Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CHƯƠNG i KHÁI QUÁT CHUNG về KINH tế học vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.05 KB, 10 trang )

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
1.1 KINH TẾ VĨ MÔ LÀ GÌ
1.1.1 Khái niệm
a.

Kinh tế học:

Khái niệm: Kinh tế học là một môn khoa học xã hội nhằm nghiên cứu sự lựa chọn
của cá nhân và xã hội trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Tài nguyên có giới hạn, còn nhu cầu con người thì không có giới hạn nên con người
luôn phải tính toán, lựa chọn sao cho việc sử dụng quỹ tài nguyên đó hiệu quả nhất, và đó
cũng là lý do để kinh tế học tồn tại và phát triển.
Tính chất đặc trưng:
-

Không có sự chính xác tuyệt đối: vì những con số, hàm số, quan hệ định lượng

trong kinh tế học đều mang tính ước lượng trung bình từ thực tế
-

Chủ quan: với cùng một hiện tượng kinh tế, nếu đứng trên những quan điểm khác

nhau thì có thể đưa ra những kết luận khác nhau.
b.

Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Kinh tế vi mô: là môn khoa học nghiên cứu từng bộ phận hợp thành của nền kinh tế.
Nó chú trọng đến những quyết định cá nhân trên từng loại thị trường.
Kinh tế học vĩ mô - một phân ngành của kinh tế học – nghiên cứu nền kinh tế như


một tổng thể thống nhất. Nói cách khác, kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối
quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế vĩ mô chú trọng đến những chỉ tiêu sau:
+ Giá trị tổng sản lượng
+ Tỷ lệ lạm phát
+ Tỷ lệ thất nghiệp
+ Lãi suất
+ Cán cân ngoại thương
+ Cán cân ngân sách


+ V.v
1.1.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu là phương pháp cân bằng tổng hợp, do L. Walras phát triển từ
1874. Theo phương pháp này, kinh tế học vĩ mô xem xét sự cân bằng đồng thời của tất cả các
thị trường, từ đó xác định đồng thời giá cả và sản lượng cân bằng - những yếu tố quyết định
tính hiệu quả của hệ thống kinh tế.
Ngoài ra, người ta còn thường sử dụng 2 phương pháp kinh tế học: thực chứng và
chuẩn tắc.
Kinh tế học thực chứng: đi vào mô tả và giải thích các sự kiện xảy ra trong thực tế. Nó
trả lời cho các câu hỏi: như thế nào, tại sao…Vd: tỷ lệ thất nghiệp thực tế là bao nhiêu? Tăng
thuế sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng như thế nào?... Và để giải quyết những vấn đề như vậy, đòi
hỏi các nhà kinh tế học phải đối chiếu với thực tế, qua đó, giải quyết được hai vấn đề lớn:
-

Lý giải nền kinh tế đang hoạt động như thế nào?

-

Có cơ sở để dự đoán về tương lai.


Kinh tế học chuẩn tắc: đưa ra các kiến nghị dựa trên những đánh giá chủ quan của các
nhà kinh tế học. Vd: lạm phát đến mức nào thì có thể chấp nhận được? Có nên cắt giảm chi
phí quốc phòng hay không?
Tuy nhiên, việc phân chia kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc chỉ mang ý nghĩa
tương đối.
Bên cạnh đó, kinh tế học vĩ mô cũng sử dụng những phương pháp phổ biến khác như:
tư duy trừu tượng, phân tích thống kê số lớn, mô hình hoá kinh tế.

1.2 HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ
Có nhiều cách tiếp cận mô tả hoạt động của nền kinh tế. Theo cách tiếp cận hệ thống, nền
kinh tế được xem như một hệ thống - gọi là hệ thống kinh tế vĩ mô. Theo Paul. A. Samuelson
mô tả thì hệ thống này được đặc trưng bởi 3 yếu tố: Đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ
mô.
-

Các yếu tố đầu vào:
 Các biến ngoại sinh (phát sinh ngoài hệ thống) : chủ yếu là các biến số phi kinh
tế: thời tiết, thiên tai, dân số, chiến tranh,…


 Các biến nội sinh (phát sinh ngay trong hệ thống): như chính sách tài khóa, tiền
tệ, thu nhập và kinh tế đối ngoại nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô, hướng
tới những mục tiêu định trước.
-

Các yếu tố đầu ra: chỉ rõ chất lượng hoạt động của nền kinh tế như: mức tăng trưởng
kinh tế, khối lượng và chất lượng việc làm, mức ổn định của nền kinh tế, xuất khẩu
ròng. Đây là các biến do hoạt động của hộp đen kinh tế tạo ra.


-

Hộp đen kinh tế vĩ mô: đây là yếu tố trung tâm của hệ thống, trong đó diễn ra sự vận
động tương tác của tổng cung và tổng cầu. Nhờ sự vận động và biến đổi này mà trạng
thái hưng thịnh hay suy thoái của nền kinh tế diễn ra. Nói cách khác, hoạt động của
hộp đen như thế nào sẽ quyết định chất lượng của các biến đầu ra.

1.2.1 Tổng cung (AS – Aggregate Supply)
a. Tổng cung và mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế
Khái niệm: Tổng cung là tổng khối lượng sản phẩm quốc dân mà các doanh nghiệp sẽ
sản xuất và bán ra trong một trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) với
điều kiện giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã cho (SGK). Nói ngắn gọn hơn,
tổng cung là toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp trong nền kinh tế
muốn cung ứng tại mỗi mức giá.
Tổng cung liên quan đến sản lượng tiềm năng (Y*), tức sản lượng tối ưu mà nền kinh
tế có thể sản xuất ra trong điều kiện các yếu tố sản xuất được sử dụng hết và không gây nên
lạm phát. Sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố sản xuất, đặc biệt là
lao động.1
Khi nghiên cứu về sản lượng tiềm năng, cần lưu ý những điểm sau:
1

Sản lượng tiềm năng Y* và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Dưới tác động của các biến số đầu vào, sản lượng và khối lượng việc làm của nền kinh tế tăng lên đến điểm mà tại đó,
giá cả và lạm phát tăng lên.Khi đó, phản ứng của nền kinh tế trước xu hướng tăng của giá cả và lạm phát là tỷ lệ thất
nghiệp bắt đầu tăng để kìm giữ cho tỷ lệ lạm phát giảm lại và kéo nó xuống.Nằm giữa 2 cực của sự vận động đó là mức
thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế.Như vậy, mức sản lượng tiềm năng là mức GNP r max mà tại đó không đẩy lạm phát
tăng lên.Khoảng chênh lệch giữa Y* với mức GNPr max gọi là “Lỗ hổng GNP”, tại đó, sản lượng của nền kinh tế bị mất
đi do không sử dụng hết toàn bộ nguồn nhân lực hiện có.Tuy vậy, ở mức Y*, nền kinh tế vẫn được coi là ở trạng thái toàn
dụng nhân lực.



-

sản lượng tiềm năng của nền kinh tế không phải là mức sản lượng lớn nhất mà nền
kinh tế có thể đạt được. Giả sử tổng cầu tăng cao, hàng hóa khan hiếm đẩy giá lên, các
doanh nghiệp có thể buộc nhân công tăng ca, nhưng đây không phải là mức sản lượng
hợp lý mà nền kinh tế có thể duy trì.

-

Ở sản lượng tiềm năng vẫn còn thất nghiệp. Đó chính là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

-

Sản lượng tiềm năng có xu hướng tăng từ từ theo thời gian khi các yếu tố nguồn lực
trong nền kinh tế thay đổi.

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cung


Yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên. Khi một trong các yếu tố

đầu vào (hoặc tất cả) tăng lên, thì sản lượng tiềm năng tăng => AS tăng. 2 Trong các yếu tố
làm biến đổi AS trên, lao động là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định nhất.


Kỹ thuật, công nghệ của nền sản xuất: đây là yếu tố làm biến đổi hiệu quả sử

dụng các đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và hiệu quả của sự kết hợp các đầu
vào đó với nhau. Khi trình độ kỹ thuật, công nghệ tăng, chất lượng các yếu tố đầu vào được

sử dụng tăng làm cho AS tăng lên và ngược lại. Trong xu hướng hiện nay, AS ngày càng
chịu tác động mạnh mẽ bởi tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.


Giá cả và chi phí: khi giá cả và chi phí thấp, doanh nghiệp sản xuất ít hơn sản

lượng tiềm năng, còn khi giá cả tăng lên thì ngược lại.
c. Đường tổng cung (AS)
Có thể biểu diễn đường tổng cung bằng một đồ thị. Trục tung chỉ mức giá chung, là
chỉ số giá của tất cả các mặt hàng (P). Trục hoành chỉ sản lượng đo bằng mức NI thực tế, ký
hiệu là Y. Đường tổng cung có hai dạng:
Đường tổng cung ngắn hạn: phản ánh mối quan hệ giữa tổng cung và mức giá trong
điều kiện giá các yếu tố đầu vào chưa thay đổi. Lúc này, đường tổng cung AS hướng dốc lên
sang phải thể hiện mức sản lượng mà các ngành muốn cung ứng tại mỗi mức giá. Di chuyển
dọc theo đường AS cho biết mối tương quan giữa P và Y, khi P tăng lên thì Y tăng và ngược
lại. Tuy nhiên, khi vượt qua sản lượng tiềm năng, độ dốc của đường tổng cung ngắn hạn càng
tăng và sau đó thì thẳng đứng.
2

Do chỉ tiêu đánh giá AS cũng giống chỉ tiêu đánh giá tổng giá trị sản lượng của nền kinh tế (GDP), nên các yếu tố quyết

định sự biến đổi của AS cũng thống nhất với các yếu tố quyết định sự biến đổi của GDP trong nền kinh tế.


Hình 1.1: Đường tổng cung ngắn hạn

Điều này có nghĩa, trong ngắn hạn, khi AS ở dưới mức sản lượng tiềm năng, một sự
thay đổi nhỏ về giá cả đầu ra cũng khuyến khích các doanh nghiệp tăng nhanh sản lượng đáp
ứng nhu cầu. Sở dĩ họ làm như vậy vì trong khoảng thời gian ngắn, giá cả đầu vào là cố định,
doanh nghiệp có thể đồng thời tăng sản lượng và tăng giá chút ít để thu lợi nhuận.

Đường tổng cung dài hạn: phản ánh mối quan hệ giữa tổng cung và mức giá trong
điều kiện giá các yếu tố đầu vào thay đổi cùng tỷ lệ với mức giá đầu ra của sản phẩm (do nền
kinh tế có đủ thời gian để thực hiện quá trình điều chỉnh đồng thời này). Vì vậy, đường tổng
cung dài hạn là một đường song song với trục tung và cắt trục hoành ở sản lượng tiềm năng.

Hình 1.2: Đường tổng cung dài hạn
Các yếu tố làm dịch chuyển đường tổng cung:
Khi mức giá thay đổi, tổng cung thay đổi theo. Ta gọi đó là hiện tượng trượt cung
(hoặc tổng cung di chuyển). Nếu những nhân tố khác ngoài biến số giá, sẽ gây ra hiện tượng
dịch chuyển đường tổng cung.
Lưu ý: những nhân tố tác động đến năng lực sản xuất của nền kinh tế sẽ tác động đến
tổng cung dài hạn và ngắn hạn. Đó là:
-

nguồn nhân lực

-

trình độ công nghệ

-

vốn


-

tài nguyên

d. Định luật Okun

Định luật này thể hiện mối quan hệ định lượng giữa thất nghiệp và sản lượng. Biểu hiện
qua hai cách:
-

Nếu sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng x% thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế sẽ
cao hơn tỷ lệ thất nghiệp chuẩn là
UT = U n +
Trong đó:

x
%.
2

Yp − YT
x 50%
Yp

Yp – sản lượng tiềm năng
YT – sản lượng thực tế
Un – tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (chuẩn)
UT – tỷ lệ thất nghiệp thực tế

-

Nếu tỷ lệ tăng của sản lượng thực tế lớn hơn tỷ lệ tăng của sản lượng tiềm năng là
2.5% thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế sẽ giảm bớt đi một lượng là 1%
Gọi

y: tỷ lệ tăng của sản lượng thực tế ở năm t so với năm (t-1)
y=


YT ( t ) − YT ( t − 1 )
x100%
YT ( t − 1 )

p: tỷ lệ tăng của sản lượng tiềm năng ở năm t so với năm (t-1)
p=
Công thức:

Yp( t ) − Yp( t − 1 )
x100%
Yp( t − 1 )

UT(t) = UT(t-1) - 0.4(y-p)

1.2.2 Tổng cầu
a. T ổng cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu
Khái niệm: Tổng cầu (Aggregate demand – AD) là tổng khối lượng hàng hóa và dịch
vụ nội địa mà các tác nhân trong nền kinh tế muốn mua tại mỗi mức giá.
Tổng cầu biểu hiện mối quan hệ giữa lượng cầu về hàng hoá với mức giá chung. Đó là
mối quan hệ nghịch biến. Do khi giá giảm, thu nhập thực tế của công chúng tăng, tiêu dùng
thực tế tăng, do đó tổng cầu tăng cao hơn và ngược lại. Ta có đồ thị tổng cầu như sau:


Hình 1.2: Đường tổng cầu
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến AD
- Giá cả hàng hoá: mức giá càng cao, nếu cung tiền không đổi thì lượng cầu về hàng hóa
và dịch vụ càng thấp.
- Thu nhập của công chúng: thu nhập này càng nhiều thì mức cầu tiêu dùng và đầu tư càng
lớn, do đó, tăng tổng cầu.

- Dự đoán của các doanh nghiệp và người tiêu dùng về tình hình kinh tế: nếu họ kỳ vọng
rằng giá cả hàng hóa sẽ tăng lên trong tương lai, thì AD hiện tại đối với hàng hóa đó sẽ tăng
lên và ngược lại.
- Thuế và các khoản trợ cấp: ảnh hưởng đến thu nhập của công chúng, từ đó ảnh hưởng
đến tổng cầu. Khi giảm thuế hoặc tăng trợ cấp, thu nhập của dân cư tăng, do đó làm tăng
tổng cầu.
- Chi tiêu của Chính phủ: tác động trực tiếp vào tổng cầu. Khi chi tiêu của chính phủ tăng,
AD tăng.
- Khối lượng tiền tệ: nếu khối lượng tiền tăng lên, người ta sẽ dùng một phần đó để gia
tăng tiêu dùng, mua sắm… làm tăng AD.
- Lãi suất: lãi suất giảm kích thích dân chúng vay tiền nhiều hơn để tiêu dùng và đầu tư,
làm tăng AD.
- Dân số: dân số càng đông thì nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ nội địa càng tăng, làm tăng
AD.
Ngoài ra, AD còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như thị hiếu, giá trị hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu, tỷ giá hối đoái…


1.2.3 Cân bằng tổng cung – tổng cầu ( AS và AD)
Nếu đưa hai đồ thị AD và AS vào cùng một hệ trục, ta sẽ thấy hai đường AD và AS cắt
nhau tại điểm E, gọi là điểm cân bằng của nền kinh tế. Tại đó, tổng khối lượng hàng hóa và
dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất ra đúng bằng tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà
nền kinh tế có nhu cầu sử dụng. Nói cách khác, tại điểm cân bằng, tổng cung bằng tổng cầu,
toàn bộ nhu cầu của nền kinh tế được các doanh nghiệp đáp ứng đủ. Điểm E cũng sẽ xác định
mức giá cân bằng P0 và sản lượng cân bằng Q 0. Điều này được thể hiện trong hình 1.3 dưới
đây.
P

AS


E
Pe

AD

Y0
Hình 1.3: Sự cân bằng tổng cung - tổng cầu

Tóm lại, ta có thể mô tả khái quát về hệ thống kinh tế vĩ mô theo mô hình sau:

Hình 1.4: Khái quát hệ thống kinh tế vĩ mô


1.3 MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một đất nước thường được đánh giá theo 3 dấu hiệu chủ
yếu: ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội.
Trong đó, sự ổn định kinh tế có được là nhờ vào việc giải quyết tốt những vấn đề kinh tế
cấp bách như lạm phát, suy thoái, thất nghiệp trong thời kỳ ngắn hạn. Còn tăng trưởng kinh
tế đòi hỏi chính phủ giải quyết tốt các vấn đề dài hạn hơn nhằm tác động vào cơ cấu kinh tế,
khoa học – công nghệ, phát triển sức sản xuất của xã hội v.v... Riêng công bằng trong phân
phối thì lại là vấn đề xã hội lẫn vấn đề kinh tế. Nó thể hiện tính đúng đắn hợp lý trong phân
phối thành quả của sản xuất trên phạm vi xã hội, đồng thời đánh giá sự ổn định xã hội và hệ
thống chính trị trên đó nền kinh tế vận động.
Vì vậy, để có thể đạt được sự ổn định, tăng trưởng và công bằng thì các chính sách vĩ
kinh tế mô phải hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:
1.3.1 Mục tiêu ổn định kinh tế trong ngắn hạn

Hình 1.5: Các trạng thái cân bằng tổng cung – tổng cầu
Trong ngắn hạn, khi tổng cung thay đổi chưa đáng kể, thì các chính sách điều tiết tổng
cầu tỏ ra hữu hiệu để thay đổi tình trạng của một nền kinh tế. Nhà nước có thể thực hiện các

chính sách sau để tác động đến tổng cầu:
a. Chính sách tài khoá: chính sách quyết định thu, chi ngân sách
b. Chính sách tiền tệ: chính sách quyết định cung tiền trong xã hội
c. Chính sách thu nhập: chính sách tác động đến thu nhập và tiền lương của người lao động
d. Chính sách ngoại thương: tác động đến xuất nhập khẩu thông qua thuế quan, quota, biện
pháp hỗ trợ xuất khẩu …


e. Chính sách ngoại hối: tác động đến cung, cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái…
1.3.2 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong dài hạn
Trong dài hạn, chính phủ cần dùng các chính sách điều tiết tổng cung và đẩy đường sản
lượng tiềm năng sang phải. Muốn vậy, cần thực hiện các chính sách gia tăng về chất và
lượng của nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, vốn, các loại tài nguyên quốc gia là chủ
yếu.



×