Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử đại học lần 1 năm 2015 2016 sở bắc ninh tham khảo (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.84 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC – LỚP 10
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Mã đề 132

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
A. TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1. (2đ) Gen là gì? Kể tên một vài loại gen? Hãy phân biệt cấu trúc của gen ở sinh vật nhân sơ và sinh
vật nhân thực ?
Câu 2. (1,5đ) Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao sự tổng hợp mạch mới lại liên tục trên một mạch và
gián đoạn trên mạch kia? Nêu vai trò của các enzim tham gia vào quá trình nhân đôi ADN ở E. coli?
Câu 3. (2,5đ) Cho biết các phân tử ARN vận chuyển (tARN) có bộ ba đối mã mang axit amin tương ứng
như sau:
Glixin: XXA
Alanin: XGG
Valin: XAA
Xistêin: AXA
Lizin: UUU
lơxin: AAX
Prôlin: GGG
Khi giải mã, tổng hợp một phân tử prôtêin hoàn chỉnh đã cần đến 10 glixin, 20 alanin, 30 valin, 40
xistêin, 50 lizin, 60 lơxin và 70 prôlin.
1. Tính chiều dài của gen điều khiển việc tổng hợp phân tử prôtêin hoàn chỉnh đó.
2. Khi gen sao mã 5 lần đã cần số lượng từng loại ribônuclêôtit của môi trường nội bào bằng bao
nhiêu? Không tính mã mở đầu và mã kết thúc.


3. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen? Biết rằng trên phân tử ARN thông tin (mARN), mã mở
đầu là AUG và mã kết thúc là UGA.
B. TRẮC NGHIỆM (4đ)
Câu 1: Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A/G = 2, khi tự nhân đôi 2 lần liên tiếp sẽ có số liên kết hyđrô bị hủy là :
A. 10500
B. 51000
C. 15000
D. 50100
Câu 2: Nội dung của quá trình phiên mã là :
A. Tổng hợp ARN từ gen tương ứng.
B. Sao mạch bổ sung thành mARN.
C. Sao y nguyên mã gốc.
D. Chuyển mã thành trình tự axit amin.
o
Câu 3: Một mARN có chiều dài 1224 A . Trên phân tử ARN này có 1 bộ ba mở đầu và 3 bộ ba có khả
năng kết thúc dịch mã: bộ ba UAA nằm cách bộ ba mở đầu 26 bộ ba; bộ ba UGA nằm cách bộ ba mở đầu
39 bộ ba; bộ ba UAG nằm cách bộ ba mở đầu 68 bộ ba. Chuỗi polipeptit do phân tử mARN này quy định
tổng hợp có số axit amin là:
A. 68
B. 39
C. 27
D. 26
Câu 4: Gọi số lượng từng loại đơn phân của gen ở vi khuẩn là A, T, G, X và của ARN tương ứng là a, u,
g, x. Biểu thức sai là :
A. G = X ; A = T
B. a = u ; g = x
C. a + u = A ; g + x = G
D. A + G = a + u + g + x
Câu 5: Một mạch đơn của gen gồm 60 A, 30 T, 120 G, 80 X, thì tự sao một lần sẽ cần:
A. A = T = 180; G = X = 120

B. A = T = 120; G = X = 180
C. A = T = 90; G = X = 200
D. A = T = 200; G = X = 90
Câu 6: Gen có chiều dài 0,2856 m. Trên một mạch đơn của gen có tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit là T = G
= 3A = X. Số lượng nuclêôtit thuộc mỗi loại của gen trên là :
A. A = T = 504; G = X = 336
C. A = T = G = X = 420

B. A = T = 294; G = X = 546
D. A = T = 336; G = X = 504
Trang 1/2 - Mã đề thi 132


Câu 7: Trong quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi polipeptit, loại tARN có bộ ba đối mã nào sau đây sẽ
được sử dụng đầu tiên để vận chuyển axit amin tiến vào tiểu phần bé của ribôxôm ?
A. tARN có bộ ba đối mã 5’UAX3’
B. tARN có bộ ba đối mã 3’GUA5’
C. tARN có bộ ba đối mã 3’AUG5’
D. tARN có bộ ba đối mã 5’XAU3’
Câu 8: Mã di truyền có tính phổ biến vì:
A. Mỗi loài đều có một bộ mã đặc trưng.
B. Có bộ mã kết thúc và bộ mã mở đầu giống nhau.
C. Nhiều bộ mã đều mã hóa cho một axit amin.
D. Các loài sinh vật đều sử dụng một bộ mã như nhau.
Câu 9: Điều kiện cần và đủ quy định tính đặc trưng về cấu trúc hóa học của gen là:
A. Số lượng các loại nuclêôtit.
B. Thành phần các loại nuclêôtit.
C. Trật tự phân bố các loại nuclêôtit.
D. Khối lượng phân tử của gen.
Câu 10: Có thể gọi mARN là

A. Bản đối mã.
B. Bản phiên mã.
C. Bản dịch mã.
D. Bản mã gốc.
Câu 11: Pôlixôm có ý nghĩa là :
A. Tăng hiệu suất phiên mã.
B. Tổng hợp nhiều prôtêin.
C. Cùng phiên mã 1 mARN.
D. Tăng hiệu suất giải mã.
Câu 12: Mã di truyền có tính thoái hóa thể hiện ở chỗ
A. Một bộ ba mã hóa cho một axit amin.
B. Nhiều bộ ba mã hóa cho cùng một loại axit amin.
C. Có những bộ ba không mã hóa cho axit amin nào.
D. Một bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin.
Câu 13: Cơ chế tổng hợp ADN diễn ra theo nguyên tắc
A. Khuôn mẫu, bán bảo toàn.
B. Bổ sung, bảo toàn.
C. Khuôn mẫu, bảo toàn.
D. Khuôn mẫu, gián đoạn.
Câu 14: Thứ tự đúng của quá trình dịch mã là :
A. Hoạt hóa  mở đầu  kéo dài  kết thúc.
B. Hoạt hóa  kéo dài  mở đầu  kết thúc.
C. Mở đầu  kéo dài  hoạt hóa  kết thúc.
D. Mở đầu hoạt hóa  kéo dài  kết thúc.
Câu 15: Bộ ba mã hóa nào sau đây là bộ ba kết thúc trên phân tử ARN?
A. UAU
B. UGU
C. UGA
D. UXA
Câu 16: Một phân tử mARN trưởng thành có 1500 ribônuclêôtit được 5 ribôxôm tham gia dịch mã thì số

phân tử nước được giải phóng khi tổng hợp xong chuỗi pôlipeptit là :
A. 1494
B. 6000
C. 7500
D. 2490
Câu 17: Liên kết peptit đầu tiên trong dịch mã xuất hiện giữa:
A. Axit amin mở đầu và axit amin thứ nhất.
B. Mêtiônin và axit amin thứ nhất.
C. Axit amin thứ nhất và axit amin thứ hai.
D. Axit amin thứ nhất và axit amin thứ hai.
Câu 18: Tính liên tục của mã di truyền biểu hiện ở
A. Mọi loài sinh vật đều chung một bộ mã.
B. Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nên nhau.
C. Một bộ ba chỉ mã hóa một loại axit amin.
D. Một axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
Câu 19: Một mARN trưởng thành dài 5100 Ao sẽ mã hóa cho chuỗi pôlipeptit có số axit amin (không kể
axit amin mở đầu) là :
A. 499
B. 500
C. 498
D. 502
Câu 20: Ở tế bào nhân thực, các prôtêin mới được tổng hợp ra đều:
A. Luôn có foocmin mêtiônin ở vị trí đầu tiên.
B. Có mêtiônin ở đầu, sau bị cắt bỏ.
C. Có foocmin mêtiônin ở đầu, sau bị cắt bỏ.
D. Luôn có mêtiônin ở vị trí đầu tiên.
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------


Trang 2/2 - Mã đề thi 132


SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

ĐÁP ÁN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC – LỚP 10

A. TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1
Gen là gì?

Đáp án

Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho
một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
Kể tên một vài loại gen
Gen có nhiều loại như gen cấu trúc, gen điều hòa…
+ gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm
tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào.
+ Gen điều hòa là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt
động của các gen khác
Phân biệt cấu trúc của gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực
Ở sinh vật nhân sơ các gen có vùng mã hóa liên tục (gen không
phân mảnh), còn ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không
liên tục gồm các đoạn mã hóa axit amin (êxôn) xen kẽ các đoạn
không mã hóa axit amin (intron)(gen phân mảnh).


Điểm
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ

Câu 2
Đáp án
Điểm
Trong quá trình nhân đôi ADN sự tổng hợp mạch mới lại liên tục trên một mạch
và gián đoạn trên mạch kia vì
ADN – polimezara chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’, nên trên
0.5đ
mạch khuôn 3’- 5’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục; còn mạch khuôn
5’- 3’, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn
(đoạn Okazaki). Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ
enzim nối.
Vai trò của các enzim tham gia vào quá trình nhân đôi ADN ở E. coli
Các enzim cơ bản tham gia vào quá trình nhân đôi ADN ở E. coli gồm:
0.25đ
+ Enzim tháo xoắn: Làm phân tử ADN sợi kép dãn xoắn tạo chạc sao chép
hình chữ Y, sẵn sàng cho quá trình nhân đôi ADN; các enzim này đồng
thời có vai trò đóng xoắn phân tử ADN sợi kép sau quá trình sao chép.
+ Enzim ARN pôlimeraza : tổng hợp đoạn mồi cần cho sự khởi đầu quá
0.25đ
trình nhân đôi ADN
+ Enzim ADN pôlimeraza: enzim thực hiện quá trình nhân đôi ADN.
0.25đ
+ Enzim ADN ligaza: nối các đoạn Okazaki trên mạch ADN được tổng
0.25đ

hợp gián đoạn để hình thành nên mạch ADN mới hoàn chỉnh.

1/3


Câu 3
Đáp án
Điểm
1.Chiều dài của gen
(10+20+30+40+50+60+70+2).3.3,4 = 2876,4 Ao
0.5đ
2. Gen sao mã 5 lần đã cần số lượng từng loại ribônuclêôtit của môi trường nội
bào
Axit amin
10 glixin
20 alanin
30 valin
40 xistêin
50 lizin
60 lơxin
70 prôlin

Các bộ ba đối mã
10 A
40G
60 A
80 A
150U
120A
210G


Tổng

270A

20 X
20 X
30 X
40 X

Các bộ ba mã sao
10 U
40X
60 U
80 U

20 G
20G
30G
40 G

150A
60 X

150U 250G 170X

120 U

60 G
210X


270U

150A

250X

170G


Uraxin = 270 x 5 = 1350 ribônuclêôtit
Ađênin = 150 x 5 = 750 ribônuclêôtit
Xitôrin = 250 x 5 = 1250 ribônuclêôtit
Guanin = 170 x 5 = 850 ribônuclêôtit
3. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen
Số lượng từng loại ribônuclêôtit của mARN trên là
U = 270 + 2 = 272
A = 150 + 2 = 152
X = 250
G = 170 + 2 = 172
Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của gen trên là:
A=T = Am + Um = 272 + 152 = 424 nuclêôtit
G=X = Gm + Xm = 250 + 172 = 422 nuclêôtit

2/3

0,5đ

0,5đ



B. TRẮC NGHIỆM (4đ)
Mỗi câu đúng 0,2đ
CÂU

MÃ ĐỀ
132

209

357

485

1

A

B

B

C

2

A

D


C

D

3

C

B

B

D

4

B

C

B

C

5

C

C


C

C

6

D

B

A

B

7

D

A

D

A

8

D

D


A

A

9

C

D

A

D

10

B

A

D

A

11

D

C


D

B

12

B

A

C

B

13

A

A

B

D

14

A

B


D

B

15

C

D

A

A

16

D

A

C

B

17

A

C


C

C

18

B

C

B

A

19

C

B

A

D

20

B

D


D

C

3/3



×