Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu mô hình chia sẻ nội dung động cho đào tạo điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

PHÙNG CHÍ DŨNG

NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH CHIA SẺ NỘI DUNG
ĐỘNG CHO ĐÀO TẠO ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2006


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

PHÙNG CHÍ DŨNG

NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH CHIA SẺ NỘI DUNG
ĐỘNG CHO ĐÀO TẠO ĐIỆN TỬ

Chuyên ngành: Công nghệ thông tin
Mã số: 1.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Hồ Sĩ Đàm

Hà Nội - 2006




LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Hồ Sĩ Đàm,
người thầy đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình làm luận văn, đến TS. Nguyễn
Việt Hà người đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi nhiều về mặt chuyên môn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô và đồng nghiệp tại Bộ mơn mạng
và Trung tâm máy tính đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong quá trình làm việc và
thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình: Bố mẹ và em gái đã luôn là những người
luôn ở bên động viên cổ vũ tơi trong suốt q trình học tập.
Hà Nội, ngày 31/11/2006
Phùng Chí Dũng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá
nhân, không sao chép lại của người khác. Trong toàn bộ nội dung của luận văn,
những điều được trình bày hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều
nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích
dẫn hợp pháp.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy
định cho lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 31 tháng 11 năm 2006
Phùng Chí Dũng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: ĐÀO TẠO ĐIỆN TỬ ...................................................................................4
1.1. Định nghĩa ..................................................................................................................4
1.2. Lịch sử phát triển........................................................................................................8
1.2.1. Đào tạo từ xa.......................................................................................................8
1.2.2. Đào tạo có sự trợ giúp của máy tính...................................................................9
1.2.3. Đào tạo có sự trợ giúp của Internet..................................................................10
1.3. Mơ hình hệ thống đào tạo điện tử.............................................................................11
1.3.1. Phân hệ quản trị nội dung học (LCMS) ............................................................12
1.3.2. Phân hệ quản trị học (LMS)..............................................................................13
1.4. Chia sẻ nội dung trong đào tạo điện tử.....................................................................14
CHƯƠNG 2: MƠ HÌNH BIỂU DIỄN DỮ LIỆU SCORM............................................16
2.1. Chuẩn trong đào tạo điện tử .....................................................................................16
2.2. Khái quát về chuẩn SCORM ....................................................................................18
2.2.1. SCORM Overview - Tổng quan về SCORM......................................................20
2.2.2. SCORM CAM - Mơ hình đóng gói nội dung của SCORM................................20
2.2.3. SCORM RTE - Môi trường thực thi của SCORM .............................................25
2.2.4. SCORM SN - Tuần tự và điều hướng bài giảng trong SCORM........................26
2.3. Mơ hình chia sẻ nội dung tĩnh ..................................................................................26
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH CHIA SẺ NỘI DUNG ĐỘNG................................................30
3.1. Bài tốn.....................................................................................................................30
3.2. Mơ hình lưu trữ.........................................................................................................32
3.2.1. Lưu trữ nội dung ...............................................................................................33
3.2.2. Lưu trữ thơng tin về các khóa học.....................................................................34
3.3. Mơ hình chức năng giao tiếp lớp trung gian ............................................................35


3.3.1. Mơ hình chức năng lớp giao tiếp giữa LMS, LCMS với kho lưu trữ ................36
3.3.2. Mơ hình phân phối nội dung bài giảng đến học viên........................................37
CHƯƠNG 4: TRIỂN KHAI .............................................................................................41

4.1. Những nội dung đã triển khai ...................................................................................41
4.1.1. Mơ hình triển khai thực nghiệm ........................................................................41
4.1.2. Nội dung thực nghiệm .......................................................................................42
4.2. Kết quả......................................................................................................................45
4.2.1. Xây dựng phân hệ LMS và LCMS .....................................................................45
4.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu trung tâm .....................................................................47
4.2.3. Xây dựng lớp giao tiếp trung gian ....................................................................47
4.2.4. Kết qủa thu được ...............................................................................................47
KẾT LUẬN.........................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................57


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AICC

Aviation Industry CBT Committee

API

Application Program Interface

AGR

AICC Guideline & Recommendation

CBT

Computer Base Training

CAM


Content Aggregation Model

CSS

Cascade Style Sheet

ERP

Enterprice Resource Plan

HR

Human Resource

LD

Learning Design

LMS

Learning Management System

LCMS

Learning Content Management System

SCO

Sharable Content Object


SCORM

Sharable

RTE

Run time Enviroment

XML

eXtensible Markup Language

WBT

Web Based Training

Content

Object

Reference


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Mơ hình hệ thống đào tạo điện tử .............................................................12
Hình 2.1 Quy trình hình thành chuẩn trong đào tạo điện tử ....................................17
Hình 2.2.Lược đồ phát triển các phiên bản của SCORM ........................................19
Hình 2.3 Asset ..........................................................................................................21
Hình 2.4.Sharable Content Object (SCO)................................................................22

Hình 2.5.Content Organization ................................................................................22
Hình 2.6 Gói nội dung..............................................................................................25
Hình 2.7 Mơ hình chia sẻ tĩnh (pha chia sẻ) ............................................................28
Hình 2.8 Mơ hình chia sẻ tĩnh (pha cập nhật nội dung)...........................................29
Hình 3.1 Mơ hình hệ thống chia sẻ nội dung động ..................................................32
Hình 3.2 Phân phối qua LMS...................................................................................38
Hình 3.3 Phân phối trực tiếp ....................................................................................40
Hình 4.1 Mơ hình hiện tại của Moodle ....................................................................43
Hình 4.2 Mơ hình sau khi phân tách và bổ sung lớp trung gian ..............................44
Hình 4.3 Sử dụng LCMS để tạo tập các bài giảng theo chủ đề ...............................48
Hình 4.4 Đưa nội dung vào khóa học từ LCMS ......................................................49
Hình 4.5 Khóa học sau khi đã được bổ sung các bài giảng .....................................50
Hình 4.6 Tạo khóa học trên cơ sở nội dung đã tạo bởi phân hệ LCMS...................51
Hình 4.7 Tạo một khóa học khác tham chiếu đến cùng một nội dung ....................52
Hình 4.8 Truy cập nội dung bài giảng từ LMS ........................................................53


Hình 4.9 Các hoạt động có thể bổ sun cho từng khóa học.......................................54
Hình 4.10 Một ví dụ về việc bổ sung bài tập về nhà cho khóa học ........................55


Trang 1

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh
vực máy tính mà thành tựu to lớn là sự xuất hiện của mạng máy tính tồn cầu
Internet, đào tạo điện tử (E-learning) hay “Q trình đào tạo trong đó việc giảng dạy
được thể hiện hoặc phân phối thông qua các phương tiện điện tử như vơ tuyến
truyền hình, máy tính, mạng internet…” đang mang lại cho những người có nhu cầu
học tập những cơ hội chưa từng có từ trước đến nay. Giờ đây, từ bất cứ đâu, tại bất

cứ thời điểm nào người học đều có thể tham gia vào quá trình học tập nhằm nâng
cao sự hiểu biết của bản thân cũng như nâng cao trình độ, kỹ năng trong công việc.
Người học trở thành trung tâm của quá trình đào tạo, nơi họ tự xác định nội dung
học, tiến trình học trên cơ sở nhu cầu và trình độ của bản thân. Còn đối với người
dạy, với việc sử dụng các hệ thống đào tạo điện tử, họ có thêm nhiều cơng cụ hỗ trợ
trong việc biên tập, quản lý nội dung bài giảng cũng như giúp họ có thể theo sát và
nắm được tình hình học tập của từng học viên một cách nhanh chóng và thuận tiện
nhất. Về mặt bản chất, đào tạo điện tử không phải là một phương pháp mới thay thế
cho phương pháp đào tạo truyền thống, nó chỉ cung cấp thêm cho quá trình đạo tạo
những phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cả người dạy lẫn người học trong quá trình
truyền đạt tri thức.
Với những ưu điểm như vậy, nhiều hệ thống đào tạo điện tử đã được nghiên
cứu và triển khai. Cũng từ đây xuất hiện nhu cầu trao đổi nội dung bài giảng giữa
các hệ thống đào tạo điện tử với nhau. Kết quả là các chuẩn đóng gói và chia sẻ nội
dung lần lượt được xây dựng và triển khai, trong đó phổ biến và được cộng đồng
những người xây dựng hệ thống đào tạo điện tử chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất
là hệ thống chuẩn SCORM. Hệ thống chuẩn này là một tập các mô tả cho phép các
hệ thống đào tạo điện tử cần chia sẻ nội dung bài giảng có thể đóng gói các nội
dung cần chia sẻ này thành các gói bài giảng; đồng thời cũng cho phép các hệ thống
cần sử dụng những bài giảng được chia sẻ có thể hiểu để đưa được nội dung vào hệ


Trang 2

thống của mình. Mơ hình chia sẻ này cịn được gọi là mơ hình chia sẻ tĩnh theo
nghĩa khi một hệ thống đào tạo điện tử đã đóng gói nội dung cần chia sẻ thành các
gói bài giảng và phân phối cho các hệ thống khác và sau đó họ thay đổi hay cập
nhật lại các nội dung của những bài giảng đó thì việc này khơng ảnh hưởng gì đến
các hệ thống khác đã sử dụng các bài giảng này. Muốn các hệ thống khác cũng có
được những bài giảng đã được sửa chữa hay cập nhật, quá trình chia sẻ và kết nhập

nội dung phải thực hiện lại từ những bước đầu tiên. Mặt khác, tại các hệ thống có
sử dụng lại các bài giảng đã được đóng gói, nếu muốn thay đổi hay chỉnh sửa các
nội dung bên trong gói nội dung cho phù hợp với hệ thống của mình thì phải thực
hiện lại quá trình đóng gói. Đặc điểm này khiến việc cập nhật nội dung bài giảng
giữa các hệ thống trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian công sức.
Trong phạm vi luận văn “Nghiên cứu mơ hình chia sẻ nội dung động cho đào
tạo điện tử”, chúng tôi muốn xây dựng một mơ hình chia sẻ dữ liệu động, trong đó
các thơng tin về nội dung sẽ được lưu trữ trong các hệ thống trung tâm, việc cập
nhật các nội dung này có thể thực hiện tại nhiều hệ Quản trị nội dung học (LCMS)
khác nhau, việc truy cập các nội dung này có thể thơng qua nhiều hệ Quản trị học
(LMS) chỉ với điều kiện các hệ LCMS và LMS này phải tuân theo các chuẩn giao
tiếp chung với kho lưu trữ trung tâm. Sử dụng mơ hình này, chúng tơi hi vọng sẽ
tăng cường được hiệu quả của quá trình chia sẻ thông tin bài giảng giữa các hệ
thống đào tạo điện tử với nhau. Với mục tiêu như vậy, cấu trúc của luận văn được
chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về đào tạo điện tử, giới thiệu các khái niệm cơ bản về
đào tạo điện tử, trong đó chúng chúng tôi nhấn mạnh việc đánh giá ưu nhược điểm
của đào tạo điện tử trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Đánh giá nhu cầu trao
đổi thông tin bài giảng giữa các hệ đào tạo điện tử từ đó đề xuất mục tiêu nghiên
cứu của luận văn.
Chương 2: Mơ hình chia sẻ nội dung tĩnh và chuẩn SCORM. Chương này
mở đầu bằng việc giới thiệu về các chuẩn và tầm quan trọng của các chuẩn trong


Trang 3

đào tạo điện tử trong đó giới thiệu chi tiết về mơ hình biểu diễn dữ liệu và mơ hình
đóng gói bài giảng theo chuẩn SCORM. Từ đó, luận văn sẽ phân tích các đặc điểm
của mơ hình chia sẻ nội dung tĩnh và đưa ra các đánh giá về ưu điểm cũng như
nhược điểm của mơ hình này.

Chương 3: Mơ hình chia sẻ nội dung động. Trong chương này, luận văn tập
trung vào việc trình bày và phân tích bài tốn xây dựng mơ hình chia sẻ nội dung
động.: các thành phần, vai trò và nhiệm vụ của mỗi thành phần, đánh giá tính khả
thi của mơ hình. Trong chương này, luận văn sẽ đi sâu vào việc xây dựng mơ hình
dữ liệu và mơ hình trao đổi thông tin giữa các hệ LMS, LCMS với kho lưu trữ trung
tâm thông qua lớp giao tiếp trung gian.
Chương 4: Thực nghiệm, trình bày các nội dung thực nghiệm mà luận văn
đã tiến hành trên cơ sở mơ hình chia sẻ đã đề xuất ở chương 3. Cuối chương này là
các đánh giá về kết quả đạt được và hướng triển khai thực nghiệm trong tương lại


Trang 4

CHƯƠNG 1: ĐÀO TẠO ĐIỆN TỬ
Đào tạo điện tử (elearning) là khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời gian
gần đây và dành được sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau từ các chính phủ
đến những người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu. Ở thời điểm hiện tại, đào
tạo điện tử đang gắn liền với việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
nhằm tạo ra một bước đột phá trong lĩnh vực giáo dục: đưa giáo dục đến gần với
người học hơn cả về phương diện tiếp cận lẫn phương diện nội dung, lấy nhu cầu và
mục tiêu của người học làm trung tâm, nhằm hướng tới một nền giáo dục phổ cập
theo nhu cầu. Trong chương đầu tiên của luận văn, chúng tơi sẽ trình bày một cách
ngắn gọn các mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của đào tạo điện tử; các khái
niệm cơ bản có liên quan đến mơ hình của một hệ thống đào tạo điện tử: đó là hệ
thống quản trị học LMS và hệ thống quản trị nội dung học LCMS. Trên cơ sở đó ở
phần cuối của chương chúng tôi sẽ đưa ra vấn đề cơ bản mà luận văn này hướng tới:
Đó là việc chia sẻ động nội dung giữa các hệ thống đào tạo điện tử khác nhau.

1.1. Định nghĩa
Đào tạo điện tử (elearning) là q trình đào tạo trong đó việc giảng dạy được

thể hiện hoặc phân phối thông qua các phương tiện điện tử như vơ tuyến truyền
hình, máy tính, mạng internet …[1].
Ở phương pháp đào tạo truyền thống, quá trình đào tạo là quá trình truyền
đạt tri thức từ người dạy (đối tượng nắm giữ tri thức) sang người học (đối tượng cần
tri thức). Quá trình này được tiến hành thông qua các bài học, bài giảng trong môi
trường thường là trực tiếp, mặt đối mặt. Như vậy về bản chất đào tạo điện tử không
thay đổi bản chất của đào tạo từ trước đến nay, đó vẫn là quá trình truyền tải các tri
thức và kỹ năng từ người dạy đến người học trên cơ sở các bài giảng xoay quanh
một hoặc một số các chủ đề. Tuy nhiên khác với môi trường đào tạo truyền thống
nơi người dạy và người học phải cùng gặp mặt tại một thời điểm trong cùng một
không gian địa lý, đào tạo điện tử dựa trên ưu thế của các kỹ thuật điện tử truyền


Trang 5

thông đã tạo ra một môi trường học tập mới đem lại cho người học nhiều cơ hội học
tập khác.
Trong tài liệu [1], tác giả đã đánh giá những ưu điểm cũng như những nhược
điểm còn cần khắc phục của mơ hình đào tạo mới mẻ này
Ưu điểm:
Đối với người học, đào tạo điện tử cho phép:


Học viên có thể học mọi lúc mọi nơi, do đó giảm được chi phí đi lại
hoặc chi phí do việc phải đình trệ cơng việc để tham gia các khóa
học.



Học viên được tiếp cận với những giáo viên tốt nhất, tài liệu mới

nhất bởi với môi trường học tập mới mẻ này, học viên giờ đây có
thêm nhiều cơ hội lựa chọn khóa học, lựa chọn giáo viên, những cơ
hội mà trước đây họ không thể thực hiện được bởi các ràng buộc về
khơng gian hoặc thời gian.



Tăng tính chủ động của học viên thông qua việc học viên tự xác định
các vấn đề cần học, tự xác định thời gian biểu, trình tự tiến hành để
vừa thực hiện mục tiêu đã đặt ra vừa phù hợp với điều kiện của bản
thân.



Kết quả học tập được phản hồi trong thời gian ngắn nhất, trên cơ sở
kết quả học tập tại từng thời điểm, cho phép học viên có thể điều
chỉnh lại lịch trình học tập của mình.



Nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện truyền thơng

Đối với người dạy, đào tạo điện tử mang đến cho giáo viên khả năng:


Có thể cung cấp, thay đổi hay cập nhật nội dung bài giảng một cách
nhanh chóng từ bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào, điều này giúp giáo


Trang 6


viên giảm được chi phí và thời gian đi lại so với việc phải đến các
trung tâm để dạy.


Có thể sử dụng lại các nội dung bài giảng của bản thân cũng như của
các giáo viên khác một cách thuận tiện trong q trình biên tập nội
dung giảng dạy



Có thêm nhiều công cụ hỗ trợ giúp giáo viên trong quá trình biên tập
và quản lý bài giảng nhằm nâng cao chất lượng bài giảng.



Dễ dàng nắm bắt được các thơng tin về tình hình học tập chung của
cả lớp cũng như của từng học viên



Có được những thơng tin phản hồi nhanh chóng từ người học, từ đó
có thể điều chỉnh và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Đối với tổ chức đào tạo, những lợi ích thu được từ việc sử dụng các hệ đào
tạo điện tử là khả năng:


Kiểm sốt được chất lượng giảng dạy cũng như tiến độ học chung
của cả khóa cũng như của từng học viên




Linh hoạt trong việc triển khai các nội dung đào tạo, với nội dung
được biên tập tốt, một khóa học giờ đây có thể đáp ứng cho nhiều
trình độ khác nhau với nhiều mục tiêu học khác nhau.



Nhanh chóng điều chỉnh nội dung học cho phù hợp với yêu cầu thực
tế của học viên

Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm kể trên, với đặc điểm là một hình
thức mới mẻ, đào tạo điện tử vẫn cịn một số hạn chế:


Chi phí đầu tư ban đầu lớn: Việc học qua mạng cịn là một hình thức
mới mẻ và cần có các chun gia để thiết kế khóa học, cần các chi
phí về hạ tầng thiết bị mạng do đó chi phí triển khai một lớp học E-


Trang 7

learning có thể gấp 4 đến 5 lần so với việc tổ chức một lớp học theo
phương pháp truyền thống.


Giáo viên cần phải được đào tạo lại để có được các kỹ năng thiết kế
bài giảng trên mạng. Số lượng giáo viên tại một cơ sở đào tạo có thể
sẽ giảm bớt sau khi chuyển sang hình thức đào tạo mới mẻ này, điều

này cũng dẫn đến vấn đề giải quyết việc làm cho đội ngũ giáo viên
dư thừa này.



Địi hỏi phải thiết kế bài giảng cho phù hợp với nhiều mức độ về
trình độ của học viên cũng như tình trạng hạ tầng kết nối mà sinh
viên có. Một ví dụ là các bài giảng dạng video thường phải đưa ra
nhiều mức chất lượng khác nhau để học viên lựa chọn cho phù hợp
với tốc độ kết nối mạng của mình.



Địi hỏi tính tích cực nhiều hơn của học viên trong việc học tập, điều
này sẽ dẫn đến việc học viên đã quen với cách học truyền thống sẽ
cảm thấy có nhiều khó khăn. Cộng với chi phí đầu tư trang thiết bị
để tham gia khóa học trên mạng dễ khiến học viên không hứng thú
với phương pháp mới mẻ này.



Tương tác giữa giáo viên và học viên cịn hạn chế, khiến việc học có
thể buồn tẻ, một số học viên có thể sẽ cảm thấy thiếu quan hệ bạn bè
và sự tiếp xúc trên lớp

Những khó khăn trên sẽ được giảm bớt nhiều nếu có sự chuẩn bị kỹ càng của
các tổ chức đào tạo: Với hệ thống bài giảng được bố cục rõ ràng, có tính định hướng
để học viên dễ dàng xác định được các nội dung cần học, cộng với việc tăng cường
tính tương tác giữa người học với học viên và giữa học viên với nhau sẽ khiến
người học thấy được lợi ích của phương pháp đào tạo mới mẻ này.



Trang 8

1.2. Lịch sử phát triển
Xuất phát từ định nghĩa về đào tạo điện tử đã nêu ở phần trước, trong phần
này, luận văn sẽ trình bày tóm tắt lịch lịch sử phát triển của đào tạo điện tử theo một
số làn sóng khác nhau gắn liền với các làn sóng phát triển của kỹ thuật điện tử với
mục tiêu làm rõ xu hướng phát triển và mục tiêu mà các hệ thống đào tạo điện tử
ngày nay đang hướng tới.
1.2.1. Đào tạo từ xa
Là hình thức đào tạo được sử dụng khi người học và người dạy cách xa nhau
về vị trí địa lý hoặc khơng thể có điều kiện để gặp mặt tại cùng một thời điểm trong
cùng một khơng gian địa lý xác định. Hình thức ban đầu của phương pháp này là
việc đào tạo thông qua hệ thống thư tín, bài giảng. Với hình thức này, các trao đổi
giữa giáo viên và người học được thực hiện qua thư và xuất hiện từ những năm
1800 tại một số nước Châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên cột mốc đầu tiên của đào tạo điện
tử chỉ thực sự xuất hiện với sự xuất hiện của hệ thống phát thanh truyền hình vào
đầu thế kỷ 20. Khóa học qua hệ thống Radio đầu tiên được tổ chức tại trường đại
học Iowa(Mỹ) vào năm 1925. Đến những năm 80 là sự xuất hiện của việc đào tạo
thơng qua truyền hình vệ tinh cho phép học viên tại bất kỳ vị trí nào trên thế giới
đều có thể tiếp nhận các bài giảng. Làn sóng thứ nhất của đào tạo điện tử đã mang
đến cho những người có nhu cầu học, nhu cầu tăng cường sự hiểu biết có được
những cơ hội để thực hiện mong muốn của mình. Và ngày nay, những phương tiện
điện tử ở làn sóng thứ nhất vẫn là những công cụ truyền tải tri thức được đông đảo
người học quan tâm.
Bên cạnh những ưu điểm của mình thì những phương tiện điện tử của làn
sóng thứ nhất vẫn có những điểm hạn chế, đó là:
• Tính tương tác giữa người học với người dạy bị hạn chế, đa số vẫn là
tương tác một chiều từ người dạy, việc trao đổi, phản hồi từ người

học tới người dạy còn chưa thuận tiện.


Trang 9

• Mặc dù khắc phục được vấn đề cách biệt về không gian địa lý giữa
người học và người dạy, nhưng người học vẫn bị ràng buộc về mặt
thời gian học (phải nắm được lịch phát của các chương trình học để
theo dõi; bắt buộc phải học tuần tự)
Như vậy có thể thấy, đào tạo điện tử trong giai đoạn này chủ yếu đóng vai
trị cung cấp một phương tiện truyền tải bài giảng từ người dạy đến người học một
các thuận tiện hơn, nhằm khắc phục các khó khăn về khơng gian địa lý.
1.2.2. Đào tạo có sự trợ giúp của máy tính
Cuối những năm 70 bước sang đầu những năm 80, máy tính cá nhân xuất
hiện và nhanh chóng trở thành cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong cơng việc
cũng như trong q trình học tập. Các bài giảng được đóng gói dưới dạng các đĩa
CD-ROOM và phân phối tới người học. Với sự trợ giúp của máy tính, các nhà cung
cấp bài giảng đã bước đầu đưa các tương tác hai chiều vào nội dung bài giảng, cho
phép người học có được những tương tác ở mức độ nhất định với nội dung được
học. Những tương tác này mặc dù đơn giản, chủ yếu ở dạng các bài kiểm tra ngắn
nhằm phân loại người học giúp họ xác định tiến trình học hợp lý, hay các kịch bản
tình huống thay đổi theo hành vi của người học, đã giúp cho quá trình học giảm
được sự đơn điệu, đồng thời giúp người học tiết kiệm được thời gian và công sức.
Hai phương pháp học dựa trên máy tính phổ biến nhất là Computer-Aided
Instruction (CAI) và Computer-Based Training (CBT).
Tuy nhiên đào tạo dựa trên máy tính có hạn chế là chi phí để xây dựng bài
giảng là lớn, việc cập nhật nội dung bài giảng là khó khăn. Mặt khác, các tương tác
trong bài giảng cịn hạn chế, khơng đáp ứng được hết nhu cầu của người học, nhất
là nhu cầu trao đổi nhằm tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức của người học.
Tuy nhiên so với giai đoạn trước, ở giai đoạn này, đào tạo điện tử ngồi việc tạo

một mơi trường phân phối bài giảng đơn giản, hiệu quả đến người học, đã bước đầu


Trang 10

chú ý đến việc quản lý nhu cầu và quá trình học tập của người học nhằm giúp người
học có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân.
1.2.3. Đào tạo có sự trợ giúp của Internet
Với sự phát triển của Internet đầu những năm 90, một môi trường vô cùng
thuận lợi cho đào tạo điện tử đã xuất hiện. Khả năng hỗ trợ đa phương tiện phong
phú, định dạng thống nhất đã đưa công nghệ Web trở thành môi trường xuất bản bài
giảng lý tưởng cho đào tạo điện tử, cho phép người học có thể truy cập một cách dễ
dàng các tri thức ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào với nội dung cập nhật nhất.
Bên cạnh đó, việc Internet được kết nối rộng rãi đã tạo ra môi trường tương tác đơn
giản, hiệu quả giữa người dạy và người học cũng như giữa người học với nhau.
Cùng với làn sóng phát triển của Internet, đào tạo điện tử đã bước vào giai
đoạn phát triển mạnh nhất từ trước đến nay thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ
chức, chính phủ cũng như các tổ chức đào tạo và nghiên cứu. Ở Mỹ, đào tạo điện tử
được coi là một trong các mục tiêu phát triển trọng tâm với việc năm 1999 quốc hội
Mỹ đã thành lập một tiểu ban phụ trách vấn đề này. Hiện nay hầu hết các cơ sở giáo
dục ở Mỹ đều ứng dụng đào tạo điện tử với các mức độ khác nhau. Châu Âu cũng
có thái độ rất tích cực với vấn đề này. Năm 2001, Ủy ban châu Âu đã đưa ra kế
hoạch mang tên "Kế hoạch hành động WBT" với chi phí 13,3 tỷ USD nhằm nghiên
cứu và triển khai các hoạt động đào tạo điện tử. Ở châu Á, Hàn Quốc, Nhật Bản và
Singapore là những quốc gia đi đầu trong việc triển khai và ứng dụng đào tạo điện
tử.
Ở giai đoạn này, hệ thống đào tạo điện tử đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều
so với trước, giờ đây nó khơng chỉ đơn thuần là một cơng cụ quản lý và phân phối
nội dung bài giảng đến người học mà nó cịn là một cơng cụ trợ giúp đắc lực người
học trong quá trình học tập của họ.



Trang 11

Chính vì sự phức tạp và đa dạng trong việc phát triển các hệ thống đào tạo
điện tử mà lĩnh vực này đã đặt ra cho các nhà nghiên cứu nhiều vấn đề cần giải
quyết, nhiều xu hướng nghiên cứu khác nhau đã xuất hiện:
Chuẩn hóa mơi trường đào tạo: Với việc chuẩn hóa này, đối với người
phát triển hệ thống, có thêm một cơ sở để định hướng quá trình xây dựng
hệ thống của mình, đối với người quản lý có thêm những căn cứ để đánh
giá tình phù hợp, tính khả thi của hệ thống trong quá trình lựa chọn một
mơ hình đào tạo điện tử phù hợp cho tổ chức của mình. Ngồi ra việc
chuẩn hóa cịn giúp việc trao đổi thơng tin giữa các hệ thống trở nên đơn
giản, thống nhất, nhằm tạo ra tạo ra một môi trường học tập chia sẻ rộng
rãi.
Tăng cường tính tương tác với người học: Xu hướng này nhằm hướng
tới việc hệ thống đào tạo sẽ hỗ trợ người học tốt hơn trong quá trình học
tập, từ việc giúp người học xác định một tiến trình học phù hợp với trình
độ và năng lực của họ đến việc hỗ trợ người học trong việc giải quyết các
các vấn đề nẩy sinh trong suốt tiến trình đào tạo.
Từ thời điểm này, luận văn sẽ sử dụng khái niệm đào tạo điện tử để chỉ q
trình đào tạo điện tử có sự trợ giúp của mạng Internet. Và ngay trong phần tiếp
theo, luận văn sẽ trình bày hai thành phần cơ bản trong mơ hình của một hệ thống
đào tạo điện tử: Đó là hệ thống quản trị nội dung học (LCMS) và hệ thống quản trị
học (LMS).

1.3. Mơ hình hệ thống đào tạo điện tử
Một hệ thống đào tạo điện tử vể mặt tổ chức là tập hợp của rất nhiều các
môđun chức năng khác nhau cho phép quản lý tồn bộ từ nội dung giảng dạy đến
q trình đăng ký, quá trình học tập hay quá trình đánh giá kết quả của từng người

học tại bất cứ thời điểm nào. Các mơđun này có thể được nhóm thành hai phân hệ


Trang 12

cơ bản là phân hệ quản trị nội dung học (LCMS – Learning Content Management
System) và phân hệ quản trị học (LMS – Learning Management System) .

Hình 1.1 Mơ hình hệ thống đào tạo điện tử
1.3.1. Phân hệ quản trị nội dung học (LCMS)
Phân hệ quản trị nội dung học là tập hợp các môđun cho phép người phát
triển nội dung hay người xây dựng bài giảng có thể tạo ra nội dung, lưu trữ, sử dụng
lại, quản lý và phân phối nội dung từ kho chứa trung tâm đến từng người học. Một
hệ quản trị nội dung học có những chức năng chính sau:
• Tích hợp nội dung: Chức năng này được thực hiện thông qua tập các
công cụ biên soạn bài giảng được tích hợp trong LCMS. Các công cụ
này cho phép người tạo nội dung kết hợp các nội dung được lưu trữ
trong kho dữ liệu nội dung thành các bài giảng hoàn chỉnh.


Trang 13

• Quản lý nội dung học: Thơng qua chức năng này, giáo viên sẽ xác
định nội dung cụ thể của mỗi khóa học, bao gồm các thơng tin về thời
gian học, các vấn đề cần học, yêu cầu cho mỗi vấn đề, bài giảng cho
từng vấn đề cũng như các thơng tin khác như các tiến trình học khác
nhau cho các đối tượng người học khác nhau…
• Quản lý kho chứa nội dung: chức năng chính là quản lý kho chứa
đối tượng học (Learning Object) và cung cấp giao diện truy cập cho
các chức năng tạo bài giảng cũng như chức năng phân phối nội dung.

• Hệ thống phân phối nội dung: Cung cấp các nội dung học đến từng
học viên, nội dung được cung cấp có thể là các bài giảng, các bài
kiểm tra, các thông báo…
1.3.2. Phân hệ quản trị học (LMS)
Nhiệm vụ của phân hệ quản trị học là thực hiện việc quản lý đào tạo một
cách tự động, phân hệ này cung cấp các chức năng chính về:
• Đăng ký học
• Quản lý hồ sơ học viên
• Quản lý phân nhóm
• Lập kế hoạch học tập
• Theo dõi sự tham gia của học viên
• Tiến hành các hoạt động kiểm tra đánh giá
• Kết nối với phân hệ quản trị nội dung học để lấy ra nội dung học và
trình diễn đến người học


Trang 14

1.4. Chia sẻ nội dung trong đào tạo điện tử
Với mơ hình chức năng như vậy, mỗi hệ thống đào tạo điện tử sở hữu một cơ
sở dữ liệu các bài giảng riêng của mình được quản lý bởi một tập hợp các môđun
chức năng nằm trong phân hệ quản trị nội dung (LCMS) và việc trao đổi thông tin
giữa phân hệ quản trị nội dung (LCMS) và phân hệ quản trị học (LMS) sử dụng
những chuẩn riêng do những người phát triển của hệ thống định nghĩa ra. Bên cạnh
đó mỗi hệ thống lại phát triển một cấu trúc tổ chức nội dung bài giảng khác nhau.
Điều này dẫn đến việc trao đổi nội dung bài giảng hoặc sử dụng lại nội dung bài
giảng từ một hệ thống khác là một cơng việc khó khăn và phức tạp, địi hỏi nhiều
cơng sức của người phát triển nội dung. Để giải quyết vấn đề này, một trong những
xu hướng nghiên cứu và phát triển đào tạo điện tử trong thời gian gần đây là tập
trung nghiên cứu để đưa ra các chuẩn nhằm chuẩn hóa thiết kế của hệ thống LMS

cũng như chuẩn hóa cấu trúc nội dung của các bài giảng, từ đó đề xuất các kỹ thuật
cho phép chia sẻ nội dung bài giảng giữa các hệ thống khác nhau.
Với hướng nghiên cứu nhằm chuẩn hóa đào tạo điện tử, nhiều chuẩn đã được
nghiên cứu và phát triển, trong đó được sử dung rộng rãi trong cộng đồng phát triển
đào tạo điện tử hiện nay là chuẩn SCORM, được xây dựng trên cơ sở tích hợp nhiều
chuẩn của nhiều tổ chức nghiên cứu phát triển khác thành một hệ thống chuẩn đầy
đủ, thống nhất.
Tuân theo chuẩn đóng gói và chia sẻ SCORM, khi người quản trị nội dung
cần chia sẻ bài giảng, những môđun này sẽ giúp người quản trị thu thập các nội
dung cần chia sẻ, sau đó sử dụng các quy ước được đặc tả trong chuẩn chia sẻ để
đóng gói các nội dung này thành các gói bài giảng. Q trình ngược lại xẩy ra tại
hệ thống muốn kết nhập nội dung từ các gói bài giảng, tại đó người quản trị nội
dung sẽ gọi các mơđun có nhiệm vụ tích hợp nội dung, các môđun này cũng tuân
theo chuẩn chia sẻ nội dung do đó nó có thể hiểu được các bài giảng được đóng gói
trong gói bài giảng, từ đó nó có thể đưa nội dung này vào hệ thống của mình.


Trang 15

Với hình thức chia sẻ nội dung này, các hệ LCMS chỉ cần hiểu được cấu trúc
bài giảng và chuẩn đóng gói của SCORM là có thể sử dụng được các gói bài giảng
được chia sẻ. Khái niệm tĩnh ở xuất phát từ đặc điểm của phương thức chia sẻ này,
đó là:


Hệ thống sử dụng bài giảng được chia sẻ nếu muốn sửa đổi nội dung
trong gói thì phải thực hiện q trình giải nén gói, sau đó biên tập
các nội dung cần chỉnh sửa và cuối cùng là đóng gói lại nội dung bài
giảng sau khi đã chỉnh sửa




Khi hệ thống có bài giảng chia sẻ cập nhật hoặc chỉnh sửa lại nội
dung trong gói bài giảng đã được hệ thống xuất bản thì các hệ thống
khác có sử dụng bài giảng được chia sẻ này nếu muốn cập nhật
những thay đối đó thì phải thực hiện lại từ đầu quá trình kết nhập bài
giảng vào hệ thống.

Luận văn này hướng đến việc xây dựng một mơ hình chia sẻ động theo nghĩa
việc cập nhật chỉnh sửa nội dung các bài giảng tại hệ thống có nội dung chia sẻ sẽ
được tự động cập nhật cho các hệ thống có sử dụng nội dung được chia sẻ đó. Để
thực hiện mơ hình này, luận văn sử dụng giải pháp lưu trữ tập trung các bài giảng
trong một kho lưu trữ tập trung, nội dung của kho này sẽ được cập nhật và quản trị
bởi các hệ LCMS khác nhau, việc truy xuất kho lưu trữ này có thể được thực hiện
thông qua các hệ LMS để phân phối nội dung bài giảng đến người học. Việc lưu trữ
tập trung sẽ giúp cho quá trình cập nhật bài giảng sẽ được thể hiện ngay với người
học. Chi tiết của mơ hình này sẽ được giới thiệu trong chương 3.


Trang 16

CHƯƠNG 2: MƠ HÌNH BIỂU DIỄN DỮ LIỆU SCORM
2.1. Chuẩn trong đào tạo điện tử
Chia sẻ thông tin hay tri thức là một nhu cầu căn bản trong xã hội loài người
từ trước đến nay, làm cho tri thức của loài người ngày càng trở nên phong phú và
phát triển. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, con
người ngày càng có nhiều cơ hội cũng như nhu cầu để có thể trao đổi tri thức với
nhau nhằm tận dụng được tối đa những tri thức của nhân loại.
Trong lĩnh vực đào tạo điện tử, sự phát triển mạnh mẽ của loại hình giáo dục
này trong những năm qua cũng đặt ra cho những người phát triển hệ thống những

yêu cầu về khả năng trao đổi thông tin, tri thức giữa các hệ thống nhằm cải thiện và
nâng cao chất lượng của mỗi hệ thống trên cơ sở tận dụng được những tri thức từ
các hệ thống khác. Một trong những tri thức mà các hệ thống đào tạo điện tử muốn
hướng tới để trao đổi đó là các nội dung bài giảng, bởi đây là kho tri thức, là dữ liệu
sống còn mà mỗi hệ thống đều phải quản lý và phân phối đến người học.
Cũng giống như quá trình trao đổi tri thức giữa con người với nhau, q trình
trao đổi thơng tin giữa các hệ thống đào tạo điện tử cũng đòi hỏi các hệ thống tham
gia phải tuân theo các chuẩn chung, đó là “Các thoả thuận trên văn bản chứa các
đặc tả kỹ thuật hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất
như các luật, các chỉ dẫn hoặc các định nghĩa, của các đặc trưng để đảm bảo rằng
các vật liệu, sản phẩm, q trình và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng [theo
ISO – International Standard Organization]”.


×