Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Chuong 5: Đo lườ ng sản lượng quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.05 KB, 20 trang )

Chương 5
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
I. TỔNG QUAN VỀ ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
I.1. Định nghĩa sản xuất
Sản xuất là hoạt động căn bản nhất của nền kinh tế vì nó giúp tạo ra của cải vật chất để duy trì đồng
thời nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo ra thu nhập cho con người. Song, có nhiều định nghĩa
khác nhau về sản xuất. Các định nghĩa này được hoàn chỉnh theo thời gian để có thể miêu tả hoạt
động thực tế một các chính xác nhất. Theo lịch sử phát triển của kinh tế học vĩ mô, có rất nhiều nhà
kinh tế đóng góp vào việc làm này.
Vào thế kỷ 16, F. Quesnay (1694–1774), người đứng đầu trường phái trọng nông, đưa ra khái
niệm đầu tiên về sản xuất. Ông cho rằng sản xuất là tạo ra sản lượng thuần tăng, đó là lượng sản
phẩm tăng thêm so với số lượng yếu tố đầu vào được đưa vào sản xuất. Thí dụ, nếu gieo một hạt lúa
sau một thời gian thu hoạch được 100 hạt thì sản lượng thuần tăng của sản xuất lúa sẽ là 99 hạt.
Đến thế kỷ 18, Adam Smith (1723–1790) đưa ra khái niệm khác về sản xuất.
1
Theo ông, sản
xuất là sáng tạo ra các sản phẩm vật chất – những sản phẩm hữu hình, có thể nhìn thấy, sờ mó được.
Với quan điểm này thì các ngành được xem là ngành sản xuất bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Những ngành còn lại như thương nghiệp, giao thông vận tải,
bưu điện, v.v. chỉ tạo ra sản phẩm (dịch vụ) vô hình, không thể nhìn thấy và sờ mó được thì không
phải là sản xuất, cho nên không được tính vào sản lượng quốc gia.
Vào thế kỷ 19, Karl Marx (1818–1883) mở rộng quan điểm về sản xuất của Adam Smith.
Marx cũng cho rằng sản xuất là tạo ra sản phẩm vật chất giống như Smith, nhưng khái niệm sản
phẩm vật chất của Marx bao gồm hai phần:
i. Một là toàn bộ các sản phẩm hữu hình do các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công
nghiệp và xây dựng tạo ra.
ii. Hai là một phần các sản phẩm vô hình (dịch vụ) được tạo ra bởi các ngành thương nghiệp, giao
thông vận tải và bưu điện. Đối với các ngành sản xuất sản phẩm vô hình, Marx cho rằng chỉ
được xem là sản xuất khi chi phí hoạt động của chúng nhằm mục đích phục vụ cho tiêu dùng
phải được loại ra. Như vậy, chỉ được tính vào sản lượng quốc gia phần giá trị mà các ngành này
phục vụ cho sản xuất.


Quan điểm của Marx là cơ sở để tính sản lượng quốc gia ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.
Hệ thống chỉ tiêu tính toán theo quan điểm này gọi là hệ thống sản xuất vật chất, viết tắt là MPS.
Ở các nước tư bản, việc đo lường sản lượng quốc gia dựa trên quan điểm rộng hơn về sản xuất.
Người ta cho rằng sản xuất là tạo ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ có ích cho xã hội. Như vậy,
sản lượng quốc gia theo quan điểm này bao gồm toàn bộ sản phẩm hữu hình và vô hình mà nền kinh
1
Adam Smith sanh ngày 5-6-1723 tại Kirkcaldy, Fife, Scotland, mất ngày 17-7-1990 cũng tại Scotland.
1
tế tạo ra trong một thời gian nào đó. Sản phẩm vô hình có thể kể đến như các dịch vụ do ngành
thương nghiệp, giao thông, vận tải, bưu điện, tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, v.v. tạo ra. Simon
Kuznets (1901–1985)
2
– người đã nhận được giải Nobel Kinh tế năm 1971 – đã mở đường cho cách
tính sản lượng quốc gia theo quan điểm rộng như trên. Ngày nay, cách tính này đã được Liên hợp
quốc chính thức công nhận như một hệ thống đo lường quốc tế được gọi là hệ thống tài khoản quốc
gia (SNA). Hệ thống này bao gồm bốn tài khoản tổng hợp: (i) tài khoản sản xuất, (ii) tài khoản thu
nhập và chi tiêu, (iii) tài khoản vốn và (iii) tài khoản giao dịch với nước ngoài.
Trước đây, nước ta sử dụng chỉ tiêu của MPS. Kể từ 1989, Tổng cục Thống kê đã chính thức sử
dụng chỉ tiêu giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP theo SNA. Hiện nay, ta dần tính toán đầy đủ các
chỉ tiêu của SNA thay cho MPS. Vì vậy, chương này sẽ trình bày cách tính theo SNA.
I.2. Các chỉ tiêu trong SNA
SNA bao gồm bốn chỉ tiêu cơ bản là:
i. Tổng giá trị sản phẩm quốc dân hay thu nhập quốc dân (GNP);
ii. Tổng giá trị sản phẩm quốc nội hay thu nhập quốc nội (GDP);
Hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân bao gồm một số chỉ tiêu đo lường thu nhập khác đôi chút
với GDP và GNP. Ta cần phải lưu ý đến các chỉ tiêu này vì các nhà kinh tế và các phương tiện
truyền thông đại chúng hay đề cập đến chúng. Để thấy được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này với
nhau, hãy bắt đầu với GNP và khấu trừ một số con số từ chỉ tiêu này.
iii. Tổng giá trị sản phẩm quốc dân ròng (NNP): Để có được NNP ta khấu trừ khấu hao vốn, đó là
giá trị kinh tế của nhà máy, trang thiết bị, công trình dân cư giảm đi hàng năm. Khi đó:

NNP = GNP – khấu hao.
Trong hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân, khấu hao được gọi là tiêu dùng vốn cố định. Do
khấu hao là chi phí sản xuất sản phẩm của nền kinh tế nên khấu trừ khấu hao sẽ cho biết kết quả
ròng của hoạt động kinh tế. Vì lý do này, nhiều nhà kinh tế tin rằng NNP là chỉ tiêu đo lường
mức độ giàu có của một quốc gia tốt hơn cả GDP và GNP.
iv. Tổng giá trị sản phẩm quốc nội ròng (NDP).
Ngoài bốn chỉ tiêu nêu trên, còn có ba chỉ tiêu khác cũng được sử dụng khá rộng rãi trong các lý
thuyết kinh tế là:
i. Thu nhập quốc dân hay lợi tức quốc gia (NI): Ngoài các chỉ tiêu trên, thu nhập quốc dân còn
được điều chỉnh để loại trừ thuế, như thuế doanh thu. Những loại thuế này, thường chiếm
khoảng 10% NNP, tạo ra khoản chênh lệch giữa giá mà người tiêu dùng phải trả cho hàng hóa và
giá mà người sản xuất nhận được. Do nhà sản xuất không bao giờ nhận được khoản thuế này nên
2
Simon Kuznets sinh ở Nga vào năm 1901 trong một gia đình người Do Thái và chuyển đến sống ở Mỹ năm 1922. Ông hoàn
thành chương trình đại học năm 1923, master năm 1924, và tiến sĩ năm 1926 cùng ở Đại học Columbia. Công trình nghiên cứu
quan trọng nhất của ông tập trung vào các lãnh vực là thu nhập quốc dân, sự hình thành vốn của nền kinh tế, và tăng trưởng kinh
tế của các quốc gia. Ông là giáo sư ở Đại học Pennsylvania (1931–1954), Đại học Johns Hopkins (1954–1960), và Đại học
Harvard (1960–1971). Ông nhận được giải Nobel Kinh tế năm 1971.
2
nó không phải là thu nhập của họ. Sau khi khấu trừ thuế gián tiếp doanh nghiệp ra khỏi NNP, ta
sẽ có chỉ tiêu thu nhập quốc dân (NI):
NI = NNP – Thuế gián tiếp doanh nghiệp.
Thu nhập quốc dân đo lường thu nhập của mọi người dân trong nền kinh tế. Hệ thống tài khoản
thu nhập quốc dân phân chia thu nhập quốc dân thành năm thành phần tùy thuộc vào nguồn gốc phát
sinh của chúng. Năm thành phần này là: (i) tiền lương trả cho lao động: lương và các khoản thu nhập
phụ khác của người lao động; (ii) thu nhập từ sở hữu: thu nhập các loại hình kinh doanh như trang
trại quy mô nhỏ, tiệm tạp hóa gia đình, liên danh tư vấn luật, v.v.; (iii) thu nhập từ cho thuê: thu nhập
mà người sở hữu đất nhận được từ tiền cho thuê; (iv) lợi nhuận doanh nghiệp; (v) lãi suất ròng.
3
ii. Thu nhập cá nhân (PI): Một số điều chỉnh khác nữa sẽ đưa chúng ta từ khái niệm thu nhập quốc

dân đến thu nhập cá nhân (PI) – là khoản thu nhập mà hộ gia đình và các doanh nghiệp phi công
ty nhận được. Để biến thu nhập quốc dân thành thu nhập cá nhân, ta cần thực hiện ba điều chỉnh
quan trọng. Thứ nhất, khấu trừ thu nhập quốc dân bằng một khoản mà các công ty thu được
nhưng không chi ra, do có thể là khoản thu nhập giữ lại hay khoản thuế trả cho chính phủ. Điều
chỉnh này có thể được thực hiện bằng cách khấu trừ lợi nhuận công ty – là tổng số thuế mà công
ty phải trả, cổ tức, và lợi nhuận giữ lại – và cộng trở lại cổ tức. Thứ hai, tăng thu nhập quốc dân
lên một khoản bằng với khoản thanh toán chuyển nhượng của chính phủ. Khoản điều chỉnh này
sẽ bằng với khoản chuyển nhượng của chính phủ cho cá nhân trừ đi các khoản bảo hiểm xã hội
đóng góp cho chính phủ. Thứ ba, điều chỉnh thu nhập quốc dân để bao gồm lãi suất mà hộ gia
đình nhận được hơn là lãi suất mà các doanh nghiệp chi trả. Điều chỉnh này sẽ được thực hiện
bằng cách thêm thu nhập từ lãi suất cá nhân và khấu trừ lãi suất ròng. Chênh lệch giữa lãi suất cá
nhân và lãi suất ròng thu được từ lãi suất đối với các khoản nợ của chính phú. Vì vậy, thu nhập
cá nhân là:
PI = NI – Lợi nhuận công ty – Bảo hiểm xã hội – Lãi suất ròng + Cổ tức + Chuyển nhượng của
chính phủ cho cá nhân + Thu nhập từ lãi suất của cá nhân.
Tiếp theo, nếu khấu trừ khoản thanh toán thuế cá nhân và các khoản thanh toán ngoài thuế cho
chính phủ (thí dụ như tiền đỗ xe) thì ta sẽ có được thu nhập khả dụng cá nhân (DPI):
DPI = PI – Các khoản thanh toán thuế và ngoài thuế.
Thu nhập khả dụng cá nhân là khoản mà cá nhân hay các doanh nghiệp không mang tính chất
công ty có thể tiêu xài sau khi đóng thuế cho chính phủ.
iii. Thu nhập khả dụng hay lợi tức khả dụng (DI).
Bên cạnh các chỉ tiêu tuyệt đối, các nhà kinh tế còn tính các chỉ tiêu tương đối tính bình quân
trên đầu người theo công thức sau:
3
Nguồn: Mankiw, 1997, tr. 30.
3
N
NINNPGNPGDP
NINNPGNPGDP
CPCPCPCP

,,,
,,,
////
=
,
trong đó: GDP
P/C
, GNP
P/C
, NNP
P/C
, và NI
P/C
lần lượt là GDP, GNP, NNP, NI tính bình quân đầu
người và N là tổng dân số.
II. TÍNH GDP DANH NGHĨA THÔNG QUA GIÁ THỊ TRƯỜNG
GDP là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một
nước trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Sản phẩm cuối cùng là sản phẩm dùng
để đáp ứng nhu cầu sử dụng cuối cùng của nền kinh tế như tiêu dùng (cá nhân hay chánh phủ), đầu
tư hay xuất khẩu. Sản phẩm trung gian – sản phẩm hình thành nên chi phí trung gian và không phải
là sản phẩm cuối cùng – là những loại sản phẩm được dùng như là yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản
phẩm khác và chỉ được sử dụng một lần trong quá trình đó, nghĩa là giá trị của nó được chuyển hết
vào giá trị sản phẩm mới. Thí dụ, đá vôi khai thác từ tự nhiên là sản phẩm trung gian của sản phẩm
cuối cùng là xi măng; gỗ xẻ là sản phẩm trung gian của sản phẩm cuối cùng là bàn, ghế, tủ; quặng
sắt là sản phẩm trung gian của sắt thép xây dựng, v.v.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng hiện nay GDP được xem là chỉ tiêu đo lường tốt
nhất kết quả hoạt động của nền kinh tế. Chỉ tiêu này tổng hợp giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hoạt
động kinh tế của nền kinh tế. Chính xác hơn, GDP bằng với tổng thu nhập của mọi người dân sống
trong nền kinh tế hay bằng với tổng chi tiêu cho hàng hóa của nền kinh tế.
Dù nhìn từ quan điểm của thu nhập hay chi tiêu, rõ ràng GDP là chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt

động của một nền kinh tế. Ngoài ra, GDP đo lường còn cái mà người ta quan tâm, đó là thu nhập.
Một nền kinh tế sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn hơn thì sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của hộ gia
đình, doanh nghiệp và chánh phủ. Làm thế nào GDP có thể đo lường cả thu nhập và chi tiêu của nền
kinh tế? Đó là vì hai chỉ tiêu này giống nhau. Đối với một nền kinh tế như là một tổng thể, thu nhập
thì phải được chi tiêu. Vấn đề này được trình bày chi tiết hơn ở phần tiếp theo.
II.1. Thu nhập, chi tiêu và luồng lưu chuyển
Để cho đơn giản, hãy hình dung một nền kinh tế sản xuất ra một sản phẩm duy nhất là bánh mì bằng
cách sử dụng một loại yếu tố đầu vào duy nhất là lao động. Hai tác nhân kinh tế chính tham gia vào
nền kinh tế này là hộ gia đình và doanh nghiệp. Hộ gia đình thực hiện các hoạt động kinh tế không
liên quan đến sản xuất và bán hàng hóa. Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất và bán hàng
hóa.
Trong một nền kinh tế không sử dụng tiền, gọi là nền kinh tế hiện vật, thì hộ gia đình và
doanh nghiệp trao đổi trực tiếp với nhau bằng hiện vật. Ở nền kinh tế này, hộ gia đình cung ứng lao
động cho doanh nghiệp để sản xuất ra bánh mì và doanh nghiệp sử dụng bánh mì để trả công cho hộ
gia đình. Nền kinh tế này không hiệu quả vì lao động làm bánh mì lại được trả công bằng bánh mì và
rất có thể là anh ta không sử dụng hết số bánh mì nhận được, sinh ra sự lãng phí (hay kém hiệu quả)
của xã hội.
4
Trong một nền kinh tế hiện đại, doanh nghiệp trả tiền cho hộ gia đình để sử dụng các yếu tố
sản xuất, như lao động chẳng hạn, do hộ gia đình cung ứng. Sơ đồ 2.1 minh họa các giao dịch kinh
tế giữa các hộ gia đình và doanh nghiệp trong nền kinh tế kinh tế hiện đại này. Vòng trong của Sơ
đồ 2.1 biểu thị sự lưu chuyển của bánh mì và lao động giữa hộ gia đình và doanh nghiệp. Hộ gia
đình cung ứng sức lao động cho doanh nghiệp để doanh nghiệp sản xuất ra bánh mì và sau đó bán lại
cho hộ gia đình. Vì vậy, lao động chuyển từ hộ gia đình sang doanh nghiệp và bánh mì chuyển từ
doanh nghiệp sang hộ gia đình.
Vòng ngoài của Sơ đồ 2.1 biểu thị luồng lưu chuyển của tiền trong nền kinh tế. Hộ gia đình
mua bánh mì từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng một phần số thu nhập nhận được từ hộ gia
đình để trả lương cho lao động và phần còn lại (lợi nhuận) thuộc quyền sở hữu của người chủ doanh
nghiệp (cũng là một bộ phận của hộ gia đình). Như vậy, chi tiêu cho bánh mì chuyển từ hộ gia đình
sang doanh nghiệp và thu nhập dưới hình thức tiền lương và lợi nhuận được chuyển từ doanh nghiệp

sang hộ gia đình.
GDP đo lường quy mô của dòng lưu chuyển tiền trong nền kinh tế. Ta có thể tính GDP bằng
hai cách. Một, GDP đo lường tổng thu nhập từ sản xuất bánh mì. Khoản thu nhập này bằng với tổng
tiền lương và lợi nhuận ở phần nửa trên của dòng lưu chuyển tiền trong Sơ đồ 2.1. Hai, GDP là số
chi tiêu cho bánh mì ở nửa phần dưới của dòng lưu chuyển tiền tiền tệ trong Sơ đồ 2.1. Như vậy, ta
có thể tính GDP bằng cách tiếp cận từ lưu chuyển tiền tệ từ doanh nghiệp đến hộ gia đình (đó là thu
nhập) hay từ hộ gia đình đến doanh nghiệp (đó là chi tiêu).
Sơ đồ 5.1. Dòng lưu chuyển của nền kinh tế
Tổng chi tiêu của nền kinh tế và tổng thu nhập phải bằng nhau vì mỗi giao dịch của nền kinh tế
luôn có hai phía, đó là người mua và người bán. Chi tiêu của người mua đối với hàng hóa, theo
nguyên tắc kế toán, chính là thu nhập của người bán. Vì vậy, bất kỳ giao dịch nào có ảnh hưởng đến
chi tiêu thì cũng sẽ có ảnh hưởng đến thu nhập. Thí dụ, một doanh nghiệp sản xuất và bán một ổ
bánh mì cho hộ gia đình. Rõ ràng là giao dịch này làm tăng chi tiêu và cũng làm tăng thu nhập. Nếu
doanh nghiệp sản xuất thêm bánh mì mà không thuê thêm lao động (do quá trình sản xuất được quản
Hộ gia đình
Doanh nghiệp
Thu nhập (tiền lương và lợi nhuận)
Lao động
Chi tiêu
Bánh mì
5
lý một cách hiệu quả hơn, chẳng hạn) thì lợi nhuận sẽ tăng. Lợi nhuận tăng thì sẽ làm tăng thu nhập
của hộ gia đình vì thu nhập của hộ gia đình bao gồm cả lợi nhuận, như đề cập trước đây. Nếu doanh
nghiệp sản xuất thêm bánh mì và thuê thêm lao động thì tiền lương sẽ tăng. Tiền lương tăng sẽ làm
tăng thu nhập của hộ gia đình.
Sơ đồ 2.1 được đơn giản hóa để giúp ta hiểu được bản chất của mối quan hệ giữa GDP, chi
tiêu và thu nhập của một nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế hộ gia đình không chỉ cung ứng lao
động mà cung ứng yếu tố sản xuất nói chung cho doanh nghiệp thông qua thị trường yếu tố sản
xuất. Các yếu tố sản xuất này được doanh nghiệp sử dụng để sản xuất ra hàng hóa để bán cho doanh
nghiệp khác hay hộ gia đình thông qua thị trường hàng hóa. Hàng hóa bán cho doanh nghiệp khác

lại được sử dụng để làm ra hàng hóa cuối cùng để bán cho hộ gia đình. Doanh thu doanh nghiệp
nhận được từ hộ gia đình sẽ được sử dụng để mua yếu tố sản xuất từ hộ gia đình. Do đó, doanh thu
của doanh nghiệp sẽ trở thành thu nhập của hộ gia đình. Với thu nhập này, hộ gia đình có thể mua
hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra.
Trong một nền kinh tế thực thụ, thu nhập chuyển từ doanh nghiệp sang hộ gia đình bao gồm
tiền lương, tiền thuê, lãi suất vốn và lợi nhuận. Thu nhập sinh ra từ ba yếu tố sản xuất mà hộ gia
đình cung ứng cho doanh nghiệp là đất đai, lao động và vốn. Mỗi sản phẩm làm ra chứa đựng một số
lượng nào đó của các loại yếu tố sản xuất này. Lao động là các yếu tố sản xuất mang tính con người.
Vốn là máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nói chung là các yếu tố sản xuất không mang tính con người,
mà người lao động sử dụng kết hợp với đất đai để làm ra sản phẩm. Tiền lương là các khoản tiền trả
cho lao động. Tiền thuê là các khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho hộ gia đình để sử dụng đất
đai và các tài nguyên tự nhiên đi kèm với nó. Lãi suất vốn là khoản tiền trả mà doanh nghiệp trả cho
hộ gia đình với tư cách là người cung ứng vốn. Lợi nhuận là khoản dôi ra mà chủ doanh nghiệp
(cũng là một bộ phận của hộ gia đình) nhận được sau khi chi trả cho việc sử dụng các yếu tố sản
xuất. Như đề cập ở trước, tổng của tiền lương, tiền thuê, lãi suất và lợi nhuận chính là thu nhập quốc
dân NI.
II.2. Các nguyên tắc tính GDP danh nghĩa
Để có thể tính GDP của một quốc gia một cách chính xác, ta cần hiểu và tuân thủ một số nguyên tắc
tính chỉ tiêu này, như được trình bày dưới dây.
Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường
Ta vừa nghiên cứu GDP trong trường hợp nền kinh tế chỉ sản xuất một sản phẩm duy nhất là bánh
mì. Song, người dân một nước không chỉ sống bằng bánh mì mà cần nhiều loại hàng hóa khác.
Trong thực tế, một nền kinh tế làm ra rất nhiều loại hàng hóa như lúa gạo, bánh mì, thịt bò, xe ô tô,
dịch vụ du lịch, giải trí, v.v. GDP phải bao gồm giá trị của tất cả hàng hóa này. Sự đa dạng của hàng
hóa của nền kinh tế sẽ làm cho việc tính toán GDP trở nên phức tạp hơn vì mỗi loại có đơn vị tính
khác nhau.
Để cho đơn giản, giả sử một nền kinh tế sản xuất bốn ổ bánh mì và ba xe ô tô. Khi đó, GDP
của nền kinh tế sẽ được tính như thế nào? Ta không thể đơn giản cộng bốn ổ bánh mì và ba xe ô tô
6
lại với nhau vì hai loại hàng hóa này không có cùng đơn vị tính. Do đó, để tính toán giá trị của hàng

hóa khác nhau ta phải sử dụng giá thị trường làm thước đo. Giá thị trường được sử dụng vì nó cho
biết người ta sẵn lòng trả bao nhiêu cho hàng hóa đó. Nếu giá bánh mì là 0,5 đvt/ổ và giá ô tô là
1.000 đvt/chiếc thì GDP của nền kinh tế trên sẽ là:
GDP = Giá bánh mì
×
Số bánh mì + Giá xe ô tô
×
Số xe ô tô
= 0,5 đvt
×
4 + 1.000 đvt
×
3 = 3.002 đvt.
Như vậy, GDP của nền kinh tế là 3.002 đvt, bao gồm giá trị của bánh mì là 2 đvt và của xe ô tô
là 3.000 đvt. Tuy nhiên, có quan sát cho rằng sản phẩm của nền kinh tế không phải luôn được bán
ngay ra thị trường mà có thể nhập vào kho của doanh nghiệp. Việc nhập kho này có ảnh hưởng như
thế nào đến cách tính toán GDP của một quốc gia. Đó là vấn đề mà ta phải nghiên cứu trong phần
tiếp theo.
Đối với dự trữ (hay tồn kho)
Giả sử một doanh nghiệp trong mô hình nền kinh tế một hàng hóa (bánh mì) ở trên thuê lao động để
làm ra bánh mì, trả lương cho lao động nhưng sau đó lại không bán được bánh mì mà phải nhập kho.
Hiện tượng này có ảnh hưởng như thế nào đến GDP của nền kinh tế?
Câu trả lời phụ thuộc vào điều xảy ra đối với số bánh mì không bán được. Nếu số bánh mì đó
bị hỏng thì lợi nhuận bị giảm đi một khoản bằng với số tiền lương phải trả cho lao động để làm ra số
bánh mì này – nghĩa là doanh nghiệp trả lương cho người lao động nhưng không nhận được gì từ đó
– nên thu nhập của nền kinh tế không thay đổi. Vì hoạt động này không ảnh hưởng đến chi tiêu (do
số bánh mì này bị hỏng nên không được bán ra thị trường) hay thu nhập (do tiền lương tăng lên
nhưng lợi nhuận lại giảm đi một khoản bằng đúng với số tiền lương này) nên nó không làm thay đổi
GDP. Ngược lại, nếu số bánh mì làm ra được nhập kho (dự trữ) để bán sau đó thì tình huống này sẽ
được ghi nhận khác đi. Khi đó, lợi nhuận không bị giảm và người chủ doanh nghiệp được quy ước là

mua lại số bánh mì này với giá bằng chi phí sản xuất và dự trữ để bán sau đó. Do tiền lương tăng lên
làm tăng thu nhập và dự trữ nhiều hơn làm tăng chi tiêu nên GDP tăng lên.
Nguyên tắc tổng quát là khi một doanh nghiệp gia tăng dự trữ hàng hóa thì khoản dự trữ này
được xem là một phần của chi tiêu và cũng là một phần của thu nhập. Vì vậy, sản xuất để dự trữ sẽ
làm tăng GDP cũng như sản xuất để bán.
Hàng hóa trung gian và giá trị tăng thêm
Ở phần trên, ta đã đề cập đến hàng hóa trung gian. Trong phần này ta nghiên cứu kỹ hơn cách tính
giá trị hàng hóa trung gian vào GDP. Thực tế cho thấy nhiều hàng hóa được sản xuất theo giai đoạn:
nguyên liệu thô được chuyển thành hàng hóa trung gian bởi một doanh nghiệp nào đó và sau đó
được bán cho một doanh nghiệp khác để biến thành hàng hóa cuối cùng. Ta tính giá trị của các hàng
hóa này vào GDP như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này, hãy nghiên cứu một thí dụ cụ thể. Thí dụ,
một người chăn nuôi bán một kg thịt heo cho một cửa hàng thức ăn với giá là 0,5 đvt; sau đó, cửa
7
hàng thức ăn này bán một khẩu phần thức ăn cho khách hàng với giá là 1,5 đvt. Vậy, GDP nên bao
gồm cả thịt và phần thức ăn (với tổng số có giá là 2 đvt) hay chỉ phần thức ăn (có giá là 1,5 đvt)?
Theo nguyên tắc, GDP chỉ bao gồm giá trị của hàng hóa cuối cùng để tránh tính trùng. Vì vậy,
GDP chỉ bao gồm giá của khẩu phần thức ăn mà không bao gồm giá của một kg thịt heo hay GDP
tăng lên một khoản là 1,5 đvt mà không phải là 2 đvt. Lý do là giá trị của hàng hóa trung gian (thịt
heo) đã được tính vào giá của hàng hóa cuối cùng (khẩu phần thức ăn). Nếu cộng giá trị của hàng
hóa trung gian (thịt heo) vào GDP thì sẽ phạm phải sai sót là giá trị một kg thịt tài chính heo được
tính hai lần. Vì vậy, GDP là giá trị hàng hóa cuối cùng được làm ra.
Một cách khác để tính giá trị của hàng hóa cuối cùng là cộng giá trị gia tăng ở từng giai đoạn
sản xuất. Tổng quát, giá trị gia tăng của một doanh nghiệp bằng với giá trị của sản phẩm do doanh
nghiệp làm ra trừ đi giá trị của hàng hóa trung gian mà doanh nghiệp đã mua vào. Trong trường hợp
một kg thịt heo ở trên, giá trị gia tăng của người nuôi heo là 0,5 đvt (giả định là anh ta không mua
vào bất kỳ sản phẩm trung gian nào) và giá trị gia tăng của người bán thức ăn là 1 đvt (= 1,5 đvt (giá
của kg thịt được bao gồm trong khẩu phần thức ăn) – 0,5 đvt (giá của kh thịt do cửa hàng mua vào)).
Như vậy, tổng giá trị tăng thêm là 1,5 đvt (= 0,5 đvt + 1 đvt). Đối với toàn bộ nền kinh tế, tổng cộng
giá trị tăng thêm phải bằng với giá trị của hàng hóa cuối cùng. Vì vậy, GDP chính là tổng giá trị tăng
thêm của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Dịch vụ nhà ở và giá trị thay thế
Mặc dù hàng hóa được đánh giá theo giá thị trường khi tính GDP nhưng có nhiều loại hàng hóa lại
không được bán ra thị trường nên không có giá thị trường. Vì GDP phải bao gồm giá trị của các loại
hàng hóa này nên ta phải tìm cách ước lượng giá trị của chúng. Uớc lượng này được gọi là giá trị
thay thế.
Giá trị thay thế là đặc biệt quan trọng trong việc xác định giá trị của các dịch vụ nhà ở. Một
người thuê một ngôi nhà nghĩa là đang mua một dịch vụ nhà ở và tạo ra thu nhập cho người chủ nhà
cho thuê. Thu nhập này phải được tính vào GDP. Tuy nhiên, nhiều người lại sống trong nhà riêng
của mình. Mặc dù họ không phải trả tiền thuê nhà nhưng lại hưởng các dịch vụ tương tự như những
người thuê nhà. Để tính giá trị dịch vụ nhà ở của những người sở hữu nhà, GDP bao gồm tiền thuê
của những người có nhà riêng, coi như là trả cho chính bản thân họ. Dĩ nhiên, những người chủ nhà
không phải trả tiền cho chính họ. Chính phủ sẽ ước lượng tiền thuê cho một căn nhà riêng với giả
định là nó được cho thuê và tính tiền thuê này vào GDP. Tiền thuê này được bao gồm vào cả chi tiêu
và thu nhập của người chủ nhà.
Giá trị thay thế cũng xuất hiện trong việc đánh giá các dịch vụ của chánh phủ. Thí dụ, các viên
chức cảnh sát, nhân viên cứu hỏa và các nghị sĩ cung ứng dịch vụ công. Định giá các dịch vụ này rất
khó vì chúng không được bán ra trên thị trường và vì vậy không có giá thị trường. Thu nhập quốc
dân tính giá trị các dịch vụ này bằng cách sử dụng chi phí của chúng. Nói cách khác, tiền lương của
những người này được sử dụng như giá trị của các dịch vụ mà họ cung ứng.
Trong nhiều trường hợp, giá trị thay thế được sử dụng trên nguyên tắc nhưng lại không được
sử dụng trong thực tế. Do giá trị thay thế được sử dụng để tính tiền thuê nhà đối với những người
chủ nhà nên nó cũng được kỳ vọng sử dụng cho các loại dịch vụ khác như tiền thuê đối với xe ô tô,
8

×