Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Côn trùng là công cụ giáo dục môi trường cho học sinh các trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.19 KB, 2 trang )

Côn trùng là công cụ giáo dục môi trường cho học sinh các trường phổ thông
Hoàng Thái Sơn - Trường Trung học Lâm nghiệp I Trung ương
Thành viên Mạng lưới SURDM
(Sưu tầm)
1. Côn trùng và môi trường sống của chúng ta:
Các loài côn trùng đã xuất hiện trên hành tinh chúng ta cách đây hàng triệu năm. Chúng xuất
hiện ở mọi lúc mọi nơi và số lượng rất lớn, riêng bộ Cánh cứng (Coleoptera) đã biết khoảng
300.000 loài. bộ Cánh phấn (Lepidoptera) đã biết khoảng 200.000 loài. Trong đó riêng các loài
bướm ngày (Rhopalocera):có 20.000 loài bộ Cánh màng (Hymenoptera) có khoảng 280.000
loài, bộ Bọ ngựa (Mantodea) có khoảng 1.800 loài. bộ Cánh thẳng (Orthoptera) có khoảng
20.000 loài. bộ Bọ que (Phasmida) có khoảng 2.500 loài, v.v... (theo Encyclopedia of Insects).
Trải qua một lịch sử phát triển lâu dài, các loài côn trùng luôn luôn phải đấu tranh với cuộc
sống để sinh tồn. Sự đa dạng và phong phú của các loài côn trùng hiện nay là kết quả của cả
một quá trình đấu tranh phức tạp để thích nghi với môi trường sống. Nhiều loài sống trong
rừng đã bị tiêu diệt hoặc phải biến đổi để thích nghi với môi trường sống mới. Nhiều loài côn
trùng có hình dáng, màu sắc để ngụy trang trông giống như một cành cây khô (Bọ que) hoặc
một chiếc lá (Bướm lá) để tự bảo vệ mình.
Chính nhờ sự thích nghi vô cùng đa dạng đó mà các loài côn trùng đã tồn tại đến ngày nay.
Thậm chí, chúng còn phát triển mạnh mẽ và tạo nên một số lượng loài vô cùng phong phú, đến
nỗi vượt khá xa tổng số tất cả các loài sinh vật khác hiện có trên hành tinh của chúng ta. Điều
này chứng minh rằng, côn trùng có sự quan hệ chặt chẽ đối với môi trường sống và là vật chỉ
thị cho môi trường. Khi nói tới côn trùng, người ta thường nghĩ tới mặt có hại nhiều hơn có
lợi. Nhưng thực tế thì các loài côn trùng có một ý nghĩa to lớn đối với đời sống con người và
môi trường - côn trùng thụ phấn cho cây cỏ, chúng là nguồn sản xuất ra mật, sáp, tơ sợi, gome
laque và phẩm mầu. Sự thụ phấn nhờ các loài côn trùng luôn luôn được đánh giá như một biểu
tượng hoàn chỉnh của môi trường, là "hàn thử biểu" của môi trường. Nếu như những bông hoa
không hiện diện trên trái đất này thì có hàng vạn loài côn trùng, hàng nghìn loài bướm phái
sồng theo cách khác và ngược lại nếu thiếu đi sự thụ phấn hoa của các loài côn trùng, các loài
bướm thì thế giới sinh vật chắc chắn sẽ không có như đa dạng các loài cây cỏ hiện có. Tầm
quan trọng đặc biệt và ý nghĩa lớn lao của côn trùng đối với con người là chúng duy trì được
thế cân bằng sinh học trong tự nhiên có lợi cho con người, giúp con người kiểm duyệt sinh học


đối với các tập đoàn sâu hại và tiêu diệt giúp chúng ta một số lượng lớn các loài sâu hại mà
nếu sử dụng thuốc hóa học thì con người phải chi phí hàng tỷ đô la và chắc chắn trên hành tinh
chúng ta môi trường đã phải chịu đựng một khối lượng chất độc hóa học quá lớn đủ để hủy
diệt hàng triệu nhân mạng. Ngoài ra, các loài côn trùng, các loại bướm còn có cấu trúc hình
thái độc đáo có màu sắc sặc sỡ, tạo nên nhiều vẻ đẹp hiếm có trong tự nhiên, khiến cho các
loài côn trùng, các loài bướm có giá trị không nhỏ về mỹ học, cái đẹp mà con người đã bắt
chước và đạt tới trong nhiều mặt của đời sống như nghệ thuật thẩm mỹ trang trí, tạo hình và
phối hợp màu sắc ở nhiều đồ dùng sinh hoạt, đồ lưu niệm.
Dịch vụ buôn bán trao đổi các loài côn trùng, các loài bướm đẹp, bướm quý đang hình thành ở
nhiều nước trở thành một ngành kinh doanh, thu về lợi nhuận to lớn. Xu hướng các loài côn
trùng trở thành hàng hóa, có tính chất hai mặt đối lập, vừa là nguồn thu nhập, vừa là tệ nạn
sinh thái nếu không được quản lý đúng và ở Việt Nam đang xuất hiện biểu hiện xấu đó, làm
hại không nhỏ lên các loài động vật hoang dã này.
2. Côn trùng là công cụ giáo dục môi trường: Việt Nam chúng ta có nhiều hệ sinh thái rừng
phong phú, đa dạng về thành phần thực vật thì cũng chính là nơi có thành phần chủng loại côn
trùng phong phú và đa dạng. Nhưng thật đáng tiếc là trong nhận thức xã hội, côn trùng vẫn
chưa được coi là một tài nguyên có giá trị của rừng và hơn nữa chúng lại chịu hậu quả nặng nề
của suy thoái sinh thái. Nhiều loài côn trùng đang trở thành loài hiếm và thực sự có nguy cơ bị
tiêu diệt. So với nhiều nước phát triển trên thế giới, Việt Nam còn hiểu biết rất ít về các loài
côn trùng (trừ một số loài gây hại cho thực vật).
Vì vậy việc giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài côn trùng chắc
chắn không thể thiếu, đặc biệt là công tác giáo dục đối với học sinh các trường phổ thông.
Trong trường phổ thông, các em đã học các môn sinh học, côn trùng và môi trường tự nhiên.
Những người nghiên cứu, bảo vệ thiên nhiên cần phối hợp với các thầy cô trong việc mở rộng
và nâng cao những kiến thức này cho các em học sinh, đồng thời hướng dẫn các em có ý thức
bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ các loài côn trùng và sử dụng côn trùng như là một
công cụ để giáo dục môi trường cho các em học sinh một cách thực tế và có hiệu quả. Hoạt
động giáo dục môi trường có thể thực hiện tại các trường phổ thông thông qua các hình thức
sau đây:
• Triển lãm về côn trùng: Trưng bày các mẫu vật, tiêu bản và các hình ảnh về thế giới

côn trùng.
• Tiến hành tổ chức cho các em đi tham quan các bảo tàng côn trùng, vườn Quốc gia,
vườn thú.
• Sử dụng các ấn phẩm, tư liệu, tài liệu sách về côn trùng.
• Hình thành các câu lạc bộ giáo dục thiên nhiên môi trường, câu lạc bộ côn trùng.
Tất cả những hình thức nói trên đều nhằm mục đích giáo dục môi trường, giáo dục lòng yêu
thiên nhiên về đa dạng sinh học cho học sinh các trường phổ thông trong phạm vi cả nước.
Nguồn: Thông tin khoa học công nghệ - kinh tế nông nghiệp &Phát triển nông thôn
Chuyên đề Lâm nghiệp số 2 - 2004

×