Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

việt nam trong chính sách của mỹ từ 1940 đến 1956

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.48 MB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN VĂN HOÀNG

VIỆT NAM
TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ TỪ 1940 ĐẾN 1956

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2002



MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
31T

T
1
3

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 7
31T

31T

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 8
31T

T


1
3

DẪN LUẬN ................................................................................................................ 11
31T

31T

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................... 11
T
1
3

T
1
3

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. .............................................................12
T
1
3

T
1
3

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ...............................................................................13
T
1
3


T
1
3

4.CÁC NGUỒN TƯ LIỆU. ...............................................................................................14
T
1
3

31T

5.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. .............................................................................15
T
1
3

T
1
3

6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN. ......................................................................19
T
1
3

T
1
3


6.1. VỀ MẶT KHOA HỌC: ..........................................................................................19
T
1
3

31T

6.2. VỀ MẶT THỰC TIỄN. ..........................................................................................21
T
1
3

31T

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN. .......................................................................................22
T
1
3

31T

CHƯƠNG 1: VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ THỜI CHIẾN
31T

TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ II (từ giữa năm 1940 đến giữa năm 1945) ........ 24
T
1
3

1.1. VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ MỸ - NHẬT:.........................................................28

T
1
3

T
1
3

1.1.1. MỸ MƯỢN TAY NHẬT ĐỂ LOẠI PHÁP KHỎI VIỆT NAM. ........................28
T
1
3

T
1
3

1.1.2. MỸ MUỐN TRUNG LẬP HÓA VIỆT NAM.....................................................31
T
1
3

T
1
3

1.1.3. VIỆT NAM LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP DẪN
T
1
3


ĐẾN CHIẾN TRANH MỸ - NHẬT. ............................................................................33
T
1
3

1.2. VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ MỸ - PHÁP...........................................................34
T
1
3

T
1
3

1.2.1. MỸ TÌM MỌI CÁCH LOẠI PHÁP KHỎI VIỆT NAM. ...................................35
T
1
3

T
1
3

1.2.1.1. MỸ NGĂN CẢN PHÁP CÓ TIẾNG NÓI TẠI CÁC DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ.
T
1
3

T

1
3

...................................................................................................................................35
1.2.1.2. MỸ NGĂN CẢN PHÁP THAM CHIẾN Ở ĐÔNG DƯƠNG ........................36
T
1
3

T
1
3

3


1.2.1.3. MỸ KHÔNG CỨU PHÁP KHI BỊ NHẬT ĐẢO CHÍNH:.............................40
T
1
3

T
1
3

1.2.1.4. MỸ NGĂN CẢN PHÁP TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH: ..........41
T
1
3


T
1
3

1.2.2. MỸ CHỦ TRƯƠNG ĐẶT VIỆT NAM DƯỚI SỰ ỦY TRỊ QUỐC TẾ. ...........43
T
1
3

T
1
3

1.2.2.1. ỦY TRỊ QUỐC TẾ (TRONG THỰC TẾ, ỦY TRỊ MỸ - TRUNG HOA). ......43
T
1
3

T
1
3

1.2.2.2. PHÁP, ANH PHẢN ĐỐI CHỦ TRƯƠNG ĐẶT ĐÔNG DƯƠNG DƯỚI SỰ
T
1
3

UỶ TRỊ QUỐC TẾ. ....................................................................................................45
31T


1.2.2.3. MỸ ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG UỶ TRỊ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG DƯƠNG.
T
1
3

T
1
3

...................................................................................................................................46
TIỂU KẾT .........................................................................................................................49
T
1
3

31T

CHƯƠNG 2: MỸ GIÚP PHÁP ĐẶT LẠI ÁCH THỐNG TRỊ Ở VIỆT NAM (từ
31T

giữa năm 1945 đến cuối năm 1952).......................................................................... 51
T
1
3

2.1. MỸ GIÚP PHÁP TÁI CHIẾM VIỆT NAM..............................................................55
T
1
3


T
1
3

2.1.1.MỸ MUỐN LOẠI BỎ CÁCH MẠNG VIỆT NAM............................................55
T
1
3

T
1
3

2.1.2. MỸ GIÚP PHÁP TÁI CHIẾM VIỆT NAM........................................................58
T
1
3

T
1
3

2.1.3. MỸ KHUYẾN CÁO DÙNG "GIẢI PHÁP BẢO ĐẠI". ....................................62
T
1
3

T
1
3


2.2. MỸ GIÚP PHÁP ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH CHỐNG VIỆT NAM..................71
T
1
3

T
1
3

2.2.1. SAU THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC .................................71
T
1
3

T
1
3

2.2.2. SAU KHI CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN BÙNG NỔ .......................................74
T
1
3

T
1
3

TIỂU KẾT .........................................................................................................................78
T

1
3

31T

CHƯƠNG 3: MỸ CHỦ TRƯƠNG KÉO DÀI CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM
31T

(từ đầu năm 1953 đến giữa năm 1954) .................................................................... 80
T
1
3

3.1. MỸ VÀ "KẾ HOẠCH NAVARRE "..........................................................................86
T
1
3

T
1
3

3.2. MỸ VỚI CHIẾN CUỘC ĐIỆN BIÊN PHỦ. ............................................................89
T
1
3

T
1
3


3.3. MỸ PHÁ HOẠI HỘI NGHỊ GENÈVE 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG. ......................100
T
1
3

T
1
3

3.3.1. MỸ CHỐNG GIẢI PHÁP THƯƠNG THUYẾT ĐỂ CHẤM DỨT CHIẾN
T
1
3

TRANH .......................................................................................................................100
31T

4


3.3.2. MỸ TÌM CÁCH LÀM CHO HỘI NGHỊ GENÈVE KHÔNG DIỄN RA (18-2-7T
1
3

5-1954).........................................................................................................................102
T
1
3


3.3.3. MỸ TÌM CÁCH PHÁ HOẠI HỘI NGHỊ GENÈVE (8-5 - 20-7-1954) ...........103
T
1
3

T
1
3

TIỂU KẾT .......................................................................................................................107
T
1
3

31T

CHƯƠNG 4: MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH BÀNH
31T

TRƯỚNG THẾ LỰC CỦA MỸ (từ giữa năm 1954 đến cuối năm 1956) .......... 109
T
1
3

4.1.MỸ THAY ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁP BANG THẾ LỰC CỦA MỸ .....................109
T
1
3

T

1
3

4.1.1. MỸ GẠT PHÁP RA KHỎI MIỀN NAM VIỆT NAM. ....................................109
T
1
3

T
1
3

4.1.1.1. MỸ THAY THẾ DẦN CÁC TAY CHÂN CỦA PHÁP BẰNG NHỮNG PHẦN
T
1
3

TỬ THÂN MỸ ..........................................................................................................109
31T

4.1.1.2. MỸ LOẠI PHÁP RA KHỎI MIỀN NAM VỆT NAM. .................................. 117
T
1
3

T
1
3

4.1.2. MỸ BIẾN MIỀN NAM VIỆT NAM THÀNH MỘT "KHU VỰC ẢNH

T
1
3

HƯỞNG " (zone of influence) CỦA MỸ. ................................................................... 119
T
1
3

4.1.2.1. MỸ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VÀ QUÂN ĐỘI THÂN MỸ Ở MIỀN NAM
T
1
3

VIỆT NAM: .............................................................................................................. 119
31T

4.1.2.2. MỸ TĂNG QUÂN VÀ ĐỔ VŨ KHÍ VÀO MIỀN NAM VIỆT NAM. ...........123
T
1
3

T
1
3

4.2. MỸ NÚP DƯỚI BÓNG SEATO ĐỂ CAN THIỆP QUÂN SỰ TRỰC TIẾP VÀO
T
1
3


VIỆT NAM ......................................................................................................................124
31T

4.2.1. MỸ ÂM MƯU QUỐC TẾ HÓA SỰ CAN THIỆP QUÂN SỰ VÀO VIỆT NAM
T
1
3

T
1
3

.....................................................................................................................................124
4.2.2. CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN SEATO .......................................................................125
T
1
3

T
1
3

4.2.3. SEATO VÀ VIỆT NAM. ...................................................................................128
T
1
3

31T


4.3. MỸ PHÁ HOẠI HIỆP ĐỊNH GENÈVE, NHEN LẠI NGỌN LỬA CHIẾN
T
1
3

TRANH Ở VIỆT NAM. ..................................................................................................129
31T

4.3.1. MỸ PHÁ HOẠI TỔNG TUYÊN CỬ ĐỂ TÁI THÔNG NHẤT VIỆT NAM ..130
T
1
3

T
1
3

4.3.2. MỸ TRẢ THÙ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM YÊU
T
1
3

NƯỚC ..........................................................................................................................133
T
1
3

5



TIỂU KẾT .......................................................................................................................134
T
1
3

31T

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 137
31T

31T

1. CHỦ NGHĨA BÀNH TRƯỚNG: BẢN CHẤT CỦA MỸ ..........................................137
T
1
3

T
1
3

2. VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH BÀNH TRƯỚNG CỦA MỸ TỪ 1940 ĐẾN
T
1
3

1956 ..................................................................................................................................139
T
1
3


2.1. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ Đổi VỚI VIỆT NAM TỪ 1940 ĐÈN 1956 LÀ CÓ CHỦ
T
1
3

ĐỊNH. ..........................................................................................................................140
T
1
3

2.2. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ 1940 ĐẾN 1956 LÀ NHẤT
T
1
3

QUÁN ..........................................................................................................................142
T
1
3

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
31T

T
1
3

................................................................................................................................... 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 154

31T

T
1
3

1. SÁCH ...........................................................................................................................154
T
1
3

T
1
3

1.1. Tiếng Việt..............................................................................................................154
T
1
3

31T

1.2. Tiếng Anh .............................................................................................................157
T
1
3

31T

1.3. Tiếng Pháp ............................................................................................................166

T
1
3

31T

2. BÀI TRONG TẠP CHÍ, TRONG SÁCH....................................................................168
T
1
3

T
1
3

2.1. Tiếng Việt..............................................................................................................168
T
1
3

31T

2.2. Tiếng Anh .............................................................................................................170
T
1
3

31T

2.3. Tiếng Pháp ............................................................................................................172

T
1
3

31T

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 173
31T

T
1
3

l.TIỂU LUẬN:VỀ VIỆN TRỢ CỦA MỸ CHO PHÁP TRONG THỜI KỲ 1945-1954.
T
1
3

T
1
3

..........................................................................................................................................174
2. MỘT SỐ TƯ LIỆU GỐC ............................................................................................178
T
1
3

31T


3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH .................................................................................................183
T
1
3

31T

6


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực
Những kết luận của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tác giả luận án
Phan Văn Hoàng

7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AOF

Afrique occidentale francaise
Tây Phi thuộc Pháp

AFHQ


Allied Forces Headquarter
Tổng hành dinh Lực lượng Đồng minh

ANZUS

Australia - New Zealand - United States
Hiệp ước giữa Australia - New Zealand và Mỹ

BIRD

Banque internationale pour la Reconstruction et le
Développement
Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển

BPC

Bataillon de Parachutistes Coloniaux
Tiểu đoàn dù thuộc địa

BVN

Bataillon du Viet Nam
Tiểu đoàn Việt Nam

CATO

Combat Arms Training Organization
Tổ chức huấn luyện vũ khí chiến đấu


CCS

Combined Chiefs of Staff
Ban tham mưu trưởng Đồng minh (Mỹ - Anh)

CEFEO

Corps expéditionnaire francais en Extrême - Orient
Đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông

CIA

Central Intelligence Agency
Cục tình báo trung ương Mỹ

COMININDO Comité interministériel pour l’ Indochine

8


Ủy ban liên bộ về Đông Dương
D.C.

District of Columbia
Đặc khu Columbia

DGER

Direction générale d'études et de recherches
Tổng nha tình báo Pháp


DIC

Division d'Infanterie coloniale
Sư đoàn bộ binh thuộc địa

FEFEO

Forces expéditionnaires francaises en Extrême Orient
Lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông

FNL

Front National de Libération
Mặt trận dân tộc giải phóng [Algérie]

JSC

Joint Chieís of Staff
Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ

MAAG

Military Assistance Advisory Group
Phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ

M5

Mission 5
Phái bộ quân sự Pháp ở Côn Minh, Trung Hoa


NATO

North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương

Nnk

Nhiều người khác

NSC

National Security Council
Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ

NXB

Nhà xuất bản

OSS

Offìce of Strategic Services
Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ

9


PPS

Policy Planning Staff

Ban tham mưu hoạch định chính sách (của Bộ ngoại giao Mỹ)

PWC

Pacific War Council
Hội đồng chiến tranh Thái Bình Dương

RIC

Régiment d'Infanterie coloniale
Trung đoàn bộ binh thuộc địa

Sđd

Sách đã dẫn

SEAC

Southeast Asian Command
Bộ tư lệnh [chiến trường] Đông Nam Á

SEAT

Southeast Asian Theater
Chiến trường Đông Nam Á

SEATO

Southeast Asian Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á


SMM

Saigon Militairy Misson
Phái bộ quân sự Sài Gòn (tổ chức tình báo Mỹ)

TERM

Temporary Equipment Recovery Mission
Phái đoàn tạm thời thu hồi trang bị

TRIM

Training Relations and Instruction Mission
Phái bộ liên lạc về huấn luyện và đào tạo

VOA

Voice of America
Đài phát thanh tiếng nói Hoa Kỳ

10


DẪN LUẬN

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1.Ngày 8-5-1963, tại kỳ họp lần thứ 6, khóa II của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Việt Nam xa cách Hoa Kỳ hàng vạn dặm. Nhân dân
Việt Nam và nhân dân Hoa Kỳ không thù oán gì nhau" [17, X, 94].

Thế thì tại sao, trong nửa sau của thế kỷ XX nhiều chính phủ liên tiếp của Mỹ đã tiến
hành một cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt, trên một quy mô lớn, trong một thời gian dài,
chống lại nhân dân Việt Nam?
Để trả lời thỏa đáng câu hỏi trên, không thể không tìm hiểu quá trình dính líu của Mỹ
vào Việt Nam trước 1954, vì như V.I. Lê-nin đã chỉ ra -"liệu người ta có thể giải thích được
một cuộc chiến tranh mà lại không vạch ra những mối liên hệ gắn liền cuộc chiến tranh đó
với đường lối chính trị trước đây của một quốc gia nhất định, của một hệ thống quốc gia
nhất định, của những giai cấp nhất định hay chăng?". V.I. Lênin nhấn mạnh: "Đây chính là
vấn đề cơ bản mà người ta thường hay quên và nếu không hiểu rõ vấn đề đó thì chín phần
mười những cuộc bàn cãi về chiến tranh đều biến thành những cuộc đấu khẩu vô vị, những
cuộc chửi bới lẫn nhau, và không hiểu gì về cuộc chiến tranh đó cả" [15, XXXII, 104].
1.2.Cuộc chiến tranh của Mỹ xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân
Việt Nam chống đế quốc Mỹ từ 1954 đến 1975 đã được các nhà sử học Việt Nam và nước
ngoài nghiên cứu rất kỹ. Một sử gia Mỹ, Stanley Karnow, viết: "Không có cuộc chiến tranh
nào trong lịch sử lại được nghiên cứu một cách tỉ mỉ như thế ngay trong lúc nó đang diễn
ra" [140, 146].
Song quan hệ giữa hai nước trong thời kỳ trước 1954 lại "ít được biết đến, ngay cả đối
với những nhà chuyên môn" như nhận xét của một sử gia Mỹ khác, Bernard B. Fall [173,
118].
Trong tiến trình dính líu ngày càng sâu vào Việt Nam, những người cầm quyền ở Mỹ
đưa ra những chính sách khác nhau thậm chí trái ngược nhau (khi thì ngăn cản Pháp trở lại
Việt Nam, khi thì giúp Pháp tái chiếm Việt Nam). Do đó, không thể nhận ra "mẫu số chung"
của các chính sách ấy nếu không thấy được ý đồ sâu xa và nhất quán của Washington.

11


1.3. Tìm hiểu lịch sử nước Mỹ từ khi lập quốc đến nay, chúng tôi nhận thấy: Mỹ luôn
tìm cách bành trướng thế lực mọi mặt của mình ra mọi nơi trên thế giới.
Để che đậy những hành động xấu xa của mình, Mỹ đưa ra các chiêu bài hoa mỹ như

"Châu Mỹ của người châu Mỹ" (America for Americans), "Cửa mở" (Open Door) để tạo
"cơ hội đồng đều" (equal opportunities)... Riêng đối với Việt Nam, trong 16 năm (19401956), Mỹ lần lượt đưa ra nhiều chiêu bài như "trung lập hóa", "chống chủ nghĩa thực dân
[Pháp]", "bảo vệ thế giới tự do"...
Nắm vững bản chất đế quốc chủ nghĩa của Mỹ, chúng tôi tìm ra "sợi chỉ xuyên suốt"
các sách lược khác nhau của Mỹ đối với Việt Nam, không chỉ trong 16 năm nói trên mà
ngay cả hiện nay. Từ đó, chúng ta có thể rút ra những kết luận có ích cho việc xây dựng
chính sách ngoại giao đối với Mỹ trong hiện tại và trong tương lai.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Luận án nghiên cứu Việt Nam trong ý đồ bành trướng thế lực của Mỹ từ 1940 đến
1956, trải qua ba đời tổng thống Mỹ: Franklin D. Roosevelt, Harry S. Truman và Dwight D.
Eisenhovver.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Việt Nam, mặc dù có lúc quốc hiệu này đã bị xóa
trên bản đồ thế giới:
Lúc đó, thế giới chỉ biết đến Đông Dương thuộc Pháp bao gồm năm xứ: Bắc Kỳ,
Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Cam-bốt.
Tuy nhiên, Việt Nam - bao gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ - chiếm hơn 44,5%
diện tích và hơn 83,5% dân số của toàn Đông Dương, luôn là yếu tố quan trọng nhất và
năng động nhất. Do đó trong nhiều trường hợp, nói đến Đông Dương là nói đến Việt Nam,
và ngược lại.
Năm 1940 được chọn làm thời điểm mở đầu luận án, vì từ năm đó, do nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan, Mỹ bắt đầu quan tâm nhiều đến Việt Nam.
Trong cuộc họp báo trên tàu Quincy ngày 23-2-1945, tổng thống Roosevelt nói:
“Trong suốt hai năm nay, tôi ưu tư khủng khiếp về vấn đề Đông Dương" [107,562].
Có lẽ căn cứ vào lời tuyên bố đó mà Nguyễn Thành viết: "Tổng thống Mỹ Ph. Ru-dơven quan tâm đến Đông Dương chậm nhất là từ tháng 3 năm 1943" [164, 15] và Phạm Xanh
cũng có ý kiến tương tự: "Có lẽ là nước Mỹ, với tư cách là một quốc gia, quan tâm tới Đông
12


Dương là dưới thời tổng thống F. Ru-dơ-ven. Bắt đầu từ Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) năm

1943, F. Ru-dơ-ven đã nghĩ đến nó" [165, 27].
Chúng tôi nghĩ khác. Chúng tôi tin rằng Mỹ quan tâm đến Đông Dương sớm hơn thế,
từ năm 1940, khi Đức quốc xã chiếm đóng nước Pháp và quân phiệt Nhật tiến vào Việt
Nam: đây là thời cơ để Mỹ tính tới việc loại Pháp ra khỏi Việt Nam, thay thế ảnh hưởng của
Pháp tại đó bằng thế lực của Mỹ.
Một số tác giả Mỹ cũng chọn năm 1940 làm thời điểm mở đầu công trình nghiên cứu
của họ, như Bernard B. Fall trong luận văn u.s. Policies in ỉndochina 1940-1960 (Những
chính sách của Mỹ ở Đông Dương 1940-1960), Edward R. Drachman trong cuộn u.s. Poỉicy
toward Vietnam 1940-1945 (Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam 1940-1945), Gary R.
Hess trong cuốn The United States Emergence as a Southeast Asian Power 1940-1950
(Nước Mỹ nổi lên như một cường quốc ở Đông Nam Á 1940-1950) v.v... Drachman viết:
"Từ cuối năm 1940, Mỹ bắt đầu nhận thấy ý nghĩa chiến lược quan trọng của Việt Nam"
[56, 62].
Luận án dừng lại ở năm 1956. Với việc những lính viễn chinh Pháp cuối cùng rời khỏi
Miền Nam Việt Nam, ảnh hưởng của Pháp ở đó bị thay thế bằng ảnh hưởng của Mỹ trên
mọi lĩnh vực: chính trị. kinh tế, quân sự... Đến đây, Mỹ đạt được ý đồ mà họ đã có từ 16
năm trước: "Vào cuối năm 1956, Miền Nam Việt Nam rời hẳn quỹ đạo của Pháp để bị buộc
chặt vào Mỹ" [142,183].

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trong chương Dẫn nhập phương pháp luận (Introduction méthodologique) của cuốn
Les Communistes frangais et la guerre d'Indochine 1944-1954 (Những người cộng sản Pháp
và chiến tranh Đông Dương 1944-1954), tiến sĩ sử học Alain Ruscio viết: "Viết lịch sử hiện
đại (...) gặp một trở ngại nguy hiểm, đó là thành kiến chính trị (passion politique). Sử học
hiện đại thường bị chỉ trích ở chỗ nó dính líu vào đời sống chính trị đến mức cuối cùng nó
hoa lẫn với chính trị" [150,15].
Đặc biệt, đề tài nghiên cứu của luận án có liên quan đến một nước từng giúp đỡ kẻ thù
của dân tộc ta, sau đó trực tiếp xâm lược nước ta, gây ra vô vàn tội ác dã man đối với nhân
dân ta, và hiện nay chưa phải đã từ bỏ thái độ ngạo mạn, hiếu chiến. Điều đó dễ khiến người
viết luận án thiếu sự khách quan trong cách trình bày và nhận định các vấn đề.


13


Vì vậy, để tránh điều mà A. Ruscio gọi là "thành kiến chính trị", chúng tôi kết hợp
phương pháp lịch sử với phương pháp lô-gíc.
Chúng tôi cố gắng sưu tầm những sự kiện có độ chính xác cao (có thời gian và không
gian cụ thể, liên quan đến những nhân vật và bối cảnh lịch sử nhất định), chọn ra những sự
kiện có ý nghĩa đối với đề tài nghiên cứu, cố gắng tái hiện quá khứ đúng như nó đã diễn ra,
vì - như V.I. Lê-nin đã nói - "những sự kiện chính xác, những sự kiện không thể chối cãi
được ... là điều rất cần thiết, nếu muốn tìm hiểu một cách tường tận, nghiêm túc một vấn đề
phức tạp, khó" [15, XXIII, 66].
Nhưng chúng tôi không dừng lại ở từng sự kiện đơn lẻ, trong trạng thái tĩnh, mà tìm
hiểu những chuỗi sự kiện trong quá trình phát sinh và phát triển của nó, lý luận để tìm ra
bản chất của nó, từ đó rút ra những nhận định, những đánh giá. Việc đó "tự nó sẽ đến khi
quá trình nghiên cứu kết thúc, chứ không phải là ngay từ lúc đầu" [150, 16] như A. Ruscio
đã nói.
Ở đây, phương pháp lịch sử giữ vai trò chủ yêu, kết hợp chặt chẽ với phương pháp lôgic, mối quan hệ giữa sự kiện với lý luận được xử lý để hiểu được quá khứ một cách trung
thực và rút ra những bài học cần thiết cho hiện tại và tương lai.

4.CÁC NGUỒN TƯ LIỆU.
Các tác phẩm chính luận của V.I. Lê-nin, Hồ Chí Minh và các lãnh tụ cộng sản khác
về chủ nghĩa đế quốc nói chung và chủ nghĩa đế quốc Mỹ nói riêng cùng các văn kiện của
Đảng cộng sản Việt Nam giúp chúng tôi định hướng quan điểm chính trị cho luận án.
Chúng tôi coi trọng việc khai thác các tư liệu gốc của Việt Nam và của Mỹ. Trong
chuyến đi nghiên cứu tại Mỹ trong năm 2001 - do Hội đồng khoa học xã hội Thành phố Hồ
Chí Minh tổ chức và tài trợ - chúng tôi đã đọc hàng nghìn đơn vị tư liệu gốc ở thư viện
Trường Đại học công nghệ Texas (Texas Tech University), ở tủ sách của Trung tâm Việt
Nam (The Vietnam Center) và ở kho lưu trữ của Thư khố Việt Nam (The Vietnam Archive)
tại thành phố Lubbock, bang Texas.

Chúng tôi kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu của các nhà sử học Việt
Nam, Mỹ, Pháp ...
Hồi ký của các chính khách và tướng lĩnh Việt Nam, Mỹ, Pháp, Anh ... cung cấp một
số thông tin mà chính sử không nhắc đến.
14


5.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.
Như đã trình bày ở phần đầu của Dẫn luận, trước đây, quan hệ giữa hai nước Việt - Mỹ
trước năm 1954 "ít được biết đến, ngay cả đối với những nhà chuyên môn" (Bernard B.
Fall) [173, 118]. Cho mãi đến năm 1965, nhà sử học Mỹ Robert Scheer còn nhận xét: "Con
đường dính líu chậm chạp, từng bước và tăng lên một cách đều đặn [của Mỹ] ở Việt Nam
chưa bao giờ được khảo sát một cách đầy đủ" [110, 1].
Bernard B. Fall có lẽ là người đầu tiên quan tâm đến thời kỳ trước 1954. Ngay từ năm
1955, trên tạp chí Chronique de Politique Étrangère (Sử biên niên về chính sách đối ngoại)
tập XX, số 3. tháng 7-1955, ông có bài La politique américaine au Vietnam (Chính sách của
Mỹ tại Việt Nam) dài 24 trang (từ trang 299 đến trang 322). Chín năm sau, tại Hội nghị
quốc tế về lịch sử châu Á, tổ chức tại Trường Đại học Hồns Kông (tháng 9-1964), ông đọc
bản tham luận u.s. Policies in Indochina 1940-1960 (Những chính sách của Mỹ ở Đông
Dương 1940-1960) dài 31 trang (sau khi ông tử thương tại Việt Nam, bản tham luận nói trên
được in trong cuốn Last Reflections on a War (Những suy nghĩ cuối cùng về một cuộc
chiến) xuất bản năm 1967 từ trang 118 đến trang 148).
Ngày 8-3-1965, hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng, mở
đầu quá trình Mỹ đổ quân ồ ạt và trực tiếp tham chiến ở Miền Nam Việt Nam. Hành động
đó của chính quyền Johnson khiến dư luận trên thế giới, đặc biệt tại Mỹ, ngày càng quan
tâm đến vấn đề Việt Nam.
Theo yêu cầu của Trung tâm nghiên cứu các định chế dân chủ (The Center for the
Study of Democratic Institutions) thuộc Quỹ Cộng Hòa (The Fundfor the Republic), Robert
Scheer soạn bản báo cáo How the United States Got Involved in Vietnam (Mỹ dính líu đến
Việt Nam như thế nào) dày 80 trang, trong đó ông dành khoảng 10 trang cho thời kỳ trước

1954. Cùng năm ấy, Victor Bator viết cuốn Vietnam Diplomatic Tragedy - The Origins of
the United States Involvement (Bi kịeh ngoại giao Việt Nam: Nguồn gốc việc dính líu của
Mỹ). Năm 1970, Edward Drachman tìm hiểu United States Policy toward Vietnam 19401945 (Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam từ 1940 đến 1945).
Từ 17-6-1967, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara chỉ thị lập một nhóm
gồm 36 nhà nghiên cứu để tìm hiểu "Mỹ đã dính líu sâu vào Việt Nam như thế nào và vì
sao?". Sau một năm rưỡi biên soạn, bộ lịch sử về tiến trình dính líu của Mỹ ở Việt Nam từ
Chiến tranh thế giới lần thứ li đến tháng 8-1968 gồm 47 tập, dày hơn 7000 trang (gồm hơn
15


4000 trang tư liệu gốc và 3000 trang phân tích) được viết xong và được bảo quản bí mật
tuyệt đối: chỉ in 15 bản để lưu hành hạn chế trong giới cầm quyền cao cấp nhất. Thế nhưng
bộ lịch sử tối mật ấy đã bị tiết lộ và được công bố trên tờ The New York Times từ chủ nhật
13-6-1971 dưới nhan đề History of U.S. Decision-Making Process on Vietnam Policy (Lịch
sử quá trình hình thành các quyết định của Mỹ về chính sách ở Việt Nam). Cũng trong năm
1971, bộ lịch sử ấy được in thành sách với nhan đề The Pentagon Papers (Tài liệu Lầu Năm
Góc) gồm 2 ấn bản khác nhau:
- ấn bản của báo The New York Times (gồm 1 tập, dày 702 trang)
- ấn bản của thượng nghị sĩ Gravel (gồm 4 tập, dày 2890 trang).
Cùng năm ấy, theo yêu cầu của Ủy ban quân vụ Hạ viện Mỹ, Bộ quốc phòng Mỹ soạn
cuốn United States - Vietnam Relations 1945-1967 (Quan hệ Mỹ - Việt Nam 1945-1967)
gồm 12 tập. Thượng viện Mỹ cũng tổ chức nhiều buổi nghe báo cáo về chiến tranh Việt
Nam và sau đó in thành hai cuốn: Hearings on the Causes, Origins, and Lessons of the
Vietnam War (Những báo cáo về các nguyên nhân, nguồn gốc và bài học của chiến tranh
Việt Nam) và The United States and Vietnam 1944-1947 (Nước Mỹ và Việt Nam 19441947).
Việc tiết lộ hàng nghìn tài liệu mật - mà lâu nay công chúng cũng như các nghị sĩ,
chính khách Mỹ ... không hề hay biết - gây xôn xao dư luận Mỹ, đồng thời thôi thúc giới sử
học Mỹ tìm hiểu thời kỳ trước 1954: Marvin Kalb và Elie Abel viết cuốn Roots of
Involvement - The U.S. in Asia 1784-1971 (Nguồn gốc của sự dính líu - nước Mỹ ở châu Á
1784-1971) (1971), Gene J. Garfield bảo vệ luận án tiến sĩ The Genesis of Involvment (Căn

nguyên của sự dính líu) tại Đại học Southern Illinois (1972), Russel Fifield viết cuốn
Americans in Southeast Asia: The Roots of Commitment (Người Mỹ ở Đông Nam Á: Nguồn
gốc của việc cam kết) (1973) v.v...
Hai năm sau khi quân viễn chinh Mỹ rút khỏi Miền Nam Việt Nam, chính quyền do
Mỹ dựng lên ở Sài Gòn đổ nhào: những thất bại liên tiếp đó là những vết đen trong lịch sử
200 năm nước Mỹ (1776-1975), khiến giới sử học càng đẩy mạnh hơn nữa việc tìm hiểu
nguồn gốc của sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam. Có thể kể một số công trình tiêu biêu như:
- The Roots of Commitment: U.S. Policy toward Vietnam 1945-1950 (Nguồn gốc của
việc cam kết: Chính sách của Mỹ đối vói Việt Nam 1945-1950), luận án tiến sĩ của Noel
Eggleston (1977)
16


- Many Reason Why: The American Involvement in Vietnam (Nhiều người tranh luận
tại sao: Sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam) của Michael Charlton và Anthony Moncrieff
(1978)
- Why we were in Vetnam (Tại sao chúng ta ở Việt Nam) của Norman Podhoretz(1982)
- The Path to Vietnam: Origins of the American Commitment to the Southeast Asia
(Con đường dẫn đến Việt Nam: Nguồn sốc của việc Mỹ cam kết với Đông Nam Á) của
Andrew J. Rotter (1987)
- To Reason Why: The Debate about the Causes of U.S. Involvement in the Vietnam
War (Tranh luận tại sao: Cuộc bàn cãi về những nguyên nhân Mỹ dính líu vào chiến tranh
Việt Nam) của Jeffrey P. Kimball (1990)
v.v...
Năm 1984, theo yêu cầu của ưỷ ban quan hệ với nước ngoài của Thượng viện Mỹ,
Phòng nghiên cứu Quốc hội thuộc Thư viện của Quốc hội Mỹ nhờ tiến sĩ William C.
Gibbons soạn bộ sách The U.S. Government and the Vietnam War (Chính phủ Mỹ và chiến
tranh Việt Nam) gồm 4 tập, tập 1 bàn về thời kỳ 1945-1961).
Một phần tư thế kỷ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Walter L. Hixson còn tiếp
tục tìm hiểu chiến tranh Việt Nam trong The Roots of the Vietnam War (Những căn nguyên

của chiến tranh Việt Nam). Điều đó cho thấy vấn đề Việt Nam vẫn còn là nỗi ám ảnh chưa
phai mờ đối với giới nghiên cứu Mỹ.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên của những tác giả phương Tây cung
cấp cho chúng tôi những tư liệu, số liệu và sự kiện rất phong phú, có độ tin cậy cao. Đặc
biệt là The Pentagon Papers (Tài liệu Lầu Năm Góc) chứa đựng hàng nghìn đơn vị tư liệu
gốc rất cần thiết cho việc nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Việt Nam. Một số kết luận
của những tác giả ấy có giá trị khoa học được chúng tôi trích dẫn vào luận án. Mặt khác, đối
với những nhận định mà chúng tôi nghĩ là không khách quan hay thiếu chính xác, chúng tôi
không đồng tình và xin được nêu quan điểm riêng của mình trong Luận án này.
Ở Việt Nam trước 1975, có rất ít công trình nghiên cứu về quan hệ Việt -Mỹ trong thời
kỳ trước 1954.
Ở Miền Bắc, bài "Quá trình xâm nhập của đế quốc Mỹ vào nước ta từ giữa thế kỷ XIX
đến năm 1954" của tác giả Huỳnh Lứa (nay là phó giáo sư, chủ tịch Hội khoa học lịch sử
17


thành phố Hồ Chí Minh) trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử của Viện sử học Việt Nam số 46
(tháng 1-1963) có lẽ là bài đầu tiên đề cập đến thời kỳ trước 1954.
Ở Miền Nam, Nguyễn Phương (linh mục Công giáo, được đào tạo tại Mỹ) cho xuất
bản cuốn "Liên lạc giữa Mỹ và Việt Nam" (1957) với lập trường thân Mỹ. Mười lăm năm
sau, tạp chí Đối Diện xuất bản ở Sài Gòn đăng bài "Diễn tiến cuộc xây dựng và phát triển
chính sách thực dân mới của Mỹ tại Việt Nam (từ 1941 đến 1954)" của Võ Việt Quốc
(nguyên văn bằng tiếng Pháp, bản dịch của Linh Sơn và Hồng Việt).
Sau khi The Pentagon Papers (Tài liệu Lầu Năm Góc) được in thành sách ở Mỹ
(1971), Thông tấn xã Việt Nam (ở Hà Nội) và tạp chí Trình Bày (ở Sài Gòn) có tổ chức dịch
một phần ra tiếng Việt.
Sau năm 1975, giới nghiên cứu quan tâm đến thời kỳ trước 1954 nhiều hơn.
Trên các tạp chí Lịch sử quân sự, Nghiên cứu lịch sử...,xuất hiện các bài như "Quá
trình can thiệp của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông
Dương và đối sách của Đảng ta" (của Nguyễn Thành), "Đông Dương lọt vào mắt xanh của

đế quốc Mỹ từ bao giờ?" (của Phạm Xanh) ... Một số công trình viết về thời kỳ này như
Quan hệ Việt - Mỹ trong Cách mạng tháng Tám (của Trần Hữu Đính - Lê Trung Dũng),
Pháp tái chiếm Đông Dương và chiến tranh lạnh (của Lưu Văn Lợi và Nguyễn Hồng
Thạch), Quan hệ Việt - Mỹ 1939-1954 (của Phạm Thị Thu Nga) v.v... Một số sách của các
tác giả Mỹ được dịch ra tiếng Việt như Nước Mỹ và Đông Dương từ Ru-dơ-ven đến Níchxơn của Peter A. Poole (bản dịch của Vũ Bích Hợp), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của
nước Mỹ của George c. Herring (bản dịch của Lê Phương Thúy) v.v...
Nhìn chung, sách báo, kể cả các bản dịch viết về thời kỳ trước 1954 ở Việt Nam không
nhiều và nhất là chưa tái hiện quá khứ một cách có hệ thống.
Ngay cả sách giáo khoa dành cho sinh viên cao đẳng và đại học cũng đề cập đến thời
kỳ trước 1954 một cách sơ sài. Chẳng hạn cuốn Lịch sử Việt Nam 1945-1975 (của Trần
Thục Nga [chủ biên], Bạch Ngọc Anh, Trần Bá Đệ và Nguyễn Xuân Minh, NXB Giáo Dục,
Hà Nội. 1987) hoàn toàn không đề cập đến quan hệ Việt - Mỹ trong những năm 40 và viết
về thời kỳ 1950-1954 trong chưa đầy một ưang (trong tổng số 196 ưang của cuốn sách).
Mười năm sau, cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam tập III (của Lê Mậu Hãn [chủ biên], Trần
Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1997, dày 273 trang) cũng chỉ dành cho
thời kỳ trước 1954 hơn một ưang.
18


Có lẽ vì chưa có những công trình nghiên cứu thời kỳ trước 1954 một cách chuyên sâu
và có hệ thống nên trên sách, báo xuất bản trong nước, thỉnh thoảng còn một số chi tiết chưa
được chính xác. Chẳng hạn:
"Tháng 2-1945, Roosewelt [sic] công nhận lực lượng chống Nhật của Pháp ở Đông
Dương trong hàng ngũ Đồng minh và quyết định ủng hộ lực lượng đó. Cuối tháng 3-1945,
những máy bay của tướng Mỹ Chemeult [sic] được lệnh chở vũ khí tiếp tế cho những nhóm
kháng chiến của Pháp ở Đông Dương" [22,21]
"Như vậy, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Đông Dương đã trở thành khu
vực tranh chấp giữa hai tập đoàn đế quốc, một bên là Mỹ - Tưởng và bên kia là Anh Pháp"[20 bis,10]
"Để chặn chân thực dân Pháp thực hiện mưu đồ trở lại Đông Dượng, một mặt đế quốc
Mỹ thông qua việc thực hiện chương trình Tru-man và kế hoạch Mác-san ở Pháp để ức chế

tập đoàn tư bản phản động Pháp; mặt khác Mỹ thoa thuận cho Anh và Trung Quốc chia
nhau giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương "[164,16]
v.v...

6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN.
6.1. VỀ MẶT KHOA HỌC:
Nghiên cứu quá trình dính líu của Mỹ vào Việt Nam trong thời kỳ trước 1954 có ý
nghĩa quan trọng đối với việc tìm hiểu trân, chất cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam mà
Mỹ tiến hành sau 1954 cũng như chính sách đối với Việt Nam mà Mỹ đang theo đuổi hiện
nay.
Thế nhưng, như đã trình bày ở trên, các công trình trong nước viết về đề tài này còn ít.
Vào cuối thế kỷ XX, các tác giả cuốn Quan hệ Việt - Mỹ trong Cách mạng tháng Tám (xuất
bản năm 1997) còn viết: "Cho đến nay, một số người vẫn băn khoăn: Động lực nào đã thúc
đẩy Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đề xướng việc loại bỏ chủ quyền của thực dân Pháp
ở Việt Nam và Đông Dương sau chiến tranh? Và tại sao những người kế nhiệm Roosevelt
lại khước từ những lời kêu gọi khẩn thiết" của Việt Nam? [8bis, 8]. Trong khi đó, sách báo
của các tác giả nước ngoài tuy nhiều, song cách nhìn vấn đề của họ không phải lúc nào cũng
phù hợp với chúng ta.

19


Khi tổng thống Roosevelt lên án Pháp, chúng tôi không nghĩ như Stanley Karnow
"Người Mỹ từng đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Anh nên tự nhiên họ không thích nô
dịch các dân tộc khác" [140, 13], như Nguyễn Phương ở Miền Nam trước 1975 "Từ khi trở
nên một cường quốc, Mỹ vốn bênh vực những quốc gia nhược tiểu ... Chính sách tổng quát
của Mỹ là phản đế quốc, phản thực dân" [23, 10-11]. Theo chúng tôi, khi lớn tiếng đả kích
Pháp, Mỹ chỉ nhằm loại Pháp ra khỏi Việt Nam để thay ảnh hưởng của Pháp ở đó bằng thế
lực của Mỹ, thay chủ nghĩa thực dân kiểu cũ lộ liễu, lỗi thời bằng chủ nghĩa thực dân kiểu
mới tinh vi, giấu mặt. Nói một cách khác Mỹ hành động vì lợi ích của Mỹ, chứ không phải

vì lợi ích của Việt Nam. Việc Mỹ lên án Pháp chỉ là một chủ trương nhất thời, mang tính
giai đoạn, chứ không phải là một hành động có tính thiện chí hay lý tưởng của Mỹ. Do đó,
một khi tình hình thay đổi vào đầu năm 1945, Roosevelt nhanh chóng điều chỉnh chủ trương
của mình, bắt đầu bằng việc cho Pháp tham gia vào việc uỷ trị quốc tế ở Đông Dương, sau
đó đồng ý chỉ đặt Đông Dương dưới chế độ uy trị quốc tế nếu Pháp tự nguyện làm điều đó
(mặc dù Mỹ biết chắc là không bao giờ Pháp hành động như vậy). Sau khi Roosevelt chết,
Truman nhanh chóng thủ tiêu khẩu hiệu "chống chủ nghĩa thực dân [Pháp]" của người tiền
nhiệm mà hành động theo chiều hướng ngược lại.
Chúng tôi cũng không nghĩ rằng, trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ li,
Mỹ chủ trương "không dính líu" (non-involvement) vào Việt Nam như Bernard Fall nói
[173, 118], "trung lập trong chiến tranh giữa Pháp với Việt Minh" (neutralty in the Franco Viet Minh war) như một tài liệu của Bộ quốc phòng Mỹ [Ì 18, A-28].
Thật ra, từ trước ngày Chiến tranh thế dơi thứ li kết thúc, Mỹ đã lên tiếng công nhận
"chủ quyền" của Pháp ở Việt Nam. Sau đó, Mỹ tuyên bố không ngăn cản việc Pháp quay trở
lại Việt Nam và, trong thực tế, còn giúp phương tiện cùng tiền bạc để Pháp tái chiếm lại
thuộc địa cũ này.
Chúng tôi cũng không đồng ý với ý kiến cho rằng "chiến tranh Đông Dương [19451954] càng ngày càng gột bỏ tính chất của một cuộc chiến để tái chiếm thuộc địa và trở
thành một cuộc chiến tranh chống cộng sản" [2, 375], do đó "Hoa Kỳ không thể khoanh tay
để nhân dân vùng Đông Nam Á [trong đó có Việt Nam] chịu áp bức dưới chế độ độc tài
cộng sản, Hoa Kỳ có bổn phận phải giúp đỡ nhân dân vùng Đông Nam Á bảo tồn nền nếp
cổ truyền, bảo tồn thuần phong mỹ tục, bảo tồn phẩm cách, tự do của con người" [35, 445446].

20


Thật ra, từ 1945 đến 1954, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến anh
dũng chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ để bảo vệ độc lập và tự do mà Cách mạng tháng
Tám 1945 đã đem lại cho mình. Trong chín năm ấy, Mỹ đã ủng hộ và giúp đỡ Pháp - ban
đầu gián tiếp, về sau trực tiếp - với mức độ ngày càng tăng (xem tiểu luận Về viện trợ của
Mỹ cho Pháp trong thời kỳ 1945-1954 ở Phụ lục cuối luận án) và công khai kêu gọi "thế
giới tự do phải biết ơn người Pháp và những lực lượng của Các quốc gia liên kết [Đông

Dương] về những hy sinh to lớn của họ cho chính nghĩa tự do" (Nixon, 23-12-1953)
[188,12], chứ không phải chỉ là "sự ủng hộ có giới hạn để tránh mang tiếng là Mỹ trở thành
người ủng hộ chủ nghĩa thực dân" [16,180].
Mỹ là một đế quốc, nhưng lại là một đế quốc sinh sau đẻ muộn, ra đời vào lúc thế giới
đã bị các đế quốc khác - Pháp, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha ... -chia nhau rồi. Là "đế quốc
tươi trẻ hơn cả, mạnh mẽ hơn cả, cuối cùng hơn cả" - như nhận xét của V.I. Lênin [15,
XXVIII.71] -, Mỹ luôn luôn tìm cách bành trướng thế lực mọi mặt ra mọi nơi trên thế giới
để chia lại thế giới đã bị chia rồi.
Mọi chủ trương, chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong 16 năm nói trên không
nằm ngoài ý định đó. Luận án chứng minh rằng những khẩu hiệu mà Mỹ đưa ra như "chống
chủ nghĩa thực dân [Pháp]" (thời Roosevelt), "bảo vệ thế giới tự do" (thời Truman,
Eisenhovver) chỉ là những chiêu bài giả dối nhằm che đậy ý đồ bành trướng đế quốc chủ
nghĩa của Mỹ mà thôi. Tin những khẩu hiệu ấy xuất phát từ "lý tưởng" hay "thiện chí" của
Mỹ như một số tác giả nêu trên là cố tình biện hộ cho Mỹ hoặc vô tình bị những chiêu bài
của Mỹ huyễn hoặc.
6.2. VỀ MẶT THỰC TIỄN.
Chúng ta đang thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa
trong tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước cùng phấn đấu vì hòa bình, độc
lập và phát triển.
Chính sách ngoại giao của chúng ta đối với Mỹ không nằm ngoài đường lối đó.
Tuy nhiên, ngày nào Mỹ còn là một đế quốc hiếu chiến, nuôi tham vọng bá chủ thế
giới, thì việc vạch trần bản chất của nó vẫn cần thiết.
Trong suy nghĩ đó, chúng tôi hy vọng luận án này có thể góp một phần nhỏ vào việc
hoạch định chính sách ngoại giao của chúng ta trong hiện tại và trong tương lai, đẩy mạnh

21


quan hệ hợp tác mọi mặt với Mỹ trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có
lợi, tranh thủ những yếu tố tích cực để phục vụ công cuộc công nghiệp hoa và hiện đại hóa

đất nước, đồng thời đề cao cảnh giác để giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lĩnh thổ,
bảo vệ hoa bình, an ninh chính trị và ổn định xã hội, ngăn chặn mọi âm mưu phá hoại, thực
hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN.
Sau Dẫn luận, nội dung chính của luận án gồm 4 chương và Kết luận.
Chương 1 (giữa 1940 - giữa 1945): Lợi dụng việc Đức chiếm đóng Pháp và Nhật tiến
vào Việt Nam, Mỹ định "chia lại" Việt Nam với Nhật nhưng không thành. Từ cuối 1941,
chính phủ Roosevelt vừa đánh nhau với Nhật, vừa tìm cách ngăn cản Pháp trở lại Việt Nam
sau chiến tranh.
Chương 2 (giữa 1945-cuối 1952): Chính phủ Truman thay đổi chính sách, bỏ chủ
trương ngăn cản Pháp, ngược lại công nhận chủ quyền của Pháp ở Việt Nam, giúp Pháp
chiếm lại Việt Nam.
Chương 3 (đầu 1953 - giữa 1954): Chính phủ Eisenhower giúp Pháp ngày càng nhiều,
chống lại việc thương lượng để kết thúc chiến tranh.
Chương 4 (giữa 1954 - cuối 1956): Sau khi Pháp ký Hiệp định Genève, Mỹ quyết
định loại Pháp ra khỏi Việt Nam, thay ảnh hưởng của Pháp ở Miền Nam Việt Nam bằng thế
lực của Mỹ.
Cuối mỗi chương đều có Tiểu kết trình bày nhận định chính thức của Đảng cộng sản
Việt Nam về chính sách của Mỹ trong từng giai đoạn tương ứng.
Trong Kết luận ở cuối luận án, chúng tôi chứng minh những khẩu hiệu "chống chỏ
nghĩa thực dân [Pháp]", "bảo vệ thế giới tự do" v.v... của các đời tổng thống Mỹ Roosevelt,
Truman và Eisenhower chỉ là những chiêu bài giả dối, không có thực chất. Các chính sách
sai lầm của Mỹ đối với Việt Nam từ 1940 đến 1956 để lại những hậu quả hết sức nghiêm
trọng không chỉ cho Việt Nam mà cả cho Mỹ nữa: đó là hai cuộc chiến tranh liên tiếp trong
suốt 30 năm tàn phá đất nước Việt Nam, khiến cho hàng triệu người Việt Nam và Mỹ
thương vong, làm xáo trộn xã hội Mỹ...
Sau Kết luận là Thư mục liệt kê những sách, báo mà tác giả luận án đã đọc (tại các
thư viện trong nước cũng như tại Mỹ) và trích dẫn vào luận án.
22



Luận án kết thúc bằng phần Phụ lục gồm tiểu luận "Về viện trợ của Mỹ cho Pháp
trong thời kỳ 1945-1954", một số tư liệu gốc và một số hình ảnh liên quan đến nội dung
luận án.

23


CHƯƠNG 1: VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ THỜI
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ II (từ giữa năm 1940 đến giữa
năm 1945)

Trước 1940, Mỹ đã để ý đến Việt Nam. Hai mươi năm sau khi chiến tranh giành độc
lập kết thúc với Hiệp ước Versailles 3-9-1783, lúc lãnh thổ Mỹ chỉ rộng 891.364 dặm vuông
(tức chỉ bằng 1/4 diện tích hiện nay) với dân số khoảng 5.310.000 người (tức chỉ bằng 1/52
dân số hiện nay), tàu Fame dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Briggs từ Salem thuộc bang
Massachusetts cập bến Việt Nam năm 1803 [99, 4].
Lúc ấy, vua Gia Long vừa lên ngôi ở Huế. Từng tiếp xúc với người phương Tây trong
thời gian dài, ông hiểu rõ ý đồ thực dân của họ nên luôn cảnh giác, tìm cách ngăn chặn nạn
ngoại xâm từ xa. Do đó, ông - cũng như các vua đầu triều Nguyễn khác - chủ trương không
thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và không ký kết hiệp ước thương mại với bất kỳ
nước phương Tây nào. Tuy nhiên, vì phải nhập khẩu một số mặt hàng cần thiết cho quốc
phòng (vũ khí, thuốc súng...) hay cho tiêu dùng xa xỉ của vua quan (tơ lụa, sành sứ, thuốc
men...) cũng như phải xuất khẩu những hàng hoa do triều đình độc quyền kinh doanh, nên
Gia Long cho mở cửa biển Đà Nang để tàu thuyền phương Tây đến buôn bán (năm 1818
cho mở thêm hai cửa biển Thuận An và Gia Định, nhưng đến thời Minh Mạng, hai cửa biển
này bị đóng, vì Thuận An quá gần kinh đô, sợ người phương Tây nhòm ngó, còn Gia Định
lại quá xa, triều đình khó kiểm soát).
Sau một thời gian neo đậu ở vịnh Turan (tức Đà Nẵng), Briggs được đưa đến Huế,

được Gia Long tiếp kiến và được nhà vua cho phép buôn bán ở Việt Nam. Tuy nhiên với ý
thức "đề phòng từ lúc việc còn nhỏ", Gia Long từ chối mọi đề nghị của các nước phương
Tây muốn đặt cơ sở kinh doanh ở cảng Đà Nẵng, vì theo lời của ông, "bờ biển ấy rất quan
yếu, lẽ nào cho người nước ngoài đến dùng". Cho nên đối với thương nhân phương Tây,
ông chỉ "ban cho ưu hậu mà khiến về"không cho ở lại" [30,XXIV,86].
Năm 1819 - tức 16 năm sau tàu Fame - hai tàu Marmion (do Oliver Blanchard làm
thuyền trưởng) và tàu Franklin (do đại uy hải quân John White chỉ huy) cũng từ Salem
(bang Massachusetts) sang Việt Nam.

24


Rời Mỹ ngày 2-1-1819, hơn năm tháng sau tàu Franklin lần lượt cập bến Côn Đảo,
Cần Giờ và Vũng Tàu. Được biết triều đình Việt Nam đóng ở Huế, John White cho tàu đi
tiếp ra miền Trung (13-6-1819), bỏ neo trong vịnh Đà -Nẵng - mà J. White ca ngợi là "một
trong những vịnh đẹp nhất thế giới; thuyền bè đậu trong cù lao Chàm hoặc đảo Đà Nang
được che chở hoàn toàn khỏi gió bão trong một hải cảng tuyệt vời" [125,81].
Sau đó, J. White sang Philippines và gặp o. Blanchard ở đây. Trong thời gian đó, hai
tàu Mỹ khác - tàu Aurora của thuyền trưởng Robert Gould và tàu Beverly của thuyền
trưởng John Gardner - cũng sang Việt Nam.
Ngày 6-9-1819, hai tàu Franklin và Marmion quay trở lại Việt Nam.
Sau khi ngược sông Lòng Tàu, ngày 7-10. J. White tới Sài Gòn và được viên tổng trấn
thành Gia Định tiếp. J. White ngỏ ý muốn thiết lập quan hệ ngoại thương với Việt Nam. Lời
đề. nghị này được chuyển về Huế để triều đình quyết định. Song lúc đó vua Gia Long bệnh
nặng, triều đình đang bối rối nên đề nghị của J. White không có dịp được xem xét đến. Ngày
3-2-1820, đúng vào ngày vua băng hà, hai tàu Mỹ rời Vũng Tàu.
Trong hơn ba tháng ở Sài Gòn, J. White tìm hiểu những hoạt động kinh tế ở đây.
Điều mà J. White đặc biệt quan tâm là "giá sinh hoạt cực rẻ " (the extreme cheapness
of living in Saigon) [125,228].Ông cẩn thận ghi chép giá cả một số mặt hàng, từ thịt heo, bò,
gà, vịt... đến gạo, cam, chuối, dừa... Ồng cũng ghi nhận việc người nước ngoài đến mua bán,

làm ăn ở Việt Nam: trong số 18 vạn dân ở Sài Gòn, có tới 1 vạn người Hoa [125,232] và
"trong thời gian tôi ở Sài Gòn, có hai tàu Pháp đến Đà Nang và Huế" [125,259]...
Về nước, John White viết cuốn hồi ký dày 372 trang nhan đề "History of a Voyage to
the China Sea" (Câu chuyện về một chuyên đi sang Biển Đông) do nhà xuất bản Wells and
Lilly ở Boston ấn hành năm 1823. Cuốn sách được công chúng hoan nghênh nên năm sau,
1824. được tái bản ở London (Anh) dưới nhan đề "A Voyage to Cochinchina" (Một chuyên
đi sang Việt Nam).
Cuốn sách khiến những người cầm quyền ở Mỹ - đặc biệt là Andrew Jackson, làm
tổng thống từ 1829 đến 1836 - quan tâm đến Việt Nam nhiều hơn.
Năm 1831, Andrew Jackson là tổng thống Mỹ đầu tiên gửi một phái đoàn chính thức
sang Việt Nam đề nghị triều đình Huế cho Mỹ mở sứ quán do Shilluber làm lãnh sự. Biết
rằng vua Minh Mạng đã từng khước từ lời xin lập cơ quan ngoại giao của hai chính phủ
25


×