Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

nhận thức của học sinh lớp 9 về giáo dục giới tính tại một số trường trung học cơ sở ở quận 11 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.76 KB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

Nguyễn Xuân Huệ

NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 9
VỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TẠI MỘT
SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở
QUẬN 11 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

Nguyễn Xuân Huệ

NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 9
VỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TẠI MỘT
SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở
QUẬN 11 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số:603180
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. ĐỒN VĂN ĐIỀU

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình khác nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Xuân Huệ


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc tác giả chân thành gửi lời cảm ơn đến:
• Phịng sau Đại học, khoa Tâm lý - giáo dục, Hội đồng Khoa học thuộc
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Quý thầy, cô tham gia
quản lý, giảng dạy và giúp đỡ trong suốt q trình học tập.
• PGS.TS. Đồn Văn Điều đã tận tình hướng dẫn cho tác giả thực hiện đề
tài nghiên cứu này.
• Sở giáo dục & Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh và Phịng giáo dục &
Đào tạo Quận 11 đã tạo điều kiện cho tác giả thực hiện đề tài.
• Q thầy, cơ và các em học sinh lớp 9 của bốn trường Trung học cơ sở ở
Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh là:
-

Trường Trung học cơ sở Nguyễn Minh Hoàng.


-

Trường Trung học cơ sở Phú Thọ.

-

Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ.

-

Trường Trung học cơ sở Lê Anh Xuân.

Giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả thực hiện đề tài.


MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TRONG CÁC BẢNG
-

ĐLTC: độ lệch tiêu chuẩn.

-

TB: trung bình cộng.

-

N: số khách thể tham gia nghiên cứu.



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...............................................................................2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...............................................................................2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU..............................................2
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...........................................................................3
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI .............................................................................................3
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................3
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................4
1.1LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ..................................................................4
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........10
1.3 LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH ................................26
1.4 ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ..........33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 9 VỀ
GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở
QUẬN 11 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ...........................................................41
2.1VÀI NÉT VỀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU .................................................41
2.2 KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHẬN
THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 9 VỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH ............................41
2.2.1 Thể thức và phương pháp nghiên cứu ......................................................41
2.2.2 Mẫu nghiên cứu ........................................................................................43
2.2.3 Kết quả nghiên cứu khảo sát trên giáo viên .............................................45


2.2.4 Kết quả nghiên cứu khảo sát trên học sinh ..............................................57
2.2.5 So sánh kết quả nghiên cứu khảo sát giữa giáo viên và học sinh ............70
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NỘI DUNG GIẢNG DẠY VỀ GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH CHO PHÙ HỢP VỚI HỌC SINH LỚP 9. ......................................79

3.1 Giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên ................................................79
3.2 Phân biệt giữa nam và nữ. ...............................................................................80
3.3 Sự thay đổi của cơ thể tuổi mới lớn. ...............................................................84
3.4 Tình bạn, tình yêu, tình dục ............................................................................90
3.5 Chăm sóc bản thân và làm chủ bản thân. ........................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Ý kiến của giáo viên về mục đích của giáo dục giới tính trong nhà
trường........................................................................................................................45
Bảng 2.2. Ý kiến của giáo viên về nội dung giáo dục giới tính cần được thực hiện
trong nhà trường.......................................................................................................48
Bảng 2.3. Đánh giá của giáo viên về mức độ tiếp thu nội dung giáo dục giới tính
khi được truyền đạt...................................................................................................51
Bảng 2.4. Đánh giá của giáo viên về mức độ khó của nội dung giáo dục giới tính
đối với học sinh........................................................................................................53
Bảng 2.5. Đánh giá của giáo viên về lý do đúng trong việc giáo dục giới tính cho
học sinh ở độ tuổi Trung học cơ sở..........................................................................55
Bảng 2.6. Nhận thức của học sinh về mục đích giáo dục giới tính trong nhà
trường.......................................................................................................................57
Bảng 2.7. Đánh giá của học sinh về nội dung giáo dục giới tính được thực hiện
trong nhà trường…………………………………………………………….........60
Bảng 2.8. Đánh giá của học sinh về mức độ tiếp thu những nội dung giáo dục giới
tính khi được truyền đạt……………………………………………………............63
Bảng 2.9. Đánh giá của học sinh về mức độ khó của nội dung giáo dục giới tính đối
với các em……………………………………………………………………….....66
Bảng 2.10. Đánh giá của học sinh về mức độ đúng của lý do giáo dục giới tính ở độ

tuổi của em…………………………………………………………………………68
Bảng 2.11. So sánh đánh giá về mục đích của giáo dục giới tính trong nhà trường
giữa học sinh và giáo viên…………………………………………………………70
Bảng 2.12.So sánh đánh giá về nội dung giáo dục giới tính được thực hiện trong
nhà trường giữa học sinh và giáo viên......................................................................72
Bảng 2.13. So sánh đánh giá mức độ tiếp thu những nội dung giáo dục giới tính khi
được truyền đạt giữa học sinh và giáo viên..............................................................73


Bảng 2.14. So sánh đánh giá nội dung giáo dục giới tính khó đối với người học giữa
học sinh và giáo viên.................................................................................................74
Bảng 2.15. So sánh đánh giá mức độ đúng của lý do giáo dục giới tính ở độ tuổi
Trung học cơ sở giữa học sinh và giáo viên.............................................................75


1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

MỞ ĐẦU

Tuổi thiếu niên là tuổi có nhiều biến đổi mạnh mẽ cả về thể chất và tinh thần,
nhất là có những biến đổi về giới tính. Tuổi các em phải chịu nhiều áp lực có tính
xung năng, nhất là xung năng tính dục. Phần nhiều các em ở lứa tuổi này luôn luôn
băn khoăn, xao động về hình ảnh bản thân, có em rơi vào tình trạng lo lắng, hoang
mang, mất phương hướng…
Ngày nay, hiện tượng quan hệ tình dục trước hơn nhân của tuổi thiếu niên đã
trở thành vấn đề cần giải quyết, tỉ lệ nạo thai, hút thai, nhiễm bệnh qua đường tình
dục của lứa tuổi này có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân có thể do sự tiếp
xúc phim ảnh, sách báo không phù hợp với lứa tuổi, sự thiếu kiến thức về giới tính.
Thực tế vấn đề giới tính, tình yêu, tình dục là vấn đề đang được đề cập rất
nhiều, đặc biệt là vấn đề trẻ thiếu niên yêu sớm hay các em có hành vi, cử chỉ quá

suồng sã, thiếu tế nhị không phù hợp với lứa tuổi. Ở lứa tuổi lớp 9, các em đã có sự
phát triển về sinh lý. Các em thích tìm tịi, học hỏi những gì liên quan đến sự thay
đổi của cơ thể mà kiến thức bên ngịai thì rất nhiều và đa dạng. Hàng ngày các em
tiếp xúc với nhiều điều tốt xen lẫn điều xấu, điều này bất lợi cho các em khi các em
còn hạn chế hay thiếu hiểu biết về kiến thức giới tính. Thực trạng này khơng hồn
tồn do lỗi các em khi các em khơng được trang bị một cách đầy đủ, khoa học và
chính thức các kiến thức về giới tính và giáo dục giới tính một cách phù hợp với lứa
tuổi của mình.
Gia đình và nhà trường là nơi quan trọng nhất để dạy cho các em hiểu biết về
những kiến thức giới tính và giáo dục giới tính. Thực tế, các bậc cha mẹ khơng hẳn
ai cũng có hiểu biết đầy đủ và khoa học về giới tính. Nếu có hiểu biết thì họ cũng
khơng dễ dàng gì đề cập vấn đề này với con cái. Mặt khác, trong các nhà trường
phổ thông hiện nay giáo dục giới tính chưa được xem là một mơn học chính khóa
mà chỉ được thực hiện bằng cách lồng ghép vào một số môn học như: Giáo dục
công dân, Sinh học, Đạo đức, kỹ năng sống, sinh hoạt tập thể và hầu hết sách giáo
khoa đang được sử dụng có rất ít nội dung về giáo dục giới tính hay cả thầy, cơ giáo


cũng “ngại” khi đề cập đến vấn đề này. Điều này, các em sẽ hạn chế trong nhận
thức về giới tính, về giáo dục giới tính, hiểu biết lệch lạc mà gây ra khơng ít hệ quả
đáng tiếc. Vì thế, các em cần được học tập về những nội dung giáo dục giới tính phù
hợp với lứa tuổi để các em hiểu biết về chính bản thân mình, các em có ý thức hơn
về cách nghĩ và hành vi của mình, có quan điểm tích cực về tình dục, có trách
nhiệm về những quyết định của chính mình. Từ đó, các em biết định hướng những
giá trị tốt cho bản thân.
Từ thực tế trên, các trường Trung học nói chung và các trường Trung học cơ
sở nói riêng cần phải dạy và thực hiện đầy đủ hơn cho học sinh những kiến thức về
giới tính, về giáo dục giới tính. Đặc biệt là học sinh lớp 9 để các em nhận thức đúng
về giới tính, về giáo dục giới tính phù hợp với lứa tuổi là vấn đề cần thiết. Vậy, đề
tài nghiên cứu: “Nhận thức của học sinh lớp 9 về giáo dục giới tính tại một số

trường Trung học cơ sở ở Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh” được nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh lớp 9 về giáo dục giới
tính, đề tài chỉ ra những hạn chế về nhận thức giáo dục giới tính của học sinh và đề
xuất một số nội dung giảng dạy về giới tính và giáo dục giới tính phù hợp với lứa
tuổi các em.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Hệ thống hóa những tài liệu có liên quan tới nhận thức về giáo dục giới tính
làm cơ sở lý luận của đề tài.
3.2 Khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh lớp 9 về giáo dục giới tính.
3.3 Đề xuất một số nội dung giảng dạy về giáo dục giới tính cho phù hợp với
học sinh lớp 9.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nhận thức của học sinh lớp 9 về giáo dục giới tính.
4.2 Khách thể nghiên cứu:
Học sinh lớp 9 tại 4 trường Trung học cơ sở ở Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh.


5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 9 tại một số trường Trung học cơ sở ở Quận 11 Thành phố Hồ
Chí Minh cịn một số hạn chế về nhận thức giáo dục giới tính do nội dung giáo dục
giới tính chưa phù hợp với lứa tuổi của các em. Do đó, cần cung cấp những nội
dunggiáo dục giới tính phù hợp để giúp các em nhận thức đầy đủ và đúng đắn về
giới tính của mình.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng nhận thức của học sinh lớp 9 về giáo
dục giới tính theo nội dung quy định tại 4 trường: Trường Trung học cơ sở Nguyễn
Minh Hoàng, trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ, trường Trung học cơ sở Lê Anh
Xuân và trường Trung học cơ sở Phú Thọ ở Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu sau được sử dụng:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp thu thập tài liệu, đọc sách, tham khảo các cơng trình nghiên cứu
có liên quan đến đề tài như: Nhận thức, giới tính, giáo dục giới tính, đặc điểm nhận
thức của học sinh Trung học cơ sở.
7.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến (là phương pháp chủ
yếu)
Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến (phiếu thăm dò ý kiến mở và phiếu thăm dị ý
kiến đóng) đối với học sinh lớp 9, cán bộ quản lý, giáo viên tại 4 trường Trung học
cơ sở Nguyễn Minh Hoàng, trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ, trường Trung học
cơ sở Lê Anh Xuân và trường Trung học cơ sở Phú Thọ tại Quận 11 Thành phố Hồ
Chí Minh.
7.3 Phương pháp phỏng vấn
Gặp gỡ trị chuyện, trao đổi với Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh về các vấn
đề liên quan đến đề tài.
7.4 Phương pháp toán thống kê
Dùng phầm mềm thống kê SPSS for win phiên bản 13.0 để xử lý dữ liệu.


CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới
Giáo dục giới tính là vấn đề được nhiều nước trên thế giới tiến hành nghiên
cứu rất sớm. Từ thế kỉ XX có những cơng trình nghiên cứu về vấn đề này như: V.V
Phavrơ, D.N Zbancov, P.P Blonxki,…
Năm 1921 Thụy Điển đã nghiên cứu vấn đề giáo dục giới tính và từ đó xem
tình dục là quyền tự do của con người, là quyền bình đẳng nam nữ, là trách nhiệm
đạo đức của công dân đối với xã hội [17, tr.5].
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, giáo dục giới tính được nghiên cứu toàn diện

hơn cả về nội dung, phương pháp và việc tổ chức thực hiện như A.X Makarenko và
V.A Sukhomlinxki đưa ra nhiều quan điểm khoa học về đời sống giới tính, tình u
hơn nhân gia đình, quan tâm đến việc giáo dục giới tính, khẳng định vai trị cần thiết
và quan trọng của giáo dục giới tính cho con người, xem đó là một nội dung cần
phải giáo dục cho học sinh. Trong các bài giảng về giới tính A.X Makarenko cho
rằng: “Chúng ta phải giáo dục con em chúng ta làm sao để các em có thái độ đối với
tình yêu như đối với một tình cảm nghiêm túc và sâu nặng, để các em sẽ được
hưởng khoái cảm của mình, tình yêu của mình, hạnh phúc của mình trong khn
khổ gia đình.” [21, tr.12].
Năm 1942, Bộ giáo dục Thụy Điển quyết định đưa thí điểm giáo dục tình dục
vào nhà trường và đến năm 1956 thì dạy phổ cập trong tất cả các loại trường từ Tiểu
học đến Trung học.
Sau Thụy Điển là các nước Đông Âu như: Đức, Ba Lan, Hung, Tiệp và các
nước Tây Âu, Bắc Âu khác, hầu hết các nước này đều coi giáo dục tình dục là một
vấn đề lành mạnh, đem lại tự do cho con người và họ quan niệm rằng cần nói rõ cho
mọi người hiểu biết những quy luật hoạt động của tình dục. Chương trình giáo dục
giới tính của họ rất đa dạng, các trường có thể tự chọn vấn đề phù hợp với đối tượng
tự học mà giảng dạy. Nhà nước tận dụng các phương tiện truyền thông để tiến hành


giáo dục giới tính. Sau đó nhiều nước châu Mĩ, vùng Caribê cũng quan tâm đến
giáo dục tình dục [17, tr.6].
Ngay từ năm 1959 nhiều tài liệu về giáo dục giới tính đã được biên soạn cơng
phu như cơng trình của R. Neubert “Sách nói về quan hệ vợ chồng”, của Z.Snabl
“Điều khó nói trong tình u”.
Ở Châu Á, đối với nhiều nước xem vấn đề giáo dục giới tính vẫn còn là lĩnh
vực “Cấm kỵ” xuất phát từ những quan niệm phong kiến và tôn giáo.
Từ những năm 1960 vấn đề giáo dục giới tính được tiến hành rộng rãi, được
khẳng định và được nghiên cứu dần dần hoàn chỉnh với các nhà khoa học như: I.X
Côn, V.A Sukhomlinxki…

Năm 1966 nhiều nước như: Ba Lan, Hunggary, Tiệp Khắc…đều đã tiến hành
giáo dục giới tính cho học sinh phổ thơng bằng những chương trình bắt buộc, cịn ở
Anh, Đan Mạnh, Thụy Điển, Mĩ đã tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh khá
sớm.
Năm 1968, Đại hội đồng Liên hiệp quốc bắt đầu có những hoạt động về giáo
dục dân số trong từng khu vực và cũng làm nảy sinh yêu cầu giáo dục giới tính
trong giáo dục dân số.
“Từ những năm 1970, 1980 việc đưa giáo dục giới tính vào trường học bắt đầu
được quan tâm thật sự và có bốn khuynh hướng về giáo dục giới tính xuất hiện đó
là:
- Bắt buộc thực hiện ở các trường phổ thông như: Đan Mạnh, Thụy Điển,
Đức, Tiệp Khắc…
- Hoan nghênh và bước đầu cơng nhận hợp pháp hóa như: Ba Lan, Thụy Sĩ,
Pháp…
- Tán thành nhưng khơng hợp thức hóa về luật pháp như: Anh, Hà Lan…
- Không ngăn cấm nhưng cũng không phát triển như: Hy Lạp, Thổ Nhỉ
Kỳ…Như vậy, giáo dục giới tính bắt đầu được một số nước đưa vào trường học.”.


Năm 1981 Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô (cũ) đã ra chỉ thị cho tất cả các trường
học trong cả nước thực hiện chương trình giáo dục giới tính cho học sinh các cấp
học [26, tr.10].
Riêng tại các nước Châu Á giáo dục giới tính cũng được thừa nhận là cần thiết
và cũng được thực hiện trong trường học ở các nước như: Trung Quốc, Nhật,
Xingapo, Đài Loan, Philipin. Riêng Philipin, giáo dục giới tính đã được đưa vào
chương trình nội khóa của trường phổ thơng cơ sở và trường Trung học phổ thơng
qua các giờ chính khóa, các hoạt động ngoại khóa theo mức độ khác nhau ở các lứa
tuổi khác nhau. Hoạt động giáo dục giới tính được nghiên cứu các hình thức tổ chức
dạy học, những phương pháp và những phương tiện dạy học về giới tính rất được
quan tâm, cuốn hút học sinh và đạt hiệu quả cao [21, tr.15].

Năm 1984, Hội nghị quốc tế ở Mêhicơ về kế hoạch hóa gia đình và giáo dục
giới tính.
Trong những năm 1984, 1986 các Hội nghị UNESCO đã làm sáng tỏ những
yêu cầu về giáo dục đời sống gia đình, giáo dục giới tính trong q trình giáo dục ở
các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về nội dung, phương pháp trên
những khía cạnh khác nhau như: Văn hóa, phong tục tập quán, định hướng giá trị về
tình dục…nhưng tất cả đều thống nhất ở chổ là sự cần thiết phải giáo dục giới tính
cho thế hệ trẻ [17, tr.8].
Ngày nay, giáo dục giới tính ở các quốc gia trên thế giới phát triển rất nhiều
như ở Châu Âu tháng 2 năm 2000 Chính phủ Pháp quyết định đưa kiến thức giới
tính lên đài truyền hình. Tại Đức, giáo dục giới tính khơng những được đưa vào
trường học mà còn sử dụng cả hệ thống truyền thơng để giáo dục.
Châu Á:
Đang có tiến bộ rõ rệt như: Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc và Srilanka là
những nước đã thực hiện chính sách riêng về giáo dục giới tính trong trường học.
Ấn Độ thì có chương trình đặc biệt dành cho học sinh trong nhà trường từ lứa tuổi 9
đến 16, các chủ đề về giới tính được học sinh và giáo viên trao đổi với nhau.
Châu Mĩ:


Tại Mĩ hầu hết các trường học đều đưa giáo dục giới tính vào chương trình
học của học sinh từ lớp 7 đến lớp 12. Do những quy định khác nhau tại các Tiểu
bang của Mĩ nên học sinh tiếp cận với kiến thức giới tính thuộc hai kiểu là toàn diện
kiến thức chung hoặc kiến thức sâu về một khía cạnh, về một vấn đề nào đó
[, ngày 20.04.2008].
Nhìn chung, hầu hết các nước trên thế giới đều nhận thức được tầm quan trọng
của giáo dục giới tính, mặc dù tổ chức hoạt động có khác nhau, nhưng đều hướng
đến phát triển nhân cách, xây dựng mối quan hệ lành mạnh và trách nhiệm giữa hai
giới.
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nhiều thập kỉ trước đây vấn đề giáo dục giới tính vẫn còn hạn chế
bởi các phong tục, tập quán và được xem là điều “Cấm kỵ” do đó người ta cảm thấy
khó nói về vấn đề tình dục, giới tính, giáo dục giới tính, nên việc nghiên cứu giáo
dục giới tính hầu như “né tránh” và chưa được phổ biến.
Từ những năm 1980, cơng tác giáo dục giới tính ở nước ta bắt đầu được quan
tâm và được nghiên cứu trong một số các báo cáo khoa học giáo dục, các chuyên
đề, các bài nghiên cứu…
Trong chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Phạm Văn Đồng ký đã nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan, xây dựng chương
trình chính khóa và ngoại khóa nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức về
khoa học giới tính, về hơn nhân và gia đình và ni dạy con cái”.
Từ năm 1985 những cơng trình nghiên cứu của các tác giả về giới tính, tình
u, hơn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố như: Các tác giả Đặng Xuân Hoài,
Trần Trọng Thủy, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị Nho, Bùi Ngọc
Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức…đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía
cạnh chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính. Nhiều cơng trình nghiên cứu bước
đầu làm cơ sở cho việc giáo dục giới tính cho thanh niên và học sinh. Những cơng


trình này nêu lên rất nhiều vấn đề phong phú đa dạng về vấn đề giới tính và giáo
dục giới tính ở Việt Nam [21, tr.15].
Trong năm 1985 Bộ Đại học và Trung học chun nghiệp phối hợp với Cơng
đồn ngành Đại học tổ chức hội thảo về giáo dục giới tính cho sinh viên các trường
Đại học, tổ chức hai lớp tập huấn cho một số cán bộ Đoàn, cán bộ tuyên huấn ở các
trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp ở các Tỉnh phía Nam tại Thành phố Hồ
Chí Minh về vấn đề giáo dục giới tính, trong đó khẳng định sự cần thiết của giáo
dục giới tính cho thanh niên và học sinh. Tuy nhiên nội dung giáo dục giới tính vẫn
chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu của nhiều người.
Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ đã triển khai phong trào giáo dục “Ba triệu

bà mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, giáo dục giới tính được đề cập đến việc giáo
dục con cái ở lứa tuổi dậy thì. Mặc dù vậy nó chỉ mang tính chất “phong trào” [17,
tr.10].
Năm 1988 đề án với quy mô lớn nghiên cứu về giáo dục đời sống gia đình và
giới tính cho học sinh có kí hiệu là VIE/88/P09 (gọi tắt là đề án P09) đã được Hội
đồng Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam thông
qua và cho phép thực hiện với sự tài trợ của chương trình Quỹ dân số Liên hiệp
quốc (viết tắc là UNFPA) và UNESCO khu vực. Đề án thực hiện với sự chỉ đạo của
nhiều nhà khoa học như: Trần Trọng Thủy, Đặng Xuân Hoài, …đề án được nghiên
cứu sâu, rộng các vấn đề sau:
- Quan niệm về tình bạn, tình u, hơn nhân, nhận thức về giới tính và giáo
dục giới tính của giáo viên, học sinh, phụ huynh…ở nhiều nơi trong cả nước [21,
tr.16].
Vào thập niên những năm 90 cùng với chương trình Quỹ dân số Liên hiệp
quốc (UNFPA) về vấn đề bùng nổ dân số. Đảng ta coi giáo dục dân số là công tác
thuộc chiến lược con người và chủ trương thực hiện khuyến nghị của Hội nghị tư
vấn khu vực về giáo dục dân số năm 1986 ở Bangkok, gồm 4 điểm:
- Giáo dục đời sống gia đình.
- Giáo dục giới tính.


- Giáo dục tuổi già.
- Giáo dục về đô thị hóa [17, tr.8].
Năm 1991, Bùi Ngọc Oánh đã nghiên cứu “Những yếu tố tâm lý trong sự chấp
nhận giáo dục giới tính của thanh niên học sinh” khẳng định tầm quan trọng của
giáo dục giới tính, nêu lên một số biện pháp để nâng cao sự chấp nhận việc giáo dục
giới tính của học sinh Trung học phổ thơng.
Năm 1996, Nguyễn Văn Phương đã nghiên cứu “Tìm hiểu nhận thức và sự
quan tâm của học sinh phổ thông Trung học Thành phố Hồ Chí Minh về giáo dục
giới tính” điều này làm phong phú thêm cho lĩnh vực nghiên cứu về giới tính.

Năm 1998, Lê Ngọc Lan đã nghiên cứu “nhận thức của sinh viên về tình u
và giới tính” đã cơng bố ở tạp chí Tâm lý học số 3/1998 đã có kết luận nhận thức
của sinh viên về tình yêu.
Năm 1999, Huỳnh Văn Sơn đã nghiên cứu “Thực trạng nhận thức và thái độ
của học sinh phổ thông trung học ở một số trường nội thành Thành phố Hồ Chí
Minh đối với nội dung giáo dục giới tính”.
Năm 1999, Võ Tường Vy đã nghiên cứu “ Nhận thức về các vấn đề giới tính
của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”.
Năm 1999, Nguyễn Bích Điểm đã nghiên cứu “Một số suy nghĩ về quan niệm
tình dục của vị thành niên hiện nay đối với vấn đề tình dục”.
Năm 2002, Đào Việt Cường đã nghiên cứu “Thực trạng và các biện pháp giáo
dục giới tính cho học sinh trong một số trường trung học phổ thơng ở Quận 2 Thành
phố Hồ Chí Minh”.
Năm 2007, Đỗ Hà Thế Bình đã nghiên cứu “Thực trạng việc quản lý giáo dục
giới tính cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở tại Huyện Thuận An, Tỉnh Bình
Dương và một số giải pháp”.
Các vấn đề nghiên cứu trên về giáo dục giới tính chỉ dừng lại ở một khía cạnh
nào đó. Hiện nay, chúng tơi nghiên cứu nhận thức của học sinh lớp 9 về giáo dục
giới tính và vấn đề này là cần thiết, góp phần trong cơng tác giáo dục giới tính nói
riêng và giáo dục nhân cách các em học sinh nói chung.


1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
* Nhận thức
Theo Tự điển Bách khoa toàn thư: “Nhận thức là quá trình biện chứng của sự
phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và
khơng ngừng tiến đến gần khách thể. Sự nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được
thực hiện qua các giai đoạn từ thấp đến cao như sau:
-


Nhận thức cảm tính: Vận dụng cảm giác, tri giác, biểu tượng.

-

Nhận thức lí tính: Vận dụng khái niệm, phán đốn, suy lí.

-

Nhận thức trở về thực tiễn, ở đây tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay
sai.
Do đó, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí, là cơ sở động lực, mục đích của

nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức khơng chỉ để giải thích thế giới mà để
cải tạo thế giới. Do đó, sự nhận thức ở giai đoạn này có chức năng chỉ đạo đối với
thực tiễn. Sự nhận thức là một quá trình vận động khơng ngừng, vì nó gắn liền với
hoạt động thực tiễn. Để tiến hành quá trình nhận thức, cần phải sử dụng rất nhiều
phương pháp, trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và
lơgic, trừu tượng hoá, khái quát hoá, vận dụng con đường nhận thức đi từ cụ thể đến
trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể”.
Theo Từ điển Tâm lý học: “Nhận thức là hiểu được một điều gì đó, tiếp thu
được những kiến thức về điều nào đó, hiểu được những quy luật về những hiện
tượng, q trình nào đó…” [4, tr.553].
* Giới tính
Khái niệm về giới
+ Giới là một khái niệm rất phức tạp, được nghiên cứu theo nhiều gốc độ khác
nhau, và theo nhiều quan điểm khác nhau.
- Giới có thể được hiểu theo mặt sinh học, là một tập hợp những đặc điểm sinh
lý cơ thể đặc trưng ở con người [21, tr.23].



Những đặc điểm sinh lý cơ thể thường bao gồm những đặc điểm di truyền,
những hệ cơ quan sinh lý cơ thể, điển hình và quan trọng nhất là hệ cơ quan sinh
dục. Ở con người có hai loại hệ cơ quan sinh dục chính là hệ cơ quan sinh dục nam
và hệ cơ quan sinh dục nữ, vì vậy lịai người có hai giới là giới nam và giới nữ.
- Giới có thể được hiểu theo gốc độ xã hội, là những đặc điểm mà xã hội đã
tạo nên ở người nam và người nữ là những đặc trưng xã hội ở nam và nữ [21, tr.23].
Giới xã hội thường bao gồm nhiều vấn đề như vai trò, vị trí của mỗi giới, đặc
điểm và nhiệm vụ của mỗi giới trong xã hội.
Vậy giới là một tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh học cơ bản
giống nhau [21, tr.23].
* Khái niệm về giới tính
+ Giới tính có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và thường bị sử dụng
lẫn lộn với nhiều thuật ngữ khác nhau như: Giới, tính dục, tình dục, sinh dục. Nhiều
người thường có quan niệm giới tính đồng nghĩa với tình dục hoặc tính dục. Đó là
quan niệm chưa thực sự đầy đủ, chỉ hiểu một cách đơn giản hoặc hiểu về một mặt
nào đó của giới tính. Giới tính cần được hiểu một cách toàn diện hơn.
Theo từ ngữ, giới tính có thể được hiểu là những đặc điểm của giới. Những
đặc điểm này có thể rất phong phú và đa dạng vì giới vừa bao gồm những thuộc tính
về sinh học và những thuộc tính về tâm lý xã hội, nên giới tính cũng bao gồm
những đặc điểm về sinh lý cơ thể và tâm lý xã hội.
Giới tính cũng có thể được hiểu là những đặc điểm tạo nên những đặc trưng
của giới, giúp ta phân biệt giới này và giới kia.
Những đặc điểm sinh lý giới tính có thể là những đặc điểm sinh lý cơ thể như
cấu trúc và chức năng của các bộ phận cơ thể, những trạng thái bệnh lý của các bộ
phận sinh lý cơ thể ở nam và ở nữ và do mối quan hệ nam nữ tạo ra.
Những đặc điểm giới tính cũng có thể là những đặc điểm về tâm lý, tính
cách…



Những đặc điểm trên thường mang đặc trưng của từng giới và tạo nên sự khác
biệt giữa hai giới. Giới tính là những yếu tố xác định sự khác biệt giữa giới này và
giới kia.
Khi nói đến giới tính là đề cập đến tổng thể những đặc điểm sinh lý, tính cách,
hành vi của từng giới, là tồn bộ những biểu hiện có thể quan sát được như cách
ứng xử, nói năng, ăn mặc, sở thích. Giới tính chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mơi
trường sống, hồn cảnh xã hội, nền văn hóa và thay đổi theo thời gian, theo sự phát
triển của xã hội. Mỗi cá thể khi được kết nạp vào cộng đồng xã hội đều đã thuộc về
một giới sinh học nào đó (nam hay nữ), được cấu thành một giới tính tương ứng do
xã hội và nền văn hóa đó nhào nặn đảm nhận một vai trị, vị trí và có một giá trị
nhất định trong xã hội.
Do đó, giới tính là một đặc điểm nền tảng có tính chất sinh học – xã hội của
con người. Ý thức rằng mình thuộc giới nào ở mỗi cá nhân là kết quả của quá trình
sinh học - xã hội phức tạp, liên kết thống nhất cả 3 mặt:
-

Sự phát triển thể chất người;

-

Sự xã hội hóa giới tính ngày càng sâu sắc;

-

Sự phát triển tự nhận thức của con người.

Vậy giới tính là tồn bộ những đặc điểm ở con người, tạo nên sự khác biệt
giữa nam và nữ [21, tr.29].
Khái niệm về giới tính cần được hiểu một cách đầy đủ toàn diện về nhiều mặt
như sinh lý và tâm lý, cá nhân và xã hội, hơn nhân và gia đình, tình u và tình bạn,

sự giao tiếp nam nữ…
* Nguồn gốc giới tính :
Sự khác biệt những đặc điểm giới tính giữa nam và nữ xuất phát từ hai nguồn
gốc sau:
+ Nguồn gốc sinh học
Giới tính con người là do tế bào sinh sản quyết định. Tế bào sinh sản nam
(tinh trùng) có 2 loại nhiễm sắc thể X và Y. Nhiễm sắc thể X quy định giới tính nữ,
nhiễm sắc thể Y quy định giới tính nam. Tế bào trứng của nữ chỉ chứa một nhiễm


sắc thể X. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể X thụ tinh với trứng thì em bé sinh ra
sẽ là nữ (X+X). Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thụ tinh với trứng thì em bé
sinh ra sẽ là nam (X+Y). Như vậy trong những điều kiện thông thường sự thụ tinh
như vậy sẽ làm cho thai nhi có cấu tạo đặc trưng của cơ thể nam hoặc nữ trong q
trình phát triển của nó. Do cấu tạo khác nhau nên hoạt động sinh lý mỗi giới có
những đặc điểm khác nhau. Các tuyến sinh dục và các hormone tiết ra từ các tuyến
này sẽ quy định những đặc điểm sinh lý cơ thể riêng biệt và các thành phần tạo nên
những nét tính cách đặc trưng cho mỗi giới.
Trong quá trình phát triển của cơ thể, đặc biệt sự trưởng thành về sinh lý tạo
nên những đặc điểm giới tính nhất định và đến một độ tuổi nhất định, tuyến sinh
dục sẽ hoạt động và ngày càng hoạt động mạnh hơn cho đến thời kỳ trưởng thành
(thời kỳ chín muồi tình dục) sẽ tạo nên những chức năng sinh lý đặc biệt của cơ thể
như sự dậy thì, hoạt động tình dục, sinh sản…tuyến sinh dục ở người hình thành từ
tuần thứ 8 trong đời sống ở tử cung nhưng mãi đến tuổi dậy thì (nam: 15 – 16 tuổi,
nữ: 13 – 14 tuổi) thì mới hoạt động. Đây là (tuổi chín muồi sinh dục), đánh dấu thời
kỳ bắt đầu khả năng sinh sản. Như vậy tuyến sinh dục có vai trị rất lớn đối với việc
tạo nên giới tính và cũng chính các tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hồn) tạo nên
“giới tính đích thực” của con người vì chính nó phản ánh đặc trưng khả năng của
tuyến sinh dục sản sinh ra tinh trùng hay trứng, cũng đồng thời tạo ra những
hormone giới tính đặc thù và chính những hormone này ảnh hưởng quyết định đến

cấu trúc và sự phát triển các cơ quan sinh dục bên trong và bên ngoài cùng những
đặc điểm giới tính phụ khác. Từ đó, giúp cho con người có đầy đủ những chức năng
thực sự của người nam hay người nữ.
+ Nguồn gốc xã hội
Xã hội ảnh hưởng đến con người nhiều mặt:
- Xã hội quy định đánh giá con người theo những phẩm chất, đặc điểm, tư thế,
tác phong riêng phù hợp giới tính. Điều này thể hiện ở phong tục, tập quán, đạo đức
xã hội.
- Xã hội quy định sự phân công lao động giữa nam và nữ khác nhau.


- Xã hội ảnh hưởng đến yếu tố có nguồn gốc sinh học. Ngay cả bản năng tình
dục cũng được xã hội nhìn nhận, đánh giá theo những tiêu chuẩn đạo đức, văn hóa
nhất định.
- Sự giáo dục của xã hội, của người lớn ảnh hưởng nhiều đến đặc điểm giới
tính của con người.
Giới tính cịn được xác định bởi tâm lý, ý thức của chính bản thân mỗi người
và sự ý thức về giới này bị chi phối bởi nhiều yếu tố như:
• Sự nhận thức về những quy định của xã hội về giới của mỗi người.
• Sự nhận thức những đánh giá của mọi người về giới của bản thân mình, làm
cho mỗi người chú ý rèn luyện về những phẩm chất, đặc điểm mà mình cần có
theo ý thức về giới của họ.
• Sự nhận thức bản thân hoặc tự cảm nhận mình thuộc về giới nào và có những
nhu cầu đặc trưng cho giới đó.
• Sự tác động của những người xung quanh, chủ yếu là sự giáo dục của gia đình
và nhà trường.
* Sự khác biệt giới tính
+ Sự khác biệt về mặt giải phẩu giữa nam và nữ
- Tầm vóc của phụ nữ thường nhỏ thấp hơn nam giới vì bộ xương của phụ nữ
nhỏ hơn, xương chậu rộng và thấp, xương chân tay ngắn hơn.

- Bề dày lớp mỡ dưới da của nữ giới bao giờ cũng ngắn hơn nam giới trong
mọi lứa tuổi, da của nữ mỏng và mịn màng hơn nam giới.
- Hầu hết kích thước của mặt ở nữ giới thường nhỏ hơn nam giới.
- Sức cơ bắp của nam giới mạnh hơn nữ giới và khi về già tế bào não nam giới
chết nhanh hơn là của nữ giới.
- Tim của nam giới có khả năng bị vỡ động mạch vành gấp 2 lần tim của nữ
giới, mạch máu của phụ nữ mềm mại hơn, dẻo dai hơn giúp cho phụ nữ có khả năng
sống lâu hơn nam giới từ 3 đến 5 tuổi.
- Cấu tạo và chức năng của hệ sinh dục nam giới hoàn toàn khác biệt với cấu
tạo và chức năng của hệ sinh dục nữ giới. Nguồn gốc của sự khác biệt này do nhiễm


sắc thể khác nhau trong sự cấu thành của những tế bào sinh sản nên hoạt động tính
dục của mỗi giới cũng khác nhau. Các hormone sinh dục nam và nữ sẽ quy định
tính cách đặc trưng của mỗi giới. Đây chính là đặc điểm khác biệt quan trọng nhất
quy định sự tồn tại riêng của mỗi giới.
+ Sự khác biệt về tâm lý giữa nam và nữ
Những nét khác biệt tâm lý giới tính thường thấy:
- Vào tuổi dậy thì khuynh hướng vươn lên làm người lớn ở các em trai và các
em gái có khác nhau như:
Các em trai thường hướng tới sự tự khẳng định mình bằng sức mạnh, sự dũng
cảm, sức dẻo dai chịu đựng, sự tự kiềm chế cảm xúc…
Các em gái tự khẳng định mình bằng sự trang điểm, làm dáng để trở nên hấp
dẫn với người khác giới.
- Bản chất của nam giới thường muốn tỏ ra dũng cảm, cường tráng, muốn tỏ rõ
năng lực của mình so với người khác. Vì thế con trai, đàn ơng thường thích dấn thân
vào chỗ nguy hiểm để tìm thấy sự thích thú của thành cơng. Ngược lại, đàn bà, con
gái thường tránh xa chỗ nguy hiểm và lo sợ, đa cảm dễ xúc động, khả năng tự kiềm
chế cảm xúc ít hơn nam giới.
- Phong cách sống của nữ giới bị ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình, thiên chức

làm vợ, làm mẹ bị chi phối nhiều hơn là nam giới. Tính cách nữ giới thường cần cù,
kiên nhẫn dễ thích ứng hồn cảnh hơn nam giới, còn nam giới chủ động, cương
quyết, xốc vác trong công việc.
- Khả năng nhận định không gian hai chiều và vị trí trong khơng gian của nam
giới tốt hơn của nữ giới nhưng khả năng biểu hiện tư duy bằng ngôn ngữ của nữ lại
tốt hơn nam giới. Thể lực, độ nhanh và sự phối hợp của các phản ứng đối với vận
động thường nữ giới kém hơn nam giới.
- Nhu cầu tình dục của nữ mang tính trọn vẹn hơn của nam giới ở nhiều mặt
như trí tuệ, phẩm chất, sự cảm nhận sâu sắc, khả năng kinh tế.
Thế nhưng, sự khác biệt này chỉ mang tính chất tương đối dù là có cơ sở thực
tế vì sự biểu hiện những đặc điểm ấy cũng khơng hồn toàn chân thực và toàn diện.


Những đặc điểm đặc trưng của giới tính là điều vô cùng cần thiết ở mỗi con người,
tuy nhiên, muốn có được những đặc điểm đặc trưng ấy khơng phải là dễ dàng mà
đòi hỏi bản thân mỗi người phải trãi qua những yêu cầu nhất định [26, tr.27].
* Giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính là một lĩnh vực khá phức tạp. Có rất nhiều quan niệm khác
nhau về vấn đề này và được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Có những ý kiến cho rằng chỉ nên tiến hành giáo dục giới tính khi các em vào
thời kỳ chín muồi giới tính.
Một số ý kiến nhằm lẫn giáo dục giới tính với giáo dục tình dục, giáo dục tình
u. Thực ra tính dục chỉ là một bộ phận của giới tính. Sự thu hẹp phạm vi giáo dục
giới tính, các ý kiến trên có thể đưa đến tác dụng phản diện hoặc hạn chế hiệu quả
của giáo dục giới tính.
Có một số người cho rằng, khơng nên giáo dục giới tính, vì như thế làm hoen ố
tâm hồn thanh cao của các em, là thiếu tế nhị, là không phù hợp với môi trường sư
phạm, là “vẽ đường cho hưu chạy”.
Gần đây việc nghiên cứu về giáo dục giới tính được xã hội quan tâm nhiều và
được tiến hành một cách hệ thống, khoa học.

Theo A.G. Khrivcova, D.V.Kolexev, “ Giáo dục giới tính là một q trình
hướng vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất, những đặc trưng cũng như
khuynh hướng phát triển của nhân cách, xác định thái độ xã hội cần thiết của con
người đối với người khác” [21, tr.142].
Định nghĩa này thể hiện rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của giáo dục giới
tính. Cho thấy phạm vi của giáo dục giới tính khơng chỉ bó hẹp ở việc giáo dục mối
quan hệ giữa nam và nữ mà bao gồm cả việc giáo dục những mối quan hệ nam nữ
trong đời sống cũng như học tập, lao động, nghỉ ngơi, giải trí…Giáo dục cho con
người biết rèn luyện những phẩm chất giới tính nhằm phát huy thế mạnh của giới
tính.
Theo Bách khoa tồn thư Y học phổ thông – Pêtrôpxki chủ biên “Giáo dục
giới tính là hệ thống các biện pháp Y khoa và Sư phạm nhằm giáo dục cho nhi


×