Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

những vấn đề về mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 243 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ AI

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MẠCH LẠC VĂN BẢN
TRONG BÀI LÀM VĂN CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ AI

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MẠCH LẠC VĂN BẢN
TRONG BÀI LÀM VĂN CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
Mã số: 62.22.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. DƯ NGỌC NGÂN
2. PGS.TS. TRỊNH SÂM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011




LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
được trình bày trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận án.

Người cam đoan

PHAN THỊ AI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

1. Các bảng biểu, sơ đồ được đánh số theo các chương mục của Luận án để tiện
theo dõi.
2. Việc trích dẫn các tài liệu được ghi theo số thứ tự của danh mục “Tài liệu tham
khảo” và được đặt trong dấu ngoặc vuông. Số đầu tiên là số thứ tự của tài liệu,
số kế tiếp là số thứ tự của trang trong tài liệu.
3. Các ví dụ được đánh số theo thứ tự tăng dần (1), (2), (3),… đến hết.
4. Chú thích nguồn cứ liệu: những câu văn, đoạn văn trong phần phụ lục thì chú
thích là (Phụ lục); những câu văn, đoạn văn viết tốt trích từ bài làm văn của
học sinh thì ghi là (Bài làm của học sinh); trích trong tác phẩm văn học ghi tên
tác giả, ví dụ như (Tô Hoài).
5. Chữ viết tắt: THCS: trung học cơ sở; THPT: trung học phổ thông, NAN:

Nguyễn An Ninh.



DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
STT Số bảng,
sơ đồ
1
1.1
2
1.2
3
1.3
4
1.4
5
1.5
6
1.6
7
1.7
8
1.8
9
1.9
10
1.10
11
1.11
12
1.12
13

1.13
14
1.14
15
1.15
16
1.16
17
1.17
18
1.18
19
1.19
20
2.1
21
2.2
22
2.3
23
2.4
24
2.5
25
2.6
26
2.7
27
2.8
28

2.9
29
2.10
30
2.11
31
2.12
32
2.13
33
3.1
34
3.2
35
3.3

Tên bảng và sơ đồ
Sơ đồ: Cấu trúc văn bản
Sơ đồ: Cấu trúc văn bản tập làm văn
Sơ đồ: Cấu trúc câu chuyện “Phần thưởng”
Sơ đồ: Cấu trúc đoạn văn diễn dịch – quy nạp
Sơ đồ: Cách phân loại đoạn văn
Sơ đồ: Cấu trúc đoạn văn diễn dịch
Sơ đồ: Cấu trúc đoạn văn quy nạp
Sơ đồ: Cấu trúc đoạn văn diễn dịch – quy nạp
Sơ đồ: Cấu trúc đoạn văn song hành tự do
Sơ đồ: Cấu trúc đoạn văn song hành tuyến tính
Sơ đồ: Cấu trúc đoạn văn theo quan hệ đồng thời
Sơ đồ: Cấu trúc đoạn văn theo quan hệ thời gian
Sơ đồ: Cấu trúc văn bản “Hội thi nấu cơm”

Sơ đồ: Quan hệ giữa các thành phần câu ở VD (55)
Sơ đồ: Quan hệ giữa các thành phần câu ở VD (56)
Sơ đồ: Quan hệ giữa các thành phần câu ở VD (59)
Sơ đồ: Quan hệ về nội dung giữa đoạn văn ở VD (60)
Sơ đồ: Quan hệ giữa các câu ở VD (61)
Sơ đồ: Quan hệ về nội dung giữa đoạn văn ở VD (64)
Bảng: Thống kê các loại lỗi
Bảng: Thống kê các loại lỗi theo trường
Bảng: Thống kê các loại lỗi theo đơn vị lớp
Bảng: Thống kê lỗi về câu
Bảng: Thống kê lỗi về dùng từ
Bảng: Thống kê lỗi diễn đạt thiếu ý
Bảng: Thống kê lỗi diễn đạt trùng lặp
Bảng: Thống kê lỗi diễn đạt lan man
Bảng: Thống kê lỗi không tách đoạn
Biểu đồ: Các mức độ lỗi trong bài tập làm văn
Sơ đồ: Quan hệ giữa các câu ở VD (65)
Sơ đồ: Các dạng lỗi diễn đạt thiếu mạch lạc
Sơ đồ: Cấu trúc nội dung của VD (145)
Sơ đồ: Cấu trúc quan hệ các đoạn trong “Cây tre …”
Sơ đồ: Cấu trúc của văn bản “Phan Văn Trị”
Sơ đồ: Cấu trúc trong VD (223)

Số
trang
25
26
27
28
40

41
42
43
45
45
46
47
57
68
68
69
71
72
73
78
79
81
92
95
111,112

114
117
125
80
83
89
123
164
169

178


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................... 3
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY ........................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ............................................................... 5
MỤC LỤC ................................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 8
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU....................................... 8
1.1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................8
1.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................9

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................................. 10
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 14
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................14
3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................15

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU ................................ 15
4.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................15
4.2. Nguồn ngữ liệu............................................................................................................16

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................................... 17
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ................................................................................ 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN, ĐOẠN VĂN VÀ MẠCH
LẠC ............................................................................................................ 19
1.1. VĂN BẢN ............................................................................................................ 19
1.1.1. Vài nét về ngữ pháp văn bản ....................................................................................19
1.1.2. Khái niệm văn bản (text)..........................................................................................21

1.1.3. Đặc điểm ..................................................................................................................23

1.2. ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN ....................................................................... 37
1.2.1. Khái niệm đoạn văn .................................................................................................38
1.2.2. Phân loại đoạn văn ...................................................................................................39
1.2.3. Cấu trúc đoạn văn ....................................................................................................40

1.3. MẠCH LẠC CỦA VĂN BẢN ............................................................................ 49
1.3.1. Mạch lạc và liên kết .................................................................................................50


1.3.2. Mạch lạc trong văn bản nói và văn bản viết ............................................................61
1.3.3. Các cấp mạch lạc (coherence levels) .......................................................................64

1.4. TIỂU KẾT ............................................................................................................ 71

CHƯƠNG 2: LỖI VỀ MẠCH LẠC TRONG BÀI TẬP LÀM VĂN
CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG............................................................. 73
2.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ....................................................................................... 73
2.2. LỖI DIỄN ĐẠT THIẾU MẠCH LẠC ................................................................ 77
2.2.1. Khái niệm .................................................................................................................77
2.2.2. Phân biệt lỗi không mạch lạc và lỗi thiếu mạch lạc.................................................79

2.3. MỘT SỐ LỖI DIỄN ĐẠT THIẾU MẠCH LẠC ................................................ 83
2.3.1. Lỗi câu ....................................................................................................................84
2.3.2. Lỗi đoạn .................................................................................................................102
2.3.3. Lỗi văn bản ............................................................................................................114

2.4. TIỂU KẾT .......................................................................................................... 122


CHƯƠNG 3: CHUẨN MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN TẬP LÀM
VĂN ......................................................................................................... 124
3.1. VĂN BẢN TẬP LÀM VĂN MẠCH LẠC........................................................ 124
3.1.1. Hình thức một văn bản tập làm văn mạch lạc........................................................126
3.1.2. Nội dung một văn bản tập làm văn mạch lạc .........................................................129

3.2. NHỮNG QUAN HỆ TẠO NÊN MẠCH LẠC VĂN BẢN TẬP LÀM VĂN .. 140
3.2.1. Quan hệ liên kết .....................................................................................................140
3.2.2. Quan hệ ngữ nghĩa .................................................................................................149

3.3. TIỂU KẾT .......................................................................................................... 168

KẾT LUẬN ............................................................................................. 170
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 175
TIẾNG ANH ............................................................................................................ 177

XUẤT XỨ CÁC VÍ DỤ......................................................................... 179
PHỤ LỤC ................................................................................................ 180


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, trên thế giới, các công trình nghiên cứu về
lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu rực
rỡ, tiêu biểu như công trình của W. Dressler (1970), P. Hartmann (1972), G. Kassai
(1976), M.A.K. Halliday & Hassan (1976), M. Coulthard (1977). Sau đó, ở Việt
Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này của các tác giả như
Nguyễn Trọng Báu - Nguyễn Quang Ninh - Trần Ngọc Thêm (1985), Trần Ngọc

Thêm (1989, 2000), Diệp Quang Ban (1998, 2002, 2006, 2009), Trịnh Sâm – Nguyễn
Nguyên Trứ (1989) v.v. Những thành tựu nghiên cứu về ngữ pháp văn bản đã được
đưa vào giảng dạy trong nhà trường nhằm mở rộng và nâng cao năng lực sử dụng
tiếng Việt cho học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, phần lớn nội dung dạy học tiếng Việt trong trường phổ thông, vẫn
còn thuộc lĩnh vực từ vựng và ngữ pháp câu. Việc xác định từ đơn, từ ghép; xác định
các thành phần câu trong thực hành tiếng Việt, nhất là trong các tác phẩm văn học,
vẫn còn những quan điểm chưa thống nhất. N.D. Arutjunova đã rút ra nhận định
chung rằng: “Ra khỏi phạm vi của những câu kinh điển, người nghiên cứu rơi vào
một đại dương rộng mở và không bờ bến của những câu […] rất ít được quy phạm
hoá về mặt hình thức” [82, tr. 14]. Và E. Benveniste cũng đã cho rằng câu là sự sáng
tạo không cùng và cũng là sự đa dạng không có giới hạn. Vì vậy, những công trình
nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt ngày càng nhiều và đạt được những thành tựu
không nhỏ.
Trong thực tế, nhiều trường hợp sử dụng tiếng Việt của học sinh cho thấy việc
học sinh viết đúng hay sai ngữ pháp không quan trọng bằng việc diễn đạt rõ ràng,
khúc chiết và mạch lạc vì văn chương hay, dù chỉ một đoạn, một câu cũng phải mạch
lạc và chặt chẽ. Quan sát đoạn văn sau:
Các câu thơ: “Mình về … nhớ nguồn” thể hiện nỗi lòng của người đi, tình
cảm của người dân Việt Bắc và người cách mạng. Bài thơ sử dụng điệp ngữ: “Mình


về, mình có” diễn tả tình cảm của người Việt Bắc và người cách mạng thật sâu sắc,
mặn nồng. Tác giả cho thấy cảnh thiên nhiên rừng núi thật đẹp. Chữ nguồn cho ta
nhớ về nguồn cội. (Phụ lục)
Trong đoạn văn trên, tuy từng câu viết có đúng ngữ pháp, nhưng người đọc/
người nghe vẫn cảm nhận rằng các ý được nêu vừa trùng lặp, vừa thiếu, diễn đạt lộn
xộn, luẩn quẩn và rời rạc,... Những đoạn văn như vậy đều bị nhận xét là đoạn văn
diễn đạt thiếu mạch lạc.
Đã nhiều thập kỷ qua, trong nhà trường, từ lớp hai (bậc tiểu học), học sinh đã

được rèn luyện viết bài tập làm văn, thế nhưng kết quả đạt được còn rất thấp. Kết quả
mà luận án đã thống kê được chỉ có khoảng 20% bài viết là diễn đạt rõ ràng và lưu
loát; số còn lại, ngoài những lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bài viết có rất nhiều
lỗi về diễn đạt như lủng củng, rời rạc, dài dòng, tối nghĩa, nói chung là thiếu mạch
lạc. Những lỗi này chiếm đa số trong bài viết của học sinh và đang gióng lên hồi
chuông báo động. Thực trạng trên nếu không sớm được khắc phục sẽ làm hạn chế hiệu
quả giao tiếp của tiếng Việt.
Thật vậy, nhiều công trình nghiên cứu Việt ngữ học đã xác định đơn vị giao tiếp
là văn bản và chuỗi câu chỉ trở thành văn bản khi mạch lạc; chuỗi câu càng mạch lạc
thì nội dung giao tiếp càng đạt hiệu quả. Song, diễn đạt mạch lạc là gì, như thế nào là
diễn đạt thiếu mạch lạc, hiện nay, vẫn còn là một câu hỏi lớn.
Vì thế cho nên, chúng tôi đã chọn “Những vấn đề về mạch lạc văn bản trong
bài làm văn của học sinh phổ thông” làm đề tài nghiên cứu cho luận án.
1.2. Mục đích nghiên cứu

Thực tế cho thấy một trong những yếu tố góp phần quan trọng để giao tiếp
thành công chính là sự diễn đạt nội dung một cách khúc chiết và mạch lạc. Vì vậy,
hiện nay, mạch lạc (coherence) đang là một đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước. Các nhà sư phạm, nhất là các giáo viên ngữ văn, cũng rất quan tâm
đến vấn đề này. Tất cả đều nhằm mục đích là làm sao cho người nói/ người viết diễn
đạt được ý một cách mạch lạc.


Luận án được hình thành không ngoài mục đích chung nêu trên. Chúng tôi cố
gắng trình bày một cách cụ thể, chi tiết các vấn đề về mạch lạc; những tiêu chí của
một câu văn, đoạn văn và văn bản mạch lạc. Đồng thời, qua kết quả khảo sát ngữ
liệu, bước đầu, luận án phác hoạ những yếu tố cơ bản, cần thiết góp phần xây dựng
văn bản tập làm văn mạch lạc.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Thuật ngữ mạch lạc chỉ mới xuất hiện trong những thập kỷ gần đây, cụ thể là

trong giai đoạn thứ hai của việc nghiên cứu văn bản. Rõ ràng, khái niệm mạch lạc
văn bản là một vấn đề hoàn toàn không mới nhưng lại rất phức tạp, được đề cập trong
những công trình nghiên cứu của A.J. Greimas (1966), T. Todorov (1968), V. Dijk
(1973), M.A.K. Halliday và R. Hasan (1976), H.G. Widdowson (1978), D.
Beaugrande (1980), G.M. Green (1989), D. Nunan (1993), D. Togeby (1994), G.
Brown và G. Yule (Trần Thuần dịch) (2002).
Cụ thể, tác giả V. Dijk (1973), trong công trình nghiên cứu “Những mô hình
của ngữ pháp văn bản” đã đưa ra ví dụ “Chúng ta sẽ có một số khách ăn trưa.
Calderon (đã) là một nhà văn lớn Tây Ban Nha.” để lập luận phản bác lại quan điểm
cho rằng hai câu đứng gần nhau là có mạch lạc với nhau, ông nhận xét rằng hai câu
đứng gần nhau có thể không mạch lạc với nhau. Theo ông, giữa hai câu này không có
hiện tượng nhắc lại từ, cũng không có yếu tố câu này chưa rõ nghĩa đòi hỏi phải
giải thích bằng yếu tố khác của câu kia và giữa chúng cũng không dễ dàng gì thiết
lập quan hệ nghĩa với nhau. Như vậy, rõ ràng qua nhận xét này, ta có thể hiểu được
quan niệm của V. Dijk: mạch lạc ít nhất phải hội tụ đủ ba yếu tố trên (chúng tôi
nhấn mạnh). Quan niệm này thực sự có sức thuyết phục.
Ngữ pháp truyện của T. Todorov (1968), được phát triển lên bởi D. Rumelhart
(1975) cùng với các đồng nghiệp của ông là S. Garrod và A. Sanford đều cho rằng
tính hợp lý lắng sâu bên trong ngữ pháp truyện là ở chỗ các truyện tuân theo một
khuôn hình mềm dẻo nhưng có thể khuôn định trong những quy tắc loại như quy tắc
viết lại [6, tr.200]. Và theo các tác giả này, cấu trúc nào của ngữ pháp truyện làm
thành được cái khung cho mạch lạc của truyện thì cấu trúc đó đúng (tính đúng ở đây,


theo Foucault định nghĩa, là một hệ thống các thủ tục được sắp đặt đối với việc sản
sinh, điều chỉnh, phân phối, lưu thông và thao tác trong trình bày).
Năm 1976, M.A.K. Halliday và R. Hasan với “Liên kết trong tiếng Anh” tuy
không nghiên cứu trực tiếp về mạch lạc, nhưng chúng ta có thể hiểu quan niệm về
mạch lạc của họ như sau: “… Chất văn bản bao gồm nhiều hơn, không chỉ là sự có
mặt của những quan hệ nghĩa thuộc loại mà chúng tôi quy về liên kết – sự phụ thuộc

của yếu tố này vào yếu tố khác để giải thích được nó. Nó bao gồm một chừng mực
nào đó của mạch lạc trong các ý nghĩa được diễn đạt: không chỉ hoặc không phải
chủ yếu là ở NỘI DUNG, mà ở sự lựa chọn TOÀN BỘ từ các nguồn ý nghĩa của ngôn
ngữ đó, bao gồm cả các thành tố liên nhân khác nhau, các thức, các tình thái, các độ
mạnh và những hình thái khác nữa mà người nói nhồi nhét vào trong tình huống
nói”. [116, tr.22]
Đến năm 1978, H.G. Widdowson với “Dạy tiếng theo giao tiếp” đã phân biệt
sự liên kết văn bản với mạch lạc diễn ngôn. Theo tác giả, mạch lạc diễn ngôn biểu
hiện trong khả năng dung hợp nhau của các hành động nói. Khả năng này thể hiện
qua cấu trúc theo qui ước của tương tác lời nói. Chính cấu trúc này cung cấp lời giải
thích cho cách thức mà một số phát ngôn rõ ràng là không nối kết với nhau về mặt
hình thức (không có liên kết) lại có thể được giải thuyết trong phạm vi một thể loại
tương tác lời nói nào đó, tạo ra chuỗi lời nói mạch lạc. Ông đưa ra ví dụ như:
A: That’s the telephone. (Có điện thoại)
B: I’m in the bath.
(Anh đang tắm)
A: OK
.
(Thôi được)
Chuỗi lời nói này là diễn ngôn mạch lạc. Còn liên kết văn bản thì được nhận biết
trên bề mặt từ ngữ, ngữ pháp và trong sự triển khai mệnh đề một cách logic.
D. Edmonson (1981) cũng khảo sát vấn đề về cái gì phân biệt văn bản với phi
văn bản (tức là, các văn bản mạch lạc với các văn bản không mạch lạc). Ông quả
quyết rằng khó mà tạo ra những phi văn bản từ những câu đứng cạnh nhau bởi vì nói
chung có thể tạo ra một vài kiểu ngữ cảnh đem lại tính mạch lạc cho bất kỳ tập hợp
câu nào. Ông phản đối điều khẳng định của V. Dijk, H.G. Widdowson và đưa ra
những ví dụ rất ngắn để cung cấp những văn bản hiểu được khi không có các đánh
dấu liên kết.



Năm 1983, trong tác phẩm “Phân tích diễn ngôn”, G. Brown và G. Yule đã
dành hẳn một chương cuối cùng cho “Tính mạch lạc trong việc giải thuyết diễn
ngôn”. Trong chương này, tác giả đã trích dẫn quan điểm của Labov (1970) “nhận ra
tính mạch lạc và không mạch lạc ở các chuỗi hội thoại không dựa trên cơ sở mối
quan hệ giữa các phát ngôn, mà là giữa các hành động được thực hiện bằng các phát
ngôn này”. [22, tr.351]
Năm 1989, G.M. Green là người xem xét mạch lạc trên cơ sở của nguyên tắc
cộng tác do H.P. Grice đề xướng. Ông cho rằng: “Mạch lạc của văn bản không phải
là vấn đề của những đặc trưng dành riêng cho văn bản, mà là vấn đề của cái sự thật
có thể coi là: việc những người tiếp nhận văn bản có năng lực suy luận bằng mọi
cách là việc cần thiết để chắp nối nội dung của các câu cá thể lại với nhau”, và họ
chắp nối “bằng cách làm rõ việc suy ra một trình tự thực hiện cái dàn ý được suy ra
để đạt đến cái mục tiêu được suy ra”. Đồng thời, G.M. Green thừa nhận có nhiều
cách tiếp cận khác nhau đối với mạch lạc. Do vậy, cách tiếp cận của ông đối với
mạch lạc có thể gọi là mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác.
D. Nunan, 1993, trong “Dẫn nhập phân tích diễn ngôn”, nhất trí với ý niệm cho
rằng liên kết không “tạo ra” mạch lạc và việc thiết lập tính mạch lạc là việc người
đọc/ người nghe có sử dụng kiến thức ngôn ngữ của họ để liên hệ thế giới diễn ngôn
với những con người, vật thể, sự kiện và sự thể bên ngoài bản thân văn bản v.v.
Trong khi đó, ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về mạch lạc có nhưng
chưa nhiều. Công trình nghiên cứu đầu tiên là Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt
(1985) của Trần Ngọc Thêm. Trong công trình này, tác giả đề cập đến liên kết và hệ
thống liên kết trong văn bản tiếng Việt. Công trình có phân tích khá chi tiết về liên
kết nội dung thể hiện qua liên kết chủ đề và liên kết logic. Khái niệm liên kết nội
dung của tác giả trong thời điểm lúc bấy giờ có lẽ cũng phù hợp với khái niệm mạch
lạc của nhiều nhà ngôn ngữ học hiện nay. Do vậy, công trình này có thể được xem là
công trình đầu tiên ở Việt Nam có đề cập đến mạch lạc.
Trong công trình Văn bản và liên kết trong tiếng Việt (1998), Diệp Quang Ban
đã trình bày về vấn đề mạch lạc văn bản một cách khá chi tiết. Đến năm 2002, quyển
Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn văn ra đời, chính tác giả đã bổ sung,



mở rộng và hiệu chỉnh mục nói về mạch lạc (trong sách 1998) thành Phần thứ ba:
Mạch lạc, với việc giới thiệu những nội dung rõ ràng và chi tiết hơn về mạch lạc
trong quá trình tạo lập và giải thích văn bản. Và năm 2005, với quyển VĂN BẢN, tác
giả đã dành hẳn chương hai để viết về Mạch lạc văn bản với hai nội dung cụ thể:
mạch lạc tạo lập văn bản và những biểu hiện của mạch lạc trong văn bản.
Trong công trình nghiên cứu “Ngữ pháp chức năng tiếng Việt” quyển 1, tác giả
Cao Xuân Hạo cũng có đề cập đến vấn đề mạch lạc trong ngôn bản và liên kết câu
với quan niệm “Khi ngôn bản gồm từ hai câu trở lên, giữa các câu có một quan hệ
nhất định khiến chúng không phải là bất kỳ đối với nhau: giữa chúng có một mạch
lạc” và sự mạch lạc giữa các câu này được thực hiện bằng các phương tiện từ ngữ,
ngữ pháp trong các câu và bằng bố cục. Tác giả minh chứng cho quan điểm của mình
qua các ví dụ cụ thể như: Lên tí nữa. Tí nữa. Sang trái một chút. Được rồi đấy. Đinh
đây này. Năm câu trong ví dụ trên cho chúng ta hình dung được ai đó đang định vị
một vật.
Ví dụ này minh hoạ cho chuỗi câu mạch lạc. Bằng các ví dụ điển hình, cụ thể,
tác giả đã phân tích trong một số trang, tuy ngắn nhưng thực sự thể hiện được khá
tường minh khái niệm mạch lạc.
Bên cạnh đó, còn có một số tác giả khác như Đỗ Hữu Châu, trong “Những luận
điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học” (tạp chí Ngôn ngữ số 2/
1990), “Ngữ pháp văn bản” (1994), “Đại cương ngôn ngữ học” tập 2 (2001); Nguyễn
Đức Dân “Logic và tiếng Việt” (1998) cũng đã có một số quan điểm phác họa về
mạch lạc đáng chú ý.
Gần đây có một số bài viết về mạch lạc như: Trần Thị Vân Anh “Mạch lạc theo
quan hệ nguyên nhân trong Truyện Kiều” (2002), Nguyễn Thị Thìn “Về mạch lạc của
văn bản viết” (ứng dụng vào phân tích truyện ngắn Đám ma kỳ lạ nhất mà tôi chứng
kiến của Ezra M. Cox) (2003), v.v.
Tóm lại, việc nghiên cứu về mạch lạc văn bản của các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ học trên thế giới và ở Việt Nam, chủ yếu trên ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt,

đã nêu bật một số quan điểm về mạch lạc.


- Mạch lạc là một vấn đề khá trừu tượng và khó nắm bắt. Vẫn còn nhiều quan
điểm chưa đồng nhất về mạch lạc.
- Mạch lạc là yếu tố quan trọng và chủ yếu tạo nên văn bản. Khi gọi là một văn
bản thì cũng có nghĩa là chính chuỗi phát ngôn đó chắc chắn đã mạch lạc. Và ngược
lại, không có mạch lạc, chuỗi phát ngôn này sẽ không trở thành văn bản.
- Mạch lạc và liên kết không phải là một. Mạch lạc thể hiện ở bề sâu của quan
hệ nghĩa, còn liên kết thể hiện ở bề mặt bằng các hình thức liên kết khứ chỉ, hồi chỉ,
v.v, và là một phương thức góp phần tạo nên mạch lạc trong văn bản.
- Mạch lạc ở hội thoại khác mạch lạc trong văn bản viết. Mạch lạc hội thoại
thường gắn chặt với hoàn cảnh và tình huống phát ngôn; còn mạch lạc trong văn bản
viết gắn chặt với chủ đề và toàn cảnh của văn bản.
- Mức độ nhận định về mạch lạc của một văn bản chủ yếu tuỳ thuộc vào khả
năng tư duy, thái độ tình cảm, trình độ hiểu biết và kiến thức nền của người đọc. Bên
cạnh đó, cũng còn có một số yếu tố cơ bản khác giúp người đọc/ người nghe xác định
được chuỗi câu mạch lạc và chuỗi câu không mạch lạc.
Nhìn chung, trong những thập kỷ gần đây, lý thuyết về mạch lạc đã và đang
được các nhà nghiên cứu ở phương Tây cũng như ở Việt Nam đề cập đến khá nhiều.
Tuy nhiên, những công trình có tính ứng dụng vào thực tiễn nói/ viết thì ít.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về ngữ pháp văn bản, phân tích diễn ngôn là lĩnh vực khá hấp dẫn.
Lĩnh vực này có nhiều vấn đề phức tạp nhưng không kém phần thú vị, cần thiết và
quan trọng. Và mạch lạc văn bản chính là một trong những vấn đề nói trên. Nhiều
nhà nghiên cứu đánh giá mạch lạc là hiện tượng khá mơ hồ, không tường minh, khó
nắm bắt. Nhưng với lý do và mục đích như đã trình bày, luận án chọn mạch lạc trong
văn bản viết, cụ thể là bài làm văn của học sinh phổ thông, làm đối tượng để tiếp cận

và nghiên cứu với hy vọng sẽ tìm được những giải thuyết tường minh hơn cho vấn đề
về mạch lạc trong văn bản trên.


3.2. Phạm vi nghiên cứu

Mạch lạc là vấn đề rất rộng và vô cùng phức tạp. Trong phạm vi của luận án,
để việc nghiên cứu được tập trung, nội dung giải quyết phù hợp với đề tài đặt ra, với
điều kiện và khả năng có hạn, chúng tôi vận dụng những thành tựu nghiên cứu về
mạch lạc của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước để khảo sát một số bài làm
văn của học sinh phổ thông nhằm xác định những tiêu chí về mạch lạc trong dạng văn
bản này.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
4.1. Phương pháp nghiên cứu

Sau khi đã xác định “Những vấn đề về mạch lạc văn bản trong bài làm văn của
học sinh phổ thông” làm đề tài luận án, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với các
phương pháp sau.
4.1.1. Phương pháp thống kê
Đối với luận án này, chúng tôi dùng chương trình SPSS để xử lý mẫu và cho
xuất các bảng thống kê về lỗi từ bài làm văn của học sinh.
4.1.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ học
a. Phân tích lỗi
Luận án thực hiện quá trình phân tích lỗi thông thường mà các nhà nghiên cứu
sử dụng: nhận diện (recognition), thông hiểu (interpretation), khôi phục
(reconstruction), phân loại (classification) và giải thích (explanation).
- Nhận diện: lỗi được xác định phụ thuộc vào tiêu chuẩn của sự thể hiện. Tiểu
chuẩn này phụ thuộc vào trình độ, năng lực, động cơ… của người học.
- Thông hiểu: điều cốt lõi của sự thông hiểu là kiến thức về tiếng Việt, về ngữ
cảnh mà người viết, người đọc sử dụng để cùng nhận định lỗi.

- Khôi phục: giải thích cho người viết hiểu được cách diễn đạt như vậy chưa
phù hợp với nội dung mà họ muốn thể hiện và hướng dẫn cách khôi phục.
- Phân loại: dựa vào quy tắc dùng từ, đặt câu, dựng đoạn của tiếng Việt để
phân loại lỗi.


- Giải thích: phân tích những nguyên nhân dẫn đến lỗi.
b. Phân tích mẫu
Luận án sử dụng phần mềm Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS FOR
WINDOWS để phân tích lỗi bằng cách tạo ra mẫu phiếu nhận xét, ghi nhận các lỗi từ
1000 bài tập làm văn viết của học sinh phổ thông ở các khối lớp 10, 11, 12. Luận án
nhập các thông tin từ phiếu vào máy, dùng chương trình SPSS xử lý dữ liệu cho ra
các thống kê số liệu, phân tích các số liệu để tìm nguyên nhân và giải pháp khắc
phục.
4.1.3. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được vận dụng trong suốt quá trình trình bày luận án để phân
tích, miêu tả các tài liệu tham khảo, ngữ liệu văn bản mẫu và bài viết của học sinh.
Sau khi tham khảo nhiều tài liệu, luận án ghi chép những nhận định, quan điểm theo
từng loại giống nhau và khác nhau. Luận án so sánh các quan điểm giữa các tác giả;
ví dụ như giữa D. Edmonson và H.G. Widdowson với V. Dijk; giữa Diệp Quang Ban
và Trần Ngọc Thêm; so sánh giữa lý luận về mạch lạc văn bản nói chung và mạch lạc
trong các văn bản tập làm văn viết của học sinh phổ thông, để từ đó có thể rút ra được
những nét chung cơ bản nhất hình thành quan điểm của luận án.
4.2. Nguồn ngữ liệu

Chúng tôi đã thu thập khoảng 1000 bài viết của học sinh phổ thông, trong đó,
có hai trăm bài khối lớp mười, hai trăm bài khối mười một và sáu trăm bài khối lớp
mười hai. Nguồn ngữ liệu chủ yếu tập trung ở lớp 12 vì đây là kết quả rèn luyện kỹ
năng sử dụng tiếng Việt của học sinh sau mười hai năm học phổ thông. Nguồn ngữ
liệu trên được thu thập từ ba trường phổ thông trung học có trình độ khác nhau thuộc

tỉnh Bình Dương để rút ra nhận xét toàn diện: lớp 10 (THPT Bình An), lớp 11 (THPT
Dĩ An), lớp 12 (bao gồm 200 bài của trường chuyên Hùng Vương, 200 bài của trường
THPT Dĩ An, 200 bài của trường THPT Nguyễn An Ninh). Trong đó, trường THPT
chuyên Hùng Vương, trường THPT Dĩ An là những trường chất lượng cao (học sinh
có học lực từ khá trở lên), trường THPT Nguyễn An Ninh và trường THPT Bình An
tập trung những học sinh có học lực từ trung bình yếu trở lên. Bên cạnh đó, chúng tôi


có trích dẫn thêm một số ví dụ từ các tài liệu như sách giáo khoa, bài phát biểu, một
số tác phẩm, những bài văn mẫu,… để minh hoạ.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Mạch lạc trong văn bản viết là một vấn đề không mới. Tuy nhiên, việc làm thế
nào để học sinh viết văn mạch lạc thì chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Thông thường, để hướng dẫn học sinh viết văn mạch lạc, giáo viên cho học sinh tiếp
cận với các văn bản mẫu, sau đó, đưa ra các đoạn văn, bài văn chưa mạch lạc và giúp
các em chỉnh sửa lại mà không giải thích cụ thể cho học sinh hiểu diễn đạt mạch lạc
là gì, thế nào là lỗi diễn đạt thiếu mạch lạc, v.v.
Luận án này sẽ trình bày một cách có hệ thống những vấn đề về mạch lạc văn
bản trong bài làm văn của học sinh, những lỗi về diễn đạt thiếu mạch lạc trong các
câu văn, đoạn văn, văn bản và bước đầu xác định những yếu tố tạo sự mạch lạc trong
văn bản tập làm văn.
Luận án góp thêm cứ liệu cho việc xác định khái niệm mạch lạc, lỗi diễn đạt
thiếu mạch lạc trong bài làm văn, qua phân tích các dạng lỗi về mạch lạc trong bài làm
văn của học sinh trung học. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể giúp giáo
viên có thêm tài liệu tham khảo về việc dạy tập làm văn ở nhà trường phổ thông đạt
hiệu quả, đồng thời giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viết văn mạch lạc, góp phần giữ
gìn, phát huy sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu (12 trang), phần kết luận (4 trang) và tài liệu tham khảo,
luận án gồm ba chương.

Chương một (60 trang) trình bày một cách tổng quan về văn bản, đoạn văn và
mạch lạc trong văn bản. Trong đó, luận án điểm qua khái niệm văn bản, ngữ pháp văn
bản, đặc điểm của văn bản, phân biệt văn bản nói và văn bản viết, một số kiểu văn
bản tập làm văn được giảng dạy ở trường phổ thông; khái niệm về đoạn văn, một số
cấu trúc đoạn văn thường được sử dụng trong văn bản; khái niệm mạch lạc, liên kết
trong văn bản, phân biệt giữa mạch lạc và liên kết, mạch lạc trong hội thoại và viết;


giới thiệu một cách sơ lược về các cấp mạch lạc: mạch lạc cấp độ câu, mạch lạc cấp
độ đoạn văn của văn bản.
Chương hai (56 trang) trình bày về lỗi diễn đạt thiếu mạch lạc, phân tích một
số dạng lỗi viết văn thiếu mạch lạc của học sinh phổ thông. Ở phạm vi đặt câu có các
dạng lỗi về ngữ pháp, ngữ nghĩa (hướng nội), lỗi trong quy chiếu, sắp xếp trình tự và
lỗi hỗn hợp (hướng ngoại). Lỗi trong dựng đoạn bao gồm triển khai lệch chủ đề, thiếu
ý, trùng lắp, thiếu hệ thống, nội dung thiếu chính xác. Lỗi trong văn bản bao gồm bố
cục không rõ ràng, không tách đoạn, tách đoạn tuỳ tiện, thiếu liên kết đoạn và hướng
khắc phục các lỗi trên.
Chương ba (50 trang) trình bày một số định hướng về mạch lạc trong văn bản
tập làm văn của học sinh phổ thông. Luận án phân tích các ví dụ trích từ bài viết được
giáo viên đánh giá là mạch lạc để rút ra yêu cầu tổng quát của các phần mở bài, thân
bài, kết luận mạch lạc; đồng thời, xác định những quan hệ góp phần tạo nên mạch lạc
như quan hệ liên kết được thể hiện bằng quy chiếu, thay thế, nối kết, lặp và quan hệ
ngữ nghĩa bao gồm quan hệ tương liên, ngữ cảnh và logic.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN, ĐOẠN VĂN VÀ
MẠCH LẠC
Ngôn ngữ học văn bản (text linguistics) ra đời đã góp phần lý giải những vấn
đề mà lâu nay ngôn ngữ học truyền thống bị bế tắc như những hiện tượng biểu hiện
trong phạm vi câu nhưng lại có liên quan đến cơ chế ngoài câu, nhu cầu thực tiễn của

việc xây dựng văn bản, vận dụng kiến thức ngôn ngữ học để phân tích các tác phẩm
văn học và xử lý thông tin.
Đây là một bộ môn khoa học mới của ngành ngôn ngữ học có đối tượng nghiên
cứu là những hiện tượng ngôn ngữ ở lĩnh vực trên câu. Ngôn ngữ học văn bản bao
gồm tất cả các loại hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Trong đó, ngữ pháp văn bản là bộ
phận quan trọng nhất của ngôn ngữ học văn bản.
Trần Ngọc Thêm đã nhận định: “Nếu coi việc nâng ngôn ngữ học lên tầm một
khoa học khái quát gắn liền với tên tuổi của F.de Saussure là cuộc cách mạng lần thứ
nhất trong ngôn ngữ học như lâu nay vẫn nói, thì cuộc cách mạng lần thứ hai phải là
việc đưa ngôn ngữ học lên tầm một khoa học bao quát hết đối tượng của mình gắn
liền với sự ra đời của ngôn ngữ học văn bản”.
[78, tr.12]
Chương này trình bày một cách tổng quát về văn bản, đoạn văn và mạch lạc văn
bản trong mối quan hệ với các dạng bài viết tập làm văn của học sinh phổ thông.
1.1. VĂN BẢN
1.1.1. Vài nét về ngữ pháp văn bản

1.1.1.1. Sơ lược về sự ra đời của ngữ pháp văn bản
Từ những năm ba mươi, trường phái ngôn ngữ học Praha đã đề cập đến đoạn
văn, sự liên hệ giữa các câu trong đoạn văn; và đến những năm sau, K. Boost (Đức)
với “Khối liên hệ các câu”, N.S. Pospelov (Nga) với “Chỉnh thể cú pháp phức hợp”;
I.A. Figurovskij với “Chỉnh thể cú pháp của văn bản hoàn chỉnh”, Z.S. Harris (Mỹ)
với “Discourse”, … đều nói đến mối liên hệ giữa các câu, tức mối quan hệ trên câu.


Năm 1953, L. Hjelmslev, nhà ngôn ngữ học Đan Mạch, đã viết: cái duy nhất
đến với người nghiên cứu ngôn ngữ với tư cách khởi điểm […] đó là văn bản trong
tính hoàn chỉnh tuyệt đối và không tách rời của nó.
Từ năm 1968, tên gọi ngữ pháp văn bản ngày càng được nhiều nhà ngôn ngữ
học đề cập đến. Lĩnh vực văn bản - theo cách nói hình tượng của V.A. Zvegintsev

[1980, tr.14]- gần như đã trở thành một “Vũ trụ ngôn ngữ học”.
Ngữ pháp văn bản kế thừa và phát triển những thành tựu của ngôn ngữ học nói
chung và của ngữ pháp học nói riêng. Đối tượng của ngữ pháp văn bản là những biểu
hiện theo quy luật trong quá trình cấu tạo các đơn vị trên câu và các đơn vị cú pháp
văn bản khác để tạo nên đơn vị lớn nhất là văn bản. Còn văn bản là sự biểu hiện bằng
ngôn ngữ để bộc lộ ý đồ giao tiếp. Bất kỳ một văn bản nào cũng có những đặc trưng
chủ yếu là tính liên kết, tính hoàn chỉnh về nội dung và kết cấu.
1.1.1.2 . Ý nghĩa của lý thuyết ngữ pháp văn bản ở trường phổ thông
Nhà trường phổ thông từ nhiều năm qua đã chú ý dạy cho học sinh cách sử
dụng từ ngữ, viết câu. Việc làm này đã thu được những kết quả nhất định. Học sinh
đã viết được nhiều câu đúng và không ít câu hay. Tuy nhiên, một số không ít lại
không biết cách trình bày các câu đúng và hay đó vào một đoạn, một bài viết để tạo
thành một chỉnh thể thống nhất, chặt chẽ và logic. Có thể khảo sát đoạn văn sau:
Các nhà thơ thời kỳ này đều ca ngợi tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi
chống xâm lăng. Ca ngợi tinh thần độc lập, ý thức tự cường chứa chan lòng yêu
nước. Ca ngợi cảnh thanh bình thịnh trị. Các bài thơ của Trần Quang Khải, Phạm
Ngũ Lão, bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt, “Bạch Đằng Giang Phú” của Trương
Hán Siêu… đã khẳng định nội dung văn học thời kỳ này. Trong số đó bài “Hịch
tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo là một trong những bài tiêu biểu. Bài hịch ra đời năm
1285. Bài hịch kêu gọi tướng sĩ nêu cao tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc mà ra
sức chiến đấu. Tác giả đã kêu gọi tướng sĩ hãy từ bỏ lối sống hưởng lạc, ra sức học
tập binh thư, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược…” (Phụ lục)
Trong đoạn văn trên, học sinh viết câu không sai ngữ pháp nhưng do không
biết sắp xếp các câu cho hợp lý nên đoạn văn diễn đạt dài dòng, lộn xộn và tối nghĩa.
Tuy nhiên, việc giúp học sinh xây dựng được những đoạn văn chặt chẽ về nội dung
và hình thức là điều không phải dễ. Thêm vào đó, việc sử dụng tiếng Việt trên các
phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, trong một số chương trình, cũng chưa


đúng chuẩn nên đã ảnh hưởng không ít đến việc rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt

của học sinh.
Đồng thời, trong thời gian qua, đa số giáo viên chỉ dạy cho học sinh viết câu
đúng, chú ý sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu; còn sửa lỗi đoạn văn thì chưa
được quan tâm đúng mức vì tính chất phức tạp của nó. Do vậy, việc đưa lý thuyết
ngữ pháp văn bản vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông là vô cùng cần thiết. Và để
khắc phục những hạn chế trên, chúng tôi nghĩ cần phải tạo điều kiện cho giáo viên
được bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức về ngữ pháp văn bản một cách chuyên
sâu, nhất là nội dung xây dựng câu văn, đoạn văn, văn bản mạch lạc để việc rèn luyện
kỹ năng trình bày ý tưởng một cách mạch lạc cho học sinh có hiệu quả.
1.1.2. Khái niệm văn bản (text)

Năm 1974, khi bàn về ngôn ngữ học văn bản, H. Isenberg đã nêu lại một số nét
chung của văn bản: “Với câu hỏi về các nét chung của tất cả các văn bản – văn bản
“có kết cấu” cũng như văn bản “không có kết cấu” – chúng tôi đã trả lời bằng cách kể
ra những đặc trưng như chuỗi nối tiếp tuyến tính của câu, biên giới phía trái và phía
phải, tính kết thúc tương đối và tính liên kết”.
Trong công trình “Liên kết trong tiếng Anh” năm 1976, M.A.K. Halliday và R.
Hasan đã bàn về những đặc trưng của văn bản như sau: “Từ văn bản được dùng trong
ngôn ngữ học để chỉ một đoạn nào đó, được nói ra hay được viết ra, có độ dài bất kỳ,
tạo lập được một tổng thể hợp nhất. Chúng ta biết như một nguyên tắc chung rằng
một mẫu ngôn ngữ của chính chúng ta hoặc tạo thành được một văn bản hoặc không.
Sự phân biệt giữa một văn bản và một tập hợp những câu không có quan hệ với
nhau suy cho cùng là vấn đề mức độ, và ở đây luôn luôn có những trường hợp
mà đối với chúng thì chúng ta không định chắc được – điều này có thể thường
gặp đối với nhiều giáo viên khi đọc các bài làm văn của học sinh (chúng tôi nhấn
mạnh). Tuy nhiên, điều đó không làm mất hiệu lực của nhận xét chung cho rằng
chúng ta cảm nhận được sự phân biệt giữa cái là văn bản với cái không là văn bản.
[…]”
1.1.2.1. Một số quan niệm về văn bản



Hiện nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về văn bản. Có quan niệm cho
rằng văn bản là biểu hiện sự kiện nói bằng các dạng viết “written text” hoặc là đơn
thoại không tương tác (non-interactive monolongue). Có quan niệm lại cho văn bản là
cái kiến trúc lý luận trừu tượng mà diễn ngôn sẽ hiện thực hóa nó (V. Dijk), vì thế mới
có liên kết văn bản (textual cohesion) và mạch lạc diễn ngôn (discourse coherence).
Liên kết văn bản được nhận diện qua bề mặt từ ngữ, qua ngữ pháp và qua sự triển khai
mệnh đề, còn mạch lạc diễn ngôn là hoạt động giữa các hành động nói (H.G.
Widdowson). Guy Cook có cách nhìn tương tự rằng văn bản là một chuỗi ngôn ngữ lý
giải được ở mặt hình thức, bên ngoài ngữ cảnh. v.v.
Còn theo M.A.K. Halliday thì “Văn bản là một đơn vị nghĩa, một đơn vị không
phải của hình thức mà là của ý nghĩa. Nó không phải được gồm từ những câu mà là
được hiện thực hoá hoặc được ký mã vào những câu”. [36, tr.1-2]
Trong quyển “The Encyclopedia of Language and Linguistics” (1994), văn
bản được xác định như sau: “Văn bản: 1. Một quãng được viết hay được phát ngôn,
lớn hoặc nhỏ, mà do cấu trúc, đề tài – chủ đề, v.v… của nó, hình thành nên một đơn
vị, như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường v.v… 2. Văn
học. Trước hết được coi như một tài liệu viết, thường đồng nghĩa với sách, […] 3.
Trong PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN, đôi khi được đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn
diễn ngôn thì được dành cho ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn được dùng bao gồm cả
văn bản”. [ 8, tr.201-202]
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu
mới chỉ là phần tử. Ngoài các câu – phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc.
Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với
những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung.
Nói một cách cụ thể, “Văn bản là một loại đơn vị được làm thành từ một khúc
đoạn lời nói hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài … loại như một
truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường…”.
[6, tr.50]
Định nghĩa về văn bản rất phong phú và đa dạng, được xác định từ nhiều góc

độ khác nhau. Tuy nhiên, các quan niệm trên có một số nét chung, có thể được khái


quát lại như sau: Văn bản là đơn vị của ngôn ngữ trong sử dụng, không xác định kích
cỡ, khác với câu về mặt chủng loại. Văn bản có thể ở dạng nói hay dạng viết; có thể
dài hay ngắn; có cấu trúc; có đề tài, tiêu biểu như một tác phẩm văn học, một bài báo,
một bài văn viết/ nói, một quyết định, v.v.
1.1.2.2. Khái niệm văn bản trong sách giáo khoa phổ thông
“Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết,
mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp”.
[15, t.1, tr.17]
Định nghĩa này được vận dụng từ cách hiểu văn bản phổ biến trong nhiều tài
liệu về Việt ngữ học, phù hợp khả năng nhận biết của học sinh phổ thông. Từ khái
niệm trên, điều quan trọng cần chú ý là văn bản có chủ đề thống nhất, liên kết, mạch
lạc và vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp từng loại như: tự sự, miêu tả, biểu
cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính, v.v.
Nói tóm lại, quan niệm của chúng tôi trong luận án này: Văn bản là một đơn
vị giao tiếp bằng lời hay bằng chữ viết, có thể dài hay ngắn, có đề tài, có cấu trúc
và mạch lạc. Như vậy, bài tập làm văn của học sinh phổ thông được xem là một dạng
của văn bản.
1.1.3. Đặc điểm

Từ khái niệm văn bản, chúng ta có thể xác định, để có một văn bản, không phải
chỉ cần ghép những câu đúng ngữ pháp lại với nhau mà nội dung của những câu này
phải liên quan chặt chẽ với nhau, cùng gắn kết để tạo thành một chỉnh thể (chỉnh thể
là một khối thống nhất trong đó các bộ phận có quan hệ chặt chẽ không thể tách rời
nhau) biểu đạt một chủ đề chung và được sắp xếp trong một kết cấu hoàn chỉnh,
mạch lạc nhằm đạt được mục đích giao tiếp cụ thể. Đó chính là những nét cơ bản
phân biệt giữa văn bản và phi văn bản.
1.1.3.1. Đặc điểm chung của văn bản

Các mối quan hệ tạo nên tính thống nhất chủ đề để chuỗi câu trở thành văn bản
được biểu hiện ở những đặc trưng cơ bản của văn bản như tính hoàn chỉnh nghĩa, tính
hoàn chỉnh cấu trúc và tính liên kết, mạch lạc.


a. Tính hoàn chỉnh về nghĩa của văn bản
Tính hoàn chỉnh về nghĩa của văn bản thể hiện ở sự thống nhất chủ đề của nó.
Chủ đề được hiểu là hạt nhân nghĩa có nội dung cô đúc và khái quát của văn bản:
“Chủ đề của văn bản hoàn chỉnh hay của văn bản con chúng tôi coi là hạt nhân nghĩa
được hiểu như nơi tập trung khái quát toàn bộ nội dung của văn bản”. [54, tr.27]
Một văn bản hoàn chỉnh có dung lượng cỡ lớn như một tác phẩm thì có thể
được cấu tạo bởi các chương, phần, mục, v.v hay nhỏ như một bài thơ Đường thì
cũng được tạo nên từ những đoạn thơ. Mỗi chương, phần, mục, đoạn, luôn luôn biểu
đạt một chủ đề bộ phận, chủ đề con. Chủ đề chung của văn bản được đề cập đến ở
trên phải được hiểu không phải là một phép cộng đơn thuần của các chủ đề bộ phận/
chủ đề con mà chúng đồng thời phục vụ cho việc thể hiện một chủ đề chung và bổ
sung cho nhau trong việc thể hiện chủ đề ấy.
VD (1): PHẦN THƯỞNG
Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng tiến nhà
vua.

Ông ta tìm đến cung điện và nhờ các quan trong triều bảo làm cách nào gặp
được nhà vua. Một trong các quan hỏi ông ta cần gặp vua để làm gì. Người nông dân
bèn kể lại chuyện muốn dâng vua viên ngọc quý.
Vị quan nọ bảo:
- Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện anh phải chia cho tôi một
nửa phần thưởng của nhà vua. Nếu không thì thôi !
Người nông dân đồng ý, và viên quan nọ liền dẫn ông ta vào cung vua. Vua
cầm lấy viên ngọc và bảo:
- Thế anh muốn ta thưởng cho anh cái gì bây giờ?

Người nông dân bèn thưa:
- Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn
cả. Chỉ có điều là hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa hạ thần vào đây một
nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi
nhăm roi.
Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một
nghìn rúp. (15, t.1, tr.45-46)
Câu chuyện trên gồm ba phần: phần mở bài “Một… vua” thể hiện lòng trung
thành và sự tôn kính của anh nông dân; phần thân bài “Ông …roi” thể hiện tinh thần
dũng cảm đấu tranh chống bọn quan tham của anh nông dân; phần kết luận: sự thành
công của anh nông dân. Chủ đề chung của câu chuyện là ca ngợi lòng dũng cảm,
trung thành và thông minh của người nông dân trong đấu tranh chống bọn tham quan.


Như vậy, chủ đề chung ở đây không thể là sự lắp ghép đơn thuần các chủ đề con lại
với nhau mà là một sự tổng hợp và phát triển.
VD (2): Quặng sắt không có ích đối với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày
nếu như nó ở dạng tồn tại trong tự nhiên. Trước hết nó phải được vỡ ra từ lòng đất
và được khai thác lên. Đó là công việc của những người thợ mỏ. Những lò cao luyện
quặng thành sắt tự nhiên. Những xí nghiệp gang thép biến sắt tự nhiên thành gang
thép; Cuối cùng những xí nghiệp gang thép sản xuất từ thép thành sắt tây và thép
tấm. (53, tr.33)
Chủ đề hay nội dung chính trong ví dụ này có thể khái quát là quá trình lao
động nhằm khai thác và xử lý quặng sắt tự nhiên thành sắt thép được dùng trong xây
dựng. Tất cả các câu trong đoạn văn trên đều tập trung nêu bật quá trình này.
VD (3): Xem bài thơ (Thơ văn yêu nước Nam Bộ, nửa sau TK XIX)
Trên đời có mấy mặt đi ngang?
Ỷ lớn chân tay có một chàng
Lõ mắt không phân người phải quấy
Quơ càng chẳng lựa kẻ ngay gian

Đưa mình theo nước hiềm không ruột
Lột vỏ già đời chẳng thấy gan
Gặp lúc tối trời thì kể chắc
Nghe hơi động đất rút vào hang. (158, tr.122)
Nội dung tường minh của từng câu, từng câu trong văn bản trên đều tập trung
miêu tả con cua nhưng ý nghĩa hàm ẩn chung của toàn bài thơ là nhằm ám chỉ bọn
hèn nhát bán nước cầu vinh, cúi đầu làm tay sai cho giặc, chạy theo thời thế để kiếm
chác cho bản thân.
Các ví dụ này đã thể hiện tính hoàn chỉnh về nghĩa của văn bản. Tuy nhiên, nếu
chỉ đáp ứng cho sự hoàn chỉnh nghĩa văn bản sẽ không được trọn vẹn nếu văn bản
không có được một cấu trúc hoàn chỉnh.
b. Tính hoàn chỉnh về cấu trúc của văn bản
Các câu, các đoạn trong văn bản quan hệ chặt chẽ với nhau không phải chỉ do
sự thống nhất chủ đề mà còn bằng những tín hiệu đa dạng bên ngoài. Những tín hiệu
này chỉ ra rằng chúng là những bộ phận của một chỉnh thể và hợp lại tạo nên một cấu
trúc hoàn chỉnh.


×