Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Ứng dụng thống kê địa lý để xác định khu vực ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố long xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.8 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

ĐOÀN HỮU THÀNH

ỨNG DỤNG THỐNG KÊ ĐỊA LÝ ĐỂ XÁC ĐỊNH KHU
VỰC Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN – AN GIANG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

An Giang 5/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

ĐOÀN HỮU THÀNH

ỨNG DỤNG THỐNG KÊ ĐỊA LÝ ĐỂ XÁC ĐỊNH
KHU VỰC Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN – AN GIANG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. BÙI THỊ MAI PHỤNG
Ks. NGÔ THÚY AN
GVPB: Ts. PHẠM THỊ MAI THẢO
Ths.TRẦN NGỌC CHÂU

An Giang 5/2011




LỜI CẢM ƠN 

[U\ 
        Qua  những  tháng  thực  tập  và  nghiên  cứu,  tôi  đã  học  hỏi  và  tích  lũy  được 
nhiều  kinh  nghiệm  thực  tiễn.  Giúp  tôi  trang  bị  tốt  hơn  cho  vốn  kiến  thức  còn 
mang nặng tính lý thuyết của mình và có được một hành trang quí báu cho bước 
đường tương lai. 
       Nhân đây, tôi xin gởi lời cám ơn đến Quý Thầy Cô Khoa kỹ thuật Công nghệ 
Môi trường đã tạo thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Cám ơn 
các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và chỉ bảo trong suốt thời gian nghiên cứu đề 
tài..  
       Đăc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Mai Phụng và cô Ngô Thúy 
An, Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành trọn vẹn 
khóa luận này.  
        Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn.  
 
            

 

 

 

 

 


 

Sinh viên thực hiện 
 
Đoàn Hữu Thành 

 

i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................

......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
Ký xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Ths. Bùi Thị Mai Phụng

ii


DANH SÁCH HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ thu mẫu đại diện đợt 1 (tháng 3/2011) ................................... 25
Hình 3.2: Sơ đồ thu mẫu đợt 2 (tháng 4/2011) ................................................. 26
Hình 4.1: Mô hình biến động không gian của tiếng ồn .................................... 31
Hình 4.2: Mô hình biến động không gian của bụi ............................................ 32
Hình 4.3: Mô hình biến động không gian của NO2............................................ 33

Hình 4.4: Mô hình biến động không gian của SO2 ........................................... 34
Hình 4.5: Mô hình biến động không gian của CO ............................................ 35
Hình 4.6: Mô hình biến động không gian của tiếng ồn .................................... 37
Hình 4.7: Bản đồ phân bố không gian của tiếng ồn trên toàn TP-Long Xuyên 38
Hình 4.8: Mô hình biến động không gian của bụi ............................................ 40
Hình 4.9: Bản đồ phân bố không gian của bụi trên toàn TP-Long xuyên ........ 41
Hình 4.10: Mô hình biến động không gian của NO2 ........................................ 43
Hình 4.11: Bản đồ phân bố không gian của NO2 trên toàn TP-Long xuyên .... 44

Hình 4.12: Mô hình biến động không gian của SO2 ......................................... 46
Hình 4.13: Bản đồ phân bố không gian của SO2 trên toàn TP-Long xuyên ..... 47
Hình 4.14: Mô hình biến động không gian của CO .......................................... 49
Hình 4.15: Bản đồ phân bố không gian của CO trên toàn TP-Long Xuyên ..... 50

ix


TÓM LƯỢC
Trong những năm gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp
hoá hiện đại hoá thì phát triển bền vững và tiết kiệm tài nguyên, năng lượng đang
là các ưu tiên hàng đầu của các quốc qia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy
nhiên hiện nay sự suy thoái vẫn diễn ra ngày càng trầm trọng nguyên nhân chính
là do khai thác bừa bãi và sử dụng nguồn tài nguyên không đúng mục đích. Ngoài
ra, nhiều khu công nghiệp cũng đang mọc lên nhanh chóng làm cho công tác bảo
vệ môi trường gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và xử lý ô nhiễm.
Sự ra đời và phát triển rộng rãi của hệ thống thông tin địa lý GIS
(Geographic Information System) trong các lĩnh vực quản lý và sản xuất cũng như
trong các ngành khác nhau. Đặc biệt là các ngành khoa học trái đất cho phép con
người mô phỏng hình dáng bề mặt trái đất, quản lý tài nguyên thiên nhiên... Hệ
thống thông tin đại lý GIS sẽ giúp giải quyết công việc nhanh chóng, tiết kiệm thời
gian mà độ chính xác thì lại rất cao. Chính vì thế chúng tôi thực đề tài “Ứng dụng
thống kê địa lý để xác định khu vực ô nhiễm không khí trên địa bàn TP.Long xuyên
– An Giang” nhằm ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS để xây dựng bản đồ
phân bố hiện trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố Long Xuyên – An
Giang.
Trong thống kê địa lý ứng dụng chức năng nội suy Kriging trong phần mềm
GS Plus để ước lượng những điểm chưa khảo sát trong không gian theo những
điểm đã lấy mẫu. Đề tài được thực hiện gồm hai đợt: đợt 1 tiến hành chọn vùng
đại diện từ đó nội suy ra khoảng cách thu mẫu vào tháng 3/2011, đợt 2 dựa vào

khoảng cách đã được chọn đợt 1 tiến hành thu mẫu trên địa bàn Thành phố Long
xuyên vào tháng 4/2011. Từ đó xây dựng bản đồ phân bố không gian các chất ô
nhiễm không khí bằng phần mềm GS plus 7.0. Kết quả đạt được : Các chỉ tiêu
NO2, SO2, CO đa số đều có hàm lượng cao ở 4 phường Mỹ Quý, Mỹ Xuyên, Mỹ
Phước và Mỹ Long. Mức độ ô nhiễm không khí trung bình ở các phường Bình
Đức, Mỹ Thạnh và xã Mỹ Khánh. Mức độ ô nhiễm ít nhất ở các phường Mỹ Thới,
Mỹ Long, Mỹ Hoà, Bình Khánh và xã Mỹ Hoà Hưng.
iii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ........................................................................................................ i
Nhận xét giáo viên ........................................................................................... ii
Tóm lược ......................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................... iv
Danh sách từ viết tắt....................................................................................... vii
Danh sách bảng ............................................................................................. viii
Danh sách hình ............................................................................................... ix
Chương 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................... 2
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện hoàn lưu khí quyển ở An Giang ........................... 2
2.1.1.Vị trí địa lý .............................................................................................. 2
2.1.2.Điều kiện hoàn lưu khí quyển ................................................................. 2
a. Mây............................................................................................................... 2
b. Nắng ............................................................................................................ 2
c. Nhiệt độ ........................................................................................................ 2
d. Gió ................................................................................................................ 3
e. Mưa .............................................................................................................. 3
g. Độ ẩm ........................................................................................................... 3
h. Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí ............................................................. 3

2.2 Các chất ô nhiễm trong khí quyển ............................................................. 3
2.2.1 Bụi ........................................................................................................... 3
2.2.2. Cacbon monoxit (CO) ............................................................................ 4
2.2.3 Ammoniac (NH3) .................................................................................... 5
2.2.4. Nitơ đioxit (NO2) ................................................................................... 5
2.2.5. Khí lưu huỳnh đioxit (SO2) .................................................................... 5
2.2.6. Tiếng ồn ................................................................................................. 6
2.2.7 Nhiệt độ ................................................................................................... 7
2.2.8. Độ ẩm ..................................................................................................... 7

iv


2.2.9 Tốc độ không khí .................................................................................... 8
2.2.10 Chì (Pb) ................................................................................................. 8
2.3. Hiện trạng ô nhiễm không khí ở An giang................................................ 9
2.3.1. Môi trường không khí bị tác động bởi các hoạt động ở đô thị .............. 9
a. Độ ồn ............................................................................................................ 9
b. Nồng độ bụi .................................................................................................. 9
c. Nồng độ CO ............................................................................................... 10
d. Nồng độ SO2 .............................................................................................. 11
e. Nồng độ NO2 .............................................................................................. 11
f. Nồng độ chì................................................................................................. 11
2.3.2. Môi trường không khí bị tác động bởi hoạt động giao thông .............. 12
a. Độ ồn .......................................................................................................... 12
b. Nồng độ bụi ................................................................................................ 13
c. Nồng độ CO ............................................................................................... 14
d. Nồng độ SO2 .............................................................................................. 15
e. Nồng độ NO2 .............................................................................................. 16
2.4. Lịch sử phát triển của hệ thống thông tin địa lý GIS .............................. 17

2.5. Khái niệm và lợi ích của GIS (Geographic Information System)........... 19
2.5.1 Khái niệm GIS ...................................................................................... 19
2.5.2 Lợi ích của việc sử dụng GIS................................................................ 19
2.6. Sơ lược về các phần mềm ....................................................................... 20
2.6.1.Phần mềm GS Plus................................................................................ 20
2.6.2 Phần mềm MapInfo Professional .......................................................... 20
2.7 Một số ứng dụng của GIS ....................................................................... 21
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 23
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 23
3.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 23
3.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 23
3.3.1. Mục tiêu chung..................................................................................... 23
3.3.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 23
3.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 23
v


3.5. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu......................................................... 24
3.6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 24
3.6.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 24
3.6.2. Phương pháp bố trí vị trí thu mẫu ........................................................ 24
3.6.3. Phương pháp thu mẫu .......................................................................... 27
3.6.4. Địa điểm phân tích ............................................................................... 27
3.6.5 Phương pháp phân tích mẫu.................................................................. 27
a. Xác định nồng độ SO2 trong không khí ..................................................... 27
b. Xác định nồng độ CO trong không khí ...................................................... 28
c. Xác định nồng độ NO2 trong không khí..................................................... 28
d. Xác định bụi ............................................................................................... 29
3.6.6. Phương pháp xây dựng bản đồ các chất ô nhiễm không khí .............. 29
a.Phương pháp tìm khoảng cách thu mẫu ...................................................... 29

b.Phương pháp xây dựng bản đồ phân bố không gian ................................... 30

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................... 31
4.1. Ứng dụng thống kê địa lý để xác định khoảng cách thu mẫu ................. 31
4.1.1. Khoảng cách thu mẫu của tiếng ồn ...................................................... 31
4.1.2. Khoảng cách thu mẫu của bụi .............................................................. 32
4.1.3. Khoảng cách thu mẫu của NO2 ........................................................... 32
4.1.4. Khoảng cách thu mẫu của SO2............................................................. 33
4.1.5. Khoảng cách thu mẫu của CO ............................................................. 34
4.2. Ứng dụng thống kê địa lý để phân vùng khu vực ô nhiễm không khí trên địa
bàn thành phố Long Xuyên ............................................................................ 36
4.2.1. Sự phân bố không gian của tiếng ồn ở TPLX ...................................... 36
4.2.2. Sự phân bố không gian của bụi ở TPLX .............................................. 40
4.2.3. Sự phân bố không gian của NO2 ở TPLX ............................................ 43
4.2.4. Sự phân bố không gian của SO2 ở TPLX ............................................ 46
4.2.5. Sự phân bố không gian của CO ở TPLX ............................................. 49

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................... 53
5.1. Kết luận ................................................................................................... 53
5.2. Kiến nghị ................................................................................................. 53
vi


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

MHBĐ : Mô hình biến động
Geographic Information System (GIS) : Hệ thống thông tin địa lý
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCMT : Tiêu chuẩn môi trường
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TPLX : Thành phố Long Xuyên

vii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Mức âm thanh cho phép tại các vị trí làm việc ............................. 7
Bảng 2.2: Thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng thái lao động .......... 7
Bảng 2.3: Kết quả quan trắc bụi năm 2009 ................................................. 14
Bảng 2.4: Kết quả quan trắc CO (mg/m3) năm 2008 và năm 2009 ............ 15
Bảng 2.5: Kết quả quan trắc SO2 năm 2008 và 2009 .................................. 16
Bảng 2.6: Kết quả quan trắc NO2 năm 2008 và 2009 ................................. 17
Bảng 4.1: Tổng hợp các mô hình biến động của tiếng ồn........................... 31
Bảng 4.2: Tổng hợp các mô hình biến động của bụi .................................. 32
Bảng 4.3: Tổng hợp các mô hình biến động của NO2................................. 33
Bảng 4.4: Tổng hợp các mô hình biến động của SO2 ................................. 34
Bảng 4.5: Tổng hợp các mô hình biến động của CO .................................. 35
Bảng 4.6: Tổng hợp các mô hình biến động không gian đợt 1 ................... 36
Bảng 4.7: Mô hình biến động không gian của tiếng ồn .............................. 37
Bảng 4.8: mô hình biến động không gian của bụi ...................................... 40
Bảng 4.9: Diện tích phân bố hàm lượng bụi trong không khí ở TPLX ...... 42
Bảng 4.10: Mô hình biến động không gian của NO2 ................................. 43
Bảng 4.11: Diện tích phân bố hàm lượng NO2 trong không khí ở TPLX .. 45
Bảng 4.12: Mô hình biến động không gian của SO2 .................................. 46
Bảng 4.13: Diện tích phân bố hàm lượng SO2 trong không khí ở TPLX ... 48
Bảng 4.14: Mô hình biến động không gian của CO.................................... 49
Bảng 4.15: Diện tích phân bố hàm lượng CO trong không khí ở TPLX .... 51

viii



Khoá luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Bảo vệ môi trường đô thị ngày càng có tầm quan trọng trong phát triển
bền vững quốc gia, bởi vì đây là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, vui chơi
dẫn đến phát sinh nhiều chất thải và khí thải từ hoạt động giao thông, các nhà
máy, sinh hoạt của con người,… Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia ngày càng tập trung trong các đô thị. Ở khu vực các nước ASEAN
gần 3/4 GDP và khoảng 2/3 tổng sản lượng xuất khẩu quốc gia đều xuất phát
từ các đô thị. Thí dụ: Metro Bangkok (2005) đóng góp 44% GDP của Thái
Lan, Metro Manila (2006) đóng góp 37% cho GDP của Philippine, Thành phố
Hồ Chí Minh (2006) đóng góp 23,5% cho GDP Việt Nam.
Những nguồn chính gây ra ô nhiễm không khí ở các khu đô thị là từ các
hoạt động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và hoạt
động xây dựng. Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô thị
do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70% (Phạm Ngọc Đăng, 2009). Khó
khăn đặt ra cho việc quản lý tình trạng ô nhiễm không khí ở nước ta nói
chung, An Giang nói riêng là làm thế nào để kiểm soát được tình trạng ô
nhiễm không khí.
Một công cụ mới đó là hệ thống thông tin địa lý (GIS) đang được ứng
dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, từ những nước đã phát triển cho đến
những nước đang phát triển. Hiện tại, ở nước ta đang ứng dụng GIS rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực: Quản lý hệ thống đường phố, quản lý hệ thống cấp và
thoát nước đô thị, giám sát tài nguyên thiên nhiên (rừng, đất đai…), dự báo lũ
lụt, quy hoạch nhà, quản lý các thiết bị, phân tích tổng điều tra dân số, lập bản
đồ các dịch vụ y tế, bưu điện… Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Ứng dụng
hệ thống thông tin địa lý để xác định khu vực ô nhiễm không khí trên địa bàn

TP.Long xuyên – An Giang” là thiết thực. Đề tài này được thực hiện từng
bước thiết lập nên bản đồ phân bố các chất ô nhiễm không khí trên địa bàn
thành phố Long Xuyên, nhằm giúp xác định nhanh hàm lượng các chất ô
nhiễm không khí một cách dễ dàng hơn.

SVTH: Đoàn Hữu Thành – DH8MT

1


Khoá luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện hoàn lưu khí quyển ở An Giang
2.1.1. Vị trí địa lý
Vĩ độ địa lý của An Giang nằm trong khoảng 10 - 11° vĩ Bắc, tức là
nằm gần với xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như
lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo. An Giang là một trong các tỉnh lớn
nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây giáp
Kiên Giang, phía Nam giáp Cần Thơ, phía Đông giáp Đồng Tháp.
2.1.2. Điều kiện hoàn lưu khí quyển
An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là: gió mùa Tây Nam và gió
mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông
Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có
nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra
rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng.
Các yếu tố khí tượng:
a. Mây
Lượng mây ở An Giang tương đối ít. Trong mùa khô, có khi trời có

mây nhưng vẫn nắng. Trong mùa mưa, lượng mây thường nhiều hơn. Lượng
mây trung bình tháng của các tháng mùa khô là 3,1/10 và của các tháng mùa
mưa là 6,9/10.
b. Nắng
An Giang có mùa nắng chói chang, trở thành địa phương có số giờ
nắng trong năm lớn kỷ lục của cả nước. Bình quân mùa khô có tới 10 giờ
nắng/ngày; mùa mưa tuy ít hơn nhưng cũng còn tới gần 7 giờ nắng/ngày. Tổng
tích ôn cả năm lên trên 2.400 giờ.
c. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định.
Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng
1,5°C đến 3°C ; còn trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1°C.
Nhiệt độ cao nhất năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng
36°C - 38°C; nhiệt độ thấp nhất năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 18°C

SVTH: Đoàn Hữu Thành – DH8MT

2


Khoá luận tốt nghiệp

d. Gió
An Giang, mùa khô gió thịnh hành là Đông Bắc, còn mùa mưa là gió
Tây Nam – gió Tây Nam là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất. Tốc độ gió ở
đây tương đối mạnh, trung bình đạt tới trên 3 m/s. Trong năm, tốc độ gió mùa
hè lớn hơn mùa đông. An Giang là tỉnh nằm sâu trong đất liền Nam Bộ nên ít
chịu ảnh hưởng của gió bão.
e. Mưa
Ở An Giang, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào

tháng 11. Tổng lượng mưa vào mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa của cả
năm. Lượng mưa mùa mưa lớn lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kông
dồn về hạ lưu nên đã gây ra tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt, chi phối đến
nhiều hoạt động sản xuất và đời sống người dân.
g. Độ ẩm
Ở An Giang, mùa có độ ẩm thấp (nhỏ hơn 80%) thường bắt đầu từ
tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau. Nghĩa là mùa có độ ẩm thấp trùng
với mùa khô. Mùa khô độ ẩm ở thời kì đầu là 82%, giữa 78% và cuối còn
72%. Mùa mưa ở đây thật sự là một mùa ẩm ướt. Độ ẩm trung bình trong
những tháng mùa mưa đều 84%, cá biệt có tháng đạt xấp xỉ 90%.
Ngoài các yếu tố khí tượng nói trên, An Giang còn có các hiện tượng
thời tiết cần lưu ý như: lốc xoáy, vòi rồng, mưa đá, hạn Bà Chằn, ảnh hưởng
của Elnino và Lanina.
h. Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí
Lượng bốc hơi hàng năm lớn từ 1.200–1.300 mm. Lượng bốc hơi cao
xảy ra trong 5 tháng mùa khô với ẩm độ không khí trung bình của các tháng
này khoảng 76%. Bốc hơi mạnh xảy ra trong thời gian này làm trầm trọng
thêm tình trạng thiếu nước ở khu vực đồi núi. Lượng bốc hơi trong 7 tháng
mùa mưa xấp xỉ lượng bốc hơi trong 5 tháng mùa khô. Ẩm độ không khí của
các tháng mùa mưa khoảng 80–85% (Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi
trường An Giang, 2008).
2.2 Các chất ô nhiễm trong khí quyển
2.2.1 Bụi
Bụi là những chất ở dạng rắn hay lỏng có kích thước khác nhau, được
hợp thành từ nhiều chất khác nhau. Bụi được đặc trưng bằng thành phần hóa

SVTH: Đoàn Hữu Thành – DH8MT

3



Khoá luận tốt nghiệp

học, thành phần khoáng cũng như phân bố kích thước hạt và phụ thuộc vào
nguồn gốc phát sinh. Các hạt bụi có kích thước > 1µm thuộc loại kích thước
bé thường được sinh ra từ quá trình sản xuất công nghiệp, giao thông,… Hầu
hết các quá trình hóa học hình thành bụi là quá trình cháy nổ có kích thước
trong khoảng 1µm như đốt cháy dầu, động cơ đốt trong, bếp lò trong nhà,…
Khi trong không khí có các chất độc hại chiếm một tỷ lệ lớn thì nó sẽ có ảnh
hưởng đến sức khỏe con người: ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thị giác và chất
lượng cuộc sống. Đặc biệt đối với đường hô hấp, hạt bụi càng nhỏ ảnh hưởng
của chúng càng lớn, với cỡ hạt 0,5 ÷10μm chúng có thể thâm nhập sâu vào
đường hô hấp nên còn gọi là bụi hô hấp. Mức độ tác hại của mỗi một chất tùy
thuộc vào bản chất của bụi, nồng độ của nó trong không khí, thời gian tiếp xúc
của con người, tình trạng sức khỏe, kích cỡ hạt bụi…
Kích thước càng nhỏ thì càng có hại vì nó tồn tại trong không khí lâu và
khả năng thâm nhập vào cơ thể sâu hơn và rất khó khử bụi. Hạt bụi lớn thì khả
năng khử dễ dàng hơn nên ít ảnh hưởng đến con người.
Về bản chất : Bụi có 2 nguồn gốc hữu cơ và vô cơ. Nói chung, bụi vô
cơ có hại hơn bụi hữu có vì thường có kích thước nhỏ hơn và có số lượng lớn
hơn, thường gặp hơn trong thực tế (Nguồn Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và
Môi trường, 2008).
2.2.2. Cacbon monoxit (CO)
Theo Phạm Ngọc Đăng (2003), CO là loại khí không màu, không mùi,
không vị. con người đề kháng với khí CO rất khó, nó phát sinh từ sự thiêu đốt
các vật liệu tổng hợp có chứa cacbon và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong ô nhiễm
không khí. Khí CO được sinh ra từ đốt nhiên liệu phụ thuộc vào 4 yếu tố:
- Lượng không khí cấp cho quá trình đốt nhiên liệu (lượng không khí cấp
không đủ thì sẽ sinh ra khí CO.
- Nhiệt độ cháy (nhiệt độ càng cao thì càng sản sinh nhiều CO).

- Thời gian lưu không khí ở nhiệt độ cao.
- Quá trình khí chuyển động rối trong lò đốt.
Đây là một khí độc, sự phát thải CO từ động cơ đốt trong là cao nhất, tập
trung nhiều ở thành thị vào giờ cao điểm lúc này lượng người và xe lưu thông
lớn nhất. Nồng độ CO ở thành thị cao do mật độ giao thông và tốc độ gió thấp.
Khi hít phải, CO sẽ lan tỏa nhanh chóng qua phế nang, mao mạch, nhau
thai,… Đến 90% CO hấp thụ sẽ kết hợp với Carbonxy-Hemoglobin, làm kiềm

SVTH: Đoàn Hữu Thành – DH8MT

4


Khoá luận tốt nghiệp

chế khả năng hấp thụ oxy của hồng cầu. Các tế bào máu này sẽ bị vô hiệu hóa,
không mang được oxy tới các mô của cơ thể gây hiện tượng ngạt. Nhiễm CO
sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đặc
biệt là các cơ quan, tổ chức tiêu thụ lượng oxy cao như não, tim, và ảnh hưởng
đến sự phát triển của thai nhi... Gây đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể, ăn
không ngon, khó thở, rối loạn cảm giác... (Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và
Môi trường, 2008).
2.2.3 Ammoniac (NH3)
NH3: Là chất khí không màu, có mùi đặc trưng có tác dụng kích thích,
làm chảy nước mắt, hút nhiều sẽ bị chảy nước mắt, nhẹ hơn không khí nhiệt
độ tới hạn của NH3 rất cao 132,5oC nên NH3 dễ hoá lỏng. NH3 hoá lỏng ở -33
o
C và hoá rắn ở -78 oC. Dùng để điều chế axit nitric hay các muối amoni dùng
làm phân bón. Khi tiếp xúc sẽ bị cay mắt, khó thở. Nồng độ cho phép < 0,02
mg/l. Ở nồng độ cao > 1,7 mg/lcó thể gây chết người (Nguyễn Thế Sơn,

2004).
2.2.4. Nitơ đioxit (NO2)
NO2: Là một chất khí màu nâu, có mùi xốc, rất độc, dễ hoá lỏng, sôi ở
22,5 C. dưới điểm sôi có màu đỏ nâu, càng làm lạnh, màu càng giảm dần cho
đến khi hoá rắn ở -10 oC hình thành những tinh thể không màu. Ở nhiệt độ
bình thường được đun nóng dần cường độ của màu nâu cũng tăng dần
(Nguyễn Thế Sơn, 2004).
o

NO2 là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hô hấp đặc
biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hen. Tiếp
xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng,
mắc các bệnh hô hấp, tổn thương chức năng phổi, mắt, mũi, họng,.. (Trung
tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, 2008). Ở nồng độ 10 ppm có thể gây
tử vong. Ngoài ra còn có thể kết hợp với nước tạo mưa axit (Phạm Ngọc
Đăng, 2003).
2.2.5. Khí lưu huỳnh đioxit (SO2)
SO2 Là loại khí không màu có vị hăng. Đây là chất ô nhiễm gây kích
thích thuộc loại nguy hiểm nhất. Ở nồng độ thấp có thể gây co giật của khí
quản. Mức độ lớn hơn có thể làm tăng tiết dịch ở niêm mạc và sưng tấy niêm
mạc, nó còn làm nhiễm độc da, làm giảm khả năng tải oxy của máu (Nguyễn
Thế Sơn, 2004).

SVTH: Đoàn Hữu Thành – DH8MT

5


Khoá luận tốt nghiệp


Nồng độ SO2 lớn có thể gây (> 0,5 mg/m3) tăng tiết nhầy ở niêm mạc
đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản. SO2 ảnh hưởng tới chức năng
của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng
mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,.. (Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và
Môi trường, 2008).
Ở nồng độ 3 ppm cây có dấu hiệu bị ảnh hưởng thể hiện qua thể biểu
hiện ở lá, tình trạng phát triển. Ở nồng độ cao hơn sẽ là cho cây giảm năng
suất, giảm khả năng quang hợp, gây rụng lá và có thể gây chết (Đặng Kim
Chi, 2006).
SO2 tác dụng với hơi nước trong môi trường không khí ẩm ướt và biến
thành axit sulfuric hay các muối sulfat, chúng sẽ nhanh chóng tách khỏi khí
quyển và rơi xuống đất tạo thành mưa axit ảnh hưởng tới mùa màng và cây
trồng. (Nguyễn Thế Sơn, 2004).
2.2.6. Tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường độ và tần số
gây ra cho con người cảm giác khó chịu (Nguyễn Văn Nghĩa, 2006). Được
sinh ra từ hoạt động của máy móc, động cơ xe, tiếng còi xe, loa phát thanh,...
Thông số tếng ồn có tiêu chuẩn khác nhau theo khu vực và thời gian cụ thể.
Khi thông số tiếng ồn vượt quá TCMT sẽ gây mệt mỏi thính giác, giảm thính
lực, gây ù tai, điếc nghề nghiệp, làm nhiễu loạn chức năng não, tăng nhịp thở,
giảm thị lực và khả năng phân biệt màu sắc, gây viên dạ dày, rối loạn tuần
hoàn, rối loạn thần kinh thực vật (Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi
trường An Giang, 2008), mệt mỏi, mất thăng bằng, mất ngủ, tăng huyết áp và
hay cáu. Thậm chí có thể dẫn đến điếc, giảm thính lực ở tần số 4.000 Hz
(Nguyễn Văn Nghĩa, 2006). Bảng 2.2 cho biết quy định về mức âm thanh cho
phép tại các vị trí làm việc của công nhân.

SVTH: Đoàn Hữu Thành – DH8MT

6



Khoá luận tốt nghiệp

Bảng 2.1: Mức âm thanh cho phép tại các vị trí làm việc

Vị trí lao động

Mức
âm
(db)

Tại nơi làm việc
của công nhân

90

Mức áp suất âm thanh cho phép (db) ở các dải tần
số Hz
63

125 250 500 1000 2000 4000 8000

103

96

91

88


85

83

81

80

(Nguồn: Nguyễn Văn Nghĩa, 2006)
2.2.7 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố gây cảm giác nóng lạnh đối với con người. Cơ thể con
người có nhiệt độ xấp xỉ 370C. Nhiệt độ môi trường càng cao, độ ẩm môi
trường càng bé thì mức độ thoát mồ hôi càng nhiều. Con người có thể sống
trong một phạm vi thay đổi nhiệt độ khá lớn, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất
đối với con người chỉ nằm trong khoảng hẹp. Nhiệt độ thích hợp đối với con
người nằm trong khoảng 22 – 270C. Nhiệt độ và độ ẩm không khí thích hợp
đối với con người có thể lấy theo TCVN 5687-1992 .

Bảng 2.2: Thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng thái lao động
Mùa hè
Trạng thái lao
động

Mùa Đông

Nhiệt
độ (0C)

Độ ẩm

(%)

Tốc độ
gió (m/s)

Nghỉ ngơi

22 - 24

60 - 75

0,1-0,3

24 - 27 60 - 75

0,3-0,5

Lao động nhẹ

22 - 24

60 - 75

0,3-0,5

24 - 27 60 - 75

0,5-0,7

Lao động vừa


20 - 22

60 - 75

0,3-0,5

23 - 26 60 - 75

0,7-1,0

Lao động nặng

18 - 20

60 - 75

0,3-0,5

22 - 25 60 - 75

0,7-1,5

Nhiệt
độ (0C)

Độ ẩm
(%)

Tốc độ

gió (m/s)

(Nguồn Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên - Môi trường An
Giang, 2008)
2.2.8. Độ ẩm
Độ ẩm tương đối có ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát mồ hôi vào trong
môi trường không khí xung quanh. Quá trình này chỉ có thể xảy ra khi độ ẩm

SVTH: Đoàn Hữu Thành – DH8MT

7


Khoá luận tốt nghiệp

< 100%. Độ ẩm càng thấp thì khả năng thoát mồ hôi càng lớn, cơ thể sẽ cảm
thấy dễ chịu. Độ ẩm không khí quá cao, hay quá thấp đều không tốt đối với
con người.
Khi độ ẩm tăng lên khả năng thoát mồ hôi kém, cơ thể cảm thấy rất nặng
nề, mệt mỏi và dễ gây cảm cúm. Người ta nhận thấy ở một nhiệt độ và tốc độ
gió không đổi khi độ ẩm lớn khả năng bốc mồ hôi chậm hoặc không thể bay
hơi được, điều đó làm cho bề mặt da có lớp mồ hôi nhớp nháp.
Khi độ ẩm thấp mồ hôi sẽ bay hơi nhanh làm da khô, gây nứt nẻ chân tay,
môi ... Như vậy độ ẩm quá thấp cũng không tốt cho cơ thể.
Độ ẩm thích hợp đối với cơ thể con người nằm trong khoảng tương đối
rộng độ ẩm = 60÷ 75% và cũng có thể chọn theo TCVN 5687-1992.
(Nguồn Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên - Môi trường An Giang, 2008)

2.2.9 Tốc độ không khí
Tốc độ không khí xung quanh có ảnh hưởng đến cường độ trao đổi nhiệt

và trao đổi chất (thoát mồ hôi) giữa cơ thể con người với môi trường xung
quanh. Khi tốc độ lớn cường độ trao đổi nhiệt ẩm tăng lên. Vì vậy khi đứng
trước gió ta cảm thấy mát và thường da khô hơn nơi yên tĩnh trong cùng điều
kiện về độ ẩm và nhiệt độ.
Khi nhiệt độ không khí thấp, tốc độ quá lớn thì cơ thể mất nhiều nhiệt
gây cảm giác lạnh. Tốc độ gió thích hợp tùy thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ
gió, cường độ lao động, độ ẩm, trạng thái sức khỏe của mỗi người ... (Trung
tâm Quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên - Môi trường An Giang, 2008)
2.2.10 Chì (Pb)
Khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có chứa một
hàm lượng chì nhất định. Ngoài ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ quặng, từ nhà
máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất,... Chì xâm nhập vào cơ thể
qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua da, qua sữa mẹ,... Chì sẽ tích đọng
trong xương và hồng cầu gây rối loạn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao
huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên,
phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận. Phụ nữ có thai
và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh,
làm giảm chỉ số thông minh) (Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường An Giang, 2008).

SVTH: Đoàn Hữu Thành – DH8MT

8


Khoá luận tốt nghiệp

2.3. Hiện trạng ô nhiễm không khí ở An Giang
Sau đây là kết quả quan trắc chất lượng không khí toàn tỉnh An Giang
năm 2008 tại những khu vực được tiến hành lấy mẫu: đô thị, nông thôn, giao
thông, các làng nghề, khu vực khai thác đá.

2.3.1. Môi trường không khí bị tác động bởi các hoạt động ở đô thị
a) Độ ồn
Qua kết quả phân tích năm 2008 cho thấy vào giờ cao điểm (6h – 18h)
khu vực thành phố Long Xuyên có độ ồn trung bình 68 – 76 dBA cao hơn thị
xã Châu Đốc có độ ồn trung bình 65 – 75 dBA và đạt TCVN 5949-1998 (TC =
70 -75 dBA), vì Long Xuyên có mật độ dân cư và lượng xe lưu thông cao hơn
Châu Đốc (Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2008).
Tuy nhiên, tại Châu Đốc khu vực ngã ba Quốc lộ 91 và Hậu Miếu Bà có
độ ồn qua 2 đợt lấy mẫu đều cao, vượt giới hạn trên của tiêu chuẩn 1,1 lần.
Nguyên nhân đây là khu vực du lịch nên khách thập phương cùng với người
dân tập trung buôn bán đông hơn so với khu vực khác dẫn đến tiếng ồn tại đây
cao (Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên - Môi trường An Giang,
2008).
Qua kết quả phân tích năm 2009 cho thấy, khu vực chợ Châu Đốc trong
mùa khô độ ồn dao động từ 62 - 72 dBA; trong mùa mưa, độ ồn dao động từ
65 - 73 dBA và đều đạt TCVN 5949:1998 (Quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường An Giang, 2009).
b) Nồng độ bụi
Nồng độ bụi trung bình năm 2008 có giá trị 0,384 mg/m3, vượt nhẹ
TCVN 5937-2005 (TC = 0,3 mg/m3), giá trị này cao hơn năm 2007 (TB = 0,35
mg/m3). Trong đó, mùa khô có giá trị cao hơn mùa mưa (mùa khô = 0,396
mg/m3, mùa mưa = 0,372 mg/m3) vì có hiện tượng sa lắng ướt trong mùa mưa.
Nồng độ bụi trung bình tại thành phố Long Xuyên có giá trị 0,453
mg/m3, cao hơn giá trị trung bình tại thị xã Châu Đốc (TB = 0,316mg/m3) và
cao hơn TCMT cho phép. Các hiện tượng và tác động: sa lắng khô, độ ẩm cao,
tốc độ gió thấp… là những nguyên nhân dẫn đến nồng độ bụi thành phố Long
Xuyên mùa khô cao hơn mùa mưa (mùa khô = 0,483 mg/m3, mùa mưa =
0,423 mg/m3), điểm có nồng độ bụi cao nhất tại trước bưu điện Long Xuyên
và cao hơn năm 2007 (mùa khô = 0,57 mg/m3, mùa mưa = 0,52 mg/m3). Đây
cũng là có nồng độ bụi cao nhất trong các điểm lấy mẫu thuộc khu vực đô thị.


SVTH: Đoàn Hữu Thành – DH8MT

9


Khoá luận tốt nghiệp

Trước chợ Long Xuyên, nồng độ bụi năm 2008 cũng có giá trị cao (mùa khô =
0,44 mg/m3, mùa mưa = 0,357 mg/m3), trong khi năm 2007 có nồng độ bụi đạt
TCMT.
Nồng độ bụi trung bình tại thị xã Châu Đốc có giá trị 0,316 mg/m3, vượt
nhẹ TCMT, ngược lại với thành phố Long Xuyên, mùa mưa không khí tại
Châu Đốc có giá trị cao hơn một chút so với mùa khô (mùa khô = 0,31 mg/m3,
mùa mưa = 0,322 mg/m3). Khu vực chợ Châu Đốc có giá trị vượt TCMT, nhất
là trong mùa mưa, cao hơn những vị trí còn lại (mùa khô = 0,33 mg/m3, mùa
mưa = 0,473 mg/m3). Điều này có thể do thời gian lấy mẫu xảy ra vào giờ cao
điểm, lúc người dân tập trung đông tại khu vực này để giao thương… Khu vực
ngã ba hậu Miếu Bà và quốc lộ 91 có nồng độ bụi giảm hơn năm 2007 và đạt
TCMT cho phép. Khu vực giao lộ giữa Trương Nữ Vương và Lê Lợi cũng có
giá trị thấp hơn năm 2007, đạt TCMT trong mùa mưa nhưng vượt nhẹ TCMT
trong mùa khô.
Nhìn chung, nồng độ bụi năm 2008 khu vực đô thị cao hơn năm 2007,
đặc biệt là thành phố Long Xuyên. Nguyên nhân do nhiều yếu tố như: lượng
xe lưu thông trên đường đang tăng dần qua các năm, một số công trình xây
dựng đang trong thời gian thi công cũng gây ra lượng bụi nhất định trong
không khí…(Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2008)
c)

Nồng độ CO


Kết quả phân tích năm 2008 cho thấy, nồng độ CO tại 2 đô thị Thành phố
Long Xuyên và Thị xã Châu Đốc qua 2 đợt lấy mẫu đều đạt TCVN 5937-2005
(TC = 30 mg/m3). Trong đó, khu vực Châu Đốc có giá trị cao hơn so với Long
Xuyên: đợt 1, COLX = 4,74 mg/m3, COCĐ = 4,76mg/m3 ; đợt 2, COLX = 5,78
mg/m3, COCĐ = 6,15mg/m3. Năm 2007 có giá trị CO cao hơn so với năm 2008,
đợt 1: CO(2007) = 7,245 mg/m3, CO(2008) = 4,75 mg/m3 ; đợt 2: CO(2007) = 6,62
mg/m3, CO(2008) = 5,96 mg/m3 (Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
An Giang, 2008).
Kết quả phân tích năm 2009 cho thấy, không khí tại chợ Châu Đốc
phường Châu Phú A - Tx. Châu Đốc có nồng độ CO trung bình là 5,786
mg/m3 đạt QCVN 05:2009. Trong đó, nồng độ CO trong mùa khô là 5,840
mg/m3; nồng độ CO trong mùa mưa là 5,731 mg/m3 và đều đạt QCVN
05:2009 (Trung tâm Quan trắc tỉnh An Giang, 2009).

SVTH: Đoàn Hữu Thành – DH8MT

10


Khoá luận tốt nghiệp

d) Nồng độ SO2
Nồng độ SO2 tại khu vực đô thị có giá trị nằm trong giới hạn TCVN
5937-2005 (TC = 0,35mg/m3). Trong đó, mùa khô khu vực Long Xuyên có giá
trị thấp hơn so với khu vực Châu Đốc: SO2(LX) = 0,092 mg/m3, SO2(CĐ) = 0,098
mg/m3. Vào mùa mưa thì ngược lại: SO2(LX) = 0,079 mg/m3, SO2(CĐ) = 0,075
mg/m3. Tuy nhiên, nồng độ SO2 mùa khô năm 2008 có giá trị vượt nhẹ so với
cùng kì năm 2007, SO2(2007) = 0,072 mg/m3, SO2(2008) = 0,095 mg/m3 ; mùa
mưa năm 2008 có giá trị thấp hơn so với cùng kì năm 2007, SO2(2007) = 0,0975
mg/m3, SO2(2008) = 0,0775 mg/m3 (Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi

trường An Giang, 2008).
Kết quả phân tích năm 2009 cho thấy, không khí tại chợ Châu Đốc
phường Châu Phú A - Tx. Châu Đốc có nồng độ SO2 trung bình là 0,0618
mg/m3 đạt QCVN 05:2009. Trong đó, nồng độ SO2 trong mùa khô là 0,0702
mg/m3; nồng độ SO2 trong mùa mưa là 0,0534 mg/m3 và đều đạt QCVN
05:2009 (Trung tâm Quan trắc tỉnh An Giang, 2009).
e)

Nồng độ NO2

Qua kết quả quan trắc năm 2008 cho thấy nồng độ khí NO2 đạt TCVN
5937-2005 (TC = 0,2 mg/m3) tại 2 đô thị Long Xuyên và Châu Đốc. Trong đó,
vào mùa khô nồng độ NO2 tại Long Xuyên có giá trị cao hơn so với Châu
Đốc: NO2(LX) = 0,077 mg/m3, NO2(CĐ) = 0,067 mg/m3. Ngược lại vào mùa mưa
tại Long Xuyên có giá trị thấp hơn: NO2(LX) = 0,057 mg/m3, NO2(CĐ) = 0,069
mg/m3 (Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2008).
Kết quả phân tích năm 2009 bcho thấy, không khí tại chợ Châu Đốc
phường Châu Phú A - Tx. Châu Đốc có nồng độ NO2 trung bình là 0,153
mg/m3 đạt QCVN 05:2009. Trong đó, nồng độ NO2 trong mùa khô là 0,1955
mg/m3; nồng độ SO2 trong mùa mưa là 0,1105 mg/m3 và đều đạt QCVN
05:2009 (Nguồn: Trung tâm Quan trắc tỉnh An Giang, 2009).
f)

Nồng độ chì

Nồng độ chì trong không khí xung quanh khu vực đô thị năm 2008
vượt TCVN 5937-2005 (TC = 0,0015 mg/m3), chủ yếu là mùa khô dao động
từ 0,0019 – 0,0091 mg/m3, gấp tiêu chuẩn 1,2 – 6,1 lần, cao nhất tại vị trí
trước bưu điện tỉnh An Giang, Pb = 0,0091 mg/m3, kế đến là chợ Châu Đốc Pb
= 0,005 mg/m3.


SVTH: Đoàn Hữu Thành – DH8MT

11


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyên nhân do vị trí lấy mẫu không khí nằm trên các đường quốc lộ
nên lượng xe qua lại thường xuyên nhất là xe vận tải lớn, đặc biệt tại khu vực
chợ nơi thường xuyên có xe tải ra vào để lên xuống hàng hóa, trong khi đó
mùa mưa chỉ có vị trí trước bưu điện tỉnh An Giang nồng độ Pb vượt TCMT
(Pb = 0,0025 mg/m3). Và nồng độ Pb năm 2008 có giá trị cao hơn so với năm
2007. Năm 2007, khu vực đô thị không phát hiện Pb trong không khí xung
quanh (Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2008).
™ Nhận xét
Qua kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu vực đô thị
năm 2008 cho thấy môi trường không khí tại 2 đô thị lớn đạt TCMT với các
thông số: SO2, NO2, CO. Riêng nồng độ bụi vượt nhẹ TCMT và độ ồn cao tại
chợ Long Xuyên, bưu điện tỉnh An Giang, ngã ba đường Quốc lộ 91 và Hậu
Miếu Bà, do đây là những đường giao thông chính nên lượng xe qua lại tại các
khu vực này rất đông.
Đối với chỉ tiêu chì có giá trị cao chủ yếu vào mùa khô, nguyên nhân
thời điểm này trong năm có độ ẩm trong không khí cao, tốc độ gió thấp nên
khả năng phát tán chất ô nhiễm thấp, dẫn đến hiện tượng khí nằm dưới bóng
rợp khí động, đồng thời, các chất khí này nặng hơn không khí nên chúng tồn
tại ở nguồn phát thải lâu hơn, trong khi độ ẩm và nhiệt độ vào mùa mưa thấp
hơn, còn tốc độ gió cao tăng khả năng phát tán chất ô nhiễm. Tuy các chất khí
SO2, NO2, CO đều nằm trong giới hạn TCMT nhưng đang có dấu hiệu tăng,
cần phải có biện pháp kịp thời nhằm kiểm soát lượng khí phát thải trong

không khí xung quanh như hạn chế xe sử dụng dầu DO vào thành phố, thị xã
giờ cao điểm từ đó có thể giảm được khả năng phát thải SO2 và các chất ô
nhiễm khác, đồng thời có thể tránh tình trạng kẹt xe vào thời gian này.
2.3.2. Môi trường không khí bị tác động bởi hoạt động giao thông
a) Độ ồn
Qua 2 đợt phân tích năm 2008, khu vực bến xe có độ ồn cao hơn TCVN
5949-1998 (70 – 75 dBA), dao động từ 63 – 80 dBA, trong đó bến xe Châu
Đốc ồn hơn bến xe Long Xuyên (69 – 77 dBA), do bến xe Châu Đốc nằm gần
giao lộ giữa Quốc lộ 91 và Lê Lợi nên độ ồn không chỉ do bên trong bến xe
mà còn do yếu tố bên ngoài ảnh hưởng.

SVTH: Đoàn Hữu Thành – DH8MT

12


Khoá luận tốt nghiệp

Kết quả quan trắc năm 2009 cho thấy:
o Trong mùa khô, độ ồn tại các vị trí quan trắc dao động từ 58 - 78
dBA vượt nhẹ TCVN 5949:1998 (70 - 75 dBA). Trong đó, vị trí có độ ồn cao
nhất tại phà Vàm Cống (65 – 78 dBA) và bến xe Châu Đốc (65 - 78 dBA); kế
tiếp là bến xe Long Xuyên (58 - 76 dBA); vị trí phà An Hòa có giá trị thấp
nhất (68 - 75 dBA).
o Trong mùa mưa, độ ồn tại các vị trí quan trắc dao động từ 65 - 75
dBA đều đạt TCVN 5949:1998.
b) Nồng độ bụi
Kết quả quan trắc năm 2008 cho thấy, khu vực có nồng độ bụi cao nhất
là các bến xe Long Xuyên mùa mưa: 0,66 mg/m3 và bến xe Châu Đốc, bến
phà Vàm Cống. Nồng độ bụi trong không khí tại bến xe và bến phà đều vượt

TCVN.
o Trong mùa khô, nồng độ bụi ở bến xe Long Xuyên, bến xe Châu
Đốc và phà Vàm Cống quan trắc đều vượt TCVN 5937:2005. Trong đó, nồng
độ bụi trong không khí khu vực bến xe Châu Đốc có giá trị cao nhất là 0,74
mg/m3; kế đến là khu vực bến xe Long Xuyên (0,67 mg/m3); và khu vực phà
Vàm Cống (0,6 mg/m3).
o Trong mùa mưa, nồng độ bụi ở bến xe Long Xuyên, bến xe
Châu Đốc và phà Vàm Cống quan trắc cũng đều vượt TCVN 5937:2005.
Trong đó, nồng độ bụi trong không khí khu vực bến xe Long Xuyên có giá trị
cao nhất là 0,66 mg/m3; kế đến là khu vực phà Vàm Cống (0,593 mg/m3); và
khu vực bến xe Châu Đốc (0,363 mg/m3).
Riêng bến xe Châu Đốc có nồng độ bụi trong mùa khô cao gần gấp đôi
trong mùa mưa, lần lượt là 0,740 mg/m3 và 0,363 mg/m3. Do vị trí lấy mẫu là
cổng vào của các bến xe, bến phà nên xe ra vào thường xuyên, nhất là những
loại xe khách đời cũ nên nồng độ bụi cao.
Qua kết quả quan trắc bụi trong không khí năm 2009 cho thấy:
o Trong mùa khô, nồng độ bụi cả 4 vị trí quan trắc đều vượt
QCVN 05:2009. Trong đó, nồng độ bụi trong không khí khu vực phà Vàm
Cống có giá trị cao nhất là 0,592 mg/m3 vượt 1,97 lần QCVN 05:2009; khu
vực bến xe Châu Đốc có giá trị là 0,437 mg/m3 vượt 1,46 lần QCVN 05:2009;
khu vực phà An Hòa (0,336 mg/m3) và bến xe Long Xuyên (0,381 mg/m3)
vượt nhẹ so với QCVN 05:2009.

SVTH: Đoàn Hữu Thành – DH8MT

13


Khoá luận tốt nghiệp


o Trong mùa mưa, nồng độ bụi cả 4 vị trí quan trắc đều vượt
QCVN 05:2009. Trong đó, nồng độ bụi trong không khí khu vực phà Vàm
Cống có giá trị cao nhất là 0,5735 mg/m3 vượt 1,91 lần QCVN 05:2009; khu
vực phà An Hòa có giá trị là 0,443 mg/m3 vượt 1,48 lần QCVN 05:2009; khu
vực bến xe Long Xuyên là 0,4215 mg/m3 vượt 1,41 lần QCVN 05:2009; bến
xe Châu Đốc có giá trị 0,3995 mg/m3 vượt 1,33 lần QCVN 05:2009.
Bảng 2.3: Kết quả quan trắc bụi năm 2009
Bụi (mg/m3)

Vị trí thu
Mùa mưa

Mùa khô

Bến xe Long Xuyên

0,4215

0,3810

Phà Vàm Cống

0,5735

0,5920

Bến xe Châu Đốc

0,3995


0,4370

Phà An Hoà

0,4430

0,3360

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên – Môi trường An
Giang, 2008 và 2009)
c) Nồng độ CO
Năm 2008, nồng độ CO có giá trị thấp hơn TCVN 5937-2005 (TC = 0,2
mg/m3) rất nhiều. Bến xe Long Xuyên có nồng độ CO mùa khô (6,87 mg/m3)
cao hơn so với mùa mưa (6,48 mg/m3). Các khu vực còn lại có giá trị mùa khô
thấp hơn so với mùa mưa:
-

Phà Vàm Cống, mùa khô: 5,48mg/m3 , mùa mưa: 6,51mg/m3

-

Bến xe Châu Đốc, mùa khô: 7,35mg/m3 , mùa mưa: 8,35mg/m3

Kết quả quan trắc năm 2009 như sau:
o Trong mùa khô, nồng độ CO cả 4 vị trí quan trắc đều đạt QCVN
05:2009. Trong đó, nồng độ CO trong không khí phà Vàm Cống có giá trị cao
nhất là 7,492 mg/m3; vị trí thấp nhất là bến xe Long Xuyên có giá trị 5,807
mg/m3.
o Trong mùa mưa, nồng độ CO cả 4 vị trí quan trắc đều đạt QCVN
05:2009. Trong đó, nồng độ CO trong không khí phà Vàm Cống có giá trị cao

nhất là 11,7175 mg/m3; vị trí thấp nhất là bến xe Long Xuyên có giá trị 7,725
mg/m3.

SVTH: Đoàn Hữu Thành – DH8MT

14


×