Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi thử đại học lần 1 năm 2015 2016 sở bắc ninh tham khảo (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.54 KB, 3 trang )

1
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Đề có 01 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN : LỊCH SỬ - LỚP : 10.
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1(2,0 điểm).
Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm
phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước ? Đặc điểm kinh tế của các vùng này là
gì ?
Câu 2(2,0 điểm).
Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào ? Nêu vai trò của nông dân
công xã trong xã hội đó.
Câu 3(3,0 điểm).
Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã phát triển như thế nào ? Tại sao thời cổ đại
Hi Lạp và Rô-ma có thể phát triển văn hóa được như thế ?
Câu 3(3,0 điểm).
Sự thịnh trị của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện
trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa như thế nào ?

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh :............................................................Số báo danh : ...................

1


2


SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Hướng dẫn chấm – thang điểm có 02. trang)

Câu

1
(2,0
điểm)

2
(2,0
điểm)

3
(3,0
điểm)

2

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN : LỊCH SỬ LỚP :10

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có
thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước ? Đặc điểm
kinh tế của các vùng này là gì ?

a. Cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á,
châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp
và nhà nước là do ở đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi:
đồng bằng ven sông rộng, đất đai phù sa màu mỡ dễ canh
tác, gần nguồn nước tưới, có khí hậu ấm nóng( trừ Trung
Quốc) thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.
b. Đặc điểm kinh tế của các vùng này chủ yếu là nghề
nông, lấy nghề nông làm gốc, ngoài ra còn kết hợp nuôi gia
súc, làm đồ gốm, dệt vải…
Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào ? Nêu vai trò của
nông dân công xã trong xã hội đó.
a. Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp:
- Quý tộc.
- Nông dân công xã.
- Nô lệ.
b. Vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại
phương Đông.
- Nông dân công xã là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to
lớn trong sản xuất. Họ phải nhận ruộng ở công xã để canh
tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và
làm không công cho quý tộc.
Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã phát triển như thế nào ? Tại sao
thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma có thể phát triển văn hóa được như thế ?
a. Sự phát triển của văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma
* Lịch và chữ viết
- Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đó tính được lịch
một năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần
lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa
thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.
- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,…

và “số La Mã” dùng để đánh các đề mục lớn.
- ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: Đây là cống
hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh
nhân loại.
* Sự ra đời của khoa học
- Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở


3

thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới
trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực
hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho
ngành khoa học đó.
- Toán: Ta-lét, Pi-ta-go….
- Vật lý: ác-si-mét…
*. Văn học
- Chủ yếu là kịch. Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô
phốc, Ê-sin ...
- Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có
tính nhân đạo sâu sắc.
*Nghệ thuật
- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến
đỉnh cao…
b. Thời cổ đại, Hi Lạp và Rô-ma có thể phát triển văn
hoá được như thế là do:
- Ra đời sau nên được kế thừa và phát huy những thành
tựu của người Phương Đông cổ đại.
- Nền kinh tế công thương nghiệp phát triển tạo điều
kiện cho văn hoá phát triển.

- Thể chế dân chủ, sự tiếp xúc với biển là cơ sở để họ
đạt tới trình độ sáng tạo văn hoá cao hơn thời trước.
Sự thịnh trị của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường được
biểu hiện trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa như thế nào ?
a. Về kinh tế
- Nông nghiệp: chính sách quân điền, áp dụng kỹ thuật
canh tác mới, chọn giống,... dẫn tới năng suất tăng.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt: có
các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền…
 Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều
đại trước.
4
b. Về chính trị
(3,0 điểm - Từng bước hoàn thiện chính quyền từ TW xuống địa
phương, có thêm chức Tiết độ sứ trấn ải miền biên cương.
- Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (bên cạnh cử con em
thân tín xuống các địa phương).
- Tiếp tục chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ.
c. Về văn hoá
- Phật giáo thịnh hành nhất dưới thời Đường, cử các nhà sư
sang ấn Độ lấy kinh phật…
- Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với những nhà thơ
nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ….
........................Hết………………………..

3




×