Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Những sai lầm thường gặp khi bắt đầu xây nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.46 KB, 2 trang )

Những sai lầm thường gặp khi bắt đầu xây nhà
Nhiều người nghĩ xây nhà vào mùa khô tốt hơn, song thực tế không phải vậy. Thời
tiết khô ráo thuận lợi cho việc đổ bê tông, tiến độ thi công nhanh, nhưng về mặt kết
cấu bê tông đổ vào mùa này dễ bị nứt do giãn nở nhiệt nếu không bảo dưỡng tốt.
Xây nhà là một trong những việc hệ trọng nhất của đời người. Tuy nhiên, theo kiến trúc
sư Phạm Ngọc Thiên Ân, do không nắm rõ nguyên tắc xây dựng nên nhiều gia chủ
thường lựa chọn thời gian thi công, vật liệu xây dựng... chỉ dựa theo đánh giá cảm quan
mà không biết rằng, đôi khi những nhận định này hoàn toàn trái ngược với thực tế thi
công, nguyên tắc xây dựng. Từ đó dẫn đến giảm chất lượng công trình, nhà cửa mau
xuống cấp hoặc tiến độ thi công không như mong muốn.
Kiến trúc sư Thiên Ân nêu lên những sai lầm, đồng thời giải đáp một số thắc mắc mọi
người thường gặp khi bắt đầu xây dựng nhà ở như sau:
1. Nên chọn mùa nào để xây nhà? Có phải mùa khô sẽ tốt hơn?
Nhiều gia chủ nghĩ rằng xây nhà vào mùa khô ráo sẽ tốt hơn, nhưng theo nguyên tắc xây
dựng là không chính xác. Thực tế, mùa khô sẽ giúp việc đổ bê tông nhanh khô, tiến độ thi
công nhanh hơn, nhưng về mặt kết cấu bê tông đổ vào mùa này sẽ dễ bị nứt do giãn nở
nhiệt nếu không bảo dưỡng tốt.
Lợi điểm duy nhất của việc xây nhà mùa khô là thời gian hoàn tất nhanh hơn, nhưng khó
đạt chất lượng chuẩn và khó kiểm tra được lỗi thi công bị thấm ở đâu mà chỉ đến khi đợi
sang mùa mưa mới phát hiện được thì đã muộn.
Theo kinh nghiệm của các kiến trúc sư, nhà xây vào mùa mưa sẽ có chất lượng thi công
tốt hơn. Bởi về mặt kết cấu, bê tông đổ vào mùa mưa sẽ ít giãn nở nhiệt gây nứt mặt và dễ
thấy được những lỗi rò rỉ, dễ dàng xử lý chống thấm. Mùa mưa cũng có nhược điểm là
chi phí thi công cao hơn vì tính nguy hiểm, và thời gian thi công sẽ lâu hơn do khi trời
mưa, công việc bị gián đoạn.
Do đó trước khi xây dựng, gia chủ cần cân nhắc ưu và nhược điểm của từng dạng thời tiết
mà có lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình. Hơn nữa khi hiểu rõ những vấn đề có thể gặp
phải trong suốt quá trình thi công, bạn sẽ chủ động hơn trong việc ứng phó và đưa ra
phương án dự phòng.
2. Đợi đến thời điểm giá vật tư giảm mới bắt đầu xây nhà?
Đây là quan niệm của hầu hết mọi người, chờ giá vật tư giảm rồi mới mua nhằm tiết kiệm


chi phí. Tuy nhiên, thực chất trên thị trường vật giá, vật tư xây dựng và thiết bị, vật liệu
trang trí có độ tăng, giảm khác nhau trong cùng một thời điểm. Khi vật liệu này tăng thì
vật liệu kia giảm, tất cả đều không giảm hoặc tăng tỷ lệ thuận với nhau. Nên so ra tổng
quan, bạn sẽ không được lợi về mặt giá. Đôi khi giá nguyên liệu thô như gạch, đá, xi
măng giảm, nhưng giá thiết bị và vật tư hoàn thiện lại tăng. Theo ghi nhận của các kiến
trúc sư, việc lựa chọn thời điểm vật liệu xây dựng giảm giá không làm giảm đáng kể tổng
chi phí xây dựng nhà.


3. Mất thời gian bao lâu để có được bản vẽ cơ sở khái quát của ngôi nhà và bản vẽ
chi tiết?
Thông thường bản vẽ cơ sở gồm mặt bằng và phối cảnh sẽ mất từ 5 đến 7 ngày thực hiện.
Kiến trúc sư hay đơn vị thiết kế cùng bàn bạc thống nhất quan điểm với gia chủ về vấn đề
này. Sau khi điều chỉnh nhiều lần để ra được bản thiết kế mong muốn, đơn vị thiết kế sẽ
theo bản vẽ thống nhất lập bản vẽ xin cấp phép xây dựng. Đợi đến khi có giấy phép xây
dựng thì sẽ vẽ chi tiết kỹ thuật, bố trí điện nước và kết cấu. Thời gian hoàn tất sẽ mất
khoảng 1-3 tháng, tùy theo mức độ phức tạp của công trình và sự chỉnh sửa thay đổi của
gia chủ.
4. Thời gian xin giấy phép xây dựng nhà ở dân dụng mất bao lâu?
Nếu không kể thời gian gia chủ chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì theo luật hiện hành như sau:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét hồ sơ để cấp giấy
phép trong thời gian quy định dưới đây:
a) Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm,
giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời thì thời gian không quá 20 ngày làm việc
đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày đối với nhà
ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
b) Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Không quá 10 ngày làm
việc.
Trường hợp đến hạn theo quy định tại Điểm a, b Khoản này, nhưng cần phải xem xét
thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư

biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực
hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn theo quy định tại Điểm
a, b Khoản này.



×