Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BÀI 26 sự BAY hơi và sự NGƯNG tụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.2 KB, 3 trang )

BÀI 26: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ
1. MỤC TIÊU :
1.1/. Kiến thức:
Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ,
gió và mặt thoáng. Tìm được thí dụ thực tế về những nội dung trên. Bước đầu biết
cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng
tác động một lúc .
1.2/. Kĩ năng:
Dự đoán được các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án
thí nghiệm kiểm tra dự đoán đó.
1.3/. Thái độ:
Có niềm đam mê học tập bộ môn.
2. TRỌNG TÂM :
- Nhận biết được hiện tượng bay hơi , sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt
độ, gió và mặt thoáng .
3. CHUẨN BỊ :
3.1/. GV:
- Một giá đỡ thí nghiệm .
- Một kẹp vạn năng .
- Hai đĩa nhôm nhỏ .
- Một cốc nước .
- Một đèn cồn .
- Hình vẽ 26.1 SGK / 80 .
3.2/. HS:
Nghin cứu nội dung bi 26
4. TIẾN TRÌNH :
4.1/. Ổn định, tổ chức và kiểm diện :
Kiểm diện HS
Kiểm tra vệ sinh lớp
4.2/. Kiểm tra miệng: (10đ)
- Nêu đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy và sự đông đặc .


- BT 24 –25 .6 1. Chất rắn bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ 80oC .
2. Chất này là băng phiến , vì băng phiến đông đặc ở 80oC .
3. Để đưa chất rắn từ 60oC tới nhiệt độ nóng chảy cần 4 phút .
4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là 2 phút .
5. Sự đông đặc vào phút thứ 13 .
6. Thời gian đông đặc kéo dài 5 phút .
4.3/. Bài mới :
* Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
@. Giới thiệu bài học .


Các chất có thể tồn tại ở cả 3 thể : rắn , lỏng , khí và cũng có thể chuyển hoá từ thể
này sang thể khác . Hiện tượng xảy ra như thế nào nếu một chất chuyển từ thể
lỏng sang thể hơi ?
Học sinh tìm thí dụ về sự bay hơi .
Vậy mọi chất lỏng đều bay hơi .
Thế nào là sự bay hơi ?
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 2 : Quan sát hiện tượng bay I. Sự bay hơi .
hơi và rút ra nhận xét về tốc độ bay hơi .
1. Định nghĩa :
Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộ
Sự chuyển từ thể lỏng sang
vào yếu tố nào ?
thể hơi gọi là sự bay hơi .
@. Hướng dẫn học sinh quan sát hình
26.2 để rút ra nhận xét .
 Quan sát tranh vẽ – mô tả lại .
- Hình A1 ; A2 : Mô tả cách phơi quần áo

ở hai hình ( quần áo giốpng nhau , cách
phơi như nhau . Hình A1 : trời râm , hình
A2 : trời nắng ) .
 trả lời câu 1 .
Vậy tốc độ bay hơi phụ thuộc gì ?
(nhiệt độ)
- Hình B1 ; B2 ; C1 ; C2 tương tự cho h/s
so sánh và rút ra nhận xét tốc độ bay hơi
phụ thuộc vào gió và mặt thoáng chất
lỏng .
hs trả lời câu 2 ,3 .
@. Yêu cầu học sinh trả lời câu 4 .
Vậy tốc độ bay hơi phụ thuộc vào
những yếu tố nào ?
2. Tốc độ bay hơi :
* Hoạt động 3 : Thí nghiệm kiểm tra dự Tốc độ bay hơi của một chất lỏng
đoán .
phụ thuộc vào nhiệt độ , gió và diện
Nhận xét ở trên mới chỉ là dự đoán ta
tích mặt thoáng của chất lỏng .
cần phải làm thí nghiệm để kiểm tra . Tốc
độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố – kiểm
tra tác động của từng yếu tố một .
+ Nghiên cứu tốc độ bay hơi phụ thuộc
vào yếu tố nào thì các yếu tố khác phải
giữ không đổi .
@ Kiểm tra sự tác động của nhiệt độ vào
tốc độ bay hơi ta làm thí nghiệm như sau
(thí nghiệm SGK / 82 )
 Quan sát hiện tượng – thảo luận trong

nhóm về kết quả thí nghiệm và rút ra kết


luận.
* Vậy tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ
thuộc vào nhiệt độ .
* Hoạt động 4 : Vạch kế hoạch thí
nghiệm kiểm tra tác động của gió và mặt
thoáng .
@ . Hướng dẫn h/s vạch kế hoạch kiểm
tra tác động của gió vào sự bay hơi .
. Đưa ra kế hoạch để kiểm tra .
* Tương tự kiểm tra tốc độ bay hơi phụ
thuộc và diện tích mặt thoáng .
. Nêu rõ các bước tiến hành thí
nghiệm .
@. Nhận xét kế hoạch đúng - sai của h/s
đưa ra . Cho h/s tiến hành hoạt động này
ở nhà theo nhóm học tập .

 GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP:
nghề nông thường cắt bớt lá mía,
phơi muối, phơi sấy sản phẩm nông
nghiệp, hoặc trong nghề nhuộm, chế
biến thực phẩm.

4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố:
- Thế nào là sự bay hơi ? ( Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay
hơi )
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? ( nhiệt

độ , gió và diện tích mặt thoáng )
- C9 : Để giảm bớt sự bay hơi , làm cây ít bị mất nước .
- C10 : Nắng nóng và có gió .
- BT 26 –27.1 : D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định .
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
Đối với tiết học hôm nay:
- Học bài theo các kết luận trong bài.
- Hoàn chỉnh BT trong vở bài tập / 90 → 92 .
Đối với bài học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài tiếp theo : “ Sự bay hơi và sự ngưng tụ “ và chú ý các hiện
tượng thực tế có liên quan đến bài học này.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



×