Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi thử đại học lần 1 năm 2015 2016 sở bắc ninh tham khảo (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.84 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: Sinh học - 11
Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................

Mã đề: 132

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự hình thành 2 phân tử AND con trong quá trình nhân đôi
AND ?
A. Các mạch đơn chỉ xoắn lại thành phân tử AND con khi 2 mạch mới được tổng hợp xong hoàn
toàn.
B. Sau khi tổng hợp xong hai mạch đơn mới thì các mạch đơn cùng chiều xoắn lại với nhau tạo nên
phân tử AND con.
C. Hai mạch đơn mới được tổng hợp xong xoắn lại thành một phân tử AND con và 2 mạch của
ADN mẹ xoắn trở lại với nhau.
D. Các mạch mới tổng hợp và hoàn thiện đến đâu thì 2 phân tử AND con sẽ cuộn xoắn đến đó.
Câu 2: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, gen điều hòa có vai
trò
A. Khởi đầu quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
B. Quy định tổng hợp enzim phân giải lactôzơ
C. Quy định tổng hợp prôtêin ức chế..
D. Kết thúc quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
Câu 3: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu


trúc phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép
(2) phân tử tARN
(3) Phân tử prôtêin
(4) Quá trình dịch mã
A. (2) và (4)
B. (3) và (4)
C. (1) và (3)
D. (1) và (2)
Câu 4: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi
trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
A. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
B. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
C. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
D. Các gen cấu trúc Z, Y,A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
Câu 5: Người ta tổng hợp nhân tạo 1 phân tử mARN với bộ ba mở đầu là 5’AUG3’ và bộ ba kết thúc
là 5’UAG3’. Số lượng nu từng loại của phân tử mARN trên là : A = 155; G = 135; X = 160; U = 150.
Khi 1 riboxom trượt qua phân tử mARN trên 1 lần thì số lượng nu từng loại trên các bộ ba đối mã của
các phân tử tARN tham gia dịch mã là
A. A = 155, G = 135, X = 160, U = 150
B. A = 149, G = 160, X = 134, U = 154
C. A = 150, G = 160, X = 135, U = 155
D. A = 149, G = 160, X = 154, U = 134
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vật chất di truyền của sinh vật nhân thực?
A. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa
axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron).
B. Vật chất di truyền trong nhân ở cấp độ phân tử là ADN xoắn kép, dạng mạch thẳng.
C. Nếu biết số lượng từng loại nuclêôtit trên gen thì xác định được số lượng từng loại nuclêôtit trên
mARN.
D. Bộ ba quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã nằm trong vùng mã hóa của gen.


Trang 1/5 - Mã đề 132


Câu 7: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường
hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là:
A. 8
B. 6
C. 2
D. 4
Câu 8: Với 4 loại nu A, U, G, X sẽ có bao nhiêu bộ ba mã hóa chứa 2 nu loại G?
A. 37
B. 27
C. 9
D. 14
AB EF
Câu 9: Một tế bào sinh trứng có kiểu gen
X Y. Khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại
ab
trứng:
A. 1 loại.
B. 8 loại.
C. 6 loại.
D. 4 loại.
Câu 10: Một loài có bộ NST 2n = 20, có 30 tế bào của loài này tham gia giảm phân hình thành giao tử
đực thì ở kì sau của giảm phân II thống kê trong tổng số các tb con có bao nhiêu NST ở trạng thái đơn?
A. 600
B. 1000
C. 2400
D. 1200

Câu 11: Nhận định nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
A. Trong dịch mã, các codon trên mARN đều có các anticodon bổ sung của tARN.
B. Các chuỗi polinucleotit đều được tổng hợp theo chiều 5'- 3'.
C. Trong quá trình nhân đôi của ADN có sự tham gia của enzim ADN polimeraza, ADN ligaza.
D. Trong phiên mã, mạch khuôn (gốc) của gen là mạch có chiều 3'- 5'.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình giảm phân (GP) hình thành giao tử ?
A. Quá trình phân bào GP hình thành giao tử chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục chín
B. Quá trình phân bào GP gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi có 1 lần
C. Tất cả các tế bào con được tạo ra sau GP đều hoàn thiện cấu trúc để trở thành giao tử.
D. Một tế bào có 2n, qua quá trình GP tạo 4 tb con có bộ NST đơn bội n
Câu 13: Các bộ ba nào sau đây trên mARN không có bộ ba tương ứng trên vùng anticodon của tARN?
A. AUG, UAG, UGA. B. AUA, AUG, AXU. C. UAA, UAG, UGA D. AUU, AUG, AXU.
Câu 14: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về mã di truyền?
(1) Mã di truyền có tính liên tục, đọc từ một điểm xác định từng bộ ba và không gối lên nhau.
(2) Mã di truyền mang tính đặc hiệu, một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
(3) Mã di truyền ở các loài sinh vật khác nhau thì khác nhau.
(4) Mã di truyền được đọc trên mạch gốc của gen theo chiều 3’ -> 5’, và đọc trên mARN theo
chiều 5’ → 3’.
(5) Mã di truyền là trình tự các nucleotit trên axit nucleic ( ARN và trên gen ) mang thông tinh quy
định trình tự axit amin trên chuỗi polipeptit
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Câu 15: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình dịch mã:
(1) Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp foocmin Metionin được cắt khỏi chuỗi polipeptit.
(2) Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, riboxom tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn
bị cho qt dịch mã tiếp theo
(3) Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là Metionin đến riboxom để
bắt đầu dịch mã.

(4) Tất cả protein sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiêp tục hình thành các cấu trúc
bậc cao hơn để trở thành protein có hoạt tính sinh học.
(5) Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc vói bộ ba kết thúc UAA.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 16: Cơ chế điều hòa đối với Operon Lac ở E.Coli dựa vào sự tương tác của các yếu tố nào?
A. Dựa vào sự tương tác của protein ức chế với nhóm gen cấu trúc.
B. Dựa vào sự tương tác của protein ức chế với vùng P.
C. Dựa vào sự tương tác của protein ức chế với vùng O.
D. Dựa vào sự tương tác của protein ức chế với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
Câu 17: Bộ ba đối mã (anticodon) của tARN vận chuyển aa metionin là 3’UAX5’. Trên mạch gốc của
gen bộ ba mã hóa cho aa metionin là
A. 5’AUG3’
B. 3’AUG5’
C. 5’TAX 3’
D. 3’TAX5’
Trang 2/5 - Mã đề 132


Câu 18: Biết kí hiệu bộ NST của một tế bào sinh dưỡng là AaBbXY. Vào kì trước nguyên phân, kí
hiệu bộ NST Của tế bào sẽ được viết là:
A. AAaaBBbbXXYY B. ABX, abY
C. AaBbXY
D. AAaaBBbbXY
Câu 19: Quá trình Giảm phân tạo ra
A. Các tế bào con giống nhau về số lượng nhưng khác nhau về cấu trúc NST
B. Các tế bào con khác nhau về số lượng nhưng giống nhau về cấu trúc NST
C. Các tế bào con khác nhau về số lượng và cấu trúc NST

D. Các tế bào con giống hệt nhau về số lượng và cấu trúc NST
Câu 20: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế
A. Nhân đôi ADN và dịch mã.
B. Phiên mã và dịch mã..
C. Nhân đôi ADN và phiên mã
D. Nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
Câu 21: Quá trình sinh tổng hợp prôtêin ở sinh vât nhân thực trải qua các giai đoạn nào sau đây ?
A. Phiên mã và vận chuyển axit amin tự do đến ribôxôm
B. Hoạt hóa axit amin và dịch mã
C. Phiên mã và hoạt hóa axit amin
D. Phiên mã xảy ra trong nhân và dịch mã xảy ra ở tế bào chất.
Câu 22: Một đoạn của phân tử ADN chứa 3000nu. Tổng số liên kết hóa trị giữa các gốc đường và
photphat trong đoạn ADN đó là bao nhiêu?
A. 3000
B. 2998
C. 6000
D. 5998
Câu 23: Quan sát quá trình tự nhân đôi ADN của vi khuẩn E.Coli dưới kính hiển vi điện tử thấy vòng
sao chép có 250 đoạn mồi (primer). Hỏi có tổng cộng bao nhiêu đoạn Okazaki trong vòng sao chép
đó?
A. 252
B. 249
C. 248
D. 250
Câu 24: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
C. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
D. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
Câu 25: Vai trò của việc hình thành chuỗi polixom trong quá trình tổng hợp protein là:

A. Làm tăng năng suất tổng hợp protein khác loại.
B. Làm tăng năng suất tổng hợp protein cùng loại.
C. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác.
D. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục.
Câu 26: Loại giao tử Abd có thể được tạo ra từ những KG nào dưới đây?
A. AabbDD, Aabbdd, AABbdd
B. AabbDD, Aabbdd, AABbdd
C. AaBBDD, Aabbdd, AABbdd
D. AabbDd, Aabbdd, AABbdd
Câu 27: Để tạo ra 16 hợp tử, từ 1 tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân liên tiếp 7 đợt, 50% tế bào
con trở thành tế bào sinh trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng trong trường hợp này bằng
A. 25%
B. 50%
C. 100%
D. 12.5%
Câu 28: Nội dung nào sau đây là sai ?
A. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ tinh với trứng để tạo hợp tử.
B. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con
C. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử.
D. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST
lưỡng bội cho hợp tử.
Câu 29: Trong quá trình nhân đôi của ADN, trên 1 mạch ADN cũ sẽ có mạch ADN mới được tổng
hợp liên tục, còn mạch kia, ADN mới được tổng hợp từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra là do
A. Mạch mới luôn được tổng hợp hướng ngược với chiều tháo xoắn của ADN.
B. Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều từ 3’ đến 5’.
C. Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’.
D. Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN.
Câu 30: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động gen chủ yếu diễn ra ở giai đoạn
Trang 3/5 - Mã đề 132



A. Sau dịch mã.
B. Dịch mã
C. Sau phiên mã
D. Phiên mã
Câu 31: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: UUU - Phe; XXG - Pro;
XAU - His; GXX - Ala; AAG - Lys; UAX – Tyr; GAA: Glu. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi
khuẩn E.coli có trình tự các nuclêôtit là 5’GTAXTTAAAGGXTTX 3’. Nếu đoạn mạch gốc này
mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 5 axit amin thì trình tự của 5 axit amin đó là
A. His – Glu – Phe – Pro - Lys.
B. Tyr – Lys – Phe – Ala - Glu.
C. Glu – Ala – Phe – Lys – Tyr
D. Lys – Pro – Phe – Glu - His.
Câu 32: Ở Ngô 2n = 20 NST, trong quá trình giảm phân có 6 cặp NST tương đồng, mỗi cặp xảy ra
trao đổi chéo tại 1 điểm thì số loại giao tử tạo ra là:
A. 213
B. 210
C. 213
D. 216
Câu 33: Khối lượng của một gen là 372600 đvC, gen phiên mã 5 lần, mỗi bản phiên mã đều có 8
ribôxôm, mỗi ribôxôm đều dịch mã 2 lượt. Số lượt phân tử tARN tham gia vào quá trình dịch mã là:
A. 16560
B. 1940
C. 16480
D. 16400
Câu 34: Intron là các đoạn không mã hóa aa nằm trong vùng
A. Mã hóa của gen cấu trúc ở sv nhân thực.
B. Kết thúc của gen cấu trúc ở sv nhân sơ.
C. Điều hòa của gen cấu trúc ở sv nhân sơ.
D. Mã hóa của gen cấu trúc ở sv nhân sơ.

Câu 35: Một loài 2n = 6. Xét 3 tế bào A, B, C đều trải qua nguyên phân. Tế bào B nguyên phân 5 lần,
tế bào C nguyên phân 2 lần. Tổng số tế bào con sinh ra từ cả 3 tế bào là bình phương của một số
nguyên, dương. Số NST đơn môi trường cần cung cấp cho số tế bào trên là:
A. 294
B. 582
C. 1164
D. 600
Câu 36: Ở 1 loài vi khuẩn, mạch bổ sung với mạch khuôn của gen có tỉ lệ các loại nu A, T, G, X lần lượt là:
10%; 20%; 30% và 40%. Khi gen trên phiên mã 3 lần đã lấy từ môi trường nội bào 360 nu loại A, trên mỗi
mARN có 5 riboxom dịch mã 1 lần. Số lượng nu môi trường cung cấp cho phiên mã và số lượt tARN đã
tham gia quá trình dịch mã là:
A. 1800 nu và 2985 lượt tARN.
B. 3600 nu và 5985 lượt tARN.
C. 3600 nu và 1995 lượt tARN.
D. 7200 nu và 5985 lượt tARN.
Câu 37: Sự nhân đôi của ADN ở sv nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở tế bào nhân sơ là :
A. Trên 1 phân tử ADN có nhiều đơn vị tái bản cùng hoạt động 1 lúc.
B. Chỉ có 1 mạch được dùng làm khuôn mẫu.
C. Diễn ra theo NTBS và bán bảo tồn.
D. Một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn.
Câu 38: Một gen có hiệu số giữa nuclêôtit loại X với loại nuclêôtit khác băng 12,5% số nuclêôtit của
gen. Một trong 2 mạch đơn của gen có 25% G. Bản phiên mã của gen có 300U và A = X – G.
Số nuclêôtit mỗi loại A, U, G, X của một mARN lần lượt là:
A. 150, 300, 300,450.
B. 300, 150, 300, 450.
C. 300, 300, 150, 450.
D. 150, 300, 450, 300.
Câu 39: Một phân tử protein hoàn chỉnh ở sv nhân thực có 498 aa. Tổng số nu của các đoạn intron
trên phân tử mARN sơ khai tương ứng là 400. Chiều dài của gen mã hóa cấu trúc phân tử protein đó là
A. 10200Ǻ

B. 6460Ǻ
C. 3740Ǻ
D. 5100Ǻ
Câu 40: Nếu một chuỗi polypeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của nó
sẽ là bao nhiêu? Không tính axit amin mở đầu.
5' - XGAUGUUXXAAGUGAUGXAUAAAGAGUAGXXG -3'
A. 8
B. 10
C. 9
D. 7
Câu 41: Trình tự biến đổi nào dưới đây hợp lí nhất?
A. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen → thay đổi trình tự các nuclêôtit trong rARN → thay
đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit → thay đổi tính trạng.
B. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen cấu trúc → thay đổi trình tự các nuclêôtit trong mARN
→ thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit → thay đổi tính trạng.
C. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen → thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi
pôlypeptit → thay đổi trình tự các nuclêôtit trong mARN → thay đổi tính trạng.
D. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen → thay đổi trình tự các nuclêôtit trong tARN → thay
đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit → thay đổi tính trạng.
Trang 4/5 - Mã đề 132


Câu 42: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau
(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met - tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG)
trên mARN.
(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 - tARN (aa1 axit amin
đứng liền sau axit amin mở đầu).
(5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.

(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1
Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là
A. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).
B. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).
C. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).
D. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).
Câu 43: Trên một mạch của phân tử AND có tỉ lệ các loại nucleotit là A+G/T+X=1/2. Tỉ lệ này ở
mạch bổ sung của phân tử AND nói trên là:
A. 0,5
B. 0,2
C. 5,0
D. 2,0
Câu 44: Ở sv nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein vì
A. Gen ở sv nhân sơ là gen không phân mảnh.
B. Quá trình trao đổi chất ở sv nhân sơ diễn ra mạnh nên nhu cầu về protein rất lớn.
C. Quá trình phiên mã ở sv nhân sơ diễn ra trong tế bào chất.
D. Riboxom ở sv nhân sơ là riboxom 70S.
Câu 45: Tại vùng sinh sản của 1 cơ thể động vật có 4 tế bào x, y, z, t đều nguyên phân đã cần cung
cấp 2652 NST đơn. Các tế bào đều giảm phân cần được môi trường cung cấp 2964 NST. Bộ lưỡng bội
của loài trên bằng bao nhiêu ?
A. 8
B. 78
C. 36
D. 32
Câu 46: Trên 1 mạch đơn của gen có số nu loại A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Khi gen nhân đôi liên
tiếp 3 lần, môi trường cung cấp số nu mỗi loại là :
A. A = T = 270 ; G = X = 600.
B. A = T = 90 ; G = X = 200.
C. A = T = 630 ; G = X = 1400.
D. A = T = 180 ; G = X = 400.

Câu 47: Trên mạch mã hóa của gen, trình tự nào sau đây là đúng?
A. 5’ – vùng điều hòa – vùng phân mảnh – vùng kết thúc – 3’.
B. 3’ – vùng điều hòa – vùng phân mảnh – vùng kết thúc – 5’.
C. 5’ – vùng điều hòa – vùng mã hóa – vùng kết thúc – 3’.
D. 3’ – vùng điều hòa – vùng mã hóa – vùng kết thúc – 5’.
Câu 48: Một gen qua 5 lần sao mã hình thành 3745 mối liên kết hóa trị trong các phân tử ARN và có
9750 liên kết hiđrô bị phá vỡ. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen là
A. A = T = 300; G = X = 450.
B. A = T = 350; G = X = 400.
C. A = T = 400; G = X = 350.
D. A = T = 450; G = X = 300.
0
Câu 49: Hai gen I và II đều dài 3060 A . Gen I có 35% A và bằng 7/4 số G của gen II. Cả 2 gen đều
nhân đôi một số lần, môi trường cung cấp tất cả 3330 nuclêôtit tự do loại X. Số lần nhân đôi của gen I
và II lần lượt là:
A. 1 và 3.
B. 2 và 3.
C. 3 và 1.
D. 3 và 2.
Câu 50: Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền?
A. Bộ ba 5'UXU3' quy định tổng hợp Xêrin.
B. Bộ ba 5'AUG3' quy định tổng hợp mêtiônin và mang tín hiệu mở đầu dịch mã.
C. Bộ ba 5'GUU3' quy định tổng hợp Valin
D. Bộ ba 5'XGU3', 5'AGA3' cùng quy định tổng hợp Acginin.
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 5/5 - Mã đề 132



ĐÁP ÁN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN : SINH HỌC LỚP : 11

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
(Đáp án gồm 01 trang )

Mã đề

Câu

Mã đề

Câu

132

209

357

485

132

209


357

485

1

D

D

C

C

26

D

D

D

C

2

C

A


B

D

27

A

A

A

A

3

A

A

D

A

28

A

A


B

A

4

A

A

B

B

29

C

B

B

C

5

B

C


C

D

30

D

A

B

C

6

C

A

B

D

31

C

B


A

B

7

B

C

A

B

32

D

B

A

A

8

C

D


B

A

33

C

A

B

D

9

A

C

B

B

34

A

B


B

B

10

D

B

A

C

35

B

D

A

A

11

A

D


A

D

36

B

C

B

C

12

C

C

C

A

37

A

C


B

C

13

C

A

C

D

38

A

C

D

B

14

D

B


D

A

39

B

C

B

D

15

D

B

A

A

40

D

B


C

B

16

C

B

D

B

41

B

C

C

D

17

D

D


D

D

42

B

B

A

C

18

A

B

D

B

43

D

A


A

C

19

A

D

C

C

44

A

C

C

A

20

B

A


C

C

45

B

D

D

D

21

D

C

D

D

46

C

A


D

A

22

B

D

A

B

47

D

A

B

B

23

C

D


A

D

48

C

D

C

B

24

D

B

D

B

49

B

A


C

C

25

B

D

C

A

50

D

C

D

D



×