Bắc, miền Trung di cư vào
Nam lập nghiệp. Cuộc nội chiến giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn kéo dài từ
(1627-1672), họ đã kéo nhau vào Nam để sinh sống, trong đó có những vùng đất như Biên
Hòa, Gia Định, lên vùng Tân Uyên và lan ra cả tỉnh Sông Bé. Năm 1698, Nguyễn Phúc Chu
cử đại thần Nguyễn Hữu Kính đi kinh lược vùng đất mới ở phía Nam. Kính lấy đất Đồng
Phổ (Biên Hòa) lập dinh Trấn Biên, lấy xứ Lộc Đã (Đồng Nai) làm huyện Phước Long, lấy

xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, lấy dinh Phiên Toàn (Gia Định), mỗi dinh đều đặt một
chức quan cai trị. Trên cơ sở đó, chúa Nguyễn đã tổ chức chiêu và di dân Bồ chính vào Biên
Hòa, Gia Định khai khẩn ruộng nương, đóng thuế tô làm Bộ dinh, Bộ điền. Huy động đồng
bào từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên di dân vào Nam khai phá vùng đất thuộc lựu
vực sông Đồng Nai, Tân Uyên. Từ thế kỷ 18, người Việt đã định cư tập trung thành những
làng đông đúc từ Đồng Phú trở về xuôi tiếp cận với đồng bằng. Đến thế kỷ 19, sau khi Pháp
xâm lược, chúng đã khai phá vùng đất Chiến khu Đ để lập những đồn điền trồng cao su như:
Bù Đốp, Lộc Ninh, Hớn Quản, Thuận Lộc, Phú Riềng…và mộ phu dân từ các tỉnh Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị vào sinh cơ lập nghiệp. Từ đó, người Kinh từ phía
nam tiến lên khai hoang, cứ trú ở phía bắc càng mạnh. Sau khi vương triều Tây Sơn bị
Nguyễn Ánh tiêu diệt, tinh thần chiến đấu bất khuất của nghĩa quân Tây Sơn được gieo
mầm. Võ Tây Sơn, một môn phái nổi tiếng ở nước ta được truyền bá rộng rãi trên vùng đất
này. Đến đầu thế kỷ 20, dân số người Kinh (Việt) ở vùng Chiến khu Đ tăng lên mạnh mẽ do
qua trình khai phá vùng rừng nùi trồng cây cao su của Pháp. Dưới thời Ngô Đình Diệm,
theo đạo dụ 143 ngày 22-10-1956, dân cư từ miền Bắc, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng
Ngãi theo đạo Thiên Chúa giáo đến tập trung thành những cụm dân cư lớn dọc quốc lộ 13,
14. Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long là những trọng điểm gia tăng dân cư người Việt.
Vào cuối thế kỷ 19, sau khi chiếm được thành Gia Định, tháng 2-1861, Pháp chiếm
đóng huyện Bình An (Thủ Dầu Một), nhiều thanh niên ở Tân Uyên (vùng Chiến khu Đ) gia
nhập đội quân Lê Quang Tiến và Thân Văn Nhiếp chống giặc. Cuối 1862, dưới sự chỉ huy
trực tiếp của Quan Lực thuộc tổng binh Trương Định, hàng trăm nghĩa quân đã anh dũng
chiến đấu với quân Pháp ở đầu nguồn Suối Đỉa. Dù chiếm được đất nhưng quân Pháp đã bị
nhân dân trong vùng chống trả quyết liệt. Đầu của thế kỷ 20, phong trào cách mạng Việt
Nam đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của trào lưu cách mạng vô sản. Công nhân tại các đồn


điền cao su ở vùng đất Chiến khu Đ đã tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lênin, nhiều cuộc đấu
tranh của công nhân đã nổ ra như: cuộc biểu tình của 5.000 công nhân Phú Riềng diễn ra
ngày 30-1-1930, cuộc biểu tình của 1.000 công nhân cao su Dầu Tiếng nổ ra vào ngày 1512-1930. Tháng 5-1935, công nhân của 30 lò gốm Lái Thiêu đồng loạt bãi công trong suốt
tuần lễ đòi bọn chủ thỏa mãn yêu sách về kinh tế. Từ 1936-1939, công nhân ở các đồn điền

cao su Phú Riềng, Dầu Tiếng, Lộc Ninh, các lò gốm, thợ thủ công ở thị xã Thủ Dầu Một và
nhân dân nhiều xã ở Tân Uyên liên tục tổ chức đấu tranh, năm 1937, hàng trăm nông dân ở
các xã Mỹ Lộc, Thường Lang, Tân Hòa huyện Tân Uyên biểu tình trước dinh huyện đòi
giảm thuế, hoãn tô…, vùng này về sau trở thành trung tâm của Chiến khu Đ.
Đầu 1945, Xứ ủy cử một số cán bộ về Tân Uyên chọn địa điểm làm tiền trạm xây
dựng căn cứ.Tại Đất Cuốc, công việc xây dựng căn cứ bắt đầu triển khai thì ngày 9-3-1945,
Nhật đảo chính Pháp, việc xây dựng căn cứ ngưng lại. Sau cách mạng tháng Tám, trong khi
nhân dân vùng Chiến khu Đ đang bước vào xây dựng chế độ xã hội mới thì ngày 23-9-1945,
quân Pháp đã tiến hành đánh chiếm trụ sở hành chính Nam Bộ, mở đường cho cuộc chiến
tranh xâm lược trở lại nước ta. Nhân dân vùng Chiến khu Đ lại bước vào 9 năm kháng chiến
chống Pháp, cũng là ngày mở đầu cho cuộc đấu tranh kéo dài 30 năm đồng bào Chiến khu
Đ và cả nước. Chiến khu Đ trở thành nơi xây dựng căn cứ địa cách mạng đầu tiên trong
kháng chiến chống thực dân Pháp và cả trong kháng chiến chống Mỹ, thúc đẩy cuộc đấu
tranh đi đến thắng lợi cuối cùng.
1.4. Chủ trương Đảng ta về vai trò của nhân dân trong chiến tranh giải phóng
Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta do Đảng ta lãnh đạo để giải phóng dân tộc,
giành độc lập, mở đường đưa Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội, là sự kế tục cuộc đấu
tranh oanh liệt của dân tộc ta trong suốt mấy ngàn năm giữ nước và dựng nước. Đường lối
đó không thể tách rời sự tham gia đóng góp của nhân dân.Trong quá trình đấu tranh lâu dài
dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tích lũy được kinh nghiệm chiến đấu phong phú
về nhiều mặt; về hình thức chiến tranh xâm lược, phương thức đấu tranh là sử dụng bạo lực
cách mạng để giành và giữ chính quyền, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; về điều
kiện, hoàn cảnh lịch sử bên trong và bên ngoài. Từ những điều nói trên, có thể nên lên
những chủ trương cơ bản của cuộc chiến tranh mà nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo
của Đảng như sau:


Trước hết, Chủ trương của Đảng ta về chiến tranh nhân dân đó là chiến tranh chính
nghĩa, chiến tranh giải phóng dân tộc hoặc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đường lối
chính trị của Đảng. Thực hiện những mục tiêu của cách mạng, vì lợi ích của nhân dân, của

dân tộc Việt Nam và vì sự nghiệp cách mạng thế giới, chống lại chiến tranh phi nghĩa, xâm
lược của chủ nghĩa đế quốc, chiến tranh là kế tục của chính trị, với mục tiêu cơ bản của cách
mạng là độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã nói:“Muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô
sản”[114,23]. Ngọn cờ cứu nước Đảng ta đã kết hợp chặt chẽ các nhân tố dân tộc và giai
cấp, dân tộc và đế quốc, nó phản ánh quy luật phát triển khách quan của xã hội Việt Nam,
phản ánh lợi ích cơ bản và nguyện vọng sâu xa của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
nước ta, của cả dân tộc ta, phù hợp với lợi ích của cách mạng thế giới. Chính nghĩa của ta đã
động viên mạnh mẽ lực lượng của toàn dân ta, cả nước ta đứng lên quyết chiến đấu để giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, và được lực lượng nhân dân tiến bộ trên thế giới ủng hộ. Đó
là nguồn sức mạnh vô tận của ta mà kẻ thù không bao giờ lường nổi, là cơ sở của tính hơn
hẳn về chủ trương quân sự của Đảng ta.
Thứ hai, Chủ trương của Đảng ta là động viên và tổ chức toàn dân đánh giặc, xây
dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang hùng hậu của khởi nghĩa và chiến tranh
cách mạng. Muốn tiến hành chiến tranh nhân dân phải có đường lối xây dựng lực lượng
đúng đắn. Đường lối “cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc” được thể hiện trên những vấn
đề chủ yếu sau: Động viên và tổ chức toàn dân đánh giặc, xây dựng lực lượng chính trị và
lực lượng vũ trang nhân dân, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân
đánh giặc. Đúng như Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ trong lời kêu gọi cả nước kháng chiến tháng 121946:“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái,
dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có
súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai
cũng phải ra sức chống thực dân,cứu nước”[114,94].Vận dụng sáng tạo phương thức tiến
hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu
đánh mạnh, tiến công địch bằng sức mạnh tổng hợp của đấu tranh vũ trang và đấu tranh
chính trị trên các địa bàn chiến lược cả nông thôn và thành thị, đánh thắng địch từng bước đi
tới đánh thắng hoàn toàn quân địch.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vời chiến tranh,
coi đó là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi. Đường lối đó là sự vận dụng sáng tạo những


tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin về động viên và vũ trang toàn dân, xây dựng quân đội

cách mạng kiểu mới phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước ta, là thể hiện sự quán triệt
quan điểm bạo lực của quần chúng trong vấn đề xây dựng lực lượng chiến tranh cách mạng.
Nó được kế thừa và phát triển lên một trình độ mới truyền thống cả nước đánh giặc, “trăm
họ ai cũng là binh”,“giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” vốn có từ lâu đời trong lịch sử chiến
tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước oanh liệt của dân tộc ta. Lênin nói:“Để tiến hành
chiến tranh, phải động viên toàn bộ mọi lực lượng trong nhân dân. Phải biến cả nước thành
một dinh lũy cách mạng.Tất cả hãy chi viện cho chiến tranh” [114,35]. Động viên và tổ
chức toàn dân tham gia khởi nghĩa và chiến đấu là một quá trình giáo dục, tổ chức quần
chúng sâu rộng và liên tục của Đảng ta từ thấp đến cao theo một đường lối cách mạng đúng
đắn. Lực lượng chính trị là cơ sở để hình thành và phát triển các lực lượng vũ trang cách
mạng của nhân dân. Để bảo đảm cho lực lượng vũ trang ta ngày càng đánh càng mạnh và
càng thắng to trong một cuộc chiến tranh lâu dài và quyết liệt, chúng ta thực hiện phương
châm vừa chiến đấu vừa xây dựng và phát triển lực lượng. Nhằm động viên cả dân tộc trở
thành một khối vững chắc, một tập thể gang thép được phân công chiến đấu một cách liên
tục tiến công địch và đánh thắng mọi đội quân xâm lược dù cho chúng tàn bạo, có quân
đông và trang bị hiện đại.
Thứ ba, Chủ trương của Đảng ta là xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng căn cứ địa và
hậu phương vững mạnh của chiến tranh nhân dân. Hậu phương là nhân tố thường xuyên
của thắng lợi, vì hậu phương là nguồn cung cấp sức người, sức của cho chiến tranh, là
nguồn động viên, cổ vũ về chính trị-tinh thần cho tuyền tiến. Không có một hậu phương
vững mạnh thì tuyền tiến không thể đánh thắng giặc. Đó là quy luật chung của mọi cuộc
chiến tranh. Để cho công tác xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng căn cứ địa và hậu phương
ngày càng vững mạng. Đảng ta chủ trường, triệt để dựa vào nhân dân, đi từ xây dựng cơ sở
chính trị của quần chúng đến xây dựng căn cứ địa và hậu phương từ không đến có, từ nhỏ
đến lớn, từ chưa hoàn chỉnh đến ngày càng hoàn chỉnh. Dựa vào lực lượng cách mạng cả ở
nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa và hậu phương vững chắc ở nông thôn. Đồng
thời xây dựng cơ sở cách mạng ở thành thị, kết hợp hậu hương tại chỗ ở khắp nơi với hậu
phương chung của cả nước, phát huy mạnh mẽ tinh thần tích cực tiến công, ra sức củng cố
căn cứ địa và hậu phương một cách toàn diện, tích cực chiến đấu để bảo vệ hậu phương ta



đồng thời tích cực tiến công đánh phá hậu phương địch, biến hậu phương địch thành tiền
phương của ta, không ngừng mở rộng căn cứ địa và hậu phương ta.
Thứ tư, Chủ trương của Đảng ta là vận dụng sáng tạo phương thức tiến hành chiến
tranh và nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân. Nghệ thuật quân sự của Đảng ta
trước hết là nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc. Nghệ thuật quân sự của Đảng ta là
quán triệt tư tưởng tích cực tiến công địch, trong đấu tranh, chúng ta tích cực tiến công địch
một cách kiên quyết, liên tục và toàn diện, bằng mọi lực lượng, mọi thứ vũ khí, mọi hình
thức, trên mọi quy mô, ở mọi nơi và trong mọi lúc. Trong kháng chiến chống Mỹ, Mỹ
không chỉ là cường quốc có số dân đông, diện tích rộng hơn ta mà còn có một nền công
nghiệp phát triển, có tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn, có vũ khí hiện đại, trong khi ta chỉ
là một nước nhỏ, vốn là nước thuộc địa, có nền kinh tế kém phát triển. Xuất phát từ tình
hình trên, để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng, bảo vệ Tổ quốc, nhân dân ta
đã biết dựa vào nhân hòa, địa lợi, thiên thời, biết phát huy cao độ sức mạnh mới của con
người Việt Nam trong thời đại mới để đánh thắng địch.Trên nền tảng đó, nhân dân ta đã biết
kế thừa và phát triển lên một trình độ mới truyền thống đánh giặc của cả dân tộc là dũng
cảm, thông minh, không những biết “lấy yếu thắng mạnh”,“lấy ít thắng nhiều” trong điều
kiện mới mà còn biết lấy văn minh thắng bạo tàn, lấy thế hơn tuyệt đối về chính trị-tinh thần
của ta mà thắng thế hơn về sắt thép của địch. Đảng ta chủ trương: Tiến hành chiến tranh
toàn dân, toàn diện, kết hợp lực lượng vũ trang với lực lượng chính trị, đấu tranh vũ trang
với đấu tranh chính trị, khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng. Đấu tranh vũ trang
là một hình thức đấu tranh cơ bản, giữ vai trò trực tiếp, quyết định trong việc tiêu diệt lực
lượng quân sự của địch. Đi đôi với tiêu diệt lực lượng quân sự địch, đấu tranh vũ trang còn
có nhiệm vụ bảo vệ nhân dân, kết hợp với đấu tranh chính trị, hỗ trợ cho quần chúng cách
mạng đấu tranh chính trị và nổi dậy giành quyền làm chủ, giành thắng lợi lớn nhất cho cách
mạng. Còn đấu tranh chính trị là một hình thức đấu tranh cơ bản, luôn luôn là cơ sở cho đấu
tranh vũ trang phát triển, đồng thời là một phương thức tiến công kẻ địch. Đấu tranh chính
trị là nhằm động viên, tổ chức nhân dân, đưa nhân dân đấu tranh chống địch từ hình thức
thấp đến hình thức cao. Đứng chân vững chắc ở nông thôn, tiến hành chiến tranh nhân dân
cả ở nông thôn rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị, kết hợp chặt chẽ tiến công địch

trên cả ba vùng chiến lược với những hình thức thích hợp. Đây là một nội dung quan trọng
trong phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng của ta. Kết hợp việc tiêu diệt địch với


×