Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

CHƯƠNG II đo LƯỜNG sản LƯỢNG QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.78 KB, 20 trang )

CHƯƠNG II: ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
Khi nghiên cứu các mục tiêu kinh tế vĩ mô, chúng ta coi sản lượng là một
trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá thành tựu của một nền kinh tế. Vì vậy,
chương này sẽ trình bày những khái niệm, phương pháp tính toán, đo lường sản
lượng của một quốc gia.
2.1 TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI
2.1.1 Khái niệm
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) đo lường tổng
giá trị của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh
thổ quốc gia, trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng là những hàng hóa và dịch vụ mà người sử
dụng cuối cùng mua, bao gồm hàng tiêu dùng và dịch vụ mà các hộ gia đình mua,
hàng xuất khẩu và các tư liệu máy móc, thiết bị mà các doanh nghiệp mua về.
Hàng hóa và dịch vụ trung gian là những hàng hóa và dịch vụ dùng làm đầu
vào trong quá trình sản xuất ra hàng hóa khác và được sử dụng hết một lần trong
quá trình đó, bao gồm: nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, bán thành phẩm, các dịch
vụ mua ngoài như vận tải, bưu điện, ngân hàng… dùng trong sản xuất.
Muốn biết một hàng hóa là trung gian hay cuối cùng phải căn cứ vào mục
đích sử dụng của nó. Nếu sử dụng hàng hóa đó cho mục đích tiêu dùng, xuất khẩu
hay đầu tư thì đó là hàng hóa cuối cùng, còn nếu được dùng hết một lần cho sản
xuất thì đó là hàng trung gian.
Trong GDP và GNP chỉ tính giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng,
không tính giá trị của hàng hóa và dịch vụ trung gian để tránh vấn đề tính trùng (vì
giá trị hàng hóa và dịch vụ trung gian đã được tính trong giá trị của hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng).
Vd: trong nền kinh tế có 4 doanh nghiệp với giá trị sản xuất trong năm được
thể hiện ở bảng sau:


Đơn vị
tính: tỷ đồng


STT Doanh
1
2
3
4

Giá trị sản

Giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng

nghiệp
xuất
Cơ khí
1
1
Dệt sợi
1
Dệt vải
2
May mặc
3
3
Tổng giá trị
7
4
(1) Doanh nghiệp cơ khí cung ứng máy móc, thiết bị cho 3 doanh nghiệp còn
lại. Cả 3 doanh nghiệp ấy đều có ý định giữ lại máy móc đó dùng cho
nhiều chu kỳ sản xuất, nên nó là hàng hóa cuối cùng. Mặc dù giá trị của
máy móc thiết bị có chuyển từng phần vào giá trị hàng hóa của ngành
khác dưới dạng khấu hao, nhưng theo quy định tính GDP và GNP, người

ta không trừ phần khấu hao mà chỉ trừ giá trị hàng hóa trung gian.
(2) Sợi là nguyên liệu cho vải nên giá trị của sợi đã chuyển hết vào giá trị
của vải. Vậy sợi là hàng hóa trung gian của vải.
(3) Tương tự vậy, vải là nguyên liệu cho ngành may mặc nên vải cũng là
hàng hóa trung gian.
(4) Hàng may mặc được công chúng mua về sử dụng nên nó là hàng hóa
cuối cùng.
Như vậy, nếu tính luôn cả giá trị hàng hóa trung gian, thì con số tính trùng
trong ví dụ trên là rất lớn (3 tỷ).
Chúng ta đã biết như thế nào thì hàng hóa được coi là hàng hóa và dịch vụ

cuối cùng. Vậy hàng hóa và dịch vụ cuối cùng khi nào thì được tính vào GDP? Thế
nào là trong phạm vi lãnh thổ quốc gia? Điều này có nghĩa, miễn hàng hóa và dịch
vụ được sản xuất trên lãnh thổ một nước, thì sẽ được tính vào GDP của nước đó, bất
kể hàng hóa và dịch vụ đó do ai sản xuất ra, quốc tịch nào. Cụ thể, GDP bao gồm:
-

Giá trị do công nhân một nước tạo ra trên lãnh thổ (A)


-

Giá trị do cơng nhân nước khác tạo ra trên lãnh thổ (B). Phần này còn gọi
là thu nhập do nhập khẩu các yếu tố sản xuất bao gồm tiền lương, tiền
th, tiền lãi, lợi nhuận của yếu tố sức lao động, bản quyền, vốn…từ
nước ngồi.
Vậy

GDP = A + B


(2.1)

Lưu ý: GDP không bao gồm kết quả hoạt động của công dân nước sở tại
tiến hành ở nước ngoài. Đây là một phân biệt có ý nghóa.
2.1.2 Phương pháp xác đònh
Để tính giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của nền kinh tế, ta phải có đơn
giá. Giá được sử dụng để tính GDP khác nhau sẽ phản ánh những ý nghĩa kinh tế
khác nhau.
a. Giá để tính GDP:
 Giá hiện hành: là loại giá đang lưu hành ở mỗi thời điểm. Tính GDP theo
giá hiện hành ta được GDP danh nghĩa (nominal GDP). Như vậy, sự gia tăng
của GDP danh nghĩa qua các năm có thể do lạm phát gây ra.
 Giá cố định: là giá hiện hành của năm gốc. Đó là năm có nền kinh tế tương
đối ổn định nhất. Tính GDP theo giá cố định ta được chỉ tiêu GDP thực tế
(real GDP). Sự gia tăng của GDP thực tế chỉ có thể do lượng hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng trong nền kinh tế gia tăng qua các năm, nên người ta dùng
nó để đo lường tăng trưởng kinh tế. Giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế có
mối quan hệ như sau:
GDPd =

GDPn
GD Pr

(2.2)

Trong đó: GDPd – chỉ số khử lạm phát của GDP (hệ số giảm phát GDP). Đây
là một loại chỉ số giá tồn bộ, phản ánh mức độ trượt giá của mặt bằng giá cả
ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc.



Tuy nhiên, tính GDPn hay GDPr cũng chỉ nhấn mạnh vào thời điểm tính giá,
khơng phản ánh cơ cấu giá.
 Giá thị trường (mp-market price): là giá mà người mua phải trả để sử dụng
sản phẩm, dịch vụ. Đây là loại giá dễ tập hợp nhất, nhưng giá thị trường lại
bao gồm cả thuế gián thu, nên sẽ khơng phản ánh chính xác tăng trưởng kinh
tế. Vì nếu thuế tăng, GDPmp sẽ tăng.
 Giá yếu tố sản xuất hay chi phí cho yếu tố sản xuất (fc-factor cost): là chi
phí của các yếu tố sản xuất đã sử dụng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ. GDPfc
chênh lệch với GDPmp một lượng là thuế gián thu
Trong các loại giá trên để tính GDP, đầu tiên, các nhà kinh tế sẽ tính GDP danh
nghĩa theo giá thị trường, sau đó thơng qua các mối liên hệ của chúng, sẽ tính được
GDP theo các loại giá khác.
b. Tính GDPn theo giá thị trường
 Sơ đồ luân chuyển kinh tế vó mô
Một nền kinh tế hoàn chỉnh bao gồm hàng triệu đơn vò kinh tế: các hộ gia
đình, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước … Các đơn vò kinh tế này tạo nên một
mạng lưới chằng chòt các giao dòch kinh tế trong quá trình tạo ra tổng sản phẩm
hàng hoá và dòch vụ. Để tìm được cái cốt lõi bên trong của các giao dòch và đưa
ra các phương pháp tính toán tổng sản phẩm một cách có cơ sở khoa học, chúng
ta hãy bắt đầu bằng trường hợp đơn giản nhất: bỏ qua vai trò của nhà nước và
các giao dòch với nước ngoài. Tức nền kinh tế chúng ta nghiên cứu lúc này sẽ là
một nền kinh tế khép kín, tự cấp tự túc và chỉ gồm 2 chủ thể kinh tế: hộ gia đình
và các doanh nghiệp.


Doanh thu Thị
Hàng hóa &
dịch vụ được
bán


trường
Hàng hóa
và Dịch vụ

Chi tiêu
Hàng hóa &
dịch vụ được
mua

Doanh nghiệp

Đầu vào
cho sản xuất
Lương, tiền
thuê, lợi nhuận

Hộ gia đình

Thị trường
các yếu tố
sản xuất

Lao động, đất
đai, vốn
Thu nhập

Hình 2.1: Dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô
Dòng bên trong là sự luân chuyển các nguồn lực thật. Hộ gia đình cung cấp
các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp như sức lao động, đất đai, vốn, sáng kiến
kinh doanh, kinh nghiệm quản lý…Ngược lại, doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đó

để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, sau đó bán lại cho các hộ gia đình. Vì vậy,
luồng các yếu tố đầu vào cho sản xuất chảy từ hộ gia đình sang doanh nghiệp, và
luồng sản phẩm chảy từ doanh nghiệp sang hộ gia đình.
Dòng bên ngoài là các giao dịch thanh toán bằng tiền tương ứng. Hộ gia đình
mua hàng hóa và dịch vụ tạo nên doanh thu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử
dụng một phần doanh thu này để trả lương công nhân và các chi phí đầu vào khác,
phần còn lại là lợi nhuận của doanh nghiệp (bản thân người chủ cũng là bộ phận của
khu vự gia đình). Vì vậy, luồng chi tiêu để mua hàng hóa và dịch vụ chảy từ hộ gia
đình sang doanh nghiệp, còn thu nhập chảy từ doanh nghiệp sang hộ gia đình.
Cần lưu ý là đối với nền kinh tế với tư cách là một tổng thể, thì thu nhập
bằng chi tiêu. Lý do là vì mọi giao dịch đều có hai bên: mua và bán. Mọi khoản chi
tiêu của người mua nào đó đều thu nhập của người bán khác. Vd: Mai trả cho Lan
50.000đ để may áo. Trong trường hợp này, Lan là người cung cấp dịch vụ, còn Mai
là người mua. Lan kiếm được 50.000đ còn Mai chi tiêu 50.000đ. Do vậy, giao dịch


này đóng góp vào GDP một lượng như nhau, bất kể tính theo tổng thu nhập hay chi
tiêu.
Từ sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô gợi lên hai cách tính GDP:
1.

Cộng tất cả các khoản chi tiêu của các hộ gia đình lại
với nhau

2.

Cộng tất cả các khoản thu nhập (tiền lương, địa tô, lợi
nhuận…) mà các doanh nghiệp thanh toán.

Do mọi khoản chi tiêu trong nền kinh tế cuối cùng cũng trở thành thu nhập

của ai đó nên GDP là như nhau, bất kể nó được tính theo cách nào.
 Các phương pháp xác định GDP
Phương pháp chi tiêu (theo luồng sản phẩm):
Từ sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô, ta có thể xác định GDP theo giá trị hàng
hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sơ đồ trên
quá đơn giản, chúng ta sẽ mở rộng sơ đồ đó, tính đến cả khu vực chính phủ và xuất
nhập khẩu. Và để tính được GDP theo phương pháp này, chúng ta cần nghiên cứu
cơ cấu chi tiêu của GDP. Nó bao gồm:
Tiêu dùng của các hộ gia đình (C): bao gồm tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ
cuối cùng mà các hộ gia đình mua được trên thị trường để chi dùng cho đời sống
hàng ngày của mình: thực phẩm, hàng tiêu dùng...
Đầu tư ( I ): bao gồm các khoản chi của doanh nghiệp để mua những sản
phẩm đầu tư (trang thiết bị, nhà ở, văn phòng xây dựng lần đầu...), các khoản chi
của gia đình để xây, mua nhà mới và chênh lệch hàng tồn kho trong năm của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, đầu tư (I) ở đây không bao gồm vốn để mua cổ phần, cổ phiếu
hay mở một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng vì đó chỉ là hành động thay đổi thành
phần tích sản của cá nhân hay doanh nghiệp, không làm cho tổng sản phẩm cố định
của đất nước tăng lên.


Ngoài ra, trong đầu tư, cần phân biệt hai khái niệm tổng đầu tư và đầu tư
ròng.
Tổng đầu tư là giá trị các tư liệu lao động chưa trừ phần đã hao mòn. Còn
đầu tư ròng bằng tổng đầu tư trừ đi khấu hao tài sản cố định (tiêu dùng cơ bản).
Đầu tư ròng = tổng đầu tư – hao mòn TSCĐ.
Trong tính toán GDP, người ta tính tổng đầu tư chứ không phải đầu tư ròng.
Hàng tồn kho hay dự trữ là những hàng hoá được giữ lại để sản xuất hay tiêu
thụ sau này. Nhưng theo quy định, chúng được xếp vào hàng hoá đầu tư khi tính
toán GDP.
Chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ (G): Chính phủ cũng là một

tác nhân kinh tế - một người tiêu dùng lớn nhất. Hàng năm, chính phủ các nước
phải chi tiêu những khoản tiền rất lớn vào việc xây dựng đường sá, trường học,
bệnh viện, quốc phòng, trả lương... Toàn bộ chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ đều
được tính vào luồng sản phẩm. Tuy nhiên, không phải mọi khoản chi tiêu trong
ngân sách đều được tính vào GDP. Những khoản tiền chi ra nhưng không tương
ứng với một hàng hoá và dịch vụ nào mới được sản xuất ra trong nền kinh tế sẽ
không được tính vào GDP do không làm tăng GDP. Ví dụ: những khoản thanh toán
chuyển nhượng (TR) như là bảo hiểm xã hội cho người già, tàn tật, người thuộc
diện chính sách, trợ cấp thất nghiệp...
Xuất khẩu và nhập khẩu (X và M): Hàng xuất khẩu là những hàng hoá được
sản xuất ra ở trong nước, nhưng được bán ra nước ngoài. Hàng nhập khẩu là những
hàng được sản xuất ra ở nước ngoài, nhưng được mua để phục vụ nhu cầu nội địa.
Căn cứ vào quan điểm đó, chúng ta thấy lượng chi tiêu nước ngoài để mua hàng
xuất khẩu sẽ trở thành thu nhập của các doanh nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu, từ
đó làm tăng GDP. Còn chi tiêu cho hàng nhập khẩu lại biến thành thu nhập cho
người nước ngoài nên cần trừ ra khỏi GDP. Như vậy, ta có khái niệm xuất khẩu
ròng (net exports) NX = X - M
Để đơn giản, khi tính GDP, người ta cộng toàn bộ tiêu dùng (C), đầu tư (I),
chi tiêu hàng hoá và dịch vụ của chính phủ (G) và phần xuất khẩu ròng (NX).


Tóm lại, ta có công thức chung xác định GDP theo phương pháp chi tiêu
(luồng sản phẩm) như sau:
GDP = C + I + G + X – M
GDP = C + I + G + NX
(2.3)
Do đây là chi tiêu của người tiêu dùng cuối cùng, cho nên trong các thành
phần chi tiêu ấy có chứa cả thuế gián thu.
Phöông phaùp thu nhaäp (chi phí)
Tập hợp tổng thu nhập phát sinh trên lãnh thổ bao gồm: tiền lương, tiền lãi,

tiền thuê và lợi nhuận.
Gọi:

Chi phí tiền công, tiền lương là

W

Chi phí thuê vốn (lãi suất)

i

Chi phí thuê nhà, thuê đất

r

Lợi nhuận

π

GDP theo chi phí cho yếu tố sản xuất = W + i + r + π
(2.4)
Tuy nhiên, đây chỉ là GDP theo chi phí cho yếu tố sản xuất nên sẽ không
đồng nhất với cách tính trên. Vì vậy, cần điều chỉnh bằng cách cộng thêm vào GDP
theo thu nhập các khoản:
 Thuế gián thu (Ti) vì cách tính GDP theo chi tiêu là tính theo giá thị trường
(đã có thuế gián thu)
 Khấu hao (De – depreciation): là giá trị tài sản cố định đã hao mòn trong sử
dụng. Trong cách tính GDP theo chi phí, không hề trừ phần này ra nên trong
cách tính này, khấu hao cần phải được thêm vào.
GDP = w + i + r + π + Ti + De


Vậy
(2.5)

Với hai điều chỉnh trên, cách tính GDP theo 2 phương pháp trên về nguyên
tắc sẽ cho kết quả như nhau.


Bảng 2.1: Tóm tắt hai phương pháp xác định GDP
GDP tính theo luồng sản phẩm GDP tính theo thu nhập hay chi phí
Tiêu dùng
Tiền công, tiền lương
Đầu tư

Lãi suất

Chi tiêu của Chính phủ

Thuê nhà, đất

Xuất khẩu ròng

Lợi nhuận
Khấu hao
GDP theo chi phí cho yếu tố sản
xuất

GDP theo giá thị trường

Thuế gián thu

GDP theo giá thị trường

Phöông phaùp giaù trò gia taêng
Khái niệm giá trị gia tăng:
Giá trị gia tăng(GTGT) là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng của một
doanh nghiệp với khoản mua vào về vật liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác,
mà đã được dùng hết trong việc sản xuất ra sản lượng đó.
GTGT của một doanh nghiệp là số đo phần đóng góp của doanh nghiệp đó
vào tổng sản lượng của nền kinh tế. Tổng GTGT của mọi đơn vị sản xuất và dịch vụ
trong vòng một năm là tổng sản phẩm quốc nội GDP.
i =n

GDP =

∑VA i

(2.6)

i =1

Với VAi: GTGT của doanh nghiệp thứ i
Để tính GDP được dễ dàng hơn, người ta tính tổng GTGT của các đơn vị sản
xuất và dịch vụ trong từng ngành kinh tế, rồi cộng tất cả các GTGT của từng ngành
lại với nhau. Như vậy, công thức 2.4 sẽ được viết lại như sau:
GDP = VAA + VAI + VAS + VAK
Với

(2.7)

VAA: Tổng GTGT trong ngành nông nghiệp (Agricultural Sector)

VAI : Tổng GTGT trong ngành công nghiệp (Industrial Sector)


VAS : Tổng GTGT trong ngành dịch vụ ( Service Sector)
VAK : Tổng GTGT trong ngành tri thức ( Knowledge & Information
Sector)
Về nguyên tắc, GDP tính theo 3 phương pháp trên phải bằng nhau. Lấy lại ví
dụ 1:
Đvt: tỷ đồng
Doanh

Giá trị

Giá trị hàng

nghiệp

sản xuất hóa cuối

Chi tiêu Thu nhập Giá trị
gia tăng

cùng
1

Cơ khí
1
1
1
1

Dệt sợi
1
1
1
Dệt vải
2
1
1
May mặc
3
3
3
1
1
Tổng giá trị
7
4
4
4
4
GDP = tổng chi tiêu = tổng thu nhập = tổng giá trị gia tăng = 4 tỷ đồng
2.2 TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN
Khái niệm:
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP- Gross National Product) là giá trị của toàn
bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất ra trong một thời kỳ
nhất định.
GNP là tổng giá trị bằng tiền của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất bằng các yếu tố sản xuất của một quốc gia trong một thời kỳ.
GNP là tổng thu nhập do công dân của một nước tạo ra trong một thời kỳ.
Phân loại:

Cũng giống GDP, nếu tính theo thời điểm tính giá, ta có:
+

GNP tính theo giá hiện hành: GNP danh nghĩa - GNPn

+

GNP tính theo giá cố định: GNP thực tế - GNPr

Nếu tính theo cơ cấu giá, ta có:
+

GNP tính theo giá thị trường: GNPmp


+

2.2

GNP tính theo chi phí các yếu tố sản xuất : GNPfc

MỐI QUAN HỆ GIỮA GNP VÀ GDP

GDP là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng tạo ra trên lãnh thổ một nước, bất
kể quốc tịch nào, nên
GDP = A + B

(2.1)

GNP là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra,

không kể họ đang ở đâu, nên trong GNP sẽ bao gồm:
 Giá trị do công nhân một nước tạo ra trên lãnh thổ (A)
 Giá trị do công dân một nước tạo ra trên lãnh thổ nước khác (C ).
Vậy

GNP = A + C


(2.9)

GNP = A + B – B + C



= GDP + (C – B)



= GDP + NIA

(2.10)

Với NIA – net income from abroad – thu nhập ròng từ nước ngoài.
Đối với các quốc gia đang phát triển: NIA thường là số âm => GDP > GNP
Còn với quốc gia phát triển: NIA thường là số dương => GDP < GNP
Hạn chế của việc tính toán GDP và GNP
 Tính GDP theo 3 công thức trên trong thực tế thường không cho ra một đáp
số vì số liệu thu được không chính xác. Vì vậy, các nhà thống kê sau khi tính
sẽ tiến hành điều chỉnh, lựa chọn con số hợp lý nhất.
 GDP không phản ánh hết mọi giá trị của các hoạt động trong nền kinh tế.

Đặc biệt là:
+ Hoạt động kinh tế “ngầm”: là những hoạt động phi pháp mang lại
lượng giá trị lớn cho các tổ chức liên quan, nhưng không được tính
vào GDP vì nó nguy hiểm trên cộng đồng và cũng không được công
khai trên thị trường.


+ Hoạt động phi thương mại: là các hoạt động cần thiết cho xã hội,
nhưng không phải vì lý do thương mại nên không có giá cả, không
được thông báo hay hạch toán vào GDP như hoạt động của các tổ
chức nhân đạo, bảo vệ môi trường … hoặc các hoạt động tạo ra hàng
hóa và dịch vụ tự cung tự cấp…
+ GDP chưa tính đến những giá trị tinh thần. Mà một trong số đó là thời
gian nghỉ ngơi. Nếu mọi người trong nền kinh tế đột nhiên bắt đầu
làm việc tất cả các ngày trong tuần, không nghỉ lễ thì GDP sẽ tăng
nhiều, tuy nhiên, chúng ta không thể nói là chất lượng cuộc sống của
mọi người tăng.
+ GDP cũng chưa tính đến các ngoại tác trong nền kinh tế. Đặc biệt là
vấn đề ô nhiễm môi trường. Nếu các đạo luật về môi trường bị dỡ bỏ,
các doanh nghiệp sẽ sản xuất được nhiều hàng hóa hơn mà không cần
quan tâm đến môi trường, GDP tăng nhưng chất lượng cuộc sống
giảm.
Vì những hạn chế trên mà người ta tìm một chỉ tiêu khác để đo lường phúc
lợi kinh tế tốt hơn. Và một chỉ tiêu hiện đang được nghiên cứu là chỉ tiêu phúc lợi
kinh tế ròng (NEW – Net economic welfare) được điều chỉnh từ GNP.
NEW = GNP + lợi chưa tính – hại chưa trừ
(2.8)
Lợi chưa tính: những khoản làm tăng chất lượng cuộc sống, có lợi cho mọi
người như các hoạt động phi thương mại, giá trị của sự nhàn rỗi ….
Hại chưa trừ: những khoản thịêt hại cho đời sống như sự ô nhiễm môi

trường, tiếng ồn, các vấn đề xã hội …
Việc tính toán NEW còn rất hạn chế và chưa được thống nhất, nên tạm thời,
GDP và GNP tuy chưa phải là những chỉ tiêu hoàn hảo, nhưng tốt nhất hiện có.


2.4 CÁC CHỈ TIÊU KHÁC
2.4.1 Sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
Sản phẩm quốc dân ròng (NNP – net national product) là phần GNP còn lại
sau khi trừ đi khấu hao. Các TLLĐ bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Sau khi
tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp phải bù đắp ngay phần hao mòn này. Chúng
không trở thành nguồn thu nhập của cá nhân và xã hội, chúng cũng không tham gia
vào quá trình phân phối cho các thành viên trong xã hội.
Như vậy, không phải tổng đầu tư, mà là đầu tư ròng cùng với các thành tố khác
của GDP mới là những bộ phận quyết định tốc độ tăng trưởng, nâng cao mức sống
của người dân. Những bộ phận này tạo nên NNP.
Vậy ta có:

NNP = NP - khấu hao

(2.11)
2.4.2 Thu nhập quốc dân (NI)
Thu nhập quốc dân phản ánh tổng số thu nhập từ các yếu tố sản xuất: lao động,
vốn, đất đai, tài nguyên, khả năng quản lý... của nền kinh tế hay đồng thời cũng là
thu nhập của tất cả các hộ gia đình trong nền kinh tế. Như vậy, khái niệm thu nhập
quốc dân Y trùng hợp với khái niệm sản phẩm quốc dân ròng theo chi phí cho các
NI = w + i + r + π

yếu tố sản xuất:

= GNP - Khấu hao - Thuế gián thu (Ti)

=

NNP

– Ti

(2.12)
2.4.3 Thu nhập có thể sử dụng được (YD)
Tuy thu nhập quốc dân cũng phản ánh mức sống của dân cư, nhưng để dự đoán
khả năng tiêu dùng và tích lũy của dân cư, Nhà nước phải sử dụng các chỉ tiêu trực
tiếp hơn, như là chỉ tiêu thu nhập có thể sử dụng (YD).
Thu nhập có thể sử dụng là phần thu nhập quốc dân còn lại sau khi các hộ gia
đình nộp lại các loại thuế trực thu và nhận được các trợ cấp của Chính phủ hoặc
doanh nghiệp.


YD = NI – Td + Tr
(2.13)
Trong đó:

Td : Thuế trực thu
Tr : Trợ cấp

Thuế trực thu chủ yếu là các loại thuế đánh vào thu nhập (do lao động, thừa kế,
các khoản lợi tức, phần lợi nhuận không chia…)
Toàn bộ thu nhập có thể sử dụng Y D, các hộ gia đình dùng để tiêu dùng (C) và
để dành tiết kiệm (S)
YD = C + S
(2.14)
2.4.5 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu

Ta có thể tổng hợp mối quan hệ giữa các chỉ tiêu GDP, GNP, Y, Y D theo sơ đồ
sau:
NIA NIA Khấu hao
NX
(De)
GNPmp G
Ti
GDPmp
I
NNPmp
Td - Tr
NI = NNPfc
C
YD
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế
2.5 ĐỒNG NHẤT THỨC KINH TẾ VĨ MÔ
Khái niệm đồng nhất thức: Đồng nhất thức là bằng nhau theo định nghĩa. Như
vậy, đồng nhất thức khác với đẳng thức.
2.5.1 Đồng nhất thức tiết kiệm và đầu tư
Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập sau khi tiêu dùng. Giả sử xét nền kinh tế
đóng – tức là nền kinh tế không tham gia vào thương mại quốc tế. Lúc này, sản
lượng thực tế của nền kinh tế (GDPr), ký hiệu là Y:
Y=C+I+G


Y–C–G=I

(2.14)



Trong đẳng thức (2.14), vế trái chính là tổng thu nhập của nền kinh tế còn lại sau
khi đã thanh toán cho các khoản tiêu dùng của mọi người và mua hàng của chính
phủ nên được gọi là tiết kiệm quốc dân, hay tiết kiệm (S).
Thay Y-C-G bằng S, ta có thể viết lại đẳng thức (2.14) như sau:
S=I
(2.15)
Đây chính là đồng nhất thức giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế đóng.
Trong đó, tiết kiệm S sẽ được chuyển cho đầu tư thông qua các trung gian tài chính
như ngân hàng, quỹ hỗ tương, thị trường chứng khoán… Ngoài ra, cũng cần lưu ý:
S=Y–C–G


S = (Y – T – C) + (T – G)

Mà Y – T – C là tiết kiệm tư nhân, T-G là tiết kiệm chính phủ, như vậy :
Tiết kiệm quốc dân = tiết kiệm tư nhân + tiết kiệm chính phủ
Để hiểu hơn vai trò của các thể chế tài chính, ngân hàng… trong việc chuyển
nguồn vốn tiết kiệm sang đầu tư như thế nào, và mối quan hệ giữa các tác nhân kinh
tế ra sao, chúng ta cùng xem xét vòng luân chuyển của các luồng tiền trong kinh tế.


Hình 2.3: Dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô khi có Chính phủ
So với sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô đơn giản (hình 2.1), nền kinh tế bây
giờ đã có những khoản rò rỉ và bổ sung mới. Một phần thu nhập của người dân phải
làm nghĩa vụ với nhà nước dưới dạng thuế thu nhập (TA). Mặt khác, nhà nước cũng
tiến hành trợ cấp cho các gia đình khó khăn (Tr). Như vậy, ta có khái niệm thuế
ròng (T) là hiệu số giữa thuế thu nhập và viện trợ.
T = TA – TR
2.5.2 Đồng nhất thức mô tả mối quan hệ giữa các khu vực trong nền
kinh tế

Chúng ta hãy mở rộng hình 2.3, tính tới khu vực nước ngoài. Nền kinh tế của
chúng ta bây giờ sẽ có thêm hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài tiết kiệm của dân
(Sp), thuế ròng (T) thì nhập khẩu (M) cũng là một khoản “rò rỉ” ra khỏi dòng luân
chuyển ban đầu. Vì một phần thu nhập dùng để mua hàng nhập khẩu sẽ tạo nên thu
nhập cho người nước ngoài, không đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân. Như
vậy, tổng “rò rỉ” của dân chúng sẽ là: SP + T + M
Doanh nghiệp sử dụng vốn vay để đầu tư, chính phủ cũng chi tiêu một phần
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Mặt khác, hàng xuất khẩu được sản xuất ra nhưng
không để tiêu dùng trong nước, mà để đáp ứng cầu từ nước ngoài. Như vậy, tổng
“bổ sung” mới vào luồng sản phẩm sẽ là: I + G + X


Hình 2.4: Dòng chu chuyển kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế
mở
Để bảo đảm cho tổng hàng hóa và tổng thu nhập của nền kinh tế là cân bằng,
thì tổng các khoản rò rỉ phải bằng tổng bổ sung, tức ta có:
SP + T + M = I + G + X


(T-G) = (I-SP) + (X-M)

(2.16)

Phương trình (2.16) chính là đồng nhất thức thể hiện mối quan hệ giữa các
khu vực hay tác nhân trong nền kinh tế. Trong đó, vế trái là khu vực chính phủ, vế
phải là khu vực tư nhân và khu vực nước ngoài.
Đồng nhất thức trên thể hiện tác động của các khu vực kinh tế với nhau như
thế nào. Nếu khu vực nước ngoài cân bằng (X=M), tức cán cân thương mại cân
bằng và ngân sách CP thâm hụt (Tđầu tư (SP>I). Điều này có nghĩa là thâm hụt ngân sách phải được bù đắp bằng tiết

kiệm của dân chúng. Tức chi tiêu chính phủ đã lấn át đầu tư tư nhân.


Ngược lại, nếu đầu tư của doanh nghiệp đúng bằng số tiết kiệm của dân cư
(SP=I), thâm hụt ngân sách phải được bù đắp bằng thâm hụt cán cân thương mại.
Trong trường hợp này, đất nước sẽ bị rơi vào tình trạng thâm hụt kép: thâm hụt NS
và thâm hụt CCTM.

2.6

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là GDP, GNP. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của hai khái niệm
này.
2. Cho biết GDP có là thước đo hoàn hảo nhất để đánh giá chất lượng kinh tế và
mức sống của một quốc gia ?
3. Mối quan hệ giữa GDPn , GDPr và GDPd ?
4. Thế nào là sản lượng tiềm năng ?
5. Trình bày các phương pháp xác định GDP. Có nhất thiết các kết quả tính toán
của các phương pháp trên là bằng nhau ?
6. Cho GDPn = 6000, GDPr = 4500. Hỏi GDPd = ?
7. Cho bảng số liệu sau :
Đvt : Tỷ đồng
Năm GDPr GDPd Ti
2005 4000
1 800
2006 4120 1.26 920
a. GDPn năm 2005 và 2006 là bao nhiêu ?
b. Tốc độ tăng của GDPn là bao nhiêu ?
c. Tốc độ tăng của GDPr là bao nhiêu ?

d. Để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế nên căn cứ vào tốc độ tăng nào ?
Tại sao ?
8. Cho biết :
+ Thu nhập từ lương của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh :
5000 tỷ.
+ Lương công nhân viên chức :

4200 tỷ

+ Trợ cấp khó khăn :

400 tỷ


+ Thuế thu nhập cá nhân :

120 tỷ

+ Thuế gián thu :

7000 tỷ

+ Khấu hao :

3800 tỷ

+ Lãi suất đi vay :

2700 tỷ


+ Tiền thuê mặt bằng :

7500 tỷ

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp :

500 tỷ

+ Lợi nhuận ròng :

7200 tỷ

a. Xác định sản lượng quốc gia
b. Xác định sản lượng thực tế bình quân, nếu biết chỉ số giảm phát là 1.32 và
dân số là 120 triệu người.
9. Biết tổng sản lượng đầu ra là 22000, chi phí máy móc là 11000, chi phí nguyên
vật liệu : 4500, chi phí nhiên liệu : 1800, chi phí cho những dịch vụ khác như
bốc xếp, vận chuyển, bưu chính là 3200, lương công nhân :1900.
a. Tính GNP biết NIA = 1200
b. Tính NNP biết De = 1300
c. Tính YD biết Td = 2900, Tr = 300, bảo hiểm xã hội = 20% lương công nhân
viên chức và Ti = 4100.
10. Giả định trong nền kinh tế có 3 doanh nghiệp A,B,C với chi phí (giá hiện hành
năm 1994) như sau :
A

B

C


 Khấu hao

5

10

15

 Chi phí trung gian

10

20

30

 Chi phí khác

10

20

30

Trong nền kinh tế :
+ Tiền quỹ lương :

30

+ Tiền lãi :


5

+ Tiền thuê tài sản :

5

+ Doanh lợi :

10


+ Thuế gián thu :

10

+ Tiêu dùng của hộ gia đình :

20

+ Chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp :

30

+ Chi tiêu của chính phủ :

30

+ Xuất khẩu ròng :


10

+ Thu nhập ròng từ nước ngoài :

-10

+ Chỉ số giá (so với năm gốc) :

1.127

Hãy tính :
a.

GDPn theo giá thị trường bằng 3 phương pháp.

b.

GDPn theo chi phí cho yếu tố sản xuất. GNPn theo giá
thị trường và GNPfc

c.

GDPr và GNPr

d.

NNP, NI




×