Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông cấp II và III qua môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.4 KB, 66 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

***

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
CẤP II VÀ III QUA MÔN ĐỊA LÝ

ĐỀ TÀI CẤP BỘ
SỐ : B93 - 30 -14

Chủ nhiệm đề tài : PTS - Phạm Xuân Hậu
Nhóm thực hiện : Khuất Huy Thành
Đào Ngọc Cảnh
Trần Thị Tuyết
Tạ Thị Ngọc Bích

TP. HCM : 1995


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I - TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Ngay từ khi xuất hiện trên trái đất, con ngƣời đã gắn bó với thiên nhiên. Do nhu cầu sinh
tồn, con ngƣời đã chủ động khai thác tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống của mình. Qua
quá trình tác động, con ngƣời khai thác, cải tạo tài nguyên thiên nhiên đem lại lợi ích lớn, song
do khai thác không có kế hoạch, phƣơng tiện thủ công đã gây ra những hậu quả không lƣờng
làm tổn hại đến tài nguyên và môi trƣờng.
Khi lực lƣợng sản xuất chƣa phát triển, các tác động vào môi trƣờng còn đơn giản, hạn
hẹp, hậu quả gây ra không rõ lắm. Nhƣng khi lực lƣợng sản xuất phát triển, sự tác động vào môi
trƣờng mạnh mẽ hơn, qui mô rộng lớn hơn. Đặc biệt từ khi nền khoa học kỹ thuật phát triển nhƣ


vũ bão, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, sự gia tăng dân số quá nhanh
đã dần đƣa tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trƣờng sinh thái bị "khủng hoảng" nghiêm
trọng, điều đó đặt ra cho mỗi quốc gia trên thế giới và cả cộng đồng là phải làm gì, làm thế nào
để ngăn chặn thực trạng trên, cứu lấy cuộc sống của nhân loại trên hành tinh.
Nhiều cuộc hội thảo quốc tế đã đƣợc tổ chức để bàn bạc, tìm cách giải quyết, nhiều quốc
gia trên thế giới đã ban bố những đạo luật nhằm cứu vãn, ngăn chặn nguy cơ suy thoái môi
trƣờng, làm thế nào để đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao cuộc sống cho con
ngƣời mà không làm tổn hại đến môi trƣờng là trách nhiệm của mỗi quốc gia và cả cộng đồng.
Ngày nay chúng ta có thể tiến hành hàng loạt các biện pháp thực hiện, song biện pháp
nâng cao dân trí về lĩnh vực tài nguyên môi trƣờng, trang bị những kiến thức căn bản, cần thiết
về bảo vệ môi trƣờng cho mọi ngƣời, mọi lứa tuổi thông qua trƣờng học là biện pháp rất cần
thiết và có thể đem lại hiệu quả cao. Đây cũng là mục tiêu chủ yếu của chƣơng trình giáo dục
môi trƣờng quốc tế (IEEP) của UNESCO và UNEP (United Nation Environment Programme),
ngoài nhiệm vụ nghiên cứu môi trƣờng về các mặt, cơ quan này còn giúp các quốc gia xây
dựng chƣơng trình và đào tạo cán bộ về bảo vệ môi trƣờng của tất cả các cấp trong ngành giáo
dục của nƣớc mình từ mẫu giáo đến đại học và trên đại học.

1


Ở nƣớc ta trong những năm gần đây, việc giáo dục môi trƣờng đã bắt đầu đƣợc đƣa vào
nhà trƣờng bằng hình thức này hay hình thức khác (có thể tích hợp, lồng ghép vào bài giảng các
môn học, báo cáo chuyên đồ...) nhƣng chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao, vì đội ngũ giáo viên và học
sinh các cấp chƣa nhận thức đầy đủ về khái niệm và vai trò của giáo dục môi trƣờng trong
trƣờng học. Mặt khác giáo viên ở các trƣờng chƣa xác định đƣợc việc lồng ghép, tích hợp nội
dung vào các môn học nhƣ thế nào để giảng dạy giáo dục môi trƣờng có hiệu quả.
Giáo dục môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng ở cấp II và III có thể thông qua nhiều môn
học, mỗi môn có những ƣu thế riêng, nhƣng nếu xét về những nội dung cần cung cấp cho học
sinh về khái niệm môi trƣờng, những thành phần của môi trƣờng, tác động của môi trƣờng đến
sản xuất xã hội, vai trò của con ngƣời trong việc khai thác, cải tạo làm thay đổi môi trƣờng thì

môn địa lý là thuận lợi nhất. Vì vậy tôi đã chọn và thực hiện đề tài: "Giáo dục môi trƣờng cho
học sinh phổ thông cấp II và III qua môn địa lý ".

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.
Trên cơ sở mục đích giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng phổ thông, kết hợp với
những nội dung có thể khai thác để giáo dục môi trƣờng trong môn địa lý ở cấp II và III, làm
cho học sinh hiểu rõ, nắm chắc hệ thống những khái niệm về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng.
Từ đó thông qua các bài giảng địa lý cụ thể, giáo viên khai thác nội dung có liên quan đến môi
trƣờng, truyền đạt cho học sinh hiểu đƣợc mối quan hệ giữa môi trƣờng và cuộc sống, ảnh
hƣởng của sự ô nhiễm môi trƣờng đến sinh hoạt của con ngƣời, từ đó tự xây dựng cho mình ý
thức bảo vệ môi trƣờng ngay trong gia đình, địa phƣơng mình cơn trú và của cả cộng đồng...

III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.
Do đặc điểm của môn học, đề tài chỉ nghiên cứu khai thác nội dung môi trƣờng cho học
sinh cấp II và III qua các bài giảng địa lý cụ thể trong chƣơng trình sách giáo khoa địa lý hiện
hành và một số nội dung thực tiễn khi đƣa học sinh đi thực địa ở ngoài trời.

2


IV. CÁC QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU.
Sự hình thành và phát triển của các thành phần tự nhiên trên trái đất luôn diễn ra trong
mối quan hệ khăng khít chặt chẽ với nhau. Sự phân hóa giữa các khu vực dẫn đến sự khác nhau
về khả năng khai thác tài nguyên và môi trƣờng. Tuy nhiên trên mỗi phạm vi lãnh thổ ít nhiều
đều đã và đang hoặc sẽ diễn ra sự tác động của con ngƣời trong qua trình phát triển. Mối quan
hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng diễn ra thƣờng xuyên, khi con ngƣời tác động vào các yếu tố
tự nhiên, sẽ làm thay đổi cơ bản môi trƣờng. Vì vậy khi khai thác những nội dung trong bài địa
lý không thể không đề cập đến mối quan hệ đó và những tác động qua lại của các mối quan hệ
diễn ra ngay trên đất nƣớc, địa phƣơng của mình đang sống.
Mối quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng cũng nhƣ tác động qua lại (tốt và không tốt)

phải đƣợc khai thác qua nội dung từng bài giảng, từng chƣơng, mục phù hợp với đặc trƣng của
địa lý, thông qua đó làm cho học sinh hăng say với môn học địa lý hơn, hỏi vì địa lý đã cung
cấp cho họ những hiểu biết tổng hợp về cuộc sống và những vấn đề đang diễn ra xung quanh
cuộc sống, từ đó mà học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng.

V. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
V. l. Phương pháp nghiên cứu hệ thống.
Theo lý thuyết hệ thống, có thể coi giáo dục môi trƣờng là một hệ thống trong đó bao
gồm nhiều yếu tố: Chƣơng trình, sách giáo khoa, giáo viên và học sinh. Giữa các yếu tố của hệ
thống này có liên quan chặt chẽ, khăng khít với nhau. Vì thế, để xác định đƣợc nội dung và hình
thức giáo dục môi trƣờng cần khai thác những nội dung phù hợp với chƣơng trình sách giáo
khoa, thực hiện đúng mục đích giảng dạy để học sinh hiểu và tiếp thu đƣợc những nội dung cần
thiết.

V.2. Phương pháp quan sát.
Thông qua việc quan sát các sự vật, hiện tƣợng địa lý đang diễn ra hàng ngày, những
hoạt động sản xuất, sinh hoạt để học sinh thấy đƣợc mối quan hệ qua lại giữa con ngƣời và môi
trƣờng, từ đó

3


khơi dậy ý thức cho học sinh chủ động học tập, tìm hiểu, thực tế. Từ đó tìm phƣơng pháp giáo
dục môi trƣờng cho hiệu quả.

V.3. Phương pháp trao đổi so sánh
- Qua nội dung các bài giảng địa lý với thực tế, giáo viên và học sinh có thể trao đổi về
những khái niệm môi trƣờng, so sánh hiện trạng môi trƣờng ở địa phƣơng này với địa phƣơng
khác, so sánh hình thức giáo dục này với hình thức giáo dục khác, giữa môn này với môn khác,
từ đó hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về ảnh hƣởng của môi trƣờng với cuộc sống, thấy rõ hơn trách

nhiệm phải bảo vệ môi trƣờng.

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I : NỘI DUNG - KIẾN THỨC GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG QUA
MÔN HỌC ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH CẤP II VÀ II Ở NƢỚC TA.
I. Việc đưa giáo dục môi trường vào nhà trường
Giáo dục môi trƣờng hiện nay đang là chiến lƣợc toàn cầu đƣợc tất cả các quốc gia trên
thế giới hƣởng ứng.
Hội nghị liên hợp quốc về môi trƣờng tại Slockholm năm 1972 ( Thụy Điển ) đã kêu gọi
chính phủ các nƣớc và tất cả các dân tộc cùng cố gắng bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sống của
con ngƣời, vì lợi ích to lớm của loàn thế giới loài ngƣời hôm nay và mai sau, và đề nghị
UNESCO đẩy mạnh và tăng cƣờng giáo dục môi trƣờng lại các trƣờng trung học và đại học.
Tháng 10.1975 tại Beogracl, đã diễn ra hội nghị quốc tố về giáo dục bảo vệ môi trƣờng.
Hội nghị đã công bố hiến chƣơng về bảo vệ môi trƣờng. Trƣớc tình hình đỏ, tổ chức văn hóa xã
hội ( UNESCO ) của liên hiệp quốc đã đƣa ra một chƣơng trình cụ thể về giáo dục môi trƣờng
trong nhà trƣờng nhƣ :
- Cho học sinh thấy mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các thành phần tự nhiên.
- Sự mãi cân bằng trong tự nhiên và tác hại của chúng với đời sống sản xuất và sinh
hoạt.
- Thấy sự cần thiết phải bảo vệ môi trƣờng.

4


Đặc biệt trong hội nghị thƣợng đỉnh về trái đất tại Rio De Janeiro (Brazin) 1992 đã xác định
chiến lƣợc hành động cho loài ngƣời về môi trƣờng và phát triển ở thế kỷ 21. Trong đó có
hành động xem xét lại về giáo dục môi trƣờng và đƣa nội dung giáo dục môi trƣờng vào
chƣơng trình giáo dục cho tất cả các lớp ở mọi cấp. Đây cũng là một trong những mục tiêu chủ
yếu của chƣơng trình giáo dục môi trƣờng quốc tế( IEEP ) của UNESCO và UNEP.
Ngày nay nhiều quốc gia trên thế giới đã ban bố những đạo luật, những quyết định

nhằm cứu vãn nguy cơ suy thoái môi trƣờng. Tuy nhiên những quyết định của các cấp chỉ có
hiệu quả khi các tầng lớp nhân dân có nhận thức đầy đủ về vai trò của mỗi trƣờng với cuộc
sống, và tác hại của việc môi trƣờng bị hủy hoại, bị ô nhiễm, ảnh hƣởng đến cuộc sống hàng
ngày của họ và cả thế hệ mai sau.
Việc giáo dục cho mỗi ngƣời và cả cộng đồng là hết sức cần thiết và cấp bách. Giáo
dục có thể bằng nhiều cách khác nhau, song một trong những biện pháp có thể đem lại kết quả
lâu dài là giáo dục nhận thức về môi trƣờng và ý thức bảo vệ môi trƣờng cho thế hệ sẽ làm chủ
tƣơng lai của đất nƣớc, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trƣờng (từ mẫu giáo đến đại
học).

II. Giáo dục môi trường trong nhà trường ở các nước
Các nƣớc trên thế giới còn rất khác nhau về cách phân chia cấp học và tên gọi của cấp
học. Cách phân cấp và tên gọi tuy có khác nhau nhƣng chung lại cả ba bậc học ở phổ thông
đƣợc chia làm ba giai đoạn thời gian ( tƣơng đƣơng ba cấp ).
Cấp đầu thu nhận những học sinh từ 5-6 tuổi, học 5-6 năm gọi là cấp tiểu học, rồi tiếp
theo là cấp trung học ( cấp II và III ), ở mỗi cấp học có nội dung giáo dục môi trƣờng khác
nhau theo nhận thức của từng cấp.
II. 1. Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông

Từ trƣớc thập kỉ 60 đến những năm đầu của thập kỉ 70 hầu hết các nƣớc chƣa chú trọng
đến công tác giáo dục môi trƣờng trong các trƣờng phổ thông. Đến những năm cuối của thập
kỉ 70 sau khi có kế hoạch hoạt động của tổ chức UNESCO, UNDP, thì việc giáo dục môi
trƣờng cho học sinh mới bắt đầu đƣợc đẩy mạnh.

5


Hầu hết các nƣớc này đều tiến hành giáo dục môi trƣờng từ mẫu giáo, tiểu học đến trung
học, chƣơng trình soạn thảo cho phục vụ giảng dạy theo hệ thống từ thấp tới cao .
Hầu hết các nƣớc không sử dụng thành môn riêng khi giáo dục môi trƣờng cho học sinh

mà dùng hình thức lồng ghép, tính hợp vào các môn học, các bài giảng khi giảng bài của môn
học đó cho học sinh phổ thông với các phƣơng pháp kết hợp giữa giáo dục chính khóa với giáo
dục ngoại khóa, thực hành, thực tập ngoài thiên nhiên nhằm phù hợp với tâm sinh lý, nhận thức
của học sinh
II.2. Trong các trường Trung học chuyên nghiệp – dạy nghề Cao đẳng và Đại học.
Phân tích các nội dung trong chiến lƣợc đƣa giáo dục môi trƣờng vào các trƣờng chuyên
nghiệp, đại học của EMMLIN ( 1984 ), những nội dung này là cơ sở cho việc xây dựng chƣơng
trình giảng dạy môi trƣờng ở các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề.
Kinh nghiệm của các nƣớc khi giáo dục môi trƣờng, họ rất coi trọng vai trò của giáo
viên. Những yêu cầu đặt ra là giáo viên cần phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức
về môi trƣờng thƣờng xuyên, thông qua đó, đội ngũ sinh viên, là những giáo viên tƣơng lai cũng
phải đƣợc bồi dƣỡng nhƣ vậy, mặt khác còn phải trang bị cho họ một phƣơng pháp giảng dạy
thích hợp để khi ra trƣờng họ thực hiện giáo dục có hiệu quả.
Về hình thức giáo dục môi trƣờng ở các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề có thể bằng nhiều cách khác nhau chẳng hạn nhƣ :
- Có thể xây dựng nội dung giáo dục môi trƣờng đƣa thành một môn riêng, khi đƣa vào
chƣơng trình có thể là bắt buộc hoặc tự chọn cho từng chuyên ngành phù hợp.
- Cũng có thể thực hiện việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục môi trƣờng vào các
bài học cụ thể của các tiết dạy, bài dạy, của từng môn học cùng với quá trình truyền đạt kiến
thức chuyên môn cơ bản.
Về phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng ở bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
- dạy nghề, các nƣớc cho rằng cần sử dụng nhiều phƣơng pháp nhằm phát huy năng lực cá nhân,
tự tìm hiểu, phát

6


hiện, phân tích mối quan hệ của những diễn biến về môi trƣờng khi học tập và khi tham quan
thực tế ngoài thiên nhiên, khi thực hành, thí nghiệm hoặc thông qua các sinh hoạt báo cáo

chuyên đề, làm bài lập cuối khóa, luận văn tốt nghiệp...
II.3. Kinh nghiệm giáo dục môi trường trong nhà trường ở một số nước trên thế giới
Kinh nghiệm ở các nƣớc khi thực hiện chƣơng trình giáo dục môi trƣờng cho mọi ngƣời
sẽ thực hiện qua trình kết hợp giữa việc giáo dục trong nhà trƣờng, trong các tổ chức xã hội,
điều trƣớc hết là :
- Nhà nƣớc phải coi việc giáo dục môi trƣờng cho mọi ngƣời là một nhiệm vụ quan
trọng trong chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng của quốc gia, từ đó nhà nƣớc phải thành lập các cơ
quan chức năng chuyên môn về môi trƣờng, và trong các cơ quan này ngoài bộ phận nghiên
cứu, còn phải có bộ phận chuyên về giáo dục môi trƣờng .
- Giáo dục môi trƣờng cần tiến hành thực hiện cho mọi tầng lớp nhân dân nhƣng chú
trọng vào các đối tƣợng phụ nữ, thanh niên, lực lƣợng học sinh là lực lƣợng chủ yếu của xã hội,
là thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc. Ngay từ năm 1975 tổ chức UNESCO đã tập hợp đƣợc 130
nƣớc tham gia vào chƣơng trình rộng lớn về môi trƣờng ( IEEP ), nhiều cuộc thảo luận về giáo
dục môi trƣờng ở Tbilixi (1977 ), Matxcơva (1987) đã định hƣớng cho vấn đề giáo dục môi
trƣờng. Từ năm 1983 đã có nhiều cuốn sách và những báo cáo về kinh nghiệm giảng dạy môi
trƣờng ở các nƣớc. Tổ chức UNESCO đã thực hiện, cho ra đời một số dụng cụ, phƣơng tiện
phục vụ cho giáo dục môi trƣờng nhƣ sách hƣớng dẫn, tranh ảnh, phim... năm 1989, tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã triển khai tại 19 nƣớc một chƣơng trình nghiên cứu về
giáo dục môi trƣờng, cùng với các cuộc hội thảo để giáo viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy
nội dung giáo dục môi trƣờng:
+ Ở Liên Xô trước đây, ngƣời ta đƣa chƣơng trình giáo dục môi trƣờng vào chƣơng
trình địa lý từ lớp 5 đến lớp 10, một hệ thống kiến thức gồm nhiều thuật ngữ, những khái niệm
về môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ tự nhiên, chẳng hạn nhƣ bảo vệ khí quyển, chống ô
nhiễm khí quyển, bảo vệ nguồn nƣớc, chống ô nhiễm nguồn nƣớc, sự thay đổi khí hậu do việc
cải tạo môi trƣờng càng lên các lớp cao hơn, các khái niệm trừu tƣợng càng đƣợc đƣa ra để học
sinh nâng cao nhận thức. Chẳng hạn nhƣ ở lớp 8 những khái niệm thuật ngữ đòi hỏi học

7



sinh phải tự suy nghĩ về những vấn đề nhƣ: Tác động của con ngƣời vào tự nhiên, những hậu
quả của sự tác động không đúng qui luật nhƣ thế nào? các phƣơng pháp đấu tranh sinh học, các
quá trình vôi hóa và các biện pháp khai thác đất mặn, đất bạc màu thoái hóa, các biện pháp khô
hóa đầm lầy, các biện pháp cải lạo rừng, chống xói mòn, lở đất, việc bảo vệ các địa tổng thể và
dự báo bảo vệ tự nhiên... Hay ở lớp 9 nhiều nội dung, thuật ngữ có liên quan đƣợc đƣa ra nhƣ:
Việc phục hồi, tái tạo sản xuất, đến việc bảo vệ tự nhiên trong các điều kiện kinh tế khác nhau,
việc dự báo địa lý, quá trình đô thị hóa và cân bằng sinh thái...
+ Ở Ba Lan: Là một nƣớc sớm đƣa nội dung bảo vệ môi trƣờng vào chƣơng trình các
môn học ở trƣờng phổ thông. Trong lớp học từ lớp 1 đến lớp 5, những kiến thức môi trƣờng,
bảo vệ môi trƣờng dạy chủ yếu là qua các môn học nhƣ: Địa lý, sinh vật, ngữ văn, mỹ thuật.
Trong địa lý, ngoài những bài học có kiến thức môi trƣờng, còn có một số bài riêng nhƣ: "con
ngƣời và môi trƣờng" , "con ngƣời và sinh quyển" , " ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên trong sự
phát triển của xã hội, văn hóa, kinh tế" , "việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên " .
+ Ở Đức: Việc đƣa giáo dục môi trƣờng ở môn địa lý thƣờng đƣa vào các bài học nội
khóa, sử dụng các phƣơng pháp trực quan bằng các phƣơng tiện hiện đại nhƣ phim ảnh qua màn
hình ti vi... Sau đó đƣa chƣơng trình kiến thức môi trƣờng vào các bài tập, bài thực hành, khảo
cứu địa phƣơng... Hay cũng có thể đƣa cho học sinh thảo luận những nội dung có liên quan
trong cuộc sống hàng ngày của các em.
+ Ở Tiệp Khắc: Việc giáo dục môi trƣờng đƣợc coi là quá trình giáo dục có mục đích
xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa con ngƣời và môi trƣờng. Những kiến thức này đƣợc tiến
hành từ các lớp mẫu giáo đến trung học. Hình thức chính là ngoại khóa, tuy nhiên trong chƣơng
trình và sách giáo khoa các môn địa,hóa, lịch sử, vật lý đều có đề cập đến kiến thức về bảo vệ
môi trƣờng.
+ Ở Hungari: Học sinh đƣợc học kiến thức về môi trƣờng ngay từ lớp 4, lớp 5 đến lớp
7, trong chƣơng trình, các môn có dành thời gian thích đáng cho vấn đề giáo dục môi trƣờng...
Trong môn địa lý chú trọng đến vấn đề "ảnh hƣởng của nền kinh tế đến tự nhiên", trong môn
sinh vật có bài "thực vật và vấn đề bảo vệ môi trƣờng" ,

8



"cơ thể và môi trƣờng" , " bảo vệ động thực vật ", các kiến thức giáo dục môi trƣờng đƣa vào
chủ yếu là thông qua các hoạt động ngoại khóa.
+ Ở Hoa Kỳ: Giáo dục môi trƣờng đƣợc thực hiện khá sôi nổi với tổ chức nổi tiếng là
liên đoàn quốc gia bảo vệ cuộc sống hoang dã (NWF ) đã cho giảng dạy các trƣờng 33 bài học
về môi trƣờng có thể áp dụng ngay vào thực tế.
+ Ở Pháp: Bộ giáo dục Pháp luôn luôn kết hợp với các tổ chức quốc tế, các hội đoàn,
các tổ chức địa phƣơng, các cấp chính quyền, các vƣờn quốc gia để đƣa "chƣơng trình hành
động giáo dục" ( PAE ) vào các trƣờng tiểu học và trung học. Trong chƣơng trình giảng dạy địa
lý và khoa học tự nhiên đều đƣợc mở rộng kiến thức bảo vệ môi trƣờng. Ngoài ra các vấn đề
môi trƣờng còn đƣợc trình bày dƣới hình thức các hệ sinh thái trong chƣơng trình địa lý đại
cƣơng nhƣ: Hệ sinh thái vùng đồi, hệ sinh thái đồng cỏ...
Ngày nay ngoài việc bồi dƣỡng và đào tạo dài hạn các giáo viên để giảng dạy về môi
trƣờng đã trở nên cần thiết trong các trƣờng đại học và sƣ phạm ở Pháp.
+ Ở Một số nước trong khu vực Đông Nam Á
Ở các nƣớc Thái Lan, Philipin, Singapore, Indonexia, Nam Triều Tiên, nhiều vấn đề môi
trƣờng đƣợc đặt ra tƣơng tự nhƣ ở Việt Nam, đó là nạn phá rừng, sự gia tăng dân số nhanh, ô
nhiễm môi trƣờng do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa .
Trong các nƣớc này, hầu hết các nƣớc thực hiện giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng
không theo một môn riêng mà thƣờng đƣợc lồng ghép, tích hợp vào các môn học.
* Ở Thái Lan: Việc đƣa giáo dục môi trƣờng vào nhà trƣờng khá sớm, nhà trƣờng đã
chủ động xây dựng khai thác nội dung giáo dục môi trƣờng theo những chủ điểm cho từng cấp
học.
Ví dụ: Ở cấp tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 6) các chủ điểm đƣợc hệ thống từ việc giáo dục
làm sạch đẹp môi trƣờng xung quanh nhƣ nhà cửa, trƣờng học, nơi ở, mở rộng đến việc cho học
sinh ý thức cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhƣ đất, nƣớc, cây cối, động vật và một
số qui định bảo vệ tài nguyên...Cao hơn nữa là cho học sinh nắm đƣợc phƣơng pháp bảo vệ đất,
rừng, nƣớc...
Khi lên cấp II, các chủ đề đƣợc phân theo 2 ngành khoa học tự nhiên và nghiên cứu kinh
tế - xã hội. Các vấn đề môi trƣờng đƣợc đặt ra phạm vi rộng hơn, học sinh khi đƣợc trang bị

kiến thức sẽ thấy hiểu

9


biết đầy đủ hơn về nguyên nhân, tình trạng suy thái môi trƣờng. Biện pháp phòng và chống suy
thoái, ô nhiễm môi trƣờng…
* Ở Singapore: Giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng không đƣợc dạy nhƣ một môn
học, nhƣng các môn học trong chƣơng trình đều bao hàm các nội dung có liên quan tới việc
nghiên cứu về giáo dục sinh thái và môi trƣờng.
Ở cấp tiểu học, chủ đề lớn và chủ yếu là "con ngƣời và môi trƣờng sống của con ngƣời"
trong các môn học tự nhiên. Ở cấp phổ thông trung học, học sinh có thể đƣợc học chủ đề "con
ngƣời và sinh hoạt xã hội gồm các nghiên cứu tổng thể về môi trƣờng".
* Ở Nam Triều Tiên: Mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trƣờng ở các trƣờng tiểu học
và trung học là giúp cho các em có những quan niệm, những khái niệm đại cƣơng về bảo vệ môi
trƣờng và những tác hại của sự ô nhiễm môi trƣờng gây ra. Những nội dung đƣợc trình bày qua
các bài học trong sách giáo khoa, hay qua các phƣơng tiện nghe nhìn hiện đại.
* Ở Inđônêxia: Đã tập trung xây dựng một hộ thống chƣơng trình về giáo dục môi
trƣờng. Mục tiêu của quốc gia này là phải đảm bảo cho thế hệ đƣợc chuẩn bị sẵn sàng, đƣợc
cung cấp đầy đủ các hiểu biết về môi trƣờng để các em có thể hăng say tham gia vào việc giữ
gìn môi trƣờng. Những nội dung giáo dục chủ yếu là nhấn mạnh vấn đề môi trƣờng trong các
chủ điểm của chƣơng trình giáo dục hiện hành mà không xây dựng thêm một môn mới. Việc
giáo dục không nhằm vào các môn học của khoa tự nhiên và xã hội...
Nhƣ vậy, việc giáo dục môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng trong những năm gần đây đã
đƣợc đƣa vào giảng dạy trong nhà trƣờng, nhƣng so với yêu cầu cần thiết của giai đoạn hiện nay
thì các nhà giáo dục ở trên thế giới cho rằng: Nhà trƣờng chƣa làm đƣợc bao nhiêu. Do đó, vấn
đề giáo dục môi trƣờng trong nhà trƣờng vẫn còn phải đi sâu, quan tâm hơn nữa thì mới mong
có kết quả .

III. Đưa giáo dục môi trường vào nhà trường ở Việt Nam

Việt Nam là nƣớc có nền kinh tế nông nghiệp phát triển chậm, quá trình công nghiệp
hoá, hiện dại hoá còn thấp nên những ảnh hƣởng của môi trƣờng với cuộc sống ít thấy thể hiện
rõ, vì vậy chúng ta chƣa chú ý nhiều về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng , chƣa thấy rõ tầm quan
trọng và sự cần thiết phải bảo vệ môi trƣờng. Mãi cho đến thập

10


niên 80-90 cua thế kỷ 20 này, vấn đề môi trƣờng mới đƣợc đƣa vào chƣơng trình quốc sách,
cùng với vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự gia tăng dân số quá nhanh, chúng ta mới đƣa
vấn đề môi trƣờng vào hệ thống những vấn đề cần đƣợc giải quyết cấp bách của đất nƣớc.
Ngoài những biện pháp kỹ thuật đã và đang đƣợc đƣa ra để bảo vệ môi trƣờng, còn có
những văn bản pháp lý của Chính phủ, Bộ khoa học- công nghệ môi trƣờng đã ban hành nhƣ:
- Chỉ thị số 75-TT6 ngày 25 -2 -1993 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số công tác cần
làm ngay để bảo vệ môi trƣờng.
- Chỉ thị số 317- TNKH ngày 27 - 2 - 1993 của bộ công nghệ và môi trƣờng về đẩy
mạnh các hoạt động bảo vệ môi trƣờng ở các địa phƣơng.
- Chỉ thị số 18- CTXKHKT ngày 8 - 4 - 93 của bộ công nghiệp nặng về việc xây dựng
triển khai kế hoạch bảo vệ môi trƣờng trong toàn nghành công nghiệp nặng.
III. 1- Giáo dục môi trường trong các trường phổ thông :
Vấn đề giáo dục môi trƣờng ở nƣớc ta còn quá mới mẻ, trƣớc đây việc đƣa giáo dục môi
trƣờng vào nhà trƣờng cũng không đƣợc chú ý. Từ khi thực hiện cải cách giáo dục (1986), việc
giáo dục môi trƣờng mới dần đƣợc chú ý hơn. Ngoài những hoạt động của các tổ chức đoàn thể,
các phƣơng tiện thông tin đại chúng, việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục môi trƣờng vào
các môn học có đƣợc ngành giáo dục chú ý hơn. Nhƣng thực tế, việc thực hiện còn rời rạc, đội
ngũ cán bộ, giáo viên chƣa đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên để nâng cao kiến thức về môi trƣờng.
Vì vậy, mà chƣa có những biện pháp truyền đạt nội dung có hiệu quả cao.
Ví dụ: Khi trao đổi thăm dò đội ngũ giáo viên ở Tp. Hồ Chí Minh (150 giáo viên) cho
thấy rằng: 56% chƣa đƣợc dự lớp tập huấn, bồi dƣỡng về môi trƣờng, 32% ít khi đƣợc học bồi
dƣỡng, còn chỉ có 8,5% đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên.

- Nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục môi trƣờng, phƣơng thức giáo dục môi
trƣờng, biện pháp giáo dục môi trƣờng cho học sinh cũng còn những khoảng cách nhất định .
Cụ thể: Thông qua trao đổi dự giờ, phát phiếu thăm dò ở một số giáo viên (chủ yếu là
cấp hai) ở Tp. Hồ Chí Minh, Tây Ninh,

11


Sông Bé, Đồng nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ... Trong số 220 phiếu trả lời chúng tôi có đƣợc
kết qua sau:
+ 70% số đƣợc hỏi có nhận thức đúng mục đích của giáo dục môi trƣờng vào trƣờng cấp
III là giáo dục kiến thức và hành vi.
+ 92,5% số giáo viên đƣợc hỏi cho rằng giáo dục môi trƣờng qua môn học là phù hợp,
có thể đem lại hiệu quả cao.
+ 80% số đƣợc hỏi có ý kiến cho rằng việc giáo dục môi trƣờng qua môn địa lý sẽ giúp
học sinh mở rộng thêm kiến thức địa lý và một số môn khoa học khác.
+ 87% cho rằng "bảo vệ môi trƣờng là hành vi đạo đức của mỗi học sinh và mỗi ngƣời,
còn 2,3% còn phân vân, 10% không có ý kiến gì.
+ 79% giáo viên đƣợc hỏi đồng ý với ý kiến cho rằng "giáo viên luôn phải là ngƣời
gƣơng mẫu trong cộng đồng về giáo dục và bảo vệ môi trƣờng".
Việc giáo dục môi trƣờng đã và đang đẩy mạnh trong nhà trƣờng ở nƣớc ta, nhƣng hiện
nay phần lớn mới chỉ thực hiện qua giờ giảng lý thuyết ở trên lớp chứ chƣa có những hoạt động
thực tiễn ở địa phƣơng. Trong quá trình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, phƣơng tiện thƣờng
xuyên sử dụng chủ yếu là sách giáo khoa, bản đồ, tranh ảnh... mà chƣa có phƣơng tiện hiện đại.
III.2. Ở các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Việc đƣa giáo dục môi trƣờng vào các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề hiện nay ở nƣớc ta chƣa có sự thống nhất và đồng bộ, từ việc giáo viên tự
khai thác những kiến thức lồng ghép, tích hợp ở một số bộ môn nhƣ địa lý, sinh vật, giáo dục
công dân, tâm lý giáo dục... đến 1995, khi chƣơng trình cải cách đại học thực hiện theo chƣơng
trình mới, bƣớc đầu chúng ta đƣa bộ môn "môi trƣờng và con ngƣời" vào chƣơng trình của giai

đoạn một đại học đại cƣơng, nhƣng cũng chỉ là chƣơng trình tự chọn, nên chƣa có sự ràng buộc,
hỏi vậy chƣa có khả năng thuyết phục rộng rãi và có hiệu quả.

12


CHƢƠNG II: GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÝ
I. Những khái niệm về môi trường và bảo vệ môi trường
1.1. Những khái niệm về môi trường:
Hiện nay trong các thuật ngữ "môi trƣờng" "ô nhiễm" "tài nguyên" "sinh thái " "phát
triển lâu bền"... đƣợc sử dụng rộng rãi trong tầng lớp nhân dân, ghi nhận nhiều trong sách vở,
tài liệu, trong các phƣơng tiện thông tin đại chúng .Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp việc hiểu
và sử dụng các thuật ngữ này chƣa hoàn toàn chính xác, thậm chí đôi khi còn nhầm lẫn.
Có nhiều khi khái niệm môi trƣờng đƣợc hiểu với nội dung là môi trƣờng sống, môi
trƣờng tự nhiên, nhƣng có lúc đƣợc hiểu rộng hơn, nó bao gồm tất cả các yếu tố của hoạt động
xã hội loài ngƣời. Hiểu theo nghĩa rộng thì môi trƣờng bao gồm tất cả những gì có ở xung
quanh một đối tƣợng mà ngƣời ta nói tới và có những mối quan hệ nhất định đối với nó. Nếu
đối tƣợng đó là cơ thể sinh vật thì môi trƣờng là tất cả những gì trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh
hƣởng tới sự sinh trƣởng, phát triển và sự tồn tại của cơ thể đó. Môi trƣờng đó đồng nghĩa với
môi trƣờng sống hay môi trƣờng tự nhiên ở xung quanh cơ thể sinh vật .
Con ngƣời là một thực thể sinh vật cấp cao (đặc biệt). Do biết chế tạo và sử dụng công
cụ lao động, con ngƣời đã dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào các qui luật sinh học, vào môi trƣờng,
mà còn có tác động trở lại môi trƣờng đó một cách mạnh mẽ. Các nhà địa lý học, tiêu biểu là
X.V Kalexnik đã gọi bộ phận tự nhiên bao quanh con ngƣời bị thay đổi bởi con ngƣời ở mức độ
này hay mức độ khác là môi trƣờng địa lý.
Trong thời đại của chúng ta hiện nay, con ngƣời không phải chỉ sống trong một loại môi
trƣờng mà trong hai môi trƣờng có quan hệ qua lại với nhau. Loại thứ nhất là môi trƣờng địa lý,
đã chịu tác động của con ngƣời. Loại môi trƣờng thứ hai hoàn toàn do con ngƣời với trình độ kỹ
thuật của mình tạo nên nhƣ các thành phố, nhà máy. Từ đó địa lý thêm một khái niệm mới là:
"môi trƣờng nhân tạo". Giữa "môi trƣờng tự nhiên" và "môi trƣờng nhân tạo" khác nhau về mặt

nguồn gốc phát sinh và phát triển. Môi trƣờng tự nhiên xuất hiện trên bề mặt trái đất không phụ
thuộc vào con ngƣời. Ngƣợc lại sự phát triển của môi trƣờng nhân tạo phụ thuộc hoàn toàn vào
sức lao động của con

13


ngƣời. Khái niệm về môi trƣờng tƣơng đối đầy đủ do UNESCO đƣa ra năm 1981 là: "Toàn bộ
các hệ thống tự nhiên và hệ thống do con ngƣời tạo ra ở xung quanh mình, trong đó con ngƣời
sinh sống và bằng lao động đã khai thác những tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo, cho phép
thỏa mãn những nhu cầu của con ngƣời".
Nhƣ vậy, đối với con ngƣời, môi trƣờng không chỉ là nơi tồn tại, sinh trƣởng và phát
triển cho một thực thể sinh vật là con ngƣời mà là "khung cảnh của lao động, của cuộc sống và
sự nghỉ ngơi của con ngƣời". Nó tạo thành thể thống nhất bao gồm nhiều đối tƣởng và hiện
tƣợng tự nhiên nhƣ đất đai, địa hình, khí hậu, nƣớc, động thực vật, các khu dân cƣ, khu sản
xuất, khu bảo vệ thiên nhiên, phong cảnh, các công trình văn hóa, lịch sử...
I.2. Khái niệm về bảo vệ môi trường:
Khái niệm về bảo vệ môi trƣờng là khái niệm phức tạp và luôn luôn phát triển. Vào
những thập kỷ trƣớc đây, ý thức bảo vệ môi trƣờng mới chỉ đƣợc coi là ý thức bảo vệ tự nhiên.
Mà ngay cả thuật ngữ bảo vệ tự nhiên cũng mới chỉ đƣợc sử dụng rộng rãi vào đầu thế kỷ 20
này.
Trong thời kỳ này, khái niệm bảo vệ tự nhiên đƣợc định nghĩa là: "Ý muốn chung hƣớng
tới việc bảo tồn những di sản tự nhiên và việc chăm sóc chúng". Tuy nhiên trong từng giai đoạn
lịch sử khi hoạt động của con ngƣời còn có tính chất cục bộ thì việc bảo vệ tự nhiên chỉ đƣợc
coi nhƣ là việc bảo vệ những đối tƣợng riêng biệt của tự nhiên đã bị nghèo đi do sự phát triển
kinh tế của con ngƣời. Phù hợp với mục đích đó, biện pháp bảo vệ cũng chỉ là xây dựng những
khu bảo vệ, ra các đạo luật cấm khai thác động, thực vật quí hiếm bừa bãi, phải bảo lần những
loài quý hiếm đó....
Sau này khi sự phát triển rộng lớn, con ngƣời tác động vào tự nhiên có chiều sâu hơn,
con ngƣời lại nhận thức đƣợc rằng việc hiểu khái niệm tự nhiên trƣớc đây là chƣa đủ. Bảo vệ tự

nhiên không chỉ bảo vệ tự nhiên một cách tiêu cực, mà phải chú ý mặt tích cực của nó. Bảo vệ
tự nhiên là khai thác, sử dụng tự nhiên một cách hợp lý, làm cho nó ngày càng giàu thêm. Cần
phải chống những hiện tƣợng làm cho nó ngày càng cạn kiệt đi. Chất lƣợng của tự nhiên ngày
càng tăng, càng có lợi cho nền kinh tế, cho cuộc sống và sức khỏe của con ngƣời.
Đến nửa sau thế kỷ 20 này ngƣời ta đã dùng thuật ngữ "bảo vệ môi trƣờng" thay cho
thuật ngữ "bảo vệ tự nhiên".

14


Thực ra khái niệm bảo vệ môi trƣờng rộng hơn khái niệm bảo vệ tự nhiên, bởi vì phạm
vi của nó không phải chỉ có tự nhiên với các thành phần của nó mà còn có cả những công trình
nhân tạo ở quanh con ngƣời (nhƣ đã nêu ở trên).
Do đó ngày nay, khái niệm bảo vệ môi trƣờng là cả hộ thống bao gồm: Việc bảo vệ môi
trƣờng tự nhiên, trong đó diễn ra cuộc sống của con ngƣời, các loại sinh vật khác và cả việc bảo
vệ môi trƣờng sản xuất, văn hóa để phục vụ cho hoạt động lao động và nghỉ ngơi, giải trí của
con ngƣời. Chúng ta cần chấp nhận cách hiểu khái niệm này để khi khai thác nội dung bài giảng
có thuận lợi và hiệu quả hơn trong giáo dục bảo vệ môi trƣờng.
Việc đƣa nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng vào chƣơng trình sách giáo khoa phổ
thông, cần phải liên hệ với từng bộ môn cụ thể, bởi vì: Khái niệm môi trƣờng ngày càng đƣợc
mở rộng, bản thân khái niệm bảo vệ môi trƣờng đã chứa đựng trong đó nhiều mối quan hệ bên
trong và bên ngoài phức tạp, cho nên khái niệm bảo vệ môi trƣờng trong chƣơng trình học phải
là một khái niệm liên bộ môn và hết sức tổng hợp. Ở mỗi môn học, khái niệm bảo vệ môi
trƣờng đƣợc phát triển theo những khía cạnh riêng biệt, thể hiện những mối quan hệ giữa môi
trƣờng và đối tƣợng của môn học. Việc hình thành khái niệm bảo vệ môi trƣờng nhƣ vậy không
chỉ thuộc phạm vi một bộ môn nào mà cần sự tham gia của nhiều bộ môn.
Dựa vào chƣơng trình cải cách giáo dục của từng bộ môn, nội dung giáo dục môi trƣờng
phải đƣợc đƣa vào theo một số nguyên tắc sau:
- Phải tôn trọng đặc thù của từng bộ môn, những nội dung giáo dục môi trƣờng phải là
những nội dung có sẵn trong chƣơng trình của bộ môn đó.

- Những kiến thức đƣa vào phải có hệ thống, tránh trùng lặp lãng phí thời gian, nội dung
phải vừa với nhận thức của học sinh, không làm ảnh hƣởng đến việc tiếp thu kiến thức bài học
bộ môn chính.
- Nội dung bảo vệ môi trƣờng đƣa vào nhà trƣờng phải ƣu tiên phản ánh những thực tiễn
về môi trƣờng tự nhiên của đất nƣớc và ngay cả nơi các em đang sống.
Việc đƣa giáo dục môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng vào nhà trƣờng các cấp cần kết hợp
chặt chẽ giữa chƣơng trình, sách giáo khoa và phƣơng pháp dạy của giáo viên.

15


- Giáo dục bảo vệ môi trƣờng đƣa vào các môn học nói chung phải là hệ thống các khái
niệm ở các mặt sau:
+ Các khái niệm về đặc điểm và cấu trúc của môi trƣờng, về những mối quan hệ bên
trong, những quy luật về sự ổn định và biến đổi của môi trƣờng do các mối quan hệ khác tác
động vào.
+ Những khái niệm về sự tác động vào môi trƣờng theo hai hƣớng tích cực và tiêu cực
+ Các tác động của môi trƣờng làm thay đổi các điều kiện sống và sinh hoạt của các sinh
vật nói chung và con ngƣời nói riêng.

II. Nội dung giáo dục môi trường qua môn địa lý.
Trong các môn học ở nhà trƣờng, môn địa lý có nhiều thuận lợi để liên hành khai thác
nội dung giáo dục môi trƣờng thông qua việc lồng ghép, tích hợp vào bài giảng chính khóa.
Đại hội địa lý quốc tế lần thứ 23 họp ở Matxcova đã chọn tiêu đề "Cách mạng khoa học
kỹ thuật và ngành địa lý" cho các báo cáo, bởi vì những yêu cầu mới của cách mạng khoa học
kỹ thuật đã làm (hay đổi nhiệm vụ của khoa học địa lý. Cách mạng khoa học kỹ thuật đã mở ra
thời kỳ phát triển công nghiệp theo chiều rộng, dẫn đến tác động lớn vào môi trƣờng tự nhiên
nhƣ:
- Sự khai thác tài nguyên thiên nhiên ngày càng có qui mô lớn hiện đại.
- Nhịp độ sản xuất và tiêu dùng tăng nhanh làm mất cân bằng tự nhiên và môi trƣờng.

- Sự biến đổi sâu sắc về phƣơng diện lý, hóa của các thành phần tự nhiên trái đất diễn ra
mạnh mẽ.
- Sự tăng nhanh quá trình đô thị hóa làm cho hậu quả đa dạng diễn ra với môi trƣờng
xung quanh.
Chính từ đó mà phải đặt ra vấn đề bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm sự tồn tại và phát triển
của loài ngƣời trên trái đất. Những vấn đề đặt ra cho khoa học địa lý những nhiệm vụ lớn lao:
+ Phải nghiên cứu toàn diện những tác động của xã hội với môi trƣờng tự nhiên xung
quanh.
+ Tăng cƣờng phát hiện đánh giá khối lƣợng tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sự phát
triển của xã hội.

16


+ Phát triển và thực hiện kế hoạch phân bố hợp lý sản xuất theo lãnh thổ, phân bố dân cƣ
phù hợp để giảm bớt sự tổn hại đến môi trƣờng, góp phần nâng cao chất lƣợng môi trƣờng.
+ Lập kế hoạch tổng thể khai thác, cải tạo môi trƣờng tự nhiên một cách hợp lý, đảm bảo
nâng cao chất lƣợng và điều kiện sống của con ngƣời.
Tất cả những nội dung này cần phải đƣa vào giáo dục cho học sinh, cho thế hệ tƣơng lai
của đất nƣớc qua môn địa lý. Tuy nhiên, để phù hợp với tính chất và trình độ của các đối tƣợng
học sinh, kiến thức phải đƣợc lồng ghép, tích hợp vào từng bài theo hệ thống thì hiệu quả giáo
dục mới đạt đƣợc theo mong muốn.

III. Việc đưa nội dung môi trường và giáo dục môi trường vào chương trình
sách giáo khoa phổ thông
Khái niệm môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng, nó chứa đựng trong đó các mối quan hệ
bên trong và bên ngoài. Vì vậy, ở mỗi môn học, khái niệm môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng phải
đƣợc khai thác theo các khía cạnh riêng biệt của từng môn học. Việc hình thành những khái
niệm nhƣ vậy không chỉ phụ thuộc vào môn học nào mà nó có sự tham gia của nhiều môn học.
Theo chƣơng trình cải cách giáo dục của các bộ môn hiện nay, thì việc đƣa giáo dục bảo vệ môi

trƣờng vào nhà trƣờng các cấp cần phải dựa trên những kiến thức sẵn có trong chƣơng trình bộ
môn để khai thác, lồng ghép, tích hợp cho phù hợp. Kiến thức đƣa vào phải có hệ thống từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh từng cấp học,
không làm ảnh hƣởng đến khả năng nhận thức của học sinh, không ảnh hƣởng đến thời lƣợng
qui định cho môn học. Những kiến thức đó phải đƣợc cập nhật hóa, có thể liên hệ ngay với thực
tế cuộc sống đang diễn ra nơi các em học, sinh sống, vui chơi giải trí...

IV. Giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường cho học sinh cấp II và III qua
môn Địa lý
Chƣơng trình giảng dạy địa lý cấp II và III ở nƣớc ta hiện nay đƣợc soạn thảo theo các
nội dung cho từng lớp học, cấp học, nó bao gồm: Địa lý tự nhiên đại cƣơng, địa lý kinh tế các
nƣớc trên thế giới,

17


địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam và cả phần địa lý địa phƣơng, tỉnh huyện...
- Địa lý tự nhiên đại cƣơng nghiên cứu các qui luật tự nhiên trên cơ sở những hoạt động
theo qui luật tự nhiên của các thành phần cấu trúc trái đất (địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ
nhƣỡng, sinh vật...). Từ những khái niệm có tính qui luật của các thành phần tự nhiên đã đƣợc
xác định, các quốc gia trên thế giới thực hiện việc nghiên cứu, nắm bắt những qui luật đó trên
lãnh thổ quốc gia mình để khai thác, sử dụng vào mục đích phục vụ cho lợi ích của con ngƣời.
Các thành phần tự nhiên đó luôn luôn tồn tại phát triển, đó cũng chính là môi trƣờng sống của
sinh vật (Trong đó con ngƣời là tầng lớp động vật cao đẳng).
- Phần địa lý kinh tế - xã hội của các nƣớc nói chung và Việt Nam nói riêng, khi nghiên
cứu về tổ chức lãnh thổ sản xuất xã hội, không thể không đề cập đến các hình thức, biện pháp,
họat động của con ngƣời trên lãnh thổ nói chung và tác động đến từng thành phần của môi
trƣờng nói riêng. Sự tác động đó làm cho các thành phần của môi trƣờng biến đổi theo hai
hƣớng: Tiêu cực và tích cực.
Rõ ràng việc giảng dạy địa lý và giáo dục môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng có mục đích

khác nhau, nhƣng lại có cùng đối tƣợng nghiên cứu, tác động. Vì vậy, những kiến thức địa lý
cũng chính là những kiến thức môi trƣờng và việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng cũng chính là
giảng dạy địa lý cho học sinh cấp II và III.
Quá trình giáo dục môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng qua môn địa lý cần đƣợc khai thác
cụ thể vào từng bài trong chƣơng trình địa lý cấp II và III hiện hành ở Việt Nam.

CHƢƠNG III: KHAI THÁC NỘI DUNG KIẾN THỨC MÔI TRƢỜNG VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ CẤP II VÀ III
Ở VIỆT NAM.
Theo phân chia hiện nay của ngành giáo dục Việt Nam:
- Cấp II (còn gọi là cấp trung học cơ sở) từ lớp 6 đến lớp 9.
- Cấp III (còn gọi là phổ thông trung học) từ lớp 10 đến lớp 12.

18


I. Nội dung kiến thức giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường qua môn
Địa lý cấp II
I.1 - Ở lớp 6:
Chƣơng trình lớp 6 hiện hành, học sinh đƣợc học một giáo trình đơn giản về địa lý đại
cƣơng dƣới hình thức các khái niệm mở đầu về địa lý. Giáo trình này đề cập đến một số kiến
thức chung về bản đồ, về trái đất, về các quyển của nó (cũng là các thành phần tự nhiên của lãnh
thổ) và về các hoạt động sản xuất của con ngƣời (cũng là các hình thức tác động của con ngƣời
vào môi trƣờng tự nhiên).
Qua giáo trình này, về mặt địa lý, học sinh sẽ nắm bắt đƣợc một số khái niệm cơ bản về
địa lý tự nhiên và kinh tế, hiểu đƣợc một số mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật và hiện tƣợng
địa lý thông thƣờng xảy ra ở xung quanh các em, nhƣng đồng thời cũng hiểu và làm quen với
các thành phần của môi trƣờng, cũng nhƣ các mối quan hệ giữa chúng. Đó cũng là cơ sở để các
em hiểu rõ hơn tại sao phải bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng thì phải làm những gì ?
Trong bài mở đầu: Mục đích chính của bài này là làm cho học sinh ngay từ đầu năm học

đã nắm bắt đƣợc mục đích, nội dung cũng nhƣ phƣơng pháp học lập tập giáo trình địa lý đại
cƣơng ở lớp học đầu cấp. Điều quan trọng nhất là giáo viên phải làm cho học sinh có hứng thú
với môn học mới. Về nội dung, giáo viên cần nêu lên đƣợc vai trò của con ngƣời trong việc bảo
vệ và cải tạo tự nhiên, hạn chế những mặt không thuận lợi và phát huy những mặt thuận lợi của
nó để sản xuất ra nhiều của cải cho xã hội.
Chương 3 : Cấu tạo của trái đất và địa hình.
Trong hai bài 11 và 12, khi nói đến các thiên tai xảy ra do nội lực (núi lửa và động đất),
giáo viên có thể nêu lên tình hình phòng chống (hiện tại, bảo vệ tính mạng và tài sản con ngƣời
nhƣ một khía cạnh của vấn đề giáo dục bảo vệ môi trƣờng, làm cho học sinh nắm đƣợc các quy
luật chung của môi trƣờng và đề phòng những hậu quả xấu do môi trƣờng gây ra.
Trong các bài 14, 15, 18 với những kiến thức về tài nguyên khoáng sản ở núi, đồng
bằng, cao nguyên... giáo viên có thể bổ sung về việc sử dụng hợp lý cũng nhƣ việc bảo vệ các
nguồn tài nguyên, khoáng sản, nói chung và ở nƣớc ta nói riêng.

19


Chương 4 : Lớp nƣớc trên trái đất.
Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong chƣơng này đƣợc đặt ra khá rõ. Đặc biệt là các
bài 24 và 29 là những bài nên đƣợc trực tiếp các vấn đề sử dụng hợp lý, bảo vệ nguồn nƣớc
biển, nguồn sinh vật biển, tác dụng của các sông ngòi đến nông nghiệp, giao thông vận tải phát
triển thủy điện... Ngoài ra các bài đọc thêm ở các bài 20, 24, 26 và 29 cũng là những bài có đề
cập đến nội dung môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng mà giáo viên cần khai thác.
Chương 5 : Lớp không khí trên trái đất.
Cũng nhƣ chƣơng IV, chƣơng khí quyển có những vấn đề môi trƣờng và giáo dục môi
trƣờng khá rõ rệt. Vì nội dung của chƣơng qua nhiều, nên vấn đề chống ô nhiễm và bảo vệ sự
trong sạch của khí quyển không thể đƣa thành một bài học chính thức mà phải đƣa dƣới dạng
bài đọc thêm bổ sung cho nội dung bài 30.
Hai bài 31 và 32 đề cập đến hai khái niệm thời tiết và khí hậu. Phần thời tiết và khí hậu
đối với sản xuất nông nghiệp có nội dung giáo dục và bảo vệ môi trƣờng. Phần này giáo viên có

thể mở rộng nội dung: Ảnh hƣởng của thời tiết và khí hậu đến các mặt sinh họat, giao thông vận
tải, các biện pháp phòng chống, cải tạo khí hậu.
Các bài từ 33 đến 41 đề cập đến các yếu tố thời tiết khí hậu (nhiệt độ, khí áp, gió mƣa...)
và các kiểu thời tiết. Khi giảng dạy, giáo viên có thể bổ sung và nói rõ thêm. Ví dụ: Trong bài
về nhiệt độ, ngoài ý đã có nhƣ: về mùa hạ, ngƣời ta thƣờng lên các núi cao để nghỉ mát, giáo
viên có thể nói thêm việc sử dụng hợp lý điều kiện nhiệt độ cao của nƣớc ta trong nông nghiệp,
việc khắc phục nhiệt độ cao trong sinh hoạt bằng các phƣơng tiện hiện đại nhƣ máy điều hòa
nhiệt độ...
Trong bài 36: Gió mùa ở nƣớc ta và các loại gió khác. Ngoài các ý gió mùa ảnh hƣởng
đến sinh hoạt của nhân dân, bão gây nhiều tổn thất đối với sản xuất và sức khỏe của con
ngƣời..., đây cũng là những vấn đề rút ra trong điều kiện thực tế môi trƣờng ở nƣớc ta. Đối với
các bài 38, 39 nói về mƣa và sự phân bố lƣợng mƣa trên trái đất cũng vậy. Cùng với các bài đọc
thêm, giáo viên có thể bổ sung thêm các ý về ảnh hƣởng của lƣợng mƣa trên trái đất cũng vậy.
Cùng với các bài đọc thêm, giáo viên có thể bổ sung thêm các ý về ảnh hƣởng của lƣợng mƣa
đối với sản xuất, sinh hoạt , về các biện pháp phòng chống biện pháp phòng chống hạn hán ,
sƣớng muối mƣa đá...

20


Chương 6 : Lớp đất trồng .
Các kiến thức trong chƣơng này hầu hết đều là những kiến thức bảo vệ môi trƣờng, 3 bài
trong toàn chƣơng không chú ý đi sâu vào các kiến thức về thổ nhƣỡng, mà chỉ đề cập đến các
kiến thức về tính chất đặc điểm của thổ nhƣỡng, về các vấn đề sử dụng cải tạo về bảo vệ thổ
nhƣỡng. Cả 3 bài này đều có nội dung thích hợp với việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng. Bài 42
nêu lên ý bảo vệ độ phì của đất. Bài 43 nêu lên vấn đề bảo vệ đất chống các hiện tƣợng xói
mòn, rửa trôi... Còn bài 44 lại đề cập đến việc sử dụng hợp lý, cải tạo và bồi dƣỡng đất trồng ...
Chương 7: Lớp vỏ địa lý và các cảnh quan trên trái đất.
Chƣơng này có 3 bài ( 45, 46, 47 ) thì 2 bài 45 và 46 có nhiều nội dung giáo dục bảo vệ
môi trƣờng, trong bài 45, phần nói về ảnh hƣởng của con ngƣời đối với sự phân bố động thực

vật trên trái đất, thực chất là vấn đề bảo vệ các động thực vật quý hiếm ở trên thế giới nói chung
và ở Việt Nam nói riêng. Trong bài 46, khi nói về mối quan hệ giữa các thành phần của lớp vỏ
địa lý và tác động của con ngƣời trong lớp vỏ địa lý, giáo viên có thể sử dụng mở thêm ý: con
ngƣời có khả năng làm biến đổi tự nhiên một cách mạnh mẽ để nói rõ hơn vấn đề bảo vệ môi
trƣờng .
Chương 8: Con ngƣời trên trái đất và các hoạt động kinh tế
Khi nói về ảnh hƣởng của sự gia tăng dân số quá nhanh làm cho việc cung cấp lƣơng
thực, thực phẩm và bảo đảm đời sống cho nhân dân trở nên khó khăn, giáo viên có thể bổ sung
thêm: Ảnh hƣởng của sự gia tăng dân số đối với môi trƣờng .
Khi đề cập đến vấn đề loài ngƣời khai thác thiên nhiên, các hoạt động kinh tế . Con
ngƣời từ xƣa đã biết khai thác, sử dụng cải tạo tự nhiên, giáo viên có thể bổ xung thêm một số ý
nhƣ: Khai thác và sử dụng thiên nhiên hợp lý, tránh lãng phí gây những thiệt hại cho môi trƣờng
cần phải chú ý vấn đề bảo vệ thiên nhiên .
Khi nói về các hình thức nông nghiệp, cần nhấn mạnh làm cho học sinh nhận thức dƣợc
rằng: Hình thức canh tác đốt rừng, làm rẫy là hoạt động nông nghiệp ở trình độ thấp, có hại cho
môi trƣờng, còn thâm canh là hình thức sản xuất nông nghiệp đi đối với cải thiện và bảo vệ môi
trƣờng .
Trong các bài về công nghiệp, giao thông vận tải, giáo viên cần nêu lên ý nghĩa của việc
xử lý chất thải, việc chống ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không khí ...

21


Cuối cùng, trong bài kết luận của toàn bộ giáo trình, việc sử dụng ý thức bảo vệ môi
trƣờng cũng đƣợc củng cố thêm một lần nữa trong phần cuối của bài với các ý:
a. Cần phải biết khai thác, sử dụng thiên nhiên một cách đúng đắn có hiệu quả phục vụ
cho lợi ích con ngƣời .
b. Nếu khai thác sử dụng tự nhiên một cách bữa bãi mà không tính đến những hậu quả
xảy ra thì có thể dẫn đến việc phá hoại tự nhiên một cách nghiêm trọng, gây nhiều tai hại cho
việc xây dựng kinh tế của đất nƣớc .

Vì vậy: Chúng ta phải đối xử tốt với tự nhiên một cách đúng đắn và hãy sử dụng nó nhƣ
thế nào để có lợi nhất cho cuộc sống .
I.2.Ở lớp 7
Chƣơng trình địa lý lớp 7 phổ thông hiện nay về điạ lý các châu bao gồm cả phần địa lý
tự nhiên và phần dân cƣ kinh tế - xã hội . Do vậy, bộ môn này có nhiều khả năng giáo dục cho
học sinh ý thức bảo vệ môi trƣờng. Có thể sử dụng qua sách giáo khoa địa lý ở lớp 7 những kiến
thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng sau đây :
Đặc điểm địa lý tự nhiên, dân cƣ, sự khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên vào việc phát
triển kinh tế của các khu vực, các nƣớc khác nhau trên thế giới.
Những biến đổi của môi trƣờng do hoạt động của con ngƣời ở các khu vực các nƣớc:
+ Theo chiều hƣớng xấu: Môi trƣờng bị ô nhiễm, phá hủy tài nguyên bị cạn kiệt.
+ Theo chiều hƣớng tốt: Môi trƣờng đƣợc bảo vệ và cải tạo, giàu có phong phú hơn .
Những vấn đề đặt ra về việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng ở mỗi khu vực
mỗi nƣớc.
Giáo dục ý thức trách nhiệm góp phần vào việc bảo vệ môi trƣờng của đất nƣớc và của
hành tinh trái đất .
A - CHÂU ÂU
Bài: Vị trí điạ lý và các điều kiện tự nhiên của Châu Âu.

22


1 - Đặc điểm môi trƣờng tự nhiên Châu Âu
Châu Âu là một châu lục nhỏ, đại dƣơng và biển bao quanh, nhiều sông lớn đổ ra biển
(Enbơ, Rainơ, Xen, Loa, Ebrơ), Châu Âu gồm những nƣớc có nền công nghiệp phát triển, do
vậy cần chú ý đến sự nhiễm bẩn đại dƣơng thế giới do nƣớc thải của các khu công nghiệp và các
tàu chở dầu .
2- Mối quan hệ giữa vị trí địa lý, địa hình khí hậu, sông ngòi, động thực vật đã làm cho
Châu Âu có sự khác biệt lớn giữa các khu vực: Bắc Âu, Tây và Trung Âu, Nam Âu về cảnh
quan tự nhiên về các thành phần của nó. Vì vậy, ở mỗi khu vực có những vấn đề riêng về sử

dụng và bảo vệ môi trƣờng.
Bài: Dân cư và bản đồ chính trị Châu Âu.
- Châu Âu có mặt độ dân cơ cao nhất trong các Châu lục. Tuy nhiên sự phân bố dân cƣ
không đồng đều, tập trung ở các vùng công nghiệp và đầu mối giao thông quan trọng, hình
thành các trung tâm công nghiệp đô thị, nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trƣờng.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vào các loại thấp nhất. Cứ trung bình 1000 dân thì mỗi năm
tăng thêm 6 ngƣời, trong khi đó Châu Á là 19 ngƣời , Châu Phi 30 ngƣời . Dân số ổn định là
một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
Bài: Điều kiện tự nhiên của Bắc Âu. Dân cư và kinh tế các nước Bắc Âu.
Việc bảo vệ rừng của các nƣớc Bắc Âu và lợi ích kinh tế.
Rừng ở Phần Lan còn 70% diện tích lãnh thổ. Thụy Điển còn 55% diện tích. Đây là
những nƣớc sớm có luật lệ bảo vệ rừng, tỷ lệ rừng hiện nay vào loại nhiều nhất thế giới. Sản
phẩm gỗ mang lại cho Phần Lan 1/5 thu nhập quốc dân và chiếm 2/5 khối lƣợng hàng xuất khẩu
của Thụy Điển (15- 16 ).
Bài: Điều kiện tự nhiên của Tây và Trung Âu.
Sự ô nhiễm sông, ngòi khu vực do sự phát triển công nghiệp của Thụy Sỹ, Cộng hòa
Liên Bang Đức và Pháp, Hà Lan, có lƣu lƣợng giao thông vận chuyển lớn nhất châu Âu . Vì thế,
Rainơ là một trong những con sông bị nhiễm bẩn nghiêm trọng nổi tiếng thế giới.
Ảnh hƣởng của việc phá rừng đối với khí hậu, đất đai Trung Âu
Bài: Dân cư, kinh tế, chính trị các nước Tây Âu và Trung Âu
Là khu vực đông dân cƣ nhất châu Âu, nhƣng tỷ lệ gia tăng dân số lại vào loại thấp nhất
châu Âu và thế giới (Anh , Bỉ , Lúcxambua: 0,1 %; Áo, Hung: 0,0% . Khu vực Tây và Trung
Âu tập trung nhiều

23


×