Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

nhân vật nữ trong truyện ngắn việt nam từ năm 1986 đến năm 2000 qua sáng tác của các nhà văn nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.85 KB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Thái Xuân Thiện

NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000
QUA SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Thái Xuân Thiện

NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000
QUA SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN KHA



Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


LỜI CÁM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Sau đại học, Khoa Ngữ văn và
quí thầy cô giáo là giảng viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã
nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Văn Kha, người thầy
trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực
hiện và hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Trung học
phổ thông Nguyễn Du – tỉnh Ninh Thuận – nơi tôi đang công tác, quí đồng nghiệp,
gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 03 năm 2012
Thái Xuân Thiện


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. QUAN NIỆM VỀ TRUYỆN NGẮNVÀ DIỆN MẠO TRUYỆN
NGẮN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 ...............................................................21
1.1. Quan niệm về truyện ngắn ..............................................................................21
1.2. Diện mạo của truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2000 ................................27

1.3. Nhân vật nữ là kiểu nhân vật được quan tâm trong truyện ngắn của các nhà
văn nữ ....................................................................................................................40
CHƯƠNG 2. TÍNH NỮ TRONG TRUYỆN NGẮNCỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ
VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 ............................................................................48
2.1. Quan niệm về tính nữ .....................................................................................48
2.2. Tính nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ từ 1986 đến 2000 .................64
CHƯƠNG 3. HAI KIỂU NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ
VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 ............................................................................76
3.1. Kiểu nhân “tầng đời nền móng” .....................................................................77
3.2. Kiểu nhân vật “phá cách” ...............................................................................94
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU .................114
4.1. Điểm nhìn trần thuật .....................................................................................114
4.2. Ngôn ngữ đối thoại .......................................................................................120
4.3. Miêu tả ngoại hình - Ngôn ngữ thân thể ......................................................127
4.4. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật...............................................................132
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................139
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................143
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................152
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................154


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 đã có bước phát triển mạnh mẽ và đạt
được nhiều thành tựu đáng khích lệ, trong đó ghi nhận những nỗ lực và sự đóng góp
của các nhà văn nữ. Với một đội ngũ đông đảo, cùng với sự mạnh dạn tìm tòi đổi
mới, truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam từ 1986 đến 2000 phát triển với tốc
độ khá nhanh về qui mô số lượng cũng như chất lượng, sự đa dạng về phong cách,
từ đó tạo nên bức tranh giàu màu sắc và đường nét cho truyện ngắn Việt Nam hôm
nay. Có thể khẳng định, chính các nhà văn nữ đã góp phần thay đổi diện mạo và

làm phong phú văn học nước nhà.
Nhân vật nữ là hình tượng văn học nhận được sự quan tâm của người nghệ sĩ
từ cổ chí kim. Ở mỗi thời kì, người phụ nữ được nhìn nhận, đánh giá dưới những
góc độ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào quan niệm thẩm mỹ của mỗi thời đại.
Mặt khác, đó còn là cách nhìn, cách đánh giá của nhà văn, mà trước hết ở người phụ
nữ bộc lộ, phát huy, ý thức được bản thân mình trong cuộc sống, xã hội, thời đại.
Viết về người phụ nữ chính là đi vào vương quốc của cái đẹp, của sự dịu dàng, đằm
thắm. Chính vì vậy các nhà văn trở nên giàu cảm xúc hơn, các trang viết trở nên
lung linh hơn.
Sau 1975, cùng với sự mở rộng đề tài trong văn học, phụ nữ trở thành đề tài
thu hút sự chú ý của người nghệ sĩ. Nguyên tắc dân chủ cho phép những phần thầm
kín, riêng tư, góc khuất của lòng người được giãi bày nhiều hơn trong văn chương.
Khi viết về người phụ nữ, các nhà văn nữ thể hiện cách nhìn nữ tính, sự đồng cảm
và hóa thân vào chính nhân vật của mình. Họ khai thác và gặm nhấm cái tôi nội
cảm. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, nữ tính các nhà văn nữ đã mạnh dạn bóc đến tận
đáy sâu đời sống tâm hồn của người phụ nữ. Sáng tác của họ thường đề cập đến
những câu chuyện đời thường gần gũi với bản thân, họ suy nghĩ về cuộc đời bằng
ngòi bút tinh tế, nhạy cảm, nữ tính với đầy đủ sắc thái: buồn đau – hạnh phúc – thất
vọng… Nhân vật nữ thường được khám phá ở nhiều chiều kích khác nhau, đó là

Trang 1


hình ảnh người phụ nữ quay quắt giữa bộn bề lo toan, là khát vọng được yêu thương
trọn vẹn, là hành trình kiếm tìm hạnh phúc... Mỗi người có một số phận riêng, hoàn
cảnh riêng, không ai giống ai. Qua mỗi trang viết, mỗi thân phận là bức thông điệp
thú vị về cuộc sống: dù có đau đớn, mất mát, tan vỡ nhưng vẫn thấm đẫm chất nhân
văn.
Là người cùng giới nên các nhà văn nữ rất nhạy bén trong việc bóc tách,
khám phá những góc khuất, giãi bày những điều thầm kín của người phụ nữ. Họ

hiểu những khao khát rất đời thường, rất con người trong sâu thẳm tâm hồn nhân
vật. Mỗi thân phận, mỗi mảnh đời là sự chia sẻ, cảm thông, chiêm nghiệm của nhà
văn về con người, về cuộc sống. Mỗi tác phẩm được viết ra như vắt kiệt sức nhà
văn, đồng thời mỗi tác phẩm là một bức thông điệp nồng nàn với cuộc sống thắm
thiết niềm tin yêu con người. Những vấn đề “rất phụ nữ” được giải bày bởi chính
tâm hồn, tình yêu, sự dằn vặt, tài năng của các nhà văn nữ. Đó chính là tiếng nói
thiết tha của nhà văn trong việc tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Tìm hiểu truyện
ngắn các nhà văn nữ trong phạm vi của đề tài “Nhân vật nữ trong truyện ngắn
Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000 qua sáng tác của các nhà văn nữ” là để
thấy được phần nào sức sáng tạo và sự phong phú trong tâm hồn, sự đa dạng trong
phong cách thể hiện của các nhà văn nữ. Qua những trang viết mang đậm dấu ấn cá
nhân, chúng ta không chỉ bắt gặp số phận, tâm hồn tác giả, mà còn cảm nhận được
hiện thực đời sống xã hội, hiện thực lịch sử và không khí thời đại.
Với xu hướng mở cửa giao lưu hội nhập với thế giới, trong xã hội Việt Nam
hiện đại, người phụ nữ càng có điều kiện để tự do phát triển toàn diện. Khảo sát
“Nhân vật nữ trong truyện ngắn Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000 qua
sáng tác của các nhà văn nữ” để thấy rõ hơn dấu ấn đời sống tinh thần của người
phụ nữ trong văn học với ý nghĩa là bức tranh sinh động về đời sống của người phụ
nữ, là tiếng nói phát đi từ những thân phận trong đời sống thực. Từ kết quả nghiên
cứu cho thấy cách nhìn nhân văn của xã hội và chổ đứng, nhân cách của người cầm
bút trong xã hội hiện đại. Vì thế, nghiên cứu về nhân vật nữ trong phạm vi truyện
ngắn của các nhà văn nữ có ý nghĩa xã hội và ý nghĩa nhân văn; đồng thời vừa có

Trang 2


tính thời sự, vừa có ý nghĩa khoa học khẳng định sự đóng góp của nhà văn nữ cho
văn học Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề:
Trong quá trình nghiên cứu, người viết tổng hợp, đánh giá dựa trên các

nguồn tư liệu sau:
Một số luận án, luận văn của các Nghiên cứu sinh và Học viên cao học.
Các công trình nghiên cứu chuyên sâu.
Trên các báo, tạp chí khoa học: Nghiên cứu văn học, Tạp chí văn học, Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, Tạp chí Nhà văn, báo Văn nghệ…
Trên các website: , ,
, , ...
Trên cơ sở những tư liệu thu thập được, chúng tôi tạm chia làm hai loại ý
kiến sau:
- Ý kiến bàn về nhân vật nữ trong văn xuôi sau 1975, đặc biệt từ sau 1986.
- Ý kiến bàn về các nhà văn nữ và nhân vật nữ trong sáng tác của họ.
2.1. Ý kiến bàn về nhân vật nữ trong văn xuôi sau 1975
2.1.1. Bàn về nhân vật nữ trong sáng tác của các nhà văn tiêu biểu
Trong phần này, chúng tôi tổng hợp những ý kiến bàn về nhân vật nữ trong
sáng tác của một số nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì này, những
người được xem là tiên phong và có nhiều đóng góp như: Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Thái Bá Lợi, Nguyễn Quang
Sáng…
Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết Nguyễn Minh Châu những năm 80
và sự đổi mới cách nhìn về con người đã nhận xét nhân vật phụ nữ là nhân vật
thường trực và đầy sức hấp dẫn trong sáng tác của ông. “Phần lớn những người đàn
bà trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đều có một số phận éo le, vất vả, ít gặp
may mắn trong tình yêu, sự yên bình trong cuộc sống gia đình… Nguyễn Minh
Châu viết về người đàn bà trong nhiều tư cách khác nhau, nhưng anh đầy hào hứng
và ưu ái khi viết về người đàn bà làm mẹ, người đàn bà luôn cảm nhận không chỉ

Trang 3


bằng ý thức mà bằng bản năng thiên chức làm mẹ, người mẹ sinh ra và chăm sóc

những con người, nguồn gốc và nền tảng của cuộc sống”[43, tr.20].
Trong chuyên luận Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, tiến sĩ Tôn
Phương Lan chú ý đến kiểu nhân vật mang thiên tính nữ: “Mô típ về thiên tính nữ
được thể hiện qua những nhân vật này, thực sự là một nét độc đáo của Nguyễn
Minh Châu. Bản thân sự chịu đựng nhẫn nại, sự dịu dàng, chung thủy của họ dường
như tương phản với tất cả những ồn ã, xô bồ của đời sống, với sự ác liệt của chiến
tranh…”[72, tr.90]. Cùng với mô típ thiên tính nữ là mô típ về lòng chung thủy của
những người đàn bà vọng phu, phải chăng đó chính “là niềm mong muốn được chia
sẻ, những vất vả đau đớn, mất mát của những người thân yêu đang sống “ở những
chân trời có súng nổ có lửa cháy”, là sự gửi gắm vào người sống những ước mơ và
dự định chưa thành của những người thân yêu đã vĩnh viễn ra đi… Còn những
người đàn bà vọng phu này, họ sống được một cách vững vàng là do biết đợi chờ
chung thủy và hy vọng”[72, tr.94].
Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết Tôi không chúc bạn thuận buồm
xuôi gió đã nhận xét sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp mang nguyên tắc tính nữ hoặc
thiên tính nữ. Theo tác giả “Thiên tính nữ trước hết là tinh thần của cái đẹp… Đẹp
là một phẩm giá tinh thần cao quí của người phụ nữ. Đó là tấm lòng “bao dung, hào
phóng với tất cả mọi người (Nàng Bua). Đó là thiên tính làm mẹ, tình cảm hồn
nhiên muốn che chở, đùm bọc, cứu giúp (Tâm hồn mẹ). Đó là sự đau khổ với những
giọt nước mắt trong lành và mầu nhiệm (Nàng Sinh). Đó là tấm lòng bao la sẵn sàng
thông cảm với mọi người, kể cả những con người độc ác… Thiên tính nữ còn là
tinh thần vị tha và đức tính hy sinh… Thiên tính nữ cũng phong phú và bao la như
tâm hồn phụ nữ”[49, tr.507,508].
Trong bài viết Điều thấy thêm ở truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, phó giáo
sư Phùng Quí Nhâm nhận định: “Một loại nhân vật khác đầy sức hấp dẫn trong sáng
tác của Nguyễn Quang Sáng là nhân vật phụ nữ. Họ là những con người có tâm hồn
trong sáng, giàu nghị lực, có những tình cảm mạnh mẽ ứng xử trong nhiều thử thách

Trang 4



gay cấn. Tôi vẫn thích cái bướng mà có duyên của các nhân vật phụ nữ trong sáng
của Nguyễn Quang Sáng”[90, tr.208].
Bàn về Thế giới nhân vật Nguyễn Khải theo dòng thời gian, thạc sĩ Đào
Thủy Nguyên nhận định: “Người phụ nữ trước đây trong Mùa lạc, Chuyện người tổ
trưởng máy kéo, Một cặp vợ chồng… dường như đi từ bóng tối ra ánh sáng. Còn
bây giờ, người phụ nữ trong Đời khổ, trong Người vợ lại đi trong sự giao hòa của
những khoảng sáng tối. Cái dấu ấn một thời của họ dường như được hòa tan trong
cái vĩnh viễn của mọi thời. Qua đó, người vợ, người mẹ cụ thể được đưa lên tầm
người phụ nữ Việt Nam mà không cần một lời bình luận văn vẻ hay một sự khoa
trương nào”[103, tr.76].
Tác giả Nguyễn Thị Bích trong bài viết Nhân vật người phụ nữ trong "Trốn
nợ" của Ma Văn Kháng đã nhận xét: “Trong Trốn nợ, nhà văn “trình ra” trước
người đọc những bức chân dung tâm hồn phong phú của người phụ nữ: dịu dàng mà
mạnh mẽ; bao dung mà hào hiệp; đời thực mà thánh thiện; trong sáng nhưng cũng
lắm khát khao... nhân vật nữ trong truyện ngắn của ông đẹp về hình thức và tâm
hồn, có tư chất tài năng, biết tự khẳng định mình trong xã hội… Thể hiện vẻ đẹp
hình thể, tâm hồn, trí tuệ của những nhân vật nữ, Ma Văn Kháng bộc lộ cảm hứng
ngợi ca, trân trọng cái đẹp ở đời. Chính điều đó đã mang đến cho tác phẩm của ông
giá trị nhân văn sâu sắc”[17].
Trong bài viết Thái Bá Lợi và quá trình đổi mới bút pháp sáng tạo, tiến sĩ
Phan Ngọc Thu cho rằng: “hai hình tượng nổi bật thường gặp trong sáng tác của
Thái Bá Lợi là người lính và người phụ nữ”[127, tr.38]. Theo tác giả “nhân vật
người phụ nữ trong tiểu thuyết của Thái Bá Lợi vừa mang những phẩm chất cao cả
của cộng đồng vừa có được những nét riêng của thân phận, không ai giống ai. Hoàn
cảnh buộc họ có lúc phải cương nghị, nén lòng, nhưng cũng rất giàu nữ tính”[127,
tr.39]. Thái Bá Lợi đã khám phá được vẻ đẹp tính mẫu của người phụ nữ trong
chiến tranh là dù trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến, họ vừa phải gánh vác
nhiệm vụ, nhưng ngọn lửa tình yêu vẫn luôn bừng cháy. Họ “là biểu tượng của tình
yêu thương, là chỗ dựa tinh thần cho người lính nơi chiến trận. Họ gánh vác trên đôi


Trang 5


vai mềm mại của mình cả tiền tuyến và cả hậu phương. Họ là tiếng nói thầm, là
niềm ám ảnh thương nhớ không nguôi trong tầm hồn những người chiến sĩ”[127,
tr.40]. Không chỉ miêu tả người phụ nữ trong chiến tranh, nhà văn còn gửi gắm khát
vọng của mình về một mẫu người phụ nữ trong xã hội hiện đại qua tác phẩm Khê
ma ma: “vừa sống chan hòa gần gũi với thiên nhiên, vừa giàu tình cảm nhân ái, vừa
thông tuệ và đầy đủ bản lĩnh để thích ứng chủ động trước mọi hoàn cảnh đổi thay
của cuộc sống. Phải chăng, người phụ nữ muôn đời vẫn là nơi cội nguồn sinh thành
và nuôi dưỡng mọi vẻ đẹp của sự sống và tính cách trên cõi đời này”[127, tr.40].
Nhìn chung, khi xây dựng các nhân vật nữ, các nhà văn nam khai thác và
ngợi ca vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ trên cơ sở kế thừa và phát huy quan điểm
thẩm mỹ và giá trị truyền thống. Đó là vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, sự độ lượng, tấm
lòng khoan dung, trắc ẩn và đức hy sinh của người phụ nữ.
2.1.2. Bàn về nhân vật nữ trong văn xuôi sau 1975
Song song với những ý kiến bàn về nhân vật nữ trong sáng tác của các nhà
văn cụ thể, chúng tôi cũng tiến hành tổng hợp những ý kiến bàn về nhân vật nữ
trong văn xuôi sau 1975 nói chung.
Tiến sĩ Tôn Phương Lan trong tiểu luận Truyện ngắn chiến tranh nhìn từ sự
vận động của thể loại đã nhận xét: “Góa phụ” trở thành một mô típ nổi trội trong
truyện ngắn viết về chiến tranh… Những chân dung “hòn vọng phu” thời hiện đại
đã cho chúng ta nhận dạng thêm một chiến trường không kém phần ác liệt dù ở đó
không hề có tiếng súng mà trong cuộc chiến đấu đó bản thân người phụ nữ vừa là
“địch” là “ta”, vừa là “tham mưu” cũng vừa là “tác chiến”…”[73, tr.69].
Trong bài viết Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kì đổi mới,
tiến sĩ Tôn Phương Lan đã khẳng định: “Không phải ngẫu nhiên mà văn xuôi thời kì
này, nhất là những năm đầu của thập niên chín mươi, nhân vật cô đơn là phụ nữ
xuất hiện rất phổ biến. Những người phụ nữ đi qua chiến tranh thường không chỉ

mang nỗi cô đơn vì thường xuyên phải sống nơi “chốn giáp ranh giữa địa ngục và
trần gian”, vì quanh năm suốt tháng họ chỉ có tiếp xúc với những người cùng giới
với nhau trong công việc và sinh hoạt hàng ngày… Sau chiến tranh, khi cuộc sống

Trang 6


trở lại với cái yên ả của đời thường, không ít người phụ nữ đã giật mình vì tuổi xuân
của họ đã không còn mà phần “nửa cuộc đời” của họ thì hoặc đã nằm lại nơi chiến
trường, hoặc không còn cơ hội tìm lại được”[71, tr.46].
Trong bài viết Phụ nữ - Nguồn cảm hứng của sáng tác văn xuôi Việt Nam
thời kì đổi mới, tác giả Đào Đồng Diện cho rằng: “Sự “lên ngôi” của người phụ nữ
trong văn xuôi đổi mới như nói trên là một kết quả hợp lý và là sự gặp gỡ, sự cộng
hưởng giữa nỗ lực đổi mới của nhà văn và hiện thực cuộc sống đất nước ta sau
chiến tranh và nhất là khi bước sang thời “mở cửa”. Bởi nếu như nói “chiến tranh
không mang khuôn mặt đàn bà” thì chốn của họ là nơi im tiếng súng. Để cổ vũ cho
sức mạnh dân tộc trong chiến tranh thì tốt nhất nên nói về những đấng nam nhi,
những trang hào kiệt. Còn để nói chuyện đời thường, chuyện thế sự đời tư thì còn
cách nào hơn là nói chuyện đàn bà”[27].
Tác giả Đào Đồng Diện trong bài viết Phụ nữ là đàn bà đã nhận định:
“Trong xu hướng tìm lại con người ở những đặc trưng bản thể và khát khao trần thế,
các nhà văn thời kỳ đổi mới nhìn nhận người phụ nữ nghiêng về những gì thuộc về
thiên tính, thiên chức của họ… Văn học đổi mới không còn nhiều những phụ nữ sắt
đá, kiên cường nữa mà thay vào đó là những con người yếu đuối, nhẹ dạ cả tin, đa
cảm, đa đoan... Chính bằng sự dũng cảm thay đổi cách nhìn của mình, các nhà văn
đổi mới đã tìm thấy ở phụ nữ một “công cụ” hữu hiệu để đổi mới đề tài”[28].
Trong luận án Đặc trưng truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến đầu thập niên
90, tiến sĩ Hoàng Thị Văn nhận xét: “Những người con gái vào chiến trường cứu
thương, tải đạn, mở đường, giữ hàng… hứng chịu sự tàn phá khốc liệt của chiến
tranh. Lòng nhiệt tình, sự hăng say, tinh thần xả thân vì lợi ích cộng đồng của các

cô gái được ghi vào sử sách, được viết thành bài ca. Dẫu có mất mát, đau thương
khi trở về thì ít ra họ cũng được an ủi bởi cộng đồng đã ghi nhận những chiến công
của họ. Còn những người phụ nữ, những người mẹ, người vợ, người yêu của lính ở
lại hậu phương, có mấy ai hiểu cho họ những mất mát hy sinh ? Truyện ngắn 75 –
95 với ánh nhìn cảm thông đến từng số phận con người, trân trọng hạnh phúc mỏng

Trang 7


manh trong cõi riêng tư của mỗi người, đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với từng nỗi
đau nhỏ bé”[137, tr.67,68].
Trong công trình Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam
1975 – 2000, tiến sĩ Nguyễn Văn Kha nhận định: “Trong truyện Việt Nam hôm nay,
một số tác giả đã dành những tình cảm đằm thắm, trong sáng cho người phụ nữ…
Sau 1975, lòng nhân ái, sự cảm thông, lòng trắc ẩn của người phụ nữ Việt Nam –
người bao dung, chia sẻ với những hy sinh, mất mát, cưu mang sự sống trước sự tàn
khốc của chiến tranh được Tạ Duy Anh thể hiện trong truyện Xưa kia chị đẹp nhất
làng. Chị Túc dành trọn tình yêu của mình cho người lính. Chị đã hóa thân để làm
dịu bớt nỗi đau của con người trong cuộc chiến ngày hôm qua… Lòng vị tha, sự
bao dung, là phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nhưng tha thứ, yêu
thương cả kẻ thù như người mẹ trong truyện của Võ Nguyên quả là một trường hợp
hiếm hoi. Người mẹ (trong truyện Mẹ - Võ Nguyên) đã cứu một lính Mỹ bị thương
trong một trận đánh xảy ra ngay trên quê hương của mẹ, trong khi con trai là du
kích và hai người con khác của mẹ bị lính Mỹ giết hại. Bản thân mẹ cũng bị hai lính
Mỹ đi càn đe dọa, uy hiếp… Có những người mẹ đau khổ vì những đứa con lầm
đường lạc lối – trở thành tai họa cho bao nhiêu người lương thiện, đã không ngần
ngại cắt đứt cả khúc ruột của mình. Đó là trường hợp của bà Cà Xợi trong Hòn đất
của Anh Đức. Với người mẹ của Võ Nguyên, thêm một lần nữa phẩm chất nhân
hậu, bao dung của người mẹ Việt Nam được ngời sáng”[63, tr.86,87].
Trong luận án Khảo sát đặc điểm truyện ngắn Đồng bằng sông Cửu Long từ

1975 đến nay, tiến sĩ Trần Mạnh Hùng có nhận xét: “Với những người đàn ông,
những người lính, chiến tranh đã quá đỗi nghiệt ngã. Song, sự tàn phá còn nặng nề
bội phần hơn đối với số phận người nữ. Trong truyện ngắn về chiến tranh hôm nay,
vấn đề tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ được quan tâm và trở thành nỗi ám
ảnh, trăn trở hơn bao giờ hết. Những mất mát của họ bao gồm cả thương vong, cái
chết như bất kì người đàn ông nào, nhưng họ còn phải chịu đựng thêm những mất
mát mà đối với người phụ nữ, có khi quan trọng hơn cả việc được sống. Chiến tranh
đã cướp mất của họ rất nhiều, cả một thời con gái – cái thời để được yêu và được

Trang 8


làm vợ, làm mẹ”[56, tr.69]. Theo tác giả “không phải ngẫu nhiên mà trong khá
nhiều truyện ngắn Đồng bằng Sông Cửu Long từ 1975 đến nay, nỗi niềm cô đơn
của người phụ nữ được các cây bút khắc họa đậm nét… Có thể nói, số phận của
người phụ nữ luôn luôn là nguồn cảm hứng sáng tác văn chương. Nhưng rõ ràng,
trong truyện ngắn Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975, mới có một số truyện ngắn
đề cập đến nỗi thiệt thòi trong lĩnh vực sâu kín, riêng tư và tế nhị của người phụ nữ.
Nhưng dẫu sao đó cũng là bước đi dò đường cho văn học nói chung, và truyện ngắn
nói riêng, phát triển đề tài người phụ nữ theo một hướng mới”[56, tr.74]. Tuy vậy,
luận văn cũng chỉ mới bước đầu điểm qua hiện tượng văn học nữ, chưa đi vào tìm
hiểu, làm sáng tỏ hiện tượng thú vị này.
Điểm qua các ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy, trong văn xuôi Việt Nam
đương đại nhân vật nữ giành được sự quan tâm và ưu ái của các nhà văn. Qua từng
câu chuyện, từng mảnh đời, từng số phận là sự day dứt khôn nguôi, là sự cảm thông
và sẻ chia của người cầm bút. Mỗi câu chữ, mỗi trang viết là sự ngợi ca vẻ đẹp tính
nữ cũng như thể hiện cái nhìn nhân văn về người phụ nữ của nhà văn.
2.2. Ý kiến bàn về các nhà văn nữ và nhân vật nữ trong sáng tác của họ
2.2.1. Bàn về đặc điểm của văn học nữ
Trong cuộc tọa đàm Phụ nữ và sáng tác văn chương, nhà nghiên cứu Vương

Trí Nhàn nhận định: “Phụ nữ Việt Nam vốn có duyên với sáng tác văn chương…
Hình như do sự nhạy cảm riêng của mình, phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam
giới. Họ luôn luôn gần với cái lỉnh kỉnh dở dang của đời sống. Mặt khác, với cái
cực đoan sẵn có – tốt, dịu dàng, rộng lượng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen, chấp
nhặt, dữ dằn cũng không ai bằng – từng cây bút phụ nữ tìm ra mặt mạnh của mình
khá sớm, định hình khá sớm”[88, tr.63]. Đặng Anh Đào thì nhận thấy: “Phụ nữ
thường mạnh ở cái chỗ là họ đưa tất cả cuộc đời và tâm hồn họ vào trang sách hoặc
nói như phương Tây, người ta vẫn nói, họ tự ăn mình”[88, tr.63]. Khi nêu lên vấn
đề sự xuất hiện ồ ạt của các cây bút nữ hiện nay, Ngô Thế Oanh đã phân tích khá
chi tiết: “Trước tiên là cái hoàn cảnh đất nước sau chiến tranh. Phụ nữ vốn là những
người hiểu một cách sâu sắc, hiểu bằng cả tâm hồn mình, cái sức ép trước đây của

Trang 9


hoàn cảnh. Nỗi đau hôm qua ở họ thấm thía, nên sự hồi sinh của dân tộc những năm
này họ cũng cảm nhận đầy đủ hơn. Ngoài ra, hoàn cảnh bây giờ có nhiều cái kích
thích đời sống của mỗi con người. Từ sách của Freud đến những lời quảng cáo
trong các chương trình ti vi hàng ngày – những cái đó cũng tạo thêm cơ may để
“nền văn học của các cây bút nữ” có dịp phát triển”[88, tr.64].
Trong bài Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ, giáo sư Phương Lựu khẳng
định “sáng tác của phụ nữ hay tập trung vào đề tài tình yêu. Bởi vì ái tình là một
lĩnh vực mãnh liệt nhất của con người, lại gắn với cảnh sống của gia đình với một
diện sống không quá bao la, rồi tình yêu lại mang “vị đắng” mà người phụ nữ phải
nếm trải nhiều nhất trong bao đời này”[78, tr.68].
Trong bài viết Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay, nhà nghiên cứu Phạm
Xuân Nguyên nhận xét: “Có một nét đặc biệt trong truyện ngắn hôm nay là sự xuất
hiện đông đảo, tự tin của đội ngũ viết trẻ và nhất là các cây bút nữ. Số lượng nhiều
tác giả nữ, lại tỏ ra khá chắc tay trong cái dàn chung, đem đến cho văn học nói
chung truyện ngắn nói riêng một sinh khí mới cần thiết để thể hiện bề sâu của cuộc

sống con người hôm nay… Trên các trang viết của họ, nỗi buồn, nỗi đau nhân thế
luôn được nhìn nhận ở khía cạnh tinh tế rất “phụ nữ”, có lúc cũng hùng hổ gắt gao
nhưng thường là đằm sâu. Đặc biệt họ thường dự cảm mong manh về hạnh phúc
nên cảm xúc của họ đưa lại cho người đọc là niềm tha thiết cuộc sống, tha thiết yêu,
dù quá khứ còn nặng nề, dù hiện tại còn đau khổ vẫn mong cuộc sống ngày mai tốt
đẹp hơn cho người và cho mình”[105, tr.28].
Tác giả Bích Thu trong bài viết Sự trưởng thành của đội ngũ các nhà văn nữ
đã nhận xét: “Bên cạnh sự trưởng thành và phát triển về đội ngũ, lực lượng viết nữ
cũng đã thể hiện những nổ lực của mỗi cá nhân trong quá trình sáng tạo. Dường như
trong các chị đều trải qua một sự lựa chọn và tự nguyện đến với văn chương. Cho
nên dù ở lứa tuổi nào, các chị vẫn đều đặn sáng tác… Những người phụ nữ làm thơ,
viết văn đều như muốn gửi gắm, kí thác những nỗi niềm, tâm trạng, những buồn vui
ấm lạnh của chính mình trên trang viết”[125, tr.6]. Cùng với việc làm rõ đặc điểm
đội ngũ các nhà văn nữ, tác giả Bích Thu cũng chú ý đến phong cách nghệ thuật

Trang 10


trong sáng tác của các nhà văn nữ. Theo đó, “bên cạnh phẩm chất nổi bật trong sáng
tác của các cây bút nữ: giàu nữ tính, thấm đẫm tình đời, tình người, mang đậm chất
nhân văn và những cách thể hiện, những phương thức biểu cảm khác nhau trong đề
tài, bút pháp, giọng điệu, ngôn từ, tạo nên một bức tranh giàu màu sắc, đường nét về
các nhà văn nữ Việt Nam hiện đại”[125, tr.6].
Tác giả Bích Thuận trong bài viết Tuyển văn các tác giả nữ Việt Nam đã
nhận xét rất tinh tế về đặc điểm của các nhà văn nữ: “Người phụ nữ sinh ra nói
chung, được trời phú cho một cơ thể mảnh mai, một tâm hồn nhạy cảm, thường nhẹ
dạ cả tin lại mang trên đôi vai thiên chức làm vợ làm mẹ, đúng ra họ phải được nâng
niu, được chăm sóc, được hưởng hạnh phúc, nếu bị lừa dối, bị chà đạp thì nỗi đau
của họ sẽ tăng lên gấp bội. Bởi vậy, ngòi bút của các nhà văn nữ chạm đến cung bậc
nào, cung bậc ấy cũng bật lên tiếng lòng da diết”[128, tr.6].

Trong bài viết Điểm qua sự vận động của truyện ngắn các cây bút nữ, tác giả
Lê Hương Thủy cho rằng: “Sự bổ sung về đội ngũ, sự phá cách và đặc trưng trong
việc chiếm lĩnh hiện thực của các cây bút nữ đã tạo nên những sắc màu mới cho
truyện ngắn các nhà văn nữ thời kì đổi mới, trước hết là sự đa dạng và phong phú về
dấu ấn phong cách. Ở họ vừa có sự gặp gỡ, có những mối quan tâm chung trong
cách nhìn nhận hiện thực lại có những đặc điểm mang tính cá biệt mà đặt trong đời
sống văn học, nhiều người đã tìm cho mình một lối đi riêng, một cách thể hiện dấu
ấn sáng tạo”[130, tr.68].
Trong bài viết Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt
Nam đương đại, tác giả Nguyễn Đăng Diệp cho rằng: “Ở Việt Nam, văn học sau
1986 cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của văn học nữ tính đến mức có người
cho rằng đây là thời kì “âm thịnh dương suy” với sự góp mặt của những cây bút có
thực tài như Phạm Thị Hoài, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh,
Nguyễn Thị Thu Huệ… và gần đây là Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Đỗ Hoàng
Diệu, Nguyễn Thị Ngọc Tư… Những cây bút này đã đem đến cho văn đàn những
tiếng nói mới mẻ, buộc các nhà văn và các nhà phê bình nam giới phải thừa nhận tài
năng của họ. Đó là chưa kể đến việc nhiều nhà văn nam giới cũng lên tiếng ủng hộ

Trang 11


sự bình đẳng giới và thừa nhận nữ giới là chủ thể tư duy, chủ thể trải nghiệm và chủ
thể thẩm mĩ thông qua những tác phẩm xuất sắc của họ”[29]. Mặt khác, tác giả lưu
ý: “Vấn đề phái tính và văn học nữ tính đến nay vẫn chưa được giới học thuật nước
ta quan tâm nhiều mặc dù trong ý thức, chúng ta đều hiểu đây là một vấn đề quan
trọng của đời sống hiện đại. Đồng thời, nó cho thấy, bên cạnh những bộ môn khoa
học nghiên cứu những vấn đề bản thể văn chương, vẫn tồn tại những khuynh hướng
phê bình chính trị, xã hội. Sự hiện diện của văn học nữ tính và âm hưởng nữ quyền
trong văn học Việt Nam có thể coi là một bước phát triển thực sự của văn học theo
hướng dân chủ hoá”[29].

Trong bài viết Dấu hiệu nữ quyền trong văn học nữ Việt Nam đương đại, tác
giả Bùi Thị Thủy đã nhận xét: “Tình yêu, hạnh phúc cá nhân là một trong những đề
tài thuộc “gu” thẩm mỹ của các nhà văn nữ. Đó cũng là một cách để họ tự soi chiếu
mình. Khi viết về tình yêu, họ khám phá toàn diện về mọi mặt, mọi cung bậc: từ
những dư vị ngọt ngào đến những dư vị đắng chát, từ đớn đau đến xót xa. Từ những
nhẹ dạ, cả tin đến những mạnh mẽ, chủ động, già dặn và từng trải v.v… tất cả đều là
những bộc bạch chân thực nhất. Dấu hiệu ý thức nữ quyền thấy rõ trong thái độ chủ
động cũng như quyết liệt đấu tranh để giành, giữ tình yêu, dám sống thật với chính
mình và dám đi đến tận cùng bản thể”[131]. Bên cạnh đó, vấn đề tình dục cũng
được các nhà văn nữ được khai thác cặn kẽ, mạnh bạo, “khiêu khích” hơn bao giờ
hết. “Như vậy xét về phương diện khách quan cũng như chủ quan đã có sự “cởi
trói”, “phá rào” trong chính nội lực của các nhà văn nữ. Điều đó chứng tỏ xu hướng
dân chủ hóa trong văn chương từ quan niệm thẩm mỹ đến bình diện nội dung và cả
lực lượng người sáng tác. Đó chính là một dấu hiệu ý thức “nữ quyền” rõ nét
nhất”[131].
Nhìn chung, khi bàn về đặc điểm của các nhà văn nữ, giới nghiên cứu đều
thống nhất ở điểm là đặc điểm giới có ảnh hưởng ít nhiều đến sáng tác của đội ngũ
các cây bút nữ. Bên cạnh đó, nhà văn nữ cũng đã mạnh dạn tìm tòi đổi mới, tìm
hướng đi riêng cho mình. Một điểm lưu ý nữa là các nhà văn nữ đã bắt đầu chú ý và
đề cập đến vấn đề phái tính và ý thức nữ quyền trong sáng tác của mình.

Trang 12


2.2.2. Bàn về nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ
Trong bài viết Điểm qua sự vận động của truyện ngắn các cây bút nữ, tác giả
Lê Hương Thủy cho rằng thế giới nhân vật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ
cũng mang một dấu ấn riêng rất phụ nữ. “Nổi bật trong thế giới nhân vật phong phú
và đa dạng của các cây bút nữ là những người phụ nữ trong xã hội hiện đại với cuộc
đời, thân phận cụ thể. Nhạy cảm với nỗi đau của những cuộc tình duyên trắc trở,

những ước vọng không thành, họ đã “đau cái đau của người cùng giới, buồn cái
buồn của người đàn bà đang yêu”… Các tác phẩm với những cách tiếp cận khác
nhau đã thể hiện khát vọng tình yêu và niềm mong mỏi hạnh phúc của người phụ
nữ, bộc lộ cái nhìn trắc ẩn, niềm thương cảm với nỗi đau và thân phận đàn bà. Các
cây bút nữ đã biết phát huy lợi thế của mình trong việc diễn tả hiện thực tâm trạng,
đời sống nội tâm của nhân vật nữ tìm được sự đồng cảm ở người đọc”[130, tr.70].
Trong bài viết Nguyên lí tính mẫu trong truyền thống văn học Việt Nam,
Dương Thị Huyền cho rằng sau 1975 “với hình tượng người phụ nữ, văn học Việt
Nam đã khắc họa họ dưới cái nhìn nhiều chiều của cuộc sống. Chính vì những lý do
đó mà ta bắt gặp ở thời kỳ này rất nhiều cây bút viết về người phụ nữ và thể hiện họ
dưới nhiều góc độ khác nhau. Ta bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ trong tác
phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài với một chiều sâu về
mặt tâm hồn, vốn được làm lên từ chính những giác quan nhạy cảm của người phụ
nữ. Họ hiện lên là những người phụ nữ đẹp, khoan dung, trắc ẩn và đắm đuối”[57].
Nhận xét về thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn của một số nhà văn nữ,
Bùi Thị Thủy trong bài viết Dấu hiệu nữ quyền trong văn học nữ Việt Nam đương
đại cho rằng: nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ “đa phần là
những người đàn bà bất hạnh trong tình duyên và trong đời sống gia đình. Nhưng
hơn bao giờ hết họ luôn có thái độ chủ động trong tình yêu, dám làm tất cả những gì
mình khao khát. Họ ý thức rất rõ về hạnh phúc và luôn đấu tranh để đi đến hạnh
phúc ấy”[131]. Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Y Ban cũng “là những con
người, dám xông xáo trên con đường đi tìm tình yêu mặc dù họ biết trước rằng cuối
cùng mối tình ấy cũng chỉ là vô vọng”[131]. Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Võ

Trang 13


Thị Hảo là “những người đàn bà khổ vì yêu, rút hết gan, hết ruột để yêu và hi sinh
cho tình yêu bất cần những hệ lụy sau đó”[131].
Bàn về nhân vật nữ trong sáng tác của Lê Minh Khuê, trong chuyên luận

Truyện ngắn Việt Nam: lịch sử - thi pháp - chân dung, Giáo sư Phan Cự Đệ nhận
xét: “trong truyện ngắn Lê Minh Khuê xuất hiện khá nhiều nhân vật buồn… Lê
Minh Khuê đã khá tinh tế trong việc khắc “gương mặt buồn” của các nhân vật nữ.
Buồn vì nuối tiếc những kỉ niệm đẹp đẽ, buồn vì cũng có thể con người “cố giãy
giụa” để thoát khỏi nỗi thiếu thốn tình cảm, nhưng cuối cùng thì hạnh phúc là một
cái gì mong manh dễ vỡ, vụt đến vụt đi. Nhiều người phụ nữ đã khóc thương cho
tình yêu của mình”[34, tr.59].
Trong bài viết Ngôi nhà gương của Võ Thị Xuân Hà, tác giả Hà Phạm Phú
nhận xét về thế giới những người đàn bà trong truyện của Võ Thị Xuân Hà như sau:
“Thế giới đàn bà của Hà là một thế giới riêng, không lẫn vào ai. Những người đàn
bà của chị hình như cũng là sự xáo trộn giữa cái tốt và cái xấu, đầy lòng vị tha
nhưng cũng ích kỉ, rất tự tin nhưng cũng dễ bị cám dỗ, sống yên phận nhưng lại
không chịu yên với số phận đã an bài. Mỗi người phụ nữ là một bí ẩn”[40,
tr.359,360].
Trong bài viết Dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua hệ thống mô
típ chủ đề, tác giả Bích Thu nhận định: “Một số cây bút đã hướng ngòi bút vào số
phận của những người đàn bà đi suốt cuộc đời vẫn không tìm thấy tổ ấm, một nơi
trú ngụ tinh thần bởi sự thất vọng về tình yêu, về người bạn trăm năm, vì vậy họ
phải luôn đối diện với sự trống vắng của tâm hồn bởi những hụt hẫng vô cớ, thất
thường của trạng thái cô đơn”[123, tr.28].
Nhìn chung, thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đa
dạng và phong phú. Nhân vật nữ được khám phá dưới nhiều chiều kích khác nhau.
Chính vì thế, chân dung người phụ nữ hiện lên nguyên vẹn trên từng trang viết. Là
người cùng giới, các nhà văn có cái nhìn bao dung và cảm thông đối với nhân vật.

Trang 14


2.2.3. Bàn về những hạn chế trong truyện ngắn của các nhà văn nữ
Song song với những ý kiến bàn về những ưu điểm truyện ngắn của các nhà

văn nữ, giới nghiên cứu còn chỉ ra một số hạn chế trong truyện ngắn của đội ngũ
này.
Giáo sư Phương Lựu trong bài viết Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ đã chỉ
ra nhược điểm của văn học nữ “trước hết những sáng tác của nữ giới thường mang
màu sắc tự truyện, bởi vì diện sống nói chung không được sâu rộng”[78, tr.68]. Mặt
khác, “đề tài tình yêu chiếm một vị trí khá lớn, và là đặc điểm chung trong sáng tác
của họ… Tất cả những cây bút nữ này, nếu không phải chỉ viết về tình yêu, thì chủ
yếu cũng mới chỉ viết hay về tình yêu”[78., tr.68].
Nhà phê bình Đặng Anh Đào cho rằng: “Đọc Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng
Anh khá hào hứng, tuy nhiên phải nói thật là ở mỗi người nguy cơ lặp lại mình, đơn
điệu trong cái kiểu của mình, nguy cơ ấy đã khá rõ”[88, tr.64].
Tác giả Nguyễn Đăng Diệp trong bài viết Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ
quyền trong văn học Việt Nam đương đại có nêu nhận xét: “Việc đề cao phụ nữ và
nỗ lực nhấn mạnh bản ngã của giới nữ không phải không có lúc rơi vào quá đà. Nó
rất dễ dẫn tới hội chứng ghét nam (thay vì hội chứng ghét nữ đã từng tồn tại một
thời gian dài trong lịch sử)… Rõ ràng, để tạo nên những tác phẩm văn học thực sự
có giá trị, chỉ có cảm xúc và sự thôi thúc của nội tâm thì chưa đủ, nó cần đến những
suy tư sâu sắc và tỉnh táo mang tính triết học”[29].
Tác giả Lê Hương Thủy trong bài viết Điểm qua về sự vận động của truyện
ngắn các cây bút nữ nhận xét về hạn chế của truyện ngắn nữ: “Đề tài sáng tác chưa
thật phong phú, nhiều khi đã có hiện tượng lạm dụng khai thác một số đề tài nhất
định và sự lặp lại mình”[130, tr.71].
Nhà văn Trang Hạ trong bài viết Phụ nữ viết văn: Lao công của nghề viết đã
nêu ra nhược điểm của các nhà văn nữ là: “Trong tác phẩm, nếu nhân vật bỏ việc để
ở nhà phụng sự đấng lang quân, bạn là người phụ nữ yếu đuối, bạc nhược. Còn nếu
bỏ chồng rồi theo đuổi sự nghiệp cho tới thành công, bạn là người phụ nữ tân tiến,
tích cực. Rất nhiều tác phẩm văn học nữ giới đã rạch ròi tốt – xấu, yêu – ghét theo

Trang 15



kiểu đó. Sau khi nắm được một sợi dây ý tưởng, người viết rất dễ dàng bê y nguyên
những cảm nhận, kinh nghiệm, đời mình vào văn. Và sự mẫn tiệp của người phụ nữ
viết không cứu được tác phẩm bị xếp vào loại... sách đàn bà!”[41].
Bên cạnh những ưu điểm, truyện ngắn của các nhà văn nữ cũng bộc lộ không
ít những nhược điểm. Đó là đề tài chưa thật sự phong phú, nguy cơ lặp lại chính
mình, một số nhà văn rơi vào tình trạng là đề cao nữ giới… Những hạn chế này ít
nhiều do đặc điểm giới chi phối.
Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết bàn về truyện ngắn của các nhà văn nữ,
những bài viết về tác giả và tác phẩm… cùng với đó là những luận văn thạc sĩ
nghiên cứu về truyện ngắn của các nhà văn nữ. Tuy nhiên, do giới hạn của luận văn
nên chúng tôi không thể khảo sát hết.
Với việc điểm qua những bài viết, những công trình nghiên cứu trên trên,
chúng tôi nhận thấy truyện ngắn của các nhà văn nữ cũng như nhân vật nữ trong
sáng tác của họ đã được giới nghiên cứu quan tâm, chú ý. Nhìn chung, các ý kiến
trên thể hiện sự tìm tòi, tổng kết, chỉ ra thành công và hạn chế của truyện ngắn nữ
Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, những ý kiến trên chỉ là cách nhìn tạt ngang, chưa
có công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống. Trên cơ sở đó, cùng với việc tiếp
thu thành quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi có điều kiện để đi sâu hơn,
phát hiện thêm những điều mới mẻ trong cách xây dựng nhân vật nữ cũng như
truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Về thời gian khảo sát, luận văn tìm hiểu truyện ngắn của các nhà văn nữ
trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2000. Sở dĩ chúng tôi chọn mốc thời
gian từ 1986 là vì đây là năm diễn ra đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
Cộng Sản Việt Nam, đất nước bước vào giai đoạn đổi mới; văn học Việt Nam bắt
đầu vận động và phát triển theo qui luật đời thường. Năm 2000 là năm đánh dấu sự
mở đầu thế kỉ XXI, mốc thời gian từ 1986 đến 2000 còn là sự tổng kết quá trình 15
năm văn học nước nhà tiến hành đổi mới.


Trang 16


Về lực lượng sáng tác, là các nhà văn nữ hiện đang sống và làm việc trong
nước.
Về thể loại, luận văn khảo sát các truyện ngắn đã được tuyển tập, in thành
sách; những truyện ngắn đoạt giải trong các cuộc thi viết truyện ngắn và các truyện
ngắn được dư luận đánh giá và quan tâm trên các báo Văn nghệ, Tạp chí Nhà văn,
Tạp chí Văn nghệ Quân đội…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, người viết lựa chọn 10 tác giả nữ tiêu biểu với
khoảng 200 truyện ngắn để nghiên cứu.
Những tác giả nữ nghiên cứu trong đề tài
Tên tác giả

Stt
1

Phan Thị Vàng Anh

2

Y Ban

3

Võ Thị Xuân Hà

4


Võ Thị Hảo

5

Phạm Thị Hoài

6

Nguyễn Thị Thu Huệ

7

Lê Minh Khuê

8

Lý Lan

9

Trần Thùy Mai

10

Dạ Ngân

Do giới hạn của đề tài nên luận văn không thể nghiên cứu nhiều nhà văn nữ
với toàn bộ sáng tác của họ mà mỗi tác giả chỉ chọn một vài tác phẩm liên quan đến
hướng nghiên cứu của đề tài.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện luận văn, nhằm làm sáng rõ đề tài
người viết cũng tiến hành khảo sát một số truyện ngắn của các nhà văn nữ khác;
cùng với đó là một số sáng tác của các nhà văn nam cùng giai đoạn như: Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phạm Hoa…

Trang 17


4. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn
Luận văn sử dụng những hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp lịch sử
Phương pháp này sẽ giúp làm rõ sự tác động, ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch
sử xã hội đến truyện ngắn của các nhà văn nữ như thế nào? Đồng thời thấy được
truyện ngắn của các nhà văn nữ đã phản ánh, khám phá con người, xã hội ra sao?
Cũng như những vấn đề và thách thức của thời đại mà các nhà văn đặt ra trong sáng
tác của mình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu loại hình
Phương pháp này được sử dụng nhằm để lựa chọn khảo sát truyện ngắn của
các nhà văn nữ, từ đó định ra những nét bản chất, đặc trưng khi miêu tả và nghệ
thuật xây dựng nhân vật nữ.
4.3. Phương pháp cấu trúc – hệ thống
Phương pháp này được sử dụng nhằm sắp xếp nhân vật theo hệ thống, từ đó
tìm hiểu đặc trưng chung của kiểu nhân vật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ.
Đồng thời tìm hiểu các thủ pháp xây dựng nhân vật.
4.4. Hướng tiếp cận thi pháp học
Hướng tiếp cận này sẽ giúp làm rõ những đặc điểm về mặt thi pháp trong
truyện ngắn của các nhà văn nữ, từ kết cấu, cốt truyện đến cách xây dựng nhân
vật…
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, thao tác: phân tích, tổng hợp, so sánh…
được vận dụng thường xuyên để khảo sát tác phẩm theo hướng chiều sâu.

5. Những đóng góp của luận văn
5.1. Về giá trị khoa học
Nghiên cứu “Nhân vật nữ trong truyện ngắn Việt Nam từ năm 1986 đến
năm 2000 qua sáng tác của các nhà văn nữ” người viết hướng đến những mục
tiêu sau:
- Khái quát diện mạo và những đóng góp của truyện ngắn các nhà văn nữ
Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000.

Trang 18


- Chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt trong việc miêu tả nhân vật nữ
trong truyện ngắn của nhóm tác giả nữ được khảo sát.
- Nêu bật cách khám phá, thể hiện nhân vật nữ giàu tính nữ trong truyện
ngắn của các nhà văn nữ. Ca ngợi vẻ đẹp tính nữ và sự phong phú, đa dạng trong
tính cách của người phụ nữ Việt Nam. Qua đó, thấy được tư tưởng của nhà văn nữ
trong cách nhìn nhân vật nữ. Đồng thời, luận văn cũng góp phần làm sáng tỏ nghệ
thuật biểu hiện nhân vật nữ độc đáo, mới lạ, nữ tính trong thủ pháp nghệ thuật.
- Luận văn có sự mở rộng, so sánh với nhân vật nữ trong truyện ngắn của các
nhà văn nam để thấy được nét tương đồng cũng như sự khác biệt, từ đó thấy được
sự phong phú và đa dạng về phong cách nghệ thuật của truyện ngắn nữ trong dòng
chảy của văn học Việt Nam đương đại.
5.2. Về giá trị thực tiễn
Chúng tôi hy vọng luận văn có thể trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích
cho các bạn học sinh – sinh viên và những ai quan tâm đến truyện ngắn của các nhà
văn nữ Việt Nam đương đại.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1. Quan niệm về truyện ngắn và diện mạo truyện ngắn Việt
Nam từ 1986 đến 2000

1.1. Quan niệm về truyện ngắn
1.2. Diện mạo truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2000
1.3. Nhân vật nữ là kiểu nhân vật được quan tâm trong truyện ngắn của các
nhà văn nữ
Chương 2. Tính nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam từ
1986 đến 2000
2.1. Quan niệm về tính nữ
2.2. Tính nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ từ 1986 đến 2000

Trang 19


Chương 3. Hai kiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986
đến 2000
3.1. Kiểu nhân vật “tầng đời nền móng”
3.2. Kiểu nhân vật phá cách
Chương 4. Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu
4.1. Điểm nhìn trần thuật
4.2. Ngôn ngữ đối thoại
4.3. Ngôn ngữ thân thể
4.4. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Trang 20


CHƯƠNG 1
QUAN NIỆM VỀ TRUYỆN NGẮN
VÀ DIỆN MẠO TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000
1.1. Quan niệm về truyện ngắn
Truyện ngắn là một khái niệm đa dạng, phức tạp, khó xác định về nội dung

lẫn hình thức. Đã có rất nhiều bài viết, những công trình nghiên cứu với những định
nghĩa khác nhau về truyện ngắn nhưng đến nay vẫn chưa đạt đến sự thống nhất.
Trong luận văn này, người viết liệt kê một số khái niệm về truyện ngắn được trích
dẫn từ các sách từ điển văn học, thuật ngữ văn học, các sách lí luận, các công trình
nghiên cứu chuyên sâu để từ đó có cái nhìn tổng thể về thể loại này.
1.1.1. Quan niệm về truyện ngắn trong các sách từ điển văn học, thuật
ngữ văn học
Từ điển văn học định nghĩa truyện ngắn như sau: “Truyện ngắn; thứ truyện
bằng văn xuôi, có dung lượng nhỏ, miêu tả một khía cạnh, một tính cách, một mẩu
trong cuộc đời nhân vật”[98, tr.1699].
Đây là một định nghĩa tương đối ngắn gọn, chỉ nêu được đặc trưng chung
nhất về mặt hình thức, chưa đi sâu làm rõ những đặc điểm cơ bản về mặt thể loại và
đặc trưng thi pháp.
Trong cuốn Từ điển văn học bộ mới, tác giả đã định nghĩa về truyện ngắn
như sau: “Truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn
xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật
của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với
việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ… Truyện ngắn
thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, chồng chéo. Nhân vật truyện ngắn ít khi trở
thành một thế giới hoàn chỉnh, một tính cách trọn vẹn… Cốt truyện của truyện ngắn
thường tự giới hạn về thời gian, không gian; nó có chức năng nhận ra một điều gì
sâu sắc về cuộc đời, về con người”[97, tr.1846,1847].
So với cuốn Từ điển văn học của nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn thì cuốn Từ
điển văn học bộ mới của nhà xuất bản Thế Giới đã đưa ra định nghĩa về truyện ngắn

Trang 21


×