CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN
TRUNG TÂM HỖ TRỢ KỸ THUẬT AN TOÀN BỨC XẠ VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố
bức xạ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”
Chủ nhiệm đề tài
Cơ quan chủ trì đề tài
TS. Nguyễn Hào Quang
Nguyễn Đức Thành
Hà nội - 2014
CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN
TRUNG TÂM HỖ TRỢ KỸ THUẬT AN TOÀN BỨC XẠ VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN
“Nghiên cứu xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố
bức xạ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”
Chủ nhiệm đề tài:
Cơ quan chủ trì đề tài:
Cơ quan chủ quản:
TS. Nguyễn Hào Quang
Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật
An toàn bức xạ và Ứng phó sự cố
Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... 4
I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 5
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 5
2. Tính cấp thiết............................................................................................................ 5
3. Mục tiêu .................................................................................................................... 6
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng ............................... 6
4.1 Cách tiếp cận....................................................................................................... 6
4.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 6
4.3. Kỹ thuật sử dụng để lập bản đồ phông phóng xạ và đo hàm lượng phóng
xạ mẫu môi trường ................................................................................................... 7
5. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 7
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................ 7
1. Nghiên cứu tổng quan về tình hình ứng dụng bức xạ, hạt nhân trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi. Xem xét và đánh giá các mối nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến
các ứng dụng bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi .................................. 8
2. Điều tra thu thập các thông tin cơ bản (thông tin liên lạc, giao thông, y tế,
nguồn tài chính, nhân lực) cho xây dựng kê hoạch ứng phó sự cố bức xạ ................ 9
3. Nghiên cứu tổng quan về công tác ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân của tỉnh.
Xem xét vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các ban ngành trong tỉnh, xây dựng
Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân. ............................................................... 10
4. Xây dựng kịch bản ứng phó sự cố bức xạ có xác suất xảy ra trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi................................................................................................................. 11
5. Xây dựng chương trình tập huấn nâng cao nhận thức cho các cá nhân, tổ
chức tham gia ứng phó sự cố ..................................................................................... 15
6. Thu thập số liệu, xây dựng bản đồ phông phóng xạ nhân tạo trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi ......................................................................................................... 15
7. Thu thập số liệu, xây dựng bản đồ phông phóng xạ tự nhiên trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi xây dựng bản đồ phông phóng xạ tự nhiên .......................................... 18
8. Thu thập và phân tích nông độ nhân phóng xạ trong mỗi môi trường bao
gồm mẫu đất, mẫu không khí trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi .................................. 20
9. Tổ chức hội thảo khoa học ..................................................................................... 22
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 23
1. Kết luận................................................................................................................... 23
2. Kiến nghị................................................................................................................. 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 24
Tiếng Việt: .................................................................................................................. 24
Tiếng Anh: .................................................................................................................. 24
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATBX:
An toàn bức xạ
UPSC:
Ứng phó sự cố
KHCN, KH&CN:
Khoa học và Công nghệ
UBND:
Ủy ban nhân dân
BX, HN:
Bức xạ, hạt nhân
NLNT:
Năng lượng nguyên tử
IAEA:
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế
HTKT:
Hỗ trợ kỹ thuật
NDT:
Chụp ảnh phóng xạ công nghiệp
4
I. MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Sau khi xảy ra các sự cố hạt nhân lớn như sự cố Three Mile Land ở Hoa Kỳ
năm 1979, sự cố Chernobyl tại Ukraina năm 1986, Đại hội đồng Cơ quan năng lượng
nguyên tử hạt nhân quốc tế (IAEA) và các quốc gia thành viên đã có nhiều hoạt động
nhằm xây dựng và triển khai công tác chuẩn bị và ứng phó sự cố để đáp ứng yêu cầu
thực tiễn đối với các nguy cơ từ các ứng dụng bức xạ, hạt nhân.
Tại Việt Nam, Luật Năng lượng nguyên tử (NLNT) đã được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 3/6/2008
và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009.Từ khi Luật NLNT ra đời, Bộ KHCN và các
bộ, ngành, tổ chức, cá nhân đã triển khai các hoạt động như: xây dựng các văn bản
pháp luật về ứng phó sự cố, xây dựng và triển khai kế hoạch chuẩn bị và ứng phó sự
cố, tổ chức khóa đào tạo, tập huấn, mua sắm trang thiết bị… để nâng cao năng lực ứng
phó sự cố.
2. Tính cấp thiết
Quảng Ngãi là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tỉnh
Quảng Ngãi có Quốc lộ 1A đi qua, tập trung nhiều khu công nghiệp như KCN Quảng
Phú, KCN Tịnh Phong … đặc biệt là khu kinh tế Dung Quất với công trình trọng điểm
Quốc Gia - nhà máy lọc dầu Dung Quất. Trong những năm gần đây, tình hình ứng
dụng bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng. Tính đến thời điểm này,
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 10 đơn vị sử dụng nguồn phóng xạ với tổng số 39
nguồn, trong đó có 23 nguồn được sử dụng để đo mức chất lỏng, 2 nguồn dùng để điều
trị bệnh, 6 nguồn dùng để đo độ chặt độ ẩm các khối bê tông, 6 nguồn dùng trong chụp
ảnh phóng xạ công nghiệp, 2 nguồn dùng trong hệ thống phân tích sắc kí khí.
Căn cứ tình hình ứng dụng bức xạ và công tác đảm bảo an toàn bức xạ trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi, chúng ta có thể nhận thấy nguy cơ xảy ra sự cố bức xạ chủ yếu ở
3 khả năng:
1) Nguồn phóng xạ vô chủ phát hiện thấy tại địa phương (cơ sở thu mua sắt
thép phế liệu kim loại, khu dân cư, khu hành chính..)
2) Thứ nhất là hoạt động vận chuyển nguồn trên tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 24,
cảng biển Dung Quất liên quan đến: a) buôn bán trái phép chất phóng xạ và vận
chuyển hàng hóa bị nhiễm bẩn phóng xạ từ các tỉnh lân cận, b) nhiều đơn vị sử dụng
nguồn phóng xạ di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác mà không khai báo với địa
phương khi vận chuyển nguồn đi qua
3) Thứ hai là hoạt động chụp ảnh phóng xạ trong công nghiệp, hoạt động này có
đặc thù là sử dụng nhiều nguồn bức xạ di động vì vậy khả năng xảy ra sự cố với loại
hình này ở mức khá cao. Các sự cố điển hình của loại hình này bao gồm chiếu xạ quá
liều, rơi nguồn, kẹt nguồn, nguồn thất lạc hoặc bị bỏ rơi.
5
Để giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố cũng như để hạn chế những tác hại cho con
người, môi trường và thiệt hại kinh tế do các sự cố bức xạ gây ra, mỗi tỉnh, thành phố
có trách nhiệm xây dựng kế hoạnh ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp tỉnh phù hợp để
sẵn sàng ứng phó trong các trường hợp sự cố xảy ra trên địa bàn.
Kế hoạch ứng phó sự cố đầy đủ và phù hợp sẽ là căn cứ pháp lý và kỹ thuật
quan trọng trong việc khắc phục cũng như giảm thiểu tác hại đến con người, môi
trường và thiệt hại về kinh tế.
3. Mục tiêu
- Thu thập số liệu, xây dựng bản đồ phông phóng xạ tự nhiên toàn tỉnh và bản
đồ phông phóng xạ nhân tạo tại các cơ sở có nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trên
nền bản đồ số (ứng dụng GIS) hành chính tỉnh Quảng Ngãi tỉ lệ 1/50.000.
- Thu thập và phân tích nồng độ nhân phóng xạ có trong mẫu môi trường bao
gồm mẫu đất đá, mẫu không khí trên địa bàn Quảng Ngãi.
- Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Xây dựng 03 kịch bản ứng phó sự cố trên cơ sở đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố
bức xạ điển hình trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Nâng cao nhận thức chung về khả năng ứng phó và quản lý ứng phó sự cố của
chính quyền các cấp trong trường hợp xảy ra sự cố bức xạ.
- Tăng cường năng lực quản lý cho cán bộ của các Sở, Ngành có liên quan tới
công tác quản lý an toàn bức xạ (ATBX) tại địa phương.
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng
4.1 Cách tiếp cận
- Điều tra khảo sát thực tế.
- Nghiên cứu các hướng dẫn của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế
(IAEA), các tài liệu quốc tế khác, các văn bản pháp quy của Việt Nam áp dụng vào
tình hình thực tiễn của Quảng Ngãi.
- Sử dụng các thiết bị đo liều có kèm theo thiết bị định vị vệ tinh, có phần mềm
xử lý đa năng có thể cho biết suất liều, vị trí đo và các đồng vị phóng xạ tại điểm đo và
các thiết bị phân tích mẫu phóng xạ tiên tiến của thế giới.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tế:
- Phương pháp tổng hợp dữ liệu:
- Phương pháp phân tích đánh giá:
- Phương pháp chuyên gia :
6
- Phương pháp nghiên cứu tham khảo các tài liệu hướng dẫn của IAEA và một
số nước trong khu vực Châu Á:
4.3. Kỹ thuật sử dụng để lập bản đồ phông phóng xạ và đo hàm lượng phóng xạ
mẫu môi trường
- Thiết bị AT6101C đo liều có kèm thiết bị định vị vệ tinh để phát hiện và xác
định vị trí nguồn phóng xạ, loại đồng vị phóng xạ, lập bản đồ phóng xạ, đánh giá phát
tán chất phóng xạ.
- Hệ phổ kế gamma phông thấp để đánh giá hàm lượng phóng xạ trong các mẫu
môi trường.
- Máy đo khí phóng xạ radon – RAD7.
5. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về tình hình ứng dụng bức xạ trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi;
- Xem xét và đánh giá các mối nguy cơ tiềm ẩn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Nghiên cứu tổng quan về công tác ứng phó sự cố bức xạ của tỉnh Quảng Ngãi;
- Xem xét vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các ban ngành trong Tỉnh, tạo tiền
đề cho việc xây dựng kế hoạch phối hợp và phân công trách nhiệm, nhiệm vụ liên
quan trong công tác ứng phó sự cố ở địa phương;
- Điều tra thu thập các thông tin cơ bản (thông tin liên lạc, giao thông, y tế,
nguồn tài chính, ..) cho xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ;
- Thu thập số liệu, xây dựng bản đồ phông phóng xạ tự nhiên, các khu vực
trọng điểm, bản đồ phông nhân tạo của tỉnh Quảng Ngãi;
- Thu thập và phân tích nồng độ nhân phóng xạ có trong mẫu môi trường bao
gồm mẫu đất đá, mẫu không khí trên địa bàn Quảng Ngãi;
- Xây dựng Bản kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp Tỉnh trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi trong đó thể hiện được cơ chế phối hợp, điều hành giữa các Ban, Ngành
trong Tỉnh, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, các cơ sở bức xạ và các đơn vị liên quan
trong việc thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ của tỉnh Quảng Ngãi;
- Xây dựng 03 kịch bản ứng phó sự cố trên cơ sở đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố
bức xạ điển hình trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Xây dựng chương trình tập huấn nâng cao nhận thức cho các cá nhân, tổ chức
tham gia ƯPSC.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
7
1. Nghiên cứu tổng quan về tình hình ứng dụng bức xạ, hạt nhân trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi. Xem xét và đánh giá các mối nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến các
ứng dụng bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
a) Tình hình ứng dụng năng lượng nguyên tử trong một số lĩnh vực chính
- Trong công nghiệp:
Trong năm 2012, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 07 cơ sở sử dụng nguồn
phóng xạ trong các lĩnh vực công nghiệp là đo mức và chụp ảnh phóng xạ công
nghiệp.
Danh sách cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ trong công nghiệp hoạt động trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi (tính đến tháng 12/2012):
STT
Tên cơ sở
Địa chỉ
1
1 Công ty cổ phần Bia Sài Gòn KCN Quảng Phú, TP. Quảng Ngãi
– Quảng Ngãi
2
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh 184 Đại Lộ Hùng Vương - TP Quảng Ngãi
Quảng Ngãi
3
4 Công ty TNHH Công nghiệp Khu Kinh tế Dung Quất - Bình Thuận - Bình
nặng Doosan Việt Nam
Sơn - Quảng Ngãi
4
5 Trung tâm thí nghiệm và Số 143 Trần Hưng Đạo - TP Quảng Ngãi kiểm định xây dựng Quảng tỉnh Quảng Ngãi
Ngãi
5
6 Ban Quản lý dự án nhà máy 208 Hùng Vương - thành phố Quảng Ngãi lọc dầu Dung Quất
tỉnh Quảng Ngãi
6
7 Công ty TNHH MTV Lọc Số 208 Đại lộ Hùng Vương, TP. Quảng Ngãi,
hóa dầu Bình Sơn
tỉnh Quảng Ngãi
7
8 Công ty TNHH một thành Thôn Tân Hy - xã Bình Đông - huyện Bình
viên Công nghiệp đóng Tàu Sơn - tỉnh Quảng Ngãi
thủy Dung Quất
Bảng 1.1: Danh sách cơ sở có nguồn phóng xạ trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi.
- Trong y tế:
Theo Báo cáo công tác an toàn bức xạ năm 2012, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
có 28 cơ sở sử dụng thiết bị X-quang. Tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, ngoài
việc sử dụng các thiết bị X-quang để chẩn đoán, Khoa y học hạt nhân còn sử dụng một
số nguồn phóng xạ để khám và chữa bệnh.
b. Công tác quản lý an toàn bức xạ tại địa phương:
8
Theo phân cấp quản lý cấp phép về cơ sở sử dụng thiết bị X quang y tế, Sở
KH&CN đã thực hiện được việc cấp phép cho các cơ sở X quang y tế, gồm cả cấp
phép cơ sở mới, gia hạn, bổ sung. Công tác tư vấn an toàn bức xạ cũng đã đi vào chiều
sâu với nội dung cụ thể. Sở KHCN phối hợp với các đơn vị khác tham gia các đợt
thanh-kiểm tra về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ; hoàn thành đúng thời gian, có chất
lượng và đã phát hiện sai phạm tại một số cơ sở.
Thông qua công tác thẩm định trước khi cấp phép, Sở KHCN đã giúp các cơ sở
y tế tuân thủ khá tốt các quy định về an toàn bức xạ như: kiểm định thiết bị đạt tiêu
chuẩn vận hành, phòng đặt thiết bị X-quang bảo đảm an toàn bức xạ cho môi trường
xung quanh và kỹ thuật viên, nhân viên vận hành thiết bị được đào tạo về an toàn bức
xạ.
c) Phân nhóm nguy cơ xảy ra sự cố bức xạ, hạt nhân
Nhóm nguy cơ gây ra sự cố bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bao
gồm nhóm IV và V theo hướng dẫn trong Thông tư số 24/2012/TTBKHCN hướng dẫn
về việc lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh và cấp cơ sở.
2. Điều tra thu thập các thông tin cơ bản (thông tin liên lạc, giao thông, y tế,
nguồn tài chính, nhân lực) cho xây dựng kê hoạch ứng phó sự cố bức xạ
Qua phân tích các thông tin cơ bản, nhóm thực hiện đưa ra một số thuận lợi và
khó khăn trong công tác chuẩn bị và ứng phó sự cố như sau:
a) Khó khăn
Địa hình Quảng Ngãi nghiêng dốc, lũ lụt thường xảy ra. Mùa mưa vào các tháng
9, 10, 11, 12 với mưa lớn, lũ là những yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới việc ứng phó
khi sự cố xảy ra.
Quảng Ngãi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc cùng với địa hình một số
huyện miền núi khá hiểm trở. Điều này cũng có thể gây khó khăn cho việc chuẩn bị và
ứng phó sự cố.
Hệ thống cơ sở y tế của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của
nhân dân và phục vụ việc chẩn đoán và điều trị những người bị ảnh hưởng trong sự cố
bức xạ, hạt nhân.
Sự hiểu biết của người dân về công tác đảm bảo an toàn bức xạ và ứng phó sự cố
chưa có. Đây cũng là khó khăn chung đối với nhiều tỉnh/thành phố khác. Địa phương
cần có kế hoạch nâng cao nhận thức của xã hội trong các công tác này.
Hiện tại, Quảng Ngãi có nhiều khu công nghiệp hoạt động với vốn đầu tư trong
nước và ngoài nước lớn., khai thác du lịch phát triển mạnh. Đây là điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội nhưng cũng cần sự quan tâm của địa phương để đảm bảo an toàn, tránh
sự cố về mất an ninh xảy ra gây ảnh hưởng đến các hoạt động đó.
9
Hệ thống ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân của Quảng Ngãi chưa được xây dựng,
chưa có sự phân công trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chuẩn bị và
ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân.
b) Thuận lợi
Sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi trong việc xây dựng kế hoạch
UPSC và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ứng phó sự cố trên địa bàn tỉnh. Sở KHCN địa
phương cũng có nhiều hoạt động để nâng cao nhận thức cho cộng đồng.
Hệ thống thông tin liên lạc tương đối tốt. Đây là một tiền đề thuận lợi giúp người
dân tiếp cận dễ dàng với các thông tin về khoa học - kỹ thuật, giáo dục sức khoẻ. Khi
có sự cố xảy ra, hệ thống thông tin là công cụ trao đổi giữa hệ thống ứng phó của địa
phương với người dân để có các tư vấn, hướng dẫn, chỉ đạo nhanh chóng, thuận lợi.
Giáo dục đào tạo cũng được chú trọng nhằm nâng cao văn hóa và tri thức của
nhân dân. Đây cũng là kênh quan trọng để phổ biến kiến thức về an toàn bức xạ và
ứng phó sự cố đến nhiều tầng lớp học sinh, sinh viên và người dân.
Tỉnh Quảng Ngãi hiện có Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường trực thuộc
Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất, trung tâm có chức năng xây dựng cơ sở dữ liệu
và theo dõi, giám sát cảnh báo ô nhiễm về sự cố môi trường. Nếu có thể sử dụng để
giám sát, đánh giá phông bức xạ môi trường cho khu kinh tế Dung Quất nói chung và
tỉnh Quảng Ngãi nói riêng thì rất thuận lợi.
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã giao cho Sở KHCN tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với
Trung tâm HTKT An toàn bức xạ và Ứng phó sự cố thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây
dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”. Mục tiêu của đề
tài là tăng cường năng lực quản lý cho cán bộ của các sở ngành có liên quan tới công
tác quản lý ATBXHN ở địa phương; nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó sự cố
trong chính quyền các cấp và cộng đồng trong trường hợp mất an toàn, an ninh nguồn
phóng xạ, thiết bị bức xạ trên địa bàn tỉnh.
3. Nghiên cứu tổng quan về công tác ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân của tỉnh.
Xem xét vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các ban ngành trong tỉnh, xây dựng Kế
hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân.
Nhóm thực hiện đã biên soạn Dự thảo Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo hướng dẫn trong Thông tư 24/2012/BKHCN và tình
hình thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Bản kế hoạch đã đề xuất cơ cấu tổ chức và phân công trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố đã được nêu cụ thể.
10
HỆ THỐNG ỨNG PHÓ QUỐC GIA
UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
BAN CHỈ HUY ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN
TỔ CHỨC THAM GIA
ỨNG PHÓ
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ
KỸ THUẬT
SỞ, BAN, NGÀNH
TỔ CHỨC
QUẦN CHÚNG
UBND CÁC CẤP
SỞ KHCN – Cơ
quan thường trực
TỔ CHỨC TÌNH
NGUYỆN
BỆNH VIỆN
ĐA KHOA
SỞ TÀI CHÍNH
CÔNG AN TỈNH
SỞ KH - ĐT
SỞ Y TẾ
CÁC HIỆP HỘI
SỞ CÔNG THƯƠNG
SỞ GTVT
BỘ CHQS
SỞ LĐ-TB-XH
BCH BĐ BIÊN PHÒNG
SỞ NN&PTNT
SỞ TÀI NGUYÊN
MÔI TRƯỜNG
SỞ NỘI VỤ
SỞ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
ATBXHN
Chỉ đạo
Hỗ trợ
CỤC HẢI QUAN
QUẢNG NGÃI
TRUNG TÂM HTKT
ATBX & UPSC
UBND CÁC CẤP NƠI XẢY RA SỰ CỐ
Phối hợp
VIỆN NGHIÊN CỨU HẠT
NHÂN ĐÀ LẠT
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh Quảng Ngãi
4. Xây dựng kịch bản ứng phó sự cố bức xạ có xác suất xảy ra trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi
a) Kịch bản ứng phó sự cố đối với nguồn phóng xạ vô chủ.
STT
Thời gian
Sự kiện chính
1
12h00
Chủ cơ sở nghi ngờ vật thể lạ là nguồn phóng xạ vô chủ.
2
12h05
Chủ cơ sở gọi điện thoại tới Sở KHCN Quảng Ngãi.
3
12h15
Sở KHCN Quảng Ngãi gọi điện thoại tới chủ cơ sở.
4
12h20
Sở KHCN Quảng Ngãi cử cán bộ tới cơ sở để xác minh sự
cố.
11
STT
Thời gian
Sự kiện chính
5
12h40
Sở KHCN xác định mức báo động, gọi điện thoại thông báo
tới UBND Phường XYZ, đơn vị hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức
xạ, Ban chỉ huy ứng phó sự cố tỉnh Quảng Ngãi.
6
12h50
UBND Phường chỉ đạo lực lượng công an phường xuống
hiện trường.
Lực lượng công an phường xuống hiện trường tiến hành tác
nghiệp
7
13h15
Lãnh đạo Sở KHCN (với tư cách trưởng Ban Chỉ huy ứng
phó sự cố) cung cấp một số thông tin sơ bộ về sự cố cho cơ
quan truyền thông.
8
13h30
Nhóm đánh giá an toàn bức xạ tới hiện trường tiến hành tác
nghiệp.
9
14h10
Nhóm đánh giá an toàn bức xạ hoàn thành các tác nghiệp cần
thiết, bắt đầu tiến hành đưa nguồn phóng xạ vào bình chì.
10
14h30
Hoàn thành việc đưa nguồn phóng xạ vào bình chì.
Họp báo cáo kết thúc ưpsc.
b) Kịch bản ứng phó sự cố đối với vận chuyển nguồn phóng xạ trên đường thuộc địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi
STT
Thời gian
Sự kiện
1
22h:00
Xảy ra va chạm.
2
22h:02
Người dân tới cứu lái xe và nhân viên áp tải.
3
22h:05
Xe có dấu hiệu phát cháy
4
22h:10
Người dân gọi điện thoại tới cảnh sát PCCC 114, cứu thương
115 xin trợ giúp.
5
22h:25
Cảnh sát PCCC có mặt tại hiện trường và phát hiện ra đây là
xe vận chuyển chất phóng xạ.
6
22h30
Cảnh sát PCCC khảo sát sơ bộ mức bức xạ cách xe 30m.
Thiết lập hàng rào tạm thời 30m.
Cảnh sát PCCC dập lửa theo kế hoạch riêng thông thường.
12
STT
Thời gian
7
22h40
Sự kiện
Cảnh sát PCCC liên lạc tới Sở KH&CN xin thông tin về xe
và trợ giúp về an toàn bức xạ.
Cảnh sát PCCC liên lạc tới công an khu vực xin trợ giúp về
an ninh trật tự
8
23h00
Sở KH&CN cung cấp thông tin trợ giúp cho cảnh sát PCCC.
9
23h10
Công an khu vực có mặt tại hiện trường
Trao đổi thông tin với cảnh sát PCCC;
Tiến hành đảm bảo an ninh trật tự, phân luồng giao
thông.
10
23h25
Cảnh sát PCCC hoàn thành việc dập lửa.
12
23h30
Cán bộ Sở KH&CN khảo sát lại suất liều bức xạ quanh xe
13
23h40
Sở KH&CN phối hợp Cảnh sats PCCC thu hồi nguồn và
đánh giá toàn vẹn nguồn phóng xạ, đưa về nơi lưu giữ an
toàn.
Sở KH&CN liên hệ công ty sở hữu nguồn phóng xạ để tiếp
nhận nguồn.
14
23h50
Sở KH&CN báo cáo Ban chỉ huy ứng phó sự cố của tỉnh
15
24h00
Sở KH&CN cung cấp thông tin cho báo chí.
Kết thúc ứng phó sự cố
c) Kịch bản ứng phó sự cố với sự cố nguồn phóng xạ trong NDT.
Các bước thực
hiện
Các sự kiện, thao tác chính
Thiết bị chụp ảnh phóng xạ không được giám sát thích hợp tại khu vực công
trường. Đã xảy ra mất thiết bị.
Bước 1
Trao đổi thông tin với nhóm sửa đường ống để tìm kiếm
Bước 2
Báo cáo với trưởng công trường tình hình và đề nghị cho
phép tìm kiếm toàn bộ công trường
Bước 3
Sử dụng máy đo bức xạ tìm kiếm toàn bộ khu vực công
trường
Bước 4
Báo cáo cho cán bộ phụ trách an toàn của công ty
13
Bước 5
Cán bộ phụ trách an toàn bức xạ khởi động kế hoạch ứng phó
sự cố, điều động thêm nhân viên khác đến để nhanh chóng
tìm kiếm nguồn.
Bước 6
Thiết bị không thể tìm thấy trong công trường. Có ai đó đã
mang thiết bị ra ngoài công trường
Bước 7
Chỉ huy ứng phó sự cố của công ty, cán bộ phụ trách an toàn
đến hiện trường để chỉ huy ứng phó sự cố
Bước 8
Sự cố vượt quá khả năng ứng phó của công ty. Chỉ huy ứng
phó sự cố của Công ty gọi điện yêu cầu trợ giúp đến Sở
KHCN tỉnh Quảng Ngãi, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân
Bước 9
Sở KHCN tỉnh Quảng Ngãi thu thập toàn bộ thông tin và báo
cáo Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp tỉnh, đề
nghị khởi động kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh
Bước 10
BCH cấp tỉnh yêu cầu Lãnh đạo Sở KHCN là Chỉ huy hiện
trường có trách nhiệm phối hợp với Chính quyền và công an
khu vực để tìm kiếm nguồn phóng xạ.
Bước 11
Ban chỉ huy ứng phó sự cố cấp tỉnh đề nghị Trung tâm HTKT
an toàn bức xạ và ứng phó sự cố cử cán bộ vào Quảng Ngãi
để hỗ trợ.
Bước 12
Chỉ huy hiện trường đã chỉ đạo tìm kiếm toàn bộ khu công
nghiệp nhưng chưa có kết quả.
Bước 13
Sang ngày thứ 2, cán bộ Trung tâm HTKT vào đến Quảng
Ngãi, với thiết bị máy móc hiện đại đã tiến hành rà soát
nhanh lại khu công nghiệp và một số địa điểm nghi vấn.
Bước 14
Chiều ngày thứ 2 phát hiện thấy nguồn tại một cơ sở thu mua
sắt thép phế liệu
Bước 15
Người chủ cơ sở báo cáo là có người đem bán bình chứa kim
loại nên đã mua.
Bước 16
Các lực lượng ứng phó của địa phương phối hợp đơn vị hỗ
trợ kỹ thuật tiến hành đánh giá tình trạng nguồn và sau đó thu
hồi nguồn phóng xạ.
Bước 17
BCH cấp tỉnh yêu cầu công ty NDT lập báo cáo giải trình,
hậu quả và bài học kinh nghiệm, xử phạt về hành vi quản lý
nguồn phóng xạ, bồi thường toàn bộ chi phí cho việc ứng phó
sự cố.
Bước 18
BCH cấp tỉnh gửi báo cáo về sự cố đến BCH cấp quốc gia
14
5. Xây dựng chương trình tập huấn nâng cao nhận thức cho các cá nhân, tổ chức
tham gia ứng phó sự cố
Chương trình tập huấn đã diễn ra trong 2 ngày (27-28/2/2014) với sự tham dự
của 50 học viên đến từ 41 cơ quan/đơn vị trong tỉnh. Lớp tập huấn bước đầu đã cung
cấp được những kiến thức cơ bản trong công tác chuẩn bị và ứng phó sự cố cho những
tổ chức, cá nhân liên quan trong tỉnh Quảng Ngãi.
6. Thu thập số liệu, xây dựng bản đồ phông phóng xạ nhân tạo trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi
Hình 6.1a: Phân bố các giá trị suất liều đo
được tại Công ty TNHH một thành viên
Công nghiệp đóng Tàu thủy Dung Quất
Hình 6.2a: Phân bố các giá trị suất liều đo
được tại Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu
Bình Sơn (khu vực nhà máy)
15
Hình 6.1b: Phân bố các giá trị suất
liều đo được tại Công ty TNHH một
thành viên Công nghiệp đóng Tàu
thủy Dung Quất trên nền ảnh vệ tinh.
Hình 6.2b: Phân bố các giá trị suất liều
đo được tại Công ty TNHH MTV Lọc
hóa dầu Bình Sơn (khu vực nhà máy)
trên nền ảnh vệ tinh.
Hình 6.3a: Phân bố các giá trị suất liều đo
được tại Công ty cổ phần Bia Sài Gòn –
Quảng Ngãi
Hình 6.3b: Phân bố các giá trị
suất liều đo được tại Công ty cổ
phần Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi
trên nền ảnh vệ tinh.
Hình 6.4a: Phân bố các giá trị suất liều đo
được tại Bệnh viện Quảng Ngãi
Hình 6.4b: Phân bố các giá trị suất
liều đo được tại Bệnh viện Quảng
Ngãi trên nền ảnh vệ tinh.
Hình 6.5a: Phân bố các giá trị suất liều đo
được tại Công ty TNHH Công nghiệp nặng
Doosan Việt Nam
16
Hình 6.5b: Phân bố các giá trị suất
liều đo được tại Công ty TNHH Công
nghiệp nặng Doosan Việt Nam trên
nền ảnh vệ tinh.
Hình 6.6a: Phân bố các giá trị suất liều đo
được tại Trung tâm thí nghiệm và kiểm định
xây dựng
Hình 6.7a: Phân bố các giá trị suất liều đo
được tại Ban Quản lý dự án nhà máy lọc dầu
Dung Quất
Hình 6.6b: Phân bố các giá trị suất liều
đo được tại Trung tâm thí nghiệm và
kiểm định xây dựng trên nền ảnh vệ tinh.
Hình 6.7b: Phân bố các giá trị suất liều
đo được tại BQLDA NM lọc dầu Dung
Quất trên nền ảnh vệ tinh.
Biểu diễn suất liều theo mầu sắc
Suất liều ( µSv/giờ)
Mầu sắc hiển thị
0 – 0,3
0,3 – 3,116
3,116 – 5,116
5,116 – 7,616
7,616 – 10,116
Trong khuôn khổ Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ “: Nghiên cứu xây dựng kế
hoạch ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” năm 2012 - 2013, nhóm
khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố đã thu thập
17
được 2.615 số liệu về phông phóng xạ môi trường quanh các cơ sở có sử dụng nguồn
phóng xạ (trong thuyết minh là 700 điểm đo).
Từ các số liệu thu được về phông phóng xạ môi trường thu được có thể thấy, suất
liều bức xạ tại các khu vực này tương đối thấp, nằm trong dải từ 0,042 đến 0,243
Sv/h.
So sánh với phông phóng xạ tự nhiên trung bình trên thế giới (0,2 – 0,3 Sv/h)
thì mức phông phóng xạ tự nhiên tại Quảng Ngãi ở mức bình thường.
7. Thu thập số liệu, xây dựng bản đồ phông phóng xạ tự nhiên trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi xây dựng bản đồ phông phóng xạ tự nhiên
a) Bảng tổng hợp dữ liệu đo của các Huyện/Thành phố Quảng Ngãi
Giá trị
trung bình
(μSv/h)
Giá trị
Huyện Huyện Huyện Huyện
Đức
Sơn
Tư
Mộ
Phổ
Tịnh
Nghĩa
Đức
Huyện
Nghĩa
Hành
Huyện
Minh
Long
Huyện
Ba Tơ
Huyện
Bình
Sơn
0.107
0.098
0.085
0.090
0.072
0.072
0.089
0.075
0.037
0.029
0.036
0.037
0.037
0.041
0.033
0.021
0.213
0.245
0.221
0.274
0.173
0.168
0.219
0.188
4332
4786
3726
2247
3168
1561
3298
4387
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Số điểm đo
Huyện Huyện Huyện Huyện
Sơn
Sơn
Tây
Trà
Hà
Tây
Trà
Bồng
Giá trị
trung bình
(μSv/h)
Giá trị
Huyện
đảo Lý
Sơn
Thành phố
Quảng Ngãi
0.062
0.122
0.102
0.080
0.057
0.105
0.030
0.069
0.047
0.037
0.018
0.038
0.112
0.184
0.167
0.153
0.150
0.195
1320
1738
1488
1541
841
1293
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Số điểm đo
18
c) Lọc điểm đại diện để vẽ bản đồ trên nền bản đồ GIS tỉnh Quảng Ngãi
STT
Thành phố/Huyện
Số điểm đo
1
Ba Tơ
250
2
Bình Sơn
363
3
Đức Phổ
317
4
Lý Sơn
842
5
Minh Long
102
6
Mộ Đức
206
7
Nghĩa Hành
218
8
Sơn Hà
142
9
Sơn Tây
71
10
Sơn Tịnh
290
11
Tây Trà
101
12
Thành phố Quảng Ngãi
1240
13
Trà Bồng
81
14
Tư Nghĩa
277
Tổng cộng
4553
d) Bản đồ phóng xạ trên nền bản đồ GIS tỉnh Quảng Ngãi
Hình 7.1. Bản đồ phóng xạ môi trường trên nên bản đồ GIS tỉnh Quảng Ngãi
19
Từ các số liệu về phông phóng xạ tự nhiên thu được có thể thấy, suất liều bức xạ
tại khu vực thành phố Quảng Ngãi, các khu vực đông dân cư, tại các huyện trên địa
bàn tỉnh tương đối thấp, nằm trong dải từ 0,018 Sv/h đến 0,274 Sv/h.
So sánh với phông phóng xạ tự nhiên trung bình trên thế giới (0,2 – 0,3 Sv/h)
thì mức phông phóng xạ tự nhiên tại Quảng Ngãi ở mức bình thường.
8. Thu thập và phân tích nông độ nhân phóng xạ trong mỗi môi trường bao gồm
mẫu đất, mẫu không khí trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Đoàn khảo sát đã tiến hành lấy 21 mẫu đất bằng thiết bị lấy mẫu chuyên dụng.
Các mẫu được lấy từ mặt đất đến chiều sâu 30 cm so với mặt đất. Vị trí các điểm lấy
mẫu đất được thể hiện trên Hình 8.1 bởi các điểm màu xanh.
Đoàn khảo sát đã tiến hành lấy 14 mẫu khí và đo trực tiếp bằng máy Rad7. Ví trí
các điểm lấy mẫu khí được thể hiện trên hình 8.1 bởi các điểm mầu vàng.
Hình 8.1: Vị trí các điểm lấy mẫu đất và khảo sát nồng độ Radon trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi trên nền ảnh vệ tinh.
20
Bảng 8.1: Kết quả phân tích mẫu đất
Kết quả phân tích trong Bảng 8.1 cho thấy, hoạt độ riêng của các nhân phóng xạ
K-40, Urani và Thori trong các mẫu đất thu thập được tại các khu vực gần thành phố
Quảng Ngãi và các huyện trong địa bàn tỉnh có hoạt độ riêng tương đối thấp. Đối với
các mẫu này, hoạt độ riêng của K-40 trong dải từ 3,57 Bq/kg đến 1024,4 Bq/kg với giá
trị trung bình là 490,9 Bq/kg; hoạt độ riêng của Urani nằm trong dải từ 1,47 Bq/kg đến
188,16 Bq/kg với giá trị trung bình là 47,5 Bq/kg; hoạt độ riêng của Thori-232 trong
dải từ 2,96 Bq/kg đến 106,23 Bq/kg với giá trị trung bình 62,8 Bq/kg.
Trung bình hoạt độ riêng của Urani và Thori trong các mẫu đất của Việt Nam
tương ứng là 46,0 Bq/kg và 59,0 Bq/kg. Như vậy so với hoạt độ riêng của Urani và
Thori trong các mẫu đất của Việt Nam, hoạt độ riêng của Urani và Thori-232 trong các
mẫu đất thu thập được trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có giá trị lớn hơn một chút không
đáng kể.
21
Bảng 8.2: Kết quả phân tích mẫu khí radon
Các kết quả phân tích nồng độ khí phóng xạ Radon trong không khí cho thấy
lượng khí phóng xạ Randon trong không khí trên địa bàn tỉnh ở mức thấp và không có
bất thường. Đo khí radon sử dụng máy RAD7 là phương pháp đo nhanh để kiểm soát
phóng xạ radon tại 1 vị trí đặt máy đo.
Hàm lượng radon trong không khí thay đổi nhiều theo mùa, theo thời tiết và
theo thời gian trong ngày. Việc kiểm soát Radon cần phải kiểm soát liên tục trong thời
gian dài (3-6 tháng) thì sẽ có nhiều ý nghĩa hơn trong việc đánh giá liều Radon đối với
cộng đồng.
9. Tổ chức hội thảo khoa học
a) Hội thảo 1: Hội thảo đóng góp ý kiến hoàn thiện Bản kế hoạch ứng phó sự cố
bức xạ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Trung tâm HTKT đã phối hợp với Sở KHCN Quảng Ngãi tổ chức 01 buổi hội thảo xin
ý kiến đóng góp cho dự thảo Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh Quảng
Ngãi. Hội nghị có sự tham gia của nhiều Sở ngành liên quan đã được quy định trách
nhiệm trong bản Dự thảo. Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp tích cực của
các đại điểu.
b) Hội thảo 2: Hội thảo trước khi nghiệm thu đề tài
22
Để chuẩn bị cho nghiệm thu của đề tài, cơ quan chủ trì phối hợp với Sở KHCN
Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo trước nghiệm thu đề tài nhằm hoàn thiện tất cả các nội
dung của đề tài. Hội thảo cũng đã có nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu từ các
đơn vị và giúp cho cơ quan chủ trì hoàn thiện thêm các sản phẩm của đề tài.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trung tâm HTKT với năng lực chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, sự nỗ lực
của các cán bộ tham gia thực hiện đề tài cùng với sự phối hợp, cộng tác tích cực của
Phòng Quản lý công nghệ và Sở hữu trí tuệ; các phòng ban liên quan và sự ủng hộ, hỗ
trợ của Lãnh đạo Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi và các Sở, ban ngành liên quan, Trung
tâm Hỗ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố đã đảm bảo được nội dung nghiên
cứu và hoàn thành các sản phẩm theo mục tiêu của đề tài. (01 báo cáo tổng hợp, 01 Dự
thảo Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp tỉnh, các bản đồ dữ liệu phóng xạ,
các chuyên đề khác).
2. Kiến nghị
Để hoàn thiện, phát huy kết quả của Đề tài “Nghiên cứu xây dựng Kế hoạch
ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an
toàn bức xạ và ứng phó sự cố đề nghị Lãnh đạo Sở KHCN Quảng Ngãi triển khai thêm
một số nhiệm vụ trong năm 2014 và các năm tiếp theo:
-
Hoàn thiện thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh có công văn gửi Bộ Khoa học
và Công nghệ phê duyệt Kế hoạch phòng chống và ứng phó sự cố bức xạ, hạt
nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
-
Trang bị một số thiết bị, dụng cụ, phương tiện thiết yếu phục vụ công tác ứng
phó sự cố bức xạ, hạt nhân;
-
Xây dựng chương trình, tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân trong
năm 2014 với kịch bản đã được xây dựng và định kỳ hàng năm;
-
Tiếp tục xây dựng một số kịch bản và quy trình ứng phó sự cố đối với một số
tình huống khác (ứng phó sự cố vận chuyển nguồn phóng xạ từ biên giới vào
nội địa; ứng phó sự cố phát hiện hàng hóa bị nhiễm bẩn phóng xạ; ứng phó sự
cố nhiễm bẩn phóng xạ trong không khí do sự cố từ nhà máy điện hạt nhân
Trung Quốc và các nước trong khu vực gây ra,…);
-
Hàng năm thực hiện điều tra, khảo sát số liệu tại các khu vực bổ sung cho bản
đồ dữ liệu phóng xạ tỉnh Quảng Ngãi làm cơ sở cho công tác ứng phó sự cố;
-
Tổ chức đào tạo định kỳ hàng năm các kiến thức về an toàn bức xạ và ứng phó
sự cố cho lực lượng có trách nhiệm ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân của các Sở,
ngành trong tỉnh.
23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Báo cáo công tác an toàn bức xạ năm 2012 của Sở Khoa học và Công nghệ
Quảng Ngãi
2. Nghị định số 07/2010/NĐ-CP, ngày 25/01/2010, quy định chi tiết và hướng dẫn
thực hiện một số điều của Luật năng lượng nguyên tử.
3. Nghị định 71/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm hoạ, dịch bệnh nguy hiểm.
4. Kịch bản diễn tập ứng phó sự cố ở Hà nội, Lạng Sơn.
5. Luật Trưng mua, Trưng dụng tài sản, số 15/2008/QH12 ngày 03/08/2010.
6. Luật Năng lượng nguyên tử. Quốc hội thông qua ngày 03/06/2008.
7. Quyết định số 1360QĐ-UBND ngày 17/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng
Ngãi về việc phê duyệt triển khai thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công
nghệ năm 2012.
8. Thông tư số 24/2012/TT-BKHCN ngày 4/12/2012 của Bộ trưởng Bộ KHCN
hướng dẫn lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh và cấp cơ sở.
9. Văn bản quy định chức năng nhiệm vụ của một số Sở, ngành của Quảng Ngãi
trên Internet.
10. Website của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân:
11. Webiste của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi: :.vn
Tiếng Anh:
12. Arrangements for Preparedness for a Nuclear or Radiological, IAEA, Vienna,
2007.
13. Evironmental Protection Agency Radiological Emergency Response Plan,
2000.
14. Hazmat Plan, Austrailia, 2005
15. Generic procedures for assessment and response during a radiological
emergency, IAEA, Vienna, 2000.
16. Generic procedure for monitoring in a nuclear or radiological emergency,
IAEA, Vienna, 1999
17. Method for Developing Arrangements for Response to a Nuclear or
Radiological Emergency, IAEA, Vienna, 2003.
18. Manual for First Responsders to a Radiological Emergency, IAEA, Vienna,
2006.
24
19. Malaysian Emergency Response Plan for Radiological, Malaysia, 2010
20. National Radiological
Philippines, 2002.
Emergency
Preparedness
and
Response
Plan,
21. Preparation, Conduct and Evaluation of Exercises to Test Preparedness for a
Nuclear or Radiological Emergency, IAEA, Vienna, 2005.
22. Preparedness and Response for a Nuclear or Radiological Emergency, Safety
Report Series No.49, IAEA, Vienna, 2002.
23. Radiological emergency response independent study, USA, 1998.
24. Radiological Emergency Management, USA, 2000.
25. Tài liệu thu thập từ các chương trình đào tạo nước ngoài về ứng phó sự cố của
cán bộ Trung tâm HTKT ATBX&UPSC.
25