Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi thử đại học lần 1 năm 2015 2016 sở bắc ninh tham khảo (7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.47 KB, 6 trang )

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1
Năm học 2015-2016
Môn thi: Địa lí - 11
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: 2 điểm
a. Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta.
b. Nêu các thế mạnh và hạn chế tự nhiên của khu vực đồi núi với sự phát
triển kinh tế xã hội đất nước.
Câu 2: 2 điểm
a. Chứng minh rằng biển Đông mang lại cho nước ta nguồn tài nguyên đa
dạng và phong phú.
b. Nêu các thiên tai ở vùng biển nước ta.
Câu 3: 1 điểm
" Trường Sơn đông, Trường Sơn tây
Bên nắng đốt, bên mưa bay"
Câu thơ trên nói đến hiện tượng thiên nhiên nào? Trình bày rõ thời gian
xuất hiện, nguồn gốc, phạm vi, tính chất của hiện tượng thiên nhiên đó.
Câu 4: 2,5 điểm
Cho bảng số liệu:
Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của ba địa điểm
Hà Nội, Huế, Đà Nẵng
Lượng mưa
Lượng bốc hơi
Cân bằng ẩm
Địa điểm
( mm)
( mm)


( mm)
Hà Nội

1676

989

687

Huế

2868

1000

1868

Đà Nẵng

1931

1686

245

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm
của ba địa điểm trên.
b. So sánh lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của ba địa điểm. Giải
thích nguyên nhân.
Câu 5: 2,5 điểm

a. Trình bày sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc- Nam.
b. Giải thích nguyên nhân của sự phân hóa đó.
----------Hết-------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………………..; Số báo danh:………………


SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

ĐÁP ÁN
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1
Năm học 2015-2016
Môn thi: Địa lí - 11

CÂU

ĐÁP ÁN

Câu 1 (2 điểm)

a. Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta.
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu
là đồi núi thấp
+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ
chiếm ¼ diện tích.
+ Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi
thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao
(trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước
- Cấu trúc địa khá đa dạng.
+ Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo

làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ
tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.
+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
. Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn
sông Hồng đến dãy Bạch Mã
. Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu
vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: con người
làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm lược,
bóc mòn ở đồi núi tăng: tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê
sông, đê biển,…)
b. Nêu các thế mạnh và hạn chế tự nhiên của khu vực đồi
núi với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.
- Các thế mạnh:
+ Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại
khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt,
pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có
nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu
xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công
nghiệp.
+ Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông
nghiệp nhiệt đới.

ĐIỂM

0,25


0,25

0,25

0,25



0,25


i. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật;
trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật
rừng nhiệt đới
ii. Địa hình và đất trồng tạo thuận lợi hình thành các
vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,
chăn nuôi đại gia súc. Phát triển loài có nguồn gốc
cận nhiệt và ôn đới.
+ Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có
tiềm năng thủy điện lớn.
+ Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các
loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh
thái.
- Hạn chế:
+ Địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn
dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên
và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
+ Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra
các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại
các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên

tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác
hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.
Câu 2 (2 điểm)
a. Chứng minh rằng biển Đông mang lại cho nước ta
nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú.
- Tài nguyên khoáng sản
+ Dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng lớn và có giá trị
cao. Nước ta đã và đang khai thác một số mỏ dầu, trong tương
lai việc thăm dòtiếp tục được triển khai nhằm đáp ứng ngày
càng lớn nhu cầu vềnăng lượng của quốc gia và khu vực.
+ Khoáng sản Titan với trữ lượng lớn phân bố dọc ven
biển, chủ yếu ở Trung Bộ là nguồn nguyên liệu quý cho công
nghiệp.
+ Ngoài ra còn phải kể đến các tài nguyên khoáng sản
khác như: cát dùng làm vật liệu xây dựng và cát làm thủy tinh;
muối với trữ lượng lớn phân bố dọc khắp bờ biển nước ta.
- Tài nguyên hải sản:
+ Biển Đông là vùng biển với hệ sinh thái đặc trưng cho
hệ sinh thái biển nhiệt đới giàu thành phần loài và năng suất
sinh học cao.

0,25

0,25

0,25

1,25đ

0,25


0,25

0,25

0,25

+ Thành phần loài có: trên 2000 loài cá, hơn 100 loài 0,25
tôm, vài chục loài mực, hàng nghìn loài nhuyễn thể và sinh vật


phù du… Có nhiều loài quý hiếm với giá trị kinh tế cao như:
hải sâm, cá ngừ, cá thu, cá trình, tôm hùm…
b. Nêu các thiên tai ở vùng biển nước ta.
- Bão: Trung bình mỗi năm có từ 9 – 10 cơn bão, trong
đó khoảng 3-4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền. Bão lớn
kèm sóng lừng, mưa lớn, lũ lụt, ngập úng trong thời gian dài
trên nhiều khu vực.
- Hiện tượng sạt lở bờ biển : hiện nay ở nhiều khu vực bờ
biển đã và đang có nguy cơ sạt lở lớn nhất là ở dải bở biển
Trung Bộ.
- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng đặc
biệt ở ven biển miền Trung. Làm cho diện tích đất nông nghiệp
thu hẹp và gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân
Câu 3 ( 1điểm)
" Trường Sơn đông, Trường Sơn tây
Bên nắng đốt, bên mưa bay"
Câu thơ trên nói đến hiện tượng thiên nhiên nào?
- Câu thơ trên nói về hiện tượng gió Phơn (gió Lào)
Trình bày rõ thời gian xuất hiện, nguồn gốc, phạm vi,

tính chất của hiện tượng thiên nhiên đó.
- Thời gian: Đầu mùa hạ (tháng 5,6,7)
- Nguồn gốc: Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương
- Phạm vi: Đồng bằng ven biển Trung bộ và phía nam
của Tây bắc.
- Tính chất: sườn đón gió ẩm ướt mưa nhiều, sườn khuất
gió khô, nóng.
Câu 4 ( 2,5 đ)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện lượng mưa, lượng
bốc hơi, cân bằng ẩm của ba địa điểm trên.
- Dạng biểu đồ thích hợp: biểu đồ cột nhóm hoặc biểu đồ cột
chồng.
- Yêu cầu: + Vẽ chính xác số liệu đã cho
+ có đầy đủ tên trục, thang tỉ lệ, tên biểu đồ, chú
giải, số liệu trên biểu đồ ( thiếu một trong các yếu tố trừ điểm 0,25đ)
b. So sánh lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm
của ba địa điểm. Giải thích nguyên nhân.
- So sánh:
+ Lượng mưa thay đổi từ Bắc vào Nam. Huế có lượng
mưa nhiều nhất sau đó đến TP.HCM, Hà Nội có lượng mưa ít
nhất.
+ Lượng bốc hơi càng vào nam càng tăng lên.

0,75
0,25

0,25

0,25


0,25

0,75

1,5đ

0,5đ


+ Cân bằng ẩm: Cao nhất là Huế sau đó đến Hà nội, thấp
nhất là TP.HCM
- Giải thích:
0,5đ
+ Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất do ảnh
hưởng của địa hình (dãy Bạch Mã) đón gió thổi từ biển vào,
ảnh hưởng của bão và dải hội tụ nhiệt đới. Do mưa nhiều,
lượng bốc hơi nhỏ nên cân bằng ẩm lớn.
+ TP.HCM có lượng mưa cao hơn Hà Nội vì trực tiếp
đón gió tây nam từ biển thổi vào cùng với hoạt động của dải
hội tụ nhiệt đới mạnh gây mưa nhiều, nhưng do nhiệt độ cao,
lượng bốc hơi mạnh nên cân bằng ẩm thấp hơn Hà Nội.
+ Hà Nội do có gió mùa mùa đông nên lượng mưa ít
hơn, lượng bốc hơi ít nên cân bằng ẩm khá cao.
a. Trình bày sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều
1,75đ
Bắc-Nam.

Câu 5
(2,5đ)


TN phần phía Bắc TN phần phía Nam lãnh
lãnh thổ
thổ
Giới hạn

Từ dãy núi Bạch Mã Từ dãy núi Bạch Mã
trở ra
trở vào

Kiểu khí hậu

Khí
hậu

Nhiệt
trung
năm

Nhiệt đới ẩm gió Cận xích đạo gió mùa,
mùa, có mùa đông nóng quanh năm.
lạnh.

độ >200 C (từ 22 – 24 0 >250 C. Biên độ nhiệt TB
bình C). Biên độ nhiệt TB năm nhỏ.
năm lớn

Số tháng lạnh 3 tháng
< 200 C

Không có ( nóng quanh

năm)

Sự phân hoá Mùa đông lạnh ít Mùa mưa – mùa khô
mùa
mưa, mùa hạ nóng
ẩm mưa nhiều.
cảnh
quan

Đới
quan

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25

cảnh Đới rừng nhiệt đới Đới rừng xích đạo gió mùa.
0,25
gió mùa.

Thành phần Các loài nhiệt đới Các loài động vật và
loài sinh vật
chiếm ưu thế, ngoài thực vật thuộc vùng xích
ra còn có các cây cận đạo và nhiệt đới điển hình.
0,25

nhiệt đới, ôn đới và
các loại thú lông
dày.


b. Giải thích nguyên nhân của sự phân hóa đó
- Nguyên nhân: chủ yếu do sự thay đổi khí hậu từ Bắc và Nam.
Ở nước ta từ Bắc vào Nam có sự gia tăng nhiệt độ theo vĩ độ
do:
+ Góc nhập xạ tăng dần từ Bắc vào Nam.
+ Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc suy yếu dần và hầu
như bị chặn lại ở Bạch Mã.
- HẾT -

0,75
0,25
0,25
0,25



×