Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

BÁO cáo THUYẾT MINH TỔNG hợp QUY HOẠCH sử DỤNG đất đến năm 2020 kế HOẠCH sử DỤNG đất 5 năm kỳ đầu (GIAI đoạn 2011 2015) HUYỆN GIA lâm – THÀNH PHỐ HÀ nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.48 KB, 131 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 KẾ HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (GIAI ĐOẠN 2011 - 2015)
HUYỆN GIA LÂM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI


GIA LÂM - 2013

ii


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 KẾ HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (GIAI ĐOẠN 2011 - 2015)
HUYỆN GIA LÂM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngày ... tháng ... năm ...

Ngày ... tháng ... năm ...

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

CƠ QUAN LẬP
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT




ii


MỤC LỤC
1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó............................................................................27
2.1.1. Đất nông nghiệp........................................................................................36
2.1.2. Đất phi nông nghiệp..................................................................................37
2.1.3. Đất chưa sử dụng.......................................................................................39
2.2.2. Biến động các loại đất chính.....................................................................41
3.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất..................47
3.1.1. Đất nông nghiệp........................................................................................49
1.1. Đánh giá Tiềm năng đất đai để phát triển nông nghiệp................................52
Sử dụng đất phải khoa học, hợp lý, tiết kiệm do diện tích tự nhiên có hạn, không
để thừa, hoang hoá hoặc lãng phí đất; phải đảm bảo duy trì và bồi bổ chất lượng
đất, tránh các tác động làm giảm độ màu mỡ hay làm thoái hoá đất. Bên cạnh đó
còn phải phản ánh được quan điểm khai thác cảnh quan thiên nhiên với cây
xanh, mặt nước, hướng gió để tạo nên môi trường sống tốt nhất với con người.
Trong việc bố trí các công trình phải chú ý đến việc cải thiện môi trường sống
và tổ chức tốt môi trường sinh thái đô thị. .........................................................57

i


DANH MỤC BẢNG
1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó............................................................................27
2.1.1. Đất nông nghiệp........................................................................................36

2.1.2. Đất phi nông nghiệp..................................................................................37
2.1.3. Đất chưa sử dụng.......................................................................................39
Bảng 4 . Tình hình biến động sử dụng đất huyện Gia Lâm................................40
2.2.2. Biến động các loại đất chính.....................................................................41
3.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất..................47
3.1.1. Đất nông nghiệp........................................................................................49
1.1. Đánh giá Tiềm năng đất đai để phát triển nông nghiệp................................52
Sử dụng đất phải khoa học, hợp lý, tiết kiệm do diện tích tự nhiên có hạn, không
để thừa, hoang hoá hoặc lãng phí đất; phải đảm bảo duy trì và bồi bổ chất lượng
đất, tránh các tác động làm giảm độ màu mỡ hay làm thoái hoá đất. Bên cạnh đó
còn phải phản ánh được quan điểm khai thác cảnh quan thiên nhiên với cây
xanh, mặt nước, hướng gió để tạo nên môi trường sống tốt nhất với con người.
Trong việc bố trí các công trình phải chú ý đến việc cải thiện môi trường sống
và tổ chức tốt môi trường sinh thái đô thị. .........................................................57
2.1.2. Đất phi nông nghiệp..................................................................................72

ii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội, đảm bảo an
ninh, quốc phòng và là thành quả tạo lập, bảo vệ của nhiều thế hệ người dân.
Chính vì vậy, nhiều năm qua chính quyền và nhân dân trong huyện luôn tìm nhiều
giải pháp nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy
định “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật đảm
bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả” (Điều 18).
Nghị quyết lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX tiếp tục đổi
mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước đã khẳng định “Khai thác, sử dụng đất đúng mục đích, tiết
kiệm và hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất; đầu tư mở rộng
diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái theo quy hoạch, kế hoạch của
Nhà nước”.
Luật Đất đai năm 2003 quy định “Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất” là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Mục 2 (từ Điều 21
đến Điều 30) của Luật này còn quy định trách nhiệm, nội dung thẩm quyền
quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều 31 quy định căn cứ
để giao đất, cho thuê đất phải dựa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...
Việc sử dụng đất liên quan chặt chẽ đến mọi hoạt động của từng ngành và
từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của từng người
dân cũng như vận mệnh của cả quốc gia. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là
một trong các nội dung quan trọng về quản lý Nhà nước về đất đai đã được Luật
đất đai quy định. Thông qua kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất
đai. Quy hoạch sử dụng đất ở các cấp giúp nhà nước thực hiện được quyền định
đoạt về đất đai, nắm chắc quỹ đất, đảm bảo cơ sở pháp lý quan trọng cho công
tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, lập hồ sơ
địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đưa công tác quản lý đất
đai ở các địa phương đi vào nề nếp. Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo cho việc
chủ động dành quỹ đất hợp lý cho phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đáp
1


ứng nhu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựng các khu công
nghiệp, khu đô thị, thương mại, dịch vụ, khu dân cư.... góp phần quan trọng thúc
đẩy quá trình phát triển kinh tế, giữ vững ổn định tình hình xã hội đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo sử dụng
đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái.

Huyện Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên 11.472,99 km 2, dân số
243.957người, mật độ dân số trung bình là 2.126 người/km 2, vị trí địa lý thuận
lợi để giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các tỉnh khác trong cả nước. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt 13,5%/năm. Trong những năm qua, hòa chung với nhịp
độ phát triển của thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Gia Lâm diễn ra quá
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng đất của các ngành
kinh tế ngày một gia tăng, đã tác động mạnh đến sự biến động cơ cấu đất đai của
huyện. Vấn đề sử dụng và quản lý đất trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn và
phức tạp hơn. Ngày càng nhiều các chương trình, dự án lớn sẽ được đầu tư phát
triển trên địa bàn huyện cần được bố trí đất, sự gia tăng dân số cũng gây áp lực
không nhỏ đối với quỹ đất của địa phương và hầu hết các ngành kinh tế trên địa
bàn đều có nhu cầu về đất để mở rộng và phát triển. Chính vì vậy, làm thế nào
để phân bổ quỹ đất hợp lý đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng đất cho tất cả các
ngành tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội của huyện là
việc làm cần thiết.
Do tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất trong giai đoạn hiện nay cũng như việc chấp hành nghiêm chỉnh quy
định của Luật đất đai 2003 về kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm và kỳ kế
hoạch sử dụng đất là 5 năm; UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm,
phòng TNMT huyện Gia Lâm phối hợp với các cấp, ngành triển khai lập quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 – 2015).
Xuất phát từ thực tế trên, được sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội,
UBND huyện Gia Lâm đã phối kết hợp với Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất
và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tiến hành điều tra, khảo sát
lập “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 2015 của huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội”

*. Mục đích và yêu cầu đối với quy hoạch huyện Gia Lâm
2



- Quy hoạch sử dụng đất mang tính chất dự báo và thể hiện những mục
tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, các ngành, các lĩnh vực trên
từng địa bàn cụ thể theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả. Do
đó quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 2015 của huyện Gia Lâm phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng an ninh của tỉnh, của huyện; cụ thể hoá một bước quy hoạch sử
dụng đất của tỉnh đến năm 2020. Sau khi được phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất
sẽ trở thành công cụ quản lý Nhà nước về đất đai để các cấp, các ngành quản lý,
điều chỉnh việc khai thác sử dụng đất đai, phù hợp với yêu cầu của từng giai
đoạn; xử lý các vấn đề còn bất cập và các vi phạm pháp luật về quản lý và sử
dụng đất đai.
- Bảo đảm mối quan hệ hài hoà giữa khai thác và sử dụng đất để phát triển
kinh tế - xã hội với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Quy hoạch sử dụng đất của huyện là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính
thống nhất trong quản lý Nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất Nhà nước vừa thực hiện quyền định đoạt về đất đai, vừa tạo điều
kiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất nhằm thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
- Quy hoạch sử dụng đất của huyện là công cụ để thực hiện sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng quyết định để cân đối giữa mục tiêu an ninh
lương thực và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phân công lại lao động,
khắc phục hiện tượng mất đất nông nghiệp có năng suất cao.
- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất của huyện đã tính toán đưa ra một khung
chung có tính nguyên tắc để tiến tới xây dựng chiến lược khai thác sử dụng đất toàn
huyện; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đồng thời làm cơ sở để
các ngành, các cấp lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mình
theo Luật Đất đai hiện hành.
*. Cở sở pháp lý lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) huyện Gia Lâm.
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
- Luật đất đai năm 2003

- Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Thủ
tướng Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
3


- Thông tư 19/TT- BTNMT, ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
- Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2020
- Công văn số 2778/BTNMT – TCQLĐĐ ngày 24 tháng 8 năm 2009 của
Tổng Cục quản lý Đất đai về triển khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015).
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội đến
năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Nội dung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) huyện Gia Lâm bao gồm các nội dung sau:
Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai
Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất
Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất

Phần I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
4


I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý

Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông thành phố Hà
Nội, huyện có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh.
Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên.
Phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai.
Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.
Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội
và giao lưu thương mại. Khu vực nông thôn huyện Gia Lâm là địa bàn hấp dẫn
các nhà đầu tư do có những thuận lợi về địa lý kinh tế.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
a. §Þa h×nh
Huyện Gia Lâm thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình
thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo
hướng dòng chảy của sông Hồng. Tuy vậy, địa hình của huyện khá đa dạng, làm
nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng
các công trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp, đảm bảo yêu cầu cho phát
triển kinh tế xã hội của huyên.
1.1.3. Khí hậu
Huyện Gia Lâm mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng:
- Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến
tháng 10, mùa khô hanh keo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa
nóng ẩm và mùa khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng
khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,5 0C, mùa nóng nhiệt độ trung
bình tháng đạt 27,40C.

5



- Lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1600mm. Mưa tập trung vào mùa
nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.
- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất là 1.150 giờ,
cao nhất là 1.970 giờ. Tổng lượng bức xạ cao, trung bình khoảng
4.272Kcal/m2/tháng.
- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió
mùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi
nước từ biển vào. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường
gây ra lạnh và khô. Rét đậm trong tháng 12 và tháng 1 và thường gây ra những
thiệt hại cho sản xuất.
1.1.4. Thuỷ văn
Huyện Gia Lâm nằm tại Tả Ngạn sông Hồng. Tuyến sông Đuống từ phía Tây
Bắc chạy qua trung tâm sang phía Đông Nam huyện và sông Bắc Hưng Hải ở phía
Nam huyện. Đây là hai con sông đang làm nhiệm vụ tưới tiêu cho huyện.
Sông Đuống chia huyện thành hai vùng: Bắc Đuống và Nam Đuống. Vùng Nam
Đuống được bao bọc bởi hệ thống đê ngăn lũ của sông Hồng và sông Đuống.
* Khu vực Bắc sông Đuống:
- Phần đất phía Tây Bắc đường 1A: Cao độ giảm dần từ ven sông vào
phía trong đồng, từ Tây Nam sang Đông Bắc và thay đổi cao độ trung bình từ 7,
20m đến 5,5m.
- Phần đất phía Đông Nam đường 1A: Cao độ cũng giảm dần từ ven sông
vào phía trong đồng, từ Tây Bắc xống Đông Nam và thay đổi cao độ trung bình
từ 6, 2m đến 4,2m.
*Khu vực Nam sông Đuống:
Cao độ giảm dần từ ven sông vào trong đồng, từ Tây Bắc xuống Đông
Nam và thay đổi trung bình từ 7, 2m đến 3, 2m. Tại các điểm dân cư cao độ nền
thường cao hơn từ 0, 4 đến 0, 7m so với cao độ ruộng lân cận. Đê sông Hồng có
- Cao độ thay đổi trong khoảng 13,5-14, 0m. Đê sông Đuống có cao độ
12,5-13,0m.
Huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văn của các sông:


6


- Sông Hồng: lưu lượng trung bình nhiều năm 2710m3/s mực nước lũ
thường cao 9-12m. Mực lũ cao nhất là 12, 38m vào năm 1904; 12,60m (1915);
13,9m (1945); 12,23m (1968); 13,22m (1969); 14,13m (1971); 13,2m (1983)
13,30m (1985) 12,25m (1986) và 12,36m (1996).
- Sông Đuống: mực nước lớn nhất tại Thượng Cát trên sông Đuống là
13,68m (1971). Tỷ lệ phần nước sông Hồng vào sông Đuống khoảng 25%.
- Sông Cầu Bây: Mực nước ở cao độ 3m với tần suất 10%.
1.2. Các nguồn tài nguyên.
1.2.1. Tài nguyên đất và các vùng sinh thái
Đất đai của huyện Gia Lâm khá phì nhiêu và địa hình bằng phẳng với 4
loại đất chính:
- Đất phù sa được bồi hàng năm.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm không glây.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm có glây.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm có ảnh hưởng của vỡ đê năm 1971.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, đến nay huyện Gia Lâm được phân
thành 4 tiểu vùng kinh tế sinh thái:
a) Tiểu vùng 1
Tiểu vùng 1 hay tiểu vùng trung tâm bao gồm 6 đơn vị hành chính: xã Đa
Tốn, xã Đặng Xá, xã Kiêu Kỵ, xã Cổ Bi, xã Dương Xá và thị trấn Trâu Quỳ.
Mật độ dân cư của tiểu vùng khoảng 1904 người/km 2, đất nông nghiệp bình
quân 860 m2/khẩu nông nghiệp. Địa hình bằng phẳng, hơi trũng, cốt đất trung bình
3,5-4m. Đất chủ yếu là đất phù sa cũ không được bồi hàng năm có glây.
Đây là tiểu vùng kinh tế phát triển, thâm canh lúa, sản xuất giống cây ăn
quả và chăn nuôi lợn. Đặc biệt khu vực thị trấn Trâu Quỳ, trường đại học Nông
Nghiệp Hà Nội là nơi cung cấp các giống cây ăn quả có chất lượng cao cho

thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Đây cũng là vùng trung tâm huyện có
tốc độ đô thị hoá cao.
b) Tiểu vùng 2
Tiểu vùng 2 hay tiểu vùng khu sông Hồng bao gồm 4 đơn vị hành chính
trực thuộc: Xã Đông Dư, xã Bát Tràng, xã Kim Lan, xã Văn Đức.
7


Mật độ dân cư trung bình khoảng 1660 người/km 2, bình quân đất nông
nghiệp/khẩu nông nghiệp là 571m2. Địa hình tương đối thấp. Các loại đất bao gồm: đất
phù sa cổ không được bồi hàng năm có glây, đất phù sa được bồi hàng năm và ít được
bồi hàng năm của đồng bằng sông Hồng. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là rau, hoa
màu, lợn, bò. Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng gốm sứ Bát Tràng. Xã Bát Tràng
đang phát triển nhanh theo xu hướng hình thành thị trấn.
c) Tiểu vùng 3
Tiểu vùng 3 hay tiểu vùng Nam Sông Đuống gồm 4 đơn vị hành chính
trực thuộc: xã Dương Quang, xã Kim Sơn, xã Phú Thị, xã Lệ Chi.
Mật độ dân số trung bình khoảng 1623 người/km 2, bình quân đất nông
nghiệp/khẩu nông nghiệp là 662m2/khẩu, địa hình tương đối cao và thoát nước.
Tiểu vùng có các loại đất chính là: đất phù sa cổ không được bồi hàng năm, đất
phù sa cổ bị glây.
Hiện nay sản xuất nông nghiệp vẫn là chính, sản phẩm chủ yếu của vùng
là lúa, ngô và rau màu. Vùng có tiềm năng phát triển cây ăn quả theo hướng tập
trung. Sản xuất công nghiệp đang hình thành và phát triển với cụm công nghiệp
Phú Thị và Hapro-Lệ Chi.
d) Tiểu vùng 4
Tiểu vùng 4 hay tiểu vùng Bắc Đuống gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc: xã
Yên Thường, xã Yên Viên, xã Dương Hà, xã Đình Xuyên, xã Trung Màu, xã Phù
Đổng, thị trấn Yên Viên, xã Ninh Hiệp.
Mật độ dân số trung bình là 2191 người/km 2, là khu vực tập trung đông

dân cư nhất của huyện, bình quân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp là 403m 2/
khẩu. Địa hình tương đối cao và dễ thoát nước, thấp dần về phía Ninh Hiệp và
Trung Màu. Tiểu vùng có các loại đất chính là: đất phù sa cổ không được bồi
hàng năm, đất phù sa cổ bị glây, đất phù sa khác.
Cơ cấu kinh tế của tiểu vùng khá đa dạng: trồng trọt, chăn nuôi, ngành
nghề và dịch vụ, các sản phẩm nông nghiệp: lúa, rau, cá, bò thịt, bò sữa. Trên
địa bàn có chợ Nành- chợ vải Ninh Hiệp lớn nhất về quy mô giao dịch buôn bán
vải của Miền Bắc nước ta, là nguồn thu thuế lớn cho ngân sách Nhà nước.

8


1.2.2. Tài nguyên nước;
* Nước mặt : Gia Lâm có hai con sông lớn chảy qua là Sông Hồng và
Sông Đuống. Đây là 2 con sông có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp
ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống
dân sinh.
* Nước ngầm: Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế – xã
hội huyện Gia Lâm, nguồn nước ngầm của huyện Gia Lâm có 3 tầng: Tầng chứa
nước không áp có chiều dày nước thay đổi từ 7,5m – 19,5m, trung bình 12,5m.
Chất sắt khá cao từ 5-10mg/l, có nhiều thành phần hữu cơ. Tầng nước không áp
hoặc áp yếu, đây là tầng chứa nước nằm giữa lưu vực Sông Hồng. Chiều dày
chứa nước từ 2,5 – 22,5m, thường gặp ở độ sâu 15-20m. Hàm lượng sắt khá cao
có nơi đến 20mg/l. Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa nước chính hiện đang
được khai thác rộng rãi phục vụ cho huyện và Hà Nội nói chung. Tầng này có
chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 28,6m – 84,6m, trung bình 42,2m.
1.2.3. Tài nguyên nhân văn:
* Tài nguyên di tích lịch sử, cách mạng và văn hóa:
Khu vực nông thôn có 244 điểm di tích lịch sử văn hóa và di tích cách mạng,
trong đó có 110 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố (8 di tích được

gắn biển di tích cách mạng kháng chiến). Các di tích nổi tiếng đã được nhân dân
nhiều địa phương trong nước và quốc tế biết đến như : Đền – chùa Bà Tầm (xã
Dương Xá), Đình Chử Xá (xã Văn Đức), cụm di tích Phù Đổng, Chùa Keo, Đình
Xuân Dục, Đình Đền Chùa Sủi….
* Lễ Hội Truyền thống:
Hàng năm, trên địa bàn huyện Gia Lâm có khoảng 84 lễ hội đình chùa được tổ
chức, trong đó có những di tích nổi tiếng như đền Ỷ Lan, đền Chử Đồng Tử. Đặc biệt, hội
Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc của Việt Nam đã chính thức được Unesco công nhận là
Di sản van hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11/2010.
* Làng nghề:

9


Hiện tại huyện Gia Lâm có một số làng nghề như: Làng nghề gốm sứ Bát Tràng,
làng nghề Quỳ Vàng, may da ở xã Kiêu Kỵ, làng nghề bào chế thuốc Nam, thuốc Bắc ở xã
Ninh Hiệp. Làng gốm Bát Tràng là làng nghề nổi tiếng trong nước và quốc tế, đã được quy
hoạch thành làng nghề kết hợp với du lịch. Với hệ thống làng nghề đa dạng và phong phú
đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của của huyện và tạo cơ hội
việc làm cho người dân địa phương.
1.3. Thực trạng môi trường.
Trong giai đoạn vừa qua, hòa chung với công cuộc đổi mới của thành phố
Hà Nội, huyện Gia Lâm đã và đang diễn ra quá trình chuyển dịch mạnh mẽ về
kinh tế - xã hội. Các khu vực thị trấn và các trung tâm kinh tế xã hội, các khu
làng nghề CN - TTCN đang được xây dựng và phát triển mạnh, đang đe dọa đến
mức độ ô nhiễm tới môi trường đất, nước, không khí của địa phương, đặc biệt là
các xã có nhiều hộ kinh doanh như: Bát Tràng, Kiêu Kỵ…..
Hiện trạng rãnh tiêu thoát nước thải khu dân cư nhiều nơi đã bị xuống cấp,
chưa có nắp đậy nhưng hầu hết các xã, thị trấn, chưa có kinh phí xây dựng, tu sửa,
nạo vét, đang phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương.

Tình trạng ô nhiễm môi trường đất do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
đang gia tăng nhanh chóng do người dân sử dụng hóa chất trong nông nghiệp đã
và đang tác động ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường trước mắt
cũng như lâu dài.
Vấn đề đáng lưu ý nhất hiện nay là việc sạt lở đất vùng ven sông Hồng và
ảnh hưởng của lũ sông khu vực ngoài đê làm mất đi nhiều hecta đất canh tác và
nhiều hộ dân đã buộc phải chuyển nơi ở. Mặc dù hệ thống đê chính và đê bối
luôn được củng cố. Vì vậy, cần lưu ý rất nhiều đến vấn đề ổn định địa bàn dân
cư, đất đai sản xuất, dự kiến trước các biện pháp kịp thời ngăn ngừa, hạn chế,
khắc phục ôn nhiễm môi trường.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

10


Tăng tưởng kinh tế trên địa bàn huyện Gia Lâm đạt 11,3%/năm. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp từ
25,76%/năm xuống còn 20,06% năm 2010.
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 1. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm
Ngành kinh tế

đvt: %

Năm
2006

Năm
2007


Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

- Nông – Lâm – TS

22,7

22,3

22,1

22,1

19,8

- Công nghiệp – XD

54,1

54,3

54,3


52,2

54,7

- Thương mại - DV

23,2

23,4

23,6

24,6

25,5

100

100

100

100

100

Tổng

(Nguồn: Tính toán theo số liệu phòng thống kê huyện Gia Lâm)


2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp;
Sản xuất nông nghiệp huyện Gia Lâm đang từng bước hình thành các
vùng sản xuất tập trung chuyên canh như:
- Vùng chăn nuôi bò sữa và bò thịt ở các xã ven đê Sông Đuống và ven
sông Hồng như: Phù Đổng, Văn Đức, Lệ Chi, Trung Mầu, Dương Hà. Đây là
các khu vực xa đô thị và có diện tích bãi chăn thả rộng.
- Vùng nuôi lợn nạc được hình thành ở các xã: Đa Tốn, Dương Quang,
Văn Đức, Đặng Xá, Yên Thường, Phù Đổng, Trung Mầu.
- Vùng rau an toàn được hình thành tại các xã: Văn Đức, Đông Dư, Đặng
Xá, Lệ Chi.
- Vùng cây ăn quả tập trung ở các xã: Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Đông Dư.
- Vùng lúa cao sản, chật lượng cao tập trung ở các xã: Đa Tốn, Dương Xá,
Yên Thường, Phù Đổng, Trung Mầu.
- Vùng trồng hoa, cây cảnh hình thành ở một số xã: Lệ Chi, Đa Tốn,
Ninh Hiệp, Phù Đổng, Trung Mầu. Tuy nhiên diện tích trồng hoa và cây cảnh
còn ít, chưa tương xứng tiềm năng thị trường tiêu thụ hoa cây cảnh của thị
trường Hà Nội.
- Sản lượng một số cây trồng chính năm 2010 như sau; Thóc 28,27 nghìn
tấn, ngô 9452 tấn; rau 38873 tấn, trong đó rau an toàn 20523 tấn; đậu tương
1600 tấn, quả các loại 26100 tấn.
11


Chăn nuôi phát triển khá: tổng đàn trâu năm 2010 có 134 con, giảm 17
con so với năm 2006. Đàn bò có 9318 con, trong đó có 2500 con bò sữa. Đàn
lợn có 50,72 nghìn con. Đàn gia cầm có 362,27 nghìn con, chăn nuôi gia cầm
nhỏ lẻ được thay thế bằng chăn nuôi tập trung.
Sản phẩm chính của nghành chăn nuôi gồm: thịt lợn hơi 15,56 nghìn tấn,
thịt gia cầm 718,7 tấn, trứng 16,23 triệu quả; sữa tươi 11,67 nghìn tấn.

Các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp từng bước phát triển nhưng
chưa tương xứng với tiềm năng. Giá trị dịch vụ trong nông nghiệp năm 2006 chỉ
đạt 7,454 tỷ đồng; năm 2010 cũng chỉ đạt 11,219 tỷ đồng.
Nông nghiệp ở huyện Gia Lâm trong những năm qua đã có bước phát
triển đáng khích lệ song vẫn còn thể hiện một số hạn chế:
+ Sản xuất nhỏ lẻ, các mô hình trang trại còn ít.
+ Đầu tư thâm canh và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất
chưa tương xứng với tiềm năng là một địa bàn ở gần các trung tâm đào tạo,
nghiên cứu lớn về nông nghiệp.
+ Các vùng sản xuất chuyên canh hoa, cây cảnh, rau an toàn, sản phẩm
quả, lợn nạc, gà ta chưa phát triển mạnh.
+ Chưa khai thác tốt tiềm năng phát triển nông nghiệp du lịch sinh thái.
+ Chưa thật sự quan tâm đến vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm, các hoạt động dịch vụ tiêu thụ sản phẩm còn non yếu, chủ yếu do nông
dân tự sản tự tiêu.
2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp;
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Gia Lâm cũng chủ yếu
phát triển theo mô hình kinh tế hộ gia đình. Toàn vùng có 6325 hộ cá thể tham
gia các hoạt động công nghiệp, TTCN và xây dựng. Số doanh nghiệp tại 20 xã
hiện có 200 doanh nghiệp CN – TTCN, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân
quy mô nhỏ.
Kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng còn
phát triển ở mức khiêm tốn. Hiện tại mới có 10 HTX, trong đó có 7 HTX sản
xuất TTCN và 3 HTX dịch vụ phát triển các nghành TTCN.
Trên địa bàn Huyện có các làng nghề truyền thống như làng nghề gốm sứ
Bát Tràng, làng nghề quỳ vàng, may da Kiêu Kỵ, làng nghề bào chế thuốc nam,
12


thuốc bắc Ninh Hiệp. Các làng nghề này không những góp phần tạo việc làm,

nâng cao thu nhập cho người dân trong huyện mà còn thu hút đáng kể lao động
ở các tỉnh ngoài.
Khu vực nông thôn Gia Lâm đã hình thành các khu cụm công nghiệp như:
Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị; cụm công nghiệp thực phẩm Hapro (Lệ
Chi); cụm sản xuất công nghiệp Kiêu Kỵ; cụm công nghiệp Ninh Hiệp. Bên
cạnh đó còn có các làng nghề truyền thống như làng nghề gốm sứ Bát Tràng,
Kim Lan, làng nghề quỳ vàng và may da Kiêu Kỵ. Việc hình thành các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp ở khu vực nông thôn huyện Gia Lâm đã tác động tích
cực đến tiến trình phát triển kinh tế nông thôn. Một lực lượng lớn lao động, chủ
yếu là lao động trẻ được thu hút vào làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và
các làng nghề góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập
cho lao động nông thôn. Các nghành nghề thủ công cũng phát triển khá đa dạng
như nghề cơ khí sản xuất hàng sắt, hàng nhôm, đồ gỗ, đồ gia dụng, cơ khí sửa
chữa…thu hút nhiều lao động.
Tuy nhiên, phát triển CN – TTCN ở khu vực nông thôn huyện Gia Lâm
đang gặp phải một số khó khăn, trở ngại:
+ Nguy cơ nhiễm môi trường cao, đòi hỏi phải lựa chọn các nghành công
nghiệp sạch hoặc các nghành công nghiệp ít nguy hại cho môi trường là vấn đề
không phải dễ dàng.
+ Quy hoạch mặt bằng cho phát triển các khu, cụm công nghiệp gặp khó khăn.
+ Công tác quản lý điều hành của chính quyền các cấp còn hạn chế trong các
lĩnh vực chủ yếu như quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, quản lý trật tự xây dựng.
+ Cơ chế thủ tục phiền hà, chậm được đổi mới làm chậm tiến độ thực hiện
các dự án đầu tư xây dựng, từ đó ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ mở rộng các
cơ sở sản xuất công nghiệp.
+ Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất còn yếu kém.
+ Cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt hơn.
2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ.
Thương mại - du lịch, dịch vụ những năm gần đây đã có bước phát triển
đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động xã hội. Thị trường nông

13


thôn được mở rộng, các chợ được quan tâm đầu tư nâng cấp, hàng hoá tiêu thụ
hàng năm tăng khá. Thương mại - dịch vụ đang thực sự là thế mạnh của nhiều
xã trong huyện.
Tăng trưởng nghành thương mại dịch vụ đạt 15,63 %, là ngành có tốc độ
tăng trưởng cao nhất. Các hoạt động thương mại dịch vụ ở nông thôn phát triển
khá đa dạng đã taọ điều kiện thúc đẩy phát triển nghành nông nghiệp, công
nghiệp – TTCN và tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn.
Các tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch đang từng bước được đầu tư khai
thác, nhất là du lịch làng nghề đã bước đầu phát triển ở Bát Tràng là tiền đề rất
tốt cho việc đầu tư khai thác tiềm năng du lịch làng nghề. Mặt khác, ở khu vực
nông thôn đã xuất hiện một số mô hình du lịch sinh thái kết hợp với ẩm thực
mang lại hiệu quả cao, hứa hẹn một tiềm năng to lớn về phát triển du lịch nông
nghiệp – sinh thái. Tuy nhiên so với tiềm năng to lớn về dịch vụ du lịch thì tiềm
năng này vẫn chưa được khai thác có hiệu quả.
Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển khá mạnh, đảm bảo thông tin liên
lạc thông suốt. Các loại dịch vụ đa dạng và phong phú như: dịch vụ điện thoại, gửi tiết
kiệm, chuyển phát nhanh…
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.
2.3.1. Dân số
Tính đến năm 2011 dân số trung bình toàn huyện Gia Lâm là 243.957
người, 61806 hộ Qua các năm, quy mô dân số của huyện ngày một gia tăng cả
về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện năm
2011 đạt mức 1,5%.
Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 2.126 người/km2, dân số phân bố
không đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Dân số chính trên toàn huyện thành
phần dân tộc kinh là chính..
Phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thôn là chính với 20 xã vùng nông

thôn người, chiếm 85,5% tổng dân số toàn huyện, dân số đô thị chỉ tập trung ở khu
vực hai thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ chiếm 14,5% tổng dân số toàn huyện.
2.3.2. Lao động
14


Chương trình lao động về việc làm luôn được cấp Đảng, chính quyền và
các ban ngành trong huyện quan tâm. Huyện có nhiều hình thức tạo việc làm
cho lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Đã giải quyết việc
làm tại chỗ cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể thanh niên
đến tuổi lao động, những người bị dôi dư trong quá trình chuyển dịch kinh tế
nông nghiệp, TTCN và làng nghề.
Năm 2010, toàn huyện có 124.458 người trong độ tuổi lao động chiếm
51,02% tổng số dân tự nhiê toàn huyện. Trong đó, tổng số lao động ở khu vực
nông thôn năm 2010 của huyện là 106.929 lao động, tốc độ tăng 2,39%/năm, lao
động đang làm trong các ngành nghề kinh tế có 101.761 người.
Chất lượng nguồn lao động tương đối khá. Năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo
tại các trường Cao Đẳng, Đại học nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề là 17%.
Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có một lượng lớn người bước vào độ
tuổi lao động. Do đó, huyện cũng đang nỗ lực giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức
và đòi hỏi có các giải pháp mang tính khả thi.
2.3.3. Mức sống – thu nhập
Là một huyện ngoại thành, đa phần người dân trên địa bàn huyện sinh sống bằng
nghề nông nghiêp. Thu nhập của cư dân nông thôn huyện Gia Lâm ngày càng được cải
thiện, theo đánh giá thực tế đạt khoảng 17,9 triệu đồng/người/năm, cao hơn thu nhập
bình quân của cư dân nông thôn toàn thành phố.
Kết quả giảm nghèo đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận. Năm 2011 theo
tiêu chuẩn nghèo mới của thành phố Hà Nội, khu vực nông thôn huyện Gia
Lâm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 3,0%. Trên địa bàn huyện đến nay vẫn còn
3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao là Trung Mầu, Lệ Chi và Dương Quang.


15


2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.
2.4.1. Tình hình phát triển đô thị
Mạng lưới các điểm dân cư đô thị huyện Gia Lâm đang trong quá trình
phát triển. Hiện tại huyện Gia Lâm có hai thị trấn: Thị trấn Yên Viên và Thị trấn
Trâu Quỳ.
1) Thị trấn Yên Viên:
- Thị trấn Yên Viên, hiện có diện tích khoảng 98, 45 ha với quy mô dân
số khoảng 1,2 vạn người, là đô thị cấp V. Theo quy hoạch tổng thể Hà Nội đã
được phê duyệt, thị trấn Yên Viên là một khu đô thị thuộc thành phố trung tâm.
- Thị trấn Yên Viên là thị trấn phát triển đã lâu, được hình thành trên cơ
sở đầu mối giao thông đường sắt – Ga Yên Viên và một số xí nghiệp công
nghiệp, kho tàng phục vụ cho ga Yên Viên. Tại đây có 1 vấn đề đặc biệt phải
giải quyết: Mở rộng, tạo lập quỹ đất mới để đáp ứng nhu cầu phát triển và việc
di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nằm xen kẽ trong
các khu dân cư tới các khu, cụm công nghiệp tập trung.
2) Thị trấn Trâu Quỳ:
- Thị trấn Trâu Quỳ có diện tích khoảng 719, 24 ha với quy mô dân số
khoảng 18, 9 vạn người, là thị trấn huyện lỵ của huyện Gia Lâm, theo quy hoạch
tổng thể Hà Nội đã được phê duyệt, thị trấn Trâu Quỳ là đô thị cấp IV.
- Thị trấn Trâu Quỳ được thành lập năm 2005 (theo Nghị định số
02/2005/NĐ-CP ngày 5/1/2005 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập
phường thuộc các quận Ba Đình, Cầu Giấy và thành lập thị trấn Trâu Quỳ,
huyện Gia Lâm) là một đô thị phát triển mới. Hiện tại đây đang có nhiều dự án
xây dựng đô thị đang được triển khai.
Nhìn chung, hệ thống đường nội thị tại đô thị trên địa bàn huyện tương
đối tốt, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng (đặc biệt là thị trấn Trâu

Quỳ) đây là những đầu tàu thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
huyện theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tương lai.

16


2.4.2. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Huyện Gia Lâm có 20 xã, trung bình mỗi xã có quy mô đất đai khoảng
550ha, dân số khoảng 9,4 ngàn người. (Diện tích đất lớn nhất là xã Phù Đổng
khoảng 1166 ha, nhỏ nhất là xã Bát Tràng, khoảng 164 ha).
Các điểm dân cư nông thôn trong các xã phân bố phù hợp với việc canh
tác nông nghiệp. Có xã, dân cư chủ yếu tập trung tại một điểm (ví dụ như Ninh
Hiệp, Phù Đổng, Bát Tràng...), có xã, các dân cư phân tán thành nhiều điểm
cách xa nhau (ví dụ như Yên Thường, Lệ Chi ...).
Quá trình đô thị hoá tại các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Gia
Lâm diễn ra tương đối chậm. Tại đây chưa hình thành các trung tâm cụm xã,
trung tâm dịch vụ nông thôn thúc đẩy các hoạt động dịch vụ và phục vụ sản xuất
nông nghiệp theo hướng hàng hoá.
Hiện tại đây đang có nhiều dự án xây dựng các cụm công nghiệp (Ninh
Hiệp, Kim Sơn, Lệ Chi, Kiêu Kỵ..) và các dự án phát triển đô thị khác là nhân tố
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và đô thị hoá trong khu vực.
Tuy nhiên, ở các địa bàn khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện các công
trình công cộng như: chợ, nhà văn hóa, trạm y tế, trường học, sân thể thao, đường
giao thông, rãnh thoát nước, … chưa đầy đủ, chất lượng còn thấp, thiếu đồng bộ do
đó chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho người dân.
Môi trường sống của người dân nông thôn đang bị đe dọa bở mức độ ô
nhiễm nguồn nước thải sinh hoạt, rác thải, khói bụi…. Tại các khu dân cư nông
thôn nước thải hầu như được thải trực tiếp ra cống rãnh gần nhà rồi đổ ra ao,
sông…, và rác thải cũng trong tình trạng tương tự, đã và đang ảnh hưởng tới sức
khỏe của người dân địa phương.

2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.
2.5.1. Giao thông
Huyện Gia Lâm có mạng lưới giao thông khá phát triển và phân bố đều
khắp với 3 loại: giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Hệ thống giao
thông trên địa bàn huyện phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao.
Nhiều tuyến được đầu tư đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội.

17


Hệ thống giao thông của huyện Gia Lâm hiện nay đã cơ bản đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội hiện tại nhưng với tốc độ đô thị hoá nhanh thì hệ
thống giao thông nông thôn sẽ trở nên bất cập, cần tiếp tục được xây dựng và cải
tạo nâng cấp.
Tại 20 xã có 911,05 km đường giao thông, trong đó: đã trải nhựa hoặc đổ
bê tông 441,08 km (48,42 %), trong đó có 199,92 km còn tốt (45,32 %), 241,17
km xuống cấp (54,68 %); và 469,97 km là đường cấp phối hoặc đường đất
(51,58 %). Hiện trạng hệ thống giao thông huyện cụ thể như sau:
(1) Hệ thống đường sắt:
Trong địa bàn huyện có hai tuyến đường sắt chính đi qua, rẽ nhánh từ ga
Gia Lâm.
- Tuyến đi các tỉnh phía Bắc qua ga Yên Viên. Tuyến này chạy song song
với đường Quốc lộ 1A.
- Tuyến đường sắt đi Hải Phòng chạy dọc theo Quốc lộ 5.
Ngoài hai tuyến đường quốc gia trên trong khu vực còn có các nhánh
đường sắt rẽ vào XN sửa chữa toa xe Yên Viên. Đường sắt có hai loại khổ
đường rộng 1m và 1435mm, cao độ nền đường sắt đều rất cao so với khu vực
xung quanh.
Trong địa bàn huyện có hai ga: Ga Yên Viên (ga lập tàu) và ga Phú Thị
(ga trung chuyển).

Hệ thống đường sắt có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã
hội trên địa bàn huyện.
(2) Hệ thống đường thủy:
Đường thủy trong phạm vi huyện khai thác cả ở sông Hồng và sông Đuống.
- Sông Hồng có khả năng đáp ứng đi lại cho tàu đến 1000 tấn. Tuy nhiên
do điều kiện địa chất thuỷ văn rất khó tổ chức các cảng sông tại bờ Bắc sông
Hồng (trên địa bàn huyện).
- Trên sông Đuống hiện có hai cảng nhỏ là cảng Đông Trù và cảng của
nhà máy Diêm, Gỗ Cầu Đuống nằm ngoài phạm vi huyện. Mạng lưới giao thông
thuỷ hiện tại chưa được khai thác triệt để.
(3) Hệ thống đường bộ:
a. Hệ thống đường quốc lộ, đường vành đai:

18


- Đường quốc lộ 1A mới (đường vành đai 3) từ Cầu Thanh Trì lên phía
Bắc đi Bắc Ninh, đường đang trong giai đoạn hoàn thiện, đường có mặt cắt thiết
kế rộng 29, 5m và 42m, chiều dài hiện tại trong phạm vi huyện là 5355m.
- Đường quốc lộ 1A cũ chạy từ Tây Nam lên Đông Bắc từ Cầu Đuống,
Yên Viên với chiều dài trong phạm vi huyện là 3895m. Tuyến đường này còn
đóng vai trò là đường đô thị, đường có mặt cắt ngang 10 -12m, mặt đường bê
tông thấm nhập nhựa. Hiện đang được dự kiến mở rộng với mặt cắt rộng 48m.
- Đường quốc lộ 5 đi Hải Phòng, chiều dài tuyến đường trong phạm vi
huyện là 4582m, mặt cắt đường gồm hai dải xe mỗi chiều rộng 10,5m, dải phân
cách trung tâm rộng 0,5m.
- Hiện tại chính phủ đang triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường Hà Nội
- Hưng Yên và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Mặc dù trên địa bàn có nhiều tuyến quốc lộ và đường vành đai đi qua,
nhưng các tuyến này chưa được xây dựng đồng bộ, thiếu các đường thu gom,

cầu vượt dân sinh đấu nối với tuyến đường của địa phương nên thường xuyên
xảy ra tai nạn giao thông.
- Hệ thống đường giao thông trong liên huyện, liên xã, liên thôn và trong
các khu vực đô thị:
Trong huyện còn có hệ thống đường liên xã, liên thôn nối từ các điểm dân
cư ra đường 1A, đường 5 và đường vành đai 3. Hệ thống này có tổng chiều dài
là 89911m, có mặt cắt ngang 4- 10m, kết cấu mặt đường là đá dăm, hoặc bê tông
thấm nhập nhựa, chất lượng thấp.
Hiện tại trên địa bàn huyện có nhiều dự án đầu tư xây dựng một số trục
giao thông chính: Đường Phú Thị - Lệ Chi (rộng 23m); Đường Yên Viên - Đình
Xuyên - Phù Đổng - Trung Mầu (rộng 23m); Đường Dốc Hội - ĐHNN1 - Bát
Tràng (rộng 22m)...
Tại các khu vực phát triển mới, hệ thống giao thông khu công nghiệp và
khu đô thị đang được đầu tư xây dựng. Đây là các tuyến đường được thiết kế
theo tiêu chuẩn đô thị (Khu đô thị Đặng Xá; KCN Dương Xá)...
Mật độ các tuyến đường từ đường liên thôn trở lên (đường có mặt cắt
ngang rộng từ 4m trở lên) đạt khoảng 1km/1km2.
- Đường trục xã, liên xã có tổng chiều dài 97,76 km chiều rộng nền đường
phổ biến từ 5 – 8 m, mặt đường phổ biến 3,5 – 5 m. Đã trải nhựa hoặc đỏ bê
19


×