Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

nghiên cứu khoa học sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng dạy ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.63 KB, 30 trang )

PHÒNG GD – ĐT THÀNH PHỐ QUY NHƠN
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

----  ---NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM
ỨNG DỤNG:
SỬ DỤNG TRÒ CHƠI MÔN VẬT LÝ ĐỂ
PHÁT HUY HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THỰC HIỆN : NGUYỄN XUÂN ĐẠI
Tổ: Toán - Vật Lý – Hóa – Sinh – Công Nghệ - Tin

Năm học : 2013 - 2014


MỤC LỤC

TÓM TẮT
1/ Mục đích nghiên cứu
2/ Quy trình nghiên cứu
2.1/ Nghiên cứu lý thuyết
2.1/ Nghiên cứu thực nghiệm
3. Kết quả

1
1
1
1
1

GIỚI THIỆU


1/ Lý do thực hiện nghiên cứu
2/ Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2
2

PHƯƠNG PHÁP
I/ Khách thể nghiên cứu
II/ Thiết kế
II/ Quy trình nghiên cứu
IV/ Đo lường
V/ Phân tích dữ liệu và bình luận kết quả
VI/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3
4
4-6
6-11
12,13
13,14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

15
16-29

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu
quả giảng dạy ở trường THCS



Trường THCS Quang Trung
2014

1

Năm học : 2013-

TÓM TẮT
1. Mục đích nghiên cứu:
- Về lý thuyết: Đưa ra nguyên tắc thiết kế một số trò chơi vật lí, qui trình thiết kế và hướng
dẫn sử dụng một số lệnh trong Powerpoint để hỗ trợ cho thiết kế.
- Về thực nghiệm: Tổ chức được ít nhất 4 tiết dạy trên một lớp trong một học kì có lồng ghép
trò chơi vào bài giảng.
2. Quy trình nghiên cứu:
2.1. Nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu các trò chơi qua tài liệu, trên internet và trên truyền hình.
- Tổng hợp và lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc thù của môn học.
- Xây dựng nguyên tắc trò chơi dựa trên lý thuyết đã nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số công cụ hỗ trợ cho việc thiết kế trò chơi trên phầm mềm powerpoint
2007.
2.2. Nghiên cứu thực nghiệm:
- Thiết kế trên phần mềm powerpoint một số trò chơi vật lý (Một số công cụ hỗ trợ thiết kế
trò chơi trong Powerpoint 2007, xem phần phụ lục ).
- Bước đầu lồng ghép tổ chức trong các tiết bài tập và sau một số bài học ở các lớp mà tôi
đang giảng dạy.
3. Kết quả:
Vận dụng lí thuyết nêu trên vào thực tế, tôi đã tổ chức được các trò chơi ở các lớp như
7A1, 7A3, 7A4, 7A5, 7A6 và 9A5 với trò chơi đã nêu ở trên. Kết quả là tất cả học sinh đều
hứng thú tham gia, kiến thức bài học nhớ lâu hơn. Hôm nào có trò chơi là các em rất hứng

thú học tập, tâm lí thoải mái và tham gia tích cực cho các hoạt động giữa giáo viên và học
sinh.

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng
dạy ở trường THCS


2

Trường THCS Quang Trung
2014

Năm học : 2013-

GIỚI THIỆU
1. Lý do thực hiện nghiên cứu :
Mục đích dạy học ngày nay ở nước ta và trên thế giới không chỉ dừng lại ở việc truyền
thụ cho học sinh những tri thức, kỹ năng mà loài người đã tích lũy được trước đây, mà còn
đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo ra những tri thức mới,
phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới phù hợp với hoàn cảnh của mỗi đất nước, mỗi
dân tộc. Vì lẽ đó, người giáo viên cần phải nghiên cứu cải thiện chất lượng dạy học và
phương pháp giảng dạy.
2. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu:
Nghiên cứu tâm lý học sinh lứa tuổi trung học cơ sở, chúng ta thấy học sinh phổ thông rất
có ý thức trong học tập, thích nghiên cứu, tự học và thích tìm tòi nhưng các em cũng rất dễ sa
đà nếu nhà trường và gia đình không quan tâm đúng mức đến tâm tư, nguyện vọng của các
em. Do đó, cần có hình thức dạy học vui vẻ, cuốn hút để thực hiện thắng lợi mục đích của
quá trình dạy học. Thực tế cuộc sống luôn tác động đến các em, làm hình thành ở các em
động cơ học tập có thể tích cực hoặc ngược lại. Vì lẽ đó, chúng ta cần làm cho các em thêm
yêu môn học hơn để phát huy tối đa những yếu tố tích cực và hạn chế những động cơ tiêu

cực không có lợi cho quá trình dạy học.
Nghiên cứu các quan điểm của quá trình dạy học, tôi thấy đa số các tiết dạy thường là
thầy chỉ đạo, học trò có hoạt động tích cực và biết tự điều chỉnh để học tốt hơn. Như vậy, yếu
tố này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm một hình thức dạy học mới phù hợp hơn.
Nghiên cứu về các nhiệm vụ của người giáo viên vật lí, tôi thấy cần phải chú ý tới việc
vừa dạy học, vừa phát triển tư duy nhận thức của học sinh.
Nghiên cứu các hình thức dạy học vật lí , tôi nhận thấy rằng hình thức dạy học thông qua
trò chơi có thể góp phần thực hiện tốt mục đích của quá trình dạy học, đáp ứng yêu cầu thực
tiễn ở các trường trung học cơ sở giai đoạn hiện nay.
Vì tất cả những lí do nêu trên mà tôi đã lựa chọn hình thức dạy học thông qua
trò chơi để tăng cường tri thức, kỹ năng vật lí cho học sinh. Với nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng : “ Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng dạy ở trường
THCS“, tôi mong muốn sẽ đem đến nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế đóng góp vào
việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, tạo tiền đề để học sinh được vững bước vào
cuộc sống lao động trong tương lai.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng
dạy ở trường THCS


3

Trường THCS Quang Trung
2014

Năm học : 2013-

PHƯƠNG PHÁP
I. Khách thể nghiên cứu :
1. Trường THCS Quang Trung – Quy Nhơn có cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy
tốt, phòng học và phòng thực hành vật lý kiên cố, sạch sẽ, được trang bị đèn chiếu, máy tính

phục vụ cho các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ
cho các khối lớp .
- Đội ngủ giáo viên giảng dạy môn vật lý ở trường có 3 giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy
và có tay nghề .
- Học sinh trường THCS Quang Trung đa phần là các em ngoan, chịu khó trong học tập,
hoạt động nhóm sôi nổi. Cha mẹ luôn quan tâm đầu tư để các em có đầy đủ sách giáo khoa,
sách bài tập vật lý, vở bài tập vật lý.
2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động trò chơi môn vật lý trong giảng dạy ở Trường
THCS Quang Trung – Quy Nhơn :
Những năm gần đây ở Trường THCS Quang Trung, tổ chức hoạt động trò chơi
trong giờ vật lý đã trở thành một yêu cầu cần thiết.
Nhà trường xác định môn vật lí ở trường THCS góp phần hoàn chỉnh học vấn
phổ thông và làm phát triển nhân cách của học sinh , chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc
sống lao động, sản xuất, bảo vệ tổ quốc, hoặc tiếp tục học lên. Vật lí phải tạo cho học sinh
tiếp cận với thực tiễn kĩ thuật ở trong nước và xây dựng lực lượng để tiếp thu được các kĩ
thuật hiện đại của thế giới.
Mặt khác theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì việc học tập của học sinh Việt Nam
còn mang tính đối phó. Chính vì vậy việc dạy học các tiết có nội dung phức tạp , nhiều kiến
thức khó phải được quan tâm, tạo cho học sinh có hứng thú học tập.
Trò chơi được tổ chức ở các lớp như 7A1, 7A3, 7A4, 7A5, 7A6 và 9A5 .Trong đó tôi
chọn lớp 7A3 làm lớp thực nghiệm và lớp 7A2 làm lớp đối chứng.
- Lớp 7A3 có 39 học sinh,trong đó có 19 nữ. Đa số các em có trình độ học tập môn vật
lý ở mức độ trung bình, có một số em học hơi yếu môn vật lý như : Nhơn; Phú; Sơn;
Bá Thiện; Văn Tiến; Trình; Vũ; Vỹ...Một số em có thái độ học tập chưa tốt như : Phi;
-

Tài; Thương Thương; Xuân Tùng....
Lớp 7A2 có 38 học sinh , trong đó có 14 nữ. Đa số các em có trình độ học tập môn vật
lý ở mức độ trung bình, có một số em học hơi yếu môn vật lý như : Bảo; Thành Đạt;


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng
dạy ở trường THCS


4

Trường THCS Quang Trung
2014

Năm học : 2013-

Tấn Huy; Đoàn Lộc; Nam; Nghĩa; Toàn...... Một số em có thái độ học tập chưa tốt
như: Hiếu; Ngọc; Nhân; Pháp; Trọng Quý......
II. Thiết kế :
1. Sử dụng loại hình kiểm tra :
Là các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ theo chương trình chuẩn kiến thức
và kỹ năng của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định.
Chọn một bài kiểm tra tương ứng về nội dung, hình thức, thời gian để tính kết
quả. ( xem phần phụ lục )
Bảng 1: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước và sau tác động

Lớp thực nghiệm
7A3
Lớp đối chứng

Số

Điểm TB kiểm tra

học


trước khi tổ chức

sinh
39

trò chơi
5,6

Tổ chức hoạt động

chức trò chơi
7,9

5,3

trò chơi
không tổ chức hoạt

6,4

38

7A2

Tác động

Điểm TB kiểm
tra sau khi tổ


động trò chơi

2. Sử dụng phép kiểm chứng :
Phép kiểm chứng t-test độc lập ( Xem phần phụ lục )
III.
Quy trình nghiên cứu :
1 . Mô tả tác động : Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học
thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh
được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục
tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là
phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy, từ khả năng vận dụng của học sinh và khả năng xử lí
tình huống của học sinh, tôi thấy cần phải lồng ghép vào một phương pháp dạy học mới để
giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức bài học trong sách giáo khoa. Vì vậy, tôi đã lựa chọn
từng trò chơi và lồng ghép phù hợp vào từng nội dung bài giảng. Thời gian lồng ghép thường
là đầu tiết học với mục đích kiểm tra bài cũ và cuối tiết học để củng cố bài. Thời gian tối đa
cho việc tổ chức trò chơi dạng này thường là khoảng 5-10 phút. Ngoài ra, tôi còn lồng ghép
vào tiết ôn tập cuối chương để rèn luyện cho học sinh biết tổng hợp kiến thức đã học, phát
hiện ra mối tương quan của toàn chương trình học để khắc sâu hơn nữa kiến thức vật lí. Thời
gian có thể khoảng 15 phút. Trong trường hợp này nên phối hợp nhiều trò chơi để tăng sức
hấp dẫn và thu hút được học sinh tham gia.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng
dạy ở trường THCS


Trường THCS Quang Trung
2014

5


Năm học : 2013-

2 . Khi sử dụng tác động này, giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
- Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:
+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.
+ Nội dung câu hỏi phải phân loại được các đối tượng học sinh : Giỏi, khá, trung bình, yếu.
Câu hỏi ở mức độ : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng....
+ Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp
học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
+ Luật chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều
học sinh tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
- Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
- Tổ chức trò chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học
tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có
hiệu quả.
* Ưu điểm :
- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh do đó duy trì
tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.
- Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất
căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.
- Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho
học sinh.
* Nhược điểm:
- Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.
- Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.
3. Để thực hiện một trò chơi vật lí, người dạy cần phải thực hiện theo một qui trình cụ
thể như sau:
- Bước 1: Xây dựng thể lệ trò chơi. Thể lệ có thể dựa trên nguyên tắc đã nêu, cũng có thể bỏ
bớt hay bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế.

- Bước 2: Lựa chọn nội dung, chủ đề cần tuyên truyền.
- Bước 3: Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng
dạy ở trường THCS


6

Trường THCS Quang Trung
2014

Năm học : 2013-

- Bước 4: Thiết kế trò chơi trên phần mềm. Lựa chọn phần mềm thích hợp, sao cho đảm bảo
dễ thiết kế, dễ sửa chữa, hiệu chỉnh, giao diện đẹp. Phải thiết kế sao cho thí sinh lựa chọn từ
câu hỏi một cách ngẫu nhiên. Mỗi lần thí sinh chọn câu hỏi nào thì câu đó đổi màu hoặc nhấp
nháy đồng thời xuất hiện nội dung gợi ý. Nếu học sinh trả lời đúng, đáp án sẽ được mở ra,
ngược lại, câu hỏi đó vẫn là bí mật nhưng màu sắc phải khác để thông báo với người chơi
rằng câu hỏi này đã được chọn. Nên thiết kế trên một trang màn hình. Cần thiết lập hiệu ứng
thời gian, chuông đồng hồ, chấm điểm để trò chơi thêm sinh động, gay cấn và hấp dẫn hơn .
- Bước 5: Tổ chức trò chơi.
- Bước 6: Tổng kết và rút kinh nghiệm.
4. Sử dụng một số trò chơi vật lí để tác động trước khi đo lường :
4.1 : TRÒ CHƠI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ

- Thể lệ: Xem phần 5.1.
- Nội dung ôn tập: Sử dụng sau khi học xong bài : ” Chất dẫn điện và chất cách điện” Vật
lý 7.
- Số lượng câu hỏi : 6 câu ( có thể tăng giảm tùy theo tình huống), mỗi câu có 4 đáp án.
- Mục đích giáo dục:

+ Giúp học sinh ôn tập bài :” Chất dẫn điện và chất cách điện” Vật lý 7.
+ Cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích của bài :” Chất dẫn điện và chất cách điện”
Vật lý 7.,. thông qua các câu hỏi.
4.2. TRÒ CHƠI LẬT HÌNH

- Thể lệ: Xem phần 5.2.
- Nội dung ôn tập: Sử dụng để ôn tập chương “ Cơ học ‘ vật lý lớp 6. ( Đã sử dụng ở năm
học trước )
- Số lượng câu hỏi : 10 câu ( có thể tăng giảm theo tình huống ), 1 câu hỏi từ khóa
- Mục đích giáo dục:
+ Giúp học sinh nhớ lại kiến thức chương “Cơ học “ vật lý 6 .
+ Cung cấp thêm thông tin về nhà Vật lí nổi tiếng ISAAC NEWTON.

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng
dạy ở trường THCS


Trường THCS Quang Trung
2014

7

CÂU 1

Năm học : 2013-

CÂU 2

CÂU 3


CÂU 4

CÂU 5

CÂU 6

CÂU 7

CÂU 8

CÂU 9

CÂU 10

4. 3: ĐỐ VUI Ô CHỮ VẬT LÍ

- Thể lệ: Xem phần 5.3.
- Nội dung cần ôn tập: Sử dụng sau khi học bài “ Định luật phản xạ ánh sáng” vật lý lớp 7.
- Số lượng câu hỏi : 8 câu ( có thể tăng giảm theo tình huống ), 1 câu hỏi từ khóa
- Mục đích giáo dục:
+ Ôn tập kiến thức bài học “ Định luật phản xạ ánh sáng”.
+ Tạo cho học sinh khả nảng phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi mình gặp phải.
1, Ô CHỮ :
1
2
3
4
5
6
7

8
Ô TỪ KHÓA :

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng
dạy ở trường THCS


8

Trường THCS Quang Trung
2014

Năm học : 2013-

4.4: ĐỐ VUI BA DỮ KIỆN VẬT LÍ

- Thể lệ: Xem phần 5.4.
- Nội dung ôn tập: Sử dụng để ôn tập “ Chương trình vật lý lớp 7.”
- Số lượng câu hỏi : 5 câu ( có thể tăng giảm theo tình huống ), mỗi câu có 3 gợi ý.
- Mục đích giáo dục:
+ Giúp học sinh ôn tập “ Chương trình vật lý lớp 7.”
+ Cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích của các nhà khoa học, cũng như các hiện
tượng vật lý,... thông qua các câu hỏi.
4.5: TRÒ CHƠI MÔ TẢ VẬT LÝ

- Thể lệ: Xem phần 5.5.
- Nội dung cần ôn tập: Sử dụng để ôn tập chương 3 : “ điện học “, vật lý 7.
- Số lượng câu hỏi : 14 câu ( có thể tăng giảm theo tình huống ) , mỗi câu có thể dùng nhiều
gợi ý miêu tả ( có thể tăng hay giảm theo tình huống thực tế ).
- Mục đích giáo dục:

+ Ôn tập kiến thức bài học : Chương 3 : “ điện học ‘ vật lý 7
+ Tạo cho học sinh khả nảng phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi mình gặp phải.
4.6 : TRÒ CHƠI HOA THƠM TẶNG THẦY

- Thể lệ: Xem phần 5.6.
- Nội dung cần ôn tập: Sử dụng để ôn tập : Chương 2 “ Âm học “, vật lý 7.
- Số lượng câu hỏi : 7 câu hỏi ứng với 7 loài hoa ( Có thể tăng giảm theo thực tế ).
- Mục đích giáo dục:
+ Ôn tập kiến thức bài học : Chương 2 “ Âm học “ vật lý 7.
+ Tạo cho học sinh khả nảng phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi mình gặp phải.
5. Quy trình đánh giá tác động :
5.1. Trắc nghiệm vật lí :
- Nguyên tắc: Các câu trắc nghiệm được lựa chọn trong chương trình học sách giáo khoa,
mỗi câu có một lựa chọn đúng nhất trong 4 lựa chọn A, B, C, D. Các đội sẽ được chuẩn bị
trước các bảng trả lời với các chữ cái “A, B, C, D”. Mỗi đội sẽ thảo luận trong thời gian qui
định và đưa ra đáp án đúng nhất bằng cách giơ đáp án trả lời theo yêu cầu của ban tổ chức

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng
dạy ở trường THCS


Trường THCS Quang Trung
2014

9

Năm học : 2013-

(có thể là 10 giây sau khi nghe ban tổ chức đọc xong câu hỏi). Đội nào có số câu trả đúng
nhiều hơn sẽ chiến thắng. ( xem phần phụ lục 5.1)

-

Phương tiện tổ chức: Thiết kế các câu trắc nghiệm, quy định thời gian trả lời câu hỏi

trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính.
-

Hình thức chơi: Chia theo tổ, nhóm .

5.2. Trò chơi lật hình:
-

Nguyên tắc: Khuất sau các câu hỏi là một bức tranh của nhà Khoa học hoặc nội dung

mà chúng ta cần truyền tải kiến thức tới học sinh. Chia bức tranh thành nhiều mảnh nhỏ tùy
theo số câu hỏi, mỗi mảnh sẽ mang nội dung của một câu hỏi đố vui. Nếu học sinh trả lời
đúng thì phần khuất sau câu hỏi đó sẽ hiện ra và các em có thể đoán nội dung của bức tranh.
Khi đã đoán đúng nội dung bức ảnh thì trò chơi kết thúc (xem phụ lục 5.2).
-

Phương tiện tổ chức: Thiết kế trò chơi trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính

hoặc in trên giấy khổ lớn, hay có thể sử dụng bảng dính.
-

Hình thức chơi: Chia đội. Các đội chọn câu hỏi và trả lời theo lượt. Đội nào không trả

lời được sẽ chuyển câu hỏi cho khán giả. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ chiến thắng.
5.3. Đố vui ô chữ vật lí:
- Nguyên tắc:

+ Cách tạo ô chữ thường: Để có ô chữ vật lý có ý nghĩa và hay thì chúng ta nên chọn chủ đề
cho ô chữ. Chủ đề đó chính là nội dung của ô chữ hàng dọc. Từ ô chữ hàng dọc này, chúng ta
đặt từ khóa cho các ô hàng ngang. Dựa vào từ khóa để đặt câu hỏi cho từng hàng ngang.
+ Ô chữ ở mức độ khó hơn: Tương tự như trên nhưng chủ đề của ô chữ không nhất thiết phải
đặt trong ô hàng dọc mà đặt trong từng ô riêng rẽ của ô hàng ngang. Mỗi câu hỏi trả lời đúng
ở ô hàng ngang sẽ cung cấp một từ khóa cho chủ đề. Khi các từ khóa từ từ hiện ra thì chúng
được xếp theo trình tự giải đáp, sau đó người chơi phải sắp xếp lại tất cả các từ khóa và dự
đoán chủ đề của ô chữ. Chú ý, người chơi không nhất thiết phải trả lời hết các câu hỏi, khi
đoán đúng chủ đề thì trò chơi kết thúc. Đội nào có số câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ chiến
thắng (xem phụ lục 5. 3 ).
-Phương tiện tổ chức: Sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi và trình chiếu trên
máy tính.
-Hình thức chơi: Chia đội hoặc sử dụng chơi cho cả lớp vào cuối tiết học để củng cố bài.

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng
dạy ở trường THCS


Trường THCS Quang Trung
2014

10

Năm học : 2013-

5.4. Đố vui ba dữ kiện vật lí:
-

Nguyên tắc: Đầu tiên ta đưa ra câu hỏi ở dạng khái niệm hoặc về lịch sử vật lí, kiến


thức vật lí, hiện tượng vật lí,.. Ví dụ như: Ông là ai? Đại lượng nào? Hiện tượng gì? Sau đó
đưa ra từng dữ kiện (thông thường là ba dữ kiện) gợi ý dần dần cho câu trả lời đúng. Dữ kiện
thứ nhất ở mức độ khó nhất (hầu như chưa gợi ý gì), dữ kiện thứ hai ở mức độ trung bình (có
gợi ý) và dữ kiện thứ ba ở mức độ dễ nhất (gợi ý gần tới câu trả lời đúng) (xem phụ lục 5.4 ).
Nếu học sinh trả lời đúng ở dữ kiện thứ nhất sẽ được 30 điểm/câu, dữ kiện thứ hai là 20
điểm/câu, dữ kiện thứ ba là 10 điểm/câu. Mỗi dữ kiện cách nhau 10 giây.
-

Phương tiện tổ chức: Dùng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi và trình chiếu trên

máy tính và học sinh dành quyền ưu tiên trả lời bằng cách giơ tay hoặc bấm chuông (nếu có).
Hoặc đơn giản hơn là viết các câu hỏi theo thứ tự rồi cho học sinh bốc thăm, khi bốc được số
nào thì ban giảm khảo đọc từng dữ kiện theo thời gian qui định. Thực hiện theo cách này dễ
làm và không mất nhiều thời gian cho việc thiết kế trên máy tính.
-

Hình thức chơi: Chia đội. Thực hiện ngay trên lớp học hoặc vào các buổi sinh hoạt dưới

cờ.
5.5. Trò chơi miêu tả vật lí:
-Nguyên tắc: Người chơi sẽ cầm trên tay danh sách từ (hay khái niệm vật lí) mà ban tổ
chức yêu cầu miêu tả. Khi đó, người miêu tả có nhiệm vụ dùng bất kì từ ngữ hoặc hành động
nào (có thể là dùng định nghĩa, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, …, liệt kê các từ cùng nhóm hoặc
có liên quan đến từ trong danh sách) để diễn đạt cho đồng đội mình đoán đúng từ trong danh
sách. Người miêu tả không được nói bất kì từ nào trong danh sách với đồng đội của mình.
Đội nào đoán đúng nhiều từ hơn trong khoảng thời gian qui định sẽ chiến thắng (xem phụ
lục 5.5).
-Phương tiện tổ chức: Viết các từ cần miêu tả vào các tờ giấy và xếp lại để người chơi
bốc thăm ngẫu nhiên.
-Hình thức chơi: Chia đội. Có thể chia mỗi lớp học thành 2 đội.

5.6. Trò chơi hoa thơm tặng thầy:
- Nguyên tắc: Sử dụng một cây (hay nhánh cây) có nhiều cành, chuẩn bị một số bông
hoa (số loại hoa phụ thuộc vào số đội tham gia trò chơi). Mỗi đội lần lượt lên hái hoa, ẩn
dưới mỗi búp hoa là một câu hỏi, nếu trả lời đúng thì hoa sẽ nở và dùng để tặng thầy cô. Trả
lời sai thì bỏ qua câu hỏi đó và nhường quyền hái hoa cho đội còn lại. (xem phụ lục 5.6).

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng
dạy ở trường THCS


Trường THCS Quang Trung
2014

11

Năm học : 2013-

- Phương tiện tổ chức: Dùng cành cây trong tự nhiên hoặc tự làm theo ý thích nhưng
phải có thẩm mỹ. Hoặc có thể thiết kế trên powerpoint.
- Hình thức chơi: Chia đội. Mỗi đội sẽ chọn một loài hoa mà ban tổ chức đưa ra. Đội
nào trả lời nhiều câu hỏi nhất ứng với nhiều hoa nở trên cành sẽ chiến thắng.
IV/ Đo lường :
1. Mô tả công cụ đo :
1.1.

Mô tả một bài kiểm tra trước tác động cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng :
1.1.1.

Nội dung: Kiểm tra bài :


-

Nhận biết ánh sáng- ngồn sáng và vật sáng.

-

Sự truyền ánh sáng.

1.1.2. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận.
1.1.3. Số lượng câu hỏi :
-

Trắc nghiệm : 5 câu ( 5 điểm ).

-

Tự luận : 2 câu ( 5 điểm ).

1.2. Mô tả một bài kiểm tra sau tác động cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng :
1.2.1. Nội dung : Kiểm tra chương I : “ Quang học “, vật lý 7.
1.2.2. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận.
1.2.3. Số lượng câu hỏi :

2.

-

Trắc nghiệm : 8 câu ( 5 điểm ).

-


Tự luận : 3 câu ( 5 điểm ).

Mô tả quy trình đánh giá :
2.1. Bài kiểm tra trước tác động cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng : ( Nội dung
xem phần phụ lục ).
- Phần trắc nghiệm : Có 5 câu hỏi điền khuyết, mỗi câu điền đúng được 1 điểm.
- Phần tự luận : Câu 1 : Trả lời đúng được 2 điểm .
Câu 2 : Trả lời đúng được 3 điểm .
2.2. Bài kiểm tra sau tác động cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng : ( Nội dung
xem phần phụ lục ).

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng
dạy ở trường THCS


12

Trường THCS Quang Trung
2014

Năm học : 2013-

- Phần trắc nghiệm :
+ Có 6 câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm.
+ Có 2 câu hỏi điền khuyết, mỗi ý điền đúng được 0,25 điểm.
+ Có 1 câu hỏi ghép đôi, mỗi ý ghép đúng được 0,25 điểm .
- Phần tự luận : Câu 1 : Trả lời đúng được 2 điểm .
Câu 2 : Trả lời đúng được 1,5 điểm.
Câu 3 : Trả lời đúng được 1,5 điểm .

V. Phân tích dữ liệu và bình luận kết quả :

1. Phân tích dữ liệu :
1.1. Mô tả dữ liệu: ( Xem phần phụ lục: Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng trước tác động và sau tác động ).
1.2.
Bảng 2 : So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động.

Lớp thực nghiệm
7A3
Lớp đối chứng 7A2
1.3. Liên hệ dữ liệu :

Số học sinh
39

Giá trị trung bình
7,9

Độ lệch chuẩn
0,77

38

6,4

1,37

Như trong Bảng 2 trên đây, điểm TB bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực
nghiệm là 7,9 (SD=0,77) và của nhóm đối chứng là 6,4 (SD= 1,37). Thực hiện phép

kiểm chứng t-test độc lập với các kết quả trên tính được giá trị p là 0,02. Kết luận
chênh lệch giá trị trung bình giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa
(thay đổi không phải do ngẫu nhiên ) .

2. Bình luận kết quả :
Vật lí học là khoa học thực nghiệm, vì vậy giáo viên cần thiết phải thực hiện thành
thạo các hành động vật lí như: thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm, mô hình hóa một hiện
tượng hoặc một thực thể vật lí cho đến các hoạt động cụ thể như lắp ráp thực hiện thí
nghiệm, sử dụng thông thạo các máy đo, lấy số liệu, phán đoán kết quả,… Như vậy, muốn
học tốt vật lí thì phải luôn thực hiện tốt các hành động vật lí.

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng
dạy ở trường THCS


Trường THCS Quang Trung
2014

13

Năm học : 2013-

Hành động vật lí còn là cách suy nghĩ, cách làm bên những sự việc cụ thể hàng
ngày có tính chất vật lí. Khi tiếp xúc với những hiện tượng vật lí, quá trình vật lí, học sinh
biết đặt câu hỏi đúng chỗ, có khả năng giải thích các hiện tượng và các quá trình ấy,…
Để học sinh có nhiều cơ hội thực thi những hành động vật lí thì chúng ta nên lồng
ghép nhiều phương pháp và phương tiện dạy học, nhằm thu hút học sinh cả lớp tham gia hoạt
động, trong đó có hình thức dạy học thông qua trò chơi vật lí. Tức là từ trò chơi mà lồng
ghép kiến thức vật lí vào, làm cho học sinh có những giây phút thoải mái hoạt động, làm
giảm bớt căng thẳng nhưng vẫn đảm bảo học tốt. Muốn trò chơi đem đến hiệu quả giáo dục

cao thì cần phải thiết kế trò chơi với các yêu cầu như sau:
-

Trò chơi phải có mục đích giáo dục rõ rệt.

-

Trò chơi phải có nội dung phong phú, dựa trên kiến thức chuyên môn, mang tính khoa

học và phải gắn liền với các yêu cầu giáo dục trong trường và ngoài xã hội ở từng thời điểm
cụ thể.
-

Hình thức tổ chức phải gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn, vui tươi, lành mạnh và thời

lượng vừa phải hợp lý.
-

Trò chơi phải thu hút đông đảo học sinh tham gia, nhằm phát huy sự ham hiểu biết,

giàu trí tưởng tượng, biết suy luận, nhanh trí, khéo léo, sôi nổi nhưng không ồn ào, tư duy
sâu sắc nhưng không quá trầm lặng.
- Trong trò chơi, người làm chủ là học sinh. Song giáo viên có vai trò rất quan trọng, là
người hướng dẫn học sinh tổ chức trò chơi, khéo léo dẫn dắt các em học sinh tự giác tham
gia.
VI. Kết luận và kiến nghị :
1. Kết luận : Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tôi trình bày trên đây đã thực hiện
trên một số lớp ở trường THCS Quang Trung Quy Nhơn và tôi đã thấy được những hiệu quả
nhất định, trong quá trình thực hiện có thể có những điểm chưa thực sự hiệu quả cao hoặc
cần chỉnh sửa thêm để hoàn chỉnh, rất mong quý thầy cô đồng nghiệp xem tham khảo, áp

dụng , và đóng góp thiện hơn, nhằm một mục đích chung là nâng cao chất lượng dạy học,
phát huy tính tích cực trong dạy và học.
2. Kiến nghị : Các trò chơi này không chỉ được áp dụng trong tiết học, trong những buổi ôn
tập mà còn có thể mở rộng thành những buổi thi đua sinh hoạt dưới cờ. Trường THCS có thể
nghiên cứu và ứng dụng, đưa ra kế hoạch với từng chủ đề hoạt động theo tháng hoặc tổ chức
ngoại khóa, Khi đó sẽ tổ chức một buổi thi giữa các khối lớp, hoặc chọn mỗi lớp một học
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng
dạy ở trường THCS


Trường THCS Quang Trung
2014

14

Năm học : 2013-

sinh, chia thành 2 đội chơi, kết hợp với trò chơi dành cho khán giả. Có như vậy thì buổi sinh
hoạt dưới cờ sẽ thêm đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, kích thích tư duy của
học sinh, góp phần tạo tình yêu đối với môn học, đối với thầy cô, trường lớp, bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Quy Nhơn, ngày 22/02/2014
Người viết

Nguyễn Xuân Đại

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng
dạy ở trường THCS



Trường THCS Quang Trung
2014

15

Năm học : 2013-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thạc sĩ Nguyễn Văn Cần, Nghiên cứu, khai thác Visual Basic trong Microsoft
PowerPoint để thiết kế trò chơi đoán ô chữ phục vụ đố vui để học và dạy học,
2007.
2. Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, Nhà xuất bản giáo dục, 1998.
3. Nguyễn Minh Hoàng, Tìm hiểu khoa học qua trò chơi vật lý, Nhà xuất bản trẻ,
2003.
4. Nguyễn Trí Hoàng, Thiết kế mẫu một số môđun giáo dục môi trường ngoài giờ
lên lớp, Nhà xuất bản giáo dục,1998.
5. Nguyễn Đức Thâm, Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học
vật lý ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 1999.

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả giảng
dạy ở trường THCS


Trường THCS Quang Trung

16

Năm học : 2013- 2014


PHỤ LỤC
2.2. Một số công cụ hỗ trợ thiết kế trò chơi trong Powerpoint 2007:
- Tạo liên kết trang:
+ Vào Insert\Shapes, lựa chọn đối tượng, vẽ lên slide.
+ Click phải lên đối tượng, chọn Hyperlink.
+ Trong hộp thoại Insert Hyperlink chọn <Place in this document>, sau đó vào Titles> và chọn trang cần liên kết đến.
+ Mở đến trang đã liên kết, cũng thực hiện các bước tương tự để tạo liên kết ngược lại
vị trí ban đầu. Chú ý nên chọn hình mũi tên quay ngược trở lại để dễ dàng lựa chọn khi trình chiếu.
- Tạo hiệu ứng biến mất: Chọn đối tượng cần biến mất, vào Animations\ Custom
Animation\Add effect\exit, sau đó có thể lựa chọn kiểu biến mất tùy ý.
- Tạo hiệu ứng gỡ đối tượng: Tức là khi nhấp chuột vào đối tượng thì đối tượng đổi màu
(xem phần hiệu ứng đổi màu), sau đó biến mất (xem phần hiệu ứng biến mất), khuất bên dưới là
thông tin cần cung cấp sau câu trả lời đúng của học sinh.
+ Xếp hiệu ứng theo thứ tự là đổi màu trước khi biến mất.
+ Vào dấu mũi tên bên phải hiệu ứng chọn Effect options.
+ Trong hộp thoại Diamond chọn Timing, sau đó đánh dấu check vào Start effect on
click of

. Tiếp theo vào danh sách chọn đối tượng muốn nhấp chuột vào và

chọn Ok.
- Tạo âm thanh: Cũng vào Effect options\Sound và chọn âm thanh cần trình diễn.

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả
giảng dạy ở trường THCS


Trường THCS Quang Trung


17

Năm học : 2013- 2014

5.1. TRÒ CHƠI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ
NỘI DUNG CÂU HỎI
STT

CÂU HỎI

ĐÁP ÁN

1

Chọn câu phát biểu sai: Vật dẫn điện là........
A.Vật cho dòng điện đi qua.
B. Vật cho điện tích đi qua.
C. vật cho electron đi qua.
D. Vật có khả năng nhiễm điện.

D

2

Phát biểu nào dưới đây sai? Vật cách điện là vật.........
A.Không có khả năng nhiễm điện.
B.Không cho dòng điện đi qua.
C.Không cho điện tích đi qua.
D.Không cho electron đi qua.


A

3

Ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện là:
A.Sứ, thủy tinh, nhựa.
B.Sơn, gỗ, cao su.
C.Nilông, sứ, nước nguyên chất.
D.Nhựa bakelit, không khí.

A

4

Chọn câu trả lời đúng. Trong kim loại, electron tự do là những electron...
A.quay xung quanh hạt nhân.
B.chuyển động được từ vị trí này sang vị trí khác.
C.thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại.
D.chuyển động có hướng.

C

5

Chọn câu kết luận đúng: Dòng điện trong kim loại là...........
A.dòng điện tích dịch chuyển có hướng.
B.dòng các electron tự do.
D
C.dòng các electron chuyển dời tù cực âm sang cực dương của nguồn

điện ngược với chiều quy ước của dòng điện.
D.dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

6

Chọn câu trả lời đúng. Trong nguyên tử: Hạt có thể dịch chuyển từ
nguyên tử này sang nguyển tử khác, từ vật này sang vật khác là:
A.hạt nhân.
C
B.hạt nhân và electron.
C.electron.
D.không có loại hạt nào.

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả
giảng dạy ở trường THCS


Trường THCS Quang Trung

Năm học : 2013- 2014

18

5.2. TRÒ CHƠI LẬT HÌNH
NỘI DUNG CÂU HỎI
STT

CÂU HỎI

ĐÁP ÁN


1

Khi dùng chân đá vào quả bóng thì kết quả Quả bóng bị biến dạng và dịch
tác dụng của lực này là gì ?
chuyển.

2

Lực nào có phương thẳng đứng có chiều
Trọng lực
hướng về phía trái đất ?

3

Một máy bay đang bay , thả rơi một quả đạn, Có dạng đường cong ( một
quỹ đạo của quả đạn như thế nào ?
nhánh của Parabol).

4

Hai lực cùng phương, cùng đặt vào một vật,
Hai lực cân bằng
cùng độ lớn , ngược chiều nhau gọi là gì ?

5

Muốn đưa một vật lên cao với một lực nhỏ
hơn trọng lượng của vật, ta dùng ròng rọc Ròng rọc động.
nào?


6

Lực nâng vật............khoảng cách từ điểm tựa
đến điểm tác dụng của lực kéo khi dùng đòn Tỉ lệ nghịch.
bẩy ?

7

Một người muốn đưa các bao tải gạo lên xe
Mặt phẳng nghiêng.
ô tô thường dùng cái gì ?

8

Đối với dây cao su khi bị kéo dãn thì lực gì
Lực đàn hồi
xuất hiện ?

9

Một vật có khối lượng 50kg. Vật đó có trọng
Trọng lượng của vật là 500N
lượng là bao nhiêu ?

10

Khi ta thả một quả táo, nó rơi như thế nào?

Theo phương thảng đứng về

phía Trái Đất.

Từ

Những thông tin trên làm ta nhớ đến nhà
ISAAC NEWTON
khóa bác học nào ?

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả
giảng dạy ở trường THCS


Trường THCS Quang Trung

Năm học : 2013- 2014

19

5.3: ĐỐ VUI Ô CHỮ VẬT LÍ
NỘI DUNG CÂU HỎI
Câu 1.

Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại ?

Câu 2.

Góc phản xạ quan hệ như thế nào với góc tới ?

Câu 3.


Góc phản xạ là góc hợp bởi pháp tuyến của gương tại điểm tới và ?

Câu 4.

Gương soi thường dùng có mặt gương là mặt phẳng và ?

Câu 5.

Mặt nước trong phẳng lặng có thể coi như là một ?

Câu 6.

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng nằm ở phía nào của gương.

Câu 7.
Sự phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng..................một mặt gương, bị hắt lại theo
một hướng xác định.( điền từ còn thiếu )
Câu 8.

Góc tới là góc hợp bởi pháp tuyến của gương tại điểm tới và ?

Hàng dọc trong khung in đậm là từ gì?
ĐÁP ÁN:
Đ

I



M


T



I

B



N

G

T

I

A

P

H



N

X


N

H



N

B

Ó

N

G

G

Ư

Ơ

N

G

S

O


I

P
T

H
R

Í
U

A
Y

S


A
N

U
T

G


T

I


A

T



I

Á

N



Ư
I

Ơ

N

G

Ô TỪ KHÓA :
P

H




N

X



H

S

Á

N

G

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả
giảng dạy ở trường THCS


Trường THCS Quang Trung

20

Năm học : 2013- 2014

5.4 : ĐỐ VUI BA DỮ KIỆN VẬT LÍ
NỘI DUNG CÂU HỎI
STT


Câu hỏi

1

Ông là ai?

Ba dữ kiện
- Ông là nhà bác học sinh năm 1745 tại Cô - mô

Đáp án
Alessandro

- Năm 24 tuổi ông công bố công trình khoa học đầu Volta
tiên của mình.
- Tên của ông được lấy làm đơn vị đo hiệu điện thế.
2

3

Đây là

- Có thang đo trên mặt.

dụng cụ

- Có các chốt để nối dây.

gì ?


- Dùng để đo cường độ dòng điện trong mạch.

Đây là gì?

- Xuất hiện khi vật dao động.

Ampe kế.

Nguồn âm.

- Có thể nhận biết nó bằng tai.
- Phát ra âm thanh.
4

5

Đây là

- Có xuất hiện gương phẳng.

Phản

hiện

- Có tia sáng truyền tới gương.

ánh sáng.

tượng gì ?


- Có tia sáng phản xạ từ gương.

Đây là vật - Sử dụng trong các thí nghiệm phần điện học.
gì ?

Pin.

- Chỉ sử dụng được một thời gian nhất định.
- Có hai cực.

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả
giảng dạy ở trường THCS

xạ


Trường THCS Quang Trung

Năm học : 2013- 2014

21

5.5: TRÒ CHƠI MÔ TẢ VẬT LÝ
NỘI DUNG CÂU HỎI

STT

Từ yêu cần miêu tả

Cách miêu tả gợi ý


1

Vật nhiễm điện

Có khả năng hút, đẩy các vật nhẹ khác sau khi được cọ xát.

2

Điện tích dương

Là điện tích của thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa

3

Đẩy nhau

Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau.

4

Nguyên tử

Có hạt nhân ở giữa, xung quanh có các electron.

5

Dòng điện

Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.


6

Pin ( ắc quy )

Có hai cực là cực dương và cực âm.

7

Kim loại

Ở trong nó có rất nhiều electron tự do.

8

Ê lectroon tự do

Tách ra khỏi nguyên tử và chuyển động một cách tự do.

9
10

Là một tác dụng của dòng điện thể hiện trên bàn là, nồi cơm

Nhiệt

điện, bếp điện....
Là một tác dụng của dòng điện khi chạy qua cơ thể người

Sinh lí


gây co giật các cơ, tim ngừng đập.....

11

Cường độ dòng điện

Cho biết độ mạnh hay yếu của dòng điện.

12

Ampe kế

Dùng để đo cường độ dòng điện.

13

Vôn kế

Dùng để đo hiệu điện thế.

14

Giới hạn đo

Giá trị ( Số ) lớn nhất ghi trên dụng cụ đo.

5.6: TRÒ CHƠI HOA THƠM TẶNG THẦY
NỘI DUNG CÂU HỎI


STT
1

Loại hoa
Mai

Câu hỏi

Đáp án

Thổi hơi vào miệng một cái Cột khí dao động
chai rỗng, âm phát ra do

2

Lan

Tần số

Là số dao động vật thực hiện
trong một giây.

3

Cúc

Khi nghe thấy một vật phát ra Biên độ lớn
âm to, ta nói vật dao động có

4


Huệ

Âm không truyền được qua

Chân không không có bất kì phần

chân không vì ?

tử nào để truyền dao động âm.

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả
giảng dạy ở trường THCS


Trường THCS Quang Trung

5

Đồng tiền

Năm học : 2013- 2014

22

Biết vận tốc truyền âm trong 272m
một chất khí ở 200 C là 340m/s.
Trong 0,8s âm truyền trong
chất khí được quãng đường


6

Quỳnh

Ở 200C, vận tốc truyền âm

1500 m/s

trong nước là ?
7

Vạn thọ

Để xác định độ sâu của đáy

Siêu âm

biển, người ta thường ứng dụng
phản xạ âm. Âm dùng trong
việc này là ?
Trên đây là một số phụ lục về các trò chơi vật lý vui có thể lồng ghép trong các giờ học, các
tiết bài tập, tiết ôn tập... trên cơ sở đó có thể thay đổi nội dung cho phù hợp với đối tượng học sinh
và với nội dung ôn tập
IV/ 2.1. Mô tả một bài kiểm tra trước tác động cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng :
NỘI DUNG
A- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5.0 điểm) Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Câu 1: Ta nhìn thấy quyển vở khi có ánh sáng từ………………truyền vào mắt ta.
Câu 2: Ta nhìn thấy cây viết khi có …………. từ cây viết truyền vào mắt ta.
Câu 3: Trong môi trường trong suốt và …………….ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Câu 4: Hai vật gọi là nguồn sáng là……………………………………
Câu 5: Hai vật gọi là vật sáng là…………………………………………
B. TỰ LUẬN: (5.0 điểm)

Câu 6: (2.0 điểm) Em hãy vẽ chùm sáng song song, hội tụ, phân kì.
Câu 7: (3.0 điểm) Nêu cách ngắm để cắm 3 cây cọc trên mặt đất được thẳng hàng và giải thích vì
sao lại làm như thế?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5.0 điểm) Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả
giảng dạy ở trường THCS


Trường THCS Quang Trung

23

Năm học : 2013- 2014

1

Quyển vở


1.0 đ

2

Ánh sáng

1.0 đ

3

Đồng tính

1.0 đ

4

Mặt Trời, ngôi sao

1.0 đ

5

Con đom đóm, quyển sách dưới ánh sáng ban ngày

1.0 đ

B- TỰ LUẬN:

Câu
6


Đáp án

Biểu điểm

Chùm sáng song song

0.5 đ

Chùm sáng hội tụ

1.0 đ

Chùm sáng phân kì
7

0.5 đ

Cắm cây cọc thứ nhất, sau đó cắm cây cọc thứ hai bị cây cọc thứ nhất
che khuất, cắm cây cọc thứ ba bị cây cọc thứ nhất che khuất.Cây cọc
thứ hai bị cây cọc thứ nhất che khuất vậy đường truyền ánh sáng của
cây cọc thứ hai nằm trên đường truyền ánh sáng của cây cọc thứ nhất.
- Cây cọc thứ nhất che khuất cây cọc thứ ba vậy đường truyền ánh
sáng của cây cọc thứ ba cũng nằm trên đường truyền ánh sáng của cây
cọc thứ nhất. Ánh sáng truyền thẳng nên ba cây cọc thẳng hàng.

1.0 đ
1.0đ
1.0 đ


IV/ 2.2. Mô tả một bài kiểm tra sau tác động cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng :
NỘI DUNG
A- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5.0 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?
A. Khi mắt ta hướng vào vật.

B. Khi mắt ta phát ra những tia sáng đến vật.

C. Khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta. D. Khi giữa vật và mắt ta có khoảng tối.
Câu 2: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường nào?
A. Theo nhiều đường khác nhau.

B. Theo đường gấp khúc.

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Sử dụng trò chơi môn vật lý để phát huy hiệu quả
giảng dạy ở trường THCS


×