Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thông số kỹ thuật, đặc điểm các sản phẩm xi măng của nhà máy xi măng Hoàng Thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 21 trang )

Báo cáo thực tập nhà máy xi măng Hoàng Thạch
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Tự động hóa là gì? Đó là một câu hỏi đơn giản nhưng không dễ để tìm ra
được câu trả lời chính xác nhất. Trước chuyến đi thực tập tại nhà máy xi măng
Hoàng Thạch, qua tìm hiểu sách báo và các phương tiến internet em đã biết được:
“Tự động hóa là việc sử dụng hệ thống quản lý (như kiểm soát số, lập trình logic
điều khiển, và hệ thống điều khiển
khác công nghiệp), phối hợp với
các ứng dụng khác của công nghệ
thông tin (như máy tính hỗ trợ
công nghệ [CAD, CAM, CAx]),
để kiểm soát công nghiệp, máy
móc và quy trình, giảm bớt sự cần
thiết cho sự can thiệp của con
người. Tự động đóng một vai trò
ngày càng quan trọng trong nền
kinh tế thế giới và trong kinh
nghiệm hàng ngày. Các kỹ sư cố gắng để kết hợp các thiết bị tự động với các công
cụ toán học và các tổ chức để tạo ra hệ thống phức tạp cho một phạm vi rộng,
nhanh của các ứng dụng và các hoạt động của con người”.
Qua chuyến đi thực tập tại nhà máy xi măng Hoàng Thạch, được quan sát trực
tiếp máy móc hoạt động theo quy trình tự động hóa, được sự hướng dẫn của các
thầy và các chú kỹ sư nhà máy em đã có được câu trả lời chính xác. Tự động hóa là
một ngành công nghệ liên quan đến việc ứng dụng các kỹ thuật cơ khí hiện đại, kỹ
thuật điều khiển và kỹ thuật máy tính vào việc vận hành, điều khiển quá trình sản
xuất. Điều này đòi hỏi những người làm việc trong ngành Tự động hóa phải nắm
vững nhứng kiến thức chuyên môn cơ bản, thành thạo kĩ năng thực hành, có tầm
nhìn, óc quan sát nhạy bén, để có thể vận hành, thiết kế, nghiên cứu quy trình công
nghê, chuẩn bị phương án bảo trì bảo dưỡng.
Sau đây, em xin giới thiệu tổng quan về nhà máy xi măng Hoàng Thạch sau
chuyến thực tập nhận thức.



1
Báo cáo thực tập nhà máy xi măng Hoàng Thạch
Nội dung phần này bao gồm:
I. Lịch sử phát triển và các thông số chính của nhà máy xi măng Hoàng
Thạch.
II. Công nghệ sản xuất xi măng của nhà máy
III. Hệ thống điều khiển của nhà máy
IV. Thông số kỹ thuật, đặc điểm các sản phẩm xi măng của nhà máy
2
Báo cáo thực tập nhà máy xi măng Hoàng Thạch
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Lịch sử phát triển và các thông số chính của nhà máy xi măng Hoàng
Thạch:
Sau khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế nước ta đang bước đầu hồi phục,
trước tình hình đó Đảng và Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã
hội, trong đó xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được coi trọng hàng
đầu. Để làm được viêc đó, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng phải đi trước một
ước.
- Ngày 15/11/1976, Thủ tướng
Chính phủ ra chỉ thị số
448/TTg về việc "Xây dựng
Nhà máy xi măng Hoàng
Thạch".
- Ngày 15/12/1976, đồng chí
Đỗ Mười lúc đó là Phó Thủ
tướng Chính phủ ký Quyết
định số 474/TTg “Phê chuẩn
nhiệm vụ thiết kế Nhà máy xi
măng Hoàng Thạch” (cho

phép xây dựng nhà máy xi
măng), với tên gọi "Nhà máy xi măng Hoàng Thạch". Địa điểm xây dựng tại thôn
Hoàng Thạch xã Minh Tân, huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng (Minh Tân - Kinh
Môn - Hải Dương ngày nay) và thôn Vĩnh Tuy xã Vĩnh Khê, huyện Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh. Số vốn đầu tư ban đầu để xây dựng là 73.683.000 USD. Nhà
máy do hãng F.L.Smidth(Đan Mạch) thiết kế, cung cấp thiết bị toàn bộ và cho
chuyên gia giúp xây dựng, vận hành nhà máy.
- Ngày 19/05/1977, Khởi công xây dựng dây chuyền I Nhà máy xi măng Hoàng
Thạch với công suất thiết kế 1,1 triệu tấn/năm, đây là dây chuyền lớn và hiện đại
nhất Việt Nam vào thời điểm đó.
3
Báo cáo thực tập nhà máy xi măng Hoàng Thạch
- Ngày 04/03/1980, Bộ Xây dựng ký Quyết định số 333/BXD-TCCB về việc thành
lập Nhà máy xi măng Hoàng Thạch.
- Ngày 25/11/1983, Nhà máy sản xuất
được mẻ clanh-ke đầu tiên.
- Ngày 16/01/1984, bao xi măng mang
nhãn hiệu Hoàng Thạch đầu tiên được ra
đời đánh dấu thời kỳ mới, thời kỳ sản
xuất xi măng theo chỉ tiêu pháp lệnh của
Nhà Nước.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển phù
hợp với nền kinh tế thị trường, ngày
12/8/1993, Bộ xây dựng ra Quyết định
số 363/QĐ-BXD thành lập Công ty xi măng Hoàng Thạch trên cơ sở hợp nhất Nhà
máy xi măng Hoàng Thạch với Công ty kinh doanh xi măng số 3 thành Công ty xi
măng Hoàng Thạch. Đồng chí Nguyễn Văn Hạnh được bổ nhiệm làm Giám đốc
Công ty.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đất nước, nhu cầu xi măng
cho xây dựng ngày một tăng Công ty đã đầu tư mở rộng, khẩn trương tiến hành

xây dựng dây chuyền II có công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn /năm, trên mặt bằng
của Công ty hiện có, dây chuyền II được khởi công ngày 28/12/1993. Sau gần 3
năm thi công xây dựng, ngày 12/5/1996
dây chuyền II đươc khánh thành và đi vào
sản xuất, như vậy tổng công suất của 2 dây
chuyền lúc này là 2,3 triệu tấn/năm.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
Công ty xi măng Hoàng Thạch đã không
ngừng lớn mạnh và phát triển sản phẩm
của Công ty năm sau cao hơn năm trước,
chất lượng sản phẩm luôn ổn định ở mức
cao. Trước tình hình tăng trưởng kinh tế
giai đoạn (2006-2010), dự án đầu tư xây dựng dây chuyền III Công ty xi măng
4
Báo cáo thực tập nhà máy xi măng Hoàng Thạch
Hoàng Thạch có công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn/năm, được Thủ tướng Chính phủ
cho phép đầu tư tại quyết định số 91/QĐ-TTg ngày 20/01/2003. Dây chuyền III
được khởi công xây dựng ngày 04/02/2007 trên mặt bằng hiện có của Công ty với
diện tích đất sử dụng là 7,46 ha, dự kiến đến quý III năm 2009 khánh thành đi vào
sản suất. Như vậy khi dây chuyền Hoàng Thạch III đi vào sản xuất sẽ đưa tổng
công suất của Công ty lên 3,5 triệu tấn/năm.
II. Công nghệ sản xuất xi măng của nhà máy
1. Quy trình sản xuất xi măng:
Quy trình sản xuất được biểu diễn theo sơ đồ sau:
5
Báo cáo thực tập nhà máy xi măng Hoàng Thạch
6
Báo cáo thực tập nhà máy xi măng Hoàng Thạch
2. Công đoạn sản xuất:
a. Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu

Đá vôi: Đá vôi được khai thác bằng phương pháp khoan nổ, cắt tầng theo đúng
quy trình và quy hoạch khai thác, sau đó đá vôi được xúc và vận chuyển tới máy
đập búa bằng các thiết bị vận chuyển có trọng tải lớn, tại đây đá vôi được đập nhỏ
thành đá dăm cỡ 25 x 25 và vận chuyển bằng băng tải về kho đồng nhất sơ bộ rải
thành 2 đống riêng biệt, mỗi đống khoảng 15.000 tấn.
Đá sét: Đá sét được khai thác bằng phương pháp cày ủi hoặc khoan nổ mìn và bốc
xúc vận chuyển bằng các thiết bị vận tải có trọng tải lớn về máy đập búa. Đá sét
được đập bằng máy đập búa xuống kích thước 75 mm (đập lần 1) và đập bằng máy
cán trục xuống kích thước 25 mm (đập lần 2). Sau đập đá sét được vận chuyển về
rải thành 2 đống riêng biệt trong kho đồng nhất sơ bộ, mỗi đống khoảng 6.600 tấn.
Phụ gia điều chỉnh:
7
Báo cáo thực tập nhà máy xi măng Hoàng Thạch
Để đảm bảo chất lượng Clanh-ke, Công ty kiểm soát quá trình gia công và chế biến
hỗn hợp phối liệu theo đúng các Modun, hệ số được xác định. Do đó ngoài đá vôi
và đá sét còn có các nguyên liệu điều chỉnh là quặng sắt (giàu hàm lượng ô xít
Fe2O3), quặng bôxit (giàu hàm lượng ô xít Al2O3) và đá Silíc ( giàu hàm lượng
SiO2).
b. Nghiền Nguyên Liệu
Đá vôi, đá sét và phụ gia điều chỉnh được cấp vào máy nghiền qua hệ thống
cân DOSIMAT và cân băng điện tử. Máy nghiền nguyên liệu sử dụng hệ thống
nghiền bi sấy nghiền liên hợp có phân ly trung gian, năng suất máy nghiền dây
chuyền 1 là 248 tấn/giờ, máy nghiền nguyên liệu dây chuyền 2 năng suất máy
nghiền 300tấn/h. Các bộ điều khiển tự động khống chế tỷ lệ % của đá vôi, đá sét,
bô xít và quặng sắt cấp vào nghiền được điều khiển bằng máy tính điện tử thông
qua các số liệu phân tích của hệ thống QCX, đảm bảo khống chế các hệ số chế tạo
theo yêu cầu. Bột liệu sau máy nghiền được vận chuyển đến các xilô đồng nhất,
bằng hệ thống gầu nâng, máng khí động.
- Xilô chứa và đồng nhất dây chuyền 1 có sức chứa : 2 x 3.750 tấn, 2 x 7.500
tấn.

- Xilô chứa và đồng nhất dây chuyền 2 có sức chứa : 23.000 tấn.
c. Lò Nung
8

×