Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ xv đến thế kỉ xix)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.22 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
____________________

Lê Thùy Dung

YẾU TỐ KÌ ẢO
TRONG VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI
(THẾ KỈ XV ĐẾN THẾ KỈ XIX)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
____________________

Lê Thùy Dung

YẾU TỐ KÌ ẢO
TRONG VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI
(THẾ KỈ XV ĐẾN THẾ KỈ XIX)
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số
: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. LÊ THU YẾN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí
Minh, tơi đã nhận được sự giúp đỡ từ những tấm lịng mà tơi trân trọng tri
ân:
Tơi xin gửi lịng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Lê Thu Yến, giảng viên
trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, người hướng dẫn luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa ngữ văn trường Đại học Sư
Phạm thành phố Hồ Chí Minh, phòng Sau đại học đã tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và động viên tôi trong
thời gian vừa qua.
Người viết luận văn
Lê Thùy Dung


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................7
1.1. Các khái niệm ...................................................................................................7
1.1.1.Văn xi trung đại .......................................................................................7
1.1.2. Yếu tố kì ảo...............................................................................................13

1.2. Cơ sở hình thành các yếu tố kì ảo trong văn học trung đại ............................21
1.2.1. Văn học trung đại mang đậm dấu ấn văn học dân gian ...........................21
1.2.2. Văn học trung đại chịu ảnh hưởng của các tư tưởng Nho - Phật - Đạo ...25
1.2.3. Văn học trung đại gắn liền với tín ngưỡng dân gian người Việt ..............27
Chương 2 : NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM VĂN XI TRUNG ĐẠI ............................................31
2.1. Cốt truyện kì ảo ..............................................................................................31
2.1.1. Cốt truyện bắt nguồn từ các mơtip kì ảo ..................................................31
2.1.2. Cốt truyện bắt nguồn từ các tình huống kì ảo ..........................................41
2.2. Nhân vật kì ảo .................................................................................................44
2.2.1. Nhân vật có yếu tố kì ảo ...........................................................................45
2.2.2. Nhân vật kì ảo...........................................................................................52
2.3. Khơng gian, thời gian kì ảo ............................................................................63
2.3.1. Khơng gian kì ảo ......................................................................................64
2.3.2. Thời gian kì ảo ..........................................................................................72
Chương 3 : GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM VĂN XI TRUNG ĐẠI ..........................................81
3.1. Cái kì ảo là yếu tố phản ánh hiện thực và phản ánh nhận thức, tư tưởng về
cuộc sống ...............................................................................................................81
3.1.1. Phản ánh hiện thực cuộc sống ..................................................................81


3.1.2. Phản ánh nhận thức, tư tưởng về cuộc sống .............................................91
3.2. Kì ảo có ý nghĩa như một thủ pháp nghệ thuật có sức hấp dẫn riêng.............94
3.2.1. Kích thích trí tưởng tượng ........................................................................94
3.2.2. Khơi dậy sự ham muốn khám phá ............................................................98
KẾT LUẬN ............................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong suốt chặng đường mười thế kỉ hình thành và phát triển, văn học
trung đại đã có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà đầy đủ các thể loại
với nhiều tác phẩm nổi tiếng và các tác giả tên tuổi. Bên cạnh các thể loại
khác, bộ phận văn xuôi tự sự đã có những đóng góp nhất định. Văn xi tự sự
trung đại đã để lại rất nhiều những tác phẩm đậm chất kì ảo, hoang đường.
Theo quan niệm truyền thống, văn chương muốn có sức đi xa phải được chắp
thêm đơi cánh của cái kì, cái lạ, “vơ truyền bất kì, vơ kì bất truyền”. Quan sát
tình hình văn xi trung đại Việt Nam, nhất là từ thế kỉ XV trở đi, ta có thể
thấy yếu tố kì ảo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức cũng như
tạo cho tác phẩm cái vẻ riêng, hấp dẫn, có một sức mê hoặc kì lạ.
Yếu tố kì ảo đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử văn học nhân loại. Sử
dụng yếu tố kì ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu và độc đáo
của kho tàng văn xi thế giới. Ngồi vai trị tạo sự "lạ hố" nhằm hấp dẫn
người đọc, yếu tố kì ảo cịn có tác dụng giúp nhà văn biểu hiện, khám phá
hiện thực và thể hiện những quan niệm mới mẻ về nhân sinh, thế sự, con
người. Phương thức sử dụng cái kì ảo để sáng tác văn học nghệ thuật, đã được
các nghệ sĩ phương Đông và phương Tây áp dụng từ thời cổ đại và cho đến
ngày nay. Có lẽ, trong các tác phẩm văn học dân gian cổ đại, yếu tố kì ảo đã
có mặt, phản ánh nhận thức còn “ngây thơ”, niềm tin lý tưởng của người cổ
đại về thế giới. Yếu tố kì ảo thành một dòng chảy liên tục trong dòng chung
của lịch sử văn học nhân loại từ thời cổ đại, qua trung đại đến cận đại. Nó đã
tơn tạo cho tác phẩm văn chương vẻ đẹp lung linh huyền ảo, đa màu sắc. Các
nghệ sĩ đã sử dụng nó như một biện pháp nghệ thuật nhằm khai thác sâu hơn,
rõ hơn bản chất của xã hội thực tại và đi thẳng vào đời sống với muôn mặt


của nó. Yếu tố kì ảo là cầu nối để đưa ta vào thế giới chưa biết, huyền diệu và
bí ẩn trong trí tưởng tượng, vào những giấc mơ khơng thật, tìm lí tưởng trong

suốt như pha lê đã bị thực tại đen tối phá vỡ. Yếu tố kì ảo đã đem đến cảm
giác mới lạ cho người đọc, mở ra một chân trời mới của sức tưởng tượng bay
bổng. Mặt khác, nó khiến con người khơng quay đi với đời sống thực tại mà
luôn sẵn sàng đối diện thẩm định nhận thức cuộc sống một cách sâu sắc hơn.
Chính vì vậy, chúng tơi chọn đề tài luận văn: “Yếu tố kì ảo trong văn
xi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)”. Tìm hiểu yếu tố kì ảo trong văn
xi trung đại sẽ giúp chúng tơi có cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới nghệ thuật
của các nhà văn cũng như có những nhìn nhận, đánh giá xác đáng hơn về q
trình vận động của văn xi giai đoạn này.
2. Lịch sử vấn đề
Xung quanh đề tài luận văn “Yếu tố kì ảo trong văn xi trung đại”,
trong phạm vi tư liệu sưu tầm được, chúng tôi điểm qua một số bài nghiên
cứu sau:
Về yếu tố kì ảo, vấn đề này đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều
nhà nghiên cứu từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX. Có thể kể ra một số
cơng trình nghiên cứu đáng chú ý: Hợp tuyển văn chương kì ảo, Từ truyện
thần tiên đến truyện khoa học kì ảo của Cailois, Dẫn nhập văn học kì ảo của
Todorov, Cái kì ảo trong văn học của Rabkin … Ở Việt Nam, yếu tố kì ảo chỉ
được bàn luận vào sau những năm 1975 và thực sự sôi nổi vào những năm
đầu thế kỉ XXI. Có thể kể đến bài viết Về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo
trong nghiên cứu văn học của Lê Nguyên Long. Bài viết đã bước đầu thể hiện
sự quan tâm đến văn học kì ảo và khái niệm cái kì ảo. Trong bài viết này, tác
giả đã tổng hợp nhiều quan niệm về thuật ngữ kì ảo và văn học kì ảo của các
tác giả nước ngồi. Từ đó tác giả đưa ra ý kiến của mình: “cái kì ảo là cái
khơng thể cắt nghĩa được bằng lý tính từ điểm nhìn của chúng ta với tầm


nhận thức hiện tại. Chính sự khơng cắt nghĩa được bằng lý tính ấy đã tạo nên
một “sự đứt gãy trong chuỗi liên kết vũ trụ”(Rogee Caillois), gây ra tâm
trạng hoang mang cho người nào đối diện với nó”. Hay trong bài nghiên cứu

Cái kì ảo và văn học huyễn ảo của Lê Huy Bắc, tác giả đã đề xuất dùng khái
niệm “văn học huyễn ảo” “với mục đích nhằm bao quát cả một lịch sử sáng
tạo văn chương nơi xuất hiện sự đan cài của hai yếu tố thực và ảo mà hàm
lượng bao giờ cũng nghiêng qua phần ảo”. Từ đó tác giả đã nhấn mạnh “thế
giới của văn học huyễn ảo là thế giới của trí tưởng tượng, nơi sự khác lạ
hoang đường, thần diệu … luôn ngự trị. Có lúc nó giúp người đọc bình tâm,
tự tại; có lúc nó khiến họ hoang mang, khiếp đảm và có lúc khiến họ hồi
nghi, bối rối…”. Bài viết này đã có những đóng góp nhất định trong việc xác
định quan niệm về văn học kì ảo.
Ngồi ra, một số cơng trình nghiên cứu cơng phu, có chất lượng và uy
tín khoa học cao cũng đã giới thiệu cho bạn đọc thêm những cách hiểu cơ bản
về khái niệm “kì ảo” như: Tìm hiểu các dạng truyện kì ảo trong văn học cổ
trung đại và cận đại Đông Tây của Nguyễn Huệ Chi, Dư ba của truyện truyền
kì, chí dị trong văn học Việt Nam hiện đại của Vũ Thanh, Yếu tố kì ảo trong
truyện ngắn Việt Nam hiện đại sau 1975 của Phùng Hữu Hải, Đi tìm nguyên
nhân hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn học đương đại Việt Nam của Bùi
Thanh Truyền… Nhìn chung, các nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam đã đưa
ra một cơ sở lý thuyết khá xác thực về yếu tố kì ảo.
Riêng ở bộ phận văn xi trung đại, trong bài viết Văn xuôi tự sự Việt
Nam thời trung đại - những bước đi lịch sử cùng với các cuốn tuyển soạn,
Nguyễn Đăng Na đã có cái nhìn khái qt, hệ thống về tiến trình phát triển
của văn xi tự sự nói chung và các thể loại truyện ngắn, kí, tiểu thuyết
chương hồi nói riêng. Bộ phận văn học này đã có những đóng góp nhất định
cho văn học trung đại. Văn xuôi tự sự không chỉ là một bộ phận cấu thành văn


học dân tộc mà còn là ảnh xạ phản chiếu trình độ tư duy nghệ thuật của nền
văn học đã sản sinh ra nó.
Nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong văn học đã được các nhà nghiên cứu
bàn luận ở nhiều phạm vi, mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung các bài viết

nghiêng nhiều về nghiên cứu lý luận. Cịn nghiên cứu về thực tiễn sáng tác thì
chủ yếu gắn với văn học hiện đại Việt Nam như Nghệ thuật kì ảo trong văn
xi đương đại Việt Nam, Yếu tố kì ảo trong văn xi đương đại Việt Nam
của Bùi Thanh Truyền, Yếu tố huyền ảo trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam
sau 1975 của Hoàng Thị Văn, Vai trị của yếu tố kì ảo trong truyện Việt Nam
sau 1975 của Nguyễn Văn Kha, Vai trị của cái kì ảo trong truyện và tiểu
thuyết Việt Nam của Đặng Anh Đào… Thực tế cho thấy chưa có nhiều bài
viết về yếu tố kì ảo trong văn xi trung đại, nếu có thì chỉ ở vài tác phẩm
riêng lẻ hoặc chỉ ở dạng phác họa, điểm qua. Chúng tơi tìm thấy có những bài
viết như: Cái kì trong tiểu thuyết truyền kì của Đinh Phan Cẩm Vân, Những
biến đổi của yếu tố kì và thực trong truyện ngắn truyền kì Việt Nam của Vũ
Thanh, Yếu tố kì ảo trong Thánh Tơng di thảo của Lê Nhật Ký, Thể loại
truyện kì ảo Việt Nam thời trung đại của Vũ Thanh, Tìm hiểu khuynh hướng
sáng tác trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ của Nguyễn Phạm Hùng,
Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục trong dịng truyện truyền kì Việt Nam của
Trần Thị Băng Thanh… Các bài viết trên đã đưa ra những nhận định, phân
tích, lý giải yếu tố kì ở những góc nhìn khác nhau.
Vì những ngun nhân khách quan và năng lực chủ quan, chúng tôi rất
lấy làm tiếc khi chưa thể tiếp cận và thống kê thật đầy đủ các bài viết, cơng
trình nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong văn học đã được cơng bố. Trong phạm
vi của một luận văn chúng tôi rất trân trọng những ý kiến, quan điểm, đánh
giá, nhận xét của các nhà khoa học đã đề xuất. Những ý kiến quý báu đó sẽ
giúp chúng tơi có những định hướng đúng đắn, vững chắc về mặt phương


pháp luận và phương pháp nghiên cứu, cũng như về mặt tư liệu tham khảo để
có thể hồn thành mục tiêu đề ra của luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là khảo sát, phân tích lý giải những biểu hiện
của yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại Việt Nam (thế kỉ XV đến hết thế kỉ

XIX) và tìm ra những giá trị thẩm mĩ đặc sắc mà những yếu tố kì ảo đó mang
lại.
4. Phạm vi nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Trên bước đường mười thế kỉ hình thành và phát triển, văn xuôi trung
đại đã để lại rất nhiều những tác phẩm đậm chất kì ảo, hoang đường. Yếu tố
kì ảo trong văn xuôi trung đại gắn liền với thể loại truyện truyền kì. Do vậy, ở
đề tài này, chúng tơi tập trung khảo sát và tìm hiểu yếu tố kì ảo trong một số
tác phẩm văn xi tiêu biểu như: Nam ông mộng lục, Thánh Tông di thảo (thế
kỉ XV); Truyền kì mạn lục (thế kỉ XVI); Cơng dư tiệp kí, Sơn cư tạp thuật,
Truyền kì tân phả (giữa thế kỉ XVIII); Lan Trì kiến văn lục (cuối thế kỉ
XVIII), Tang thương ngẫu lục, Hát đông thư dị, Việt Nam kì phùng sự lục
(thế kỉ XIX)… Từ đó, luận văn đi vào miêu tả, lý giải sức hấp dẫn của các
yếu tố kì ảo trong những tác phẩm văn học này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, luận văn chúng tơi khơng loại trừ
phương pháp luận nghiên cứu văn học nào, song đối với đối tượng nghiên cứu
của mình, chúng tơi sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học (vận dụng lí thuyết thi pháp về
khơng gian và thời gian nghệ thuật và thi pháp nhân vật để làm sáng tỏ yếu tố
kì ảo trong văn xuôi trung đại).


- Phương pháp hệ thống, thống kê, khảo sát (nhằm nhận biết những
biểu hiện kì ảo trong một số tác phẩm văn xuôi trung đại làm cơ sở để hệ
thống hóa thành những luận điểm khoa học của vấn đề).
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh (làm rõ những đặc điểm và
giá trị thẩm mĩ của các yếu tố kì ảo trong văn xi trung đại)
- Phương pháp lịch sử - xã hội (lí giải các yếu tố kì ảo trong văn học
một thời đại)…
6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được tổ
chức thành ba chương:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG
1.1.Các khái niệm
1.2. Cơ sở hình thành các yếu tố kì ảo trong văn học trung đại
Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM VĂN XI TRUNG ĐẠI
2.1. Cốt truyện kì ảo
2.2. Nhân vật kì ảo
2.3. Khơng gian, thời gian kì ảo
Chương 3: GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM VĂN XI TRUNG ĐẠI
3.1. Cái kì ảo là yếu tố phản ánh hiện thực và phản ánh nhận thức, tư tưởng về
cuộc sống
3.2. Kì ảo có ý nghĩa như một thủ pháp nghệ thuật có sức hấp dẫn riêng


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Các khái niệm
1.1.1.Văn xuôi trung đại
1.1.1.1. Thời kì trung đại trong văn học Việt Nam
“Trung đại” là một thuật ngữ của khoa học lịch sử phương Tây để chỉ
một thời đại nằm giữa thời cổ đại và thời cận đại, có nghĩa là giai đoạn lịch sử
gắn liền với chế độ phong kiến. Thời trung đại được xem là thời đại văn hóa
lớn trong lịch sử nhân loại. Đó cũng là thời đại hình thành các giá trị văn hóa
truyền thống có ảnh hưởng đến ngày nay. Đối với Việt Nam, thời trung đại là
thời hình thành tồn bộ di sản văn hóa thành văn của dân tộc.
Thời trung đại chuyển sang thời hiện đại thơng qua thời kì q độ là
thời cận đại. Xét về mặt lịch sử, thời cận đại ở nước ta được đánh dấu bằng sự

kiện Pháp xâm lược (1858). Về mặt văn học, thời cận đại không thật rõ nét,
chỉ là giai đoạn giao thời chuyển sang thời hiện đại (30 năm đầu thế kỷ XX).
Thời hiện đại được tính từ cái mốc tiếp nhận và sáng tạo các hình thái văn hóa
mới. Đầu thế kỉ XX là thời điểm đánh dấu sự tiếp xúc, giao lưu toàn diện về
văn hóa, văn học của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới. Đó là
nền văn học mới với đề tài, phương thức truyền bá, và những quan niệm văn
học, lí tưởng thẩm mĩ, phương pháp sáng tác, sự xuất hiện của báo chí, in ấn,
xuất bản… Sự thay đổi cơ bản này đã đem đến cho văn học Việt Nam một
diện mạo mới, bắt đầu vào quá trình hiện đại hóa. Do vậy có thể xem văn học
Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX thuộc phạm trù trung đại và từ đầu XX


đến nay thuộc phạm trù hiện đại. Thời kỳ văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ
XIX ở ta, trước đây có nhiều nhà văn học sử đã gọi nhiều tên khác nhau: Văn
học viết thời phong kiến; Văn học cổ; Văn học cổ điển; Văn học Hán Nôm;
Văn học trung đại; Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.
Văn học Việt Nam đã hình thành và phát triển cùng với quá trình hình
thành và phát triển của dân tộc. Đó là q trình xây dựng văn học viết bằng
cách dựa vào truyền thống và những thành tựu văn hóa, văn học dân gian, trên
cơ sở tiếp thu một cách chủ động ảnh hưởng của văn hóa, văn học nước
ngồi. Đó cũng là q trình nền văn học phát triển gắn liền với vận mệnh đất
nước và số phận con người, thể hiện ý thức dân tộc mạnh mẽ, đồng thời mang
những đặc điểm loại hình thi pháp văn học trung đại trong sự vận động theo
hướng dân tộc hóa và dân chủ hóa.
Do hồn cảnh lịch sử đặc biệt, ngay từ khi ra đời, văn học trung đại
Việt Nam đã gắn với vận mệnh đất nước và con người. Chủ đề nổi bật của
văn học thời kì này là chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng nhân đạo và chủ nghĩa
anh hùng. Chủ đề ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học, từ thơ ca của các
nhà sư đời Lí, các vị tướng đời Trần đến các nhà thơ nhà văn lớn Nguyễn
Trãi, Nguyễn Du…Ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, tư tưởng yêu nước

và nhân đạo có những biểu hiện khác nhau.
Đã trở thành qui luật, nền văn học trung đại của dân tộc nào cũng được
xây dựng trên cơ sở nền văn hóa, văn học dân gian của dân tộc đó. Văn học
dân gian Việt Nam là nền tảng hình thành nền văn học viết trên nhiều phương
diện. Tiếp thu nguồn mạch văn học dân gian, văn học viết có cơ sở vững chắc
để phát triển. Từ những tác phẩm văn xuôi thành văn đầu tiên: Việt điện u
linh, Lĩnh Nam chích quái... ra đời trên cơ sở sưu tầm ghi chép các truyền
thuyết dân gian đến những tác phẩm có qui mơ lớn như Đại Việt sử kí tồn
thư cũng sử dụng nhiều yếu tố của văn học dân gian. Cũng khơng ai có thể


phủ nhận ảnh hưởng đậm đà của văn học dân gian về văn liệu, thi liệu, bút
pháp… đối với những tác phẩm truyền kì như Thánh Tơng di thảo, Truyền kì
mạn lục, thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… Khẳng định giá trị và tìm hiểu
đặc điểm của văn học viết trung đại cũng đồng thời là sự đánh giá cao vai trị,
vị trí của văn học dân gian – nguồn mạch ni dưỡng văn học viết.
Trong thời kì trung đại, sự giao lưu ảnh hưởng của các nền văn học lâu
đời (Trung Hoa, Ấn Độ…) với các nền văn học hình thành sau (Nhật Bản,
Triều Tiên…) là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam mặc dù đã trải qua hàng
ngàn năm Bắc thuộc, nền văn hóa văn học dân tộc vẫn khơng bị đồng hóa. Sự
tiếp thu ảnh hưởng văn học Trung Hoa không làm mất đi bản sắc dân tộc mà
càng làm cho nền văn học thêm phong phú đậm đà bản sắc. Đặc biệt trên
phương diện thể loại, sự tiếp thu đã diễn ra một cách toàn diện. Tuy nhiên con
đường phát triển của văn học dân tộc vừa là tiếp thu vừa Việt hóa những yếu
tố Hán song song với việc sáng tạo những yếu tố hình thức mang tính dân tộc.
Sự tiếp thu một cách chủ động tinh hoa văn học Trung Quốc trên tinh thần
dân tộc vừa làm giàu có cho nền văn học, vừa thể hiện ý thức dân tộc mạnh
mẽ của cha ơng ta trong q trình xây dựng nền văn hóa của dân tộc mình.
Cũng như văn học viết trung đại các nước trên thế giới, văn học Việt
Nam thế kỉ X – XIX chịu sự qui định của thi pháp văn học trung đại nói

chung. Nổi bật hơn cả là tính chất ước lệ của hình thức biểu hiện. Tính ước lệ
trung đại được biểu hiện ra ở tính chất tập cổ, tính qui phạm, tính cơng thức,
nghi thức, tính trang trí, nệ truyền thống rất nặng. Ngồi ra văn học trung đại
cũng ưu tiên cho các chức năng hành chính, giáo huấn, nghi lễ… coi nhẹ biểu
hiện cá tính. Tuy nhiên các đặc điểm thi pháp trên không làm hạn chế sự
phong phú và phát triển của văn học. Bằng trí tuệ, tâm hồn, tài năng sáng tạo
của các tác giả, văn học trung đại đã để lại nhiều áng thơ văn làm say đắm
lòng người. Trên đường sáng tạo, nền văn học luôn vận động theo hướng dân


tộc hóa, dân chủ hóa, thường xuyên tự đổi mới bằng cách bám sát cuộc sống
của dân tộc để phản ánh. Văn học đã dần trở nên gần gũi với tâm thức người
dân. Đó cũng chính là nhu cầu tự thân để văn học trung đại ngày càng làm
cho các qui phạm dần bị lỏng lẽo, phá vỡ, đồng thời tạo tiền đề cho q trình
hiện đại hóa nền văn học đầu thế kỉ XX.
Các đặc điểm cơ bản trên giúp ta nhận rõ đặc trưng của văn học trung
đại Việt Nam trong qui luật chung của các nền văn học trung đại thế giới. Và
qua những đặc trưng ấy mới có thể hiểu được văn học trung đại như là một bộ
phận hữu cơ của nền văn hóa trung đại. Đi trọn mười thế kỉ, văn học trung đại
kết thúc vai trị lịch sử của mình trong tiến trình văn học dân tộc: phản ánh
chân thực sinh động đời sống của con người Việt Nam trên các phương diện
vật chất và tinh thần để lại cho nền văn học nhiều kinh nghiệm q giá.
1.1.1.2. Thể loại văn xi trung đại
Theo thi pháp học, văn xuôi gồm hai thể văn xi tự sự và văn xi trữ
tình. Thời trung đại chưa xuất hiện văn xi trữ tình. Có hai loại hình tự sự
trong văn học Việt Nam thời trung đại: tự sự bằng văn vần (truyện Nôm) và
tự sự bằng văn xuôi (văn xuôi chữ Hán). Theo Nguyễn Đăng Na, dựa vào quy
mơ và tính chất từng tác phẩm, có thể chia văn xi tự sự thành ba nhóm:
truyện ngắn, kí và tiểu thuyết chương hồi.
Về tiểu thuyết chương hồi – một thể loại tác phẩm tự sự dài hơi của

Trung Quốc thịnh hành vào đời Minh Thanh, loại này ở Việt Nam thời trung
đại khơng nhiều. Ta có thể kể ra những tác phẩm như: Nam triều công nghiệp
diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Hồng Lê nhất thống chí (Ngơ gia văn phái),
Tây Dương Gia Tơ bí lục (Phạm Ngộ Hiên)… Các tác phẩm hồn tồn theo
mơ hình chương hồi Trung Quốc, quy mô lớn. Mỗi tác phẩm viết về một vấn
đề trọn vẹn và dài trên trăm trang. Đó là đề tài về lịch sử - lịch sử đương đại
nên tính thời sự chính trị của chúng rất cao.


Về truyện và kí, thời trung đại, hai thể loại này thật khó tách bạch đâu
là truyện đâu là kí. Ngoài một số đặc điểm về cốt truyện, nhân vật, thời gian
khơng gian, đặc biệt là tính chất hư cấu – yếu tố giúp tách truyện ra khỏi các
hình thức ghi chép khác như lục, kí, chí thì thái độ người cầm bút, sự thể hiện
cái tôi cá nhân của tác giả là dấu hiệu làm nên sự phân biệt giữa kí với truyện.
Nhưng khơng chỉ có thế, ở nhiều tác phẩm văn xuôi trung đại, khái niệm
truyện và tiểu thuyết cũng gần như khơng có sự phân biệt. Chính vì vậy việc
tách biệt thể loại tác phẩm của văn học trung đại là điều khó khăn. Đó là lí do
lâu nay người ta chấp nhận những cách gọi khác nhau tên nhiều tác phẩm tự
sự: truyện văn xuôi chữ Hán; truyện ngắn, kí, tiểu thuyết chương hồi, tiểu
thuyết chữ Hán; truyện ngắn truyền kì; tiểu thuyết truyền kì…
Truyện Việt Nam thời trung đại có một tỉ lệ lớn truyện truyền kì.
Truyền kì được hiểu là truyền đi một sự lạ. Truyền kì có tính chất là những
truyện kì lạ được lưu truyền lại. Truyện truyền kì có nguồn gốc trong văn học
Trung Quốc. Nó thúc đẩy sự ra đời của thể loại truyền kì trong văn học vùng
Đơng Á trong đó có Việt Nam. Truyền kì trở thành một thể loại truyện mang
tính chất “kì văn dị sự” – một bộ phận tạo nên diện mạo nền văn xuôi trung
đại Việt Nam. Trên bước đường mười thế kỉ hình thành và phát triển, văn
xuôi trung đại đã để lại rất nhiều những tác phẩm đậm chất kì ảo, hoang
đường. Yếu tố kì ảo trong văn xi trung đại gắn liền với thể loại truyện
truyền kì. Những cái kì lạ, phi thường, siêu nhiên trong truyện truyền kì đã tạo

nên những “kì văn” với những “kì nhân”, “kì sự”. Chúng tạo nên sức hấp dẫn
lạ lùng, góp phần làm nên sức sống lâu bền cho tác phẩm. Chúng không chỉ
thể hiện trình độ tư duy nghệ thuật độc đáo mà cịn là phương tiện, thủ pháp
nghệ thuật có hiệu quả cao trong phản ánh hiện thực và chuyển tải những vấn
đề nhân sinh. Do vậy, ở đề tài này, luận văn tập trung khảo sát và tìm hiểu yếu


tố kì ảo trong một số tác phẩm tiêu biểu như: Nam Ơng mộng lục, Thánh
Tơng di thảo, Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả, Lan Trì kiến văn lục…
1.1.1.3. Văn xuôi trung đại từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XIX
Trên các chặng đường thịnh suy, các giai đoạn phát triển khác nhau của
lịch sử - xã hội Việt Nam thời trung đại, nền văn học cũng vận động phát triển
qua nhiều giai đoạn. Tiến trình phát triển của văn xi trung đại có thể tạm
chia qua ba chặng đường: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, từ đầu thế kỉ XV
đến hết thế kỉ XVII, từ đầu thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX.
Giai đoạn đầu văn xuôi tự sự chưa tách khỏi văn học chức năng và văn
học dân gian. Dù vậy, những tác phẩm giai đoạn này vẫn giữ vị trí cực kì
quan trọng bởi chúng làm nhiệm vụ đặt nền móng về nội dung cũng như
phương thức tư duy nghệ thuật cho văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại nói
riêng và cho văn xi cận hiện đại nói chung.
Từ thế kỉ XV, văn xi tự sự đã thốt li khỏi mối ràng buộc của văn
học dân gian và văn học chức năng, tự sáng tạo ra loại hình truyện ngắn văn
học; loại truyện ngắn đó vừa mang đậm sắc thái dân tộc, vừa phản ánh sinh
động hiện thực đương thời. Thành tựu nổi bật ở thế kỉ XV – XVII phải kể đến
hai tác phẩm Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tơng) và “thiên cổ kì bút”
Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ). Ngồi ra, ta cịn có thể kể thêm Nam Ơng
mộng lục của Hồ Ngun Trừng…Có thể nói, thế kỉ XV – XVII chủ yếu là
thế kỉ của truyện ngắn truyền kì. Các tác giả đã phóng thành công con tàu văn
xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ thuật: văn học lấy con người làm đối tượng và
trung tâm phản ánh. Với đặc điểm dùng hình thức kì ảo làm phương thức

chuyển tải nội dung, truyện truyền kì có sức hấp dẫn mọi lứa tuổi, mọi thời
đại. Từ đầu thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, giai đoạn này đánh dấu sự trưởng
thành của nền văn học trung đại và về cơ bản, các hình thức tự sự bằng văn
xi như truyện ngắn, kí, tiểu thuyết chương hồi đều được hoàn thiện. Thành


tựu phong phú nhất thuộc về thể truyện, kí với các tác giả tác phẩm như:
Cơng dư tiệp kí (Vũ Phương Đề), Truyền kì tân phả (Đồn Thị Điểm), Lan
Trì kiến văn lục (Vũ Trinh), Tang thương ngẫu lục (Phạm Đình Hổ)…
1.1.2. Yếu tố kì ảo
1.1.2.1. Yếu tố kì ảo
Mấy chục năm gần đây, cái kì ảo trong văn học nghệ thuật đã trở thành
đối tượng hấp dẫn, lôi cuốn giới nghiên cứu và phê bình văn học. Kì ảo vốn là
một khái niệm xuất phát từ thời cổ đại. Cách hiểu về nó cũng thay đổi theo
thời gian. Theo từ điển ngơn ngữ Pháp, “kì ảo” là tính từ, bắt nguồn từ tiếng
Hy Lạp“Phantastitos”, tiếng La tinh“Phantasticus” để chỉ những gì được tạo
nên bởi trí tưởng tượng chứ khơng tồn tại trong thực tế. Các từ ngữ Hy Lạp và
La Tinh trên đều có liên quan với từ “Phantasia” (tiếng Pháp: “Fantasie”,
tiếng Anh: “Fantasy”) có nghĩa là trí tưởng tượng phóng túng. Trong Hán
ngữ đại tự điển, “kì” là “khác thường”, cịn “ảo” là “khơng thực”. Nó thiên về
tính chất li kì, hiếm thấy. Trong tiếng Việt,“kì ảo” là từ Hán Việt, “kì” là “lạ
lùng”, “ảo”là khơng có thật. Cái kì ảo là cái lạ lùng, khơng có thật, không thể
bắt gặp trong thực tế. Theo định nghĩa của “Từ điển tiếng Việt” (Hồng Phê,
nxb Đà Nẵng, 1998) thì “ Kì ảo là kì lạ, tựa như khơng có thật mà chỉ có trong
tưởng tượng”. Và tất nhiên, một tác phẩm văn chương kì ảo phải có những
yếu tố siêu nhiên, kì lạ, hư ảo, huyễn hoặc trong nhân vật, cốt truyện, chủ đề
tạo nên những phản ứng nhận thức của người tiếp nhận một cách mạnh mẽ.
Trên thế giới, người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ cái kì ảo là một học
giả người Anh tên là Joseph Addison (1672-1719). Theo ơng, những sáng tác
kì ảo “tạo ra một khối cảm về nỗi sợ hãi trong tâm trí độc giả và làm thoả

mãn trí tưởng tượng của độc giả bởi những cái lạ lùng và tính chất khác
thường của những con người được miêu tả trong đó. Chúng ni dưỡng trong
trí nhớ của chúng ta những câu chuyện ma mà chúng ta nghe từ thuở ấu thơ


và thích thú với những nỗi khiếp sợ bí mật, những nỗi sợ hãi mà trí óc con
người phải lệ thuộc vào nó một cách tự nhiên”[37]. Sau đó có rất nhiều ý kiến
khác nhau về khái niệm kì ảo như R. Cailois, Todorov… Tên gọi yếu tố kì ảo
đã gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu văn học, mỗi học giả đưa ra mỗi
cách hiểu khác nhau. Vì thế, việc tìm ra một khái niệm chính danh là hồn
tồn khơng đơn giản. Để tiện cho cơng việc nghiên cứu, chúng tôi điểm qua
một số ý kiến về yếu tố kì ảo trong các bài viết, cơng trình nghiên cứu văn
học, từ đó có thể làm sáng tỏ một quan niệm mang tính khái quát nhất.
Theo các nhà nghiên cứu phương tây, "cái kì ảo là một phạm trù tư duy
nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các
yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo… Nó có mặt trong văn học
dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực - ảo và tồn
tại độc lập, khơng hồ tan vào các dạng thức khác nhau của trí tưởng
tượng… Yếu tố kì ảo trong văn học tạo nên sự đứt gãy trong chuỗi liên kết vũ
trụ, tạo ra sự do dự, phân vân trong lòng độc giả. Nó là quãng lặng, là sự
ngắt mạch, là sự xâm lấn của cái siêu nhiên trong cuộc sống đời thường, là
sự xâm lấn của cái phi lôgic trong một thế giới lôgic”[4;16]
Todorov cho rằng: “Trong một thế giới chính là thế giới của chúng ta
này, thế giới như chúng ta vẫn biết là chẳng có quỷ dữ, thiên thần hay ma cà
rồng… xảy ra một sự kiện không thể giải thích được bằng các quy luật của
thế giới thân thuộc. Người chứng kiến sự kiện này phải lựa chọn một trong
hai giải pháp có thể xảy ra: hoặc anh ta là nạn nhân của một ảo giác trong
nhận thức, một sản phẩm của trí tưởng tượng và những quy luật của thế giới
do vậy vẫn tiếp tục tồn tại, hoặc sự kiện này đã thực sự xảy ra, nó là một bộ
phận trọn vẹn của hiện thực – nhưng thế thì hiện thực này bị kiểm sốt bởi

những quy luật mà chúng ta khơng biết…Cái kì ảo diễn ra trong một khoảnh
khắc của sự không xác định được này (…). Cái kì ảo là do sự do dự được cảm


nhận bởi một người đang đối mặt với một sự kiện có vẻ siêu nhiên, mà anh ta
lại chỉ biết các quy luật tự nhiên” [56]. Roger Cailois gọi yếu tố kì ảo trong
văn học là: “Mọi cái kì ảo đều là một sự vi phạm trật tự quen thuộc, một sự
đảo lộn của cái không thể tiếp nhận được trong lòng những quy luật bất biến
của đời thường” [4]. Cịn Vax thì nhận định: “ Truyện kì ảo… thích giới thiệu
những con người giống như chúng ta, sống trong thế giới thực tại mà ta đang
sống, họ đột nhiên bị đối diện với cái khơng thể giải thích được”[4].
Trong khi đó, ở Việt Nam, yếu tố kì ảo cũng được nhiều nhà nghiên
cứu bàn đến. Phùng Hữu Hải định nghĩa: “Cái kì ảo là sản phẩm của trí
tưởng tượng… được biểu hiện bằng những năng lực, yếu tố có tính siêu nhiên,
nằm ngồi tư duy lí tính của con người… Yếu tố kì ảo khơng phải là cái gì hư
vơ bên ngồi con người mà nó được bắt nguồn từ chính thế giới tưởng tượng,
tinh thần, thế giới nội tâm bí ẩn của con người”[23]. Ngơ Tự Lập đưa ra nhận
định: “Kì ảo, đó chính là mê lộ nghệ thuật, và cũng như trong những lĩnh vực
khác, nó xuất hiện ở mọi nơi, khi trật tự đã trở nên bó buộc, vừa đáng ghét
vừa đáng sợ và tính hợp lý của trật tự ấy bị đặt thành câu hỏi. Tuy nhiên,
những thiết chế văn minh càng chặt chẽ, càng ráo riết thì sự xuất hiện của nó
càng kịch tính, như những gì chúng ta chứng kiến ở phương Tây”[33; 29].
Tác giả Lê Huy Bắc thì cho rằng: “Thế giới của văn học huyễn ảo là thế giới
của trí tưởng tượng, nơi sự khác lạ hoang đường, thần diệu… luôn ngự trị.
Có lúc nó giúp người đọc bình tâm, tự tại; có lúc nó khiến người đọc hoang
mang khiếp đảm và có lúc khiến họ hồi nghi bối rối…[3]”
Tác giả Lê Nguyên Long nhận xét: “Cái kì ảo là cái khơng thể cắt
nghĩa được bằng lí tính từ điểm nhìn của chúng ta với tầm nhận thức hiện tại.
Chính cái khơng thể cắt nghĩa bằng lý tính ấy đã tạo nên một “sự đứt gãy
trong chuỗi liên kết vũ trụ”, gây ra tâm trạng hoang mang cho những người

nào đối diện với nó, bởi theo Vax, khi con người khơng cịn xem mê tín của


mình là điều nghiêm túc nữa thì họ sử dụng chúng để sáng tạo nên nghệ
thuật”. Và ơng cũng nói: “trong việc đi tìm một định nghĩa cho cái kì ảo,
khơng nên đồng nhất cái kì ảo với cái huyền diệu, và tất cả các dạng thức
tưởng tượng huyễn hoặc đối lập với hiện thực, theo đó văn học kì ảo đã ra đời
từ xa xưa, và các hình thức cụ thể của nó thì bao trùm một lĩnh vực rộng lớn
từ kiểu truyện cổ tích thần kì đến văn học viễn tưởng trong thời hiện đại. Cái
kì ảo phải diễn ra trong một mơi trường có tính hiện thực ở đó, sự tưởng
tượng được phép phát triển ồ ạt và đi cùng với điều đó thì tính chất mơ hồ,
lưỡng trị là đặc trưng của thể loại. Cái kì ảo chỉ tồn tại khi đối diện với nó,
người ta luôn ý thức về một sự độc lập giữa những cái siêu nhiên, hư huyễn
với thế giới thực tại.”[36]
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng yếu tố kì ảo là sản
phẩm của trí tưởng tượng khó xảy ra trong thực tế. Nó thường nằm ngồi tư
duy lí tính của con người nhưng lại có mối quan hệ với bản chất của cái có
thật trong đời sống. Yếu tố kì ảo góp phần cùng với các yếu tố nghệ thuật
khác để xây dựng cốt truyện, nhân vật hướng đến việc bộc lộ chủ đề tư tưởng
tác phẩm. Chính các sắc thái thẩm mĩ của yếu tố kì ảo không hề làm giảm giá
trị hiện thực của tác phẩm mà nó cịn cung cấp cho chúng ta cách nhận diện
về cuộc sống, làm gia tăng điểm nhìn nghệ thuật và các chiều tiếp cận hiện
thực.
Như vậy, những tài liệu nghiên cứu về văn học kì ảo đã dần dần làm
sáng rõ quan niệm: yếu tố kì ảo trong văn học thuộc phạm trù tư duy nghệ
thuật, là sản phẩm trí tưởng tượng của người nghệ sĩ và được tiếp nhận qua trí
tưởng tượng. Nó là phương tiện nghệ thuật để nhà văn bộc lộ quan niệm về
đời sống, về con người, là một phương thức nghệ thuật để gây nên cảm giác
mãnh liệt, sức hấp dẫn của tác phẩm. Những biểu hiện chủ yếu của yếu tố kì
ảo trong văn học là: không gian, thời gian chứa đựng các yếu tố siêu nhiên;



nhân vật kì dị, biến hóa, giấc mơ... Quan niệm này là cơ sở để chúng tơi tìm
hiểu yếu tố kì ảo trong văn xi trung đại Việt Nam.
1.1.2.2. Văn học kì ảo
Văn học kì ảo là khái niệm đặc trưng của một vấn đề văn học mà ở đây
là cái kì ảo. Văn học kì ảo chứa đựng trong nó những yếu tố ma quái, những
điều lạ lùng hay những sự kiện, con người khơng có thực. Có thể kể ra những
gương mặt văn học kì ảo nổi tiếng như: Balzac, Hoffman, Akinari, Lỗ Tấn…
Ở Việt Nam, yếu tố kì ảo thật ra khơng hề xa lạ, trái lại nó gắn liền với văn
học dân tộc ngay từ lúc mới chào đời. Điều này được phản ánh rõ trong các
sáng tác văn học dân gian và trong các tác phẩm cổ xưa, những tác phẩm
hoang đường kì lạ chiếm lĩnh đời sống của mọi thành viên, tầng lớp xã hội.
Bằng cách khai thác tối đa thế mạnh từ đặc trưng của yếu tố kì ảo, những sáng
tác ngơn từ của các nhà văn trung đại xứng đáng được gọi là những “kì văn”.
Với đặc trưng nhận thức và phản ánh cuộc sống bằng những yếu tố thần kì,
linh dị, kì ảo, các sáng tác này dễ dàng giúp tầng lớp nho sĩ vốn bị kìm tỏa
trong tam cương ngũ thường tìm được con đường để giải thốt những ẩn ức
dồn nén, đồng thời qua đó bộc lộ suy tư chiêm nghiệm về cuộc đời. Và như
một tất yếu, người đọc đón nhận và xem những chuyện kì lạ hoang đường đó
là có thật – điều này xuất phát từ niềm tin mang tính chất tâm linh vào những
lực lượng thần bí, siêu nhiên trong vũ trụ. Đây chính là nhân tố quan trọng
khiến văn xi có yếu tố kì ảo đương đại, dù chịu ảnh hưởng và tác động của
văn học phương Tây vẫn không ngừng bám chặt để hút dưỡng chất từ truyền
thống. Càng về sau, với sự đa dạng của đề tài, nội dung, các sáng tác kì ảo
phần nào lột tả được chân thực cuộc sống với đủ mọi gam màu sáng tối. Như
vậy, văn học kì ảo được xem như là bộ phận văn học nhận thức và phản ánh
cuộc sống từ đặc trưng và thế mạnh của những yếu tố khác lạ, phi thường, đôi
khi vượt ra khỏi khả năng nhận thức thông thường của lí trí.



Khác với các thể loại văn học khác từ lâu đã được các nhà lí luận văn
học nghiên cứu, văn học kì ảo là một thể loại tương đối mới. Mặc dù cho đến
nay vẫn còn nhiều tranh cãi chưa hồn tồn thống nhất nhưng nhìn chung các
nhà nghiên cứu phương Tây như Vax, R. Cailois, Todorov… đều cho rằng
văn học kì ảo là một thể loại văn học độc lập, ra đời khoảng từ thế kỉ XIX
hoặc sớm hơn một chút. Tuy nhiên, có một số nhà nghiên cứu cịn đưa ra một
cái mốc chính xác là năm 1764 với tác phẩm "Lâu đài Otrante” của Horace
Walpole. Nói như P. Castex trong cuốn "Truyện kì ảo Pháp từ Nodier đến
Maupassant”, bản chất thể loại này là "sự đột nhập dữ dội của cái huyền bí
vào khn khổ đời thực”. Và để minh hoạ cho quan điểm này của mình ông
đã so sánh một câu chuyện cổ tích với một tác phẩm văn học kì ảo hiện đại để
thấy được rằng sự khác nhau căn bản ở đây chính là trong câu chuyện cổ phép
màu là tự thân nó, mọi khả năng đều có thể xảy ra và chẳng gây nên bất kì
một sự ngờ vực nào. Cịn trong một tác phẩm văn học kì ảo hiện đại thì sự
linh ứng buộc người ta phải ngờ vực, phải đặt câu hỏi: liệu đó có phải là sự
trùng hợp ngẫu nhiên.
Quan điểm trên của P. Castex đã tìm được sự đồng tình của các nhà
nghiên cứu khác ở Pháp, Vax khẳng định: "Truyện kì ảo trong khi vẫn trú ngụ
trong thế giới của chúng ta, muốn giới thiệu với chúng ta những người cũng
giống như chúng ta, nhưng bất ngờ phải chứng kiến những điều mà chúng ta
khơng thể giải thích nổi”[33;17]. Như vậy, có thể thấy "sự kì ảo" về bản chất
là sự hiện diện của cái bất khả thi trong khuôn khổ những quy luật đã được
chấp nhận. Tác phẩm kì ảo thường đưa ra những bí ẩn khơng thể giải thích
nổi, làm xáo trộn trật tự tự nhiên và thách thức những đầu óc duy lí thơng
thường. Đó là một thế giới, nơi cái thực và cái ảo, cái tự nhiên và cái siêu
nhiên xâm nhập lẫn nhau. Trong một sáng tác kì ảo chân chính, yếu tố "thực"
sẽ làm cho tác phẩm có ý nghĩa xã hội thực tiễn và nhân văn, còn yếu tố "ảo"



sẽ tạo ra một hiệu ứng tâm lý thẩm mĩ mạnh mẽ và trực tiếp. Vai trò của yếu
tố này trong tác phẩm kì ảo là ở chỗ nó làm đầu óc độc giả đơi khi phải làm
việc hết cơng suất, bởi vì đây là loại truyện thường có kết cấu mở, có tính đa
nghĩa để độc giả có nhiều khả năng chọn lựa cho mình một lời giải.
Lần theo hành trình của văn học kì ảo thế giới, ta thấy đó thật sự là một
dịng chảy liên tục từ quá khứ đến hiện tại và trở nên gần gũi, quen thuộc với
con người. Trước tiên là dịng truyện kì ảo cổ đại, thường gắn với thần thoại,
cổ tích, truyền thuyết… Nó gắn với niềm tin chất phác, ngây thơ và tuyệt đối
của con người vào các thế lực siêu nhiên, thể hiện nhu cầu, khát vọng nhận
thức, cải tạo thế giới cũng như số phận của mình ở mức độ sơ khai, đơn giản
nhờ vào sự phù trợ của những bà tiên ơng bụt. Đồng thời đó cũng là lời giải
thích cho những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà họ khơng thể lý giải nếu
khơng tìm đến yếu tố kì ảo. Ở Việt Nam, khởi nguồn là những sáng tác như:
Thần trụ trời - giải thích sự hình thành mặt đất, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh - lí giải
lũ lụt hàng năm và cách phòng ngừa những cơn lũ đó. Hay những truyền
thuyết về người thực, việc thực song lại được bao phủ bởi ánh sáng lung linh,
hư ảo như Thánh Gióng, An Dương Vương… Cịn dịng truyện kì ảo trung cận đại, dù vẫn mang bóng dáng của văn học dân gian nhưng đây là những
sáng tác đậm dấu ấn cá nhân tác giả, gắn với sự giác ngộ, sự ý thức của con
người với thực tế cuộc sống. Nó khơng cịn tính chất ngun sơ, thuần khiết
như buổi ban đầu mà như một thế giới riêng, một thế giới với những lâu đài,
hầm mộ, thành quách… một thế giới con người không thể đặt chân đến được.
Các sáng tác văn học nước ngồi càng tơ đậm thêm cho khuynh hướng sáng
tác kì ảo giai đoạn này, chẳng hạn như: Miếng da lừa của Banzăc, Rượu ngon
và quỷ của Hoffmann, Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu… Trong xã hội trung
đại Việt Nam, trình độ tư duy của con người đã phát triển, thoát khỏi thế giới
quan thơ sơ, ấu trĩ. Ở thời kì này, con người phải chịu nhiều áp bức, bất công


do sự hà khắc của chế độ phong kiến. Khi thất vọng trước thực tại đầy đen tối,
người ta mượn yếu tố kì ảo để thể hiện ước mơ về hạnh phúc, cơng lí (ví dụ

truyện cổ tích Tấm Cám, Thạch Sanh....). Bởi theo tư duy của người xưa, chỉ
các lực lượng siêu phàm mới đủ sức thay đổi trật tự xã hội, đem lại chiến
thắng cho cái đẹp. Trong văn học viết trung đại nước ta, yếu tố kì ảo được
biểu hiện rõ rệt nhất ở thể loại truyền kì. Đó là những câu truyện cổ kim mang
nhiều yếu tố hoang đường, được các bậc trí giả sử dụng với dụng ý phản ánh
hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm sống trước cuộc đời. Ví dụ:
Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả... Cũng qua thể văn này, họ có thể gửi
gắm vào đó những bài học để răn dạy, giáo huấn con người. Màu sắc hoang
đường kì ảo làm mềm đi, mờ đi tính giáo huấn lộ liễu. Văn học kì ảo hiện đại
ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, đầu XIX ở phương Tây với những đại
diện ưu tú như Hoffmann, Edgar Poe… nó đi sâu khai thác nội tâm, khám phá
những khoảng sáng tối ngay trong tâm hồn mỗi con người. Khác với tư duy
của các nhà văn cổ -trung đại, người ta khơng cịn tin một cách ngây thơ vào
thế giới huyền thoại, cổ tích nữa. Giờ đây, nó đã trở thành một thủ pháp nghệ
thuật đắc lực để nhà văn nắm bắt mọi biểu hiện của cuộc sống.
Yếu tố kì ảo xuất hiện từ truyền thống đến hiện đại ở cả Đông - Tây và
đều mang những đặc trưng riêng. Càng về sau các sáng tác đậm chất kì ảo
xuất hiện trong văn học ngày càng đa dạng, phong phú. Cùng với đó là sự đổi
mới về tư duy nghệ thuật trong sáng tạo văn chương, khiến văn học kì ảo trở
thành một bộ phận khơng thể thiếu trong dịng chảy của văn học nhân loại. Dù
trải qua các thời kì lịch sử khác nhau, nhưng đặc trưng chung nhất của văn
học kì ảo là tính ước lệ, ẩn dụ, tạo ra những biểu tượng nghệ thuật, những
hình tượng đa nghĩa. Độc giả khi đứng trước một sáng tác có yếu tố kì ảo vẫn
khơng bị thốt li hay tuyệt vọng trước hiện thực, mà trái lại, sau khi kết thúc
tác phẩm, con người càng thêm tin yêu vào cuộc sống.


×