Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề thi thử đại học lần 1 năm 2015 2016 sở bắc ninh tham khảo (12)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.75 KB, 8 trang )

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Đề gồm có 02 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đền 4:
…. Các bậc cao niên ở phường Đình Bảng (Thị xã Từ Sơn) kể rằng xưa kia, bánh này được
coi là sản vật tiến vua vào những dịp lễ, Tết. Theo truyền thuyết, tên bánh phu thê bắt nguồn từ
sự tích vua Lý Anh Tông đi đánh giặc ngoại xâm, người vợ nơi quê nhà mòn mỏi nhớ thương
chồng nên đã dành tâm huyết làm chiếc bánh gửi cho chồng những mong gửi gắm nghĩa tình
chung thủy. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng nên đặt tên là bánh phu thê. Cũng
từ đó bánh phu thê trở thành một đặc sản của vùng quê Đình Bảng.
Từ tỉnh lộ 295 B vào khu di tích Đền Đô lúc nào cũng tấp nập các cửa hàng bán bánh
phu thê phục vụ nhu cầu khách du lịch đến thăm mảnh đất phát vương triều Lý. Chị Nguyễn
Thị Thu, một người bán hàng ở đây cho biết: "Trải qua bao nhiêu năm tháng, nhưng hương vị
của bánh phu thê không hề thay đổi. Công đoạn làm bánh rất phức tạp, đòi hỏi người làm bánh
phải dày công và nhào nặn. Trong đó, Khâu làm bột bánh là quan trong nhất. Chúng tôi phải
chọn loại gạo nếp cái hoa vàng, hạt mẩy chắc để làm bột bánh. Gạo đem vo sạch, để ráo nước,
dùng cối giã nhuyễn, rồi lọc lấy tinh bột. Tinh bột sau đó phải phơi khô 12 đến 15 ngày mới có
thể đem làm bánh. Nhân bánh làm bằng đậu xanh nấu chín, giã nhuyễn xào với đường, cùi dừa
và mứt sen. Bánh được gói bằng lá chuối luộc chín và lá dong".
Bánh phu thê có màu vàng trong suốt, mùi thơm thoang thoảng, dịu ngọt, thưởng thức
bánh phu thê một lần sẽ không thể quên được hương vị ngọt ngào từ gạo nếp cùng với độ béo
ngậy của đậu xanh, dừa, hạt sen.... Toàn phường Đình Bảng hiện có hơn 100 cơ sở sản xuất
bánh phu thê. Ở họ, tình yêu nghề, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa ẩm thực truyền


thống của địa phương vẫn ngày ngày tỏa ngát hương.
“Phu thê” có nghĩa là vợ chồng, bởi vậy bánh thường được bán thành cặp, là món ăn
mang đậm dấu ấn phong tục, đồng thời cũng là lễ vật của người dân Kinh Bắc tượng trưng cho
tình yêu thủy chung của đôi lứa. Bởi vậy, ở mỗi đám cưới hỏi, người ta dễ dàng bắt gặp những
chiếc bánh phu thê trang trọng, hiền hòa mang nét riêng của văn hóa miền Quan họ.
(Theo Đông Bích – BaoBacNinh.com.vn)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là gì?
Câu 2: Theo tác giả, bánh phu thê tượng trưng cho điều gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy đặt nhan đề cho văn bản
Câu 4: Văn bản đã gợi cho anh (chị) tình cảm và suy nghĩ gì về nét đẹp văn hóa quê hương?
(trình bày khoảng 5 – 7 dòng).
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến 8
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
1/2


Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Nhỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Lũ chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm, theo Mẹ của nhà thơ, NXB Phụ nữ, 2008)
Câu 5: Bài thơ viết theo thể thơ gì?
Câu 6: Trong bài thơ, từ “quả” nào mang nghĩa tả thực? Từ “quả” nào mang nghĩa biểu tượng?

Câu 7: Nêu và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ :
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh
Câu 8: Suy nghĩ, cảm xúc nào của nhà thơ về mẹ để lại ấn tượng sâu đậm nhất với anh (chị)?
(trình bày khoảng 5 – 7 dòng)?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm):
Người Bungari có câu: "Khi ta tặng bạn hoa hồng, tay ta còn vương mãi mùi hương".
Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên?
Câu 2: (4,0 điểm)
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, khi con tàu đã rời ga phố huyện, nhà văn Thạch Lam
viết:
“Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo.
Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên,
khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc
chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”.
(trích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam, Ngữ văn 11, tập một,
Nhà xuất bản Giáo dục 2007, trang 100)
Bằng hiểu biết về truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, anh (chị) hãy phân tích đoạn văn trên, từ
đó nêu chủ đề của tác phẩm và nhận xét giọng văn của Thạch Lam.

------------------ Hết -----------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:............................................................. Số báo danh:....................

2/2


SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

(Đáp án gồm có 06 trang)

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11

PHẦN

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
*) Yêu cầu chung:
- Thí sinh cần thể hiện năng lực đọc - hiểu văn bản.
- Đề chỉ yêu cầu đọc - hiểu một số khía cạnh của đoạn văn bản. Cảm nhận
của học sinh có thể phong phú nhưng cần nắm bắt được yêu cầu của câu
hỏi và vận dụng vào tình huống thực tế.
*) Yêu cầu cụ thể:
Câu 1: Đoạn văn bản viết theo phương thức biểu đạt chính: thuyết minh
0,25
Câu 2: Theo tác giả, bánh phu thê tượng trưng cho tình yêu chung thủy của 0,25
đôi lứa
I. PHẦN
Câu 3: Nhan đề: Bánh phu thê làng Đình Bảng
0,5
ĐỌC
(thí sinh có thể đặt nhan đề khác nhưng cần hợp lí)
HIỂU
Câu 4: Bày tỏ tình cảm, suy nghĩ chân thành, sâu sắc về nét đẹp văn hóa
0,5

(3,0
quê hương
điểm):
Câu 5: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do)
0,25
Câu 6: Trong bài thơ, từ “quả” ở câu 1 Những mùa quả mẹ tôi hái được,
0,25
câu 3 Những mùa quả lặn rồi lại mọc mang nghĩa tả thực. Từ “quả” ở câu 9
Lũ chúng tôi một thứ quả trên đời, câu 12 Mình vẫn còn một thứ quả non
xanh mang nghĩa biểu tượng.
Câu 7: Trong hai câu thơ “Tôi hoảng sợ …. thứ quả non xanh” tác giả sử
0,25
dụng phép tu từ ẩn dụ ở hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi”, “thứ quả non xanh”.
Tác dụng: cho thấy sự lo lắng, trăn trở của người con về một ngày mẹ già
0,25
yếu mà mình chưa thể thành đạt, lớn khôn.
Câu 8: Trong những suy nghĩ, cảm xúc của nhà thơ, thí sinh lựa chọn và ghi 0,5
lại một cách chân thành, sáng rõ điều làm mình ấn tượng sâu đậm nhất.
II.
II. PHẦN LÀM VĂN
PHẦN
Câu 1: (3,0 điểm):
LÀM
Người Bungari có câu: "Khi ta tặng bạn hoa hồng, tay ta còn
VĂN
vương mãi mùi hương".
(7,0
Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị)
điểm)
về câu nói trên?

*) Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch
1/6


lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và
căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ ý kiến của mình, nhưng phải có thái độ
chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
*) Yêu cầu cụ thể: Giám khảo có thể tham khảo gợi ý sau:
1. Giải thích
a) Giải thích từ ngữ (0,25 điểm)
0,5
- Hoa hồng: biểu tượng cho cái đẹp và những giá trị tinh thần của con người
(niềm vui, hạnh phúc.. .)
- Khi ta tặng hoa hồng cho ai đó: có nghĩa là ta mang đến cho người đó niềm
vui, hạnh phúc…
- Tay ta còn vương mãi mùi hương: niềm vui không mất đi mà sẽ còn đọng
mãi bên ta
b) Giải thích ý nghĩa câu nói: (0,25 điểm)
Câu nói của người Bungari có nghĩa: Khi chúng ta trao tặng cho người
khác những điều tốt đẹp thì bản thân ta cũng sẽ tự cảm thấy hạnh phúc. Đó là
giá trị đích thực của sự mở lòng và yêu thương giữa người với người.
2. Bình luận:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu nói
2,0
- Thông thường, chúng ta vẫn cho rằng muốn được hạnh phúc thì trước hết,
mình phải tạo cho bản thân niềm vui trong đời sống vật chất lẫn tinh thần,
nhưng thực ra, khi làm ngược lại, nghĩa là làm cho người khác được vui, thì

mình cũng sẽ hạnh phúc.
Sự thật là, khi ta tìm cách mang lại niềm vui cho người khác, thì niềm vui
mà ta cảm nhận được đã tự nhân đôi.
- (Dẫn chứng thực tế : Không nhất thiết phải tặng người khác những món quà
đắt tiền hay phải bỏ ra quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui
cho người khác. Có rất nhiều cách để khiến cho người khác cảm thấy vui. Một
lời chào buổi sáng, một nụ cười thân thiện, một cử chỉ giúp đỡ người nghèo,
nhường ghế xe buýt cho người già, hay tham gia làm việc tình nguyện tại trại
trẻ khuyết tật ....)
- Trong cuộc sống công nghiệp hiện đại và bận rộn ngày nay, đôi khi con
người trở nên ích kỉ, bon chen, quan tâm đến những giá trị vật chất mà bỏ
quên những giá trị tinh thần, tính toán thiệt hơn khi đem “hoa hồng” đi tặng
cho người khác. Đó là một thực tế đáng buồn mà mỗi người cần tìm cách loại
bỏ.
- Sự chia sẻ niềm vui và hạnh phúc với mọi người chính là biểu hiện của một
ứng xử văn hóa tốt đẹp, của một tinh thần vì cộng đồng. Khi “hoa hồng” được
trao tặng bởi nhiều người, ở nhiều nơi, cuộc sống sẽ trở nên ngát hương.
3. Bài học nhận thức và hành động
0,5
- Rút ra bài học về sự yêu thương, mở lòng, quan tâm đến người khác; trao đi
2/6


cũng có nghĩa là đã nhận về.
- Sự trao tặng trong cuộc sông có thể bắt đầu từ những cử chỉ quan tâm rất
nhỏ dành cho những người sống quanh ta. Cần tránh xa lối sống ích kỉ, chỉ
khư khư giữ cho riêng mình.
Câu 2:
4,0
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, khi con tàu đã rời ga phố huyện,

nhà văn Thạch Lam viết:
“Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ
và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế
giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và
ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê,
và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”.
(trích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam, Ngữ
văn 11, tập một,
Nhà xuất bản Giáo dục 2007, trang 100)
Bằng hiểu biết về truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, anh (chị) hãy phân
tích đoạn văn trên, từ đó nêu chủ đề của tác phẩm và nhận xét giọng văn
của Thạch Lam.
*) Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, thể hiện năng lực cảm thụ văn học
tốt, lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu.
- Thi sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo
yêu cầu về kiến thức
- Khuyến khích và đánh giá cao những bài viết có tinh sáng tạo, thể hiện khả
năng cảm thụ tinh tế, có phát hiện mới.
*) Yêu cầu cụ thể: Giám khảo có thể tham khảo gợi ý sau:
1. Đặt vấn đề
0,25
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Thạch Lam (1910 – 1942) là cây bút viết truyện ngắn tài hoa xuất sắc của
dòng văn học sôi động đa giọng điệu những năm 1930 -1945. Truyện Thạch
Lam mang một phong cách riêng: trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu sắc.
+ “Hai đứa trẻ” rút từ tập “Nắng trong vườn” (1938) là một trong những
truyện ngắn hay, tiêu biểu cho khuynh hướng tư tưởng và bút pháp Thạch

Lam.
- Giới thiệu và trích dẫn đoạn văn:
Đọc “Hai đứa trẻ”, người đọc không thể quên cảnh chị em Liên và An
đêm nào cũng cố thức đợi chuyến tàu từ Hà Nội về dù con tàu chỉ xuất hiện
trong khoảnh khắc rồi vụt biến vào đêm tối. Khi tàu đã rời ga phố huyện, nhà
văn viết: “Liên lặng theo mơ tưởng….mênh mang và yên lặng”.
3/6


2. Triển khai vấn đề
2,5
2.1. Phân tích đoạn văn
a) Về vị trí: (0,5 điểm)
Đoạn văn trên nằm ở phần cuối của cảnh đợi tàu. Ngày nào cũng là
0,5
con tàu ấy đi qua, nhưng sự háo hức và mới lạ ở chị em Liên không hề thay
đổi. Khi tàu chưa tới, Liên đã đánh thức em dậy, hai chị em cầm tay nhau lặng
người ngắm đoàn tàu vụt qua, với các toa đèn sáng trưng, rầm rộ lao đi rồi
khuất nhanh vào vào bóng tối. Khi cái chấm nhỏ trên toa xe cuối cùng đã “xa
xa mãi sau rặng tre”, hai đứa trẻ vẫn còn nhìn theo mãi. Để rồi “Liên lặng theo
mơ tưởng…”
b) Dòng tâm trạng của Liên (1,5 điểm)
1,5
- “Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và
huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua.
+ Một chữ “lặng” mà nói được bao điều buồn vui lẫn lộn của cô gái, diễn tả
đúng tâm trạng của con người vừa được một cái gì lại mất đi ngay cái đó.
+ Đoàn tàu đã đi khuất, hiện thực trước mắt không còn nữa dù hiện thực đó
chỉ có giá trị như một ước mơ. Liên chỉ còn biết mơ tưởng về một “Hà Nội xa
xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”. Đó là Hà Nội trong kí ức tuổi

thơ, Hà Nội của những kỉ niệm mà bấy lâu nay Liên khao khát muốn được
sống lại dù chỉ trong khoảnh khắc.
+ “con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua” thế giới của đô thành
sôi động, sầm uất, vang dội đủ thứ âm thanh của cuộc sống . Thế giới đó Liên
chỉ có thể tìm thấy trong “mơ tưởng” của mình.
- Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của
chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của
đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng:
+ Nhưng cả “Hà Nội xa xăm”, cả “con tàu đi qua phố huyện” - tất cả đều chỉ
là ước mơ của cô bé tội nghiệp.
+ Cuối cùng thì dòng mơ tưởng ấy lại quay về với hiện thực mà Liên đang
sống, quay về với “vầng sáng ngọn đèn của chị Tí” và “ánh lửa của bác Siêu”.
Khác hẳn với ánh sáng nơi kinh thành, đây chỉ là vầng sáng leo lét của ngọn
đèn con trên chõng hàng chị Tí và ánh lửa yếu ớt trong bếp lửa bác Siêu chỉ
chiếu sáng một vùng đất nhỏ, còn xung quanh thì bóng tối vẫn bao phủ kín
mít. Cái vầng sáng và ánh lửa của những con người nhỏ bé tội nghiệp sống
lầm lũi nơi phố huyện không đẩy lùi được bóng tối đang bủa vây và đè nặng
lên cuộc đời của họ. Và đó cũng là cuộc sống hiện tại của hai chị em Liên,
một cuộc sông đơn điệu đến nhàm chán, ngưng đọng như không thể phát triển
được.
=> Trong dòng tâm trạng của Liên đã có sự đối lập giữa hai thế giới, giữa
bóng tối và ánh sáng, giữa hiện thực và ước mơ
4/6


.c) Ý nghĩa của đoạn văn (0,5 điểm)
0,5
- Dòng tâm trạng của Liên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Dù con tàu chỉ
mang “một chút thế giới khác đi qua”, nhưng “một chút” ấy cũng đủ để an ủi
và thỏa mãn sự chờ đợi, khát khao của Liên và An mỗi tối. “Một chút” Hà Nội

xa xăm ấy đủ để thắp sáng những mơ tưởng trong Liên. Chừng nào con người
còn ước mơ đổi thay cuộc sống thì chừng đó cuộc sống còn đẹp và con người
còn đáng được trân trọng.
- Đoạn văn cũng tô đậm hiện thực đầy bóng tối “mênh mang và yên lặng”, khi
nhắc lại hai hình ảnh ám ảnh của vầng sáng ngọn đèn chị Tí và ánh lửa bác
Siêu. Không phải kí ức rực rỡ về Hà Nội mà chính hiện thực tối tăm mới là
điểm kết cho dòng suy nghĩ của Liên khi đoàn tàu đã đi qua. Cuộc sống của
những kiếp người nhỏ bé tội nghiệp trong xã hội cũ chưa dễ gì đổi thay ở thời
điểm bấy giờ (1938)
=> Đoạn văn thể hiện tinh thần nhân đạo của Thạch Lam.
2.2. Nêu chủ đề của tác phẩm và nhận xét giọng văn của Thạch Lam
a) Chủ đề của tác phẩm (0,5 điểm)
0,5
Đoạn văn có thể xem như sự cô đúc chủ đề của tác phẩm, ở đây có
hiện thực và ước mơ, có bóng tối và ánh sáng, có hai thế giới trái ngược nhau
với những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: “Hà Nội sáng rực vui
vẻ và huyên náo” đối lập với “vầng sáng ngọn đèn của chị Tí”, “ánh lửa của
bác Siêu” và “đêm tối nơi phố huyện”. Tất cả đã cho ta thấy rõ chủ đề của
truyện.
- “Hai đứa trẻ” đã vẽ nên bức tranh của bóng tối và những con người chìm
trong bóng tối – những kiếp sống quẩn quanh cơ cực nơi phố huyện nghèo
trước Cách mạng tháng Tám của mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác
Xẩm, cụ thi Điên hay chị em Liên….. “Chừng ấy người trong bóng tối mong
đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
- Thạch Lam đã vẽ bức tranh hiện thực đó bằng cả tấm lòng thương cảm sâu
xa cũng như sự nâng niu trân trọng ước mơ đổi đời tuy còn mơ hồ của những
kiếp người khốn khổ.
b) Giọng văn của Thạch Lam (0,5 điểm)
0,5
Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam giống như một bài thơ trữ tình hấp

dẫn bởi văn phong trong sáng, giản dị và một giọng điệu thủ thỉ tâm tình,
điềm đạm mà thâm trầm sâu lắng.
Trải suốt truyện “hai đứa trẻ” là giọng văn như thế: chậm rãi, tâm tình
nhẹ nhàng để gợi mở trong tâm hồn người đọc những rung động êm dịu tinh
tế chứa chan tình người, tình đời. Giọng điệu đó thấm đượm trong những đoạn
văn miêu tả cảnh chiều xuống, lúc đêm về, hay ngay cả cảnh khi đoàn tàu –
hoạt động mạnh mẽ nhất trong ngày nơi phố huyện – đi qua.
Trong đoạn văn trên cũng vậy. Đoạn văn diễn tả dòng mơ tưởng của
Liên giống như một đoạn phim quay chậm. Những câu văn nhịp nhàng, vừa
5/6


lan tỏa vừa lắng sâu. Dòng mơ tưởng của nhân vật hiện lên theo từng câu văn,
không ồn ào, bay bướm, mà nhỏ nhẹ, lắng đọng và có gì như mờ ảo, xa xôi,
không thật rõ nét. Hà Nội xa xăm, một chút thế giới khác đi qua, rồi vầng sáng
ngọn đèn chị Tí và ánh lửa bác Siêu, và cuối cùng là đêm tối bao bọc chung
quanh, đồng ruộng mênh mang và yên lặng. Những hình ảnh đó cứ nối tiếp
nhau nhịp nhàng như những gợn sóng khiến câu văn Thạch Lam lúc nhẹ
nhàng lan tỏa, lúc dồn nén lắng sâu để lại nhiều dư vị trong người đọc.
Giọng văn ấy là nét riêng, là phong cách, là cái “tạng” của ngòi bút
Thạch Lam. Nhưng xét cho cùng, giọng văn ấy bắt nguồn từ tấm lòng nhân
hậu cao cả của ông, khiến cho tác phẩm của nhà văn lãng mạn này sống mãi
với chúng ta bằng những dư vị ấm áp của tình người, tình dời trong một xã
hội khổ đau, bất hạnh.
3. Kết thúc vấn đề
0,25
- Đoạn văn rút từ tác phẩm “Hai đứa trẻ”, bắt đầu bằng cái “lặng” người mơ
tưởng của nhân vật, và kết thúc bằng khoảng “lặng” của không gian cảnh vật
xung quanh.
- Đoạn văn ngắn gọn nhưng đã bộc lộ được giá trị tư tưởng và đặc điểm văn

phong Thạch Lam.

- HẾT -

6/6



×