Tải bản đầy đủ (.pdf) (293 trang)

thơ tú xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 293 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒN HỒNG NGUN

THƠ TÚ XƢƠNG
TRONG TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HĨA VĂN HỌC VIỆT NAM

Chun ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số 5-04-33

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. MAI QUỐC LIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh -2003


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Kí tên


MỤC LỤC
PHẦN DẪN NHẬP .............................................................................................................. - 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................................. - 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................. - 3 3. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU................................................................... - 18 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. - 19 5. ĐỐI TƢỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................ - 20 6. NHŨNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN .................................................................... - 21 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ....................................................................................... - 22 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................. - 23 CHƢƠNG 1. NHŨNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ CỦA LUẬN ÁN ........................................... - 23 1.1. Những khái niệm cơ sở ........................................................................................ - 23 1.1.1. Khái niệm qui phạm văn học và đặc trƣng qui phạm hóa trong văn chƣơng
trung đại Việt Nam.................................................................................................. - 23 1.1.2. Khái niệm hiện đại, văn học hiện đại, hiện đại hóa văn học và tiến trình hiện đại
hóa văn học Việt Nam............................................................................................. - 27 1. 1 .2. 1. Khái niệm hiện đại - tính hiện đại của văn học và văn học hiện đại: . - 28 1.1.2.2. Hiện đại hóa văn học và tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam ...... - 30 1.2. Vấn đề văn bản thơ Tú Xƣơng ............................................................................. - 36 1.2.1. Tình hình văn bản tác phẩm của Tú Xƣơng.................................................. - 37 1.2.1.1. Những chép tay bằng chữ Nôm ............................................................. - 37 * Về các bản đã khai thác: .................................................................................. - 37 -



* Về các bản chƣa đƣợc khai thác ...................................................................... - 41 1.2.1.2. Những bản bằng tiếng Việt: ................................................................... - 45 1.2.2. Nhìn lại tình hình văn bản và tiến trình nghiên cứu văn bản tác phẩm của Tú
Xƣơng ..................................................................................................................... - 53 1.2.3. Những cơ sở và nguyên tắc để xác lập một văn bản mới về tác phẩm của Tú
Xƣơng ..................................................................................................................... - 60 1.2.4. Đôi nét về văn bản tác phẩm Tú Xƣơng vừa xác lập .................................... - 63 TIỂU KẾT VỀ NHỮNG VẨN ĐỀ CƠ SỞ CỦA LUẬN ÁN ............................................ - 66 CHƢƠNG 2. CẢM HỨNG VỀ CON NGƢỜI THỊ DÂN VÀ THẾ GIỚI
THỊ
THÀNH........................................................................................................................... - 69 2.1. Cảm hứng về con ngƣời thị dân của Tú Xƣơng ................................................... - 70 2.1.1. Cảm hứng về con ngƣời trong thơ ca nhà Nho trung đại .............................. - 70 2.1.2. Cảm hứng thị dân và sự đa dạng độc đáo của kiểu hình con ngƣời thị dân trong
thơ Tú Xƣơng .......................................................................................................... - 76 2.1.2.1. Nhà nho thị dân: Kiểu hình tƣợng nhà nho thị dân và kiểu ngơn chí thị dân 77 2.1.2. 2. Cảm hứng thị dân và kiểu bộc lộ cái "tơi" thị dân ................................ - 84 2.1.2.3. Kiểu hình tƣợng và sự thể hiện hình tƣợng ngƣời phụ nữ thị dân ......... - 93 2.1.2.4. Kiểu hình tƣợng con ngƣời phố phƣờng và nét riêng trong sự thể hiện hình
tƣợng con ngƣời phố phƣờng ............................................................................ - 117 2.2. Cảm hƣớng về thế giới thị thành của Tú Xƣơng ............................................... - 123 2.2.1. Không gian sinh hoạt: không gian cảnh phố và không gian cảnh trƣờng thi
trong thơ Tú Xƣơng .............................................................................................. - 124 2.2.1.1. Khơng gian thơ Tú Xƣơng đóng khung trong cảnh sinh hoạt đô thị. .. - 125 2.2.1.2. Không gian khoa cử và không gian trƣờng thi .................................... - 135 -


2.2.2. Cảm hứng về thời gian nghệ thuật .............................................................. - 142 TIỂU KẾT ......................................................................................................................... - 145 CHƢƠNG 3. VỀ THỂ LOẠI, NGƠN TỪ NGHỆ THUẬT VÀ PHƢƠNG THỨC TRỮ
TÌNH QUA KIỂU TRÀO PHÚNG TỰ TRÀO ............................................................ - 149 3.1. Về thể loại .......................................................................................................... - 149 3.1.1. Thơ Hát nói ................................................................................................. - 149 3.1.2. Thơ lục bát .................................................................................................. - 161 3.1.3. Thơ Nôm luật Đƣờng .................................................................................. - 169 3.2. về ngôn từ nghệ thuật ......................................................................................... - 187 3.3. Kiểu trào phúng tụ" trào..................................................................................... - 205 TIỂU KẾT ......................................................................................................................... - 212 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... - 215 DANH MỤC NHỮNG BÀI VIẾT ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI
LUẬN ÁN ......................................................................................................................... - 220 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ - 221 -

PHỤ LỤC:
*Phụ lục 1: Nam âm thảo (tờ 281) *Phụ lục 2: Quốc văn tùng kí (tờ 68) *Phụ lục 3:
Thi văn tạp lục (tờ 4l a) *Phụ lục 4: Đƣờng thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm (tờ 29a)
*Phụ lục 5: Vị thành giai cú tập biên (tờ la) *Phụ lục 6: Việt tuy tham khảo (tờ 12 a) *Phụ
lục 7: Niên biểu Trần Tế Xƣơng * Phụ lục 8: Một số trang trong Tác phẩm Tú Xƣơng


-1-

PHẦN DẪN NHẬP
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Tú Xƣơng sinh ra trong cảnh nƣớc mất nhà tan. Ông sống trọn cuộc đời ngắn
ngủi ở giữa lịng đơ thị Thành Nam, ngày ngày phải chứng kiến bao cảnh lố lăng của xã hội
buổi giao thời phong kiến thực dân tƣ sản; chứng kiến sự sụp đổ thảm hại của vƣơng quyền
phong kiên dƣới "gót giày đinh sang đá" và "súng cà nông" của giặc Tây xâm lƣợc. Không đủ

sức hoa đao, múa giáo "làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ" giữa thời li loạn, tiếp bƣớc sự
nghiệp chống giặc của các bậc đàn anh: Phạm Văn Nghị, Vũ Hữu Lợi Tú Xƣơng đành ngậm
ngùi vung ngọn bút lông để chống bọn ngƣời núp bóng giặc Tây tàn hại nhân dân, tàn hại
giống nòi; chống chọi lại với những điều xấu xa bỉ ổi sản phẩm của xã hội thực dãn tƣ sản ...
bằng tiếng cƣời dài nức nở với tất cả nỗi hờn tủi uất giận trong ý thức về sự bất lực của bản
thân trƣớc thời cuộc. Tuy là "một thứ thơ dội lên từ cái thời ấy, nhƣ mũ nấm thác sinh từ
đóng gỗ ruỗng mục nọ của buổi giao thời." [195, tr. 320] nhƣng thơ Tú Xƣơng vẫn là "tiếng
nói chung của dân tộc". Bởi lẽ, thơ Tú Xƣơng đã là "một chứng từ về đạo học Thành Nam tàn
cục, về sinh hoạt vật chất và tinh thần của một lớp nhà nho tỉnh Nam lúc Tây sang..." [195, tr.
320]
1.2. Tƣơng truyền rằng, khi Tú Xƣơng mất, Nguyễn Khuyến đã có câu đối viếng:
"Kìa ai chín suối Xƣơng khơng nát,
Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn cịn."
Câu đối không chỉ thể hiện niềm thƣơng cảm liên tài, sự Trần trọng của bậc tiền bối
hiển đạt mà còn là một dự phóng về giá trị và sức sóng về một tài thơ. Chẳng biết lời tƣơng
truyền đúng đến đâu và "nghìn thu" sau thế nào", nhƣng dù đã trải qua bao biến thiên của lịch
sử, với ngƣời dân Thành Nam nói riêng, thơ Tú


-2-

Xƣơng mãi mãi là một thoáng "hƣơng vị thổ ngơi Nam Định " làm rạng danh "cả một nền
văn học đất Sơn Nam... làm vinh quang cho quê hƣơng non Cơi, sơng Vị"; [203, tr. 8- 9] cịn
với cơng chúng nói chung, thơ Tú Xƣơng đã làm rạng rỡ cả nền văn học dân tộc, thơ ơng Tú
sóng mãi trong lịng ngƣời u thơ đất Việt.
"Ơng Nghè ơng Thám vơ mây khói,
Đứng lại văn chƣơng một Tú tài." [69]
Trải qua năm tháng biết bao áng văn chƣơng của các bậc đại khoa đã bị bụi thời gian
phủ mờ. Duy chỉ "đứng lại" có văn chƣơng của Tú tài "rốt bảng giữa năm Giáp Ngọ", "đứng
lại" không chỉ với tƣ cách là "bậc thần thơ thánh chữ" (chữ dùng của Nguyễn Công Hoan)

[94], là bậc thầy và là ngƣời khai sáng dòng thơ trào phúng thị dân, mà còn "là ngƣời mở đầu,
ngƣời báo hiệu cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực trong thơ ca Việt Nam..." [57, tr. 3] là
ngƣời "đã tạo ra những biến đổi quan trọng trong văn chƣơng nhà nho ở cuối thế kỉ XIX" [52,
tr. 619 - 621] là ngƣời "đƣa văn học Việt Nam sang một thời đại mới: thời đại của văn
chƣơng hiện kim.".[92, tr. 247]
1.3. Trong lịch sử văn chƣơng Việt Nam, thơ Tú Xƣơng là một hiện tƣợng độc đáo.
Hiện tƣợng ấy ngay từ đầu xuất hiện không chỉ đƣợc cơng chúng đón nhận khá nồng nhiệt
mà qua năm tháng vẫn luôn hấp dẫn với các nhà nghiên cứu. Đã có khá nhiều cơng trình
nghiên cứu về Tú Xƣơng, về thơ Tú Xƣơng, nhƣng nhìn chung vẫn chƣa có cơng trình nghiên
cứu nào khảo sát thơ Tú Xƣơng một cách hệ thống theo chiều lịch đại của tiến trình phát triển
văn học nƣớc nhà. Đến nay, vẫn chua có cơng trình nào đặt việc nghiên cứu thơ Tú Xƣơng
trong hệ thống những yếu tó tác động -những yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh - mang tính qui
luật làm nên chuyển biến trong thơ Tú Xƣơng theo hƣớng hiện đại hóa, để qua đó định vị
đƣợc vị trí của nhà thơ


-3-

trong tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam.
1.4. Những đổi mới về phƣơng pháp luận nghiên cứu văn học trong thời gian gần đây
đã cho phép chúng ta đặt lại vấn đề nghiên cứu và nhìn lại một số hiện tƣợng văn học, kể cả
việc đặt lại việc phân kì lịch sử văn học Việt Nam. Thế nhƣng nhìn chung, việc nghiên cứu
về thơ Tú Xƣơng vẫn chƣa có nhiều chuyển biến theo xu thế nghiên cứu mới: tiếp cận hệ
thống, lịch sử phát sinh và so sánh loại hình. Những đổi mới trong nội dung chƣơng trình văn
học đƣợc giảng dạy ở bậc đại học và trung học cũng địi hỏi cần phải có những cơng trình
nghiên cứu tổng thể về văn học thời trung đại mà trong đó, thơ Tú Xƣơng phải đƣợc xem là
một mắt xích đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học nƣơc nhà.
Do vậy, việc nghiên cứu "Thơ Tú Xƣơng trong tiến trình hiện đại hóa văn học
Việt Nam" sẽ có nhiều ý nghĩa khơng chỉ đối với thơ Tú Xƣơng mà cịn đối với tiến trình
phát triển của văn học dân tộc.

Đó là lí do để chúng tôi đặt lại vấn đề nghiên cứu thơ Tú Xƣơng và đặt việc nghiên
cứu "Thơ Tú Xƣơng trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam".

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cũng nhƣ hầu hết các tác giả thời trung đại, việc tìm hiểu và nghiên cứu tiếp nhận thơ
Tú Xƣơng trong thời gian qua diễn ra trên hai lĩnh vực: văn bản và nghiên cứu tiếp nhận.
Những vấn đề về văn bản sẽ đƣợc trình bày ở phần nội dung luận án. Trong phần này, chúng
tôi chỉ đề cập đến tiến trình nghiên cứu tiếp nhận tác phẩm của Tú Xƣơng.
2.1. Kể từ bài viết "Văn chƣơng trong lối hát ả đào" của Phạm Quỳnh trên Nam
phong tạp chí số 69 năm 1923 [157] cho đến bài tổng kết "Một thế kỉ tiếp nhận thơ Tú
Xƣơng" của Nguyễn Hữu Sơn trong tập sách "Trần Tế Xƣơng về tác giả và tác


-4-

phẩm" - vừa xuất bản năm 2001, [161, tr. 7 - 25] tiến trình nghiên cứu về thơ Tú Xƣơng đã
có một bề dầy gần tám mƣơi năm. Gắn liền với những biến thiên của lịch sử Việt Nam hiện
đại, do vậy, có thể tạm chia tiến trình nghiên cứu này thành các giai đoạn nhƣ sau:
2.1.1. Giai đoạn thứ nhất: trƣớc 1945
Mƣời sáu năm sau ngày Tú Xƣơng mất, bảy năm sau khi những bài thơ của Tú Xƣơng
lần dầu tiên đƣợc giới thiệu rộng rãi với công chúng, việc nghiên cứu tiếp nhận thơ Tú
Xƣơng mới đƣợc đặt ra. Phạm Quỳnh là ngƣời khởi đầu công việc nghiên cứu tiếp nhận về
Tú Xƣơng khi bàn về nét đặc sắc trong "cái ngông" và "giọng tự trào và thể hoạt kê, lời văn
dễ dãi nhƣ lời nói thƣờng thế mà hay" của bài hát nói "Câu đối tết" trong bài viết về "Văn
chƣơng trong lối hát ả đào". [157]
Trong mục "Nam âm thi thoại" trên các báo Đông Pháp thời báo (1928), Thần
chung (1929), Phụ nữ tân văn (1929); Phan Khôi đã chỉ ra trong thơ Tú Xƣơng "giọng khơi
hài trào phúng." [103, tr. 64] ... chí khí, có tƣ tƣởng quốc gia [103, tr. 78 - 80] ... ý vị thâm
trầm mà cách đặt câu rất tự nhiên, khơng có nặn nọt từng lời chữ." [103, tr. 122]
Trong lời giới thiệu quyển "Vị Xuyên thi văn tập", Sở Cuồng Lê Dƣ đã nêu những

nét khá cụ thể về mối quan hệ giữa con ngƣời và sự nghiệp của Tú Xƣơng. Theo Lê Dƣ, thơ
văn ơng Tú Xƣơng "...có đủ các giọng, có giọng trào phúng, có giọng cốt kê, có giọng tả
chân, có giọng tự tình, mở miệng thành câu, ít ngƣời học đƣợc...". Nhờ vậy mà cái danh Tú
Xƣơng đƣợc truyền đời và trong "thi phái cận đại, ơng cũng chiếm đƣợc một bộ phận rất có
thế lực", [10, tr.4]
Qua 12 chƣơng của "Trơng giịng sơng Vị" - tập chuyên luận đầu tiên về Tú Xƣơng
- nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại đã đặt ra nhiều vấn đề khá lí thú về con


-5-

ngƣời (chƣơng 1 - chƣơng 7) và giá trị (chƣơng 8 - chƣơng 11) cũng nhƣ hạn chế (chƣơng
12) của Tú Xƣơng [123]. Với một thái độ ngƣỡng mộ đầy thành kính trong hƣớng tiếp nhận
ấn tƣợng và thi thoại để tìm hiểu những nét độc đáo của Tú Xƣơng trong giọng điệu và trong
tính trào phúng cùng với tâm trạng của nhà thơ trƣớc thời cuộc và trƣớc cảnh ngộ của nhà
thơ, Trần Thanh Mại đã khẳng định: "Cái sự nghiệp văn chƣơng của ông để lại cho chúng ta,
cho nƣớc Việt Nam, là một cái di sản quí báu vô ngần. " [123, tr. 75]
Đặt ra nhiều vấn đề có tính chất định hƣớng và mở ra một hƣớng nghiên cứu về thơ
Tú Xƣơng, nhƣng tác giả tập sách này cũng gây nên khơng ít những phức tạp cho việc nghiên
cứu về văn bản thơ cũng nhƣ về việc đánh giá thơ Tú Xƣơng qua việc nêu ra mối quan hệ của
Tú Xƣơng vổi nhà cách mạng Phan Bội Châu.
Trong "Việt Nam văn học sử yếu" - công trình văn học sử đầu tiên nghiên cứu về
thở Tú Xƣơng - Dƣơng Quảng Hàm đã xếp Trần Tế Xƣơng vào khuynh hƣóng trào phúng
cùng với các nhà thơ: Nguyễn Quí Tân, Nguyễn Văn Lạc và Nguyễn Khuyến. [85]
Ngƣợc lại với các ý kiến trên, trong bài báo "Thơ của Tú Xƣơng" đăng trên Tạp chí
Đại Việt, Quang Phong lại cho là thơ Tú Xƣơng "là thứ thơ ca thiểu mất sự thanh nhã và giá
trị nghệ thuật đối với nhân sinh."; [149, tr.22] tuy ơng có thừa nhận rằng Tú Xƣơng: "cũng
chiếm đƣợc một địa vị khả quan"[149, tr. 17] "... đúng trong thi phẩm bất tử của nƣớc ta"
[149, tr. 21]
2.1.2. Giai đoạn thứ hai: từ 1945 - 1954

Trong giai đoạn này, việc nghiên cứu tiếp nhận thở Tú Xƣơng có bƣớc tiến đáng kể
về mặt khoa học trong cả lĩnh vực nghiên cứu giáo khoa và nghiên cứu văn học sử.


-6-

Trong "Thân thế thơ văn Tú Xƣơng", Vũ Đăng Văn đã chỉ ra nét độc đáo của Tú
Xƣơng qua giọng điệu trào phúng phúng thế, tính thời sự, tính bình dân và tính nhân bản.
Theo Vũ Đăng Văn, "về phúng thế, từ trƣớc đến Tú Xƣơng lại chƣa có ngƣời nào dám "liều
mạng" làm những văn thơ cách mệnh nhƣ thế bao giờ, thành ra, Tú Xƣơng là một cái mốc
đặc biệt ở trong làng văn học Việt Nam..." [42, tr. 120]
Theo Nghiêm Toản trong "Việt Nam văn học sử trích diễm", thơ Tú Xƣơng "tồn
giọng chua chát, mỉa mai, giễu mình, giễu ngƣời, khi cảm khái thiết tha, lúc phóng túng
ngơng cuồng, lời thơ cực kì giản dị tự nhiên, văn ông tức là tấm gƣơng phản chiếu tâm lí hàn
nho và tình trạng cả một xã hội ở buổi giao thời, cho nên thơ ông hết sức phổ thông và ông
đáng liệt vào hạng đàn anh trong số bình dân thi sĩ." [193, tr. 21 -22]
Nguyễn Tƣởng Phƣợng và Bùi Hữu Sủng - tác giả tập sách "Văn học sử Việt Nam
hậu bán thế kỉ XIX" đã tìm thấy đƣợc những nét độc đáo qua tính cách ƣu thời, tƣ tƣởng
hoài cổ, khuynh hƣơng trụy lạc và đặc biệt là phát hiện nét độc đáo trong thơ trào phúng của
Tú Xƣơng "trào phúng của Tú Xƣơng là khí giới của kẻ chiến bại...là roi dƣ luận...đã ghi
những trạng thái xã hội Việt Nam lúc giao thời" [154, tr. 145 - 147]; thơ tự trào của ông Tú
"điểm một nụ cƣời chay nƣớc mắt" [154, tr. 149]. Theo các tác giả tập sách này, "Chu Mạnh
Trinh đỗ làm quan, tƣ tƣởng hành lạc ít lộ ra trong thơ văn, trái lại Tú Xƣơng phơi bản ngã
của mình một cách trắng trợn...". [154, tr.144]
Sau đó, trong "Việt văn diễn giảng hậu bán thế kỉ XIX", cùng soạn với Phan Văn
Sách - Nguyễn Tƣờng Phƣợng và Bùi Hữu sủng tiếp tục làm rõ thêm những khía cạnh nhƣ:
tự thuật và tự trào, văn chƣơng thời thế, bức vẽ hoạt kê xã hội Việt Nam, quan niệm nhân
sinh. [156, tr. 113- 139]



-7-

Trong "Khởi thảo văn học sử Việt Nam", Thanh Lãng đánh giá: "cái Tú Xƣơng có,
mà ít ai có, là cái tự nhiên bình dị vậy. Nếu nghệ thuật là dấu nghệ thuật thì thơ ơng quả có
một nghệ thuật cao. Thiên tài ơng ở chỗ kín đáo áy. " [108, tr. 117]
"Luận đề về Trần Tế Xƣơng" của Nguyễn Duy Diễn bàn về các khía cạnh: giọng
điệu văn chƣơng, tính dân tộc và sắc thái thời đại, tính trào phúng, xu hƣớng tình cảm. [64,
50 tr.]
Nhìn chung, trong cả hai giai đoạn trƣớcc 1945 và tử 1945 - 1954 khơng có những ý
kiến gây tranh cãi trong việc nghiên cứu tiếp nhận về Tú Xƣơng. Tú Xƣơng đƣợc xem là nhà
thơ trào phúng bậc thầy của trƣờng phái thơ trào phúng ở Việt Nam. Những phát hiện về tính
ƣu thời, tính chất bình dân, tính nhân bản, kiểu tự trào, khuynh hƣớng trụy lạc, sự bộc lộ bản
ngã... trong thơ Tú Xƣơng, tuy còn dừng ở mức nêu vấn đề và sự vận dụng các quan điểm
nghiên cứu còn đơi chỗ máy móc (nhƣ trƣờng hợp Trần Thanh Mại vận dụng quan điểm duy
vật biện chứng) và hạn chế trong quan điểm cao nhã hóa của văn chƣơng nhà Nho (nhƣ
trƣờng hợp Quang Phong), nhƣng cũng đã gợi mở đƣợc những hƣớng nghiên cứu đặt nền
tảng cho giai đoạn sau.
2.1.3. Giai đoạn thứ ba: từ 1954- 1975
Do hoàn cảnh đất nƣớc bị phân chia, việc nghiên cứu tiếp nhận thơ Tú Xƣơng tạm
thời cũng bị chia thành hai hƣớng khác nhau ở hai miền đất nƣớc.
2.1.3.1. Tú Xƣơng với các nhà nghiên cứu ở miền Nam:
Việc nghiên cứu tiếp nhận thơ Tú Xƣơng ở miền Nam trong thời kì này khá đa dạng
về hƣớng tiếp cận.
Trên các tạp chí, các nhà nghiên cứu đã khai thác sâu các khía cạnh về con


-8-

ngƣời của Tú Xƣơng nhƣ: chuyện thi cử và cuộc đời của Tú Xƣơng [63, tr. 110], chí khí hiên
ngang, lịng tha thiết với gia đình, tinh thần dân tộc [194, tr. 1423], "cái tâm hồn trong sạch

và cái khí tiết "bất năng di" nơi Kẻ Sĩ suốt đời đói rách ..." [191, tr. 108]
Trong chiều lịch đại và trục đồng đại, nhà nghiên cứu Nguyên Sỹ Tế đã tiếp cận "Hệ
thống trào phúng của Trần Tế Xƣơng". Ông đã tìm hiểu "Nguyên nhân và đối tƣợng" của
tiếng cƣời Tú Xƣơng trong sự so sánh với Hồ Xuân Hƣơng và Nguyễn Khuyến, để qua đó
khẳhg định: "tiếng nói của ơng, tiếng nói của thi ca, của trào phúng đạt đến mức Chân Thiện
Mỹ vẫn cịn vang dội non sơng đất Việt. Trần Tế Xƣơng là một thiên tài trào phúng đã đi vào
cõi bất diệt." [173, tr. 46]
Thi Nại Thị cho rằng "Nghệ thuật thơ của Tú Xƣơng": " gồm đủ 4 yếu tố: từ", điệu,
ý, khí. Cho nên thơ ông Tú Xƣơng để lại phần nhiều là những áng thơ hay..." [182, tr. 1 và tr.
3]
So với luận đề của Nguyễn Duy Diễn trong giai đoạn trƣớc, các luận đề văn chƣơng
trong giai đoạn này của: Nguyễn Sỹ Tế - Đỗ Thúc Bình - Tạ Văn Ru [171], Nguyễn Sỹ Tế Vũ Khắc Khoan [172], Lê Kim Ngân - Võ Thu Tịnh [132], Nguyễn Tăng Chƣơng [61],
Nguyễn Duy Diễn [64], Nguyễn Duy Diễn - Bằng Phong [65], Thẩm Thệ Hà [83], Duyên
Hạc - Lê Thái Ất [84], Phạm Thế Ngũ [137], Trịnh Vân Thanh, Phạm Xuân Thu... phong phú
và đa dạng hơn về kiểu bài, gợi mở cho ngƣời dạy và ngƣời học về những nét độc đáo của Tú
Xƣơng từ các góc độ: tinh thần đạo đức và khuynh hƣớng trụy lạc, tính cách bình dân trong
con ngƣời của Tú Xƣơng, thái độ ƣu thời mẫn thế, tình cảm gia đình và quốc gia, chứng nhân
của thời đại và giá trị phản ánh hiện thực, thiên tài trào phúng... Có thể xem những bài bình
giảng về "Sơng lấp Nam Định", "Con hát tuồng", "Cái chữ Nho" [84, tr.


-9-

272- 274], "Tìm hiểu tâm sự của Tú Xƣơng trong bài thơ "Đêm dài"" [137] là những bài văn
nhà trƣờng khuôn mẫu.
Với các nhà văn học sử: Thanh Lãng, Bùi Đức Tịnh, Đàm Xuân Thiều -Trần Trọng
San, Phạm Văn Diêu, Hà Nhƣ Chi, Tạ Kí, Lê Văn Siêu, Xuân Tƣớc... về con ngƣời, Tú
Xƣơng thuộc vào nhóm những nhà thơ có xu hƣớng khơng dấn thân [160] nhƣng "Tú Xƣơng
cũng có tấm lịng u nƣớc" [68, tr. 274], [104, tr. 249]; về thi tài, Tú Xƣơng đƣợc xem là
"...một nhà thơ trào phúng có thiên tài đặc biệt mà tiếng cƣời ngông ngạo không che đậy

đƣợc cái thảm trạng của một cuộc đời và của quốc gia đứng trƣớc khúc quanh của lịch sử."
[54, tr. 804], "Chữ dùng giản dị, bình dân, lời văn tự nhiên, linh hoạt..." [183, tr. 129]. "Trần
Tế Xƣơng đã bắt đầu đƣa văn học Việt Nam sang một thời đại mới: thời đại của văn chƣơng
hiện kim."[192, tr. 246 - 247]. Theo Thanh Lãng: "Đối với lời văn trào phúng, Tú Xƣơng
không phải là ông tổ, nhƣng là ngƣời thứ nhất cho ngƣời ta tin tƣởng vào tƣơng lai của nó
trong văn học... Tú Xƣơng xứng đáng là ơng thầy khả kính của ngƣời mơn đệ trung thành Hồ
Trọng Hiếu, biệt hiệu Tú Mỡ." [109, tr. 170]. Đồng thời, Thanh Lãng cịn nhấn mạnh: "Một
tính cách mới mẻ khác trong văn chƣơng Tú Xƣơng là đem tung lên giấy một cái tôi trần
truồng. Tú Xƣơng không phải là ngƣời đầu tiên đƣa cái tôi vào văn chƣơng. Ngọc Hân Công
Chúa, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hƣơng... cũng đã dùng văn chƣơng để nói đến cái tơi của
họ một cách khá táo bạo. Nhƣng chƣa có ai có cái táo bạo nhƣ cái táo bạo của Tú Xƣơng..."
[109, tr. 170]
Cũng có cái nhìn tƣơng đồng về cách bộc lộ cái tôi của Tú Xƣơng, trong chuyên luận
"Khảo luận về Trần Tú Xƣơng", Nguyên Xuân Hiếu và Trần Mộng Chu đã nhận thấy:
"Trần Tú Xƣơng có thể đƣợc coi là ngƣời đầu tiên trong văn học sử nƣớc nhà dám đƣa vào
trong văn thơ mình một cái "tồi" táo bạo trần truồng...


- 10 -

Chấm dứt một giai đoạn văn học, Trần Tê Xƣơng cũng là ngƣời cuối cùng đã đƣa văn Nơm
đến một địa vị cao q trong nền văn học nƣớc nhà..." [92, tr. 10 - 11]
Các tác giả này có thêm những phát hiện khi di sâu tìm hiểu lối tự trào của Tú Xƣơng
trong sự so sánh với Nguyễn Khuyến [tr. 54 - 66]; cũng nhƣ chỉ ra "sự xuất hiện của một lớp
ngƣời mới trong thơ văn Trần Tê Xƣơng" [tr. 85-91]. Qua đó các tác giả tập sách khẳng định:
"thi ca của ông tuy nằm trong khuôn khổ của thi ca cổ điển mà thực ra đã khác biệt với nền
thi ca này ở nhiều điểm về hình thức cũng nhƣ về nội dung... Trần Tê Xƣơng khơng cịn là
một nhà thơ cổ điển thuần túy nữa." [tr. 123 và tr. 143]
Trong chuyên luận "Khảo luận về Trần Tế Xƣơng" khác, hai nhà nghiên cứu Doãn
Quốc Sỹ và Việt Tử đã đi tìm "nguyên lai và đối tƣợng thơ trào phúng Trần Tế Xƣơng", tiếng

cƣời trào phúng của Tú Xƣơng đƣợc so sánh với tiếng cƣời của Hồ Xuân Hƣơng, của Chiêu
Lì Phạm Thái, và của Nguyễn Khuyến [159, tr. 87 -94]. Theo các tác giả này: "bên những bài
thơ trào phúng trắng trợn, cay chua Trần Tế Xƣơng cịn là nhà thơ tình cảm nặng lịng dân
tộc, một nhà thơ biết phục thiện, có thiện chí xây dựng luân lí.".[tr. 95]
Trong "Văn học phân tích toàn thƣ", Thạch Trung Giả đã tiếp cận ba bài thơ: "Lạc
đƣờng" [81, tr. 109 - 120], "Năm mới" [tr. 173 - 241], "Buồn đêm dài" [tr. 241 - 244] trong
sự so sánh với Hồ Xuân Hƣơng và Nguyễn Khuyên để "Nghiên cứu sự nghiệp Trần Tế
.Xƣơng" trong ba tầng cấu trúc tâm hồn: trào phúng, Ƣu thời, triết lí; và chia thơ Tú Xƣơng
thành bốn loại: tự thuật, trào phúng, ƣu thời và triết lí. [tr. 443 - 500]. Theo Thạch Trung
Giả,"... những bộ sách gọi là sử chỉ là vỏ của sử còn những tác phẩm nhƣ của Tú Xƣơng mới
thực là một, là Tâm Tƣ Sử.". [81, tr. 473 và 500]


- 11 -

Tóm lại, việc nghiên cứu tiếp nhận thơ Tú Xƣơng ở miền Nam trong giai đoạn này đã
có bƣớc phát triển và có đƣợc nhiều thành tựu so với giai đoạn trƣớc. Tuy nhiên, những tìm
tịi và phát hiện về tính tự trào, về sự bộc lộ của cái tơi, về đóng góp của thơ Tú Xƣơng vào
sự chuyển biến của văn học dân tộc còn dừng lại ở mức những ý kiến phát hiện đề xuất, mang
tính gợi mở.
2.1.3.2. Tú Xƣơng với các nhà nghiên cứu ở miền Bắc:
Việc nghiên cứu tiếp nhận trong giai đoạn này nổi bật lên ở hai thời điểm: kỉ niệm 50
năm ngày mất (1957) và 100 năm ngày sinh (1970) của nhà thơ. Trong dịp kỉ niệm 50 năm
ngày mất của Tú Xƣơng (1907 - 1957) Trần Thanh Mại có bài nói chuyện "Đấu tranh
chống hai quan niệm sai lầm về Tú Xƣơng". [124] Trong bài nói chuyện đƣợc nhà xuất
bản Nghiên cứu in thành sách dày 65 trang này, để "đả phá hai quan niệm sai lầm về Tú
Xƣơng", Trần Thanh Mại đã đi vào nghiên cứu các khía cạnh: "Thời đại Tú Xƣơng" [tr. 712], "Nội dung văn chƣơng" [tr. 13 - 34], "Nghệ thuật trào phúng của Tú Xƣơng" [tr. 54 62]. Theo Trần Thanh Mại:"phần nhà thơ đóng góp và xây dựng nhiều nhất, có kết quả nhất,
cho nền văn học dân tộc, chính là phân trào phúng." [tr. 54]. Qua đó ơng khẳng định: Tú
Xƣơng là "một trí thức thực thà yêu nƣớc, trong cái mức độ có nhiên là bị hạn chế của thành
phần giai cấp của mình, của hồn cảnh gia đình, của lề lối sóng... Bằng cách lên án sự lũng

đoạn của đồng tiền đầu tƣ của tƣ bản đế quốc, nhà thơ Tú, Xƣơng đã lớn tiếng nguyền rủa
chế độ áp bức bóc lột của thực dân."[tr. 63]. Về ảnh hƣởng của Tú Xƣơng, nhà nghiên cứu
cho rằng:"Nghệ thuật trào phúng là một nghệ thuật vững chãi lâu bền của dân tộc, nhà thơ Tú
Xƣơng đã dạy cho chúng ta bài học phải tin tƣởng ở tác dụng mãnh liệt của nó, tin tƣởng rằng
nó cịn có thể phát huy khơng ngừng trong sự nghiệp xây dựng lập trƣờng tƣ tƣởng cho chủng
ta."[tr. 64].


- 12 -

Đánh giá về bài nói chuyện này, trong "Một thế kỉ tiếp nhận thơ Tú Xƣơng", nhà
nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn đã cho rằng:"Có thể nói bài nói chuyện này chịu ảnh hƣởng khá
rõ quan điểm đấu tranh giai cấp và lời phê bình văn chƣơng xã hội học đơn giản." [161, tr.
18]
Trong năm sau, Trần Thanh Mại lại có bài viết "Chủ nghĩa hiện thực trong thơ văn
Tú Xƣơng" trên tạp chí Văn sử Địa (1958). [125]
Cũng trong hƣớng tiếp nhận ấy, trong tập sách "Văn học trào phúng Việt Nam ", nhà
nghiên cứu Văn Tân đã đi sâu nghiên cứu "Tính chất và giá trị văn thơ trào phúng của Tú
Xƣơng"[170, tr. 5 - 66] qua các khía cạnh "Tiểu sử Tú Xƣơng" [tr. 5 - 7], "Xã hội Việt Nam
trong thời đại Tú Xƣơng" [tr. 8 - li], "Cá tính Tú Xƣơng hay những nhân tố tạo thành ý thức
tƣ tƣởng Tú Xƣơng" [tr. 12-18], "Nội dung tƣ tƣởng trong thơ văn Tú Xƣơng" [tr. 27 - 31 ],
"Tú Xƣơng đối với quan lại và Tây" [tr. 27-31], "Tú Xƣơng với cái túng" [tr. 31 - 16], "Tú
Xƣơng với sự chơi bời" [tr. 37 - 40], "Tú Xƣơng vớii mê tín" [40 - 42], "Tú Xƣơng với cái
tết" [tr. 42 - 47], "nghệ thuật thơ văn Tú Xƣơng" [tr. 47 - 56], "Giá trị thơ văn trào phúng của
Tú Xƣơng" [tr. 57 - 66]. Theo Văn Tân, "thái độ trào phúng của Tú Xƣơng là thái độ trào
phúng của một tầng lóp đang tan rã vì tuyệt vọng, tuyệt vọng bất mãn với hiện thực, nhƣng
hoàn toàn bất lực trƣớc hiện thực... Thơ văn trào phúng của ơng là cái đỉnh cao chót vót của
thơ văn trào phúng Việt Nam.". [170, tr. 64 - 65].
Trong hƣớng tiếp nhận phản ánh lịch sử, nhóm tác giả Hồng Ngọc Phách, Lê Thƣớc,
Đỗ Đức Hiểu tìm hiểu những khía cạnh "Xã hội trong văn thơ Tú Xƣơng" [146, tr. 12 - 18]

"Tâm sự Tú Xƣơng" [146, tr. 18 - 22] "Văn chƣơng Tú Xƣơng" [146, tr. 22 - 27]. Theo các
ơng: "Sau Hồ Xn Hƣơng, trong thời kì văn học cận đại, Tú Xƣơng là nhà thơ kế nghiệp
xứng đáng nhất của văn thơ trào phúng nhân dân, cả


- 13 -

về phƣơng diện tƣ tƣởng và nghệ thuật." [tr. 27 - 28]
Nội dung cơ bản của những ý kiến đánh giá này sau đó đƣợc Đỗ Đức Hiểu đƣa vào
(có mở rộng và phát triển thêm) trong tập giáo trình "Lƣợc thảo lịch sử văn học Việt
Nam". [91, tr. 82 - 98]
Cũng trong hƣớng tiếp nhận phản ánh lịch sử, Trần Thanh Mại và Trần Tuấn Lộ cho
ra đời ấn phẩm "Tú Xƣơng - con ngƣời và thơ văn" [126].
Trong hƣớng tiếp nhận này, các nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hồn, Lê Trí Viễn,
Nguyễn Nghiệp, Tầm Dƣơng, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Lộc... đã có thêm nhiều phát hiện
về giá trị thơ Tú Xƣơng. Hai nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hồn và Nguyễn Đình Chú có
cách nhìn nhận khá tƣơng đồng trong các mặt hiện thực, trào phúng và trữ tình. Theo Nguyễn
Văn Hồn "Cùng với Hồ Xn Hƣơng, Tú Xƣơng là đỉnh cao của thơ Đƣờng luật ở nƣớc ta."
[96, tr. 241], cịn với Nguyễn Đình Chú: "Sau Tú Xƣơng hình nhƣ khơng ai vƣơn tới, đừng
nói là vƣợt qua, mức thành công ở thể thơ Nôm Đƣờng luật đó nữa." [55, tr. 175]
Theo Lê Trí Viễn: "...khơng ai không cùng Tú Xƣơng sống lại một cách thấm thía sâu
xa cái xã hội thuộc địa nửa phong kiến buổi đầu..." [208]
Qua những biểu hiện của cái tôi của Tú Xƣơng trong các mặt trào phúng và trữ tình
và qua "Kết cấu trữ tình trong thơ Tú Xƣơng", Nguyễn Lộc cho rằng: "Tú Xƣơng vẫn là nhà
thơ hiện đại nhất trong số những nhà thơ quá khứ.." [117, tr. 291]
Theo Nguyễn Nghiệp: "Tú Xƣơng căn bản là một nhà thơ hiện thực... sử dụng rất tài
tình cả hai loại thơ trào phúng và trữ tình." [134, tr. 92] Cịn theo Tầm Dƣơng: "...thơ văn Tú
Xƣơng có nhiều mối quan hệ mật thiết với giai đoạn đầu thế kỉ 20 của xã hội Việt Nam hơn
là với nửa sau thế kỉ 19. " [77, tr. 75].
Những cảm nhận tinh tế của các nhà văn, nhà thơ nhƣ Nguyễn Tuân,



- 14 -

Nguyễn Công Hoan, Tú Mỡ, Xuân Diệu, Chu Văn qua những trang viết về Tú Xƣơng đã tạo
ra một dòng nghiên cứu tiếp nhận mang đậm chất ấn tƣợng nghệ sĩ. Nguyễn Công Hoan cực
lực phê phán quan niệm ln "... coi Tú Xƣơng lúc nào cũng có lập trƣởng chính trị..." [95, tr.
124 ] và tơn vinh Tú Xƣơng là "Bậc thần thơ thánh chữ" [94]. Nhà thơ Xuân Diệu đã trang
trọng đề hai câu thơ:
"Ông nghè ông thám vô mây khói,
Đứng lại văn chƣơng một tú tài." [69]
Cịn Tú Mỡ đã tự xem mình là "một đệ tử sùng kính Tú Xƣơng", đệ tử của "một bậc
thầy, đã cống hiến cho "tiếng cƣời Việt Nam'' nhiều bút thuật quí báu..." [131, tr. 34]
Nguyễn Tuân là đại biểu kiệt xuất nhất của dòng nghiên cứu tiếp nhận nghệ sĩ. Không
chỉ thể hiện đƣợc sự cảm nhận tài hoa qua các bài thơ "Đi hát mất ô", "Sông lấp", Nguyễn
Tuân còn phát hiện ra chất lãng mạn trữ tình cùng mối quan hệ giữa trữ tình và hiện thực
trong thơ Tú Xƣơng: "Tú Xƣơng lấy cái chân phải trữ tình mà khiến cái chân trái tả thực. Chủ
đạo cho đà thơ là ở chân phải và Tú Xƣơng đã băng mình thơ tới chúng ta bằng nƣớc bƣơc
lãng mạn trữ tình." [195, tr. 323]. Về sau, Nguyễn Tuân cịn có dịp đào sâu hơn những cảm
nhận về "Thời và thơ Tú Xƣơng" trong "Chuyện nghề" vào năm 1962. [196]
Phát hiện độc đáo này không chỉ mở ra một hƣớng nghiên cứu tiếp nhận mới về Tú
Xƣơng từ góc độ trữ tình, mà cịn góp phần làm hồn thiện "chân dung" thơ Tú Xƣơng và
cho đến nay hƣớng tiếp nhận của Nguyễn Tuân vẫn còn lƣu dấu ấn qua nhiều cơng trình
nghiên cứu và bài viết về thơ Tú Xƣơng.
Tóm lại, theo thời gian, việc nghiên cứu tiếp nhận thơ Tú Xƣơng đã dần dần khắc
phục đƣợc những hạn chế do quan điểm nghiên cứu xã hội học nhờ vào hƣớng


- 15 -


tiếp nhận biện chứng và lịch sử. Trong hƣớng tiếp nhận biện chứng và lịch sử, các nhà nghiên
cứu đặc biệt chú trọng đến giá trị phản ánh hiện thực, có phát hiện sâu sắc về chất trữ tình, cái
tơi, tính hiện đại cùng những nét độc đáo trong nghệ thuật trào phúng.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về yếu tố hiện đại chỉ dừng lại ở một nhận định nêu vấn
đề. Cịn về cái tơi, những biểu hiện của cái tôi chỉ mới nghiên cứu ở cấp độ yếu tố, kiểu biểu
hiện cái tôi của Tú Xƣơng chƣa đƣợc nghiên cứu trong chỉnh thể hệ thống theo chiều lịch đại
và trong trục đồng đại so với các nhà thơ cùng thời và so với qui phạm của văn chƣơng trung
đại.
2.1.4. Giai đoạn thứ tƣ: từ 1975 đến nay
Từ 1975 đến nay, việc nghiên cứu tiếp nhận thơ Tú Xƣơng ngày càng có nhiều đổi
mới về hƣớng tiếp nhận. Việc nghiên cứu tiếp nhận thơ Tú Xƣơng có nhiều điều kiện để phát
triển nên đã có đƣợc nhiều thành tựu trên cả hai lĩnh vực văn bản và nghiên cứu tiếp nhận.
Tú Xƣơng đƣợc đƣa vào Từ điển văn học [52], [118] và sách "Tác giả văn học Việt
Nam" [58]. Không dƣới 12 ấn phẩm về tác phẩm của Tú Xƣơng đƣợc in ra, trong đó có
nhiều quyển đƣợc biên soạn hết sức công phu. Những thành tựu về văn bản sẽ đƣợc đề cập
trong chƣơng 1. Nhiều tập sách tổng hợp những cồng trình nghiên cứu về Tú Xƣơng nhƣ
"Tú Xƣơng thơ và đời"[29], "Trần Tế Xƣơng"[83] [84], "Tú Xƣơng con ngƣời vả tác
phẩm"[33], "Tú Xƣơng lời bình - giai thoại và thơ"[18], "Tú Xƣơng - Ắt hẳn nghìn thu
tiếng hãy cịn", "Trần Tế Xƣơng về tác gia và tác phẩm"[161] lần lƣợt ra đời và đƣợc tái
bản nhiều lần.
Qua các cơng trình và bài viết của: Nguyễn Tn, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Lộc, Lê
Trí Viễn, Nguyễn Văn Huyền, Đỗ Huy Vinh, Lê Văn Tùng, Đỗ


- 16 -

Đức Dục, Trần Lê Văn, Lê Đinh Kị, Vƣơng Trí Nhàn, Lại Ngun Ân, Ngơ Văn Phú, Lữ
Huy Nguyên, Lã Nhâm Thìn, Nguyễn Quốc Tuy, Trần Đình sử, Trần Mạnh Hảo, Vũ Dƣơng
Quỹ, Lê Chí Dũng, Trần Thị Trâm... những giá trị phản ánh hiện thực, nét độc đáo của thơ
trào phúng và tính trữ tình, mối quan hệ giữa "Thời và thơ của Tú Xƣơng" [196] "Vị trí

của Tú Xƣơng trên dịng văn học hiện thực chủ nghĩa Việt Nam"[72] Tú Xƣơng là "đỉnh
cao của thơ trào phúng Việt Nam" [105] là "Bậc thần thơ thánh chữ" là "nhà thơ lớn
của dân tộc "[55] là "nhà thơ lớn ở một buổi giao thời" [214]... đƣợc khai thác sâu hơn; đã
có thêm nhiều phát hiện về vẻ đẹp của "Thƣơng vợ" [56] [74] [128] [156] [199] [209], "Sông
lấp" [88] [216], "Áo bông che bạn"[199], "Đi hát mất ô" [206], "Đêm hè" [179] [184], "Khoa
thi Đinh Dậu" [184], "Đất Vị Hoàng" [184], "Lắm quan" [143] [150], "Năm mới chúc nhau"
và những bài thơ tết [141] [163] [199] [205]...
Trong tinh thần đổi mới, những khía cạnh về hình thức và nội dung của thơ Tú Xƣơng
bƣớc đầu đã đƣợc xem xét trong hƣớng nghiên cứu so sánh lịch sử và nghiên cứu hệ thống.
Trong cách tiếp nhận so sánh lịch sử, Đỗ Đức Dục đã đặt Tú Xƣơng trong trục đồng đại với
Nguyễn Khuyến để chỉ ra những giá trị hiện thực trong tính chất thị dân [73, tr. 187 - 198].
Nhũng khía cạnh độc đáo của thơ Nơm Đƣờng luật Tú Xƣơng đƣợc Nguyễn Thanh Phúc
nghiên cứu trong chiều lịch đại qua luận án phó tiến sĩ của ơng: "Thơ Nôm Đƣờng luật tử
Hồ Xuân Hƣơng đến Trần Tế xƣờng".[153] Lê Văn Tùng nêu ra kiểu hình tƣợng "nhân vật
bi kịch mang cả những biến thái hài" của Tú Xƣơng qua vận dụng khái niệm về cái bi để đi
vào nghiên cứu kiểu nhân vật bi kịch qua mối quan hệ giữa hồn cảnh và tâm lí sáng tạo của
nhà văn từ Nguyễn Đình Chiểu đến Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng, Phan Bội Châu và Tản Đà.
[198, tr. 35 - 44]


- 17 -

Trong hƣớng nghiên cứu hệ thống, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã chi ra sự cách tân
của thơ Tú Xƣởng khi cho rằng "thơ Tú Xƣớng đánh dấu sự phai nhạt của không gian truyền
thống mỏ ra khơng gian sinh hoạt địi thƣờng, đơ thị." [164, tr. 265] và đặc biệt nhấn mạnh
phƣơng diện ý thức cá nhân qua tiếng cƣời tự giải thoát "tự khẳng định nhân cách mình... Tú
Xƣơng đi ngƣợc lại truyền thống thơ ngơn chí...". [165, tr. 189]
Cũng trong hƣớng nghiên cứu hệ thống, Trần Thị Trâm đã tiếp cận "nhà báo" "Tú
Xƣơng với những "phóng sự" bằng thơ" [201]. Trong cách tiếp nhận ấn tƣợng, Vƣơng Trí
Nhàn tìm hiểu "Tú Xƣơng nhà báo" [142].

Nhà nghiên cứu Lê Chí Dũng đã đặc biệt quan tâm đến cảm hứng về cái tơi trữ tình và
sự "phong phú, đa dạng hỏi vừa có thơ trữ tình - trào phúng, vừa có thơ trữ tình đằm thắm"
trong thơ Nôm luật Đƣờng của Trần Tế Xƣơng theo một hƣớng mới: so sánh loại hình. [75,
tr. 109 - 137]
Những yếu tố hiện đại của thơ Tú Xƣơng đã nhiều lần đƣợc Lại Nguyên Ân [52],
Nguyễn Đình Chú [55], Nguyễn Lộc [118], và Ngô Văn Phú [152] nêu ra; nhà nghiên cứu
Nguyễn Đình Chú đã chỉ ra "...hệ thống cách tân trong nghệ thuật và tƣ duy nghệ thuật của
Tú Xƣơng" và đồng thời cũng chỉ ra: "Giới hạn của Tú Xƣơng là ở chỗ chƣa tạo ra đƣợc sự
cách tân trên phƣơng diện thể loại." [55, tr. 42]. Nhƣng nhìn chung vẫn chƣa có cơng trình
nào nghiên cứu một cách hệ thống những đặc trƣng về hình thức và nội dung để làm rõ hơn
những yếu tố hiện đại của thơ Tú Xƣơng theo hƣớng tiếp nhận hệ thống và trong chiều lịch
đại.
2.2. Nhận xét chung
Tiến trình nghiên cứu tiếp nhận thơ Tú Xƣơng trong suốt thời gian qua đã diễn ra theo
nhiều hƣớng tiếp nhận khác nhau, nhƣng khơng hề có những xung đột


- 18 -

lớn về quan điểm và do ln có sự vận động phát triển vả đổi mới về hƣớng tiếp nhận nên đã
đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể.
Hầu hết các ý kiến đánh giá đều đánh giá cao giá trị thơ văn cũng nhƣ tài năng của
nhà thơ. Tú Xƣơng đƣợc xem nhƣ là ngƣời khai sáng cho dòng thơ hiện thực trào phúng và
đồng thời với những cách tân nghệ thuật ít nhiều mang tính hiện đại Tú Xƣơng đã khép lại
một cách vinh quang văn học thời Trung đại.
Những khám phá về giá trị hình thức và nội dung của thơ Tú Xƣơng trong nhiều cơng
trình này thật đáng Trần trọng. Tuy vậy, việc đặt lại việc nghiên cứu thơ Tú Xƣơng trong sự
tiếp nhận mang tính hệ thống và lịch sử để thấy đƣợc mối quan hệ biện chứng giữa thơ Tú
Xƣơng và sự vận động phát triển của văn học Việt Nam vẫn là một thao tác cần thiết.


3. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu "Thơ Tú Xƣơng trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam" từ
góc độ nghiên cứu hệ thống, lịch sử phát sinh và so sánh loại hình là nghiên cứu những
chuyển biến trong thơ Tú Xƣơng theo xu hƣớng hiện đại hóa từ góc độ thế giới nghệ thuật và
phƣơng thức thể hiện, vi vậy mục tiêu chính của luận án là tập trung nghiên cứu những yếu tó
cách tân mang tính khác lạ trong những yếu tố bất qui phạm của thơ Tú Xƣơng so với những
đặc trƣng mang tính qui phạm hóa của văn chƣơng Việt Nam thời trung đại để nhằm định vị
vị trí của thơ Tú Xƣơng trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, đồng thời tìm ra
những tác động của thơ Tú Xƣơng vào việc thúc đẩy sự phát triển của tiến trình đó.
Nhƣ vậy, có thể xem việc nghiên cứu "Thơ Tú Xƣơng trong tiến trình hiện đại hóa
văn học Việt Nam" là sự góp thêm một hƣớng tiếp cận về Tú Xƣơng trong viễn cảnh đặt Tú
Xƣơng vào một sử trình dài lâu đi lên hiện đại hóa của văn học


- 19 -

Việt Nam, và rất có thể Tú Xƣơng là điểm xuất phát hoặc gần điểm xuất phát nhất của tiến
trình đó.

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này, việc nghiên cứu về thơ Tú Xƣơng không chỉ dừng lại trong việc
nghiên cứu những yếu tố mang tính đặc trƣng của thơ Tú Xƣơng nhƣ là một hiện tƣợng văn
học trong chiều lịch đại và trục đồng đại mà bao gồm cả việc nghiên cứu để xác lập hệ thống
văn bản có tính cố định về thơ Tú Xƣơng. Do vậy, hệ thống phƣơng pháp nghiên cứu ở đây
sẽ bao gồm: hệ thống phƣơng pháp nghiên cứu văn bản học và hệ thống phƣơng pháp nghiên
cứu văn học.
4.1. Những phƣơng pháp nghiên cứu văn bản:
Các phƣơng pháp khảo sát, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp miêu tả và phân loại
là những phƣơng pháp sẽ đƣợc chúng tôi sử dụng để khảo cứu và qua đó nhằm xác lập một
văn bản thơ Tú Xƣơng có tính hồn chỉnh và ổn định làm cờ sở cho việc nghiên cứu tiếp

nhận, hầu hạn chế đến mức tối đa những sai sót do tƣ biện.
4.2. Những phƣơng pháp nghiên cứu văn học:
Những phƣơng pháp chủ yếu mà chúng tôi vận dụng để thực hiện luận án này là
phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống, phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử - phát sinh và phƣơng
pháp nghiên cứu so sánh loại hình.
Phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống đƣợc sử dụng để nghiên cứu hệ thống những
nguyên tắc nghệ thuật nhằm thể hiện sự cảm nhận về con ngƣời và thế giới của Tú Xƣơng
cũng nhƣ của văn chƣơng trung đại Việt Nam.
Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử - phát sinh: Nghiên cứu "Thơ Tú Xƣơng trong tiến
trình hiện đại hóa văn học Việt Nam" là nghiên cứu trong chiều lịch đại và trục đồng đại
nên việc vận dụng những nguyên tắc nghiên cứu của phƣơng


×