Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

skkn PHƯƠNG PHÁP dạy học dự án TRONG dạy và học hóa học ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.13 KB, 76 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN
TRONG DẠY VÀ HỌC HÓA HỌC Ở
TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Nguyễn Minh Tấn
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: ......................................................... 
Có đính kèm:
 Mô hình
 Phần mềm

 Phim ảnh

 Hiện vật khác

1




SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Minh Tấn
2. Ngày tháng năm sinh: 08/10/1987
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: 223/73/3, phường Quang Vinh, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0988325623
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Hóa học
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy hóa học
Số năm có kinh nghiệm: 2 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

2


Tên sáng kiến kinh nghiệm: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG
DẠY VÀ HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thế kỉ XXI với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trở thành thời đại của
toàn cầu hóa , hình thành nên “ thế giới phẳng “ . Sự phát triển của khoa học , kĩ
thuật và kinh tế đòi hỏi ngành giáo dục phải có những bước tiến vượt bậc để đào
tạo nên những con người đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội.
Giáo dục thế kỉ XXI cần đào tạo nên những con người không chỉ biết kiến thức
mà còn nắm vững các kỹ năng , có tính sáng tạo, có khả năng lao động độc lập, tự
chủ ; biết hòa nhập, có năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề , có khả
năng hòa nhập tốt, khả năng tham gia cạnh tranh quốc tế…….. nhằm cung cấp
được nguồn nhân lực có đủ tài cho xã hội .
Muốn làm được điều đó , trên thế giới và cả nước ta hiện nay, cần phải có
những đổi mới về mặt phương pháp dạy học, đưa quá trình đào tạo gắn liền với
thực tiễn lao động của cuộc sống.
Một trong những phương pháp dạy học có khả năng khắc phục những hạn chế
của phương pháp dạy học truyền thống , đó là phương pháp dạy học dự án .
Vậy “ Phương pháp dạy học dự án là gì ?” , chúng ta sẽ áp dụng phương pháp
dạy học dự án vào dạng bài nào và áp dụng ra sao ? Sau đây chúng ta sẽ cùng đi
vào tìm hiểu.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

3


CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN
TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN
I. Khái niệm
• Phương pháp dạy học dự án là một phương pháp dạy học lấy hoạt động của
HS làm trung tâm, hướng HS đến việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua
việc đóng một hay nhiều vai để giải quyết vấn đề (gọi là dự án) mô phỏng
những hoạt động có thật của xã hội chúng ta.
• Những hoạt động này giúp HS thấy kiến thức cần học có ý nghĩa hơn.

• HS lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua quá trình giải quyết một bài tập
tình huống gắn với thực tiễn - dự án
• Kết thúc dự án sẽ cho ra sản phẩm.

II. So sánh dạy học dựa trên vấn đề và dạy học dựa trên dự án

DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ

DẠY HỌC DỰA TRÊN DỰ ÁN

Bắt đầu bằng việc đưa ra một vấn đề để

Bắt đầu bằng việc đưa ra mô tả về sản

người học giải quyết hoặc để học về vấn

phẩm cuối cùng hoặc một ngữ cảnh giả

đề đó
Nhấn mạnh vào câu hỏi và nội dung

tưởng
Là một mô hình hợp tác hoặc sản xuất

nghiên cứu
Đưa ra kết luận

Sản phẩm cuối cùng tổng hợp hơn và

Có thể có hoặc không có sản phẩm cuối


phức tạp hơn
Phản ánh trung thực các hoạt động của

cùng

qui trình sản xuất trong thế giới thựC

III. Mục tiêu của dạy học theo dự án
4


• Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực
tế.
• Phát triển cho HS kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; kĩ năng tư duy bậc
cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá).
• Rèn luyện nhiều kĩ năng (tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, kĩ làm việc theo
nhóm, giao tiếp…).
• Cho phép HS làm việc “một cách độc lập” để hình thành kiến thức và cho ra
những kết quả thực tế.
• Nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm.
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật
phát triển , hình thành nên thế giới “phẳng “, thì những tiêu chuẩn về kiến thức và
kỹ năng ngày càng cao hơn, cụ thể là :

IV. Tác dụng của dạy học theo dự án
5


Do yêu cầu cao của xã hội về nguồn nhân lực hiện nay, để có thể đào tạo được

những con người đáp ứng được yêu cầu của lao động xã hội , chúng ta tiến hành
dạy học theo phương pháp dạy học dự án .
Dạy học dự án sẽ rèn luyện cho học sinh những kiến thức và kỹ năng sau :
- Kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.
-

Kĩ năng tư duy bậc cao ( nghiên cứu khoa học ).

-

Kĩ năng giao tiếp.

-

Kĩ năng làm việc trong nhóm.

-

Kĩ năng sử dụng CNTT…

Dạy học theo dự án giúp học sinh chuyển :
 Từ hình thức học thụ động sang hình thức học chủ động có định hướng.
 Từ thụ động ghi nhớ, lặp lại sang khám phá, tích hợp và trình bày.
 Từ nghe và đáp ứng sang truyền đạt và dám chịu trách nhiệm.
 Từ kiến thức đơn thuần về sự kiện, thuật ngữ, nội dung sang hiểu rõ quá
trình.
 Từ lý thuyết sang vận dụng lý thuyết.
 Từ phụ thuộc vào giáo viên sang chủ động tổ chức.

V. Quy trình dạy học theo dự án

6


VI. Vai trò của học sinh trong dạy học dự án
• HS (nhóm) thực hiện dự án = thực hiện các vai được chỉ định.
• HS tự lực triển khai dự án (quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạch định và
tổ chức các hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề).
• HS (nhóm) thu thập, xử lí thông tin từ nhiều nguồn theo vai đảm nhận → tích
lũy kiến thức và nhiều giá trị khác từ quá trình làm việc.
• HS tập giải quyết các vấn đề có thật trong đời sống bằng những kỹ năng của
“người lớn” như cộng tác và diễn giải.
→ Bằng cách này mỗi bài học đều thật sự hấp dẫn đối với HS vì vấn đề mà các em
đang giải quyết là vấn đề có thực trong cuộc sống.
VII. Vai trò của giáo viên trong dạy học dự án
7


 Từ nội dung bài học , giáo viên hình thành ý tưởng dự án mang tính thực
tiễn.
 Giáo viên tạo vai cho học sinh trong dự án, làm cho vai của học sinh gắn với
nội dung cần học (thiết kế các bài tập trong dự án cho học sinh).
Trong suốt quá trình này, vai trò của giáo viên là hướng dẫn (guide) và tham vấn
(advise) chứ không phải là “cầm tay chỉ việc” cho học sinh của mình.
VIII. Những lưu ý khi dạy học theo dự án
• Không đơn thuần là “làm thí nghiệm” trong PTN mà dự án phải gắn với thực
tiễn, thời sự, hấp dẫn HS.
• Nội dung dự án phải bám sát chương trình học và mang tính liên môn.
• HS phải đối mặt với thách thức của tình huống (mơ hồ, phức tạp, không tiên
liệu trước được).
• Đảm bảo phát triển các kỹ năng (làm việc theo nhóm, giao tiếp, tư duy bậc

cao, tự tổ chức, CNTT…) cho HS.
• Dự án có thể chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học và có độ dài khoảng 1-2 tuần,
hoặc có thể vượt ra ngoài phạm vi lớp học và kéo dài trong suốt khóa học/năm
học.
IX . Điểm giống nhau giữa các dự án
Tất cả đều thu hút học sinh vào những kinh nghiệm sống có ý nghĩa, những vấn đề
mà xã hội và cộng đồng đang thật sự quan tâm.
Cho phép học sinh chọn phương thức tiến hành để phù hợp với phong cách học ,
năng lực và khả năng tư duy của từng em.

X. Thực hiện dạy học theo dự án
8


a. Các đề mục cần thiết khi thiết kế kế hoạch dạy học theo dự án
1. Tên dự án
2. Đặt vấn đề;
3. Mục tiêu dự án;
4. Bài tập dành cho HS;
5. Chi tiết dự án;
6. Nguồn công nghệ;
7. Tài liệu tham khảo;
8. Các bước thực hiện;
9. Thang điểm đánh giá;
10.Các kế hoạch hỗ trợ.
a. Đặt vấn đề :
• Vấn đề đặt ra phải mang tính thực tiễn cao, thú vị, cuốn hút học sinh tham
gia.
• Có thể dùng câu hỏi để đặt vấn đề. Trong trường hợp này phải là câu hỏi
khái quát.

b. Mục tiêu của dự án
• Về kiến thức (HS phải đạt được)
• Về kĩ năng:
 Kĩ năng môn học;
 Kĩ năng Công nghệ thông tin ;
 Kĩ năng tư duy: phân tích, tổng hợp,…
 Kĩ năng sống: giao tiếp, tổ chức,…
• Về thái độ:
 Trong lớp học;
 Của bản thân trước vấn đề trong dự án có liên quan đến
thực tiễn.

c. Bài tập dành cho học sinh
9


Khi xây dựng Bài tập dành cho học sinh, giáo viên cần phải lưu ý:
• Chủ thể trong dự án (tổ chức) và khách thể trong dự án (thực hiện mục đích
gì).
• Nhiệm vụ các nhóm phải hoàn thành.
• Sản phẩm các nhóm phải đạt được.
d. Chi tiết dự án
• Chia lớp thành các nhóm;
• Phân vai cho mỗi nhóm;
• Các lưu ý của giáo viên khi chia nhóm và phân vai.
e. Nguồn công nghệ
f. Tài liệu tham khảo
• Tài liệu kĩ thuật số (CD, DVD, phần mềm…);
• Tài liệu giấy (sách, báo, tạp chí…);
• Trang web, thư viện…

phải đáp ứng được việc giải quyết các nhiệm vụ
g. Các bước thực hiện
1. Công tác chuẩn bị của GV
2. Các bước hướng dẫn HS thực hiện dự án
• Bước 1: Giới thiệu thời gian dự án (nêu rõ thời gian bắt đầu và kết thúc);
• Bước 2: Tổ chức nhóm, phát và hướng dẫn HS các tài liệu có liên quan đến
dự án;
• Bước 3: Thực hiện dự án;
• Bước 4: Nộp sản phẩm cho GV;
• Bước 5: Báo cáo kết quả và tổng kết dự án.
h. Thang điểm đánh giá
Đánh giá bài trình diễn trên Power point
- Nội dung
• Bám sát mục tiêu học tập mà GV đã nêu.
• Chứng tỏ được sự vận dụng kiến thức.
- Hình thức
10


• Thẩm mỹ


Phim, ảnh, âm thanh phù hợp

• Text, nền: dễ đọc, phù hợp
• Hiệu ứng thích hợp.
• Liên kết hoạt động.
- Hoạt động của nhóm
• Có sự phối hợp, phân công đều…
• Sự đều tay trong nhóm,…

- Tính chính xác
• Về mặt bài học
• Thu thập thông tin đúng.
• Không có lỗi văn phạm, chính tả,…
i. Các kế hoạch hỗ trợ
Giáo viên lập các kế hoạch hỗ trợ để học sinh đạt hiệu quả tốt nhất
PHIẾU HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
Xây dựng dàn ý thực hiện bài tập cho HS; các dàn ý hiệu quả sẽ giúp cho HS:
– Tư duy một cách hệ thống;
– Lưu trữ và xử lí thông tin;
– Đưa ra các so sánh và phát hiện những điểm tương đồng.
Lưu ý: Không nên tạo ra những bước thực hiện kiểu “điền vào chỗ trống” thụ
động.

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC DỰ ÁN VÀO MỘT SỐ BÀI DẠY
11


1. CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10
Bài 30: CLO
12


Người soạn
Họ và tên
Quận
Trường
Thành phố
Tổng quan về bài dạy

Tiêu đề bài dạy
Clo và ứng dụng clo trong xử lí nước
Tóm tắt bài dạy
Clo là một phi kim rất hoạt động, là chất oxi hoá mạnh, trong một số phản ứng nó
cũng thể hiện tính khử. Ở điều kiện bình thường, clo là chất khí màu vàng lục, mùi xốc,
nặng hơn không khí 2,5 lần. Dưới áp suất thường, clo hoá lỏng ở -33,6 0C và hoá rắn ở
-1010C, clo rất dễ hoá lỏng ở áp suất cao.
Khí clo tan vừa phải trong nước, dung dịch clo trong nước gọi là nước clo có màu
vàng nhạt. Khí clo rất độc, nó phá hoại niêm mạc đường hô hấp, do đó phải rất cẩn thận
khi tiếp xúc với khí clo.
Clo được dùng để sát trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch, khi xử lí nước
thải. Clo cũng dùng để tẩy trắng sợi, vải, giấy. Clo là nguyên liệu để sản xuất nhiều hợp
chất vô cơ và hữu cơ. Nó được dùng để sản xuất axit clohiđric, clorua vôi. Những dung
môi như đicloetan, cacbon tetraclorua được dùng rộng rãi để chiết chất béo, khử dầu mỡ
trên kim loại. Một số chất hữu cơ chứa clo được dùng làm thuốc diệt côn trùng bảo vệ thực
vật. Từ những sản phẩm hữu cơ chứa clo, người ta chế tạo được nhiều chất dẻo, sợi tổng
hợp, cao su tổng hợp, da giả.
Qua bài học này học sinh sẽ hiểu hơn về tính chất lí hoá của clo và những ứng dụng
của nó trong cuộc sống hàng ngày. Trên cơ sở đó, học sinh có căn cứ khoa học để giải
thích các quá trình hoá học liên quan tới nguyên tố clo.
Lĩnh vực bài dạy
Hoá học vô cơ/Nhóm halogen
Cấp/Lớp
Cấp 3/ lớp sẽ áp dụng bài dạy: Lớp 10
Thời gian dự kiến: 1 tháng
Chuẩn kiến thức cơ bản
Chuẩn nội dung và quy chuẩn
13



- Cách triển khai đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng học sinh.
- Các vấn đề có liên quan: Muối ăn và quá trình sản xuất muối ăn từ nước biển, Nước Giaven và ứng dụng của nó trong việc tẩy trắng vải, sợi, giấy cũng như việc sát trùng và tẩy uế
nhà vệ sinh, Sự biến đổi môi trường, Mối quan hệ giữa con người và môi trường sống
xung quanh, nước sinh hoạt và nước thải ra môi trường, Hoá học với vấn đề xã hội.
- Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, cũng như năng lực giải quyết các vấn đề phát
sinh trong học tập và đời sống.
Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập
Củng cố kiến thức liên quan (vai trò của Clo trong việc khử trùng, xử lí nước
thải, Vấn đề tẩy trắng vải, sợi, giấy trong công nghiệp, Qui trình sản xuất muối ăn từ
nước biển, Sản xuất thuốc nổ và sản xuất diêm trong công nghiệp).
Giúp người học có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bước đầu làm
quen với nghiên cứu khoa học (cách xác định đề tài nghiên cứu, cách xây dựng và báo
cáo đề cương nghiên cứu, cách thu tập và xử lý số liệu thu được, cách xây dựng cấu
trúc của một báo cáo khoa học, cách bảo vệ đề tài... )
Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển năng lực tư duy logic, tính
sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
Rèn luyện năng lực thực hành, giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Rèn luyện khả năng trình bày một vấn đề khoa học trước tập thể một cách mạch
lạc, tự tin, thuyết phục.
Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái quát Nước sạch có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
Câu hỏi bài học

Nước ngầm được xử lí như thế nào để có nước sạch?

Câu hỏi nội dung

1) Clo có vai trò gì trong việc xử lí nước sinh hoạt và nước thải?
2) Tại sao phải xử lí nước trước khi sử dụng và trước khi thải ra
môi trường xung quanh?

3) Điều kiện thực hiện dự án (thời gian tiến hành, thời hạn, điều
kiện về cơ sở vật chất và phương tiện nghiên cứu, phương tiện đi
lại, số thành viên tham gia...)?
4) Lựa chọn hướng nghiên cứu nào? (lưu ý tới đặc điểm của địa
phương và điều kiện nghiên cứu).
14


5) Tại sao thực hiện đề tài? (ý nghĩa của đề tài, tính thực tiễn,
tính khả thi).
6) Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài?
7) Tiến hành nghiên cứu trên thực địa như thế nào? (cách lấy
mấu, thời gian lấy mẫu, cách đặt thí nghiệm để đảm bảo tính
chính xác, khoa học).
8) Từ các số liệu thu được (số liệu thô), làm thế nào để có thể rút
ra kết luận sơ bộ (Cách xử lý số liệu): Lập các bảng biểu, Tính
các đại lượng đặc trưng (Trị số trung bình, phương sai, độ lệch
chuẩn, biểu diễn trên đồ thị, biểu đồ) .
9) Viết báo cáo khoa học như thế nào? (cấu trúc của một báo cáo,
dung lượng, cách thống kê TLTK, hình thức trình bày, cách rút ra
nhận xét hay kết luận sau mỗi phần hoặc kết luận chung, cách
viết tóm tắt báo cáo khoa học)
10) Báo cáo kết quả nghiên cứu và bảo vệ luận điểm khoa học
như thế ? (Thiết kế bản chiếu power point, thời gian báo cáo, nội
dung báo cáo, những điểm cần nhấn mạnh, cần giải thích)
Lịch trình đánh giá

15



Trước khi bắt đầu dự án

Học sinh thực hiện dự án và
hoàn tất công việc

- Trình bày - Báo cáo các

nghiên đề

Tiến

Sau khi hoàn tất dự án

độ - Cách xử lý - Cơ sở -

cương thực hiện đề số liệu thu của

các báo cáo

cứu về việc nghiên cứu:

tài.

cải thiện và

- Cách thực biểu diễn các và kết luận nghiên

bảo

+ Mục tiêu


vệ

+

trên
giới?

(cách nhận định kết quả

Đối hiện đề tài số liệu trên đưa ra (có cứu của

nguồn nước tượng
ở nước ta và địa

được

Việc

và (PP lấy mẫu, bảng,

biểu, dựa

điểm cách xử lý đồ thị, biểu kết

thế NC
+ PPNC

mẫu).


- Tính chính lý

tài

quả (thời

đồ, cách xử NC

gian,

Toán không?)

- Trình bày + Nhiệm vụ xác, khoa học thống kê).
ý nghĩa của NC

trên đề

cách

- Cách lý minh

của các bước - Việc đưa ra giải

các hoạ,

việc nghiên + Phạm vi tiến hành đề các nhận xét nhận định ngôn
cứu

nghiên cứu


tài (những sai có

căn

cứ và kết luận ngữ,

số có thể mắc vào việc xử - Ý nghĩa hiệu quả
phải: số mẫu lý

số

liệu của

kết của việc

ít, không đại không.

luận rút ra chuyển

diện, số liệu

từ kết quả tải

không

NC

được

nội


dung

xử lý bằng

nghiên

thống kê toán

cứu cho

học, sai số do

người

làm sai quy

nghe).

trình, do bất

-

cẩn...)

bảo

Việc

luận

điểm
của
nhóm
16

vệ


Tổng hợp đánh giá
TT Nội dung đánh giá

Điểm
Xây dựng đề cương nghiên cứu

1

Xác định được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài (lý do chọn

1

2

đề tài)
Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, xác định đúng đối tượng, phương pháp và

2

3
4


nhiệm vụ nghiên cứu.
Quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
Thực hiện đúng tiến độ được đề ra trong đề cương nghiên cứu
Việc sử dụng các phương pháp, phương tiện và quy trình nghiên cứu

1
2

5

đảm bảo tính khoa học, chính xác, tin cậy.
Biết cách sử lý số liệu thu được bằng thống kê toán học và biểu diễn trên

2

6

biểu đồ, đồ thị.
Rút ra được các nhận định xác đáng từ việc xử lý số liệu và lý giải được

2

7

kết quả nghiên cứu
Bản báo cáo khoa học rõ ràng, văn phong khoa học và trình bày đẹp,

2

đúng quy cách (định dạng văn bản, số trang, cách trích dẫn tài liệu và

8

thống kê TLTK).
Tóm tắt báo cáo khoa học phản ánh được nội dung chính của bản báo

1

cáo toàn văn
9

Phần kết luận phản ánh nội dung quan trọng và chính xác được rút ra từ

1

kết quả nghiên cứu.

10

Báo cáo đề tài
Trình bày được lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, nội dung nghiên

1

11

cứu.
Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và phần kết luận rõ ràng, logic, có

2


12
13
14

chọn lọc và khoa học.
Đảm bảo thời gian theo quy định (15 - 20 phút)
Tự tin, bình tĩnh, lưu loát, ngôn ngữ khúc chiết.
Bảo vệ được các luận điểm đưa ra, trả lời được các câu hỏi do người

0,5
0,5
1

khác đặt ra có liên quan đến đề tài..
Cộng

20

Chi tiết bài dạy
Các kỹ năng thiết yếu
Kỹ năng thiết kế bảng, biểu, đồ thị, biểu đồ.
17


Kỹ năng viết báo cáo toàn văn (cấu trúc, giới hạn số trang, cách thống kê TLTK, cách trình
bày)
Kỹ năng thiết kế các slide (power point) để báo cáo kết quả nghiên cứu.
Các bước tiến hành bài dạy
Gđoạn


Mục tiêu

Giáo viên

Học sinh

- HS nhận thức rõ ý - Nêu ý nghĩa và lược sử sự - Nghiên cứu các tài
nghĩa của việc thực phát triển của dự án.
hiện dự án
1

liệu có liên quan tới

- Phổ biến sơ bộ quy định dự án

- Học sinh chuẩn bị của việc thực hiện dự án.

- Nghiên cứu các

kiến thức có liên - Phân chia lớp thành các công trình nghiên
quan đến đề tài.
cứu có liên quan đã
nhóm nghiên cứu
được công bố (nếu
có).
- Xác định được đề - Đưa ra một số định hướng - Lựa chọn đề tài
tài nghiên cứu

nghiên cứu.


nghiên cứu.
- Các thành viên

2

- Đánh giá và lựa chọn đề trong mỗi nhóm hợp
tài nghiên cứu khả thi

tác viết và trình bày

cương nghiên cứu
- Học sinh thu thập và - Hướng dẫn các nhóm thực - Thực hiện đề tài
xử lý các số liệu cần hiện đề tài nghiên cứu theo + Tiến hành trên
thiết để đưa ra kết đề cương nghiên cứu (lưu ý thực
luận.

trong

đến các sai số có thể mắc phòng thí nghiệm.
phải)

3

địa,

+ Xử lý số liệu đưa
các ra nhận định.
+ Lý giải kết quả
nghiên cứu và các
nhận định cơ bản.

+ Viết báo cáo khoa
học.
18


4

Bảo vệ đề tài nghiên Đánh giá và nghiệm thu đề Báo cáo kết quả
cứu

tài nghiên cứu

nghiên cứu

Giai đoạn 1
1) Nêu rõ mục tiêu, ý nghĩa của dự án.
2) Phổ biến trước lớp và hướng dẫn Tài liệu hướng dẫn thực hiện dự án (thời gian tiến hành,
thời hạn, điều kiện, cách viết báo cáo nghiên cứu khoa học).
3) Giới thiệu tài liệu tham khảo hoặc hướng dẫn tìm tài liệu tham khảo có liên quan
Giai đoạn 2
3) Phân các thành viên trong lớp đăng ký tham gia nghiên cứu thành các nhóm nghiên cứu
(mỗi nhóm nghiên cứu không quá 5 người, các nhóm tương đối đồng đều về số người, khả
năng học tập, mỗi nhóm bầu một nhóm trưởng).
4) Giáo viên nêu ra một vài định hướng nghiên cứu (nhấn mạnh đặc điểm của địa phương
và điều kiện nghiên cứu).
5) Hướng dẫn cách viết đề cương nghiên cứu
6) Yêu cầu các nhóm học sinh báo cáo và giải thích đề cương nghiên cứu trước lớp. Giáo
viên nhận xét, đánh giá (ý nghĩa của đề tài, tính thực tiễn, tính khả thi, đối tượng và phương
pháp nghiên cứu).
7) Phân tích, đánh giá đề cương nghiên cứu của các nhóm.

8) Công bố các đề tài nghiên cứu của các nhóm có tính khả thi.
Giai đoạn 3
9) Hướng dẫn các nhóm nghiên cứu đã được lựa chọn về cách chọn đối tượng, phương pháp
nghiên cứu (cách lấy mấu, thời gian lấy mẫu, cách đặt thí nghiệm đảm bảo tính chính xác,
khoa học).
10) Theo dõi, động viên, hướng dẫn quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của các nhóm
nghiên cứu trên thực địa.
11) Hướng dẫn các nhóm nghiên cứu về cách sử lý số liệu, rút ra kết luận, cách viết báo cáo
khoa học và cách trình bày (sử dụng phần mềm power point) .
Giai đoạn 4
12) Yêu cầu học sinh báo cáo trước lớp về kết quả nghiên cứu (trong khoảng thời gian 20
phút). Các nhóm trình bày nhận xét, đánh giá của mình và nộp sản phẩm dưới dạng file
word, kèm theo biên bản hoạt động nhóm.
13) Nhận xét, đánh giá các nhóm nghiên cứu về:
- Quá trình thực hiện (ý thức của các thành viên, tiến độ thực hiện, sự hợp tác trong nhóm).
19


- Kết quả đạt được (ý nghĩa thực tiễn, tính chính xác, tính khoa học).
- Năng lực trình bày và giải thích kết quả nghiên cứu.
- Chất lượng các câu trả lời của nhóm
Điều chỉh phù hợp với đối tượng
Học sinh

Giáo viên giành thời gian giúp đỡ về các công cụ xử lý số liệu thu được (vẽ

tiếp thu

đồ thị, nhận xét kết quả nghiên cứu )


chậm
Học sinh

Tham khảo các tài liệu phù hợp.

không biết
Tiếng Anh
Học sinh
Có thể độc lập xác định hướng nghiên cứu, không giống với định hướng
năng

nghiên cứu của giáo viên.

khiếu

Công nghệ – Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)
Máy quay

Đĩa Laser

Đầu máy VCR

Máy tính

Máy in

Máy quay phim

Máy ảnh kỹ thuật số


Máy chiếu

Đầu đĩa ĐV

Máy quét ảnh

Kết nối Internet

Tivi

Thiết bị hội thảo Video
Thiết bị khác

Công nghệ – mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)
Cơ sở dữ liệu / Bảng tính

Phần mềm xử lý ảnh

Phần mềm thiết kế Web

Ấn phẩm

Trình duyệt Web

Hệ soạn thảo văn bản

Đa phương tiện

Phần mềm khác


Phần mềm thư điện tử
Bách khoa toàn thư trên đĩa
CD
Tư liệu in

Hỗ trợ

Sách giáo khoa lớp 10, Tài liệu hướng dẫn thực hiện đề tài nghiên
cứu khoa học, các tài liệu tham khảo có liên quan...
Phòng Lab (giới hạn cho một số chỉ tiêu nghiên cứu), Máy tính,
Projector
20



Nguồn Internet

/>

Yêu cầu khác

Sự ủng hộ của Ban Giám hiệu Nhà trường và các phụ huynh (thời
gian, kinh phí, phương tiện...), các chuyến đi thực địa

Bài 36: IOT
Người soạn
Họ và tên
Tỉnh
Trường
Tổng quan về bài dạy

Tiêu đề bài dạy
MUỐI IỐT
Tóm tắt bài dạy
Hàm lượng nguyên tố iốt (ở dạng hợp chất) có trong vỏ trái đất là ít nhất so với các
halogen khác.Hợp chất của iốt cũng có trong nước biển rất ít, nên việc tách iốt trực tiếp từ
nước biển rất khó khăn. Tuy nhiên, có một số loại rong tích góp iốt trong các mô của chúng.
Iốt còn có trong tuyến giáp của người, tuy với lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng,
nếu thiếu iốt người ta sẽ mắc bệnh bướu cổ.
Ở nhiệt độ thường, iốt là tinh thể màu đen tím, có vẻ sáng kim loại, khi đun nóng nhẹ ở
21


áp suất khí quyển, iốt không nóng chảy mà biến thành hơi màu tím, khi làm lạnh, hơi iốt lại
chuyển thành tinh thể không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này gọi là sự thăng hoa.
Iốt ít tan trong nước, tạo ra dung dịch được gọi là nước iốt. Iốt tan nhiều trong các dung
môi hữu cơ như ancol etylic, xăng, benzen, clorofom,...
Iốt tạo thành với hồ tinh bột một chất có màu xanh, vì vậy, dung dịch iốt được dùng
làm thuốc thử hồ tinh bột và ngược lại.
Iốt cũng là một chất oxi hóa mạnh nhưng kém Brom. Nó oxi hóa được nhiều kim loại,
nhưng phản ứng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có chất xúc tác.
Iốt chỉ oxi hóa được Hiđrô ở nhiệt độ cao và có xúc tác.
Iốt được dùng nhiều dưới dạng cồn iốt (dd iốt 5% trong ancol etylic) để làm chất sát
trùng. Nguyên tố iốt có trong thành phần của nhiều dược phẩm. Muối ăn được trộn với một
lượng nhỏ KI hoặc KIO3 được gọi là muối iốt.
Hiện nay, ở Việt Nam, 94% số dân thiếu hụt iốt ở những mức độ khác nhau. Để khắc
phục sự thiếu hụt iốt, người ta phải cho thêm hợp chất của iôt vào thực phẩm.
Qua bài học này học sinh sẽ hiểu hơn về tính chất lí hoá của iốt và các hợp chất của iốt
cùng với những ứng dụng của chúng trong cuộc sống hàng ngày. Trên cơ sở đó, học sinh có
căn cứ khoa học để giải thích các quá trình hoá học liên quan tới nguyên tố iốt.
Lĩnh vực bài dạy

Hoá học vô cơ/Nhóm halogen
Cấp/Lớp
Cấp 3/ lớp sẽ áp dụng bài dạy: Lớp 10
Thời gian dự kiến: 1 tháng
Chuẩn kiến thức cơ bản
Chuẩn nội dung và quy chuẩn
- Cách triển khai đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng học sinh.
- Các vấn đề có liên quan: Muối ăn và quá trình sản xuất muối ăn từ nước biển, dạng tồn tại tự
nhiên của iốt trong các sản phẩm thực phẩm, vai trò cần thiết của iốt trong cơ thể người, nhu
cầu và hàm lượng tiêu thụ iốt, cơ chế tác động sinh lý của iốt trong cơ thể, điều chế và ứng
dụng của iốt trong thực tế, hóa học và vấn đề xã hội,
- Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, cũng như năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh
trong học tập và đời sống.
Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập

22


Củng cố kiến thức liên quan (tính chất lý, hóa học của iốt và một số hợp chất của
iốt từ đó biết cách sử dụng thích hợp chúng trong thực tiễn).
Giúp người học có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bước đầu làm quen
với nghiên cứu khoa học (cách xác định đề tài nghiên cứu, cách xây dựng và báo cáo đề
cương nghiên cứu, cách thu tập và xử lý số liệu thu được, cách xây dựng cấu trúc của một
báo cáo khoa học, cách bảo vệ đề tài... )
Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển năng lực tư duy logic, tính
sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
Rèn luyện năng lực thực hành, giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Rèn luyện khả năng trình bày một vấn đề khoa học trước tập thể một cách mạch
lạc, tự tin, thuyết phục
Bồi dưỡng lòng yêu khoa học, rèn luyện tính nghiêm túc trong nghiên cứu khoa

học.

Bộ câu hỏi định hướng
Thực phẩm hàng ngày, hiện nay có cung cấp đủ các vi lượng cần
Câu hỏi khái quát
thiết cho cơ thể không?
Câu hỏi bài học
Câu hỏi nội dung

Iốt có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
1) Iốt có vai trò gì đối với sức khỏe con người?
2) Iốt được cung cấp vào cơ thể qua con đường nào?
3) Những loại thực phẩm nào có thể cung cấp iốt cho cơ thể?
4) Muối iốt có độc không? Muối iốt có được lấy từ biển
không?
5) Muối ăn làm từ nước biển có chứa sẵn iốt không?
6) Iốt trong muối iốt tồn tại ở dạng nào?
7) Có thể xác định hàm lượng iốt trong muối iốt không? Bằng
phương pháp nào?
8) Điều kiện thực hiện dự án (thời gian tiến hành, thời hạn,
điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện nghiên cứu,
phương tiện đi lại, số thành viên tham gia...)?
9) Lựa chọn hướng nghiên cứu nào? (lưu ý tới đặc điểm của
23


địa phương và điều kiện nghiên cứu).
10) Tại sao thực hiện đề tài? (ý nghĩa của đề tài, tính thực tiễn,
tính khả thi).
11)Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề

tài?
12)Tiến hành nghiên cứu trên thực địa như thế nào? (cách lấy
mấu, thời gian lấy mẫu, cách đặt thí nghiệm để đảm bảo tính
chính xác, khoa học).
13)Từ các số liệu thu được (số liệu thô), làm thế nào để có thể
rút ra kết luận sơ bộ (Cách xử lý số liệu): Lập các bảng biểu,
Tính các đại lượng đặc trưng (Trị số trung bình, phương sai, độ
lệch chuẩn, kiểm định giả thuyết thống kê các tham số, biểu
diễn trên đồ thị, biểu đồ) .
14)Viết báo cáo khoa học như thế nào? (cấu trúc của một báo
cáo, dung lượng, cách thống kê TLTK, hình thức trình bày,
cách rút ra nhận xét hay kết luận sau mỗi phần hoặc kết luận
chung, cách viết tóm tắt báo cáo khoa học)
15)Báo cáo kết quả nghiên cứu và bảo vệ luận điểm khoa học
như thế nào? (Thiết kế bản trình chiếu power point, thời gian
báo cáo, nội dung báo cáo, những điểm cần nhấn mạnh, cần
giải thích trong báo cáo)

Công nghệ – Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)
Máy quay

Đĩa Laser

Đầu máy VCR

Máy tính

Máy in

Máy quay phim


Máy ảnh kỹ thuật số

Máy chiếu

Đầu đĩa ĐV

Máy quét ảnh

Kết nối Internet

Tivi

Thiết bị hội thảo Video
Thiết bị khác

Công nghệ – mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)

24


Cơ sở dữ liệu / Bảng tính

Phần mềm xử lý ảnh

Phần mềm thiết kế

Ấn phẩm

Trình duyệt Web


Web

Đa phương tiện

Hệ soạn thảo văn bản

Phần mềm thư điện tử

Phần mềm khác

Bách khoa toàn thư trên
đĩa CD
Tư liệu in

Hỗ trợ

Sách giáo khoa lớp 10, Tài liệu hướng dẫn thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học, các tài liệu tham khảo có liên quan...
Phòng Lab (giới hạn cho một số chỉ tiêu nghiên cứu), Máy tính,
Projector

/> /> />Nguồn Internet

name=Fun&file=article&sid=141
/>qid=20080717063451AAEL1ua

Yêu cầu khác

Sự ủng hộ của Ban Giám hiệu Nhà trường và các phụ huynh (thời

gian, kinh phí, phương tiện...), các chuyến đi thực địa
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1) Tại sao cần phải bổ sung đầy đủ iốt cho cơ thể?
2) Iốt trong muối iốt là ở dạng đơn chất, hay hợp chất? Làm thế nào để định tính
nếu có mặt của một lượng nhỏ iốt đơn chất trong muối iốt?
3) Phương pháp hóa học nào để chuyển các hợp chất của iốt trong muối iốt về
dạng đơn chất?
4) Hàm lượng iốt trong muối iốt có thay đổi trong quá trình bảo quản và sử dụng
không?
5) Làm thế nào để định lượng hàm lượng iốt trong muối iốt.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đề tài của nhóm sẽ được thực hiện trong điều kiện như thế nào?
25


×