Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn huyện châu phú tỉnh an giang đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ- MÔI TRƯỜNG

HỒ NGUYỄN THY THY

THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN
HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG
ĐẾN NĂM 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

An Giang, 05/ 20111


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ- MÔI TRƯỜNG

HỒ NGUYỄN THY THY

THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN
HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG
ĐẾN NĂM 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. NGUYỄN TRẦN THIỆN KHÁNH
Ks. VÕ ĐAN THANH
GVPB: Ths. TRƯƠNG ĐĂNG QUANG
Ths. NGUYỄN THANH HÙNG

An Giang, 05/2011




Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,
cùng với sự tăng thêm của các cơ sở sản xuất với qui mô ngày càng lớn và các
khu tập trung dân cư ngày càng nhiều. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm và vật
chất của người dân càng cao. Tất cả những điều đó đã tạo điều kiện kích thích
các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh
chóng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng
cao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số lượng chất thải
bao gồm: chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế, nông nghiệp, xây dựng… gây
ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý tốt.
Hiện nay, tại 11 huyện, thị, thành phố của tỉnh An Giang đều có bãi rác
với quy mô, phạm vi phục vụ và năng lực hoạt động khác nhau nhưng có đặc
điểm chung là tất cả các bãi rác này đều là bãi chứa rác lộ thiên, không có biện
pháp xử lý rác phù hợp và đặc biệt là không có hệ thống thu gom, chống thấm
và xử lý đối với nước rỉ rác. Nhiều bãi rác đang trong tình trạng quá tải và gây
ô nhiễm môi trường.
Bãi rác ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đang trong tình trạng quá tải
do thời gian hoạt động quá lâu lại nằm ngay trung tâm thị trấn nên gây ảnh
hưởng đến sức khỏe người dân và mất vẻ mỹ quan đô thị. Do đó, việc thiết kế
xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh cho huyện là vấn đề cấp bách hiện nay.
Chính vì vậy, tôi thực hiện đề tài “Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn huyện
Châu Phú, Tỉnh An Giang đến năm 2020” là rất cần thiết và thiết thực góp
phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo xu hướng hiện nay.


GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 1


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Định nghĩa chất thải rắn (CTR)
CTR được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của
con người và động vật tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ khi không còn hữu dụng
hay không muốn dùng nữa.
2.2. Nguồn gốc phát sinh CTR
Theo Nguyễn Trần Thiện Khánh (2006) thì CTRSH phát sinh từ nhiều
nguồn khác nhau trong hoạt động của con người. Về mặt tổng quát, nguồn của
CTR đô thị (bao gồm CTSH, CTR công nghiệp không sản xuất), liên quan
chặt chẻ với qui hoạch sử dụng đất và qui hoạch vùng, có thể được phân loại
như sau:
Bảng 2. 1: Loại CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau
Nguồn phát sinh

Loại chất thải
Rác thực phẩm, giấy, nhựa, túi nilon, vải, da, rác vườn,
Hộ gia đình
gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây …
Giấy, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim
Khu thương mại

loại, vật dụng gia đình hư hỏng (đèn, tủ,…), đồ điện tử hư
hỏng (máy radio, tivi,…)…
Giấy, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim
Công sở
loại…
Xây dựng
Gỗ, thép, bêtông, đất, cát…
Khu công cộng
Giấy, túi nilon, lá cây…
Nhà máy xử lý nướcBùn
thải
(Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993)

GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

2.3. Thành phần CTR
2.3.1. Thành phần cơ lý
Thành phần chất thải rắn được thể hiện trong bảng 2.2

Bảng 2. 2: Thành phần riêng biệt của CTRSH ở Mỹ
STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Thành phần
Thực phẩm
Giấy
Carton
Plastic
Vải
Cao su
Da
Rác làm vườn
Gỗ
Thủy tinh
Đồ hộp
Kim loại màu
Kim loại đen
Bụi, tro, gạch


Khối lượng (%)
Khoảng dao động
Giá trị trung bình
6 – 26
15
25 – 45
40
3 – 15
4,0
2–8
3,0
0–4
2,0
0–2
0.5
0–2
0.5
0 – 20
12
1–4
2,0
4 – 16
8,0
2–8
6,0
0–1
1,0
1–4
2,0
0 – 10

4,0
(Nguồn: Asian Insitute of Technology, 1992)

Thành phần riêng biệt thay đổi theo vị trí địa lý, vùng dân cư, mức
sống, thời gian trong ngày, trong mùa, trong năm gồm hơn 14 chủng loại mà
trong đó giấy là nhiều nhất.

GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

Bảng 2. 3: Thành phần CTRSH của TP. HCM
STT

Thành phần

1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Thực phẩm
Vỏ sò, ốc, cua
Tre, rơm, rạ
Giấy
Carton
Nilon
Nhựa
Vải
Da
Gỗ
Cao su mềm
Cao su cứng
Thủy tinh
Lon đồ hộp
Kim loại màu
Sành sứ
Xà bần
Tro

Styrofoam

Phần trăm khối lượng (%)
Trường
Nhà hàng,
Hộ gia đình
Rác chợ
học
khách sạn
61,0 – 96,6 23,5 – 75,8 79,5 – 100 20,2 – 100
0
0
0
0 – 10,1
0
0
0
0 – 7,6
1,0 – 19,7 1,5 – 27,5
0 – 2,8
0 – 11,4
0 – 4,6
0
0 – 0,5
0 – 4,9
0 – 36,6 8,5 – 34,4
0 – 5,3
0 – 6,5
0 – 10,8 3,5 – 18,9
0 – 6,0

0 – 4,3
0 – 14,2
1,0 – 3,8
0
0 – 58,1
0
0 – 4,2
0
0 – 1,6
0 – 7,2
0 – 20,2
0
0 – 5,3
0
0
0
0 – 5,6
0 – 2,8
0
0
0 – 4,2
0 – 25,0
1,3 – 2,5
0 – 1,0
0 – 4,9
0 – 10,2
0 – 4,0
0 – 1,5
0 – 2,1
0 – 3,3

0
0
0 – 5,9
0 – 10,5
0
0 – 1,3
0 – 1,5
0 -9,3
0
0
0 – 4,0
0
0
0
0 – 2,3
0 -1,3
1,0 – 2,0
0 – 2,1
0 – 6,3
(Nguồn: CENTEMA, 2002)

* Chỉ các mẫu rác từ chợ vải và chợ hóa chất mới có thành phần rác
thực phẩm thấp (20,2 – 35,6 %). Đối với các chợ khác thành phần rác thực
phầm dao động trong khoảng 76 – 100 %.

GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 4



Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

Bảng 2. 4: Thành phần CTRSH của An Giang
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Loại chất thải
Giấy
Nhựa
Kim loại
Chất hữu cơ dễ phân hủy
Thủy tinh
Chất hữu cơ khó phân hủy
Chất độc hại
Xà bần

Thành phần %
Châu Đốc
Long Xuyên
4,5

2
7,2
6,5
0,4
1,5
77,8
81
0,3
2
2,2
2,5
0,2
0,5
6,4
4

(Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác tỉnh An Giang, công ty Điện
Nước, 2000)

2.3.2. Độ ẩm của rác
Độ ẩm của CTR được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị
trọng lượng chất thải ở trong trạng thái nguyên thuỷ (Trần Thị Mỹ Diện,
2020).
Việc xác định độ ẩm của rác thải dựa vào tỉ lệ giữa trọng lượng tươi
hoặc khô của rác thải. Độ ẩm khô được biểu thị bằng phần trăm trọng lượng
khô của mẫu. Độ tươi khô được biểu thị bằng phần trăm trọng lượng ướt của
mẫu và được xác định bằng công thức:
Độ ẩm = a- b/ a * 100%
Trong đó:
a : Trọng lượng ban đầu của mẫu (kg)

b : Trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở nhiệt độ 1050C (kg)
Độ ẩm của rác phụ thuộc vào mùa mưa hay nắng. CTR đô thị ở Việt
Nam thường có độ ẩm từ 50 - 70% (xem bảng 1A phụ lục A).
2.3.3. Tỷ trọng rác
Tỷ trọng của rác (hay khối lượng riêng của CTR) là khối lượng của một
đơn vị thể tích chất thải (kg/m3). Nó thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ nén
chặt của chất thải (Nguyễn Trần Thiện Khánh, 2006) (xem bảng 2A phụ lục A).

GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

2.3.4. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của rác bao gồm những chất dễ bay hơi khi đốt ở
nhiệt độ 9500C, thành phần tro sau khi đốt và dễ nóng chảy. Tại điểm nóng
chảy, thể tích của rác giảm 95% (Phạm Ngọc Xuân và cộng tác viên, 2009).
* Chất hữu cơ
Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làm phân tích xác
định độ ẩm đem đốt ở 9500C. Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn
thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 60% giá
trị trung bình 53%.
Chất hữu cơ được xác định bằng công thức sau:
Chất hữu cơ (%) = c – d / c * 100
Trong đó: c : là trọng lượng ban đầu

d : là trọng lượng mẫu CTR sau khi đốt ở 9500C. tức là các chất trơ
dư hay chất vô cơ và được tính:
Chất vô cơ (%) = 100 – chất hữu cơ (%)
Điểm nóng chảy của tro ở nhiệt độ 9500C thể tích của rác có thể giảm
95%. Các thành phần phần trăm của C (cacbon), H (hydro), N (nitơ), S (lưu
huỳnh) và tro được dùng để xác định nhiệt lượng của rác.

GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

Bảng 2. 5: Thành phần hoá học của CTRSH
Tỷ trọng ( % trọng lượng khô)
Thành phần
Lưu
Carbon Hydro
Oxy
Nitơ
huỳnh
Thực phẩm
48
6.4
37.6
2.6

0.4
Giấy
3.5
6
44
0.3
0.2
Carton
4.4
5.9
44.6
0.3
0.2
Chất dẻo
60
7.2
22.8
Kxd
Kxd
Vải, hàng dệt
55
6.6
31.2
4.6
0.15
Cao su
78
10
Kxd
2

Kxd
da
60
8
11.6
10
0.4
Lá cây, cỏ
47.8
6
38
3.4
0.3
Gỗ
49.5
6
42.7
0.2
0.1
Bụi,
gạch
26.3
3
2
0.5
0.2
vụn, tro

Tro
5

6
5
10
2.45
10
10
4.5
1.5
68

Chú thích: Kxd: không xác định
(Nguồn: George Tchobanoglous, Hilary, Thysen, Rolf elissen,soild wastes,
Engineeriny principles and management issues, Tokyo 1977)

Hàm lượng carbon cố định
Hàm lượng carbon cố định là hàm lượng carbon còn lại sau khi đã loại
bỏ các phần vô cơ khác không phải là carbon trong tro khi nung ở 9500 C.
Hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7%. Các
chất vô cơ chiếm khoảng 15 - 30%, giá trị trung bình là 20% (Nguyễn Trần
Thiện Khánh, 2006).
Nhiệt lượng: Là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt CTR. Giá trị nhiệt được
xác định theo công thức Dulong:
Btu/lb = 145C + 610 (H2 - 1/8 O2 + 40S + 10N)
Trong đó:

+ C : Carbon (%)
+ H2 : Hydro (%)
+ O2 : Oxy (%)
+ S : Lưu huỳnh (%)
+ N: Nitơ (%)


GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

Bảng 2. 6: Nhiệt lượng của rác sinh hoạt
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Thành phần
Plastic
Thuỷ tinh Cao su

Kim loại đen Gỗ
Da
Vải
Carton
Giấy
Rác sinh hoạt
Thực phẩm
Rác làm vườn
Bụi, tro, gạch
Đồ hộp
Sắt

Nhiệt lượng ( Btu/lb)
Khoảng dao động Giá trị trung bình
12000 - 16000
14000
9000 – 12000
10000
7500 – 8500
8000
6500 – 8500
7500
6500 – 8500
7500
6000 – 7500
7000
5000 – 8000
7200
4000 – 5500
4500

1500 – 3000
4500
1000 - 5000
3000
1000 - 5000
3000
100 – 500
300
100 – 500
300

(Nguồn: George Tchobanoglous, Hilary, Thysen, Rolf elissen,soild wastes,
Engineeriny principles and management issues, Tokyo 1977)

2.3.5. Tính chất sinh học của CTR
Các thành phần hữu cơ (không kể các thành phần như plastic, cao su,
da) của hầu hết CTR có thể được phân loại về phương diện sinh học như sau:
- Các phân tử có thể hòa tan trong nước như đường, tinh bột, amino
acid và nhiều acid hữu cơ.
- Bán cellolose: các sản phẩm ngưng tụ của 2 đường 5 và 6 carbon.
- Dầu mỡ và sáp: là những esters của alcohols và acid béo mạch dài.
- Lignin: một polymer chứa các vòng thơm với nhóm methoxyl
(OCH3).
- Lignocelluloza: hợp chất do lignin và celluloza kết hợp với nhau
- Protein: chất tạo thành từ sự kết hợp chuỗi các amino acid.
Tính chất quan trọng nhất trong thành phần hữu cơ của CTR đô thị là
hầu hết các thành phần hữu cơ có thể được chuyển hóa sinh học thành khí, các
chất rắn vô cơ và hữu cơ trơ khác. Sự tạo mùi hôi và phát sinh ruồi cũng liên
quan đến tính dễ phân hủy của các vật liệu hữu cơ trong CTR đô thị như rác
thực phẩm (Nguyễn Trần Thiện Khánh, 2006).

GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

2.4. Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn
Do thành phần của CTR không đồng nhất nên việc xác định thành phần của
nó khá phức tạp. Công việc khó khăn nhất trong thiết kế và vận hành hệ thống quản
lý CTR là dự đoán được thành phần của chất thải hiện tại và tương lai. Để lấy mẫu
đại diện cho CTR cần nghiên cứu, người ta thường áp dụng phương pháp một phần
tư.
Trình tự tiến hành như sau:
+ Mẫu CTR ban đầu được lấy từ khu vực nghiên cứu có khối lượng
khoảng 100 - 250kg, sau đó CTR được đổ đống tại một nơi riêng biệt, xáo trộn
đều bằng cách vun thành đống hình côn nhiều lần. Chia hình côn đã trộn đều
đồng nhất làm 4 phần bằng nhau.
+ Lấy 2 phần chéo nhau (A + D) (B + C) và tiếp tục trộn thành một
đống hình côn mới. Tiếp tục thực hiện các thao tác trên cho đến khi đạt được
mẫu thí nghiệm có khối lượng khoảng 20-30kg.
+ Mẫu CTR sẽ được phân loại thủ công. Mỗi thành phần sẽ được đặt vào
một khay riêng. Sau đó, cân các khay và ghi khối lượng của các thành phần. Để thu
được số liệu có độ chính xác, nên lấy mẫu nhiều lần (ít nhất hai lần).

A


B

D

C
(Nguồn: Võ Đình Long và cộng tác viên, 2008)

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần và khối lượng CTR
Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng CTR bao gồm:
- Các hoạt động giảm thiểu tại nguồn và tái sinh.
- Luật pháp và thái độ chấp hành luật pháp của người dân.
- Các yếu tố địa lý tự nhiên.

GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 9


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

2.5.1. Ảnh hưởng của các hoạt động và giảm thiểu khối lượng CTR tại
nguồn
Giảm thiểu tại nguồn có thể thực hiện tại các hộ gia đình, khu thương
mại hay khu công nghiệp.
Giảm thiểu tại nguồn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý
CTR bởi vì giảm thiểu tại nguồn đồng nghĩa với giảm thiểu một lượng đáng kể
CTR (Võ Đình Long và cộng tác viên, 2008).

Sau đây là một vài cách có thể áp dụng nhằm mục đích làm giảm chất
thải tại nguồn:
- Giảm phần bao bì không cần thiết hay thừa.
- Phát triển và sử dụng các sản phẩm bền và có khả năng sửa chữa.
- Thay thế các sản phẩm chỉ sử dụng một lần bằng các sản phầm có thể
tái sử dụng (ví dụ các loại dao, nĩa có thể tái sử dụng, các loại thùng chứa có
thể sử dụng lại…).
- Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu.
- Gia tăng các sản phẩm sử dụng vật liệu tái sinh các vật liệu tái sinh
trong các sản phẩm.
- Phát triển các chính sách khuyến khích các nhà sản xuất giảm thiểu
chất thải.
- Chương trình tái chế thích hợp, hiệu quả cho phép giảm đáng kể
lượng chất thải cần phải chôn lấp.
2.5.2. Ảnh hưởng của luật pháp và thái độ công chúng
- Thái dộ, quan điểm của quần chúng: Khối lượng CTR sinh ra sẽ giảm
đáng kể nếu người dân bằng lòng và sẵn sàng thay đổi ý muốn cá nhân, cách
sống của họ để duy trì và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đồng thời giảm gánh
nặng kinh tế. Chương trình giáo dục thường xuyên là cơ sở để dẫn đến sự thay
đổi thái độ của công chúng (Võ Đình Long và cộng tác viên, 2008).
- Luật pháp: Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát sinh và khối
lượng CTR là sự ban hành các luật lệ, qui định có liên quan đến việc sử dụng
các vật liệu và đồ bỏ phế thải (Võ Đình Long và cộng tác viên, 2008).

GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 10



Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

2.5.3. Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý và tự nhiên
- Vị trí địa lý: Ảnh hưởng đến khối lượng chất thải cũng như thời gian
phát sinh chất thải.
- Thời tiết: Khối lượng phát sinh CTR phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.
- Tần xuất thu gom chất thải: Càng có nhiều dịch vụ thu gom, càng
nhiều CTR được thu gom, nhưng không biểu hiện được rằng tốc độ phát sinh
CTR cũng tăng theo (Võ Đình Long và cộng tác viên, 2008).
- Đặc điểm của khu vựa phục vụ: tính đặc thù của khu vực phục vụ ảnh
hưởng đến tốc độ phát sinh chất thải trong khu vực (Võ Đình Long và cộng tác
viên, 2008)
2.6. Những tác động của CTR đối với môi trường
2.6.1. Tác hại của CTR đối với môi trường nước
Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn
nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ. Nước
rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học.
Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong
quá trình phân hủy sinh học, hóa học..., nhìn chung mức độ ô nhiễm trong
nước rò rỉ rất cao:
COD:

3.000 – 45.000 mg/l

N – NH3:

10 – 800 mg/l


BOD5:

2.000 – 30.000 mg/l

TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng): 1.500 – 20.000 mg/l
Phosphorus tổng cộng:

1 – 70 mg/l

Đối với bãi rác thông thường (đáy bãi không có lớp chống thấm, sụt lún
hoặc lớp chống thấm bị thủng...) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm,
gây ô nhiễm cho tầng nước và sẽ rất nguy hiểm cho con người sử dụng tầng
nước này phục vụ cho ăn uống sinh hoạt. Ngoài ra, chúng còn có khả năng di
chuyển theo phương ngang, rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước
mặt .
Nếu rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai
đoạn lên men axit sẽ cao hơn so với giai đoạn lên men CH4. Đó là do các axit
béo mới hình thành tác dụng với kim loại tạo thành phức kim loại. Các hợp
GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

chất hydroxyl vòng thơm. Axit humic và axit filvic có thể tạo phức với Fe, Pb,
Cu, Cd, Mn. Zn... (Trần Hiếu Nhuệ và cộng tác viên, 2001).

Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắt hóa trị
2 sẽ kéo theo sự hòa tan của các kim loại như Ni, Pb, Cd, và Zn. Vì vậy, khi
kiểm soát chất lượng nước ngầm trong vực bãi rác phải kiểm tra nồng độ kim
loại nặng trong thành phần nước ngầm.

Bảng 2. 7: Thông số các chỉ tiêu ô nhiễm của nước rỉ rác tại một số bãi rác
STT

Chỉ tiêu

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20


pH
BOD5
COD
TSS
As
Cd
Cu
Pb
Zn
Cr (VI)
Ni
Hg
Dầu mở khoáng
N – NH3
Tổng N
Tổng P
Phenol
Suafua
CNColiforms

Đơn
vị
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/
100ml

Bãi rác
Long
Xuyên
8,3
840
1.400
281
0,05
0,0067
KPH
0,029
0,19
KPH
0,13
KPH
1,8

439,6
16,56
0,00469
0,038
KPH
4,6 * 104

Bãi rác
Châu
Thành
7,34
3.900
7.120
1.353
0,13
0,0049
0,17
0,16
0,7
0,28
0,18
KPH
2,7
826
33,64
1,519
1,7
0,34
2,4 * 105


Bãi rác
Châu
Đốc
7,6
3.950
8.240
1.760
0,08
KPH
0,152
0,087
0,627
KPH
202
387
134
15,5
7 * 106

Tiêu
chuẩn
cho phép
6-9
30
50
50
0,05
0,005
2
0,1

3
0,05
0,2
0,005
5
5
4
0,1
0,2
0,07
3.000

Ghi Chú: TCCP: TCVN 5945:2005 (Cột A)
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2008)

GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

Qua kết quả phân tích có thể thấy được nước rỉ rác tại 3 bãi rác bị ô
nhiễm nặng bởi chất hữu cơ, N-NH3, tổng P, SS. Riêng bãi rác Châu Thành
còn bị ô nhiễm bởi Phenol, CN-, đây là những chất cực kì độc hại, chúng ngấm
vào trong đất và đi vào hệ thống nước ngầm nếu như bãi rác không có lớp phủ
đất để đổ rác lên trên đó hay lớp phủ hoạt động không hiệu quả, nếu chúng đi

vào nước ngầm thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhân dân vì tiêu
chuẩn của phenol và CN- trong nước ngầm lần lượt là 0,001 và 0,01 mg/l. Qua
đó, chính quyền các cấp kết hợp với các cơ sở, ban, ngành có liên quan nhằm
đưa ra hướng khắc phục như xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác hiệu quả, có
hệ thống lót phù hợp không gây ứ đọng nước rỉ rác gây bốc mùi hôi thối và
mất mĩ quan, nhằm giảm thiểu các chất ô nhiễm nhất là các chất độc hại.
2.6.2. Tác hại của CTR đối với môi trường không khí
Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng …) trong
điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ ẩm 70 80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô
nhiễm khác có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt
động của con người (Trần Hiếu Nhuệ và cộng tác viên, 2001).
Trong điều kiện kỵ khí: gốc sulfate có trong rác có thể bị khử thành
sulfide (S2-), sau đó sunfide tiếp tục kết hợp với ion H+ để tạo thành H2S, một
chất có mùi hôi khó chịu theo phản ứng sau:
2 CH3CHCOOH + SO42- Æ 2 CH3COOH + S2- + H2O + CO2
S2-+ 2 H+ Æ H2S
Sufide lại tiếp tục tác dụng với các Cation kim loại, ví dụ như Fe2+ tạo
nên màu đen bám vào thân, rễ hoặc bao bọc quanh cơ thể sinh vật.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ, trong đó có chứa sulfur trong CTR
để tạo thành các chất có mùi hôi đặc trưng như: Methyl mercaptan và axit
amino butyric.
CH3SCH2 CH(NH2)COOH Æ H3SH + CH3 CH2 CH2(NH2)COOH.
Methionine

methyl mercaptan

Aminobutyric acid

Methyl mercaptan có thể phân hủy tạo ra methyl alcohol và H2S. Quá
trình phân hủy rác thải chứa nhiều đạm bao gồm cả quá trình lên men chua,

lên men thối, mốc xanh, mốc vàng … có mùi ôi thiu.
Đối với các acid amin: tùy theo môi trường mà CTR có chứa các acid
amin sẽ bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện kỵ khí hay hiếu khí.
GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

Trong điều kiện hiếu khí: acid amin có trong rác thải hữu cơ được men
phân giải và vi khuẩn tạo thành acid hữu cơ và NH3 ( gây mùi hôi).
R – CH(COOH) – NH2 Æ R – CH2 –COOH + NH3
Trong điều kiện kỵ khí: acid amin bị phân hủy thành các chất dạng
amin và CO2.
R – CH(COOH) – NH2 Æ R – CH2 - NH2 + CO2
Trong số các amin mới được tạo thành có nhiều loại gây độc cho người
và động vật. Trên thực tế, các amin được hình thành ở hai quá trình kỵ khí và
hiếu khí. Vì vậy đã tạo ra một lượng đáng kể các khí độc và cả vi khuẩn, nấm
mốc phát tán vào không khí.
Thành phần khí thải được tìm thấy ở bãi chôn lấp CTR được thể hiện ở
bảng 2.8.

Bảng 2. 8: Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác
Thành phần khí
CH4
CO2

N2
O2
NH3
SOx, H2S, mercaptan…
H2
CO
Chất hữu cơ bay hơi vi lượng

% Thể tích
45 - 60
40 - 60
2-5
0,1 - 1,0
0,1 - 1,0
0 - 1,0
0 - 0,2
0 - 0,2
0,01 - 0,6

(Nguồn: Handbook of Solid waste Management, 1994)

Diễn biến thành phần khí thải ở phần lớn các bãi chôn lấp trong 48 tháng
đầu được thể hiện trong bảng 2.9.

GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 14



Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

Bảng 2. 9: Diễn biến thành phần khí thải tại bãi chôn lấp
Khoảng thời gian từ lúc hoàn
thành chôn lấp (tháng)
0-3
3-6
6-12
12-18
18-24
24-30
30-36
36-42
42-48

% trung bình theo thể tích
N2
CO2
CH4
5.2
88
5
3.8
76
21
0.4
65
29

1.1
52
40
0.4
53
47
0.2
46
48
1.3
50
51
0.9
51
47
0.4
48

(Nguồn: Handbook of Solid waste Management, 1994)

Bảng 2.9 cho thấy nồng độ CO2 trong khí thải BCL khá cao, đặc biệt
trong 3 tháng đầu tiên. Khí CH4 được hình thành trong điều kiện phân hủy kỵ
khí, chỉ tăng nhanh từ tháng 6 trở đi và đạt cực đại vào các tháng 30 -36. Do
vậy, đối với các BCL có quy mô lớn đang hoạt động hoặc đã hoàn tất công
việc chôn lấp nhiều năm, cần kiểm tra nồng độ CH4 để hạn chế khả năng gây
cháy nổ tại khu vực.
* Ô nhiễm không khí tại bãi rác trên địa bàn An Giang
Ô nhiễm do mùi hôi thối đặc trưng của sự phân hủy rác hữu cơ là vấn đề
phổ biến nhất tại tất cả các bãi rác hiện hữu trên địa bàn. Nhiều bãi rác bốc
mùi hôi thối nồng nặc bất cứ vào thời điểm nào trong năm như ở bãi rác Bình

Đức (Thành phố Long Xuyên) và bãi rác khu vực Núi Sam (Thị xã Châu Đốc)
(2 bãi rác này nằm trong danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), và phát
sinh rất nhiều ruồi, muỗi, động vật truyền nhiễm bệnh mặc dù chúng đã được
rắc vôi và phun xịt chế phẩm EM thường xuyên để khử mùi. Ngoài ra, tại các
bãi rác còn phát sinh các chất khí khác như H2S, CH4, CH3SH, CO2… do sự
phân hủy rác gây ra, trong đó CH4 và CO2 là các tác nhân gây biến đổi môi
trưởng toàn cầu.
Chất lượng môi trường không khí tại khu vựa bãi rác Bình Đức (TPLX)
và bãi rác khu vực Núi Sam (Thị xã Châu Đốc) đã được Chi Cục Bảo vệ Môi
Trường Tây Nam Bộ phối hợp với Viện Môi Trường và Tài Nguyên – Đại
Học Quốc Gia TPHCM tiến hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích trong
GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

năm 2008 trong khuôn khổ các nhiệm vụ do Cục Bảo vệ Môi Trường giao.
Kết quả đo đạc phân tích mẫu không khí được thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2. 10: Chất lượng môi trường không khí tại bãi rác Long Xuyên và bãi
rác Châu Đốc năm 2008
STT
1
2

3
4
5
6

Thông
số
Bụi
CO
SO2
NO2
NH3
H 2S

ĐVT
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3

Bãi rác
Long Xuyên
0,16
3,5
0,009
0,03
0,116
0,0036


Bãi rác Châu
Đốc
4,28
16,6
0,006
0,27
0,166
0,007

TCCP
0,3
30
0,35
0,2
0,2
0,008

Ghi chú:
TCCP đối với bụi, CO, SO2, NO2 theo TCVN 5937:2005 (trung bình 1 giờ)
TCCP đối với NH3, H2S, CH3SH, CH4 theo TCVN 5938:1995 (tối đa một lần)
(Nguồn: Viện Môi Trường và Tài Nguyên, 2008)

2.6.3. Tác hại của CTR đối với môi trường đất
Rác thải khá phức tạp bao gồm: Giấy, thức ăn thừa, rác quét đường phố,
kim loại, thủy tinh, nhựa tổng hợp… người ta có thể xử lý rác này bằng cách
tái chế, chôn lấp, đốt nhưng bằng cách gì thì môi trường đất cũng sẽ bị ảnh
hưởng.
Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất
trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng

loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản,
nước, CO2, CH4 …
Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch
của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc
không ô nhiễm.
Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì
môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng
với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy
xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này.
GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

Đối với rác không phân hủy như nhựa, cao su … nếu không có giải pháp
xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất.
2.6.4. Tác hại của CTR đối với cảnh quan và sức khỏe cộng đồng
CTR phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý
đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng
dân cư và làm mất mỹ quan đô thị.
Thành phần CTR rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ
người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết… tạo điều kiện tốt
cho ruồi, muỗi, chuột… sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở
thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác
có thể gây bệnh cho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch,

thương hàn, phó thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao…
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây
bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các
CTR nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, hợp
chất hữu cơ bị halogen hóa…
Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn
đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như: gây ô
nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật
chủ trung gian truyền bệnh cho người.
Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố
gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ
thống thoát nước đô thị.
2.7. Khái niệm BCL CTR
BCL CTR (landfills): Là một diện tích hoặc một khu đất được quy
hoạch, được lựa chọn thiết kế, xây dựng để chôn lấp CTR nhằm giảm tối đa
các tác động tiêu cực của BCL tới môi trường.
2.8. Phân loại BCL
2.8.1. Phân loại theo cấu trúc
* Bãi hở (Open Dump)
Bãi hở là bãi thải không có lớp đất phủ lên trên sau mỗi ngày, được con
người sử dụng từ rất lâu đời. Trong thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ điển địa cách
đây khoảng 500 năm trước thiên chúa giáo, con người biết đổ rác ngoài tường
các thành lũy – lâu đài ở hướng gió (Trịnh Thị Thanh và cộng tác viên, 2004).
GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 17


Khóa luận tốt nghiệp


SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

Phương pháp này có nhiều nhược điểm:
+ Tạo cảnh quan xấu, gây cảm giác khó chịu khi con người thấy hay bắt
gặp chúng.
+ Khi đổ thành đống, rác thải sẽ làm môi trường thuận lợi cho các động
vật gặm nhấm, các loài côn trùng, vector gây bệnh sinh sôi, nẩy nở gây nguy
hiểm cho sức khỏe con người.
+ Các bãi rác hở lâu ngày bị phân hủy sẽ rỉ nước và tạo nên vùng lầy lội,
ẩm ướt và từ đó hình thành những dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất
bên dưới gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn gây ô
nhiễm nguồn nước mặt.
+ Bãi hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thành
các khí có mùi hôi thối, mặt khác ở các bãi rác hở còn có hiện tượng “cháy
ngầm” hay có thể cháy thành ngọn lửa, và tất cả các quá trình trên sẽ dẫn đến
vấn đề ô nhiễm môi trường không khí.
* Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary landfill)
BCL hợp vệ sinh: là một khu đất được sử dụng để thiết kế phương pháp
đổ bỏ rác sao cho mức độ gây độc hại đến môi trường là nhỏ nhất. Tại đây rác
được đổ trên mặt đất, sau đó nén và bao phủ một lớp đáy dày 1,5 cm. Khi bãi
rác đã sử sụng hết công suất, một lớp đất sau cùng dày khoảng 60 cm được bao
phủ lên trên. Trong tương lai nó không còn thích hợp nữa vì điều kiện vệ sinh
môi trường và mỹ quan của bãi rác rất kém (Phạm Ngọc Xuân và cộng tác viên,
2009).
Nó có ưu và nhược điểm sau:
* Ưu điểm
+ Nơi đất trống thì bãi rác là phương pháp kinh tế nhất cho việc đổ bỏ.
+ Đầu tư và chi phí hoạt động của bãi rác vệ sinh thấp so với các phương
pháp khác như đốt, ủ phân.

+ Có thể nhận tất cả các loại CTR mà không cần phải thu gom riêng lẻ
hay phân loại từng loại.
+ Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi
khó có thể sinh sôi nẩy nở.
+ Hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra giảm
thiểu được mùi hôi.
GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 18


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

* Nhược điểm
+ Đòi hỏi diện tích lớn.
+ Các lớp đất phủ ở bãi rác thường hay bị gió thổi mòn và phát tán đi xa.
+ Các bãi rác thường tạo khí CH4 hay H2S độc hại có khả năng gây cháy
nổ. Tuy CH4 có thể thu hồi làm khí đốt.
2.8.2. Phân loại theo địa hình
Các phương pháp vận hành BCL
- Phương pháp đào rãnh: là phương pháp thích hợp sử dụng cho những
đất đai bằng phẳng hay nghiêng đều. Trong phương pháp này, đầu tiên phải đào
rãnh, lắp đặt hệ thống lớp lóp, hệ thống thu nước rò rỉ và hệ thống thoát khí.
Rãnh đào có chiều dài từ 30,5 – 122 m. Sau đó CTR đổ vào rãnh với chiều dày
0,45 - 0,6 m. Xe ủi trãi đều rác trên bề mặt rãnh và rác được xe lu hay xe đầm
chân cừu. Đất đào được dự trữ để làm lớp bao phủ bề mặt mỗi ngày. Ở cuối
mỗi ngày hoạt động, phủ lên trên rác đã nén một lớp đất dày từ 0,15 - 0,3 m để

tránh phát sinh và lan truyền mùi hôi, tránh ruồi muỗi sinh sống, tránh nước
mưa ngấm vào rác phát sinh nước rò rỉ, tránh rác bay.
Hoạt động cứ tiếp tục đến khi chiều cao thiết kế lấp đầy mỗi ngày. Chiều
dài sử dụng mỗi ngày phụ thuộc vào chiều cao lấp đầy và khối lượng rác. Chiều
dài cũng phải đủ để tránh gây sự chậm trễ cho các xe thu gom rác chờ đợi đổ
rác. Chiều rộng của rãnh ít nhất cũng bằng 2 lần chiều rộng của thiết bị nén ép
các lốp xe hay để xe nén tất cả các vật liệu trên diện tích làm việc. Đất phủ mỗi
ngày được lấy bằng cách đào các rãnh kế bên hay tiếp tục đào rãnh đang được
lấp đầy (Phạm Ngọc Xuân và cộng tác viên, 2009).
- Phương pháp diện tích: phải xây dựng con đê đất, lắp đặt hệ thống lớp
lóp, hệ thống thu nước rò rỉ và hệ thống thoát khí cho khu vực đổ rác. CTR để
đổ trên mặt đất, sau đó xe ủi trải rác ra thành những dảy dài và hẹp, mỗi lớp có
chiều sâu thay đổi từ 0,4 - 0,75 m. Mỗi lớp được nén bằng xe lu hay đầm chân
cừu, sau đó khi lớp dưới được nén xong thì tiếp tục đổ, trải đều và nén thêm
một lớp mới ở trên. Hoạt động cứ tiếp diễn như thế trong suốt thời gian làm
việc của ngày, đến khi chiều dày của chất thải đạt đến độ cao từ 1,8 - 3 m. Ở
cuối ngày hoạt động, một lớp đất dày từ 0,15 - 0,3 m được phủ trên rác đã nén.
Chiều rộng của diện tích đổ rác thường từ 2,5 - 6 m . Chiều dài của diện
tích đổ rác thay đổi phụ thuộc vào khối lượng rác, điều kiện bãi đổ và trang
thiết bị. Khi một tầng rác chôn, nén và phủ đất được hoàn thành thì tầng kế tiếp
GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 19


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy


được đặt lên trên tầng bên dưới cho tới khi đạt đến độ cao thiết kế. Đất bao phủ
mỗi ngày có thể lấy tại bãi đổ hay lấy từ nơi khác (Phạm Ngọc Xuân và cộng
tác viên, 2009).
2.8.3. Theo kết cấu
-BCL nổi: được xây nổi trên mặt đất ở những nơi có địa hình bằng
phẳng, hoặc không có dốc lắm. Chất thải được chất thành đống cao đến 15 m,
xung quanh bãi phải có các đê và đê này không thấm để ngăn chặn quan hệ
nước rác với nước mặt xung quanh (Nguyễn Đức Lượng và cộng tác viên,
2003).
-BCL chìm: là loại bãi chìm dưới mặt đất hoặc hồ tự nhiên, mương rãnh.
-BCL kết hợp: được xây nữa chìm nửa nổi. Chất thải không chỉ được
chôn lấp đầy hố mà sau đó tiếp tục được chất đống lên trên.
-BCL ở khe núi: được hình thành bằng cách tận dụng khe núi ở các vùng
đồi núi cao.
2.8.4.Theo qui mô: BCL CTR được phân loại nhỏ, vừa, lớn và rất lớn.

Bảng 2. 11: Phân loại qui mô BCL CTR
STT
1
2
3
4

Loại bãi
Nhỏ
Vừa
Lớn
Rất lớn

Dân số đô thị hiện

tại
≥ 100.000
100.000 - 300.000
300.000 – 1.000.000
≥ 1.000.000

Lượng rác
(tấn/năm)
20.000
65.000
200.000
> 200.000

Diện tích
bãi (ha)
≤ 10
10 - 30
30 - 50
≥ 50

(Nguồn: Nguyễn Đức Lượng và cộng tác viên, 2003)

2.9. Lựa chọn vị trí BCL
Vị trí BCL phải gần nơi sản sinh chất thải, nhưng không có khoảng cách
thích hợp với những vùng dân cư gần nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến vùng dân
cư này là loại chất thải, điều kiện hướng gió, nguy cơ gây lụt lội… BCL phải
nằm trong tầm khoảng cách hợp lý, nguồn phát sinh rác nó tùy thuộc vào bãi đất,
điều kiện kinh tế, địa hình (Nguyễn Trung Việt, 2002).

GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh

K.s Võ Đan Thanh

Trang 20


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

Bảng 2. 12: Quy định về khoảng cách tối thiểu từ hàng rào BCL đến các công
trình
Công trình
Khu trung tâm đô thị
Sân bay, hải cảng
Khu công nghiệp
Đường giao thông quốc lộ
Các công trình khai thác nước ngầm
Công suất lớn hơn 10.000 m3/ngđ
Công suất nhỏ hơn 10.000 m3/ngđ
Công suất nhỏ hơn 100 m3/ngđ
Các cụm dân cư miền núi

Khoảng cách tối thiểu (m)
3.000
3.000
3.000
500
≥ 500
≥ 500
≥ 50


5.000
(Nguồn: Nguyễn Trung Việt, 2002)

Lưu ý các vấn đề sau:
- BCL không được đặt tại các khu vực ngập lụt
- Không được đặt ở những nơi có tiềm năng nước ngầm lớn.
- BCL phải có một vùng đệm rộng ít nhất 50 m cách biệt bên ngoài.
Bao bọc bên ngoài vùng đệm là hàng rào.
- BCL phải hòa nhập với cảnh quan môi trường tổng thể trong vòng bán
kính 1.000 m. Để đạt mục đích này có thể sử dụng các biện pháp như tạo vành
đai cây xanh, các mô đất hoặc các hình thức khác để bên ngoài bãi không nhìn
thấy được.
2.10. Các quy định vể thiết kế BCL
+ Quy mô bãi chôn lấp được qui định theo tiêu chuẩn TCVN 6696:
2000 (xem bảng 3A phụ lục A).
+ Khi lựa chọn quy mô bãi chôn lấp, phải dựa trên cơ sở dân số đô
thị, khu công nghiệp và khối lượng chất thải, tỷ lệ tăng dân sồ và lượng gia
tăng chất thải, khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển (xem
bảng 4A phụ lục A).
Các giải pháp thiết kế
Khu chôn lấp: Được chia thành các ô chôn lấp. Quy mô của ô chôn
lấp được xác định theo khối lượng chất thải và mô hình chôn lấp sao cho

GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 21



Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

thời gian vận hành mỗi ô từ 1-3 năm. Diện tích ô chôn lấp trong bãi được
quy định (xem bảng 5A phụ lục A).
Kết cấu thành, đáy và các vách ngăn các ô chôn lấp khi thiết kế phải đạt
các yêu cầu sau:
+ Kết cấu vững chắc, đủ khả năng chịu tải, đảm bảo an toàn, không
xảy ra sụt lún và vỡ bờ trong quá trình vận hành chôn lấp cũng như sau khi
đóng bãi.
+ Sức chịu tải của đáy ô chôn lấp phụ thuộc vào tải trọng máy móc,
thiết bị vận hành, tải trọng các lớp phủ trung gian và lớp phủ bề mặt. Tải
trọng yêu cầu của đáy ô chôn lấp không nhỏ hơn 1 kg/cm2.
+ Đáy ô chôn lấp phải thiết kế đảm bảo độ dốc dễ dàng cho việc thu
gom và tiêu thoát nước rác. Độ dốc đáy ô chôn lấp thiết kế theo độ dốc địa
hình nhưng không nhỏ hơn 1%. Khu vực gần ống thu gom nước rác phải
có độ dóc thiết kế tối thiểu 3%. Đảm bảo chống thấm nước rác. Thành và
đáy ô chôn lấp được thiết kế lớp chống thấm có hệ số chống tối đa 10-7
cm/s, bề dày tối thiểu đạt 60cm.
+ Hệ thống thu gom nước rác
+ Hệ thống thu gom khí rác
+ Hệ thống thoát nước mưa
+ Hệ thống giếng quan trắc nước ngầm
+ Hệ thống đường nội bộ
+ Hàng rào và cây xanh
+ Bãi và kho chứa chất phủ bề mặt
+ Bãi phân loại chất thải rắn
+ Khu xử lý nước rác
+ Khu phụ trợ


GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 22


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồ Nguyễn Thy Thy

2.11. Tình hình bãi chôn lấp trong nước và tỉnh An Giang
2.11.1. Tình hình BCL trong nước
Hiện nay phần lớn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam vẫn được xử lý bằng
hình thức chôn lấp. Tuy nhiên, cũng mới chỉ có 12 trong tổng số 64 tỉnh, thành
phố có BCL hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật và chỉ có 17 trong tổng số 91
BCL hiện có trong cả nước là BCL hợp vệ sinh (Lê Minh, 2010).
Quản lý CTR tại các đô thị cũng đang là vấn đề môi trường bức xúc ở
nước ta hiện nay. Lượng CTR tại các đô thị được thu gom mới đạt 70% tổng
lượng CTR phát sinh. Tại nhiều đô thị chưa có hệ thống phân loại xử lý riêng
đối với chất thải nguy hại (từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề và y
tế), phần lớn các đô thị chưa có BCL CTR hợp vệ sinh và vận hành đúng quy
trình. Trong khi đó, việc tái chế và tái sử dụng mới chỉ giảm khoảng 10-12%
khối lượng rác thải (Lê Minh, 2010).
Lượng rác thải hàng năm của cả nước lên tới 15 triệu tấn, trong đó, rác
thải sinh hoạt gần 13 triệu tấn, CTR nguy hại 152.000 tấn và năm sau tăng cao
hơn năm trước từ 10-15%. Phần lớn lượng rác thải không được tiêu hủy an
toàn, đã và đang là một nguy cơ lớn đe dọa sức khỏe cộng đồng và môi trường
(Lê Minh, 2010).
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, hầu như toàn bộ rác thải sinh

hoạt hàng năm trong tất cả các tỉnh, thành phố lâu nay vẫn xử lý bằng hình
thức chôn lấp, trong đó ở khu vực đô thị chỉ có khoảng 15% BCL CTR đảm
bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh, còn lại đều là những bãi rác lộ thiên hoặc đổ tự
nhiên tại các bãi rác tạm.
Khu vực nông thôn chưa có quy hoạch cụ thể vị trí bãi rác cho thị trấn
và các cụm dân cư. Rác sau khi thu gom không được xử lý, chôn lấp đúng quy
định mà chỉ được thu gom lại một chỗ (Lê Minh, 2010).
Mặc dù ngành Tài Nguyên và Môi Trường đã quy hoạch 9.000 ha để
làm bãi thải và xử lý chất thải, tăng 5.000 ha so với năm 2005, song vẫn còn
rất thiếu so với nhu cầu của các địa phương. Nhiều tỉnh, thành phố vẫn còn
gặp khó khăn trong việc xác định vị trí để xây dựng các khu xử lý rác thải tập
trung (Lê Minh, 2010).
Theo quy hoạch đất phát triển hạ tầng đến năm 2020, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đang từng bước hình thành một hệ thống đồng bộ về công tác
quản lý CTR tại các khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp nhằm
GVHD: Th.s Nguyễn Trần Thiện Khánh
K.s Võ Đan Thanh

Trang 23


×