Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu phần vhdg trong chương trình ngữ văn lớp 9 thpt chdcnd lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.34 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Kettavong Vilavanh

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU PHẦN VHDG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
LỚP 9 THPT CHDCND LÀO.

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Kettavong Vilavanh

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU PHẦN VHDG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
LỚP 9 THPT CHDCND LÀO.
Chuyên ngành
Mã số

: Lý luận và Phương pháp Dạy học Văn
: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN THANH BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, chân thành nhất tôi xin gởi lời cảm ơn đến thầy hướng dẫn
TS. Trần Thanh Bình, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian tôi làm luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời, với tấm lòng biết ơn, trân trọng nhất tôi xin cảm ơn đến:
- Quý thầy, cô giảng dạy lớp Lí luận và phương pháp dạy văn khóa 19.
- Phòng khoa học công nghệ và sau đại học Trường đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban giám hiệu, thầy cô và học sinh các trường Trung học phổ thông
tại Lào: Trường THPT Keang kok Huyện Cham Phon Tỉnh Savannakhet,
Trường THPT Houy xaiy Huyện Cham Phon Tỉnh Savannakhet
Gia đình đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm, động viên, khích lệ và giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu.
Kettavong Vilavanh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng

Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Chương 1: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN Ở
TRƯỜNG THPT CHDCND LÀO .................................................................... 9
1.1. Nước Lào và Văn học dân gian Lào 9

1.1.1. Nước Lào ........................................................................................ 9
1.1.2. Văn học dân gian Lào ................................................................. 10

1.2. Chương trình VHDG trong SGK Ngữ văn lớp 9 của Lào

33

1.2.1. Cấu trúc chương trình VHDG lớp của Lào ............................. 33
1.2.2. Nội dung chương trình VHDG lớp 9 của Lào .......................... 35

Tiểu kết chương 1 ................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN LỚP 9 THPT CHDCND LÀO .................................................... 62
2.1. Tiếp cận những vấn đề về câu hỏi trong dạy học

62

2.1.1 Một số vấn đề về câu hỏi trong dạy học .................................... 62
2.1.2. Những vấn đề về câu hỏi trong dạy học văn ............................ 64
2.1.3. Thiết kế câu hỏi trong dạy học .................................................. 83

2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương
88
2.3. Từ việc khảo sát câu hỏi trong SGK lớp 9 phần văn học dân gian Lào, định hướng

xây dựng hệ thống câu hỏi bổ sung phục vụ dạy học Ngữ văn ở Lào (phần VHDG)
93

Tiểu kết chương 2 ................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................. 100


3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm

100

3.1.1. Mục đích..................................................................................... 100
3.1.2. Yêu cầu ....................................................................................... 100

3.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm 102
3.3.Nội dung thực nghiệm 102

3.3.1. Giáo án thực nghiệm Truyện cổ tích Núi Chàng Núi Nàng.. 102
3.3.2. Tiến hành kiểm tra.................................................................... 109

3.4. Kết quả thực nghiệm 110
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm 112
3.6. Những khó khăn khi Thực nghiệm Sư phạm 113

Tiểu kết chương 3 ................................................................................. 114
KẾT LUẬN ........................................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 116
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THPT

:

Trung học phổ thông.

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

VHDG

:

Văn học dân gian

TN

:

Thực nghiệm


ĐC

:

Đối chứng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng thống kê các cặp thực nghiệm – Đối chứng ................................. 117
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp điểm bài kiểm tra (15 phút) 127
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất tích lũy bài kiểm tra (15 phút)
Bảng 3.4. Bảng phân loại kết quả bài kiểm tra (15 phút)
Bảng 3.5.Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra (15 phút)

128
128
128


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.6.

Biểu đồ phân loại học sinh (a) và đồ thị đường lũy tích (b) bài
kiểm tra lần 1cặp TN 1 -ĐC 1 (15 phút) ............................................... 129

Hình 3.7.

Biểu đồ phân loại học sinh (a) và đồ thị đường lũy tích (b)
bài kiểm tra lần 1, cặp TN 2 - ĐC 2 (15 phút)..................................... 129



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
(họp từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 3 năm 2011 tại Viên-chăn) đã khẳng định quyết
tâm tiếp tục đưa đất nước tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội đoàn kết thống nhất,
dân chủ, công bằng và văn minh theo khẩu hiệu: “Tăng cường đoàn kết toàn dân và
thống nhất trong Đảng; nâng cao vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng; tạo bước
đột phá trong việc tổ chức thực hiện đường lối đổi mới; xây dựng cơ sở vững chắc
để đưa đất nước thoát khỏi sự kém phát triển vào năm 2020 và tiếp tục tiến lên chủ
nghĩa xã hội”.
Để thực hiện thành công mục tiêu này, Đảng và Chính phủ Lào nhận thấy rất
rõ: nhân tố quyết định chính là nguồn nhân lực con người; và để phát triển nguồn
nhân lực cần phải phát triển giáo dục.
Trong giai đoạn hiện nay, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào(CHDCND) đang
đẩy mạnh phát triển giáo dục, mục tiêu ưu tiên hàng đầu là xây dựng chính sách
phát triển giáo dục một cách toàn diện, đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục –
đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của
người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại
vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học cho học sinh… Theo
tinh thần đổi mới: học để biết, học để làm, học để phát triển, việc dạy học trong
trường phổ thông cần giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu được những kiến thức, kỹ
năng cần thiết, trên cơ sở đó hình thành và phát triển ở học sinh khả năng giải quyết
những vấn đề mà thực tiễn sản xuất và đời sống đặt ra, có phương pháp tư duy và
hành động khoa học… Dựa trên quan điểm chỉ đạo đó, kết hợp với những bước
chuyển biến của dạy học hiện đại, chúng ta nhận thấy rằng đổi mới PPDH là một
giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục của đất nước Lào trong giai đoạn

hiện nay. Người thầy từ chỗ là người truyền đạt tri thức chuyển thành người cung
cấp cho học sinh phương pháp thu nhận, lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống, có
tư duy và sáng tạo. Cốt lõi của việc đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập


2

chủ động nhằm giúp các em phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo, rèn luyện khả
năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống
khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. Học sinh là đối tượng của hoạt động
dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học; tự tìm tòi, khám phá, luyện tập, khai
thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Do đó, trung
tâm của quá trình dạy học đã chuyển từ hoạt động dạy của thầy sang hoạt động học
của trò.
Đối với môn Ngữ văn, yêu cầu đổi mới PPDH trong nhà trường phổ thông
càng trở nên cấp thiết bởi đây là một môn học có tính đặc thù. Trong bài Tiếp tục
thực thi tư tưởng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, GS. Phan Trọng Luận cho
rằng: “Lí thuyết đổi mới hiện đại hóa dạy học Ngữ văn hiện nay trên thế giới cũng
khá phong phú. Có lí thuyết đáp ứng, có lí thuyết kiến tạo trong đọc văn, lí thuyết về
hành vi sáng tạo, thậm chí có lí thuyết về hành vi chính trị và bảo vệ dân chủ
(Defense of democracy)… Nhưng nổi bật lên vẫn là tư tưởng đề cao sự năng động
sáng tạo ở người học. Ở Việt Nam những thập kỉ gần đây đã đề xướng tư tưởng học
sinh là trung tâm, sau đó đã có sự điều chỉnh cho thích hợp trong môn Văn là coi
học sinh là bạn đọc sáng tạo” [13, tr.100]. Chúng tôi tin rằng quan điểm đổi mới đó
cũng hoàn toàn thích hợp với việc dạy học môn Văn ở đất nước Lào chúng tôi.
Đặt câu hỏi là trọng tâm của phương pháp dạy học tích cực. Điều quan trọng
là phải lựa chọn được loại câu hỏi thích hợp để kích thích tư duy của học sinh và
thu hút các em vào các cuộc thảo luận hiệu quả. Phương pháp dạy học bằng cách
đặt câu hỏi được thực hiện thông qua việc xây dựng những hệ thống câu hỏi nhắm
đến các kỹ năng tư duy bậc cao như phân tích, tổng hợp và đánh giá. Đưa ra các câu

hỏi có tính thách thức có thể kích thích học sinh khám phá các ý tưởng và ứng dụng
kiến thức mới vào nhiều tình huống khác. Trong mối tương quan với việc đổi mới
phương pháp dạy học, đặt câu hỏi có ý nghĩa tăng cường tính tích cực chủ động của
học sinh, chống lại thói quen thụ động trong giờ học. Câu hỏi chính là phương tiện
cho học sinh tự học để giáo viên dẫn dắt học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức.


3

Hiện nay việc dạy học môn Văn ở trường trung học phổ thông của nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào còn đang gặp nhiều khó khăn: chương trình SGK
xây dựng đã lâu nhưng không thường xuyên được cập nhật; tài liệu hướng dẫn dạy
học còn thiếu, nội dung hướng dẫn dạy học Văn được biên soạn khá sơ sài, đơn
điệu, không có tác dụng định hướng, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho
học sinh ...
Cho đến thời điểm này, mặc dù nền giáo dục của nước Lào đã sử dụng một
số phương pháp dạy học mang lại những hiệu quả nhất định như phương pháp diễn
giảng, đàm thoại, nêu vấn đề, … nhưng trong thực tiễn dạy học, học sinh Lào vẫn
còn nhiều thụ động; giáo viên Lào vẫn đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi thiết
kế giáo án. Vì vậy, trong thời gian theo học chương trình đào tạo Sau đại học tại
Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi rất quan tâm đến kinh
nghiệm triển khai, nghiên cứu các con đường, cách thức của dạy học hiệu quả, tích
cực hoá hoạt động học tập của học sinh mà giáo dục học và lí luận dạy học Việt
Nam đã thu được.
Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là một vấn đề rất lớn và phức
tạp. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi muốn cụ thể hoá những kiến thức
lí thuyết đã học được ở Việt Nam bằng đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hướng
dẫn đọc hiểu phần phần văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Trung
học phổ thông CHDCND Lào nhằm góp một phần nhỏ vào việc đổi phương pháp
dạy học của nhà trường phổ thông CHDCND Lào hiện nay.

2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu vấn đề đặt câu hỏi trong dạy học không còn là vấn đề mới trên
thế giới. Ngay từ những năm trước công nguyên, vấn đề này đã gắn liền với tên tuổi
của nhà triết học Socrát (470 - 390 TCN). Khổng Tử (551 - 479 TCN) cho rằng khi
dạy học là đưa người học vào tình huống mâu thuẫn, tức là đặt ra cho họ những câu
hỏi bẫy để kích thích cho người học.
Ở nước Lào hiện có rất ít những công trình nghiên cứu về văn học dân gian
cũng như về phương pháp giảng dạy văn học; sách giáo viên và các tài liệu hướng


4

dẫn dạy học rất khó tìm và hầu như không thể tìm được ở tỉnh Savanaket của chúng
tôi. Hiện tượng thiếu tài liệu tham khảo ấy gây khó khăn không ít cho việc giảng
dạy, bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên Lào, đồng thời cũng gây khó khăn
nhất định cho chúng tôi khi triển khai nghiên cứu đề tài này.
Triển khai nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hoàn toàn dựa vào các tài liệu của
Việt Nam. Các mảng tài liệu mà chúng tôi quan tâm trước hết là:
Một là, những công trình nghiên cứu văn học dân gian, ví dụ:
- Viện Văn hóa dân gian (1990), Quan niệm về Folklore, NXB Khoa học xã
hội.
- Viện Văn hóa dân gian (1989), Văn hóa dân gian, những lĩnh vực phương
pháp nghiên cứu, NXB Khoa học xã hội
- Viện Văn hóa dân gian (1990), Văn hóa dân gian - những phương pháp
nghiên cứu, NXB Khoa học xã hội.
- Chu Xuân Diên (1989), Văn hóa dân gian và phương pháp nghiên cứu liên
ngành, Trường Đại học Tổng hợp TPHCM.
- Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp (1998), Văn học
dân gian, những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục, v.v.
Hai là, những công trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạy văn học dân

gian, ví dụ:
- Chuyên đề : Văn bản văn học dân gian và việc phân tích tác phẩm văn học
dân gian trong nhà trường phổ thông, sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 19972000 cho giáo viên THCS và THPT.
- Đỗ Bình Trị (1995), Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXB Giáo dục.
- Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy, nghiên cứu
văn học dân gian, NXB Giáo dục.
- Bùi Mạnh Nhị, Phân tích tác phẩm văn học dân gian, An Giang, 1988.
- Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian trong nhà trường, NXB Giáo
dục v.v.


5

Ba là, những công trình nghiên cứu về lý luận và phương pháp dạy học văn,
ví dụ:
- Phan Trọng Luận (1988), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội
- Guy Palmade (H.2002), Các phương pháp sư phạm, NXB Thế giới.
- Z.Ia.Rez (1983), Phương pháp luận dạy văn học (Phan Thiều dịch), Nxb
Giáo dục…
Bốn là, những tài liệu tham khảo liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài, ví dụ :
- Nguyễn Quang Cương (2002), Câu hỏi và bài tập với việc dạy học tác
phẩm văn chương trong nhà trường, NXB ĐHQGHN.
- Đoàn Thị Bình (2008), Cách đặt câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học
sinh trong giờ giảng văn lớp 9, tạp chí Dạy và học ngày nay, số 12.
- Lê Sử (2010), Những điểm mới của hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài
trong SGK Ngữ văn THPT, tạp chí Dạy và học ngày nay, số 7 v.v.
Ngoài ra, chúng tôi hết sức quan tâm đến các chuyên đề của các GS, PGS, TS
Việt Nam đã trình bày tại khoá 19 đào tạo Sau đại học và một số luận văn Sau đại
học về Lí luận và phương pháp dạy học văn mà các anh chị đi trước đã thực hiện ;

coi đây là những định hướng, gợi ý quan trọng để thực hiện đề tài cũng như tiếp tục
công việc nghiên cứu, học tập sau này.
Trong quá trình tìm hiểu tư liệu, chúng tôi được biết : một số tác giả Việt
Nam đã có những công trình nghiên cứu về văn học Lào nói chung, văn học dân
gian Lào nói riêng được đánh giá cao ; chẳng hạn : công trình Hợp tuyển văn học
Lào của Tuyết Phượng, Đinh Kim Cương, Võ Quang Nhơn biên soạn và dịch (NXB
Văn học, 1981), bài báo Truyện quả bầu ở Lào của Nguyễn Năm (tạp chí Văn học
số 4/1984), bài báo Từ truyện quả bầu Lào đến huyền thoại lụt ở Đông Nam Á của
Nguyễn Tấn Đắc (tạp chí Văn học số 4/1984), luận án tiến sĩ So sánh một số kiểu
truyện cổ dân gian ở Lào và ở Việt Nam của Lại Phi Hùng v.v. Rất tiếc, do gặp
nhiều khó khăn khách quan, chúng tôi chưa có điều kiện tham khảo những tài liệu
này.


6

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các công trình trên, chúng tôi nhận thấy : việc
thực hiện đề tài của chúng tôi nhìn chung khá thuận lợi vì có thể tiếp thu trực tiếp
nhiều kiến thức hết sức bổ ích từ các công trình đi trước. Đối với truyền thống và
kinh nghiệm nghiên cứu văn học, lí luận và phương pháp dạy học của Việt Nam, đề
tài mà chúng tôi chọn không phải là một đề tài mới và khó, nhưng đối với nền khoa
học giáo dục còn non trẻ của CHDCND Lào, có thể coi đây là một trong những thử
nghiệm bước đầu của việc vận dụng kiến thức lí thuyết đã có ở Việt Nam vào việc
giải quyết một vấn đề thực tiễn của việc giảng dạy văn học ở Lào nói chung và văn
học dân gian Lào nói riêng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm dạy học của Việt Nam, mục đích, nhiệm
vụ nghiên cứu của đề tài là vận dụng để xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn dạy
học phần Văn học dân gian lớp 9 ở trường THPT Lào theo phương pháp đọc hiểu,
góp phần tích cực hóa hoạt động dạy và học ở trường THPT Lào; đồng thời hướng

đến việc cung cấp thêm một tư liệu tham khảo bổ ích về phương pháp dạy học văn
cho các bạn đồng nghiệp Lào.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chung của luận văn là giáo viên, học sinh và việc dạy
học văn lớp 9 trường THPT Lào; đối tượng nghiên cứu cụ thể của luận văn là giáo
viên, học sinh và việc dạy học văn lớp 9 trường THPT Chăm phon, tỉnh Savanaket,
CHDCND Lào.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở
hoạt động dạy học phần Văn học dân gian lớp 9 bằng hệ thống câu hỏi của một
Trường trung học phổ thông của Lào. Trong phạm vi đó, ngoài việc quan tâm tìm
hiểu những vấn đề chung về lí luận và phương pháp dạy học văn, quan điểm đổi
mới phương pháp dạy học văn, luận văn đi sâu vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi
đọc hiểu để việc dạy học Văn học dân gian đạt hiệu cao hơn, đồng thời thể hiện
được định hướng đổi mới, tích cực hoá hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động
học của học sinh. Do phạm vi đối tượng nghiên cứu khá rộng, chúng tôi không tìm


7

hiểu toàn bộ Chương trình văn học dân gian lớp 9 của CHDCND Lào mà xin phép
chỉ giới hạn ở những văn bản tự sự dân gian mà thôi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề mà luận án đặt ra, trong quá trình thực hiện, người
viết đã kết hợp, vận dụng linh hoạt phương pháp nghiên cứu lí thuyết và phương
pháp nghiên cứu thực nghiệm, cụ thể là:
– Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn
đề và phát hiện, rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lí luận thông qua việc tìm
hiểu các tư liệu, giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Giáo dục học,
Tâm lí học, Lí luận văn học, Lí luận và Phương pháp dạy học văn, Lí thuyết tiếp
nhận văn học… có liên quan trực tiếp đến phạm vi đề tài.

– Phương pháp điều tra, khảo sát: được sử dụng để thu thập những tư liệu
thực tế về tình hình dạy học văn học dân gian ở CHDCND Lào có liên quan trực
tiếp đến nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
– Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm các giáo án đề xuất để kiểm
nghiệm khả năng ứng dụng của hệ thống câu hỏi vào quá trình giảng dạy văn học
dân gian cũng như xem xét mức độ đúng đắn, tính khả thi của luận án này.
– Phương pháp thống kê: được sử dụng để xử lí các số liệu thu thập trong
quá trình khảo sát, bổ trợ cho phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đạt tới những
kết luận chính xác, khách quan.
6. Đóng góp của luận văn
Đề tài góp phần khẳng định ưu điểm của phương pháp dạy học với hệ thống
câu hỏi có tính gợi mở, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong
quá trình dạy học nói chung và phù hợp với đặc trưng của việc dạy học văn nói
riêng trên con đường hiện thực hóa luận điểm cơ bản của việc dạy học văn hiện nay:
học sinh là bạn đọc.
Trên cơ sở đó, bước đầu xây dựng quy trình vận dụng phương pháp dạy học
theo hướng đọc hiểu góp thêm tiếng nói mới, cách nhìn mới trong nỗ lực tìm kiếm
cách thức đổi mới phương pháp day học hiện nay.


8

7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn dài … trang. Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo
và Phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1….. (…trang)
Chương 2……(… trang)
Chương 3……(… trang)



9

Chương 1: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC
DÂN GIAN Ở TRƯỜNG THPT CHDCND LÀO
1.1. Nước Lào và Văn học dân gian Lào
1.1.1. Nước Lào
Nước Lào - đất nước Triệu Voi (Lạn Xạng) là một trong “các quốc gia trẻ” ở
khu vực Đông Nam Á, giáp Trung Quốc ở phía Bắc với đường biên giới dài 505
km; giáp Campuchia ở phía Nam với đường biên giới dài 535 km; giáp Việt Nam ở
phía Đông với đường biên giới dài 2069 km, giáp Mianmar ở phía Tây Bắc với
đường biên giới dài 236 km; giáp Thái Lan ở phía Tây với đường biên giới dài 1835
km.
Lào cũng là một quốc gia đa dân tộc, bộ tộc (phầu), nhưng khối thống nhất của
cộng đồng quốc gia dân tộc Lào được hợp thành bởi 3 nhóm dân tộc lớn theo địa
hình: người Lào Thông (sống ở rẻo giữa hay lưng chừng vùng núi, thuộc nhóm
ngôn ngữ Môn – Khmer), người Lào Lùm (sống ở vùng đồng bằng, thuộc nhóm
ngôn ngữ Lào – Thái) và người Lào Xủng (sống ở vùng núi cao, thuộc nhóm ngôn
ngữ Mèo – Dao, Tạng – Miến). Các dân tộc ở Lào đều “chui ra” từ quả bầu mẹ.
Truyện quả bầu là huyền thoại giải thích nguồn gốc chung của toàn thể các dân tộc
sinh sống trên đất Lào ngày nay.
Nước Lào nằm sâu trên bản đảo Đông Dương, hơn ba phần tư đất đai là rừng
núi. Rừng gắn bó mật thiết với người Lào cả trong đời sống kinh tế xã hội và cuộc
sống tinh thần từ xưa cho đến nay. Ham thú đi rừng (đơn đông) của người Lào tạo
nên một sắc thái văn hóa, một đời sống tâm hồn rất Lào, độc đáo nhất ở khu vực
Đông Nam Á. Cũng chính bởi địa hình rừng núi hiểm trở, đi lại khó khăn nên người
Lào giao lưu và tiếp xúc với thế giới bên ngoài, đặc biệt là với các nền văn hóa lớn
phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ khá muộn, chậm; và sự tiếp thu ảnh hưởng
giao thoa văn hóa ấy thường thông qua một quốc gia trung gian khác.
Nhà nước Lạn Xạng được thành lập tính từ thế kỷ XIV, sau khi vua Phà
Ngừm thống nhất các mường Lào. Từ năm 1520, đất nước này mở mang nhanh

chóng, bắt đầu đặt thủ đô tại Viên-chăn. Thế kỷ XVIII – XIX, Lào bị phong kiến


10

Xiêm thống trị. Từ năm 1893 Lào bị thực dân Pháp đô hộ (1893 – 1954) và đế quốc
Mỹ thống trị (1955 – 1975). Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào,
nhân dân Lào đã tiến hành cuộc cách mạng dân tộc, đân chủ đánh Pháp, đuổi Mỹ ra
khỏi đất Lào và toàn thắng vào năm 1975. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, Đại hội đại
biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Ngày này cũng được lấy làm ngày quốc khánh
của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Từ năm 1975 đến nay nước Lào hòa bình, độc lập, nhân dân Lào đang ra sức
xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc và từng bước tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Năm 1997 quốc gia này gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN.
Hiện nay quan hệ với Việt Nam vẫn là quan hệ cơ bản, nền tảng trong chính sách
đối ngoại của Lào.
1.1.2. Văn học dân gian Lào
Văn học Lào tồn tại, phát triển không tách rời với mội trường văn hóa của
dân tộc Lào. Văn học thành văn Lào sinh thành và trưởng thành trong sự đùm bọc,
nuôi dưỡng của văn học dân gian, một ngọn nguồn phong phú, vô tận của văn hóa
Lào.
Ở Đông Nam Á nói chung, ở Lào nói riêng, văn học dân gian giữ một vị trí
quan trọng. Nó là bộ phận văn học phong phú và có một quá trình phát triển dài lâu
nhất trong toàn bộ tiến trình phát triển của văn học dân tộc và khu vực. Nó cũng là
mặt mạnh, là sở trường sở đoản của nhân dân xứ sở này, một xứ sở mà mỗi người
dân là một “nghệ sĩ”, thích kể chuyện, thích đọc thơ và múa hát tập thể hơn là ngồi
xem sách, viết lách một mình.
Do có một quá trình phát triển lâu dài, liên tục, lại được nhân dân yêu mến
và tận tình chăm sóc, vun xới mà văn học dân gian Lào ngày càng trở nên phong

phú, đa dạng hơn và vị thế của nó cũng ngày càng được khẳng định rõ ràng hơn.
Nhiều mặt của đời sống thiên nhiên và xã hội, của lao động và đấu tranh từ xưa đến
nay đều được phản ánh, thế hiện trong văn học bằng những thể loại khác nhau và
với một số lượng sáng tác rất lớn.


11

1.1.2.1. Thể loại tự sự dân gian
Thể loại tự sự dân gian Lào có năm loại hình tiêu biểu:
1) Thần thoại
Theo người Lào, thần cao nhất là thén Phạkhươn hay thén Luống (thần Trời)
thần cai quản các thần khác và sáng tạo ra muôn loại; các thần khác (khún thén) như
thén Teng thì trông coi việc làm ăn, sinh sống và trị vì hạ giới, thén Phen thì chăm
lo đời sống văn hóa tinh thần cho loài người,...Bên cạnh thén còn có phí (ma). Phí
cũng có nhiều loại: phí thén (ma trời), phí hươn (ma người), phí bạn (ma bản), phí
mương (ma xứ), phí pà (ma rừng), phí phu (ma núi), phí mè nặm (ma sông),...Ngoài
ra còn có Pu Nhơ Nhà Ngàm, thạu Lày mè Mốt mà xưa nay người Lào vẫn coi là tổ
tiên trực tiếp của họ, được họ kính cẩn tôn thờ. Và sau này, bên cạnh thén, phí là
thần, ma bản địa, lại có thâm in, phồm là thần du nhập từ Ấn Độ.
Thần, ma sinh ra từ sự tín ngưỡng những vật linh thiêng. Thần, ma thì ở
mường trên, con người thì ở mường dưới. Sự phân chia đó tuy có làm cho hệ thống
thần, ma ở Lào linh thiêng hơn nhưng không vì thế mà trở nên cách biệt với con
người, trái lại giữa thần, ma và con người vẫn có quan hệ gần gũi, luôn luôn đi lại
với nhau.
Thần thoại Lào đề cập đến nhiều vấn đề lớn thuộc phạm vi thế giới – nhân
loại cũng như quốc gia – dân tộc. chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của thần thoại Lào
là:
a) Giải thích sự tạo lập thế giới và loài người.
Ví dụ:

- Truyện “Nên đất nên nước” chỉ rõ: xưa kia trên trái đất chẳng có gì hết; về
sau thần mới đến sửa đất và mang nước đến.
- Truyện “Bun la phăn tha” kể: xưa kia chưa có đất có nước mà chỉ có lửa:
Bun la phăn tha đã xây đất và làm ra nước.
- Truyện “Nguồn gốc của đất” nói rằng: xưa kia trên trái đất chỉ toàn là
nước; về sau trên mặt nước nổi lên một thân cây rồi từ thân cây có dần dần sinh ra
đất.


12

- Truyện “Pù Nhơ Nhà Nhơ xuống trần” (trong hệ thống truyện về cặp vợ
chồng thần Pù Nhơ Nhà Nhơ) khẳng định: Thời ấy trên trái đất chỉ có nước; theo
bước chân của Pu Nhơ Nhà Nhơ trên dòng nước, mặt đất đã hình thành.
- Truyện “Khún Bu Lôm”: nêu bật vai trò của bốn vị thần được vua trời phải
xuống mường trần trong việc tạo dựng cuộc sống nơi đây.
- Truyện “Tạo dựng trái đất” cho biết: thuở xưa, trái đất còn rất hỗn mang;
thần Trời dùng sức mạnh của mình tạo nên bầu trời, làm ra mười mặt trời, chín mặt
trăng và vô số vì sao, rồi dùng ánh nắng mặt trời chiếu rọi liên tục để cho mặt đất
dần dần khô và cây cối mọc lên, tiếp đó lại làm ra các con vật và cuối cùng thì lấy
đất vắt nên con người: kể từ đó, con người thay thần làm chủ trái đất.
Như vậy là các truyện thần thoại nói trên đã giải thích thế giới từ chỗ chưa có
đến chỗ có nước, có đất, có cây cỏ rồi đến các sinh vật khác và cuối cùng là con
người. Cách giải thích đó mang tính chất lãng mạn thần kỳ nhưng vẫn có cơ sở từ
thực tế.
b) Giải thích nguồn gốc dân tộc và các nhóm dân tộc người ở Lào.
Ví dụ:
Truyện quả bầu: là sản phẩm độc đảo của Lào đã giải thích một cách có căn
cứ và đầy sức thuyết phục về sự hình thành dân tộc và các nhóm dân tộc người ở
Lào.

Truyện kể rằng các giống người ở Lào đều sinh ra từ một quả bầu. Người
Lào Thơng sinh ra đầu tiên được coi là anh cả, người Lào Lùm sinh ra tiếp theo
được coi là anh thứ và người Lào Xủng sinh ra sau cùng được coi là em út. Trình tự
sinh ra của các giống người này rất phù hợp với sự xuất hiện của các nhóm tộc
người trên đất Lào: nhóm Lào Thơng – nhóm Lào Lùm – nhóm Lào Xủng.
Việc giải thích “các giống người đều sinh ra từ một quả bẩu” có liên quan
chặt chẽ đến nhận thức “các con đều sinh ra từ một người mẹ” (trong chế độ xã hội
thị tộc mẫu quyền, con người tôn thờ huyết thống theo mẹ). Những khái niệm
thường dùng ở Lào như “muôn ma nụt” (toàn nhân loại), “mốt thục khôn” (tất cả
mọi người) ít nhiều đều liên quan đến quan niệm và nhận thức nói trên.


13

c) Phản ánh công cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên:
Thiên nhiên xa xưa là một nỗi đe dọa thường xuyên đối với cuộc sống bình
yên của con người. Bởi vậy, từ buổi bình minh của xã hội loài người, con người đã
tiến hành một cuộc đấu tranh liên tục và bền hỉ nhằm chống lại các thế lực thiên
nhiên “khủng khiếp” đó. Cuộc đấu tranh oanh liệt này đã được thể hiện một cách
sống động trong hình tượng thần thoại “Cung tên và hạn hán”, đặc biệt là trong
hình tượng thần loại “Pù Nhơ Nhà Nhơ” của Lào.
Trong thần thoại “Cung tên và hạn hán”, thần đã cầm dao cầm rìu vào rừng
chặt cây về làm cung tên bắn vào mặt trời, mặt trăng để cứu loài người khỏi cái chết
do hạn hán gây ra. Trước những hiện tượng thiên nhiên đang trở thành hiểm họa lớn
đối với con người, họ không khoanh tay ngồi nhìn mà đã vùng đứng lên, tìm mọi
cách chế ngự bằng được chúng. Cũng vậy, trong hệ thống thần thoại Pù Nhơ Nhà
Nhơ, lại một lần nữa chúng ta được chứng kiến nhiều hành động tương tự của một
cặp vợ chồng có tên là Pù Nhơ Nhà Nhơ có đôi chân kỳ diệu để mỗi bước chân
bước đi trên dòng nước là mặt đất được hình thành. Và khi đã trở thành người đầu
tiên trên trần gian thì mỗi việc làm của Pù Nhơ Nhà Nhơ không chỉ mang sức mạnh

của thần mà còn có sức mạnh của người nữa. Sức mạnh đó đã được bộc lộ một cách
rõ rệt nhất qua những hành động đầy lòng quả cảm của Pù Nhơ Nhà Nhơ khi giết
hai con quái vật xíng Khalôôc và xạng Mangcon, cứu loài người khỏi sự đe dọa của
chúng; khi chặt đứt cây leo khổng lổ che khuất mường trần, cứu loài người khỏi rét
mướt, băng giá và có được ánh nắng và sự ấm áp; đặc biệt khi đi lên mặt trời lấy lửa
về nhét vào lòng quả đất làm cho mặt đất ấm dần lên và mọi vật bắt đầu sinh sôi nảy
nở. Vì có lòng dũng cảm và đức hy sinh lớn lao, Pù Nhơ Nhà Nhơ đã trở thành hình
tượng bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân. Nhân dân đời đời ca tụng tôn thờ Pù
Nhơ Nhà Nhơ như những vị thần cao cả, thiêng liêng nhất và coi Pù Nhơ Nhà Nhơ
như tổ tiên, giống nòi của họ.
2) Truyền thuyết
Truyền thuyết Lào hình thành và phát triển mạnh trong thời kỳ trước khi
quốc gia – dân tộc Lào hình thành và tiếp tục sinh thành cho mãi tận về sau.


14

Những vấn đề lớn của đất nước và xã hội Lào trước khi hình thành quốc gia
dân tộc đều được phản ánh trong truyền thuyết. Đó là công cuộc xây dựng và bảo vệ
các mường cổ như mường Xí khột ta boong, mường Pá kăn, mường Chăn thạ bu li,
mường Xiêng đông, Xiêng thoong, mường Xiêng xen,...của các bộ tộc Lào cổ
(truyền thuyết Xí khột ta boong, truyền thuyết Chàng Chăn thạ pha nít, truyền
thuyết Khún bu lôm – Khún Lo, truyền thuyết về Khún chương). Đó là công cuộc
xây dựng và bảo vệ các thành đô ở phía Bắc của các bộ tộc Thái – Lào để rồi kết
hợp với các mường đã xây dựng từ trước thành những mường lớn như mường Xoa
(truyền thuyết Khún Bu Lôm, truyền thuyết Xí Khột tạ boong, truyền thuyết Chàng
Chăn tha pha nít). Đó là sự hội tụ của các bộ tộc Thái – Lào trong những vùng rộng
lớn ở mường Xoa để rồi xây dựng nơi đây thành trung tâm chính trị của cả nước sau
này (truyền thuyết Khún Bu Lôm – Khún Lo)…
Nói chung truyền thuyết thời kỳ này còn giữ được tính chất cổ sơ của nó một

cách khá đầy đủ. Lịch sử của Lào thời kỳ này được ghi nhận và lưu truyền qua hình
thức truyền thuyết là chính.
Từ thế kỷ XVI trở đi, tức từ khi quốc gia – dân tộc Lào được hình thành, thì
cũng với truyền thuyết, việc ghi chép lịch sử đã được thực hiện. Nếu trước kia lịch
sử cũng bị truyền thuyết hóa thì từ nay, sự thật lịch sử được trả về cho lịch sử. Nội
dung, tính chất truyền thuyết thời kỳ này ít nhiều có thay đổi. Nó được đánh dấu
hỏi hai mốc chính:
- Phản ánh công cuộc bảo vệ và xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, phản
ánh công cuộc sáng tạo văn hóa (các truyền thuyết về Luống Pha Bang, Thạt
Luống, mường Viêng Chăn, chùa In hăng, tháp Phạ nôm, tháp Uvăng).
- Phản ánh công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm (chống phong kiến Miến,
Thái, và đế quốc Pháp) qua các truyền thuyết Lát Xạ Vông, Phu Mi Bun, Chậu Phạ
Pắt Chay, Ông Kẹo Ông Kôm Mạ Đăm, Phò Cá Đuột,...
Một số truyền thuyết tiêu biểu:
Truyền thuyết Khún Bu Lôm – Khún Lo


15

Đây là một truyền thuyết có nội dung lịch sử sâu sắc và có giá trị, ý nghĩa
quan trọng về nhiều mặt, đã làm nổi bật một vấn đề lớn của đất nước và xã hội Lào,
đó là công cuộc xây dựng nhà nước phong kiến tại mường Xoa và các mường khác.
Từ một con người được coi là có thật, Khún Bu Lôm đã trở thành một nhân
vật truyền thuyết. Khún Bu Lôm được vua Trời phái xuống mường trần cùng với
bốn vị thần khác để trông coi hạ giới. Khún Bu Lôm đã cử bảy người con trai của
mình đến cai trị ở bảy mường khác nhau. Người con cả là Khún Bu Lôm tài giỏi,
phúc đức, được nhận trọng trách tại mường Xoa (Luống Phạ Bang) và trở thành ông
vua đầu tiên của Lào. Với con mắt tinh tường và tầm hiểu biết sâu rộng. Khún Bu
Lôm đã cùng bảy người con trai của mình làm được nhiều việc cho hạ giới và trở
thành vị tổ tiên vĩ đại nhất của người Lào.

Truyền thuyết Xí Khột Tạ Boong
Truyền thuyết phản ánh công cuộc xây dựng và mở rộng vùng cư trú, bành
trướng quyền lực của mường Xí Khột Tạ Boong ở phía Nam bán đảo Đông Dương.
Nhưng trong khi mở rộng vùng cư trú và bành trướng quyền lực lên phía Bắc,
mường Xí Khột Tạ Boong đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của các mường khác,
đặc biệt là mường Viêng Chăn. Vua mường Viêng Chăn nhận thấy không thể thắng
được bằng quân sự mới nghĩ kể phản công bằng chính trị để giết vua mường Xí
Khột Tạ Boong, dẫu sao trong truyền thuyết vua Xí Khột Tạ Boong cũng là người
phi thường đã có công lao to lớn trong việc đánh giặc và giúp dân xây dựng làng
bản.
Truyền thuyết Chàng Chănthaphanít
Truyền thuyết kể về một người buôn trầu, hay ngủ lại ở chùa, qua một giấc
mơ đẹp mà trở nên giầu có và cuối cùng đã trở thành ông vua trị vì bản mường.
Thông qua câu chuyện nói trên, truyền thuyết đề cao chàng Chănthaphanít,
một tù trưởng có công lao xây dựng mường Xiêng đôngXiêng thoong trước thời kỳ
xây dựng mường Xoa, đồng thời phản ánh một thời kỳ mà xã hội Lào có sự phát
triển tương đối cao, nhất là vùng từ Luống Phạ Bang đến Viêng Chăn và phụ cận.
Việc buôn bán, trao đổi hàng hóa đã trở thành một nhu cầu của xã hội. Sự giàu đẹp


16

và mặt tài nguyên của mường Xiêng đông Xiêng thoong đã có sức thu hút mạnh đối
với các cư dân đến đây làm ăn, sinh sống.
Truyền thuyết về Khún Chương:
Khún Chương trong truyền thuyết được xây dựng vừa như một nhân vật anh
hùng chiến trận lại vừa như một nhân vật sáng tạo văn hóa.
Trong cuộc chiến tranh với các tướng lĩnh của quân Keo mèn như Engka,
Thaoquà, Hùnbăng, Aihing ở mường Ngơnnhang (Xiêng xén) và mường Pákăn
(Xiêng khoảng), Khún Chương – chúa mường Ngơnnhang đã liên tiếp giành chiến

thắng, nhiều lần đẩy quân địch ra khỏi căn cứ và nơi cư trú của chúng. Bị thất bại
nặng nề, quân địch đã phải cầu cứu đến sự giúp đỡ của các mường khác như mường
Tumvang, mường Xiêng hùng và cuối cùng phản công lại một cách quyết liệt. Khún
Chương đã hy sinh anh hùng trong một trận giao tranh với quân Keo mèn. Nhưng
nhân dân đã miêu tả Khún Chương như một con người bất tử. Sau khi chết, hồn ma
Khún Chương đã chỉ huy một đội quân ma lên chiến đấu và chiến thắng oanh liệt
các thần ở trên mường Trời. Truyện kể Khún Chương có phép, có voi trắng, có
khiên và có kiếm thần. Khi đánh nhau, chỉ cần Khún Chương giơ kiếm thần lên trời
cũng đủ làm cho quân địch chế như ra.
Là một anh hùng chiến trận, Khún Chương cũng đồng thời là một nhà sáng
tạo văn hóa. Sau mỗi lần chiến đấu và chiến thắng địch ở mường Pákăn, Khún
Chương đều làm rượu cho quân sĩ uống. Rượu được đựng trong những chiếc chum
đá – Phải chăng những chiếc chum đá còn lại đến ngày nay ở Cánh đồng chum là
dấu ấn của một thời chinh chiến với những chén rượu mừng vui chiến thắng.
3) Truyện cổ tích
Truyện cổ tích Lào có dung lương phản ánh rộng, đề cập đến nhiều mặt hoạt
động trong môi trường thiên nhiên, xã hội, và con người.
a) Trước hết, truyện cổ tích phản ánh công cuộc lao động sản xuất và đấu
tranh chinh phục thiên nhiên của người Lào.
Ví dụ:


17

Chàng Tức Khức (trong truyện Tức Khức) là một chàng trai có sức khỏe, có
ý chí và nghị lực. Chàng nguyện mang hết khả năng, sức lực to lớn của mình để
khai phá núi rừng, biến những vùng hoang vu hiểm trở thành đồng bằng phì nhiêu
và cao nguyên trù phú. Không những thế, chàng còn đào mương đắp phai dầu nước
về đồng ruộng, tạo ra những cánh đồng lúa xanh tươi, trữu bông nặng hạt. Kể từ đó
cuộc sống bản thân, gia đình và làng bản đã có sự đổi thay, không còn cực khổ thiếu

thốn như trước nữa mà đã trở nên no đủ, sang túc. Hoàn thành công cuộc khái phá
rừng núi ở phía Nam, chàng đi lên phía Bắc để tiếp tục công cuộc khai phá đó ở một
vùng rừng núi hiểm trở hơn. Nhưng khi đến Xiêng khoảng, chàng đã bị một con yêu
quái làm hại. Công cuộc khai phá vùng rừng núi phía Bắc vì thế phải dừng lại. Do
đó mà địa hình Bắc Lào ngày nay vẫn hiểm trở hơn, cây cối rậm rạp hơn.
Cũng vậy, chàng Chếtháy (trong truyện “Chàng Chếtháy”) cũng là một
chàng trai khỏe mạnh, thân hìh cao lớn và sức lực dồi dào. Mỗi khi vào rừng lấy gỗ,
chàng thường chọn những cây to, cao để chặt rồi cắp nách mang về cho dân bản làm
nhà. Vì thế mà chẳng bao lâu dân bản đã có nhà cửa khang trang, nơi ăn chốn ở
đàng hoàng. Tuy nhiên, trong lao động chàng cũng không tránh khỏi những trở lực
như chàng Tứckhức đã gặp. Lúc đó, chàng vẫn cần đến sự hỗ trợ của những lực
lượng khác như chàng đóng cọc, chàng chèo bè, chàng voi,...mới vượt qua được trở
ngại và giành chiến thắng. Nhờ vậy, chàng cũng đã có được những đóng góp xứng
đáng trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, mang lại cuộc sống hạnh phúc cho
con người.
b) Truyện cổ tích phản ánh mâu thuẫn, xung đột gia đình và xã hội
Đó là các mâu thuẫn, xung đột gia đình thường diễn ra giữa chồng và vợ,
giữa vợ cả và vở lẽ, giữa con vợ cả và con vợ lẽ, giữa di ghẻ và con chồng, giữa anh
cả và em út, giữa chị dâu và em chồng,...
Thuộc kiểu truyện Tấm Cám của Việt Nam và cũng là kiểu truyện phổ biến
trên thế giới, ở Lào có truyện Nạng tàu khăm (Nàng rùa vàng). Truyện Nạng tàu
khăm trước hết nhằm biểu hiện mâu thuẫn xung đột gia đình giữa vợ cả và vợ lẽ ông
phò bạn, giữa con vợ cả (Chăn tha) và con vợ lẽ (Chăn thi), giữa dì ghẻ và con


×