Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Vai trò của ASEAN trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 184 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

Tôn Thị Ngọc Hương

VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG TIẾN TRÌNH
HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT KHU VỰC Ở ĐÔNG Á

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 62 31 02 06

Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

Tôn Thị Ngọc Hương

VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG TIẾN TRÌNH
HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT KHU VỰC Ở ĐÔNG Á

Chuyên ngành

: Quan hệ quốc tế



Mã số

: 62 31 02 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS TS Nguyễn Thái Yên Hương

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận án “Vai trò của ASEAN trong tiến trình hợp tác và liên
kết khu vực Đông Á” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu
và kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố.

Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2015
Tác giả luận án

Tôn Thị Ngọc Hương


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Nguyễn Thái
Yên Hươngvề những lời chỉ bảo, hướng dẫn cũng như sự động viên hết sức chân
tình và sâu sắc đối với tôi trong suốt quá trình viết Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu và có giá trị

của các nhà khoa học qua những buổi thảo luận ở Bộ môn của các nhà khoa học
qua những buổi thảo luận ở Bộ môn. Đồng thời tôi xin cảm ơn đến Lãnh đạo và
các đồng nghiệp tại Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại
Malaysia đã tạo điều kiện để tôi vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được
giao, vừa thực hiện được luận án.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Học viện Ngoại giao và
Lãnh đạo Khoa Đào tạo sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình
học tập và nghiên cứu của tôi.
Lòng tri ân sâu sắc nhất của tôi xin được gửi đến Bố Mẹ, người thân đã
không ngừng động viên, giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc, kể cả đóng góp ý kiến
giúp tôi có cái nhìn hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn trong quá trình làm luận án..

Tác giả luận án

Tôn Thị Ngọc Hương


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

1.

2.

3.

4.

5.


Từ viết tắt
AEC

ADMM+

ADB

AFTA

APEC

Tên Tiếng Anh

Tên Tiếng Việt

ASEAN Economic

Cộng đồng Kinh tế

Community

ASEAN

ASEAN Defence
Ministerial Meeting Plus

Hội nghị Bộ trưởng
Quốc phòng ASEAN
mở rộng


The Asian Development

Ngân hàng Phát triển

Bank

châu Á

ASEAN Free Trade
Area

Asia Pacific Economic
Cooperation Forum

ASEAN Regional Forum

6.

ARF

7.

ASA

8.

ASEM

Asia Europe Meeting


9.

ASEAN+1

ASEAN plus One

10.

ASEAN+3

ASEAN plus Three

Association of Southeast
Asia

Hiệp định Khu vực Mậu
dịch Tự do đa phương
của ASEAN
Diễn đàn hợp tác kinh tế
châu Á – Thái Bình
Dương
Diễn đàn khu vực
ASEAN
Hiệp hội Đông Nam Á
Hội nghị Á-Âu
Hợp tác ASEAN và
từng bên đối thoại
Hợp tác ASEAN và
Trung Quốc, Nhật Bản,



Hàn Quốc
Trung Quốc, Nhật Bản,
11.

ASEAN+6

ASEAN Plus Six

Hàn Quốc, Ấn Độ,
Australia và Niu Di-lân

12.

ASPAC

Asian and Pacific Coucil
Comprehensive

13.

CEPEA

Economic Partnership in
East Asia

14.

15.


CLMV

COC

Cambodia, Laos,
Myanmar, Vietnam

DOC

Eac

18.

EAFTA

Đối tác kinh tế toàn diện
Đông Á
Nhóm các nước
Campuchia, Lào,
Myanmar và Việt Nam
Bộ quy tắc ứng xử trên

South China Sea

Biển Đông

of Parties in the South
China Sea


17.

Thái Bình Dương

Code of Conduct in the

Declaration of Conduct
16.

Hội đồng châu Á và

Tuyên bố về Ứng cử của
các bên trên Biển Đông

East Asian community

cộng đồng Đông Á

East Asia Free Trade

Khu vực mậu dịch tự do

Area

Đông Á

East Asia Summit

Hội nghị cấp cao Đông


19.

EAS

20.

EAEC/EAEG

21.

EU

European Union

Liên minh châu Âu

22.

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại

East Asian Economic
Group/Caucus

Á
Nhóm kinh tế Đông Á



tự do
23.

IMF

24.

IAI

25.

MERCOSUR

26.

NATO

International Monetary
Fund
Initiative for ASEAN

Sáng kiến Liên kết

Integration

ASEAN

Mercado Comun del Sur


RCEP

29.

SEATO

SEANWFZ

Organization

Bắc Đại Tây Dương

Comprehensive

khu vực
Khối Hiệp ước Đông

Organization

Nam Á

Southeast Asia Nuclear
Weapons Free Zone

Hiệp ước Khu vực Đông
Nam Á không có vũ khí
hạt nhân

Treaty of Amity and


Hiệp ước thân thiện và

Cooperation

hợp tác

TAC

31.

TPP

Trans Pacific Partnership

32.

USD

United States dollar

ZOPFAN

Đối tác kinh tế toàn diện

South East Asia Treaty

30.

33.


Nam Mỹ
Hiệp ước Quân sự

Economic Partnership
28.

Cộng đồng các quốc gia

North Atlantic Treaty

Regional
27.

Qũy Tiền tệ quốc tế

Zone of Peace, Freedom
and Neutrality

Đối tác xuyên Thái Bình
Dương
Đồng đô la Mỹ
Tuyên bố về Khu vực
Hòa bình, Tự do và
Trung lập


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ LIÊN KẾT KHU VỰC TRONG QUAN HỆ ...... 19
QUỐC TẾ - LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Ở ĐÔNG Á ....................... 19

1.1. Lý thuyết về liên kết khu vực .......................................................... 19
1.1.1. Khái niệm .................................................................................... 19
1.1.2. Các hình thức liên kết kinh tế..................................................... 21
1.2. Các luận điểm chính về liên kết và hợp tác khu vực trong lý thuyết
quan hệ quốc tế ....................................................................................... 23
1.2.1. Chủ nghĩa tự do .......................................................................... 23
1.2.2. Chủ nghĩa Kiến tạo ..................................................................... 29
1.2.3. Chủ nghĩa khu vực mới .............................................................. 33
1.3 Lý luận về vai trò của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế 36
1.4 Thực tiễn hợp tác và liên kết khu vực Đông Á từ sau Chiến tranh
thế giới thứ Haiđến nay .......................................................................... 40
1.4.1 Thực tiễn hợp tác khu vực trước 1997......................................... 40
1.4.2. Hợp tác và liên kết khu vực giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh .... 42
1.4.3. Các khuôn khổ hợp tác do ASEAN khởi xướng ......................... 43
1.4.4. APEC .......................................................................................... 45
1.4.5. ASEM .......................................................................................... 48
1.4.6. Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ...................................... 49
1.5 Một số đặc điểm chung của các xu hướng liên kết khu vực ở Đông Á
.................................................................................................................. 50
1.6 Thuận lợi và thách thức của xu hướng gia tăng liên kết ở khu vực 52
1.6.1.Thuận lợi...................................................................................... 52
1.6.2 Hạn chế và thách thức ................................................................. 54
Tiểu kết: ...................................................................................................... 57
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH ASEAN TẠO DỰNG VAI TRÒ TRONG.. 59


LIÊN KẾT KHU VỰC Ở ĐÔNG Á .......................................................... 59
2.1 Chính sách của ASEAN đối với liên kết khu vực ............................ 59
2.2 Các nhân tố giúp ASEAN phát huy vai trò ở khu vực .................... 67
2.2.1. Điều kiện khách quan ................................................................. 67

2.2.2. Năng lực của ASEAN ................................................................. 69
2.3 Đóng góp của ASEAN trong thúc đẩy liên kết khu vực .................. 74
2.3.1. Củng cố hợp tác nội khối, thúc đẩy liên kết khu vực ở Đông Nam
Á ............................................................................................................ 74
2.3.1.1. Giai đoạn đầu mới thành lập từ 1967-1999đến khi hoàn tất mở
rộng thành viên .................................................................................. 74
2.3.1.2. Đẩy mạnh hợp tác và liên kết sau khi hoàn tất mở rộng thành
viên từ 1999-2003 .............................................................................. 78
2.3.1.3. Xây dựng Cộng đồng ASEAN................................................. 81
2.3.2. Mở rộng quan hệ đối ngoại, phát huy vai trò trong thúc đẩy hợp
tác Đông Á ............................................................................................ 84
2.3.3. Vai trò tích cực của ASEAN trong thúc đẩy liên kết khu vực ở
Đông Á .................................................................................................. 85
2.3.3.1. Ý tưởng ban đầu về Khối kinh tế Đông Á (EAEC) .................. 85
2.3.3.2Thúc đẩy hình thành và phát triển hai cơ chế chuyên biệt về hợp
tác Đông Á là ASEAN+3 và EAS ........................................................ 85
2.3.4.Tạo dựng và thúc đẩy các cơ chế hợp tác về an ninh, các chuẩn
mực ứng xử........................................................................................... 93
2.3.5. Vai trò trong thúc đẩy liên kết kinh tế Đông Á ........................... 95
2.4 Quan điểm của cácnước lớn vềvai trò của ASEANtrong cấu trúc
hợp tác khu vực Đông Á ....................................................................... 100
2.5Tác động của các nước lớn đến vai trò của ASEAN....................... 106
2.6 Hạn chế của ASEAN trong thúc đẩy liên kết khu vực .................. 108
Tiểu kết: .................................................................................................... 110


CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG LIÊN
KẾT VÀ HỢP TÁC ĐÔNG Á – KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI
VỚIVIỆT NAM ........................................................................................ 113
3.1. Triển vọng vai trò của ASEAN trong tiến trình liên kết và hợp tác

ở Đông Á sau 2015................................................................................. 113
3.1.1. Triển vọng hợp tác và liên kết Đông Á đến 2025 ...................... 113
3.1.2. Dự báo vai trò của ASEAN ....................................................... 115
3.1.2.1. Các thách thức mà ASEAN phải đối mặt trong tiến trình liên
kết Đông Á ....................................................................................... 115
3.1.2.2 Triển vọng vai trò của ASEAN trong tiến trình liên kết và hợp
tác ở Đông Á sau 2015 ..................................................................... 118
3.2 Kiến nghị chính sách đối với Việt Nam .......................................... 121
3.2.1. Khát quát về sự tham gia của Việt Nam trong ASEAN:........... 121
3.2.1.1. Quyết định gia nhập ASEAN ................................................ 121
3.2.1.2. Quá trình tham gia ASEAN từ 1995-2015 ............................ 124
3.2.1.3. Lợi ích và hạn chế đối với Việt Nam khi tham gia ASEAN ... 128
3.2.2. Đóng góp của Việt Nam trong thúc đẩy liên kết khu vực Đông Á
............................................................................................................ 131
3.2.3. Kiến nghị chính sách đối với Việt Nam .................................... 136
3.2.3.1. ASEAN trong tổng thể chính sách đối ngoại của Việt Nam .. 136
3.2.3.2. Định hướng tham gia liên kết khu vực Đông Á, thúc đẩy vai trò
của ASEAN ....................................................................................... 139
Tiểu kết: .................................................................................................... 146
KẾT LUẬN ............................................................................................... 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............. 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 153


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Được đánh giá là một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế
giới, Đông Á, hay rộng hơn là châu Á-Thái Bình Dương, là nơi hội tụ nhiều nền

kinh tế lớn và đang nổi lên của thế giới, có vị trí địa chiến lược quan trọng, nơi
đan xen lợi ích của các cường quốc. Trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI,
Đông Á đang chứng kiến những biến chuyển nhanh chóng, mở ra những cơ hội
mới song cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các quốc gia trong khu
vực. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, liên kết khu vực ở Đông Á được đẩy mạnh,
đặc biệt kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, khi các quốc gia nhận
thấy sự cần thiết phải gắn kết chặt chẽ hơn nhằm ứng phó với hậu quả của khủng
hoảng cũng như ngăn ngừa hữu hiệu các nguy cơ khủng hoảng trong tương lai. Sự
gia tăng nhu cầu lợi ích cả về chính trị và kinh tế đã thúc đẩy việc hình thành và
phát triển nhiều cơ chế và khuôn khổ tạo điều kiện thúc đẩy đối thoại và hợp tác
giữa các quốc gia trong khu vực.
Có lẽ ít có nơi nào trên thế giới lại tồn tại nhiều diễn đàn, cơ chế hợp tác
đan xen, với nhiều tầng nấc và phạm vi khác nhau như ở Đông Á. Bên cạnh một
loạt các cơ chế do ASEAN khởi xướng và chủ trì như ASEAN+1, ASEAN+3,
EAS, ARF, ADMM+…, còn có các khuôn khổ quan trọng khác như APEC,
ASEM, với mộtđiểm chung là đều có sự tham gia của hầu hết các cường quốc
trong và ngoài khu vực. Tất cả những cơ chế này tạo nên không gian chung để
các nước tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác trên những
lĩnh vực có lợi ích, đồng thời chia sẻ quan điểm về các khác biệt, và tìm hướng
giải quyết các tranh chấp, nếu có.
Trong bối cảnh xu thế hợp tác và liên kết ở Đông Á ngày càng phát triển
và mở rộng, nổi lên vai trò được chú ý của ASEAN. Từ một xuất phát điểm
khiêm tốn, ASEAN đã có những đóng góp được ghi nhận trong việc thúc đẩy
hợp tác, đối thoại và liên kết không chỉ ở Đông Nam Á mà ở cả khu vực Đông Á
và Thái Bình Dương. Nhìn vào mạng lưới hợp tác đa phương ở khu vực, dễ dàng


2

nhận thấy các cơ chế bắt đầu bằng chữ “ASEAN” xuất hiện khá thường xuyên,

với sự tham dự của nhiều đối tác khác nhau, trong đó có nhiều nước lớn như Mỹ,
Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, EU, Ấn Độ v.v. Mặc dù hiệu quả của các khuôn khổ
hợp tác này còn nhận được những đánh giá khác nhau, không thể phủ nhận các
diễn đàn do ASEAN khởi xướng đã tồn tại và tiếp tục được mở rộng, vẫn thu hút
được sự tham dự đông đảo và thường xuyên của các nước, nhất là các nước lớn.
Việc nghiên cứu về vai trò của ASEAN trong các tiến trình hợp tác và liên
kết ở Đông Á có ý nghĩa quan trọng giúp xác định năng lực và vị trí thực sự của
tổ chức này ở khu vực, qua đó, làm cơ sở cho việc định hướng chính sách phù
hợp của Việt Nam khi đã là thành viên ASEAN ở môi trường có tác động trực
tiếp đến an ninh và phát triển của Việt Nam như Đông Á. Về lý luận, nếu khẳng
định được vai trò của ASEAN trong thúc đẩy liên kết khu vực sẽ giúp củng cố
thêm luận điểm của các nhà lý luận theo chủ nghĩa kiến tạo về khái niệm bản sắc
chung cũng như quá trình hình thành các chuẩn mực trong việc tạo dựng thể chế
hợp tác ở khu vực. Bên cạnh đó, nếu như vai trò của ASEAN trong liên kết khu
vực được khẳng định qua nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp vào các nghiên
cứu về vai trò ngày càng gia tăng của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc
tế. Chính vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Vai trò của ASEAN trong
tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á.” làm luận án tốt nghiệp tiến sĩ
chuyên ngành Quan hệ Quốc tế sau thời gian làm nghiên cứu sinh tại Học viện
Ngoại giao.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngòai nước
về chủ nghĩa khu vực và liên kết khu vực nói chung và Đông Á. Tuy nhiên mỗi
công trình đã công bố đều có mục tiêu nghiên cứu riêng, để triển khai nghiên cứu
vấn đề được nêu là đề tài luận án, có thể tóm tắt tình hình nghiên cứu như sau:
2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
- Liên kết khu vực hay các khái niệm tương đồng như chủ nghĩa khu vực,
hợp tác đa phương ở châu Á cũng như Đông Á là chủ đề ngày càng thu hút sự



3

quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Các công trình nghiên
cứu ngoài nước đáng chú ý về vấn đề này có các cuốn sách của một số học giả
chuyên nghiên cứu về Đông Á nhưRemapping East Asia: constructing a region,
(Vẽ lại bản đồ Đông Á: xây dựng một khu vực) T. J. Pempel biên tập, Cornell
University, Ithaca, NY 2005;East Asian Regionalism, (Chủ nghĩa khu vực Đông
Á, NXB Routledge 2008) của Christopher M. Dent;East Asian Multilateralism,
(Chủ nghĩa đa phương Đông Á, NXB Đại học Johns Hopkins, 2008, do Kent E.
Calder và Francis Fukuyama biên tập. Asia’s new multilateralism: Cooperation,
competition and searching for a community, (Chủ nghĩa đa phương mới ở châu
Á: Hợp tác, cạnh tranh và tìm kiếm một cộng đồng) do Michael J. Green và
Bates Gill biên tập, nhà xuất bản Columbia University, 2009;Regionalism in
East Asia: why it has flourished since 2000 and how far it will go?, (Chủ nghĩa
khu vực ở Đông Á: tại sao lại nảy nở kể từ 2000 và sẽ đi xa đến đâu?) Richard
Pomfret, Nhà xuất bản World Scientific, 2010; Routledge Handbook on Asian
Regionalism (Sổ tay Routledge về Chủ nghĩa khu vực châu Á - NXB Routledge)
Mark Beeson và Richard Stubbs biên tập; Regional Integration in East Asia,
(Liên kết khu vực ở Đông Á, NXB Đại học Liên Hợp Quốc 2013) do Satoshi
Amako, Shunji Matsuoka và Kenji Horiuchi biên tập; Regionalism and
Globalisation in East Asia, (Chủ nghĩa khu vực và Toàn cầu hóa ở Đông Á,
NXB Palgrave Macmillan 2007, 2014) của Mark Beeson.
Trong cuốn Remapping East Asia: constructing a region, T. J. Pempel
biên tập, Cornell University, Ithaca, NY xuất bản 2005, các tác giả cho rằng hợp
tác khu vực ở Đông Á đã chín muồi, và hợp tác không chỉ tập trung vào các hoạt
động liên chính phủ, mà còn bao gồm hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia,
các tổ chức phi chính phủ và các nhân tố phi nhà nước khác. Tuy nhiên, cuốn
sách chủ yếu mới dừng lại xem xét chủ yếu hai nhóm đối tượng là chính phủ và
các tập đoàn/công ty, các tổ chức phi chính phủ mà hầu như chưa đề cập đến vai
trò của các thiết chế đa phương đang hoạt động rất tích cực ở khu vực và trở

thành động lực thúc đẩy hợp tác và liên kết Đông Á, trong đó có ASEAN và các


4

diễn đàn do ASEAN chủ trì. Cuốn Regionalism and globalization in East Asia:
politics, security and economic development của Mark Beeson, Palgrave,
Macmillan xuất bản 2007, đãđánh giá tương đối toàn diện về vị trí của Đông Á
trong các xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa đang nổi trội, các tiến trình ẩn chứa
đằng sau sự phát triển các mối quan hệ kinh tế và an ninh ở khu vực, đề cập khá
rõ đến các thể chế hợp tác tại Đông Á như APEC, ASEAN, ASEAN+3, ARF và
EAS, và dự báo về tương lai của Đông Á,đánh giá mặc dù còn những khiếm
khuyết, xu thế liên kết là tất yếu ở Đông Á. Công trình này của Mark Beeson có
thể đánh giá là một trong những nghiên cứu tổng hợp có giá trị nhất về liên kết
khu vực ở Đông Á, song do xuất bản từ 2007 nên còn chưa cập nhật được những
xu thế thay đổi gần đây ở khu vực, bên cạnh đó, chưa đi sâu phân tích về vai trò
thực tế của ASEAN trong tổng thể tiến trình liên kết và hợp tác ở Đông Á.
Trong cuốn “East Asian regionalism”, Christophe M. Dent, nhà xuất bản
Routledge, 2008, tác giảđem đến một cách nhìn khá rộng về các góc độ của liên
kết khu vực ở Đông Á, từ các tiến trình liên kết tài chính thông qua ASEAN+3,
liên kết kinh tế thông qua các FTAs, sự gắn kết giữa các quốc gia thông qua hợp
tác ứng phó với các vấn đề xuyên quốc gia, đến vai trò của một số tổ chức khu vực
như ASEAN hoặc diễn đàn APEC v.v. Tuy nhiên, từ những phân tích qua các góc
độ khác nhau này, Dent chưa tổng hợp được thành một nhận định chung về thực
trạng hay dự báo về xu thế liên kết khu vực tương lai ở Đông Á, vai trò của
ASEAN được nhìn nhận ở mức độ nhất định, còn đặt trong bối cảnh hẹp chỉ ở
Đông Nam Á và chưa phân định rõ ASEAN với các cơ chế do ASEAN chủ trì
như ASEAN+3 hay EAS khiến người đọc dễ nhầm hiểu đây là các khuôn khổ
hoàn toàn độc lập với nhau.
Trong cuốn Regionalism in East Asia: why it has flourished since 2000

and how far it will go?, Richard Pomfret, Nhà xuất bản World Scientific, 2010,
tác giả tập trung nhiều hơn vào liên kết kinh tế khu vực ở châu Á. Pomfret nhấn
mạnh chủ nghĩa khu vực mở là đặc trưng mà châu Á theo đuổi, nhìn nhận sự khác
biệt giữa khu vực hoá do thị trường dẫn dắt với chủ nghĩa khu vực hình thành


5

thông qua các thể chế hay chính sách của các quốc gia; cho rằng cuộc khủng
hoảng 97-98 có tác động quyết định đến tiến trình khu vực hoá và chủ nghĩa khu
vực ở châu Á.ASEAN cũng như các cơ chế ASEAN+3, ASEAN+6 đóng vai trò
thúc đẩy xu thế liên kết khu vực mạnh mẽ hơn ở châu Á sau 2000. Hạn chế của
cuốn sách này ở chỗ tác giả đi quá sâu vào kinh tế mà thiếu vắng một cách nhìn
rộng và toàn diện hơn đến các khía cạnh như an ninh, chính trị, văn hoá v.v. Vai
trò của ASEAN mới được nhìn nhận qua góc độ kinh tế là chủ yếu.
Cuốn Asia’s new multilateralism: Cooperation, competition and searching
for a community, do Michael J. Green và Bates Gill biên tập, nhà xuất bản
Columbia University, 2009, nhận định sau nhiều năm liên kết kinh tế được đẩy
mạnh ở châu Á, thập kỷ gần đây chứng kiến làn sóng hợp tác mới mạnh mẽ, dẫn
đến sự thay đổi rõ rệt trong cấu trúc khu vực. Cuốn sách này nhấn mạnh nhiều
hơn đến vấn đề quyền lực, cân bằng quyền lực chứ không phải là các chuẩn mực
hoặc các thể chếđằng sau liên kết khu vực ở châu Á; cho rằng cấu trúc khu vực ở
châu Á sẽ dưới dạng nhiều tầng nấc, với các thể chế song phương, tiểu khu vực,
khu vực và toàn cầu cùng tham gia đan xen; các chính phủ vẫn đóng vai trò là
đối tượng chơi chính, đặc biệt khi liên quan đến các vấn đề như an ninh hoặc cân
bằng quyền lực. Mặc dù đưa ra được những phân tích tương đối đầy đủ về chính
sách của các nước chủ chốt trong khu vực; chỉ ra các thách thức mà khu vực phải
đối mặt trong quá trình định hình một cấu trúc hợp tác, cuốn sách đã bỏ qua một
khía cạnh thiết yếu khi đề cập đến hợp tác đa phương ở khu vực: đó là vai trò của
các thể chế hợp tác. Nhận định của các tác giả còn cần làm rõ hơn nếu chỉ cho rằng

chủ nghĩa khu vực ở châu Á chỉ là sự kéo dài của các chính sách cân bằng quyền
lực của các quốc gia mà không xuất phát từ các nhu cầu nội sinh của khu vực.
Cuốn Routledge Handbook on East Asian Regionalism, Mark Beeson và
Richard Stubbs biên tập, nhà xuất Bản Routledge 2012, xác định chủ nghĩa khu
vực ở Đông Á (gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á), khác biệt với chủ nghĩa khu
vực ở các nơi khác, vì đây là tiến trình do các nhà nước dẫn dắt, tập trung vào
hợp tác nhiều hơn là liên kết, đề cập đến hợp tác và liên kết trên nhiều lĩnh vực


6

như kinh tế, chính trị, tài chính, chiến lược, và sự tham gia của một số tổ chức
khu vực như ASEAN, SCO trong liên kết khu vực ở Đông Á. Tuy nhiên, cũng
như hạn chế của một số nghiên cứu khác, tác giả đi sâu vào từng khía cạnh cấu
thành nên liên kết khu vực Đông Á nhưng thiếu sự xâu chuỗi thành một đánh giá
tổng thể, vai trò của ASEAN chỉ được nhìn nhận như một trong các nhân tố tham
gia trong tiến trình liên kết khu vực.
Cuốn Regional integration in East Asia: theoretical and historical
perspectives”, do Satoshi Amako, Shunji Matsuoka và Kenji Horiuchi biên tập,
United Nations University Press, 2013, tập hợp các bài nghiên của các học giả
Nhật Bản về liên kết khu vực ở Đông Á. Cuốn sách chỉ ra rằng liên kết khu vực
ở châu Á, với những tiến triển ấn tượng kể từ cuối thập niên 90, đangđứng trước
ngã rẽ mới,Đông Á cần những cách tiếp cận mới cho giai đoạn tiếp theo. Các tác
giả xem xét thực trạng liên kết khu vực trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, an ninh,
năng lượng, môi trường và giáo dụctheo chiều dài lịch sử, từ giai đoạn trước
Chiến tranh thế giới thứ Hai, đến nay, tính đến sự tham gia của 3 đối tượng chính
là Nhật Bản, ASEAN và Trung Quốc. Hạn chế là cuốn sách chủ yếu đưa ra thực
trạng, nhìn nhận về tiến trình, chứ chưa chỉ ra được các động lực chính của liên
kết khu vực Đông Á, các nhân tố tác động và dự báo triển vọng tương lai như
một nghiên cứu tổng thể cần có. Vai trò của ASEAN chỉ được các tác giả đánh

giá như một trong 3 đối tượng tham gia chính, và chưa được đi sâu phân tích.
Bên cạnh đó, có khá nhiều bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu đánh
giá, phân tích về một hay một số khía cạnh đáng chú ý trong liên kết khu vực
Đông Á như: Eisuke Sakakibara và Sharon Yamakawa, Regional Integration in
East Asia: Challenges and Opportunities, (Liên kết khu vực ở Đông Á: Các
thách thức và cơ hội), World Bank East Asia project, June 2003. Mark Beeson,
“Rethinking regionalism: Europe and East Asia in comparative historical
perspective”, (Suy nghĩ lại về chủ nghĩa khu vực: Châu Âu và Đông Á trong so
sánh tương quan lịch sử) trong Journal of European Public Policy 12,
6/12/2005; Akihiko Tanaka, Prospects for East Asia Community, (Triển vọng


7

Cộng đồng Đông Á), Trilateral organisation discussion, 2006; “Building an
Open and Inclusive Regional Architecture for Asia”, (Xây dựng một kiến trúc
khu vực mở và thu nạp cho châu Á), Policy Dialogue Brief, The Stanley
Foundation and Center for Strategic and International Studies, November 2006;
Richard Weixinghu trong “Building Asia-Pacific Regional Architecture: the
challenge of hybrid regionalism” 2009 (Xây dựng kiến trúc khu vực châu ÁThái Bình Dương), Brookings Institution; Mark Beeson, “East Asian
Regionalism and the End of the Asia-Pacific: After American Hegemony”, (Chủ
nghĩa khu vực Đông Á và sự kết thúc của châu Á-Thái Bình Dương; sau sự bá
quyền Mỹ), The Asia-Pacific Journal, Vol. 2-2-09, January 10, 2009; Peter
Drysdale, trong “Positioning Asian Architecture Internationally” (Định vị quốc
tế Kiến trúc châu Á), East Asia Forum, tháng 11/2011; Tan See Reng, trong
“Competing visions: EAS in the regional architecture debate” (Tầm nhìn cạnh
tranh: EAS trong tranh luận về kiến trúc khu vực), RSIS Commentary No.
164/2011; Cheunboran Chanborey, East Asian Community Building: Challenges
and future prospects (Xây dựng Cộng đồng Đông Á: Các thách thức và triển
vọng tương lai), Cambodia Institute for Cooperation and Peace, January 2011.

Justyna Szczudlik-Tatar, Regionalism in East Asia: A bumpy road to Asian
Integration (Chủ nghĩa khu vực ở Đông Á: Con đường gồ ghề dẫn đến Liên kết
châu Á), The Polish Institute for International Relations, Policy Paper No. 16
(64), June 2013; David Arase, “East Asian Regionalism at a crossroads”, (Chủ
nghĩa khu vực Đông Á ở ngã rẽ), trong The Journal of Social Science,
75(2013).Ellen Frost (2014), “Rival Regionalisms and Regional Order: A Slow
Crisis of Legitimacy”, (Các chủ nghĩa khu vực đối đầu và trật tự khu vực: cuộc
khủng hoảng từ từ của sự chính danh), The National Bureau of Asian Reseach
Report No. 48, December 2014. Evan A. Feigenbaum (2015), “The new Asian
order and how the US fits in”, (Trật tự mới châu Á và làm cách nào để Mỹ tham
gia vào), Foreign Affairs, 2/2/2015.


8

Các bài viết kể trên đều đưa ra những đánh giá sâu về từng lĩnh vực, từng
khía cạnh và nhân tố tác động đến tiến trình liên kết ở Đông Á, xem xét đến vai
trò của các nước lớn và các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN, nhưng không
tập trung riêng về vai trò của ASEAN trong tổng quan của liên kết khu vực.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về ASEAN đã có rất nhiều, nhưng
chủ yếu tập trung vào lịch sử hình thành, phát triển, các vấn đề đặt ra đối với
ASEAN, quá trình liên kết khu vực và xây dựng Cộng đồng ASEAN… trong khi
các cuốn sách, bài viết nghiên cứu về vai trò của ASEAN trong liên kết khu vực
Đông Á chưa nhiều.Một số công trình nghiên cứu tác giả đã tìm được về
ASEAN và Đông Á có:
Muthiah Alagappa, edited, Asian Security Order; Instrumental and
Normative Features-Trật tự an ninh châu Á: khía cạnh công cụ và thực chứng,
Stanford University Press, 2002;T.J. Pempel, Remapping East Asia: The
Construction of a Region, Cornell University Press, 2005; David Martin Jones &
M.L.R Smith, ASEAN and East Asian International Relations, Edward Elgar

Publishing, 2006; Noel M. Norada, Regional order in East Asia, ASEAN and
Japan perspectives, (Trật tự khu vực ở Đông Á: góc nhìn của ASEAN và Nhật
Bản), Edited by Jun Tsunekawa, National Institute for Defense Studies Japan,
2007; Alice Ba, (Re)Negotiating East and Southeast Asia: Region, Regionalism
and the Association of Southeast Asian Nations, Stanford University Press 2009
– (Tái đàm phán Đông Á và Đông Nam Á: khu vực, chủ nghĩa khu vực và Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á);Amitav Acharya, Whose ideas matter? Agency
and Power in Asian Regionalism- (Ý tưởng của ai có ý nghĩa? Tổ chức và quyền
lực trong chủ nghĩa khu vực châu Á), Cornell University Press, 2009; Ralf
Emmers edited, ASEAN and the Institutionalisation of East Asia-(ASEAN và
Thể chế hóa Đông Á), Routledge Publishing 2013; Amitav Acharya,
Constructing a Security Community in Southeast Asia-(Xây dựng Cộng đồng an
ninh ở Đông Nam Á), 2nd edition, Routledge, 2013;


9

Trong cuốn “ASEAN and international relations in East Asia”, Jones và
Smith chỉ trích sự tồn tại của ASEAN, phê phán vai trò của các quốc gia và hợp
tác khu vực trong tăng trưởng kinh tế Đông Á, chỉ ra những vấn đề trong cấu
trúc kinh tế khu vực, dẫn chứng về thất bại của các nước khi ứng phó với khủng
hoảng tài chính 1997, nhất là vai trò yếu kém của ASEAN, không cho rằng
ASEAN có “vai trò chính thống” ở cả Đông Nam Á và Đông Á, khi tiềm lực
kinh tế hạn chế, các mô hình như ASEAN+3 hay thậm chí EAS chỉ là khuôn khổ
để ASEAN dựa vào các nước lớn, và rằng các nước Đông Nam Á cần Đông Bắc
Á hơn là ngược lại, ASEAN+3 nên đổi thành 3+ASEAN. Các luận điểm đưa ra
trong cuốn sách còn gây tranh cãi và đây là một trong số ít những nghiên cứu
gần như phủ nhận hoàn toàn vai trò của ASEAN ở khu vực.
Trong cuốn “ASEAN and the institutionalization of East Asia”, Ralf
Emmers biên tập, các tác giả chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế của ASEAN

trong quá trình xây dựng thể chế ở Đông Nam Á, trong hợp tác đa phương và an
ninh ở ĐôngÁ và trong thể chế hoá quan hệ giữa các nước lớn. Vấn đề thể chế
hoá quan hệ giữa các nước lớn, cụ thể là Trung-Nhật-Mỹ được xem như động
lực chính của tiến trình thể chế hoá các quan hệ quốc tế ở ĐôngÁ, với sự hỗ trợ
của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Các tác giả cho rằng sự cam kết của các nước
lớn mới giúp đảm bảo nỗ lực thúc đẩy hoà bình và an ninh ở ĐôngÁ; cho rằng
không kết luận ASEAN có đóng một vai trò không thể phủ nhận trong tiến trình
thể chế hoá Đông Á, nhưng còn nhiều hạn chế. Do tính chất của cuốn sách là
một tập hợp các bài viết của nhiều tác giả khác nhau, nội dung của từng chương
tuy đãđi sâu phân tích về từng góc độ của vai trò ASEAN ở Đông Nam Á và
Đông Á nhưng còn thiếu tính đồng bộ và toàn diện.
Cuốn “ASEAN Regionalism: cooperation, values and institutionalization”
của Chistopher Roberts, đã phân tích khá sâu về các yếu tố tác động đến mức độ
đoàn kết và hợp tác trong ASEAN, những vấn đề khó khăn mà ASEAN đang
gặp phải, quá trình hình thành các giá trị, chuẩn mực và lợi ích chung ở khu vực,
các thách thức và cơ hội do chủ nghĩa khu vực và liên kết khu vực ở Đông Nam


10

Á đang tạo ra. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ tập trung vào nghiên cứu chủ nghĩa khu
vực do ASEAN thúc đẩy ở Đông Nam Á, chứ chưa xem xét vai trò rộng hơnc ủa
ASEAN trong liên kết khu vực ở Đông Á.
Học giả chuyên nghiên cứu về ASEAN và đến từ chính khu vực Amitav
Acharyađã có nhiều công trình chuyên sâu về ASEAN, trong đó cuốn đáng chú ý
nhất là:Constructing a Security Community in Southeast Asia-Xây dựng Cộng
đồng an ninh ở Đông Nam Á, 2nd edition, Routledge, 2013. Cuốn sách này đã
chỉ ra bản chất và phương thức hoạt động của ASEAN, phân tích sự hình thành
và vận động của các chuẩn mực dưới hình thức Phương cách ASEAN và quá
trình kiến tạo bản sắc ở khu vực.Amitav Acharya nghiên cứu sâu về quá trình

ASEAN xử lý các vấn đề nảy sinh về an ninh ở khu vực, trong nỗ lực xây dựng
một cộng đồng an ninh ở Đông Nam Á theo khái niệm an ninh toàn diện. Qua
đó, Amitav chỉ ra rằng những chuẩn mực mà ASEAN đã tạo dựng được sẽ là nền
tảng quan trọng cho việc định hình vai trò của ASEAN trong chủ nghĩa đa
phương khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, đúng với tên gọi của cuốn
sách, tác giả mới đi sâu vào khía cạnh an ninh và chưa đánh giá bản chất hoạt
động của ASEAN dưới nhiều lăng kính khác, nhất là kinh tế, vốn không kém
phần quan trọng. Hơn nữa, vai trò, vị trí của ASEAN ở khu vực rộng hơn ngoài
Đông Nam Á mới chỉ được tác giảđề cập một phần trong khuôn khổ những đóng
góp của ASEAN tại ARF.
Trong một công trình nghiên cứu chuyên sâu về ASEAN và chủ nghĩa
khu vực ở Đông Á và Đông Nam Á: (Re)Negotiating East and Southeast Asia:
Region, Regionalism and the Association of Southeast Asian Nations, Stanford
University Press 2009 – (Tái đàm phán Đông Á và Đông Nam Á: khu
vực,chủnghĩa khu vực và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), Alice Ba
tiếpcậnthuyếtkiếntạo xã hội để lý giải về quá trình ASEAN tạodựng các
chuẩnmực trong hợp tác khu vực, thúc đẩy văn hóa đốithoại và hình thành các
thể chế để đóng góp cho việc ổn định quan hệgiữa các quốc gia trong khu vực,
xây dựngnhững khuôn khổhợp tác ở Đông.Cuốn sách tập trung phân tích về quá


11

trình ASEAN củng cố và phát huy sức mạnh như một khối thống nhất ở Đông
Nam Á và nỗ lực thúc đẩy liên kết khu vực của ASEAN. Tuy nhiên, phần nghiên
cứu về vai trò của ASEAN trong liên kết Đông Á chỉ mới dừng ởđánh giá về tác
động của khủng hoảng tài chính 1997-1998 thôi thúc ASEAN khởi xướng tiến
trình ASEAN+3 cũng như vai trò của ARF và quan hệ giữa ASEAN với các
nước lớn ở khu vực.
Richard Stubbs (2006), “Power to the weak: ASEAN’s role in East Asian

Regionalism”, (Quyền lực cho kẻ yếu: vai trò của ASEAN trong chủ nghĩa khu
vực Đông Á) paper presented at the “Comparative Regional Integration - Towards
a Research Agenda” Workshop of the ECPR - Nicosia, Cyprus, 25-30 April, 2006.
Amitav Acharya, “East Asia’s New Multilateralism: Hopes and Illusions,” 2007,
( Alice D. Ba, “ASEAN in
East Asia,” (2007), trình bày tạithe ASEAN 40th Anniversary Conference, 7),
007/03 Hopes and Illusions,” 2007 of the ECPR, the ASEAN 40th Anniversary
Conference, 7), 007/03 Hopes and Illusions,” 2007 of the ECPR - Nicosia,
CSingapore 31 July –

1 August 2007. Sheldon Simon, “ASEAN and

Multilateralism: the Long, Bumpy Road to Community”, (ASEAN Contemporary
Southeast Asia, Vol. 30, No. 2 (2008); Amitav Acharya, “Asian Regional
Institutions and the Possibilities for Socializing the Behavior of States,” (Các thể
chế khu vực châu Á và khả năng xã hội hóa hành vi của các quốc gia), Paper
Prepared for the Institutions for Regionalism Project, Asian Development Bank,
2009; John Ravenhill, “The 'New East Asian Regionalism': A Political Domino
Effect,” (Chủ nghĩa khu vực mới ở Đông Á: hiệu ứng Domino chính trị), Review of
International Political Economy, vol.17, no. 2 (2010); Lee Jones, “Still in the
Drivers’s seat, But for How long? ASEAN’s capacity for leadership in East Asian
international relations”, (Vẫn ngồi ở vị trí cầm lái, nhưng trong bao lâu? Khả năng
lãnh đạo của ASEAN trong quan hệ quốc tế Đông Á), Tạp chí Current Southeast
Asian Affairs, 2010; Rizal Sukma, “ASEAN and Regional Security in East Asia”,
(ASEAN và An ninh khu vực ở Đông Á), trong Panorama: Insights into Asian and


12

European affairs, Konrad Adenauer Stiftung 2010; Kei Koga, “Competing

Institutions in East Asian Regionalism, ASEAN and the Regional Powers”, (Các
thể chế cạnh tranh trong chủ nghĩa khu vực Đông Á, ASEAN và các cường quốc
khu vực), trong Pacific Forum CSIS, Issues and Insights, Vol 10, No. 23, October
2010; Pek Koon Heng, ASEAN Integration 2030: The US Perspectives, ADBI
Working Paper Series No. 367, July 2012; Joshua Kurrlantzick, “ASEAN’s Future
and Asian Integration”, (Tương lai của ASEAN và Liên kết châu Á), bài viết cho
International Institutions and Global Governance Program, Council on Foreign
Relations, November 2012;Termsak Chalermpalanupap, “Understanding the
ASEAN Centrality”, (Tìm hiểu vai trò trung tâm của ASEAN), ASEAN Insights,
Vol. 4, Tháng 9/2014; Fithra Faisal Hastiadi (2014), “ASEAN+3: the way
forward”, (ASEAN+3: con đường lên phía trước), ASEAN Insights,Vol. 4,
September 2014. See Seng Tan (2014), “ASEAN, going it alone? Not quite”
(ASEAN,

đi

một

mình?

Không

hẳn),

E-international

relations,

2/7/2014);Richard Stubbs (2014), “ASEAN’s leadership in East Asian region
building, strength in weakness”, (Vai trò lãnh đạo của ASEAN trong xây dựng

khu vực Đông Á: thế mạnh trong điểm yếu), The Pacific Review, 2014/8/8;
David M. Jones (2015), “ASEAN and the Limits of Regionalism in Pacific
Asia”, (ASEAN và những hạn chế của chủ nghĩa khu vực ở Châu Á-Thái Bình
Dương), Robert Schuman Centre for Advanced Studies Research Paper No.
RSCAS 2015/16.Alagappa, M. (2015), “Community-building: ASEAN’s
millstone?”, (Xây dựng cộng đồng: cối xay đá của ASEAN?) in PacNet No. 18,
Pacific Forum CSIS, 19/3/2015.Benjamin Ho (2015), “The Future of ASEAN
Centrality in the Asia Pacific Regional Architeture”, (Tương lai vai trò trung tâm
của ASEAN trong cấu trúc khu vực châu Á – Thái Bình Dương), Yale Journal of
International Affairs, 24/6/2015.
Trong toàn bộ các bài viết kể trên, các tác giả đãđưa ra nhiều đánh giá về
thực trạng, quá trình vận động và xu hướng phát triển của liên kết khu vực ở Đông
Á và về ASEAN, ghi nhận vai trò tích cực và nòng cốt của ASEAN trong các tiến


13

trình hợp tác khu vực. Tuy nhiên, trong phạm vi những gì đãđọc, tác giả chưa thấy
có 1 công trình nào dành riêng phân tích tổng hơp và chuyên sâu về vai trò của
ASEAN trong hợp tác và liên kết khu vực. ASEAN được đề cập không ít trong
gần như hầu hết các cuốn sách và bài viết về hợp tác ở khu vực này, nhưng chủ
yếu chỉ qua những đánh giá ngắn về động thái của ASEAN qua các diễn biến như
mở rộng EAS, lập ADMM+… chưa có đánh giá toàn diện về toàn bộ quá trình
tham gia và đóng góp của tổ chức này trong liên kết khu vực ở Đông Á.
2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Các học giả trong nước cũng có nhiều công trình nghiên cứu về liên kết
Đông Á và ASEAN, trong đó, đáng kể đến là: Nguyễn Duy Quý, Tiến tới một
ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển bền vững, NXB Chính trị Quốc gia 2001;
Trần Khánh (chủ biên), Liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội 2002; Vũ Dương Ninh, Việt Nam – ASEAN, Quan hệ song

phương và đa phương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội 2004; Phạm Đức
Thành (Chủ biên), Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB KHXH,
HN – 2006; Phạm Đức Thành, Trần Khánh (đồng chủ biên), Việt Nam trong
ASEAN: Nhìn lại và hướng tới, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội 2006;
Nguyễn Thu Mỹ, Hợp tác ASEAN+3, Quá trình và phát triển, Thành tựu và triển
vọng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội 2007; Liên kết ASEAN hiện nay và
sự tham gia của Việt Nam, (Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Hữu Cát, Nguyễn Thị
Quế đồng chủ biên), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008.Hoàng Khắc Nam, Hợp
tác đa phương ASEAN+3, vấn đề và triển vọng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, 2008. Lê Hồng Hà, ASEAN: từ Hiệp hội đến Cộng đồng,
những vấn đề nổi bật và tác động đến Việt Nam, Nhà xuất bản báo Nhân Dân
2012; Lê Hồng Hà, ASEAN từ hiệp hội đến cộng đồng – những vấn đề nổi bật và
tác động đến Việt Nam, Nhà xuất bản báo Nhân Dân, 2012. Trương Duy Hòa
(chủ biên), Hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN, Bối cảnh, tác động và những vấn
đề đặt ra, Nhà xuất bản Khoa học và Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông
Nam Á, 2013; Trần Khánh (chủ biên), Hiện thực hóa Cộng đồng Chính trị-An


14

ninh ASEAN: Vấn đề và triển vọng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 2013; Nguyễn
Văn Hà (chủ biên), Hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tác động đến
Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội2013; Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Anh
Thu, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Bối cảnh và kinh nghiệm quốc tế, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội 2015.
Các bài viết đáng chú ý có: Hoàng Khắc Nam: “Hợp tác Đông Á – những
trở ngại của lịch sử”, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5 (47),
2003; “Quá trình xây dựng thể chế khu vực Đông Á và ASEAN+3”, Tạp chí
Khoa học, chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập XIX, số 3, 2003.
Nguyễn Duy Dũng, “Xây dựng Cộng đồng Đông Á: Những thách thức chủ yếu”.

Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7/67, 2006. "Cộng đồng ASEAN: Trong
nhận thức và quan điểm của Việt Nam", PGS,TS Nguyễn Thu Mỹ - Viện Nghiên
cứu Đông Nam Á và "Việt Nam và công cuộc xây dựng Cộng đồng ASEAN",
Nguyễn Thu Mỹ + Lê Phương Hoà, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số
7/2008.Nguyễn Thu Mỹ, “Môi trường an ninh Đông Á những năm đầu thế kỷ
XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, 2007. Nguyễn Thu Mỹ, “Phản
ứng chính sách của các nước ASEAN trước sự biến động địa chính trị Đông Á
trong thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2010.
Luận Thùy Dương, “Vai trò của ASEAN trong việc xây dựng cộng đồng Đông
Á”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 57, 2004. Luận Thuỳ Dương, “Tiến trình xây
dựng Cộng đồng Đông Á: Động lực và trở ngại”. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số
64, 2008. Phạm Văn Minh, “Sự chuyển dịch địa-chính trị khu vực Đông Á trong
thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Thông tin nghiên cứu quốc tế,
số 1/25, 2009; Vũ Lê Thái Hoàng, “Đặc điểm và xu hướng biến động của trật tự
Đông Á hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2010. Trần Khánh,
“Lợi ích chiến lược của các nước lớn tại Đông Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI”,
Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2010. Trần Khánh (2013),“Vai trò của
ASEAN trong kiến tạo cấu trúc an ninh mới ở khu vực châu Á-Thái Bình
Dương”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 1, 2013. Nghiêm Tuấn Hùng


15

(2014), “Phản ứng của khu vực Đông Nam Á trước sự trỗi dậy của Trung Quốc
những năm đầi thế kỷ XXI”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế& chính trị thế giới, số
4 (216)/2014. PGS TS Trần Minh Sơn, “Những chuyển động trong cấu trúc an
ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân,
22/1/2015; Trần Khánh, Hồ Thị Ái Phương (2015), “Triển vọng ASEAN và sự chi
phối của các nước lớn-Những thách thức đối với Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu
Đông Nam Á, số 4(181), 2015.

Các công trình nghiên cứu kể trên của các tác giả trong nước đã cung cấp
những góc nhìn khá sâu về chủ nghĩa khu vực và các thể chế đa phương ở Đông
Á về ASEAN và quá trình xây dựng, phát triển của Cộng đồng ASEAN, các tiến
trình hợp tác khu vực ở Đông Á do ASEAN khởi xướng như ASEAN+3, với
những đánh giá và phân tíchtrên quan điểm của Việt Nam. Các công trình nghiên
cứu kể trên đều ít nhiều đề cập đến sự tham gia và đóng góp của ASEAN trong
hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á nhưng chưa dành hàm lượng phân tích
nhiều về ASEAN như một thực thể có vai trò trong tiến trình liên kết khu vực.
Hơn nữa, chưa có công trình nào đi sâu vàđưa ra được bức tranh toàn cảnh về vị
trí, vai trò của ASEAN trong tổng thể tiến trình hợp tác và liên kết ở Đông Á.
Các vấn đề được nêu chỉ là một hoặc một số mảng nổi lên trong tiến trình liên
kết khu vực như hợp tác về an ninh, về kinh tế, về ứng phó với các thách thức
xuyên quốc gia; một số cơ chế đáng chú ý trong đó ASEAN đóng vai trò chủ đạo
như ASEAN+3, ARF v.v. nhưng chưa được xâu chuỗi với nhau thành một góc
nhìn tổng thể. Cùng với diễn biến nhanh và đa dạng của xu thế hợp tác đa
phương ở khu vực, những tiến triển mới cũng chưa thể được cập nhật đầy đủ
trong các công trình nghiên cứu xuất bản gần đây.
Điều này khiến tác giả quyết định đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về vai trò
của ASEAN trong hợp tác và liên kết khu vực Đông Á. Đây cũng là vấn đề
mang tính thời sự, được sự quan tâm và chú ý của nhiều nhà nghiên cứu chính
sách cũng như các học giả, trong bối cảnh xu thế hợp tác ở Đông Á ngày càng
gia tăng. Dự kiến luận án sẽ kế thừa và tiếp nối các công trình nghiên cứu đã có,


×