Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số kinh nghiệm dạy ngoại ngữ với các video clip

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 20 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc

PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP
∗∗∗    ∗∗∗

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY NGOẠI NGỮ
VỚI CÁC VIDEO CLIP

Giáo viên: Phạm Thị Phúc
Chuyên môn: Tiếng Anh
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Đơn vị công tác: THCS Buôn Trấp
Tổ chuyên môn: Tiếng Anh – Tin học
Năm học: 2014 - 2015

Buôn Trấp , tháng 03 năm 2015

1


N¨m häc: 2013- 2014

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc



MỤC LỤC:
I. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài......................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................4
II. PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................4
1. Cơ sở lý luận................................................................................................................4
2. Thực trạng....................................................................................................................6
a. Thuận lợi-khó khăn.....................................................................................................6
b. Thành công-hạn chế....................................................................................................7
c. Mặt mạnh-mặt yếu......................................................................................................7
d. Các nghiên nhân.........................................................................................................7
3. Giải pháp, biện pháp....................................................................................................7
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp..............................................................................7
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp................................................................7
b.1. Cách thức sử dụng video clip trong các đơn vị bài học ở khối 6.............................8
b.2. Cách thức sử dụng video clip trong các đơn vị bài học ở khối 7...........................15
c. Điều kiện thực hiện, giải pháp, biện pháp.................................................................17
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...........................................................................18
III.1. Kết luận.................................................................................................................18
III.2. Kiến nghị...............................................................................................................18

2


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015


Phạm Thị Phúc

I/ MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu mở rộng quan hệ quốc tế ngày càng
mạnh mẽ và học ngôn ngữ là một yếu tố tất yếu. Vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã đưa Tiếng Anh vào các trường phổ thông như là một bộ môn chính được
khuyến khích từ bậc mầm non, tiểu học cho đến bắt buộc ở bậc phổ thông, đại
học. Do đó việc tạo ra một môi trường học tập sinh động, thú vị và phát huy
được tính tích cực, chủ động của học sinh đóng một vai trò rất quan trọng.
Ở nước ta, bắt đầu từ năm 2002 – 2003 cả nước đồng loạt triển khai
chương trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu giáo dục là tập trung hướng
vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh. Để đạt
được mục tiêu giáo dục này người dạy, đặc biệt người dạy tiếng Anh cần có
những phương pháp dạy học phù hợp.
Như chúng ta đã biết tiếng Anh là một môn học khó đối với học sinh, đặc
biệt là học sinh các vùng nông thôn. Như vậy trong quá trình giảng dạy giáo
viên phải gây được sự hứng thú, tự tin, say mê, cố gắng học tập của bản thân
các em mới mang lại kết quả học tập tốt. Các em phải luôn là người chủ động
tích cực tham gia vào quá trình dạy và học. Hơn nữa để nhấn mạnh việc học
ngoại ngữ có ý nghĩa và mang tính thực tế, học sinh học ngoại ngữ để giao tiếp
nên cần được rèn luyện đồng thời bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), từ vựng,
ngữ pháp và các chức năng của nó. Vì vậy việc cải tiến phương pháp, hướng
dẫn học sinh thực hành phải theo hướng gợi mở, nhằm kích thích trí tìm tòi,
tránh đơn điệu nhàm chán, khô cứng. Giúp học sinh hình thành được mục đích
học ngoại ngữ để giao tiếp nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đó là mục
tiêu của việc học ngoại ngữ.
Ngày nay chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều ở các thành phố lớn cũng như
ở các tỉnh thành các trung tâm ngoại ngữ, các khóa học chuyên về thực hành
giao tiếp. Điều đó cho thấy rằng kĩ năng giao tiếp hay còn gọi là kĩ năng nghe

nói ( Speaking & Listening skill) chiếm vai trò quan trọng trong quá trình dạy
3


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc

tiếng. Xuất phát từ điều này, là giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, tôi luôn
trăn trở tìm tòi các phương pháp nhằm giúp cho các em có một nền tảng, một
khả năng cơ bản trong kĩ năng nói để các em có thể vững vàng trong quá trình
học giao tiếp sau này.
Sau một thời gian làm công tác giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường,
tôi thấy được một thực trạng là kĩ năng nói của các em học sinh trường THCS
Buôn Trấp nói riêng và các trường tiểu học, trung học phổ thông cũng như các
trường THCS khác trên địa bàn huyện Krông Ana nói chung chưa được phát
huy đến mức tối đa.
Trường THCS Buôn Trấp, ở đây, có một bộ phận các em học sinh học rất
tốt bộ môn Tiếng Anh. Các em có vốn từ vựng khá nhiều, có kĩ năng giải quyết
các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận về ngữ pháp, cấu trúc, ngữ âm, đọc hiểu,
viết …. tương đối cao, tuy nhiên khả năng giao tiếp của các em vẫn còn nhiều
hạn chế.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi luôn trăn trở, tìm tòi ra các
phương pháp giảng dạy mới phù hợp với xu thế nhằm đào tạo ra các thế hệ học
sinh có vốn ngoại ngữ đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Thông qua việc tự học
hỏi trên mạng Internet, học hỏi đồng nghiệp và những kinh nghiệm rút ra từ các
đợt tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cá nhân tôi đã mạnh dạn ứng
dụng lồng ghép các video clip có phụ đề tiếng Anh vào trong các tiết dạy trong
năm học 2013- 2014 và 2014 – 2015.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

Thực hiện đề tài này nhằm giúp học sinh tiếp cận với ngôn ngữ một cách
tự nhiên, phát triển kĩ năng nghe, nói cho học sinh.
Nhiệm vụ của đề tài là trình bày rõ, chi tiết cách thức ứng dụng các
video clipvào trong các tiết dạy cụ thể.
3. Đối tượng:
Học sinh ở tất cả các khối 6,7,8,9. Nhưng do ứng dụng phương pháp này
chưa lâu, nên bản thân tôi mới áp dụng chủ yếu cho các lớp đầu cấp 6,7.
4


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc

4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các tiết trong chương trình sách giáo khoa 6, 7
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp lý thuyết:
Nghiên cứu đọc tài liệu, giáo trình có liên quan bằng phương pháp phân
tích tổng hợp, so sánh để rút ra những vấn đề lí luận có tính chất định hướng.
Phương pháp điều tra:
Tìm hiểu thực trạng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong
trường và trên địa bàn.
Phương pháp đàm thoại:
Trao đổi với đồng nghiệp về những thuận lợi và khó khăn trong
việc soạn giảng, dạy học và cách sử dụng phương pháp mới hiện nay.
Phương pháp quan sát:
Thông qua các tiết dự giờ, thao giảng có thể trực tiếp quan sát tình hình
học sinh. Qua đó biết được khả năng tiếp thu bài, vận dụng kiến thức vào trong
quá trình giao tiếp của học sinh. Bên cạnh đó tiếp thu học hỏi đồng nghiệp và

phát hiện ra những hạn chế của họ để khắc phục cho chính bản thân mình
Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
Kiểm tra thông qua những tiết dạy của bản thân, đồng nghiệp và kiểm tra
khảo sát học sinh.
II./ NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài
Trên thế giới từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước, người ta đã nhận ra
tiềm năng của việc học tiếng anh qua clip là nguồn tư liệu và công cụ hỗ trợ dạy
và học hữu hiệu. Song, tính đến nay, học tiếng anh qua clip chưa được đưa vào
chương trình dạy học tiếng anh mỗi ngày.
Hiện nay, có quá nhiều những cách dạy và học tốt tiếng Anh được chia sẻ
trên mạng, trên báo chí, qua các kênh mạng xã hội. Nhưng vấn đề đặt ra là
chúng ta sẽ hấp thụ lượng thông tin đó như thế nào? Làm thế nào mà chúng ta
có thể vận dụng được các phương pháp đó một cách hiệu quả? Câu hỏi có vẻ
5


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc

đơn giản, nhưng hẳn là số ít người có thể trả lời được câu hỏi đó. Sau đây là
một phương pháp học tiếng anh hiệu quả và khá thú vị đó là xem video. Phương
pháp này sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn chính xác, toàn diện hơn, dễ hiểu và
dễ ghi nhớ.
Trở ngại lớn thường gặp trong giao tiếp với người nước ngoài chính là
khả năng nghe hiểu còn hạn chế. Những rào cản chủ yếu là sự thiếu tự tin vào
khả năng nghe, nói của chính họ, thiếu những kĩ năng nghe, nói hiệu quả, kiến
thức nền về chủ đề bài nghe còn yếu…
Thực tế dạy nghe hiện nay, chúng ta cũng thấy có nhiều bất cập. Đáng

chú ý, mặc dù chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, những tiện ích của
công nghệ thông tin và những tin tức cập nhật về tình hình thế giới và cuộc sống
dường như quá xa lạ với các lớp nghe hiểu tiếng Anh. Chúng ta cần xem xét
thực tiễn ứng dụng video trong giờ học nghe nói.
Có một số người cho rằng sử dụng video trong lớp học chẳng qua chỉ là
nghe có hình ảnh. Tuy nhiên, video tiềm ẩn rất nhiều tiện ích cho cả người dạy
và người học.Video mang đến lớp học ngôn ngữ của cuộc sống qua các tình
huống giao tiếp thực. Đây là lợi ích lớn nhất của video, giúp sinh viên vẫn có cơ
hội được “tắm” tiếng Anh mặc dù họ không có điều kiện sống ở các nước nói
tiếng Anh. Video giúp cho người nghe nhanh chóng nắm được ngữ cảnh và hiểu
ngôn ngữ nói đúng hơn, giúp người học hiểu được văn hóa của các nước nói
tiếng Anh, đặc biệt nền văn hóa nước Anh và Mỹ. Phim ảnh cung cấp cho người
học những cái nhìn rõ nét cũng như khả năng quan sát, cảm nhận được những
yếu tố văn hóa được lồng ghép khéo léo qua các lời thoại và cách thức giao tiếp
của các nhân vật trong phim.Video giúp các em có được những trải nghiệm vui,
khiến các em không cảm thấy bị áp lực khi học ngoại ngữ.
Người dạy có thể sử dụng video để tạo ra sự mới mẻ cho giờ học nghe.
Lợi ích này rất thiết thực đối với thực tế dạy nghe của chúng ta. Tuy các hoạt
động trong cuốn giáo trình nghe có tính hệ thống và tính sư phạm cao nhưng lại
khá nhàm chán. Người dạy có thể lôi cuốn các em vào hoạt động nghe một cách
6


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc

tự nhiên và hào hứng. Người dạy có thể sử dụng video để dạy kiến thức mới,
củng cố, mở rộng nội dung bài học trong sách giáo khoa; có thể sử dụng video
làm cơ sở cho các hoạt động nói, viết; có thể sử dụng video để đánh giá khả

năng nghe hiểu của người học.
Để có thể sử dụng video như một nguồn tư liệu dồi dào và công cụ hỗ trợ
tích cực trong dạy và học nghe, người dạy cần có sự sáng tạo và sự chuẩn bị kỹ
lưỡng trong việc lựa chọn video clip và thiết kế các hoạt động dạy. Đồng thời,
để phát huy được vai trò trong giờ học có sử dụng video, người giáo viên cần
xác định rõ mục tiêu giờ học, đánh giá và lựa chọn tài liệu video phù hợp, xem
video trước khi lên lớp và dự đoán những khó khăn các em có thể gặp phải.
Đồng thời cần lên kế hoạch tổ chức các hoạt động, chuẩn bị các phiếu từ vựng,
phiếu hoạt động nghe, kiểm tra chất lượng âm thanh, hình ảnh
2. Thực trạng
a) Thuận lợi, khó khăn
• Thuận lợi
- Học sinh: đa số các học sinh đam mê, yêu thích bộ môn Tiếng Anh.
Các em đa số sống trên địa bàn thị trấn có điều kiện trau dồi môn Tiếng Anh
bằng nhiều phương pháp như tự học qua sách báo, qua mạng Internet.
- Bản thân giáo viên: được công tác tại một đơn vị có những đồng nghiệp
dày dặn kinh nghiệm nên cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong công
tác giảng dạy và giáo dục.
• Khó khăn
Mặc dù là học sinh nằm trên địa bàn thị trấn, nhưng nói chung vẫn ở cách
xa thành phố nên không có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài, không có
môi trường để thực hành tiếng, để vận dụng vốn kiến thức ngoại ngữ của mình.
Thậm chí đa số các em trong suốt 7 năm học tiếng Anh chưa từng nhìn thấy hay
nói bất kì một câu đơn giản nhất với một người Anh. Chính điều này đã hạn chế
khả năng giao tiếp của các em.

7


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015


Phạm Thị Phúc

Các em sống trên địa bàn xa thành phố, không có môi trường để thực hành
tiếng, Một số em còn nhút nhát, ngại giao tiếp do ảnh của lối sống nông thôn.
Sĩ số học sinh của mỗi lớp trung bình là 40 em – quá đông cho một tiết
học nói
b) Thành công, hạn chế
Khi ứng dụng đề tài vào thực tế, tôi thấy đa số học sinh hứng thú hơn với
tiết học, các em phát âm các từ chính xác hơn, ngữ điệu của câu phù hợp hơn.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số học sinh vẫn chưa quen với phương
pháp mới này, còn sa vào việc xem phim hơn là học ngôn ngữ.
c) Mặt mạnh, mặt yếu
Đối với những học sinh có nền tảng kiến thức về từ vựng, ngữ pháp tốt
thì việc vận dụng đề tài rất có hiệu quả.
Ngược lại với những học sinh mà vốn từ vựng hạn chế, ngữ pháp chưa
được vững vàng thì các em khó có thể nói một cách hiệu quả.
d) Nguyên nhân
Đa số các giáo viên kể cả bản thân tôi vẫn còn bị ảnh hưởng không nhỏ
bởi phương pháp giảng dạy ngoại ngữ truyền thống, chuyên chú trọng đến ngữ
pháp, cấu trúc, từ vựng…nên chưa mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy
giao tiếp cho học sinh.
Các giáo trình tiếng Anh THCS hiện nay vẫn đi theo hướng dạy các quy
tắc ngữ pháp phức tạp, dạy nhiều từ vựng, dựa trên một nhận thức sai lầm là số
lượng từ vựng lớn thì có thể sử dụng ngôn ngữ thành thạo. Điều này khiến học
sinh học ngôn ngữ mới rất khó khăn và không thể giao tiếp một cách tự
nhiên.Trong khi thực tế học sinh nên được học bằng cách nghe ngôn ngữ đó, trở
nên quen dần với nó, quen dần với các âm thanh yêu cầu thực hiện từng nhiệm
vụ cụ thể và rồi nói được ngôn ngữ đó. Nói cách khác, chúng không học một
ngôn ngữ bằng việc nhớ từ và nhớ các kết cấu có hệ thống của câu.

3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp:
Giúp học sinh tiếp cận với ngôn ngữ một cách tự nhiên, nâng cao chất lượng
dạy học ngoại ngữ.
b. Nội dung và cách thức thực hiên giải pháp, biện pháp
Cách thức lồng ghép, ứng dụng các video clip vào trong các tiết dạy cụ thể:
Như tôi đã trình bày ở trên, đây là một số kinh nghiệm mà tôi chỉ mới
ứng dụng trong hai năm học gần đây và đặc biệt là ứng dụng cho các lớp đầu

8


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc

cấp nên trong phần dẫn chứng dưới đây đa số tập trung vào để dạy tiếng Anh
cho khối 6,7.
Khối 6, 7 đa số các em còn rất bỡ ngỡ, không chỉ riêng bộ môn tiếng Anh
mà còn ở các bộ môn khác. Mặc dù đã có ba năm học tiếng Anh ở bậc tiểu học,
nhưng đó cũng chỉ là bước đầu làm quen với môn học tiếng chứ các em chưa có
cái nhìn tổng thể, hệ thống về bộ môn này. Đối với một bộ phân học sinh, giáo
viên phải hình thành lại thói quen học ngoại ngữ ban đầu.
* Cách thức sử dụng video clip trong các đơn vị bài học ở khối 6:
Ở mỗi đơn vị bài học của chương trình lớp 6 chưa phân biệt rõ các tiết kĩ
năng riêng biệt mà đang ở dạng các hoạt động (Activity) qua đó hình thành và
luyện tập cho học sinh các cấu trúc cơ bản (Structure).
Tôi thường lồng ghép các video ở phần dẫn nhập ( pre - ) và phần luyện
tập (practice) của mỗi Activity. Đặc biệt, đối với các tiết dạy ở khối 6 đa số tôi
sử dụng các video trong loạt phim hoạt hình Gogo loves English. Gogo Loves

English là phim hoạt hình giáo dục, dạy tiếng anh cho trẻ em từ 3 đến 10 tuổi
đầy màu sắc và hứng thú. Những cuộc phiêu lưu ly kỳ, thú vị, vui nhộn của chú
rồng nhỏ tên Gogo và bạn bè giúp trẻ học tiếng anh một cách dễ dàng, học trong
tiềm thức (toàn bộ phim hoạt hình Gogo đều có phụ đề tiếng anh hỗ trợ trẻ
ngoài việc luyện nghe còn nhận biết các mặt chữ một cách nhanh chóng nhất).
Bộ phim hoạt hình dạy tiếng Anh Gogo Loves English gồm 6 đĩa dvd với 39 bài
học xoay quanh các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống như hỏi tên tuổi, bố mẹ,
động thực vật, màu sắc xung quanh,… Đặc biệt cuối mỗi bài học Gogo Loves
English đều lồng ghép các điệu nhạc vui nhộn giúp học sinh có thể nhảy nhót
vui tươi, vừa chơi vừa học.
• Ví dụ 1: Unit 1: GREETINGS , Section A: Hello
Phần A của bài 1 này có tám hoạt động (Activity), mục tiêu kiến thức của
các hoạt động là giúp cho học sinh có thể biết cách chào hỏi thân mật, giới
thiệu tên và hỏi đáp về sức khỏe. Trọng tâm kiến thức khá đơn giản, đa số các
em đã được học ở tiểu học. Tuy nhiên điều bất cập ở đây là một số hoạt động
đầu quá tách biệt, rời rạc và khá đơn điệu. Thế nên tôi đã quyết định thay đổi.
Tôi kết hợp dạy chào thân mật và giới thiệu tên kết hợp với hỏi tên (đối
với các lớp khá giỏi và lớp Vnen) trong một tiết và tách phần hỏi thăm sức khỏe
thành một tiết khác. Với việc định hướng và xác định mục tiêu của tiết dạy như
trên, tôi đã sử dụng video Gogo loves English tập 1 có tựa đề: My name’s Gogo.
Hẳn là tất cả các thầy cô đã biết đến tập phim này, tôi xin phép được trình bày
lại một số hình ảnh và lời thoại để các thầy cô tiện theo dõi.
9


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc

Nhân vật thần tiên Gogo đột

nhiên xuất hiện trong phòng
riêng của Peter. Peter chào
(Hello) và Gogo nhanh
chóng vẫy tay đáp lại
(Hello)

Peter tự giới thiệu tên mình
và hỏi tên của Gogo

Gogo đang suy nghĩ

Gogo chưa hiểu được khái Peter lặp lại để giải thích.
niệm tên (name) là gì.

Dường như Gogo đã hiểu
ra. Cậu ấy vui mừng đáp
lại câu hỏi của Peter.

Như vây là Gogo đã học được cách chào thân mật, giới thiệu tên mình và hỏi tên của
người khác. Một người bạn của Peter đến, Gogo đã chủ động chào, giới thiệu tên của
mình và hỏi tên của Jenny.

10


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc

Thực ra tập phim chưa kết thúc nhưng tôi chỉ chiếu đến đây để giới thiệu

ngữ liệu mới và tiến hành các bước bình thường khác của tiết dạy. Khi dạy từ
vựng, cung cấp ngữ liệu tôi thường cho dừng lại ở các đoạn quan trọng đồng
thời giới thiệu thêm một số từ vựng khác mà đoạn phim không có (như: “Hi”)
cũng như phân tích thật kỹ cấu trúc “What’s your name?” mà sách giáo khoa
chưa yêu cầu dạy. Kết thúc tiết học, học sinh cảm thấy phấn khởi vận dụng kiến
thức, phát âm đúng ngữ điệu hơn. Đặc biệt các em không thấy nhàm chán vì
đây là kiến thức cũ đã học nhiều lần ở tiểu học mà còn háo hức chờ đợi diễn
biến tiếp theo của tập phim thông qua tiết học sắp tới.
Như đã nói ở trên, trong tiết thứ hai của phần A này tôi xác định mục tiêu
của bài học là giúp học sinh biết cách hỏi thăm sức khỏe kết hợp với chào, giới
thiệu tên (ôn lại). Và lần này tôi sẽ chiếu phần tiếp theo của tập 1 để giới thiệu
vào bài mới.

Nhìn các bức ảnh trên, chắc chắn các thầy cô đã hiểu rõ diễn biến của câu
chuyện. Tương tự như tiết 1, ở tiết này, sau khi chiếu qua một lượt tôi cũng

11


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc

dừng lại ở các đoạn đối thoại quan trọng để dạy từ mới và giới thiệu cấu trúc.
Vì từ mới ở bài này không nhiều lắm nên phần giới thiệu khá nhanh. Tôi tập
trung tổ chức cho các em luyện tập cấu trúc vừa học.
Ở phần cũng cố bài, tôi cho các em xem phần cuối của tập phim nhằm
giúp các em hệ thống lại kiến thức toàn phần A.
Gogo biến hóa ra một dàn nhạc, ba người họ là ca sĩ vừa chơi đàn, trống
vừa hát. Nội dung bài hát chỉ xoáy vào việc hỏi, trả lời tên và sức khỏe. Bài hát

giúp các em thuộc bài ngay tại lớp một cách dễ dàng.

• Ví dụ 2: Unit 1: GREETINGS , Section C: How old are you?
Trong phần C của bài 1, trọng tâm kiến thức là số đếm từ 1 đến 20 và hỏi,
trả lời về tuổi. Bộ phim hoạt hình Gogo loves English cũng có tập liên quan đến
chủ đề này, đó là tập 8: How old are you? Tôi tiếp tục ứng dụng đoạn phim này
vào phần Warm up để từ đó giới thiệu vào bài mới.

12


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc

Như các thầy cô có thể thấy, bối cảnh của bộ phim là bữa tiệc sinh nhật
của Peter, rất phù hợp để dạy chủ đề “How old are you?”. Hai bức tranh đầu
thể hiện cách nói lời chúc mừng khi tặng quà sinh nhật. Nó không nằm trong
mục tiêu bài học, tuy nhiên nó không hề ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức
chính của bài.

13


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc

Ở các bức tranh tiếp theo, Peter đếm số lượng nến trên bánh kem sau đó
tự giới thiệu tuổi của mình và hỏi tuổi Gogo. Gogo đáp lại và “bắt chước” hỏi

lại Jenny.
Mặc dù đoạn phim chỉ dạy từ số 1 đến số 10 nhưng đây là các số cơ bản nhất và
ở đây các số được phát âm rất rõ. Học sinh phát âm tốt các số này thì việc phát
âm các số từ 14 đến 19 không có gì khó khăn. Sau khi cho học sinh xem phim,
dạy học các số từ 1 đến 20, tôi sẽ cùng học sinh phân tich cấu trúc hỏi tuổi và
tiến hành các bước tiếp theo của tiết dạy.
• Ví dụ 3: Unit 2: AT SCHOOL , Section C: My school
Ở phần C của bài này, tôi chỉ ứng dụng video cho hai mục 2 và 3. Trọng
tâm của hai mục này là dạy cho học sinh gọi tên các đồ vật trong lớp học thong
qua câu hỏi “What’s this / that ?”. Khác với hai ví dụ trên, ở tiết này tôi không
ứng dụng video vào phần vào bài mà ứng dụng vào phần củng cố. Sau khi giới
thiệu từ vựng (classroom vocabulary) và cấu trúc “What’s this / that ?” – “It’s
a/an ….”, tôi tiến hành cho học sinh thực hành như thường lệ để các em nhớ
cấu trúc và thuộc các từ vựng. Để mở rộng vốn từ và khắc sâu kiến thức để ứng
dụng vào thực tế tôi cho các em xem tập phim số 4 “What’s this?”

14


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc

Gogo cùng Jenny bơi xuống đáy đại dương, họ phát hiện có một vật lạ
dưới đáy đại dương. Đó là một chiếc hộp đựng các đồ vật bằng vàng, với Gogo
toàn bộ các đồ vật ấy đều rất lạ, cậu ấy liên tục hỏi Jenny câu “What’s this?”.
Trong tập phim này chúng ta không có cơ hội nghe được cấu trúc “What’s
that?” tuy nhiên học sinh có thể biết cách gọi tên các đồ vật như hộp, cái đĩa, cái
bát, con dao….
• Ví dụ 4: Unit 8: OUT AND ABOUT , Section A: What are you

doing?
Trọng tâm kiến thức của phần A là thì hiện tại tiếp diễn thong qua cấu
trúc hỏi,trả lời ai đó đang làm gì. Tương tự như ở ví dụ 3, tôi đã ứng dụng tập
phim 20 “What is she doing?” vào phần cũng cố bài, sau khi các em đã nắm
được ngữ pháp của bài. Dưới đây là một số hình ảnh tiêu biểu của phim.

15


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc

Ba người bạn hôm nay của chúng ta đang đi bơi, họ có một ống nhòm,
học dùng nó để quan sát các hoạt động đang diễn ra xung quanh. Nhìn vào phụ
đề tiếng anh bên dưới mỗi bức tranh ta dễ dàng hiểu các bạn ấy đang nói chủ đề
gì.
Với các cách áp dụng tương tự, Gogo loves English còn có nhiều tập
khác mà tôi đã ứng dụng như tập 5: “Is this a tiger?”, tập 6: “What color is
this?”, tập 9: “How many are there?”, tập 10 “What is the time?”
** Cách thức sử dụng video clip trong các đơn vị bài học ở khối 7:
Ở chương trình lớp 7, phần lớn kiến thức của học kì 1 có liên quan đến
lớp 6. Vì thế tôi cũng đã ứng dụng lại một số tập phim trong bộ đĩa Gogo loves
16


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc


English để dạy học sinh về thì hiện tại tiếp diễn, về cấu trúc hỏi giờ…. Tôi xin
phép không lấy thêm ví dụ về những tập phim này nữa.
Có thể nói nội dung ngữ pháp quan trọng nhất của sách giáo khoa lớp 7
học kì 2 là thì quá khứ đơn. Nội dung này bắt đầu được giới thiệu đến học sinh
từ bài 9. Đối với bài này, tôi có ứng dụng một số video mà tôi tải được ở trên
mạng.
• Ví dụ 1: Unit 9: AT HOME AND AWAY , Section B1,2: Neighbors
Ở mục 1,2 của phần này chủ yếu là xoáy sâu vào câu hỏi Yes / No của thì
quá khứ đơn. Tôi đã ứng dụng video sau đây vào phần luyện tập, tức là sau khi
đã giới thiệu xong ngữ liệu mới.

Ở đoạn đầu, có hai nhân vật kể về các hoạt động mà chính họ và những
người khác đã làm ngày hôm qua.

17


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc

Tiếp theo là có hai nhân vật hỏi đáp với nhau về các hoạt động ấy, sử
dụng câu hỏi Yes/ No. Các thầy cô có thể hỏi là đoạn phim này có qua sức đối
với học sinh hay không. Câu trả lời là có. Tuy nhiên với đoạn phim này, tôi
không ép các em phải thuộc, hay phải phát âm bất kì một động từ bất qui tắc
nào, bởi vì chúng khá là mới mẽ đối với các em học sinh lớp 7. Thay vào đó, tôi
thiết kế sẵn các handout có nội dung như sau, các em sẽ làm việc theo cặp để
tick vào các ô trống.
Activity
Yes

No
swam in the park ?
X
slept at a hotel ?

drank at a restaurant?
ate at a restaurant?
bought food at the mall?
c. Điều kiện để thực hiên giải pháp, biện pháp:
* Đối với giáo viên:
- Tiếp cận các đơn vị bài học để thiết kế giáo án phù hợp. Cần xác định rõ
mục tiêu cần đạt được của bài trước khi lựa chọn video đảm bảo bám chuẩn
kiến thức kĩ năng.
Tìm hiểu, tiếp cận, phân loại các đối tượng học sinh để vận dụng
phương pháp có hiệu quả
18


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc

- Điều khiển lớp nói theo nhóm, cặp, cá nhân sao cho phù hợp với đặc
trưng và mang lại hiệu quả cao nhất.
* Đối với học sinh:
Nghe yêu cầu của giáo viên, thảo luận theo sự phân công và tích
cực, mạnh dạn hợp tác xây dựng bài học
4. Kết quả:
Qua quá trình thực hiên đề tài tôi cũng đã vận dụng vào các tiết dạy và
cũng đã thu được một số kết quả nhất định: học sinh phát triển được kĩ năng

nghe nói một cách tự nhiên và mang lại kết quả cao hơn. Tôi xin đưa ra kết quả
cụ thể ở học kì I, năm học 2014- 2015 ở hai lớp học theo mô hình Vnen ( vì ở
hai lớp này, tôi có điều kiện, thời gian để kiểm tra kĩ năng nói đối với học sinh )
Lớp Sĩ số Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
6A5
41
8
19,5%
12
29,3%
21
51,2%
0
0%
6A6
41
12
29,3%
15
36,6%
14
34,1
0

0%
Tổng
82
20
24,4%
27
32,9%
35
42,7%
0
0%
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Khi xây dựng hệ thống video hoặc các gợi ý để học sinh thực hành nghe,
nói, đọc hiểu …. cần phải phân loại từng đối tượng học sinh để thiết kế cho phù
hợp, tránh tình trạng học sinh của chúng ta là đối tượng trung bình hoặc yếu mà
yêu cầu của giáo viên lại quá cao. Cố gắng đơn giản hóa bài học.
Hình thành cho học sinh thói quen nói những câu nói đơn giản nhất bằng
tiếng Anh ngay từ những ngày đầu làm quen với môn tiếng Anh. Tương tự như
vậy, giáo viên cũng phải nói những câu nói được gọi là Classroom language
bằng tiếng Anh để các em học sinh nghe và làm theo.
2. Đề xuất kiến nghị:
Phòng Giáo dục - đào tạo tổ chức đều đặn các chuyên đề bộ môn hàng
năm, triển khai các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải giúp cho giáo viên có thể có
thêm kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình.
Nhà trường bố trí thêm một số phòng học có sẵn hệ thống máy chiếu để
giáo viên có thể thể hiện những bài dạy có sử dụng video clip.
Buôn Trấp ngày 15 tháng 03 năm 2015
Người thực hiện


19


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014- 2015

Phạm Thị Phúc

Phạm Thị Phúc

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
( Ký tên, đóng dấu )

20



×