Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ

ĐẶNG KHÁNH ĐOAN TRÂM

Tên đề tài:

XÂY DỰNG BA KỊCH BẢN
ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ

ĐẶNG KHÁNH ĐOAN TRÂM

Tên đề tài:

XÂY DỰNG BA KỊCH BẢN
ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Ngành:

SƯ PHẠM VẬT LÝ



Mã ngành: 102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN VĂN HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


i

Lời cảm ơn
Mọi người thường bảo thời gian sinh viên là quãng thời gian đẹp
nhất trong cuộc đời đi học. Đến giờ phút này, khi đã bước những bước
chân cuối cùng chạm đích, kết thúc hành trình bốn năm đại học, em mới
thấm thía điều đó.
Trong quãng thời gian tươi đẹp trên, sự chỉ dạy tận tâm, quan tâm
chân thành của các thầy cô đã giúp em bước những bước chân thật vững
vàng, tự tin vào tương lai với hành trang mang theo không chỉ là kiến
thức mà còn có cả kĩ năng sống. Em muốn gửi tới tất cả quý thầy cô
trong trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nói chung; trong
khoa Vật Lý và các thầy cô hướng dẫn thực tập sư phạm nói riêng tấm
lòng biết ơn sâu sắc. Cảm ơn các thầy cô đã luôn sát cánh bên sinh viên
chúng em, giúp chúng em hoàn thiện bản thân rất nhiều.
Em cũng muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt tới thầy Nguyễn Văn
Hùng – người thầy mà em có cơ hội tiếp xúc nhiều nhất; cho em những
lời khuyên kịp thời, hữu ích để định hướng hành động và hướng dẫn tận
tình để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Trên mỗi chặng đường đã đi, em cảm thấy thật may mắn và biết
ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, quan tâm, động viên và giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập, nhất là khi thực hiện đề tài này.

Những mùa kí ức trôi qua, trong em vẫn sẽ lưu giữ những kỉ niệm
đẹp về thầy cô, bạn bè, mái trường thân thương. Chúc cho tất cả mọi
người đều có được sức khoẻ, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.


ii

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................................... i
Mục lục ........................................................................................................................ii
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... iv
Danh mục các bảng ..................................................................................................... v
Danh mục các hình vẽ ................................................................................................. v
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .................................................................... 7
1.1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản ....................................................................7
1.1.1.

Nguồn bức xạ ..........................................................................................7

1.1.2.

Hoạt độ phóng xạ ....................................................................................7

1.1.3.

Liều hấp thụ ............................................................................................8

1.1.4.


Liều tương đương ...................................................................................8

1.1.5.

Nguồn phóng xạ kín ................................................................................8

1.1.6.

Nguồn phóng xạ hở .................................................................................8

1.1.7.

Hiệu ứng tất nhiên...................................................................................8

1.1.8.

Hiệu ứng ngẫu nhiên ...............................................................................9

1.1.9.

Nhóm nguồn phóng xạ ............................................................................9

1.1.10. Nhóm nguy cơ gây ra sự cố ....................................................................9
1.1.11. Mức báo động .......................................................................................11
1.2. Cơ cấu tổ chức ƯPSC bức xạ cấp tỉnh ...............................................................13
1.3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia ƯPSC bức xạ cấp tỉnh ............14
1.3.1.

Trách nhiệm chung ...............................................................................14


1.3.2.

Trách nhiệm của Ban chỉ huy ƯPSC bức xạ cấp tỉnh ..........................14

1.3.3.

Trách nhiệm của các Sở ngành tham gia ƯPSC ...................................16

1.3.4.

Trách nhiệm của các cơ quan phối hợp ................................................18

1.3.5.

Trách nhiệm của các đơn vị kĩ thuật tham gia ƯPSC và tư vấn về
ATBX....................................................................................................19


iii

1.4. Quy trình ứng phó ..............................................................................................19
1.4.1.

Các nguyên tắc chung ...........................................................................19

1.4.2.

Các mục tiêu ứng phó thực tế ...............................................................20


1.4.3.

Các giai đoạn ƯPSC cơ bản .................................................................20

Chương 2: KẾT QUẢ TÌM HIỂU THỰC TẾ ĐỒNG NAI...................................... 25
2.1. Tình hình các cơ sở bức xạ hoạt động trong lĩnh vực y tế .................................27
2.2. Tình hình các cơ sở bức xạ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ...................36
Chương 3: KẾT QUẢ XÂY DỰNG BA KỊCH BẢN .............................................. 40
3.1. Kết quả xây dựng kịch bản 1: ƯPSC đối với tình huống nguồn hở bị đổ vỡ và
phát tán ra ngoài môi trường. .............................................................................40
3.1.1.

Mô tả sự cố............................................................................................40

3.1.2.

Danh sách phân vai ...............................................................................41

3.1.3.

Kịch bản chi tiết ....................................................................................41

3.1.4.

Quy trình ứng phó .................................................................................44

3.2. Kết quả xây dựng kịch bản 2: ƯPSC đối với tình huống vận chuyển nguồn
phóng xạ kín .......................................................................................................46
3.2.1.


Mô tả sự cố............................................................................................46

3.2.2.

Danh sách phân vai ...............................................................................46

3.2.3.

Kịch bản chi tiết ....................................................................................47

3.2.4.

Quy trình ứng phó .................................................................................51

3.3. Kết quả xây dựng kịch bản 3: ƯPSC đối với tình huống nguồn phóng xạ bị phát
hiện tại một cơ sở thu mua sắt thép phế liệu ......................................................53
3.3.1.

Mô tả sự cố............................................................................................53

3.3.2.

Danh sách phân vai ...............................................................................53

3.3.3.

Kịch bản chi tiết ....................................................................................55

3.3.4.


Quy trình ứng phó .................................................................................66

KẾT LUẬN CHUNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ...................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 69
CÁC PHỤ LỤC......................................................................................................... 70


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
• IAEA (International Atomic Energy Agency): Cơ quan Năng lượng Nguyên tử
Quốc tế.
• INES (International Nuclear Events Scale): Thang phân loại sự kiện hạt nhân
quốc tế.
• ATBX: An toàn bức xạ.
• KCN: Khu công nghiệp.
• KH&CN: Khoa học và Công nghệ.
• NLNT: Năng lượng nguyên tử.
• PCCC: Phòng cháy chữa cháy.
• PKĐK: Phòng khám đa khoa.
• TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
• UBND: Uỷ ban nhân dân.
• ƯPSC: Ứng phó sự cố.


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Mô tả năm nhóm nguy cơ gây ra sự cố.
Bảng 1.2: Phân loại đặc điểm, chỉ đạo và quy mô triển khai ƯPSC theo mức báo

động.
Bảng 1.3: Phân chia vành đai an toàn theo tình huống sự cố.
Bảng 2.1: Thống kê tình hình sử dụng thiết bị X-quang ở các cơ sở y tế.
Bảng 2.2: Thống kê tình hình sử dụng nguồn phóng xạ và thiết bị bức xạ ở các cơ
sở công nghiệp.
Bảng 3.1: Danh sách phân vai kịch bản 1.
Bảng 3.2: Nội dung chi tiết kịch bản 1.
Bảng 3.3: Danh sách phân vai kịch bản 2.
Bảng 3.4: Nội dung chi tiết kịch bản 2.
Bảng 3.5: Danh sách phân vai kịch bản 3.
Bảng 3.6: Nội dung chi tiết kịch bản 3.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức, cá nhân tham gia ƯPSC bức xạ cấp tỉnh.
Hình 2.1: Bản đồ các đơn vị hành chính, giao thông, khu công nghiệp ở Đồng Nai.
Hình 3.1: Quy trình ứng phó với tình huống nguồn phóng xạ hở bị đổ vỡ khi vận
chuyển.
Hình 3.2: Quy trình ứng phó với tình huống xe vận chuyển nguồn phóng xạ kín gặp
tai nạn.
Hình 3.3: Quy trình ứng phó với tình huống nguồn phóng xạ được phát hiện tại cơ
sở thu mua phế liệu.


1

MỞ ĐẦU
Trong thế giới nhiều biến động như hiện nay thì những sự cố bất ngờ xảy ra
ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta là điều không khó gặp. Vì thế, việc dự
đoán trước sự cố là một việc làm cực kì cần thiết và hữu ích; giúp con người có thể
chuẩn bị kế hoạch, tâm lý, điều kiện tốt nhất để ứng phó, giảm thiểu tác hại của nó.
Trong các sự cố bất ngờ có thể xảy ra tôi nghĩ chúng ta nên lưu tâm đặc biệt đến

một sự cố có thể không thường gặp trong cuộc sống hay quá trình nhận biết nó
không dễ dàng, xạ lạ với người dân nhưng lại không thể xem thường tầm ảnh hưởng
của nó đến cuộc sống của chúng ta. Đó chính là sự cố bức xạ.
Theo Khoản 1, Điều 82 của Luật Năng lượng Nguyên tử (NLNT) thì sự cố
bức xạ là tình trạng mất an toàn bức xạ và mất an ninh đối với nguồn phóng xạ.
Thang phân loại INES đã phân chia các sự kiện hạt nhân theo quy mô và mức độ

nguy hiểm tăng dần bắt đầu từ 0 đến 7. Trong đó, các sự kiện ở mức 0 thì không
đáng kể, từ mức 1 đến mức 3 được gọi là sự cố và từ mức 4 đến mức 7 gọi là tai
nạn. Một số sự cố bức xạ gần đây nhất được cập nhật trong trang tin tức của IAEA
[9] như:
- Năm 2013: sự cố xảy ra do chất phóng xạ tiếp xúc với vùng da cổ, vượt quá giới
hạn quy định hàng năm cho da của một người công nhân làm việc trong nhà máy
điện hạt nhân Blayais ở Pháp vào ngày 24 tháng 4. Sự cố này được đánh giá ở mức
2 trong thang phân loại INES.
- Vào ngày 18 tháng 10 năm 2012, ba công nhân đã tiếp xúc nhiều lần với nguồn
Ir-192 (67 Ci) trong quá trình chụp X-quang công nghiệp tại Phool Nagar gần thành
phố Lahore, Pakistan. Trong đó, một công nhân đã bị đau đầu, buồn nôn và bỏng
nặng ở chân trái. Sự cố được đánh giá tạm thời ở mức 3 theo thang phân loại INES.
- Vào ngày 12 tháng 10 năm 2012, một máy dò dùng trong công nghiệp có chứa
nguồn phóng xạ bị mất, sau đó được tìm thấy và chuyển vào thiết bị lưu trữ trong
một công ty ở Hy Lạp. Sự cố này được đánh giá tạm thời ở mức 1 trong thang phân
loại INES.


2

Ở Việt Nam đã từng xảy ra những sự cố bức xạ nghiêm trọng như sau:
- Sự cố rơi nguồn phóng xạ Ir-192 sử dụng trong kiểm tra khuyết tật kim loại của
Công ty Alpha thuộc Công ty tàu biển Hyundai Vinashin, Nha Trang, Khánh Hòa

ngày 31/10/2002 làm 2 nhân viên bị chiếu quá liều, dân chúng hoảng loạn. Sự cố rơi
nguồn phóng xạ Ir-192 còn xảy ra vào năm 2007 ở Công ty Alpha thuộc Công ty
dịch vụ cơ khí Hàng hải, Bà Rịa – Vũng Tàu và năm 2008 là ở Công ty cổ phần
LILAMA và EMETC tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi.
- Sự cố mất nguồn phóng xạ Cs-137 tại Công ty Xi măng Việt Trung, Hà Nam (năm
2003) và tại Công ty Xi măng Sông Đà, Hoà Bình (năm 2006). Năm 2006 còn xảy
ra sự cố mất nguồn phóng xạ hở Eu-152 dùng trong nghiên cứu tại Viện Công nghệ
Xạ hiếm, Hà Nội.
- Vào năm 2011, sự cố các đám mây phóng xạ đã phát tán sang lãnh thổ của nhiều
nước trên thế giới sau tai nạn của nhà máy điện hạt nhân tại vùng Fukushima, Nhật
Bản vào tháng 3/2011, trong đó có Việt Nam (các nhân phóng xạ Cs-137, Cs-134,
I-131, ... – là các sản phẩm phân hạch và kích hoạt, thường có trong các vụ nổ hạt
nhân). Các nhân phóng xạ này đã được phát hiện ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh (Tp. Hồ Chí Minh), Đà Lạt, Ninh Thuận, Đồng Nai, ...
Các sự cố bức xạ điển hình nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con
người và gây tâm lí hoang mang cho cộng đồng. Nếu như một sự cố bức xạ đã xảy
ra và không thể ngăn chặn; vậy thì vấn đề cấp bách trước tiên chính là thực hiện
nhiệm vụ ứng phó sự cố (ƯPSC). ƯPSC được hiểu là việc áp dụng mọi biện pháp
ứng phó nhanh chóng, kịp thời nhằm giảm thiểu hậu quả của sự cố gây ảnh hưởng
đến an toàn, sức khỏe của con người, gây thiệt hại về môi trường và tài sản [2].
Dự báo trước, kịp thời sự cố bức xạ được xem như điều kiện cần cho việc
ƯPSC. Nhưng khi đối mặt thực tế, sự cố bức xạ xảy ra với những tình huống bất
ngờ khiến con người mất bình tĩnh, lúng túng, thiếu kĩ năng và phương tiện ứng phó
thì việc tập đối mặt, làm quen, lường trước công việc ứng phó là hết sức cần thiết.
Đó là điều kiện đủ để ƯPSC thành công. Điều kiện này thực hiện được khi có các


3

kịch bản ƯPSC cụ thể và các kịch bản này đã được diễn tập trước. Do đó, việc xây

dựng kịch bản ƯPSC bức xạ là hết sức cần thiết, quan trọng, góp phần chuẩn bị cho
việc ứng phó được đầy đủ, hệ thống và hiệu quả. Nhìn lại các sự cố rơi nguồn hoặc
mất nguồn phóng xạ kể trên ở nước ta, nguyên nhân chính của các sự cố bức xạ này
là do không tuân thủ các quy trình đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng các thiết
bị bức xạ (như sự cố xảy ra với Công ty Alpha) và mất an ninh các nguồn phóng xạ
(như sự cố xảy ra với Viện Công nghệ Xạ hiếm, Công ty xi măng Việt Trung, Sông
Đà). Mặc dù hầu hết các nguồn phóng xạ liên quan đến các sự cố trên không lớn
nhưng do thiếu kế hoạch ƯPSC thích hợp và không thường xuyên được diễn tập
theo kịch bản ứng phó nên khi các sự cố này xảy ra đều gây ra sự hoảng loạn trong
dân chúng, lúng túng trong điều hành (trong sự cố của Công ty Alpha năm 2007 có
tới 400 người yêu cầu phải được khám bệnh) và chi phí cho các hoạt động khắc
phục sự cố là rất lớn (sự cố xảy ra đối với nguồn phóng xạ hở tại Viện Công nghệ
Xạ hiếm phải chi phí hàng trăm triệu cho việc tẩy xạ tại cơ sở thu gom phế thải kim
loại nơi mua nguồn bị mất). Các sự cố bức xạ xảy ra không chỉ nhận được sự quan
tâm đặc biệt của quốc gia gặp nạn mà còn là mối bận tâm của toàn thế giới. Thực tế
này một lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng kịch bản ƯPSC bức xạ một phần trong kế hoạch ƯPSC.
Tại Điều 83 của Luật NLNT đã quy định Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh
có trách nhiệm xây dựng và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hướng dẫn việc
lập và phê duyệt kế hoạch ƯPSC bức xạ cấp tỉnh. Để thực hiện quy định này, thời
gian qua Bộ KH&CN đã giao cho một số cơ sở như: Cục An toàn bức xạ và hạt
nhân, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân Hà Nội, Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí
Minh tổ chức hội thảo, các khoá tập huấn nhằm phổ biến, trao đổi thông tin, hướng
dẫn cơ sở lập kế hoạch ƯPSC. Cuối tháng 6/2009, Bộ KH&CN đã tổ chức khoá tập
huấn về an toàn bức xạ (ATBX), trong đó có phần hướng dẫn về ƯPSC để cung cấp
thông tin chi tiết hơn về lập và phê duyệt kế hoạch ƯPSC cấp tỉnh. Tuy nhiên, đó
chỉ là những bước đầu tiên trong tiến trình xây dựng kế hoạch ƯPSC cấp tỉnh. Nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề xây dựng kế hoạch ƯPSC bức xạ và diễn tập


4


trên địa bàn tỉnh, trong những năm vừa qua một số tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn,
Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu... đã triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn
tập ƯPSC với một kịch bản điển hình cho địa phương mình [5].
Trong số các tỉnh thành trên cả nước thì phải nhắc đến Đồng Nai – một tỉnh
có vị trí địa lý chiến lược, nền kinh tế phát triển nhưng chưa thực sự có một kế
hoạch ƯPSC bức xạ cấp tỉnh cụ thể. Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ,
tiếp giáp với nhiều tỉnh thành và là cầu nối giao thông quan trọng trong vùng. Khi
xét đến vấn đề ATBX thì vị trí địa lý này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra sự cố do
việc vận chuyển các nguồn phóng xạ qua địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Đồng Nai còn được
biết đến là một tỉnh có nền công nghiệp phát triển mạnh với trên 30 khu công
nghiệp tập trung và nhiều cụm công nghiệp; hệ thống y tế khá phát triển với tổng
cộng 256 cơ sở y tế (Theo báo cáo Tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao
sức khỏe nhân dân năm 2011 và kế hoạch năm 2012, số 295/BC-SYT ngày
16/02/2012). Trong điều kiện hoạt động của lĩnh vực công nghiệp và y tế như hiện
nay, tỉnh còn đối mặt với nhiều nguy cơ xảy ra sự cố từ các cơ sở sử dụng các thiết
bị phát bức xạ và nguồn phóng xạ dùng trong chẩn đoán X-quang ở các cơ sở y tế,
kiểm tra khuyết tật sản phẩm ở các cơ sở công nghiệp... Ngoài ra, sự tồn tại các
nguồn phóng xạ nằm ngoài tầm kiểm soát (như các điểm thu mua sắt thép phế liệu)
cũng là một phần không nhỏ trong nguy cơ xảy ra sự cố trên địa bàn tỉnh.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tôi tập trung vào nghiên cứu việc
xây dựng ba kịch bản để ứng phó với ba sự cố bức xạ tương ứng kể trên với nguy
cơ xảy ra cao, phổ biến trong cộng đồng mà tầm ảnh hưởng của nó thì không phải là
nhỏ, bao gồm:
- Kịch bản ƯPSC đối với tình huống nguồn hở bị đổ vỡ và phát tán ra ngoài môi
trường.
- Kịch bản ƯPSC đối với tình huống vận chuyển nguồn phóng xạ kín.
- Kịch bản ƯPSC đối với tình huống nguồn phóng xạ bị phát hiện tại một cơ sở thu
mua sắt thép phế liệu.



5

Vì vậy, đề tài luận văn tôi chọn sẽ mang tên là: “XÂY DỰNG BA KỊCH
BẢN ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI”.
Nội dung tên mang tính khái quát, nhấn mạnh trọng tâm nghiên cứu là ba kịch bản,
mục đích sử dụng là để ƯPSC bức xạ và phạm vi thực hiện là trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai nhằm hướng đến mục tiêu cao nhất là ba kịch bản có sức thuyết phục cao
và tính khả thi trong thực tế khi xảy ra các sự cố bức xạ kể trên, góp phần vào việc
hoàn thiện bản kế hoạch ƯPSC bức xạ ở Đồng Nai, làm cơ sở cho việc xây dựng kế
hoạch ƯPSC bức xạ cấp quốc gia.
Luận văn gồm ba chương chính, mỗi chương được hoàn thành với sự kết hợp
của nhiều phương pháp nghiên cứu, tiếp cận nội dung khác nhau. Phương pháp đầu
tiên được sử dụng là phương pháp nghiên cứu tham khảo các tài liệu hướng dẫn của
IAEA, luật NLNT, Thông tư của Bộ KH&CN về ƯPSC để có cái nhìn tổng quát về
các sự cố bức xạ, các khái niệm cơ bản, cơ cấu tổ chức, phân công trách nhiệm của
các cơ quan liên quan và quy trình chung cho việc ƯPSC. Kết quả của phương pháp
nghiên cứu này được trình bày trong Chương 1: “Tổng quan lý thuyết”. Sau đó,
phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin sẽ được sử dụng để tìm hiểu các đặc điểm
về vị trí địa lý, hiện trạng sử dụng các nguồn năng lượng bức xạ trong lĩnh vực công
nghiệp và y tế trên địa bàn tỉnh. Nội dung tìm hiểu được trình bày trong Chương 2:
“Kết quả tìm hiểu thực tế Đồng Nai”. Với một nền tảng lý thuyết vững chắc và
tổng quát đã tham khảo từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy kết hợp với các dữ liệu
thực tiễn đã thu thập được về tình hình Đồng Nai, ba kịch bản ƯPSC tương ứng cho
ba tình huống nêu trên sẽ được xây dựng cụ thể dựa trên phương pháp phân tích,
đánh giá tài liệu. Nội dung mỗi kịch bản gồm các phần: tóm tắt kịch bản, danh sách
phân vai, kịch bản chi tiết và quy trình ứng phó cụ thể. Nội dung này thể hiện ở
Chương 3: “Kết quả xây dựng ba kịch bản”.
Với những phương pháp tiếp cận nêu trên, kết quả mà tôi mong đợi thu được
sau khi hoàn thành luận văn là ba kịch bản ƯPSC bức xạ được xây dựng một cách

rõ ràng về nội dung, chi tiết các bước thực hiện, cụ thể trong phân công nhiệm vụ


6

của các tổ chức cá nhân tham gia ứng phó nhằm hướng đến mục tiêu thực tế và cao
nhất là ba kịch bản này sử dụng được khi có sự cố bức xạ xảy ra ở Đồng Nai.


7

Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Trong chương này, tôi xin giới thiệu khái quát một số khái niệm cơ bản về
nguồn bức xạ; sự phân biệt giữa nguồn phóng xạ kín và nguồn phóng xạ hở, giữa
hiệu ứng tất nhiên và hiệu ứng ngẫu nhiên; các nhóm nguồn phóng xạ khác nhau;
đặc điểm năm nhóm nguy cơ gây ra sự cố và ba mức báo động. Bên cạnh các khái
niệm, Chương 1 cũng đưa vào một số định nghĩa và đơn vị thường dùng khi khảo
sát nguồn bức xạ như hoạt độ phóng xạ, liều hấp thụ, liều tương đương. Để đảm bảo
cho việc ƯPSC diễn ra nhanh chóng, tiến hành đồng thời và có sự phối hợp của các
lực lượng thì việc quy định rõ nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó là
hết sức cần thiết. Vì vậy, nội dung Chương 1 sẽ tiếp tục trình bày về cơ cấu và trách
nhiệm của các tổ chức tham gia ứng phó với sự cố bức xạ cấp tỉnh và cuối cùng, nội
dung lý thuyết quan trọng nhất là các giai đoạn cơ bản trong quy trình ƯPSC bức
xạ.

1.1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản
1.1.1. Nguồn bức xạ
Nguồn bức xạ được giải thích trong [4] là nguồn phóng xạ hoặc thiết bị bức
xạ. Trong đó, nguồn phóng xạ là chất phóng xạ được chế tạo để sử dụng, không bao
gồm vật liệu hạt nhân và thiết bị bức xạ là thiết bị phát ra bức xạ hoặc có khả năng

phát ra bức xạ.

1.1.2. Hoạt độ phóng xạ
Hoạt độ phóng xạ A là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu
của một lượng chất phóng xạ được xác định bằng số hạt nhân phân rã trong đơn vị
thời gian. Giả sử trong thời gian dt có dN hạt nhân phân rã thì hoạt độ A của nguồn
được tính theo công thức (1.1): A =

dN
dt

.

(1.1)

Đơn vị đo hoạt độ phóng xạ là beccơren (Bq): 1 Bq = 1 phân rã/giây. Ngoài ra,
người ta còn sử dụng đơn vị curi (Ci): 1Ci = 3,7.1010 Bq.


8

1.1.3. Liều hấp thụ
Liều hấp thụ D được định nghĩa theo [1] là năng lượng bức xạ bị hấp thụ bởi
1 đơn vị khối lượng môi trường được tính bằng công thức (1.2): D =

dE

dm

.


(1.2)

Trong đó dE là năng lượng trung bình của bức xạ truyền cho vật chất có khối lượng
là dm trong thể tích nguyên tố.
Đơn vị đo liều hấp thụ là Gray (Gy) : 1Gy = 1 J/kg = 100 rad
Suất liều hấp thụ là liều hấp thụ tính trong một đơn vị thời gian.

1.1.4. Liều tương đương
Liều tương đương H có giá trị bằng liều hấp thụ D nhân với một hệ số gọi là
trọng số bức xạ W [1] theo công thức (1.3): H= D.W.

(1.3)

Trong đó, W là trọng số bức xạ - đại lượng đặc trưng cho mức độ gây ra hiệu ứng
của bức xạ lên cơ thể; D là liều hấp thụ trung bình từ bức xạ.
Đơn vị đo liều tương đương là Rem: 1 Rem = 0,01 J/kg.
Hay Sievert (Sv): 1 Sv = 100 Rem.
Suất liều tương đương là liều tương đương tính trong một đơn vị thời gian.

1.1.5. Nguồn phóng xạ kín
Nguồn phóng xạ kín là nguồn mà đồng vị phóng xạ được bọc kín trong một
lớp vỏ (thường bằng thép không rỉ) có độ bền cơ học đã được thử nghiệm và đạt các
tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế. Khi bị rơi hoặc có va đập với cường độ vừa
phải chất phóng xạ khó có khả năng rơi ra ngoài và phát tán diện rộng [6].

1.1.6. Nguồn phóng xạ hở
Nguồn phóng xạ hở là nguồn mà đồng vị phóng xạ không được bọc kín trong
lớp vỏ bảo vệ bền cơ học mà được đựng trong bình chứa có thể mở ra để lấy một
phần chất phóng xạ bên trong. Khi bị va đập cơ học, bình chứa có khả năng bị vỡ

làm cho chất phóng xạ đổ ra ngoài và phát tán diện rộng [6].

1.1.7. Hiệu ứng tất nhiên
Hiệu ứng tất nhiên (hiệu ứng tất định) là hiệu ứng chắc chắn xảy ra nếu liều
chiếu xạ vượt quá một mức ngưỡng nào đó. Chiếu xạ liều cao có thể gây các triệu


9

chứng như nôn mửa, mẩn đỏ da. Trong trường hợp nghiêm trọng các triệu chứng
bệnh lý nguy cấp hơn có thể xuất hiện chỉ trong một thời gian ngắn sau khi bị chiếu
xạ [6].

1.1.8.
1.1.9. Hiệu ứng ngẫu nhiên
Hiệu ứng ngẫu nhiên là hiệu ứng có thể xảy ra trong một khoảng thời gian
dài sau khi bị chiếu xạ và biểu hiện bệnh lý có thể phát hiện trong cộng đồng dân
cư. Hiệu ứng này có thể xảy ra trong toàn bộ dải liều và không có ngưỡng [6].

1.1.10.

Nhóm nguồn phóng xạ

Nhóm nguồn phóng xạ là nhóm các nguồn phóng xạ có cùng mức độ nguy
hiểm tương đương nhau, được phân thành năm nhóm từ 1 đến 5 căn cứ vào hoạt độ
của nguồn phóng xạ, đặc trưng nguy hiểm của đồng vị phóng xạ của nguồn phóng
xạ và tình huống sử dụng nguồn phóng xạ theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN
6: 2010/BKHCN [3].

1.1.11. Nhóm nguy cơ gây ra sự cố

Nhóm nguy cơ gây ra sự cố (nhóm nguy cơ) là tập hợp các cơ sở, các hoạt
động có khả năng gây ra sự cố bức xạ, hạt nhân với mức độ nghiêm trọng tương
đương nhau và được chia thành 5 nhóm (từ I đến V) theo quy định tại [2], tương
ứng với các loại hình cơ sở và công việc bức xạ được mô tả trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Mô tả năm nhóm nguy cơ gây ra sự cố.
Nhóm
nguy

MÔ TẢ


Các cơ sở có khả năng gây ra sự cố với các hiệu ứng tất định nghiêm
trọng bên ngoài cơ sở. Các cơ sở này bao gồm:
I

- Lò phản ứng với công suất ≥ 100 MW (th) (lò năng lượng, tàu chạy
năng lượng hạt nhân và các lò nghiên cứu).
- Bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng có thể chứa các thanh nhiên liệu đã


10

cháy có tổng lượng hoạt độ lớn hơn 1017 Bq Cs-137 (tương đương với
khả năng lưu giữ trong lõi lò phản ứng công suất 3000 MW (th)).
- Các cơ sở lưu giữ chất phóng xạ có thể phát tán gây nên hiệu ứng tất
định nghiêm trọng ngoài khu vực.
Các cơ sở có khả năng gây ra sự cố với liều chiếu xạ cao yêu cầu hành
động bảo vệ khẩn cấp ngoài khu vực, bao gồm:
- Lò phản ứng với công suất từ 2 MW (th) tới 100 MW (th).
- Bể chứa nhiên liệu đã cháy yêu cầu hoạt động làm lạnh.

II

- Các cơ sở có khả năng mất kiểm soát giới hạn trong phạm vi 0,5 km từ
đường biên ngoài khu vực cơ sở.
- Các cơ sở lưu giữ chất phóng xạ có thể phát tán gây nên liều yêu cầu
thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp ngoài khu vực.
Nhóm nguy cơ II không bao gồm các cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I.
Các cơ sở có khả năng gây ra sự cố dẫn đến liều chiếu xạ yêu cầu hành
động bảo vệ khẩn cấp ngoài khu vực, bao gồm:
- Cơ sở có khả năng gây suất liều chiếu ngoài trực tiếp ≥ 100 mGy/h tại
khoảng cách 1m nếu che chắn bị mất.
- Cơ sở có khả năng mất kiểm soát giới hạn từ 0,5 km trở lên tính từ

III

biên ngoài khu vực cơ sở.
- Lò phản ứng với công suất ≤ 2 MW (th).
- Cơ sở có lượng lưu giữ chất phóng xạ có thể phát tán gây nên liều yêu
cầu thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp trong khu vực của cơ sở.
Nhóm nguy cơ III không bao gồm các cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I và II.
Các hoạt động liên quan sau:
- Các hoạt động tiến hành công việc bức xạ được cấp phép như: sử dụng
nguồn phóng xạ và thiết bị bức xạ; vận chuyển nguồn phóng xạ và các

IV

hoạt động khác.
- Các hoạt động trái phép như việc buôn bán, tàng trữ bất hợp pháp
nguồn phóng xạ; các hành động phá hoại, khủng bố.



11

- Mảnh rơi của vệ tinh chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc máy phát
nhiệt bức xạ.
- Các nguồn phóng xạ nằm ngoài kiểm soát (tại các cơ sở/khu vực với
khả năng lớn bắt gặp một nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát như:
các cơ sở lớn xử lý phế liệu kim loại; dọc biên giới quốc gia).
Nhóm nguy cơ IV không bao gồm các cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và
III.
Sản phẩm có khả năng lớn bị nhiễm xạ do sự cố tại các cơ sở trong
nhóm nguy cơ I hoặc II (tính cả các cơ sở ở các nước khác) yêu cầu các
V

mức hạn chế sản phẩm cần thiết theo quy định của pháp luật và công
ước quốc tế.

1.1.12. Mức báo động
Mức báo động là khái niệm chỉ thị mức độ trầm trọng của tình huống sự cố
đang xảy ra nhằm xác định các biện pháp ứng phó phù hợp. Mức báo động được
phân loại dựa trên các đặc điểm về nhóm nguồn phóng xạ, mức nhiễm bẩn phóng xạ
và phạm vi ảnh hưởng thành ba mức báo động: trắng (thấp nhất), vàng (trung bình)
và đỏ (cao nhất). Với các mức báo động khác nhau thì việc phân công chỉ đạo và
quy mô triển khai ứng phó cũng khác nhau. Các đặc điểm phân biệt, chỉ đạo và quy
mô triển khai ƯPSC của ba mức báo động được trình bày trong Bảng 1.2 [6].


12

Bảng 1.2: Phân loại đặc điểm, chỉ đạo và quy mô triển khai ƯPSC theo mức

báo động.
ĐẶC ĐIỂM

Mức
báo

Nhóm nguồn

Mức độ

Nhiễm bẩn

động

phóng xạ

ảnh hưởng

phóng xạ

Trắng

Nguồn phóng xạ kín Ở phạm vi Không
ở nhóm 4 và nhóm 5. nhỏ.
Nguồn phóng xạ kín Trên

Vàng

ở nhóm 2 và nhóm 3 tích


Số người

Hiệu ứng

bị chiếu xạ tất nhiên

xảy Ít.

Không
xuất hiện.

ra.
diện Có thể xảy Trung



thể

xuất hiện.

trung ra trên phạm bình.
vi hẹp.

hoặc nguồn phóng xạ bình.
hở.
Nguồn phóng xạ kín Trên

Đỏ

diện Xảy ra trên Nhiều.


ở nhóm 1 và nhóm tích rộng.

phạm

2 hoặc nguồn phóng

rộng.

vi

Xuất hiện
nghiêm
trọng.

xạ hở.
CHỈ ĐẠO VÀ QUY MÔ TRIỂN KHAI ƯPSC

Mức
báo

Triệu tập thành viên Người chỉ đạo trực tiếp

Quy mô huy động

động

trong Ban chỉ huy

lực lượng ƯPSC


Trắng Chưa cần.

Phó trưởng ban thường trực.

Nhỏ.

Vàng

Một số thành viên.

Phó trưởng ban thường trực.

Trung bình.

Đỏ

Tất cả thành viên.

Trưởng ban chỉ huy.

Lớn.


13

1.2. Cơ cấu tổ chức ƯPSC bức xạ cấp tỉnh
+ Trưởng ban chỉ huy.
+ Phó trưởng ban
thường trực.

+ Các phó trưởng ban.
+ Các thành viên.

Ban chỉ huy
Đơn vị kĩ thuật

Cơ cấu tổ chức

tham gia ƯPSC

ƯPSC bức xạ

và tư vấn về

cấp tỉnhbức xạ

Các sở ngành
tham gia ƯPSC

ATBX
+ Trung tâm Hạt nhân
Tp. Hồ Chí Minh
+ Trung tâm hỗ trợ kĩ

Các cơ quan
phối hợp

thuật ATBX và ƯPSC

+ Sở KH&CN.

+ Công an tỉnh.
+ Sở cảnh sát PCCC.
+ Sở y tế.

(Cục ATBX và hạt

+ UBND quận – huyện.

+ Sở Tài nguyên và

nhân.

+ UBND xã – phường –

Môi trường.

+ Viện Nghiên cứu hạt

thị trấn.

+ Sở thông tin và

nhân (Đà Lạt).

+ Các tổ chức quần

truyền thông.

chúng khác.


Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức ƯPSC bức xạ cấp tỉnh


14

1.3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia ƯPSC bức xạ
cấp tỉnh
Với cơ cấu tổ chức như Hình 1.1, các tổ chức cá nhân tham gia ƯPSC bức xạ
cấp tỉnh sẽ có ba trách nhiệm chung và từng trách nhiệm riêng phù hợp với vị trí
công việc, chuyên môn của tổ chức, cá nhân đó [6].

1.3.1. Trách nhiệm chung
a. Xem hoạt động chuẩn bị ƯPSC bức xạ là hoạt động quan trọng và sẵn sàng ứng
phó khi có sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh.
b. Chuẩn bị các nguồn lực thích hợp đáp ứng được yêu cầu ƯPSC theo trách nhiệm
được phân công.
c. Thực hiện theo sự phân công trong các quy trình ứng phó hoặc các kịch bản ứng
phó cụ thể đã được xây dựng.

1.3.2. Trách nhiệm của Ban chỉ huy ƯPSC bức xạ cấp tỉnh
a. Thay mặt UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra hướng dẫn các Sở,
ngành, UBND các quận/huyện, các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng và tổ
chức thực hiện kế hoạch ƯPSC bức xạ cấp tỉnh.
b. Xem xét kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị tham gia ƯPSC, lập và trình
UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch công tác hàng năm và dài hạn (5 - 10 năm).
c. Huy động nhân lực, phương tiện của tỉnh tham gia thực hiện kế hoạch ƯPSC.
d. Kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và yêu cầu hỗ trợ
khi sự cố vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh theo điều động của Chủ tịch Ủy ban
Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.
e. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh về sự cố xảy ra trên địa

bàn.
f. Kịp thời báo cáo Bộ KH&CN về sự cố xảy ra.
1.3.2.1. Trưởng Ban chỉ huy (đại diện lãnh đạo UBND tỉnh)
a. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc xây dựng và triển khai kế hoạch
ƯPSC bức xạ cấp tỉnh.


15

b. Phân công và giao trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể cho các
thành viên Ban chỉ huy.
c. Chỉ huy, điều động các lực lượng tham gia ƯPSC.
d. Phân công một Chỉ huy tại hiện trường phù hợp với từng tình huống cụ thể.
e. Tổng hợp, đánh giá tình hình sự cố để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, các cơ quan
khác theo quy định của pháp luật.
1.3.2.2. Phó trưởng ban thường trực (đại diện lãnh đạo Sở
KH&CN)
a. Tham mưu, đề xuất với Trưởng ban các biện pháp và giải pháp liên quan đến
ATBX trong ƯPSC.
b. Thay mặt Trưởng ban, chỉ đạo ƯPSC trong từng trường hợp cụ thể.
c. Chỉ đạo phối hợp tổ chức diễn tập ƯPSC bức xạ.
d. Thường xuyên báo cáo Trưởng ban về kết quả khắc phục hậu quả sự cố bức xạ.
e. Tổng hợp thông tin và lập báo cáo về sự cố.
f. Tham mưu, đề xuất với Trưởng ban xây dựng năng lực kỹ thuật về bức xạ cho
ƯPSC của các cơ sở trên địa bàn tỉnh.
1.3.2.3. Phó Trưởng ban (đại diện lãnh đạo Sở Cảnh sát PCCC)
a. Tham mưu, đề xuất với Trưởng ban các biện pháp, giải pháp liên quan đến vấn đề
chữa cháy, cứu hộ và cứu nạn trong ƯPSC.
b. Chỉ đạo phối hợp tổ chức diễn tập ƯPSC định kỳ theo kế hoạch.
c. Báo cáo Trưởng ban về tình hình chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trong sự cố.

d. Sẵn sàng huy động lực lượng ƯPSC khi được giao nhiệm vụ.
1.3.2.4. Phó Trưởng ban (đại diện lãnh đạo Công an tỉnh)
a. Tham mưu, đề xuất với Trưởng ban các biện pháp và giải pháp liên quan đến đảm
bảo an ninh, trật tự và bảo vệ người, tài sản trong ƯPSC.
b. Báo cáo Trưởng ban về tình hình đảm bảo an ninh, trật tự trong ƯPSC.
c. Chỉ đạo phối hợp tổ chức diễn tập ƯPSC định kỳ theo kế hoạch.
d. Sẵn sàng huy động lực lượng ƯPSC khi được giao nhiệm vụ.


16

1.3.2.5. Thành viên (đại diện lãnh đạo Sở Y tế)
a. Tham mưu về các biện pháp, giải pháp cấp cứu và điều trị nạn nhân trong việc
ƯPSC.
b. Tham mưu về việc sử dụng lương thực, thực phẩm và nước trong sự cố bức xạ.
c. Báo cáo tình hình về cấp cứu và điều trị nạn nhân.
d. Sẵn sàng huy động lực lượng ƯPSC khi được giao nhiệm vụ.
1.3.2.6. Thành viên (đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi
trường)
a. Tham mưu, đề xuất với Trưởng ban các biện pháp và giải pháp liên quan đến vấn
đề phục hồi môi trường trong ƯPSC bức xạ.
b. Tư vấn cho Trưởng ban trong việc đánh giá và biện pháp khắc phục các vấn đề về
môi trường phóng xạ trong ƯPSC bức xạ.
c. Chỉ đạo cung cấp thông tin về khí tượng thủy văn phục vụ cho việc đánh giá phát
tán phóng xạ.
1.3.2.7. Thành viên (đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền
thông)
a. Thu thập và chuẩn bị thông tin thông báo cho công chúng và truyền thông.
b. Chịu trách nhiệm phát ngôn chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng
và đưa ra các cảnh báo, chỉ dẫn cho người dân.


1.3.3. Trách nhiệm của các Sở ngành tham gia ƯPSC
1.3.3.1. Sở KH&CN
a. Thiết lập hệ thống tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho việc đánh giá bức xạ, xử lí sự cố
bức xạ.
b. Phối hợp chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ƯPSC cấp cơ sở; kịp thời hỗ
trợ trong trường hợp sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở.
c. Tổ chức và phối hợp thực hiện đánh giá và kiểm soát bức xạ tại tỉnh.
d. Phổ biến kiến thức ATBX và ƯPSC cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.


17

e. Tổ chức các lớp tập huấn để cập nhật các thông tin liên quan đến bức xạ, hạt nhân
cho các thành viên Ban chỉ huy, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến ƯPSC bức
xạ, hạt nhân.
f. Lập kế hoạch xem xét các kịch bản ƯPSC cũ và xây dựng, bổ sung các kịch bản
mới phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
g. Xây dựng năng lực của Sở KH&CN đủ đáp ứng việc ƯPSC bức xạ.
1.3.3.2. Công an tỉnh
a. Đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực sự cố xảy ra.
b. Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra nguyên nhân gây ra sự cố.
c. Tham mưu cho Ban chỉ huy hoặc các cơ sở khác về nguy cơ gây mất an ninh liên
quan tới chất phóng xạ và các cơ sở bức xạ.
d. Phối hợp sơ tán người và tài sản khỏi vùng nguy hiểm.
e. Tổ chức xây dựng lực lượng, nguồn lực kỹ thuật để phối hợp ƯPSC.
f. Cung cấp các nguồn lực cứu nạn theo yêu cầu.
1.3.3.3. Sở Cảnh sát PCCC
a. Phối hợp với đơn vị kỹ thuật xác định và lập hàng rào kiểm soát vùng nguy hiểm
(khoanh vùng đảm bảo an toàn, an ninh), thực hiện các biện pháp để bảo vệ con

người và tài sản tránh khỏi tác động từ sự cố bức xạ.
b. Trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy chữa cháy; tham gia giải quyết các vụ việc gây
rối an ninh trật tự theo quy định; huy động lực lượng, phương tiện chi viện chữa
cháy, tham gia cứu hộ, cứu nạn theo yêu cầu của Ban chỉ huy.
c. Huấn luyện, bồi dưỡng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho
lực lượng Cảnh sát PCCC tại các cơ sở có nguồn phóng xạ, lực lượng dân phòng để
tiến hành các biện pháp nghiệp vụ PCCC, thực hiện việc cứu hộ, cứu nạn trong đám
cháy và tham gia cứu hộ, cứu nạn trong tình huống sự cố liên quan đến bức xạ.
d. Tổ chức thực hiện một số hoạt động điều tra và xử lý các vi phạm về PCCC theo
quy định của pháp luật đối với các tình huống hỏa hoạn liên quan đến nguồn phóng
xạ.
e. Cung cấp các nguồn lực cứu nạn theo yêu cầu.


18

1.3.3.4. Sở Y tế
a. Tổ chức xây dựng lực lượng, cơ sở vật chất trên địa bàn tỉnh phục vụ trợ giúp y tế
trong ƯPSC bức xạ.
b. Triển khai các Bệnh viện dã chiến khi được yêu cầu trên cơ sở các lực lượng sẵn
có của Sở và các lực lượng khác trên địa bàn tỉnh (Trung tâm ứng phó thảm họa của
Hội Chữ thập đỏ, lực lượng Quân y).
1.3.3.5. Sở Tài nguyên và Môi trường
a. Xác định các quy trình/thiết bị kiểm soát môi trường thích hợp.
b. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
c. Chủ trì sử dụng và phối hợp thực hiện kế hoạch khắc phục ô nhiêm môi trường
sau sự cố bức xạ.
1.3.3.6. Sở Thông tin và Truyền thông
a. Thực hiện công tác truyền tin, thông báo chính xác, kịp thời các thông tin về sự
cố bức xạ, hạt nhân; các chủ trương, mệnh lệnh, chỉ thị về ứng phó và khắc phục

hậu quả sự cố bức xạ, hạt nhân của Trung ương và tỉnh.
b. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng chương trình, kế hoạch để
thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về ATBX và ƯPSC.
c. Xây dựng và triển khai phương tiện hỗ trợ các khu vực thông tin công cộng (loa
đài phát thanh xã – phường – thị trấn, quận – huyện).

1.3.4. Trách nhiệm của các cơ quan phối hợp
1.3.4.1. UBND quận - huyện
a. Chỉ đạo, đôn đốc UBND xã – phường – thị trấn thực hiện các yêu cầu trợ giúp và
khắc phục sự cố.
b. Quản lý, duy trì địa điểm sơ tán đảm bảo hoạt động ƯPSC đạt hiệu quả theo phân
công của Ban chỉ huy.
c. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban chỉ huy yêu cầu.
1.3.4.2. UBND xã – phường – thị trấn nơi xảy ra sự cố
a. Chỉ đạo lực lượng công an địa phương và lực lượng có liên quan nhanh chóng
thiết lập vành đai an toàn, kiểm soát an ninh khu vực sự cố.


×