Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi thử đại học lần 1 năm 2015 2016 sở bắc ninh tham khảo (6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.95 KB, 6 trang )

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: Ngữ Văn LỚP: 10
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề )

Phần I: Đọc hiểu: (3,0 điểm):
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“ Đời truyền nơi đó là đất Dạ Sơn, xã Cao Xá, phủ Diễn Châu. Quân Đà kéo tới đấy
không thấy bóng vết gì, chỉ còn lại xác Mị Châu. Trọng Thủy ôm xác Mị Châu đem về táng
ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Mị Châu đã chết, Trọng Thủy thương tiếc khôn
cùng, khi đi tắm tưởng như thấy bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết.
Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông, lấy nước giếng này mà rửa thì thấy trong sáng
thêm, nhân kiêng tên Mị Châu cho nên gọi ngọc minh châu là đại cữu và tiểu cữu.”
(Ngữ Văn 10 tập 1, Trang 42, NXBGD)
Câu 1. Đoạn văn trên thuộc tác phẩm nào? Thuộc thể loại gì? (0,25điểm)
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt? (0,25điểm)
Câu 3. Bài học rút ra từ kết cục của tác phẩm? (0,5điểm)
Câu 4. Ý nghĩa của hình ảnh “ngọc trai-giếng nước”? (0,5điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn


Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không ?
(Trích “Tổ quốc nhìn từ biển” - NguyễnViệt Chiến)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ .(0,25 điểm)
Câu 6. Nêu ý nghĩa của từ bão giông trong câu thơ đầu .(0,25 điểm)
1/2


Câu 7.Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền
thuyết đó.(0,5 điểm)
Câu 8. Từ đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân
đối với Tổ quốc . (0,5điểm).
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (3điểm): “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người
mẹ” ( Bernard Shaw ). Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 2 (4 điểm): Trong truyện cổ tích Tấm Cám, tác giả dân gian đã kể lại những chặng
đường đời của Tấm (trước khi vào cung, sau khi vào cung) đều bị mẹ con nhà Cám nhiều
lần hãm hại, nhưng lần nào cũng vậy, Tấm đều vượt qua.
1, Bằng lời văn của mình em hãy kể lại quá trình Tấm đấu tranh để giành sự sống và
hạnh phúc.
2. Từ đó em có suy nghĩ gì về triết lý sống “ở hiền gặp lành”?
------------Hết -----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh :............................................................... Số báo danh : ...................

2/2



SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Hướng dẫn chấm – thang điểm có 04 trang)

Câu
Phần I (3.0đ)
Từ câu 1 đến
câu 8

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN. LỚP: 10.

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung câu hỏi:
Câu 1. An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, truyền thuyết
Câu 2. Tự sự
Câu 3. Bài học lịch sử: tinh thần cảnh giác trước kẻ thù và cách xử
lí đúng đắn mối quan hệ riêng – chung, nhà – nước, cá nhân – cộng
đồng.
Câu 4. Ý nghĩa:
- Hình ảnh ngọc trai là biểu tượng cho sự cảm thông, thấu hiểu của
nhân dân đối với Mị Châu, phần nào minh oan cho hành động của
nàng, khẳng định tâm hồn trong trắng, bị lừa gạt chứ nàng không cố
tình hại nước, hại cha
- Hình ảnh giếng nước: cái giá phải trả cho hành động của kẻ cướp
nước và lừa gạt, phần nào cho thấy sự ân hận của Trọng Thủy.
- Ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai - giếng nước: Hình ảnh tượng trưng

cho sự minh oan, chiêu tuyết, bao dung của nhân dân đối với Mị
Châu. Chính cái chết của Trọng Thủy là cách để minh oan hơn nữa
cho nhân vật. Ngọc trai đã trong sáng, đem rửa ở giếng ngọc lại
trong sáng hơn, hay chính là sự đền tội, sự ân hận của Trọng Thủy
đã góp phần chứng minh hơn nữa cho tâm hồn Mị Châu.
=> Sáng tạo nghệ thuật đẹp tới mức hoàn mĩ, góp phần thể hiện sự
đánh giá và tấm lòng nhân đạo bao dung, nhân hậu của nhân dân.
Tuy kết thúc có phần đau đớn song câu chuyện không vì thế mà quá
bi thương bởi trong sâu thẳm vẫn sáng lên niềm tin, chất nhân văn
sâu sắc qua hình ảnh “ngọc trai - giếng nước”.
Câu 5: * Yêu cầu về kỹ năng : Hs bám sát ngôn từ của văn bản, hiểu
nghĩa của từ trong văn bản.
* Yêu cầu về kiến thức :
- Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ là: Biểu cảm
Câu 6: - Ý nghĩa của từ bão giông trong câu thơ đầu là : Chỉ giông
bão từ thiên nhiên và giông bão từ những hiểm họa đối với chủ
quyền của đất nước
Câu 7: - Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ được gợi lại trong
đoạn thơ .Tác giả nhắc lại truyền thuyết này nhằm :
- Gợi nhắc về cội nguồn dân tộc.
- Nhắc nhở chúng ta về sự toàn vẹn và chủ quyền thiêng liêng của
Tổ quốc.
- Khơi dậy niềm tự hào dân tộc ,ý thức đoàn kết đấu tranh vì Tổ
quốc.
1/4

ĐIỂM
0.25đ
0.25đ
0.5đ


0.5đ

0.25đ

0.25đ

0.5đ


Câu 8: HS viết đoạn văn thể hiện rõ cảm nhận của mình về những
hiểm họa đang đe dọa an ninh, chủ quyền , hòa bình của đất nước từ
biển . Nêu lên tinh thần yêu nước , ý thức trách nhiệm của bản thân
về chủ quyền của Tổ quốc , sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc khi cần.

0.5đ

Phần II(7.0đ)
Câu 1 (3.0 đ)

“Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là
trái tim người mẹ”. Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Yêu cầu về mặt kĩ năng:
Biết cách viết về bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo
lý. Bố cục hợp lý, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng
đảm bảo các ý sau đây:
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

- Bàn về vẻ đẹp của tình mẫu tử, Bersot nói: “Trong vũ trụ có
lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người
mẹ”.
- Câu nói của Bersot đã ca ngợi và khẳng định tình cảm thiêng
liêng trong trái tim của người mẹ dành cho con trong cuộc đời
* Giải thích nội dung câu nói của Bersot:
- Hiểu nghĩa của kỳ quan (có thể là một công trình kiến trúc
hoặc cảnh vật) đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy.
- Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan” có nghĩa cái đẹp
đến mức kỳ diệu hiếm thấy (ở những công trình kiến trúc hay
cảnh vật tự nhiên) là không ít, nhưng kỳ quan tuyệt hảo nhất là
trái tim người mẹ. Nội dung chính của câu trên là nhằm nói về
trái tim người mẹ: kỳ quan tuyệt hảo nhất.
* Phân tích, chứng minh để thấy được vẻ đẹp tuyệt hảo và
thiêng liêng của tình mẹ: Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm
của mẹ dành cho con. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì
có thể sánh được (học sinh có thể liên hệ với thực tế để nói về
đức hi sinh của mẹ suốt đời cho con).
- Mang nặng đẻ đau…
- Chăm nuôi con khôn lớn…
- Gần gũi chia sẻ những buồn vui với con …
- Lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời..
- Hy sinh cho con tất cả mà không hề tính toán…
* Bình luận:
- Trong thực tế , người mẹ nào cũng luôn yêu thương con
mình.Bởi lẽ, những đứa con chính là món quà vô giá mà
Thượng đế ban tặng cho họ.Nhưng không phải người con nào
cũng hiểu được sự thiêng liêng vô giá từ tình thương của mẹ .
- Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái
của mình từ khi mới sinh ra, hoặc vì một ham muốn tầm

2/4

0.5đ

0.5đ

1.0đ

1.0đ


thường, thấp kém nào đó mà lợi dụng con cái của mình –
nhưng đó là hiện tượng cá biệt cần phê phán.
- Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự
cao đẹp của tình mẹ. Thức tỉnh những người làm con nào còn
vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành ra mình…
- Đây là một câu nói hay, sâu sắc và ý nghĩa…về đạo lý ở đời
của tất cả những ai là con trên thế gian này với người mẹ của
mình.
- Chúng ta cần phải có những suy nghĩ, tình cảm, trách nhiệm
đúng mực của mình để đáp lại tình cảm thiêng liêng của mẹ đã
dành cho con.
Câu 2 (4.0 đ)
Trong truyện cổ tích Tấm Cám, tác giả dân gian đã kể lại
những chặng đường đời của Tấm (trước khi vào cung, sau khi vào
cung) đều bị mẹ con nhà Cám nhiều lần hãm hại, nhưng lần nào
cũng vậy, Tấm đều vượt qua.
1. Bằng lời văn của mình em hãy kể lại quá trình Tấm đấu
tranh để giành sự sống và hạnh phúc.
2. Từ đó em có suy nghĩ gì về triết lý sống “ở hiền gặp lành”?

1. Mở bài :
* Giới thiệu truyện cổ tích “ Tấm Cám”
* Dẫn dắt yêu cầu đề.
2. Thân bài
* Giới thiệu hoàn cảnh của Tấm:
 Mồ côi cả cha lẫn mẹ.
 Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám.
* Trước khi vào cung:
 Ngày đêm phải làm lụng vất vả.
 Bị mẹ con Cám ghét, bị Cám hớt công.
 Bị mẹ con Cám lừa thịt mất Bống.
 Không được đi hội...
* Sau khi vào cung:
 Tấm về giỗ bố, trèo cây cau hái cau -> Dì chặt cau. Tỉnh
dậy, thấy mình là chim Vàng Anh, bay về cung vua, gặp
Cám phơi quần áo đã nói: “phơi áo chồng tao, phơi lao
phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Bị Cám
giết ăn thịt.
 Hóa thành cây xoan đào, ngả bóng mát che chở cho nhà
vua -> bị mẹ con Cám chặt làm khung cửi, khung cửi
chửi Cám: Cót ca cót két, Lấy tranh chồng chị, Chị khoét
mắt ra. Bị mẹ con Cám đốt rồi đổ tro đi xa hoành cung.
 Hóa thành quả thị, chọn bà lão bán hàng nước rơi xuống
khi bà lão nói: Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi,
3/4

0.5đ

0.25đ


0.5đ

1.5đ


chứ bà không ăn.
* Nhà vua nhận ra Tấm qua miếng trầu têm cánh phượng, đón
Tấm về cung.
=> Triết lí của nhân dân: “Ở hiền gặp lành” kẻ xấu phải bị trừng
trị - “Gieo gió thì gặt bão.”
3. Kết bài :
* Quá trình đấu tranh của Tấm là quá trình đấu tranh giữa cái
thiện và cái ác. Qua đó tác giả dân gian muốn gửi gắm lý tưởng:
“Cái thiện luôn thắng cái ác”
* Từ đó, rút ra bài học liên hệ bản thân và bài học cho riêng
mình.
- HẾT -

4/4

0.25đ
0.5đ
0.5đ



×