Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

một số phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THÀNH DƯƠNG

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC CHƠI CHỮ
TRONG CÂU ĐỐ TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hưởng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRỊNH SÂM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2006


QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

1. Các câu đố được đánh số ở đầu câu theo số thứ tự trong tư liệu 1 (TL1), nếu
câu nào thuộc TL2, TL3 thì chúng tôi sẽ ghi chú thêm (ví dụ như [532-TL2]), còn
không có ghi chú thì câu đố ấy thuộc TL1. Những câu đố không đánh số và ghi chú là
được dẫn từ các nguồn khác.
Xuất xứ các ý kiến trích dẫn được ghi chú trong ngoặc vuông với 2 con số ngăn
cách nhau bằng dấu phẩy (,); trong đó, số thứ nhất chỉ số thứ tự của tài liệu trong
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ở cuối luận văn, số thứ hai là số trang có
chứa phần trích dẫn. Ví dụ: [15, tr.134] có nghĩa là ý kiến trích dẫn ở tài liệu 15, trang
134.
2. Chú giải những chữ viết tắt trong luận văn:
TĐ: "Từ điển tiếng Việt" của Hoàng Phê


ĐTĐ: "Đại từ điển tiếng Việt" của Nguyễn Như Ý
TGĐBK: Tiền giả định bách khoa.
NĐ: Người đố.
NG: Người giải.
PN: Phương ngữ.
PNBB: Phương ngữ Bắc Bộ.
PNTB: Phương ngữ Trung Bộ.
PNNB: Phương ngữ Nam Bộ.


MỤC LỤC
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY .................................................................................... 2
T
0

T
0

MỤC LỤC ............................................................................................................ 3
T
0

T
0

DẪN NHẬP .......................................................................................................... 6
T
0

T

0

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................................... 6
T
0

T
0

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 7
T
0

T
0

3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 8
T
0

T
0

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 9
T
0

T
0


5. CÂU TRÚC LUẬN VĂN ............................................................................................... 10
T
0

T
0

CHƯƠNG 1: TỒNG QUAN VỀ CÂU ĐỐ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỮU
T
0

QUAN ................................................................................................................. 11
T
0

1.1. CÂU ĐỐ VÀ CHƠI CHỮ ........................................................................................... 12
T
0

T
0

1.1.1. Câu đố ................................................................................................................... 12
T
0

T
0

1.1.1.1. Khái niệm...................................................................................................... 12

T
0

T
0

1.1.1.2. Phân loại câu đố ............................................................................................ 13
T
0

T
0

1.1.2. Chơi chữ ............................................................................................................... 13
T
0

T
0

1.1.2.1. Khái niệm...................................................................................................... 13
T
0

T
0

1.1.2.2. Phân loại ....................................................................................................... 14
T
0


T
0

1.2. TIỀN GIẢ ĐỊNH BÁCH KHOA CỦA CÂU ĐỐ TIẾNG VIỆT ................................ 20
T
0

T
0

1.2.1. Tiền giả định - Tiền giả định bách khoa ............................................................... 20
T
0

T
0

1.2.2. Tiền giả định bách khoa của câu đố ..................................................................... 21
T
0

T
0

1.2.3. Nhận diện các loại tiền giả định bách khoa trong câu đố ..................................... 21
T
0

T

0

1.2.3.1. TGĐBK về con vật, đồ vật, cây cối .............................................................. 22
T
0

T
0

1.2.3.2. TGĐBK về sinh hoạt, lao động .................................................................... 25
T
0

T
0

1.2.3.3. TGĐBK về phong tục - tập quán .................................................................. 26
T
0

T
0


1.2.3.4.TGĐBK về cuộc đời con người ..................................................................... 28
T
0

T
0


1.2.3.6. TGĐBK về phương ngữ ............................................................................... 30
T
0

T
0

1.2.3.7. TGĐBK về các thủ pháp nghệ thuật ngôn từ ............................................... 30
T
0

T
0

1.2.4. Nhận xét................................................................................................................ 34
T
0

T
0

1.3. PHƯƠNG NGỮ TRONG CÂU ĐỐ TIẾNG VIỆT ..................................................... 35
T
0

T
0

1.3.1. Khái niệm phương ngữ ......................................................................................... 36

T
0

T
0

1.3.2. Biến thể ngữ âm.................................................................................................... 37
T
0

T
0

1.3.2.1. Biến thể ngữ âm trong phương ngữ Nam Bộ (PNNB): ................................ 37
T
0

T
0

1.3.2.2. Biến thể ngữ âm trong phương ngữ Bắc Bộ (PNBB) ................................... 37
T
0

T
0

1.3.3. Biến thể về ngữ pháp ............................................................................................ 38
T
0


T
0

1.3.4. Biến thể về từ vựng .............................................................................................. 41
T
0

T
0

1.3.4.1. Các từ ngữ chỉ đặc sản .................................................................................. 42
T
0

T
0

1.3.4.2. Các hiện tượng phương ngữ khác ................................................................. 42
T
0

T
0

1.3.5. Nhận xét................................................................................................................ 51
T
0

T

0

1.4. CẤU TRÚC CỦA CÂU ĐỐ ........................................................................................ 52
T
0

T
0

1.4.2. Câu trúc nội dung ................................................................................................. 53
T
0

T
0

1.5. TIỂU KẾT .................................................................................................................... 56
T
0

T
0

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG THỨC CHƠI CHỮ TRONG CÂU ĐỐ
T
0

TIẾNG VIỆT ..................................................................................................... 57
T
0


2.1. ĐỒNG ÂM TRONG CÂU ĐỐ TIẾNG VIỆT ............................................................. 57
T
0

T
0

2.1.1. Hiện tượng đồng âm - Chơi chữ đồng âm ............................................................ 57
T
0

T
0

2.1.2. Chơi chữ đồng âm trong câu đố ........................................................................... 58
T
0

T
0

2.1.3. Phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa và nói trại ....................................................... 59
T
0

T
0

2.1.4. Kết hợp đồng âm - đồng nghĩa, trái nghĩa trong câu đố ....................................... 61

T
0

T
0

2.1.5. Một số dạng chơi chữ đồng âm phổ biến trong câu đố ........................................ 62
T
0

T
0

2.1.5.1. Câu đố có nhiều từ đồng âm ......................................................................... 63
T
0

T
0


2.1.5.2. Câu đố đồng âm liên tưởng........................................................................... 63
T
0

T
0

2.1.5.3. Câu đố đồng âm ẩn - hiện ............................................................................. 65
T

0

T
0

2.1.5.4. Phân loại theo tổ chức văn bản ..................................................................... 65
T
0

T
0

2.1.5.5. Phân loại theo đặc điểm cấu tạo từ và từ loại ............................................... 68
T
0

T
0

2.1.6. Nhận xét................................................................................................................ 76
T
0

T
0

2.2.ĐỒNG NGHĨA TRONG CÂU ĐỐ TIẾNG VIỆT ....................................................... 77
T
0


T
0

2.2.1. Khái niệm ............................................................................................................. 77
T
0

T
0

2.2.2. Phân loại đồng nghĩa ............................................................................................ 78
T
0

T
0

2.2.2.1. Đồng nghĩa cùng cấp độ ............................................................................... 78
T
0

T
0

2.2.2.2. Đồng nghĩa khác cấp độ ............................................................................... 79
T
0

T
0


2.2.2.3. Đồng nghĩa gián tiếp ..................................................................................... 80
T
0

T
0

2.2.3. Một Số vân đề về hiện tượng đồng nghĩa ............................................................. 82
T
0

T
0

2.3. NÓI LÁI TRONG CÂU ĐỐ TIẾNG VIỆT ................................................................. 83
T
0

T
0

2.3.1. Khái niệm ............................................................................................................. 83
T
0

T
0

2.3.2. Phân loại ............................................................................................................... 85

T
0

T
0

2.3.2.1. Hầu hết các CĐNL ngoài sử dụng biện pháp nói lái còn kết hợp miêu tả đặc
T
0

trưng, hình dáng, công dụng của vật đố theo kiểu trực tiếp, gợi suy nghĩ cho người
giải: ............................................................................................................................ 85
T
0

2.3.2.3. Một số câu đố nói lái dựa trên cơ sở sự phát âm chệch chuẩn của phương
T
0

ngữ từng vùng, như: ................................................................................................... 87
T
0

2.4. TIỂU KẾT .................................................................................................................... 89
T
0

T
0


KẾT LUẬN ........................................................................................................ 90
T
0

T
0

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 94
T
0

T
0


DẪN NHẬP

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có một thể loại chưa được giới
nghiên cứu quan tâm đúng mức, đó là câu đố. So với các thể loại tương cận như tục
ngữ, ca dao thì số lượng của nó không nhiều nhưng về mặt nội dung lẫn hình thức của
câu đố có nhiều vấn đề cần tiếp tục quan tâm tìm hiểu thêm.
Tuy câu đố ít mang tính chất trữ tình và ý nghĩa xã hội như ca dao, tục ngữ,
nhưng nó cũng có vị trí, vai trò riêng của m1nh, nhất là trong lĩnh vực đời sống tinh
thần của nhân dân. Câu đố là một phương tiện giúp người dân bớt mệt nhọc trong lúc
lao động và giải trí khi vui chơi. Câu đố rèn luyện óc quan sát, óc suy luận, khả năng
tưởng tượng nhằm mục đích mở mang trí tuệ. Nó còn là một tư liệu giúp chúng ta hiểu
đời sống và thế giới quan của nhân dân lao động trong những thời kỳ lịch sử nhất
định. Ngoài ra, câu đố cũng có những ảnh hưởng nhất định đến dòng văn học viết
nước nhà.

Câu đố vẫn còn sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của nhân dân, trước
hết vì nó được tạo nên bởi nhiều giá trị, nhưng quan trọng nhất vẫn là giá trị nghệ
thuật, trong đó có cách sử dụng các phương thức chơi chữ như một cách kí mã trong
câu đố để yêu cầu người giải đố phải tìm cách giải mã tín hiệu ấy thì mới giải đố
được.
Câu đố thể hiện đặc điểm của tiếng Việt với những cách so sánh, ẩn dụ, lộng
ngữ... độc đáo, với những cách chơi chữ hóc búa, tinh vi...
Đi sâu vào tìm hiểu các phương thức chơi chữ trong câu đố là rất có ý nghĩa. VÌ
có như thế, chúng ta mới có thể nắm bắt được sự quan sát, cách tri nhận, cách liên
tưởng độc đáo và trí thông minh tài tình của nhân dân lao động qua một "pho cách trí
viết bằng phương pháp nghệ thuật đặc biệt" này. [2, tr.l]
VÌ những lí do đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn việc khảo sát một số phương
thức chơi chữ trong câu đố tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu của m1nh.


2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này, do điều kiện hạn chế, chúng tôi không nghiên cứu tổng quát
về tất cả các thể loại, tất cả các khía cạnh của câu đố. Không tìm hiểu những loại như
hát đố, đố Kiều, và cũng không khảo sát lối đố nói, đố mẹo, đố toán; chúng tôi xem đó
là những "kiểu đố" chứ không phải câu đố. [2, tr. 1 ]
Trên phương hướng đó, chúng tôi chú trọng nghiên cứu phần lời đố - đi sâu vào
các phương thức chơi chữ, thống kê tần số xuất hiện của các phương thức để hiểu rõ
hơn về nghệ thuật của câu đố.
Tư liệu khảo sát của luận văn là kho tàng câu đố Việt Nam qua các công trình
sưu tầm, nghiên cứu với những kí hiệu quy ước sau đây:
1.Câu đố Việt Nam (tái bản bổ sung), Nguyễn Văn Trung, Nxb TP.Hồ Chí Minh,
1991. Kí hiệu TL1
2.Câu đố Việt Nam, Ninh Viết Giao, NXB Khoa học xã hội, 1997, Kí hiệu TL2.
3.Kho tàng báu truyền câu đố dân gian, Đông Vân, NXB Văn hóa dân tộc, 2005,
Kí hiệu TL3 .

Ngoài ra, chúng tôi có xem xét "Tục ngữ phong dao" của Ôn Như Nguyễn Văn
Ngọc, NXB VH-TT, 2000, tác phẩm này có 364 câu đố, nhưng hầu hết các câu đố đó
đều đã được Nguyễn Văn Trung và Ninh Viết Giao đưa vào TL1 và TL2, số còn lại
không đáng kể. VÌ vậy, tư liệu này chúng tôi chỉ dùng để tham khảo thêm chứ không
đặt vấn đề thống kê.
Chúng tôi tập hợp tất cả những câu đố ở ba tài liệu ấy. Tài liệu 1 có 1513 câu đố,
tài liệu 2 có 1310 câu đố, tài liệu 3 có 1887 câu đố. Sau khi đối chiếu ba tài liệu,
chúng tôi thấy có 722 câu ở TL2 trùng với TL1. Bản thân TL1 cũng có 11 câu trùng
nhau (được sử dụng 2 lần). Hầu hết các câu đố ở tài liệu 3 trùng với một trong hai
hoặc cả hai tài liệu trên. Trừ đi những câu trùng nhau trong 3 tài liệu, tổng cộng chúng
tôi khảo sát 2092 câu đố.
Trong quá trình sưu tầm tư liệu về câu đố Việt Nam, chúng tôi đã thu thập được
khoảng hơn hai chục cuốn câu đố dành cho mọi đối tượng, nhưng nhìn chung thì các


cuốn sách ấy chỉ dừng ở mức sử dụng lại các câu đố đã in trong ba tài liệu trên, hoặc
sưu tầm rời rạc từng mảng ít ỏi và không có giá trị cao. Do đó, chúng tôi chọn ba tài
liệu trên là nguồn sử dụng chính.
Và như vậy, theo hình dung của chúng tôi, 2092 câu đố là đối tương khảo sát của
luận văn này, là một sưu tập phản ánh tương đối đầy đủ câu đố tiêu biểu tiếng Việt.

3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Cho đến nay, có rất ít các công trình nghiên cứu về câu đố. Câu đố chưa được
nghiên cứu như một đối tượng nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học.
Các tác giả như Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (Phần phụ tập II. Tục ngữ phong
dao, Nxb Văn hoa thông tin tái bản, 2000) và một số tác giả khác chỉ giới thiệu câu
đô" SƯU tầm được chứ không quan tâm nghiên cứu câu đố, kể cả miêu tả, phân loại.
Các nhà nghiên cứu văn học dân gian như Bùi Văn Nguyên trong "Lịch sử văn
học Việt Nam" (văn học dân gian) Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1970, từ trang 205 đến
trang 219; Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên trong "Văn học dân gian Việt Nam" Nxb Đại học và THCN, Hà Nội, 1977, từ trang 34 đến trang 55; Hoàng Tiến Tựu

trong "Văn học dân gian Việt Nam" - Nxb Giáo dục, 1998, từ trang 145 đến trang
162... cũng nói về câu đố nhưng với tính chất là một loại hình của văn học dân gian.
Đặc biệt, Đỗ Bình Trị có xem xét câu đố thoáng qua về mặt thi pháp...
Các tác giả trên, do tiếp cận câu đố ở b1nh diện văn học nên chủ yếu chỉ đi sâu
vào nội dung, ý nghĩa của câu đố, ít đề cập đến vấn đề nghệ thuật câu đố cũng như vấn
đề chơi chữ.
Trong "Văn học dân gian Việt Nam - Tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà
trường", các tác giả đã tuyển chọn và giới thiệu 50 câu đố ở mục II, chương II [42,
tr.83-90].
Nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao, trong TL2 [22], ở 43 trang giới thiệu đầu sách,
đã đề cập đến nhiều vấn đề nội dung câu đố. vấn đề về phương pháp sáng tạo câu đố
được phân tích sâu hơn các tác giả khác nhưng vẫn chưa cụ thể và đầy đủ.


Riêng Nguyễn Văn Trung trong "Câu đố Việt Nam" (tái bản có bổ sung), Nxb
TPHCM, 1991 [72], ở 213 trang đầu sách, tác giả có nghiên cứu kỹ hơn về các khía
cạnh của câu đố: từ xuất xứ, nguồn gốc, phân loại, cách cấu tạo, tần số đến những lối
nhìn, các khía cạnh văn chương nghệ thuật của câu đố, sưu tầm và giới thiệu các câu
đố... Nhưng phải thừa nhận, cách tiếp cận của tác giả chủ yếu xuất phát từ góc nhìn xã
hội, còn phần nghiên cứu về ngôn ngữ chưa được đậm nét.
Như vậy, từ trước đến nay tuyệt đại đa số các công trình nghiên cứu về câu đố
chỉ đi sâu về phương diện văn học, xem câu đố là một thể loại văn học dân gian và tìm
hiểu về mặt nội dung của nó.
Các tác giả chủ yếu nghiên cứu câu đố về mặt nội dung và không phải không có
lí khi có một số tác giả xếp chung câu đố vào cùng với tục ngữ. Sự đánh đồng này là
dựa trên đặc điểm nổi trội về mặt nội dung của câu đố là mang tính chất thường thức
và một sô" tác giả cũng nhìn thây tính chất thường thức này ở câu đố (nhưng thực ra là
không thoa đáng vì câu đố không hề có chức năng trang bị hiểu biết thường thức mới
mà chỉ nhìn sự vật dưới một góc nhìn mới mà thôi).
Nhìn chung, chưa có công trình nào đặt vấn đề "câu đố Việt Nam" như một đối

tượng độc lập để nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ học, cũng như chưa có công trình
nào nghiên cứu về các phương thức chơi chữ trong câu đố bằng các tư liệu thống kê,
miêu tả tỉ mỉ, cụ thể.
VÌ vậy, việc đi sâu vào tìm hiểu câu đố là một vân đề đáng quan tâm; đặc biệt là
tìm hiểu câu đố dưới ánh sáng ngôn ngữ học để qua đó chúng ta có thể học tập những
phương pháp nhận thức, năng lực tư duy của cha ông.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tìm hiểu các phương thức chơi chữ trong câu đố, chúng tôi vận dụng những
kiến thức của khoa ngôn ngữ học nói chung về ngữ âm học, từ vựng học, phong cách
học...
Trong luận văn, chúng tôi phối hợp sử dụng phương pháp hệ thống, thủ pháp
phân tích để xem xét câu đố tương đối tỉ mỉ về mặt hình thức có kết hợp với nội dung.
Đồng thời, để hệ thống hóa các phương thức chơi chữ trong câu đố, chúng tôi sử dụng


thủ pháp thống kê. Nhờ thống kê, chúng tôi có được những số liệu cụ thể. Trên cơ sở
đó chúng tôi rút ra những nhận xét, kết luận về vai trò của các phương thức chơi chữ
trong câu đố.
Nói một cách khái quát, luận văn này xuất phát từ góc nhìn ngôn ngữ học tiếp
cận câu đố tiếng Việt, vừa mang tính chất định tính, vừa mang tính chất định lượng.

5. CÂU TRÚC LUẬN VĂN
Cấu trúc của luận văn gồm các phần chính như sau:
Ngoài phần Dẩn nhập gồm lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, cấu trúc luận văn, nội dung chính của luận văn tập trung ở
hai chương
Chương 1: Tống quan về câu đố và một số vấn đề liên quan
Nhiệm vụ của chương này là đi sâu tìm hiểu những vấn đề có tính chất cơ sở khi
tiến hành nghiên cứu câu đố như : câu đố là gì, chơi chữ là gì, chơi chữ trong câu đố,

tiền giả định bách khoa của câu đố, phương ngữ trong câu đố, cấu trúc của câu đố
tiếng Việt.
Chương 2: Một số phương thức chơi chữ tiêu biểu trong câu đố tiếng Việt
Chương này đi sâu tìm hiểu 3 phương thức chơi chữ tiêu biểu của câu đố là:
đồng âm, đồng nghĩa và nói lái.
Cuối cùng là Phần kết luận: tóm tắt nội dung và nêu lên những nhận xét được rút
ra qua các vấn đề đã nghiên cứu ở hai chương 1 và 2.


CHƯƠNG 1: TỒNG QUAN VỀ CÂU ĐỐ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
HỮU QUAN
Đề cập đến câu đố, xét từ nhiều khía cạnh có thể có nhiều vấn đề cần phải tìm
hiểu. Chẳng hạn, nếu coi văn bản đố như một hệ thống thì có thể xem xét cấu trúc
hình thức của câu đố, bao gồm tất cả các phương tiện và các phương thức được sử
dụng để tổ chức câu đố.
Lại có thể xem xét cấu trúc nội dung bao gồm lớp nghĩa bề mặt và cả lớp nghĩa ở
bề sâu, tức phải khảo sát nghĩa bề mặt nó đề cập đến cái gì và nghĩa bề sâu nó đề cập
đến cái gì. Còn nếu xem xét văn bản đố trong quá trình đố - giải, lại không thể không
đề cập đến các hình thức ngôn từ, cụ thể là cái mật mã mà người đố cố tình cài đặt và
người giải phải tìm mọi cách loại suy để có thể nhận diện nó và suy luận để tìm ra vật
đố.
Lại còn phải nhắc đến cái mã chung, cái tri thức nền mà văn bản dựa vào đó để
tồn tại trong quá trình đố - giải, tức phải xem xét các tiền giả định. Xa hơn, có thể
khảo sát các cách nhận thức, nói như ngôn ngữ học tri nhận, phải tìm ra hệ quy chuẩn
và bóng dáng con người trong đó. Bởi vì, dân tộc nào cũng có câu đố, nhưng mỗi dân
tộc lại có cách cảm nhận và lí giải hiện thực riêng.
Tuy nhiên, trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ chúng tôi tạm thời chỉ tìm
hiểu những vấn đề sau:
- Câu đố: nhận diện và phân loại
- Câu đố và tiền giả định

- Vai trò của phương ngữ trong câu đố
Tất nhiên đây chưa phải là những vấn đề cơ bản nhất của câu đố, nhưng trong
phạm vi nhận diện bản chất của đối tượng nghiên cứu, theo chúng tôi, đây là những
vấn đề lí thuyết chung trước khi đi vào phương thức chơi chữ để khảo sát nó.


1.1. CÂU ĐỐ VÀ CHƠI CHỮ
1.1.1. Câu đố
1.1.1.1. Khái niệm
"Câu đố là một hình thức sáng tác dân gian, xuất hiện rất sớm ở hầu hết các dân
tộc trên thế giới. Chức năng chủ yếu của nó là miêu tả, phản ánh đặc điểm của sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội bằng phương pháp giấu tên và nghệ thuật
ẩn dụ đặc biệt (hay phương pháp chuyển hóa - chuyển cái nọ thành cái kia) để thử tài
suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết và mua vui giải trí". [76, tr.145]
Cũng có tác giả cho rằng "câu đố là những câu văn ngắn, có vần điệu, mô tả một
sự vật hay hiện tượng nào đó, nhằm để đố, để thử trí thông minh của người khác giải
xem m1nh định nói về cái gì". [67, tr.19] Câu đố là một phương tiện đặc biệt để nhận
thức và kiểm tra nhận thức về các sự vật, sự việc và các hiện tượng trong thế giới
khách quan.
Mỗi câu đố bao gồm hai phần theo kết cấu liên văn bản: lời đố và lời giải. Lời đố
là những nét phác họa cách điệu về một sự vật, hiện tượng nào đó dưới dạng một câu
hỏi, yêu cầu người giải đố đoán ra xem vật được đề cập trong phần đố là cái gì. Còn
nhiệm vụ của người giải là phải gọi đúng tên của vật đố; đôi khi văn bản đố quá khó,
nhiều lúc phải đặt thêm yêu cầu là phải giới hạn phạm vi bằng cách xác lập các "xuất".
Như vậy, đố là một hoạt động giải trí tinh thần, ít nhất có hai người tham gia;
người chơi sử dụng trí tuệ, óc liên tưởng, phán đoán lô gích để ra câu đố và giải câu
đố. Đố - giải là một hoạt động giải trí, trong đó người tham gia phải huy động cả năng
lực tư duy hình tượng lẫn năng lực tư duy suy lý trong quá trình sáng tác câu đố cũng
như giải đố.
Là một thể loại dân gian truyền miệng, để đáp ứng yêu cầu dễ nhớ, dễ thuộc, dễ

lưu truyền, hầu hết các câu đố thường ngắn gọn và được sáng tác theo thể văn vần,
một số rất ít là văn xuôi.
Xét về mặt văn bản học, mỗi câu đố là một văn bản tối giản. Văn bản này có thể
gồm nhiều câu, một câu, thậm chí có thể chỉ là một ngữ (ví dụ câu đố về mặt trời:


Không sơn mà đỏ.). Nhưng dù tối giản đến đâu nó vẫn đủ tư cách là một văn bản hoàn
chỉnh có chức năng gợi mở cho người giải đoán được sở chỉ của câu đố.

1.1.1.2. Phân loại câu đố
Hiện nay có rất nhiều cách phân loại câu đố, nhưng tựu trung lại, hầu hết các tác
giả đều phân loại dựa vào đối tượng đố, như tác giả Nguyễn Văn Trung chia câu đố ra
thành hai loại lớn là tự nhiên và văn hóa, trong mỗi loại lớn đó lại bao gồm nhiều loại
nhỏ (gọi là "xuất") như: hiện tượng thiên nhiên, cây, cỏ, hoa, lá, loài vật...(tự nhiên) và
đồ dùng, sự vật, đồ ăn, đố chữ... (văn hóa).
Một vài tác giả phân loại câu đố theo hình thức, văn tự như câu đố 4 chữ, 5 chữ,
7 chữ..., thể lục bát, thể tứ tuyệt, thể ngũ ngôn...
Tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi tiếp thu cách phân loại thứ nhất ở trên
kết hợp với cách phân loại của chúng tôi là dựa trên các phương thức chơi chữ tiêu
biểu được sử dụng trong câu đố như đồng âm, đồng nghĩa, nói lái.... Những câu đố có
sử dụng kết hợp nhiều phương thức chơi chữ, chúng tôi chọn xếp theo phương thức
nổi trội nhất. số còn lại, chúng tôi tạm thời xếp vào loại "những loại khác".
Cần thấy, nhiều khi trong tổ chức văn bản đố, cùng một lúc sử dụng nhiều
phương thức. Do vậy cách phân loại ở đây chỉ có ý nghĩa tương đối, chủ yếu là để tiện
miêu tả làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu.
Cách phân loại này nhằm tạo điều kiện cho chúng tôi dễ dàng khảo sát từng loại
câu đố một cách tách biệt theo phương thức chơi chữ được sử dụng trong câu đố.

1.1.2. Chơi chữ
1.1.2.1. Khái niệm

Hiện nay có rất nhiều cách hiểu về nghệ thuật chơi chữ:
"Chơi chữ là lợi dụng các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa... trong ngôn ngữ nhằm
gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước.) trong lời nói" [55,
tr.166]


Chơi chữ "là một biện pháp tu từ, trong đó ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn
cảnh... được vận dụng một cách đặc biệt nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, lí
thú" [Từ điển văn học, tr.404]
"Chơi chữ là cách tu từ vận dụng linh hoạt các tiềm năng về ngữ âm, chữ viết, từ
vựng, ngữ pháp của tiếng Việt nhằm tạo nên phần tin khác loại song song tồn tại với
phần tin cơ sở. Phần tin khác loại này -tức lượng ngữ nghĩa mới - là bất ngờ và về bản
chất không có quan hệ phù hợp với phần tin - tức thông báo - cơ sở. [75, tr. 206]
" Chơi chữ là hình thái tu từ của lời nói được thể hiện bằng cách sử dụng linh
hoạt những tiềm năng của ngôn ngữ về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm tạo ra cách
hiểu bất ngờ, thú vị... Chơi chữ thường dựa vào những phương tiện sau: dùng từ gần
âm, đồng âm, điệp phụ âm đầu, chiết tự, dùng từ cùng nghĩa, từ đa nghĩa, các từ cùng
trường..." [81, tr.50]
"Chơi chữ là dùng phương thức diễn đạt đặc biệt, sao cho ở đó song song tồn tại
hai lượng ngữ nghĩa (thông tin) khác hẳn nhau được biểu đạt bởi cùng một hình thức
ngôn ngữ, nhằm tạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa "[48, tr.15]
Trong luận văn này, chúng tôi nhất trí với ý kiến của tác giả Triều Nguyên, xem
chơi chữ là PHƯƠNG THỨC DIỄN ĐẠT ĐẶC BIỆT. Chơi chữ chỉ xuất hiện khi
bằng một hình thức ngôn ngữ biểu đạt được ít nhất hai lượng ngữ nghĩa cùng tồn tại,
không nhất thiết phải phù hợp nhau về thông tin, nhằm tạo nên sự thú vị mang tính
chất chữ nghĩa.
Một điều cần lưu ý trong nghệ thuật chơi chữ là các phương thức chơi chữ
thường được sử dụng trong những văn bản ngắn và cực ngắn như câu đối, ca dao, tục
ngữ và đặc biệt là câu đố. Các thể loại và văn bản có dung lượng lớn thường ít phù
hợp với nghệ thuật chơi chữ mà phù hợp với các đặc trưng khác như nhịp điệu, hình

ảnh, hình tượng...

1.1.2.2. Phân loại
Có nhiều hình thức chơi chữ trong văn chương.
Lãng Nhân [49] phân loại chơi chữ dựa trên hình thức thể loại và phương thức
chơi chữ, gồm: hoành phi, trướng - câu đối -lục bát, song thất lục bát - tập Kiều, vịnh


Kiều - hát nói - thơ ngũ ngôn - thơ thất ngôn - văn biền ngẫu - thổ âm thổ ngữ - dịch
ngoại ngữ - văn thơ Việt Nam hoa - chữ Quốc ngữ.
Nhìn chung cách phân loại này không nhất quán, chưa khoa học.
Cách phân loại của Lê Trung Hoa [28] nhất quán và khoa học hơn, dựa hẳn trên
các phương thức chơi chữ, gồm các loại: nói lái - đảo từ, ngữ, cú - đồng âm - trùng
điệp - mô phỏng - đồng nghĩa - đồng âm và đồng nghĩa - nghịch nghĩa, nói ngược liên nghĩa thật và giả - nghĩa phái sinh - chiết tự, tách từ - hạn vận, hạn từ - tục ngữ, ca
dao - chơi chữ theo truyện Kiều.
Các tác giả khác như Võ Bình - Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nhữ Thành cũng xác
định và có cách phân loại chơi chữ riêng, không hoàn toàn đồng nhất với nhau.
Chúng tôi đặc biệt lưu ý cách phân loại của Triều Nguyên [48]. Tác giả chia chơi
chữ thành hai kiểu lổn:
- Chơi chữ dựa vào các phương tiện ngôn ngữ được biểu hiện trên văn bản;
- Chơi chữ dựa vào tiền giả định là dữ liệu văn học, văn hoa. Mỗi loại bao gồm
nhiều phương tiện, cách thức riêng. Theo cách phân loại của Triều Nguyên, chúng tôi
khái quát thành bảng sau:


This image cannot currently be displayed.

Chúng tôi cho rằng , hai phương tiện chơi chữ phương ngữ và nói lái nếu sắp
xếp thành hai cách thức thuộc vào phương tiện chơi chữ ngữ âm-chữ viết (như bảng 2
sau) thì sẽ hợp lí hơn.



Kết hợp bảng 2 ở trên với bảng tổng hợp "cách phân loại chơi chữ của một số
tác giả" theo Trương Văn Sinh [62, tr.l 17] ta có bảng 3:


Quan sát bảng số 3, ta thây trong 22 phương thức chơi chữ được liệt kê thì có
đến 12 phương thức chỉ có một tác giả quan tâm, 7 phương thức được hai tác giả nhất
trí, và chỉ có 3 phương thức được tất cả các tác giả đặc biệt lưu ý, đó là ba phương
thức: chơi chữ đồng âm, chơi chữ đồng nghĩa và chơi chữ nói lái.
Khảo sát câu đố tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy có nhiều phương thức chơi chữ
được sử dụng trong câu đố. Nhưng - nhất trí với các tác giả trên - luận văn chỉ chú


trọng đi sâu tìm hiểu 3 phương thức chơi chữ tiêu biểu có tần số sử dụng cao và có giá
trị độc đáo, đó là ĐỒNG ÂM, ĐỒNG NGHĨA và NÓI LÁI.
"Không có bộ môn nghệ thuật nào lại sính chơi chữ như câu đố dân gian. Không
có nghệ thuật chơi chữ nào lại kì diệu như nghệ thuật chơi chữ của câu đố dân gian.
Câu đố dân gian Việt Nam là bậc thầy trong nghệ thuật chơi chữ." [79, tr.81]
Tất nhiên không phải tất cả các câu đố đều có sử dụng phương thức chơi chữ,
nhưng nếu trong câu đố nào có sự hiện diện của phương thức chơi chữ thì hầu hết các
phương thức ấy mang tính định hướng, gợi ý, chỉ dẫn cho việc giải đố.
Người ra câu đố luôn có ý muốn làm cho người giải khó đoán giải được câu đố,
tuy nhiên trong các câu đố sử dụng phương thức chơi chữ (gọi tắt là "câu đố chơi
chữ") thì chính những phương thức chơi chữ ấy lại là gợi mở, gợi ý cho người giải về
vật đố. Nói cách khác, trong câu đố chơi chữ, thì phương tiện chơi chữ là một cách kí
mã mà người giải tinh ý sẽ nhận ra, giải mã được tín hiệu ấy sẽ dẫn đến giải được cả
câu đố, đoán ra được vật đố. Ví dụ như câu đố:
1386. Bữa ni nắng mai khô
Bữa ni mưa mai ướt

Mai mửa mai ướt
Mốt mửa mai cũng ướt.
- Là cái gì?
Trong câu đố này, người đọc bị nhầm lẫn bởi từ "mai" nên rất khó đoán ra vật
đố.
Người đọc bị cuốn vào trường nghĩa các từ chỉ thời gian "ni, mai, mốt" nên
không thể nào đoán ra vật gì. Vật gì mà ngày nay trời nắng thì ngày mai nó mới khô,
ngày nay trời mưa thì ngày mai nó mới ướt? Câu: ngày mai mưa thì ngày mai ướt có
vẻ b1nh thường (cái gì thì khi trời mưa cũng bị ướt), nhưng đến câu cuối: ngày mốt
trời mới mưa mà tại sao ngày mai nó đã ướt? thì quả là bí hiểm. Phương thức chơi chữ
được sử dụng trong câu đố này là chơi chữ đồng âm dựa trên kiến thức nền về phương
ngữ. Phương ngữ Trung Bộ gọi cái mui thuyền là cái mai (Mui thuyền, mái khum trên


thuyền, giống hình mai rùa - TĐ), từ "mai" này đồng âm với một từ "mai" khác chỉ
thời gian (mai: Ngày kế sau ngày hôm nay - ĐTĐ).
Khi đã nắm được phương thức chơi chữ đồng âm trong câu đố đó, thì việc giải
đố đã quá dễ dàng: vật đố là cái mui thuyền.
Như vậy, tìm hiểu các phương thức chơi chữ trong câu đố là đi tìm các ch1a
khoa để mở ra cách giải nó.
Người sáng tác câu đố lập mã bằng các phương thức chơi chữ, người giải đố tìm
thấy các kí hiệu và nắm được phương thức tạo mã thì sẽ dễ dàng giải mã, tức là giải
câu đố. Giả sử tất cả các câu đố đồng âm được xếp vào một mục, thì chỉ cần nắm vững
phương thức chơi chữ đồng âm, người giải có thể dễ dàng đoán giải được các câu đố.

1.2. TIỀN GIẢ ĐỊNH BÁCH KHOA CỦA CÂU ĐỐ TIẾNG VIỆT
1.2.1. Tiền giả định - Tiền giả định bách khoa
Giả định là coi điều nào đó như là có thật, lấy đó làm căn cứ. [55, tr.369]
Trong một diễn ngôn, ngoài những điều đã nói rõ còn có những điều không nói
ra mà người ta lại nhận ra. Không nói ra không phải vì không muốn nói, mà vì cơ chế

ngôn ngữ, đó chính là tiền giả định của diễn ngôn. [11, tr. 14]
Như vậy tiền giả định là điều xem như là hiển nhiên, không phải bàn cãi, xem
như người nghe đương nhiên đã biết và người nói lấy đó làm căn cứ cho phát ngôn.
Người ta có thể phân chia tiền giả định thành tiền giả định dụng học và tiền giả
định nghĩa học. Tuy nhiên cách phân chia quen thuộc và phổ biến là cách chia tiền giả
định thành tiền giả định tri thức bách khoa và tiền giả định ngôn ngữ. [1, tr.l 16]
Trong bất kỳ một cuộc giao tiếp nào, muốn đạt được hiệu quả thì các nhân vật
tham gia giao tiếp phải có một lượng tiền giả định bách khoa chung nào đấy, mặc dù
có thể chưa được hoàn toàn đồng nhất.
Tiền giả định bách khoa (TGĐBK) bao gồm tất cả những hiểu biết về hiện thực
bên trong và bên ngoài tinh thần con người mà các nhân vật giao tiếp cùng có chung,
trên nền tảng đó mà nội dung giao tiếp hình thành và diễn tiến. [7, tr.395]


Nói cách khác, đây chính là kiến thức nền mà trên đó các đối tượng giao tiếp tiến
hành cuộc giao tiếp, và kiến thức nền càng dày thì cuộc giao tiếp càng diễn ra thuận
lợi, nhanh chóng hơn.

1.2.2. Tiền giả định bách khoa của câu đố
Tham gia đố phải có ít nhất hai người, là người ra câu đố (NĐ) và người giải đố
(NG). TGĐBK của câu đố được rút ra là nhờ các tri thức mà con người đã tích lũy
trong cuộc sông, là những hiểu biết cơ bản về vật đố không được nói ra trong câu đố,
nhưng hai người ngầm xem như đương nhiên đã cùng có chung những hiểu biết ấy.
Như vậy, những người tham gia cuộc đố - đặc biệt là NG - ngoài phải thông
minh, nhanh trí, còn cần phải có một vốn kiến thức phong phú làm cơ sở và vốn kiến
thức này, ở một chừng mực nào đó là những hiểu biết đồng nhất giữa NĐ và NG. Đây
chính là vốn kiến thức nền, là TGĐBK của câu đố.
Ví dụ như câu đố sau:
Ngoài da nhẵn thín như bào
Chín rồi vàng óng một màu như tơ

Một vùng ngan ngát hương đưa
Gợi thương cô Tấm chuyện xưa bồi hồi.
Đố là quả gì?
Giải đố là quả thị, là một loại quả tròn và mọng, khi chín vỏ có màu vàng, mùi
rất thơm.
TGĐBK của câu đố này là hiểu biết chung của NĐ và NG về câu chuyện cổ tích
Tấm Cám, tình tiết cô Tâm hóa thân từ quả thị. Ngoài những hiểu biết trực quan về
quả thị như da quả nhẩn bóng, khi quả chín có màu vàng, tỏa hương thơm, NG nhất
thiết phải biết chuyện cổ tích Tấm Cám mới có thể tìm ra lời giải đố.

1.2.3. Nhận diện các loại tiền giả định bách khoa trong câu đố
Xét về phạm vi quy chiếu, TGĐBK của câu đố nói chung rất phong phú và đa
dạng. Đó là những hiểu biết về nhiều lĩnh vực trong đời sông hằng ngày cũng như sự


am hiểu về cuộc sống, cuộc đời, văn hóa, xã hội v.v... Dựa vào các câu đố (cả phần lời
đố và lời giải) chúng ta có thể nhận thây những TGĐBK về một số lĩnh vực:

1.2.3.1. TGĐBK về con vật, đồ vật, cây cối
Loại câu đố có nội dung này chiếm số lượng nhiều nhất trong kho tàng câu đố
của các dân tộc Việt Nam cũng như của người Việt.
Trong 2092 câu đô" chúng tôi khảo sát, có đến khoảng 1800 câu đố có nội dung
liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, chiếm tỉ lệ hơn 86%. Những câu
đố còn lại chủ yếu là đố về các vật dụng mới xuất hiện về sau này như rạp xi-nê, máy
bay, tàu thủy... hoặc về các loại văn tự Hán, Nôm, Quốc ngữ...
Như ta đã biết, các thể loại văn học dân gian nói chung và câu đố dân gian nói
riêng là sản phẩm của quần chúng nhân dân. Do là sáng tác của quần chúng nhân dân mà tuyệt đại đa số nhân dân ta ngày xưa là nông dân - nên những sự vật, hiện tượng
được miêu tả trong các câu đố là những sự vật, hiện tượng quen thuộc, gắn liền với
hoàn cảnh sống và lao động ở nông thôn hay là những đồ vật, con vật, cây cối với đặc
điểm, chu kỳ sinh trưởng của chúng mà họ gần gũi, trông thây, gặp gỡ hoặc sử dụng

hằng ngày. Những hiểu biết về các sự vật, hiện tượng đó chính là TGĐBK của loại
câu đố này. Như trong các câu đố sau:
Lá xanh, cành đỏ, hoa vàng
Là là mặt đất đố chàng giống chi.
- Cây rau sam.
Một loài cây mọc nhiều ở bãi cỏ, tàn lụi lúc bắt đầu vụ rét, sống hàng năm, bò
lan, cành mập tím, lá nạc dày, hình trứng, hoa vàng mọc ngọn cành, dùng làm rau ăn
và làm thuốc uống chữa lị trực trùng, giã đắp trị mụn nhọt (ĐTĐ)
104. Tự nhiên cắt cổ mà chôn
Bữa sau sông lại đẻ con từng bầy.
- Dây khoai lang
Một loại cây thân dây,mọc bò, lá hình tim, rề củ có nhiều tinh bột dùng làm
lương thực, trồng bằng thân. (TĐ)


109. Cây xanh xanh, lá xanh xanh
Bông ở trên cành, trái ở dưới sâu.
- Cây đậu phộng
Còn gọi là cây lạc, đậu phụng, một loại cây trồng lấy hạt làm thực phẩm hay ép
dầu, thân phân nhánh từ gốc, rễ mọc từ mấu, hoa màu vàng, ra trái đâm xuống đất.
159. Sinh con rồi mới sinh cha
Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.
- Cây tre
Ý nói cây măng (con) được mọc ra trước, khi lớn lên thành cây tre (cha), rồi mới
thành cội tre (ông).
454.Cho hay duyên nợ bởi trời
Vợ chồng âu yếm chẳng rời nhau ra.
- Con sam.
Động vật chân đốt ở biển, thân lớn, có vỏ giáp cứng, đuôi dài và nhọn, sông
thành đôi, con đực và con cái không bao giờ rời nhau . Thành ngữ: Quấn quýt như đôi

sam (TĐ)
455.Khum khum như cái bàn tay
Mồm thì mồm dọc ngậm ngay hột hồng
Hai bên có hai hàng lông
ở giữa hột hồng đỏ loét lòe loe.
- Con sò huyết. Một loài sò biển, thịt có chất dịch màu đỏ như huyết (TĐ) 778.
Hai tay anh ôm lấy cổ
Hai chân anh xỏ vào lòng
Ôm lấy con gái thì chặt khăng khăng
Ôm lấy bà lão thì lỏng la lỏng lẻo.
- Cái yếm.


Đồ mặc lót che ngực của phụ nữ trước đây (ĐTĐ) 790. Đi nhe răng, về cũng nhe
răng Đi lè lưỡi, về cũng lè lưỡi.
- Cái bừa và cái cày
Răng bừa và lưỡi cày.
798. Có mình mà chẳng có chân
Có đầu, có mỏ, cái thân rõ dài
Còn đôi cánh thiếu cả hai
Ai đem cho gạo mổ hoài không ăn.
- Cái cối giã gạo (đạp chân) - Một đầu trâu, bôn cái râu, hai người kéo.
- Gàu giai.
889. Con đánh bố, bô" kêu làng
Làng chạy ra, con chui bụng bố.
- Mõ và dùi. 955. Không phải bò, không phải trâu
Uống nước ao sâu, lên cày ruộng cạn.
- Bút châm mực.
Thời trước học sinh thường dùng bút cán gỗ, ngòi sắt, không có bộ phận chứa
mực như bút máy ngày nay nên khi viết phải chấm vào lọ mực (uống nước ao), viết

lên trang giấy (cày ruộng cạn), khi hết lại chấm mực.
443. Cái gì khác họ cùng tên
Con ở dưới nước, cây trên mái nhà.
- Con cá mè và cây mè nhà.
Cây mè nhà: thanh tre hoặc nứa đặt dọc theo chiều dài mái nhà để buộc tranh lợp
nhà (ĐTĐ)
Cá mè: cá nước ngọt, cùng họ với cá chép, thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng.
(ĐTĐ)
1245. Mình tròn trùng trục, đuôi dài lê thê


Khắp chợ cùng quê, đâu đâu cũng có.
- Cái gáo múc nước. Thường làm bằng sọ dừa.

1.2.3.2. TGĐBK về sinh hoạt, lao động
- TGĐBK của các câu đố loại này là những hiểu biết của NĐ và NG về sinh hoạt
và những công việc lao động quen thuộc của người nông dân, như: hút thuốc lào, ăn
trầu, sàng gạo, rang bắp, tát nước, cày bừa, cấy lúa V.V.... Nếu không có những hiểu
biết này thì khó có thể tham gia ra đố hoặc giải đố. Như những câu đố sau:
- Xin lửa ông táo, đốt đầu ông sư
Sâm động ù ù, rồng bay phấp phới.
- Hút thuốc lào.
- Một củ bôn rễ
Hai người lễ mễ bưng lên.
- Tát nước gàu giai.
- Một tay bế lũ con thơ
Một tay giành lấy mà đưa nhận bùn.
- Cấy lúa.
- Đập đập trói trói
Nhịn đói một ngày

Ngày mai đi đày
Đặt cho tên khác.
- Nhổ mạ và cây lúa.
660. Hàng trăm cái lỗ, vô số trẻ con
Đua chạy vòng tròn, chen nhau chui xuống.
- Sàng gạo.


×