MỤC LỤC
Phần
I
II
III
VI
V
VI
VII
Nội dung
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Giả thuyết nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Các phương pháp nghiên cứu
Dàn ý nội dung đề tài nghiên cứu khoa học
A- Phần mở đầu
B- Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương II: Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ của
Trang
2
2
3
3
3
3
4
Học sinh lớp 9 - Trường THCS Lương Nội
Chương III: Một số ý kiến đề xuất.
I- Lý do chọn đề tài:
- Thực hành kỹ năng Địa lí trong đó có kỹ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu
rất quan trọng của việc học tập môn Địa lí. Vì vậy, các đề kiểm tra, đề thi học
sinh giỏi môn Địa lí đều có hai phần lí thuyết và phần thực hành. Trong đó phần
1
thực hành thường có những bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm khoảng 30 35% tổng số điểm.
- Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí lớp 9 gồm có 52 tiết học thì đã có 11 tiết thực hành trong đó có 6 tiết về vẽ biểu đồ và
có khoảng 13 bài tập về rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bìa
học của học sinh trong phần câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Điều đó
chứng tỏ rằng bộ môn Địa lí lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung
cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện những
kỹ năng đại lí cần thiết, đặc biệt như kỹ năng vẽ biểu đồ. Bởi thông qua biểu đồ
các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy
được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí. hoặc từ biểu đồ đã
vẽ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến
thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học.
- Tuy vậy, với nhiều em học sinh lớp 9 hiện nay, kỹ năng vẽ biểu đồ còn rất
yếu hoặc kỹ năng này vẫn chưa được các em coi trọng. Chính vì vậy, bản thân
tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi rất quan tâm đến việc củng cố,
rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh - để giúp các em thực hiện kỹ năng
này ngày càng tốt hơn.
Chính vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn đề cập một số sáng kiến trong
việc “ Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 trường THCS Tân
Minh”
II- Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 giúp cho
giáo viên và học sinh có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
giảng dạy và học tập môn Địa lí nói chung , đồng thời củng cố, nâng cao việc
rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh nói riêng.
III - Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
1- Đối tượng nghiên cứu:
Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí.
2
2- Khách thể nghiên cứu:
Học sinh lớp 9 - Trường THCS Lương Nội - Bá Thước
IV- Giả thuyết nghiên cứu:
- Nếu như giáo viên sử dụng tốt phương pháp thực hành một cách hiệu quả
đồng thời kết hợp với một số phương pháp dạy học khác như nêu và giải quyết
vấn đề, thảo luận nhóm sử dụng một số thiết dạy học hỗ trợ… cho bài học một
cách hợp lí thì sẽ tạo ra một không khí học tập tích cực, giúp các em chú ý quan
tâm hơn đến việc rèn luyện kỹ năng vẽ biẻu đồ, để kết quả học tập được tốt hơn.
V- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Đề tài này cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
1- Nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài, đó là cơ sở về về “ biểu
đồ” và việc “ rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ” cho học sinh.
2- Điều tra, tìm hiểu để nắm được thực trạng việc rèn luyện kỹ năng vẽ
biểu đồ của học sinh lớp 9 trường THCS Tân Minh.
3- Đề xuất một số ý kiến về các biện pháp nhằm củng cố, nâng cao kỹ năng
vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 trường THCS Tân Minh.
VI- Các phương pháp nghiên cứu:
Đối với đề tài này tôi sử dụng các phương pháp.
1- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nhằm xây dựng cơ sở lí kuận cho đề
tài.
2- Phương pháp quan sát: nhằm tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ
của học sinh trogn giờ học.
3- Phương pháp điều tra: nhằm đánh giá thực trạng có bao nhiêu học sinh
còn yếu - kém khi thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ.
4-Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
- Thông qua kết quả các bài kiểm tra có thể đánh giá chất lượng và hiệu quả
các bài tập vè kỹ năng vẽ biểu đồ của học sinh.
VII- Dàn ý nội dung đề tài nghiên cứu:
A- Phần mở đầu:
3
Viết lại toàn bộ đề cưng nghiên cứu.
B- Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài.
Chương II: Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí của học
sinh lớp 9 trường THCS Lương Nội-Bá Thước
Chương III: Một số ý kiến đề xuất
VIII. Kế hoạch nghiên cứu của đề tài:
- Thời gian xây dựng đề cương: Từ ngày 1/9/ 2011 đến 4/9/2011.
- Thời gian thực hiên đề tài:
- Thời gian hoàn thành:
Nội dung đề tài nghiên cứu
A. Phần mở đầu:
I. lý do chọn đề tài.
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài.
IV. Giả thiết nghiên cứu.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu.
VI. Phương pháp nghiên cứu.
B. Phân nội dung:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
1: “Biểu đồ” là gì?
- Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động tháiphát
triển của một hiện tượng (như quá trình phát triển công nghệ qua các năm, dân
số qua các năm), mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng (như so sánh sản
lượng lương thực giữa các vừng…) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể (ví
dụ như cơ cấu của nền kinh tế).
Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được
dùng để biểu hiện nhiều chủ đề khác nhau, vì vậy, khi vec biểu đồ, việc đầu tiên
là phải đọc kỹ đề bài để tìm hiểu chủ đề định thể hiện trên biểu đồ (thể hiện
4
động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu), sau đó căn
cứ vào chủ đề đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.
2. Khi rèn luyện kỹ năng về biểu đồ cần nắm được các dạng biểu đồ
sau:
a)Vẽ biểu đồ hình cột (hoặc thang ngang):
Biểu đồ hình cột (hoặc thang ngang) có thể được sử dụng để biểu hiện động
thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ
cấu thành phần của một tổng thể. Tuy nhiên, loại biểu đồ này thường hay được
sử dụng để thể hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hơn cả.
Khi vẽ biểu độ cột (hoặc thanh ngang) cần chú ý những điểm sau đây:
+ Chọn kích thước biểu đồ (đặc biệt chú ý tới sự tương quan giữa chiều
ngang và chiều cao của các cột) sao cho phù hợp với các khổ giấy và đảm bảo
tính mĩ thuật.
+ Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của cột phải bằng nhau.
b)Vẽ biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông):
Biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông) thường được dùng để thể hiện cơ cấu
thành phần của một tổng thể.
Khi vẽ biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông) cần chú ý những điểm sau đây:
+ Nếu đề bài cho số liệu thô (số liệu tuyệt đối) thì việc đầu tiên phần xử lý
sang số liệu tinh (tỉ lệ %).
+ Nếu phải vẽ nhiều hình tròn (hoặc hình vuông) cần chú ý xem các hình
tròn (hoặc vuông) có cần thiết phải vẽ với độ lớn khác nhau hay không.
Cần lựa chọn các ký hiệu thích hợp để thể hiện các thành phần trên biểu đồ.
Sau khi vẽ xong phải có chú giải, giải thích các ký hiệu sủ dụng trên biểu đồ.
c)Vẽ đồ thị (đương biểu diễn)
Đồ thị (đường biểu diễn) thường được sử dụng để thể hiện tiến trình, động
thái phát triển của một hiện tượng qua thời gian.
Khi vẽ đồ thị (đường biểu diễn) cần chú ý những điểm sau:
5
Đường biểu diễn được vẽ trên hệ trục tọa độ vuông góc mà trục đứng thể
hiện độ lớn của đại lượng (số người, sản lượng, tỉ lệ…) còn trục hoành nằm
ngang thể hiện các năm.
Cần xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục sao cho biểu đồ phù hợp với khổ
giấy, cân đối và thể hiện rõ yêu cầu của chủ đề.
Khi vẽ cần chia chia khoảng cách các năm trên trục ngang cho đúng tỉ lệ.
Nếu đề bài yêu cầu thể hiện 2 đường biểu diễn có đại lượng khác nhau (ví
dụ: một đường thể hiện số dân, một đường thể hiện sản lượng lúa) thì vẽ 2 trục
đứng ở 2 bên biểu đồ, mỗi trục thể hiện một đại lượng.
Nếu biểu đồ có nhiều đường biểu diễn, cần chọn tỉ lệ hợp lí để các đường
biểu đồ khơi trùng lên nhau hoặc nằm quá sát nhau. Mỗi đường biểu diễn phải
được thể hiện bằng một ký hiệu riêng, sau khi vẽ, cần có chú giải để giải thích
các ký hiệu trên biểu đồ.
d)Vẽ biểu đồ miền:
Biểu đồ miền được sử dụng để thể hiện đồng thời cả 2 mặt cơ cấu và động
thái phát triển của đối tượng.
Khi vẽ biểu đồ miền cần chú ý:
Ranh giới các miền được vẽ như khi vẽ các đường biểu diễn (đồ thị).
Giá trị của đại lượng trên trục đứng là tỉ lệ % (nếu để kiểm tra cho số liệu
thô thì trước khi vẽ phải xử lí sang tỉ lệ %.
e)Vẽ biểu độ kết hợp:
Biểu đồ kết hợp thường gồm một biểu đồ hình cột và một đường biểu diễn,
để thể hiện động lực phát triển và tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
Khi vẽ cần chú ý thể hiện rõ rệt nhất mối tương quan giữa hai loại biểu đồ
được vẽ kết hợp. Với loại biểu đồ này mức độ có phức tạp hơn, trong các bài tập
thực hành của SGK Địa lí 9 ít nói tới, xong giáo viên cũng nên biết và giới thiệu
cho học sinh để củng cố, nâng cao kỹ năng vẽ biểu đồ cho các em.
3.Các bước cần tiến hành khi vẽ biểu đồ:
6
Trước khi làm một bài tập thực hành về vẽ biểu đồ, giáo viên cần hướng
dẫn cho học sinh tiến hành các thao tác, các bước, các công việc cụ thể để hoàn
thành yêu cầu của bài thực hành.
Thông thường gồm 4 bước sau:
Bước 1: Nêu mục đích, yêu cầu của bài thập.
VD: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế nước ta.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành các thao tác, các bước,
các công việc cụ thể thùy thộc vào nội dung bài tập.
VD: Phải xử lý số liệu thích hợp trước khi vẽ biểu đồ, chọn biểu đồ thích
hợp với chuỗi số liệu, các buwocs cần thiết khi vẽ một dạng biểu đồ cụ thể.
Bước 3: Học sính thực hiện các công việc theo sự hướng dẫn của giáo
viên.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá.
Chương II: Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ địa lý của học
sinh lớp 9 trường THCS Lương Nội
1.Những thuận lợi khi rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh.
Đa số học các tiết học thực hành về vẽ biểu đồ, học sinh đều có hứng thú
tham gia học tập tốt, bới những giờ học này không nặng về kiến thức lý thuyết,
mà chủ yếu rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành. Thông qua những bài
thực hành về vẽ biểu đồ học sinh sẽ thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện
tượng địa lí đã học, thấy được xu hướng phát triển cũng như biết so sánh, phân
tích đánh giá được sự phát triển của các sự vật, hiện tượng địa lý đã học. Đó
cũng là một biện pháp rất tốt để các em ghi nhớ, củng cố kiến thức bài học cho
mình.
Thông qua các bài tập thực hành về vẽ biểu đồ học sinh cũng có cơ hội để
thể hiện khả năng của mình, các em không chỉ biết ghi nhớ, củng cố kiến thức lý
thuyết đã học mà còn biết mô hình hóa các kiến thức đó thông qua cấc bài tập
biểu đồ.
Bản thân người giáo viên giảng dạy môn địa lý khi thiết kế những bài tập
thực hành về vẽ biểu đồ cho học sinh cũng nhek nhàng hơn, bới không nặng nề
7
về nội dung kiến thức lý thuyết mà chủ yếu đi sâu về các bước tiến hành, dẫn dắt
học sinh các thao tác để các em hoàn thành được bài tập của mình.
Thông qua các bài thực hành về vẽ biểu đồ, giáo viên có cơ hội để đánh giá
về việc rèn luyện kỹ năng địa lí của học sinh, phát hiện ra những học sinh có kỹ
năng thực hiện tốt hoặc thực hiện còn yếu để kịp thời có biện pháp điều chỉnh
khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn này.
2. Khó khăn:
Với học sinh các trường ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn như trường
THCS Tân Minh thì việc rèn luyện kỹ năng thực hành Địa lí cho các em trong
một bài học gặp không ít khó khăn: ví dụ với mọt bài tập thực hành vẽ biểu đồ
có yêu cầu phải sử lí số liệu, thì đa phần các em thực hiện vẫn còn chậm, mất
nhiều thời gian do máy tính không có, hoặc còn ít trong một lớp học, khiến cho
việc so sánh, đánh giá kết quả giữa các tổ, nóm hoặc cá nhân với nhau còn rất
hạn chế. Từ đó cũng ảnh hưởng nhiều tới thời gian hoàn thành bài tập của học
sinh, bởi thông thường sau khi vẽ biểu đồ, học sinh còn phải nhận xét, đánh giá
các sự vật, hiện tượng địa lí từ biểu đồ đã vẽ.
- Nhiều em chưa có ý thức chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập chuản bị cho
bài thực hành như thước kẻ, bút chì, compa, hộp màu… còn coi nhẹ yêu cầu của
bài thực hành nên cũng ảnh hưởng nhiều tới các bài tập về vẽ biểu đồ như: hình
vẽ chưa đẹp, vẽ chưa chuẩn xác.
- Khi giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành, một số học sinh vẫn chưa
chịu để ý, quan tâm dẫn đến các em lúng túng khi tiến hành các thao tác: ví dụ
cách xử lý số liệu hoặc cách chọn tỷ lệ..
- Thời gian một bài thực hành có 45 phút: có rất nhiều các bước cần thực
hiện, nhưng quan trọng nhất là việc kiểm tra, đánh giá kết quả bài tập của học
sinh. Tuy vậy công việc nàythường được thực hiện sau khi học sinh đã hoàn
thành hết các yêu cầu của bài tập nên giáo viên bị hạn chế rất nhiều về thời gian
để sủa chữa uốn nắn cho các em nhất là học sinh yếu.
8
- Bên cạnh các bài tập thực hành vẽ biểu đồ trên lớp còn có rất nhiều các
bài tập thực hành vẽ biểu đồ ở nhà, nếu không có biện pháp kiểm tra, đánh giá
kịp thời thì nhiều em sẽ coi nhẹ việc thực hiện các bài tập này, hoặc có những
lỗi soi sót mắc phải của học sinh mà mà giáo viên không kịp thời phát hiện ra để
giúp các em sửa chữa.
3. Thực trạng về việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ.
- Thông qua các phương pháp quan sát, điều tra, nghiên cứu sản phẩm thực
hành ( kết quả các bài kiểm tra vẽ biểu đồ) của các em học sinh, tôi thấy các em
còn hay mắc một số lỗi sau:
+ Chia tỷ lệ chưa chính xác ( ví dụ với biểu đồ hình tròn với số liệu nhỏ 8%
mà học sinh chia tới 1/4 hình tròn là chưa hợp lí).
+ Hoặc với biểu đồ hình cột khoảng cách giữa các năm học sinh vẫn chia
không đều: kích thước của các cột to, nhỏ khác nhau làm cho hình vẽ không đẹp.
Một số em chỉ nìn qua số liệu để áng khoảng và dựng hình vẽ luôn làm cho
biểu đồ đã vẽ không đảm bảo độ chính xác.
+ Học sinh kí hiệu không rõ ràng, hoặc nhầm lẫn các kí hiệu này với kí
hiệu khác cho nên yêu cầu đưa ra khi vẽ Biểu đồ là học sinh phải lập luôn bảng
chú giải ngay bên cạnh hoặc phía dưới biểu đồ đã vẽ.
+ Một số học sinh khi vẽ biểu đồ cột còn có sự nhầm lẫn giữa hai trục dọc
và ngang: trục dọc bị nghi các móc thời gian, trục ngang lạ nghi đơn vị của đối
tượng được thể hiện. Như vậy học sinh đã nhầm sang dạng biểu đồ thanh ngang
(Một biến thể của biểu đồ hình cột)… lỗi này nếu giáo viên giảng dạy bộ môn
phát hiện và sửa chữa kịp thời thì lần sau học sinh sẽ không mắc phải.
+ Một số học sinh thường quên ghi đơn vị, hoặc tên biểu đồ thể hiện cái gì?
lỗi này cũng làm mất đi một phần điểm của học sinh.
+ Có một số bài tập sau yêu cầu học sinh sau khi vẽ biểu đồ phải rút ra
nhận xét sự thay đổi của các đại lượng hoặc sự vật, hiện tượng địa lí đã vẽ, song
một số em vẫn chưa coi trọng, hoặc chỉ nhận xét sơ sài thì cũng sẽ mất điểm
hoặc không được điểm tối đa vì thế bước nhận xét sau khi vẽ biểu đồ cũng rất
9
quan trọng, giáo viên bộ môn cũng cần quan tâm, hướng dẫn cho học sinh thấy
được vai trò quan trọng của các công việc này.
- Nếu người giáo viên bộ môn nào thực hiện được tốt các công việc dẫn
dắt, chỉ đạo các bước tiến hành cho học sinh và học sinh thực hiện tốt thì bài
thực hành rèn kỹ năng vẽ biểu đồ sẽ đạt kết quả cao.
Sau đây là một số bài tập ví dụ về các bước cần thực hiện ki vẽ biểu đồ:
Bài 10: Phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích đất trồng
phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm.
A- Mục tiêu:
Học sinh cần:
- Rèn luyện kỹ năng xử lí bảng số liệu tính ra % diện tích các loại cây
trồng.
- Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ hình tròn và biểu đồ đường.
- Biết rút ra nhận xét và giải thích từ biểu đồ đã vẽ.
B- Chuẩn bị:
HS: compa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính
C- Hoạt động dạy và học:
BT1:
* Hoạt động 1: Cả lớp
- Giáo viên nêu mục tiêu, yêu cầu bài thực hành: chú ý vẽ đúng, vẽ đẹp.
+ Bước 1: Từ bảng số liệu tuyệt đối đã cho, tính toán chuyển thành bảng số
liệu tương đối: cách làm: lấy diện tích của mỗi nhóm chia tổng diẹn tích nhân
với 100% (theo năm), chú ý làm tròn số sao cho tổng các thành phần phải đúng
100%.
+ Bước 2: từ bảng số liệi tương đối chuyển thành bảng đo độ tương ứng,
cách làm: lấy số liệu % ở bảng nhân với 3,60 ( vì 1% ứng 3,60)
+ Bước 3: vẽ biểu đồ: bắt đầu vẽ từ “tia 12 giờ” theo chiều kim đồng hồ
(Như hình 1).
10
Hình 1
Vẽ cung hình quạt có cung ứng với số liệu ở bảng đo độ (dùng thước đo
độ), vẽ đến đâu chú giải đén đó và lập luôn bảng chú giải.
* Hoạt động 2: Cá nhân:
+ Bước 1: Học sinh vẽ biểu đồ các công việc tuần tự như hướng dẫn trên:
tính toán lập bảng số liệu tương đối và lập bảng đo độ (vẽ hai biểu đồ theo bán
kính đã cho).
+ Bước 2: Học sinh đối chiếu với nhau về biểu đồ đã vẽ và đối chiếu với
biểu đồ đúng do giáo viên công bố ( hình 2) giúp nhau sửa chữa hoàn thiễn biểu
đồ.
Hình 2: Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các
loại cây năm 1990 và năm 2000.
* Hoạt động 3: Hoạt động theo nhóm
+ Bước 1: Học sinh (theo nhóm 5 - 6 em) thảo luận, quan sát biểu đồ, kết
hợp với bảng số liệu, rút ra nhận xét về sự thay đổi qui mô diện tích và tỷ trọng
gieo trồng của các cây.
+ Bước2: đại diện 1 nhóm trình bày kết quat làm việc của nhóm mình, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung, giáo viên kết luận kiến thức đúng - các nhóm tự
đánh giá kết quả bài làmcủa mình.
- Cuối cùng giáo viên đánh giá bài thực hành của học sinh.
Bài tập 2:
11
VD1: Vẽ biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm
1990 đến 2002.
- Trong bài này giáo viên lưu ý học sinh lấy gốc của hệ trục tọa độ là 100%
+ Khoảng cách các năm phải đều, đúng
- Mỗi năm có thể kẻ một đường chì mờ thẳng lên để dễ dàng đánh dấu số
liệu như trong bảng đã cho.
VD2: Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành
phố của vùng duyên hải Nam trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét. ( BT2/SGK tr 99)
- Khi học sinh làm bài tập này giáo viên lưu ý học sinh:
+ Cần dựa vào bảng số liệu đã cho, xem số liệu thấp nhất là bao nhiêu?
( 0,8 nghìn ha); cao nhất là bao nhiêu? ( 6,0 nghìn ha) Như vậy học sinh có
thể chia cột đơn vị từ 0 6 nghìn ha.
+ Trục dọc sẽ thể hiện đơn vị nghìn ha. trục ngang là tên các tỉnh, thàn phố.
+ Mỗi tỉnh, thành phố sẽ dựng được một cột theo số liệu đã cho.
+ Sau khi vẽ xong học sinh phải biết nhận xét tỉnh, thành phố nào có diện
tích nuôi trồng thủy sản nhiều nhất, ít nhất.
VD3: Bài 16 (SGK): Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế
- Trong bài này giáo viên cần lưu ý học sinh:
+ Mỗi ngành kinh tế sẽ thể hiện trên một miền.
+ Để đánh dấu các trị số được dễ dàng học sinh nên kẻ những đường thẳng
mờ từ các năm thẳng lên để đánh dâu cho dễ và chính xác.
+ Vẽ đến đâu, kẻ vạch, tô màu đến đó.
+ Lập bảng chú giải ở bên cạnh.
=>Tóm lại trong các bài tập về vẽ biểu đồ người giáo viên phải thực hiện
tốt các bước hướng dẫn, người học sinh phải thực hiện tích cực chủ động theo
các bước của người thầy thì chắc chắn bài tập sẽ đạt kết quả cao.
4- Mẫu biểu quan sát một bài thực hành rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ
cho học sinh:
1- Chuẩn bị
- Mục tiêu
12
+ Kiến thức
+ Kỹ năng
+ Thái độ
- Những trọng điểm quan sát: kiến
thức cơ bản có liên quan đến nội dung
thưc hành.
+ Kỹ năng cần hình thành.
Đối tượng quan sát là hoạt động
2- Quan sát ( ghi lại những nội
của học sinh.
dung
+ Họat động bên ngoài: các bước
quan sát).
tiến hành, các thao tác…
+Kết quả thực hành.
+ Đánh giá chung tiết học
+ Đánh giá theo dõi những trọng
3- Đánh giá
điểm quan sát.
+ Những ưu điểm, tồn tại và phân
tích nguyên nhân.
5- Các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao kỹ năng vẽ biểu đồ cho học
sinh.
- Giáo viên phải giúp học sinh nắm rõ mục đích, yêu cầu của bài tập và kỹ
năng chính phải rèn luyện.
- Học sinh phải có sự chuẩn bị đầy đủ về đồ dùng học tập cho bài thực
hành.
- Giáo viên cần chuẩn bị một số phương pháp dạy học cần thiết như
phương pháp thực hành kết hợp với nêu - giải quyết vấn đề, phương pháp kiểm
tra đánh giá trực tiếp trên lớp nhằm giúp học sinh nhận ra ưu - nhược điểm trong
bài tập của mình để sửa chữa
- Các bước vẽ biểu đồ cần được tiến hành theo tuần tự.
- Giáo viên có thể kết hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau như:
cá nhân, theo cặp, theo nhóm; khuyến khích các em tự kiểm tra đánh giá bài làm
của nhau,từ đó giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động trong học
tập.
- Giáo viên bộ môn cũng có thể sử dụng một số thiết bị, đồ dùng cho bài
tập vẽ biểu đồ như bảng số liệu đã sử lí sẵn, biểu đồ đã hoàn thành đưa ra trước
học sinh để các em đối chiếu so sánh với kết quả của mình.
13
- Ngày nay, giáo viên cũng có thể áp dụng công nghệ thông tin để rèn kỹ
năng vẽ biểu đồ cho học sinh trên máy tính.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1- Đối với học sinh:
- Muốn nâng cao, củng cố kỹ năng vẽ biểu đồ thì trước tiên học sinh phải
chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho học tập.
- Thực hiện tốt các bước, các thao tác theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh có thể tổ chức các nhóm, đôi học tập để trao đổi nhận xét, đánh
giá kết quả của nhau.
2- Đối với giáo viên bộ môn:
- Trong các giờ thực hành vẽ biểu đồ phải thường xuyên quan sát, hướng
dẫn sửa chữa các lỗi sai của học sinh.
- Có những phương pháp dạy học phù hợp: hướng dẫn các bước, các thao
tác sao cho học sinh dễ hiểu và dễ thực hiện.
- Ngoài thời gian chính khóa những giờ tự chọn theo chủ đề: giáo viên có
thể dành hẳn một chuyên đề về rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh để các
em nắm được các dạng biểu đồ thường gặp.
14
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt học tập bồi
dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng và trong việc rèn luyện
kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh.
3- Đối với nhà trường:
- Có những biện pháp thiết thực động viên, giúp đỡ những nghèo, khó khăn
có đủ đồ dùng học tập.
- Tổ chức các chuyên đề dạy học rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh.
- Yêu cầu giáo viên bộ môn kiểm tra, đánh giá thường xuyên để thấy được
sự tiến bộ của học sinh.
Người thực hiện
Nguyễn Gia Phong
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí THCS - Phạm
Thu Phương (chủ biên)
2- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Địa lí - Bộ Giáo
dục và Đào Tạo.
3- Tuyển chọn những bài luyện thực hành kĩ năng môn Địa lí - Đỗ Ngọc
Tiến- Phí Công Việt.
4- Hướng dẫn học và ôn tập Địa lí THCS - Đặng Văn Đức.
16