Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Những sự kiện lịch sử hoạt động của các xứ ủy trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 181 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện Mác – Leenin – Hồ Chí Minh
MÃ SỐ: 06
-------

Những sự kiện lịch sử hoạt động của các xứ ủy
trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền
(1930 – 1045)

- Cơ quan chủ trì :
- Chủ nhiệm
:
- Thƣ ký khoa học:
- Với sự tham gia :

VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG
PTS Trình Mƣu
Trần Bích Hải
Vũ Nhai, Trịnh Hồng Hạnh, Nguyễn Quốc Thái, Dƣơng Minh
Huệ, Trần Trọng Thơ, Doãn Thị Lợi.

HÀ NỘI 1997


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện Mác – Leenin – Hồ Chí Minh
MÃ SỐ: 06
-------

Những sự kiện lịch sử hoạt động của các xứ ủy
trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền
(1930 – 1045)


- Cơ quan chủ trì :
- Chủ nhiệm
:
- Thƣ ký khoa học:
- Với sự tham gia :

VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG
PTS Trình Mƣu
Trần Bích Hải
Vũ Nhai, Trịnh Hồng Hạnh, Nguyễn Quốc Thái, Dƣơng Minh
Huệ, Trần Trọng Thơ, Doãn Thị Lợi.

HÀ NỘI 1997


-1I - NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA
XỨ ỦY BẮC KỲ

NĂM 1927 – 1929
Thành lập Kỷ bộ Bắc Kỳ, xứ ủy đầu tiên ở Bắc Kỳ
Tháng 3 năm 1927 kỳ bộ Bắc kỳ đƣợc thành lập gồm các đồng chí:
Nguyễn Danh Đới (Điền Hải), Bí thƣ
Nguyễn Công Thu,

Ủy viên

Mai Lập Đôn,

Ủy viên


Và 2 đồng chí nữa.
Kỷ bộ Bắc Kỳ nằm trong hệ thống tổ chớc củaViệt Nam (TNCMĐCH)
Cho tới cuối năm 1928, đầu năm 1929, phong trào công nhân lên mạnh, thực tế đã
cho thấy tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí Hội không đủ khả năng Lãnh đạo quần
chúng nữa. Yêu cầu của Lịch sử đặt ra là cần phải thành lập chính đảng của giai cấp công
nhân để lãnh đạo phong trào cách mạng.
Cuối tháng 3 năm 1929 những phần tử tiên tiến trong kỷ bộ Bắc Kỳ và tỉnh bộ Hà Nội
là các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh … đã họp tại số nhà 5D Hàm Long, Hà Nội
để thành


-2lập chi bộ cộng sản đầu tiên. Sau khi 4 đại biểu của kỷ bộ Thanh niên Bắc Kỳ (là những Đảng
viên của chi bộ 5D Hàm Long) đƣa kiến nghị thành lập Đảng cộng sản ra Đại hội
TNCMĐCH toàn quốc không thành, các đồng chí đã bỏ Đại hội ra về (chỉ có một ngƣời ở
lại).
Ngày 17 tháng 6 năm 1929 tại số nhà 312 phố Khâm Thiên, Hà nội, Đông Dƣơng
cộng sản Đảng chính thức ra đời. Ban chấp hành Trung ƣơng Lâm thời gồm các đồng chí
trong chi bộ 5Đ Hàm Long.
Sau Hội nghị thành lập Đông dƣơng Cộng sản Đảng tại Hà Nội, tỉnh hội TNCMĐCH
Hà Nội chuyển thành Thành ủy Lâm thời của Đông Dƣơng cộng sản Đảng do một đồng chí
UVTVTH Lâm thời làm bí thƣ.
Ngày 28 tháng 7 năm 1929 đồng chí Nguyễn Đức Cảnh UVBCHTW Lâm thời Đông
Dƣơng Cộng sản Đảng đặc trách phong trào công nhân Bắc Kỳ lần thứ nhất quyết định thống
nhất sự chỉ đạo của giai cấp công nhân lên xứ.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, thay mặt quốc tế Cộng sản đã
hợp nhất 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Các cấp ủy Xứ và
thành sau đó cũng đƣợc tổ chức lại.
Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của Việt Nam đƣợc thành lập ở Hà Nội tháng 3.1929
là một thắng lợi quan trọng của tƣ tƣởng vô sản trong cuộc đấu tranh với tƣ tƣởng phi vô sản
và các xu hƣớng quốc gia khác.

NĂM 1928
Ngày 28 tháng 9
Chủ trƣơng vô sản hóa của Kỷ Bộ Bắc Kỳ.


-3Ngày 28 tháng 9 năm 1928 kỳ bộ thanh niên Bắc Kỳ đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn
kỳ lần thứ nhất. Đại hội đã chủ trƣơng đƣa hội viên không phải là thành phần công nông vào
các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để lao động, cùng ăn, cùng ở với công nhân, tự rèn luyện
mình và giác ngộ công nhân về chân lý Mác – Lênin.
Chủ trƣơng đó sau gọi là “vô sản hóa” đƣợc thực hiện đầu tiên ở tỉnh bộ Hà Nội. (1)
Thực tế hoạt động của các hội viên trong các xí nghiệp đã tạo điều kiện rèn luyện cán
bộ và giác ngộ vai trò của giai cấp công nhân. Nhiều hội viên thanh niên, trí thức đã đi sâu, đi
sát công nhân, rèn luyện trong lao động đấu tranh nên đã tự mình (và còn giúp đỡ đồng chí
khác) nhận thấy vai trò lịch sử của giai cấp công nhân. Chủ trƣơng “vô sản hóa” đã có tác
dụng rõ rệt với phong trào cách mạng.

Năm 1930
Ngày 1.5
Lãnh đạo nông dân Thái Bình đấu tranh phối hợp với phong trào công nhân
Nhân ngày 1.5.1930, Trung ƣơng Đảng phát động phong trào đấu tranh cách mạng
trong cả nƣớc nhằm đƣa cách mạng lên cao trào và chính thức kỷ niệm ngày Quốc tế Lao
động. Theo chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ giao trách nhiệm

(1)

Phạm vi hoạt động của tỉnh bộ Hà Nội lúc đó gồm các tỉnh: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Vĩnh Yên,

Phúc Yên, Hƣng Yên, Phú Thọ và huyện Gia Lâm (thuộc Bắc Ninh cũ)



-4cho Đảng bộ Thái Bình là phải lãnh đạo quần chúng nông dân đấu tranh mạnh mẽ, phối hợp
với phong trào công nhân trong cả nƣớc.
Trung tuần tháng 4.1930, Tỉnh ủy Thái Bình mở hội nghị tại làng Hội Khê (Vũ Tiên)
để bàn biện pháp phát động một đợt đấu tranh sâu rộng trong phạm vi cả tỉnh. Hội nghị chủ
trƣơng phát động cuộc đấu tranh lớn chƣa từng có từ trƣớc tới nay nhằm biểu dƣơng lực
lƣợng quần chúng, kết hợp đòi giải quyết một số yêu sách cấp bách về đời sống nông dân,
phản đối hành động dã man của đế quốc Pháp sau cuộc bạo động tháng 2.1930 của Việt Nam
quốc dân đảng bị thất bại. Hình thức đấu tranh trực diện với bọn thống trị ở tỉnh và treo cờ,
rải truyền đơn rộng khắp trong tỉnh.
Về biểu tình quần chúng, hội nghị quyết định giao trách nhiệm cho Liên chi Thần
Duyên (Duyên Hà – Tiên Hƣng) bởi Duyên Hà – Tiên Hƣng có cơ sở Đảng, cơ sở quần
chúng rộng và tập trung gọn một vùng. Hội nghị giao cho các Đảng bộ Kiến Xƣơng, Tiền
Hải, Thụy Anh… tiến hành rải truyền đơn căng biểu ngữ và treo cờ ở thật nhiều nơi trong
tỉnh để phối hợp hành động với nông dân Duyên Hà, Tiên Hƣng nhằm phân hóa sự chú ý của
địch.
Ngày 1.5.1930 ở Thái Bình đã diễn ra cuộc đấu tranh chƣa từng có 1000 nông dân
Duyên Hà – Tiên Hƣng biểu tình lên Thị xã Thái Bình, đòi cải thiện đời sống, đòi tự do dân
chủ, chống khủng bố. Cuộc biểu tình Duyên Hà – Tiên Hƣng (1.5.1930) cùng với cuộc biểu
tình Tiền Hải (14.10.1930) là đỉnh cao của cao trào cách mạng Thái Bình năm 1930, là cuộc
đấu tranh tiêu biểu và mở đầu cho phong trào nông dân Bắc Kỳ.
Cùng ngày 1.5.1930 nông dân huyện Vũ Tiên kéo lên huyện lỵ đấu tranh đòi giảm
sƣu thuế, chống hƣơng lý tham nhũng của dân.


-5Tháng 9
Thành lập Đặc khu ủy mỏ
Sau khi Đảng ra đời, ở khu mỏ đã có tổ chức cộng sản. Từ trung tuần tháng 5.1930,
mặc dù bọn chủ mỏ thực dân Pháp tìm mọi cách đàn áp, khủng bố phong trào, địch vẫn
không phá đƣợc tổ chức Đảng của khu mỏ. Xứ ủy Bắc Kỳ rất quan tâm đến phong trào cách
mạng khu mỏ, đã cử đồng chí Nguyễn Công Hòa và một số cán bộ tiếp tục ra tăng cƣờng cho

khu mỏ.
Đến tháng 9.1930 ở khu mỏ Quảng Ninh có 3 đảng ủy mỏ: Uông Bí – Vàng Danh,
Cẩm Phả - Cửa Ông, Hòn Gai, cần có một tổ chức Đảng cấp trên trực tiếp chỉ đạo. Đáp ứng
yêu cầu ấy, Hội nghị Trung ƣơng 10.1930 đã quyết định thành lập ở khu mỏ một khu đặc biệt
lấy tên là Đặc khu Đông Triều – Hòn Gai - Cẩm Phả để trực tiếp chỉ đạo phong trào công
nhân mỏ.
Thực hiện quyết định của Trung ƣơng, Xứ ủy Bắc Kỳ cử đồng chí Phạm Văn Ngọc là
xứ ủy viên trực tiếp chỉ đạo hội nghị đại biểu 3 Đảng ủy mỏ họp tại Hải Phòng. Đồng chí
Phạm Văn Ngọ đã phổ biến nghị quyết của Hội nghị Trung ƣơng về công tác của khu mỏ và
tuyên bố thành lập Đảng bộ đặc khu (tƣơng đƣơng một đảng bộ cấp tỉnh do Xứ ủy Bắc Kỳ
trực tiếp chỉ đạo) để lãnh đạo phong trào cách mạng toàn khu mỏ.
Ban chấp hành Đảng bộ đặc khu do Xứ ủy chỉ định gồm 3 đồnh chí:
Vũ Văn Hiếu, đại biểu Đảng ủy Cẩm Phả
Trần Văn Nghệ, đại biểu Đảng ủy Hòn Gai
Phạm Gia, đại biểu Đảng ủy Đông Triều
Đồng chí Vũ Văn Hiếu đƣợc phân công làm bí thƣ đặc khu ủy và trực tiếp phụ trách
khu vực Cẩm Phả - Cửa Ông.


-6Năm 1930
Tháng 11
Hội nghị Xứ Đảng bộ Bắc Kỳ
Sau đỉnh cao của cao trào công nông vào tháng 9 – 1930 với việc thành lập các Xô
viết, cao trào công nông vào tháng 9 năm 1930 với việc thành lập các Xô Viết, cao trào 1930
– 1931 của công nông dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản dần suy yếu. Hội nghị Trung
ƣơng Đảng tháng 10-1930 đề ra những chủ trƣơng đƣờng lối lớn của Đảng, nhƣng cũng
không thể phát triển đƣợc cao trào. Trong bối cảnh đó, Xứ bộ Đảng cộng sản ở Bắc kỳ triệu
tập một hội nghị, vào tháng 11.1930.
Hội nghị đã nghe một báo cáo về tình hình kinh tế trong nƣớc, về phong trào cách
mạng, về chính sách đàn áp và cải cách của thực dân Pháp. Hội nghị đã quyết nghị những vấn

đề về phong trào công nhân, phong trào nông dân, phƣơng pháp công tác trong các tổ chức
quần chúng, vấn đề giáo dục chính trị cho các đảng viên.
Theo báo cáo của Ban chấp hành Trung ƣơng ngày 17-11-1931 thì Hội nghị Xứ bộ
này không vận dụng đúng đƣờng lối chính trị của Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng. Khi
phân tích phong trào cách mạng ở Bắc kỳ Hội nghị Xứ bộ chỉ nhìn thấy thất bại tạm thời,
trƣớc mắt của công nông mà không rút ra những bài học đấu tranh, nhất là những thắng lợi
mà quần chúng lao động đã giành đƣợc. Thực tế, qua đấu tranh cách mạng trực tiếp với bọn
thống trị, công nông đã nâng cao giác ngộ cách mạng, rèn luyện bản lĩnh đấu tranh, hiểu rõ và
đi theo sự lãnh đạo của Đảng. Quần chúng cách mạng đã đƣợc tập dƣợt để tiến tới giai đoạn
đấu tranh cách mạng cao hơn.
Hạn chế về nhận thức lịch sử của Xứ bộ Bắc kỳ lúc bấy giờ phản ánh bƣớc khởi đầu
còn non yếu của Xứ ủy Bắc kỳ trên con đƣờng phát triển lâu dài và vinh quang của tổ chức
Đảng.


-7Năm 1931
Tháng 2
Hội nghị cán bộ Xứ ủy Bắc kỳ.
Cuối năm 1930 đầu 1931 đế quốc Pháp thực hiện chính sách khủng bố trắng, đồng
thời mở chiến dịch chiêu hàng, cƣỡng bách đầu thú, phát thẻ quy thuận…, nhằm cô lập Đảng
tiêu diệt phong trào. Chính vì vậy nhiều cuộc đình công lớn của công nhân, biểu tình của
nông dân Bắc kỳ đều bị đàn áp khủng bố, thu đƣợc rất ít kết quả.
Trƣớc tình hình khó khăn của cách mạng Xứ ủy đã triệu tập hội nghị cán bộ Xứ ủy
vào tháng 2 năm 1931. Dự hội nghị có đại biểu Trung ƣơng, cán bộ Xứ ủy cũ, đại biểu tỉnh
Nam Định, Phủ Lý, Thái Bình, đại biểu ban huấn luyện, cộng tác viên của Xứ ủy.
Hội nghị đã nghe báo cáo về tình hình kinh tế. Về phong trào quần chúng. Những
kinh nghiệm thu đƣợc, báo cáo về chính sách đàn áp của đế quốc, về công tác và tinh thần
đoàn kết của chúng ta.
Sau đó Hội nghị thảo luận kế hoạch do Trung ƣơng dự thảo và nghị quyết các vấn đề
sau đây:

1- Về phƣơng pháp tiến hành.
2- Về nội dung chuyên môn của mỗi ban
3- Về việc đào tạo cán bộ
4- Giải thích cho Đảng viên hiểu những vấn đề đã nêu trong kế hoạch của
Trung ƣơng.
5- Về phong trào công nhân
6- Về phong trào nông dân
7- Báo cáo “Cung cấp tài liệu” của Nguyễn Ái Quốc về tình hình Đông
Dƣơng.


-8Về sự thất bại của các cuộc đấu tranh của quần chúng ở Bắc kỳ, sau khi phân tích
những ƣu, khuyết điểm về công tác tổ chức, lãnh đạo thực hiện, phƣơng pháp tiến hành…Của
cuộc bãi công của công nhân nhà máy Điện, dệt Nam Định và cuộc đấu tranh của nông dân
Thái Bình. Hội nghị kết luận: phong trào đấu tranh ở Bắc kỳ chƣa thu đƣợc kết quả vì:
Thiếu liên hệ giữa Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, Xứ này không rút đƣợc kinh nghiệm
của Xứ khác.
Đảng chƣa đủ lực lƣợng để lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng.
Các tổ chức Đảng chƣa liên hệ thật mật thiết với nhau.
Hội nghị đã bầu Ban cán bộ Xứ ủy mới

Thành lập Xứ ủy Lâm thời Bắc kỳ
Đầu năm
Đầu năm 1931, hoạt động của Xứ ủy Bắc kỳ ngày càng bộc lộ một số nhƣợc điểm
nhƣ tả khuynh lộ liễu, vi phạm nguyên tắc bí mật, không kịp thời bổ sung số ủy viên để thay
thế những đồng chí bị bắt, nội bộ Xứ ủy nảy sinh mâu thuẫn, xuất hiện kẻ cơ hội… những
nhƣợc điểm này ảnh hƣởng xấu tới phong trào Bắc kỳ.
Giữa lúc đó, sự phản bội của Nguyễn Thƣợng Biên Bí thƣ Xứ ủy, ngày 20.4.1931 đã
gây tổn thất lớn cho Đảng ở Bắc kỳ và Trung kỳ. Trong vụ phản bội của Nguyễn Thƣợng
Biên, đồng chí Trần Quang Tặng (tức Khỏng) cán bộ Ban tuyên huấn Xứ ủy Bắc kỳ, do bận

mở lớp huấn luyện ở Thái Bình và Hà Nam nên thoát khỏi lƣới vây bắt của kẻ thù. Sau đó
đồng chí đã tích cực hoạt động nhằm chắp nối, khôi phục lại hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc kỳ.
Ngày 13.5.1931 đồng chí Trần Quang Tặng đã bí mật về


-9Hà Nội thành lập Xứ ủy Lâm thời gồm 3 đồng chí do đồng chí Trần Quang Tặng làm
bí thƣ và chịu trách nhiệm chắp mối liên lạc với cơ sở Hà Nội. Khoảng tháng 9.1931 khi
Thành ủy Lâm thời Hà Nội đƣợc thành lập, đồng chí kiêm nhiệm cƣơng vị bí thƣ thành ủy Hà
Nội.
Cơ quan bí mật của Xứ ủy đặt tại Hà Nội. Xứ ủy ra báo “Tiến lên” in lại nhiều văn
kiện quan trọng của Đảng, của Quốc tế cộng sản để giáo dục động viên, vận động quần chúng
đấu tranh.
Năm 1932
Xây dựng cơ sở Đảng ở địa phƣơng
Sau cao trào 1930 – 1931, cách mạng bƣớc vào thời kỳ thoái trào. Tổ chức Đảng bị
địch phá vỡ ở nhiều cấp, nhiều nơi. Tuy vậy, bất chấp những thủ đoạn khủng bố của địch,
Đảng vẫn tồn tại. Năm 1932, Đảng đã có những nỗ lực để hồi phục tổ chức và giữ vững vai
trò lãnh đạo của quần chúng làm cách mạng.
Năm 1932, một số chi bộ Đảng đƣợc xây dựng và duy trì ở Cao Bằng, Phúc Yên, Hà
Nam, Hà Đông, Hà Nội v.v…Các chi bộ vẫn lãnh đạo quần chúng đấu tranh, nhƣ chi bộ Lồi
Sơn (huyện Gia Viễn, Tỉnh Hà Nam) lãnh đạo nông dân đấu tranh đòi tăng công gặt, giảm nợ
lãi. Chi bộ ở Hà Nội thành lập đƣợc một số tổ chức quần chúng.
Ở Thái Bình, tháng 1-1932 thành lập đƣợc Ban tỉnh ủy lâm thời (bị vỡ vào mùa hè
1932).
Trong khi đó, ở một số địa phƣơng nhƣ Hải Phòng, khu mỏ, …năm 1932 tổ chức
Đảng từ Đặc khu ủy, Đảng ủy mỏ đến chi bộ hầu nhƣ đều bị phá vỡ.


- 10 Năm 1934
Thành lập Xứ ủy lâm thời

Đến cuối năm 1931, phong trào cách mạng cả nƣớc bị kẻ thù khủng bố dữ dội, bị tổn
thất nặng và tạm thời lắng xuống. Tháng 2.1932 mật thám Pháp phá vỡ cơ quan Xứ ủy Bắc
kỳ và Thành ủy Hà Nội. Đồng chí Trần Quang Tặng bị địch bắt.
Để đàn áp cách mạng, thực dân Pháp kết hợp khủng bố với lừa phỉnh về kinh tế, chính
trị và tƣ tƣởng.
Năm 1932, Ban lãnh đạo Trung ƣơng của Đảng đƣợc thành lập ở Trung Quốc. Tháng
6.1932, Ban lãnh đạo Trung ƣơng vạch ra chƣơng trình hành động của Đảng, xác định nhiệm
vụ cấp thiết là phải củng cố, khôi phục hệ thống tổ chức Đảng và phong trào quần chúng. Ban
lãnh đạo Trung ƣơng đã cử đồng chí Hoàng Đình Giong về gây dựng cơ sở về phong trào ở
vùng Cao – Bắc – Lạng (1932) và Hải Phòng (1933) tạo điều kiện cho quá trình khôi phục cơ
sở Đảng và phong trào Bắc kỳ.
Với sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, đầu năm 1934 Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng
đƣợc thành lập. Ban lãnh đạo hải ngoại đặc biệt chú trọng việc khôi phục cơ sở Đảng ở trong
nƣớc. Xứ ủy lâm thời Bắc kỳ đƣợc lập lại. Ngoài vùng Cao – Bắc – Lạng có cơ sở mạnh, Xứ
ủy Bắc kỳ rất chú trọng đến Hải Phòng, vùng Duyên Hải…
Năm 1935
Ngày 13.19/3
Án nghị quyết của hội nghị cán bộ Bắc kỳ
Hội nghị cán bộ Xứ ủy Bắc kỳ họp từ ngày 13 đến ngày 19 tháng 3 năm 1935. Hội
nghị đã thông qua án nghị quyết, nội


- 11 dung bao gồm phân tich tình hình xứ Bắc kỳ và nhiệm vụ của Đảng bộ lúc này , bao gồm:
1- Tình cảnh sinh hoạt của thợ thuyền
2- Sự thống khổ của nhân dân nghèo
3- Tình cảnh thống khổ của nông dân
4- Tình cảnh thống khổ của phụ nữ lao động
5- Tình cảnh dân nghèo thành thị
6- Tiểu tri thức
7- Liên bang Xô viết

8- Tình cảnh Xô viết Tàu
9- Chính sách cải cách của đế quốc Pháp
10- Chính sách dân tộc của đế quốc chủ nghĩa Pháp ở Bắc kỳ
11- Chính sách dân tộc của đế quốc với địa chủ
12- Chính sách đế quốc với tụi quan lại bản xứ
13- Tƣ bản bản xứ
14- Phú nông
15- Trên đƣờng tranh đấu cách mạng
Hội nghị nhận định sau thời kỳ bị khủng bố trắng, Đảng bị suy yếu, các Đảng bộ tạm
thời mất liên lạc, nay Đảng đã đƣợc phục hồi, tổ chức lại có hệ thống, lãnh đạo quần chúng ra
đấu tranh. Nhƣng trong thực tế còn nhiều vấn đề sai lầm cần sửa chữa. Thiếu chủ động, chờ
thời, trong đấu tranh lại xuất hiện ba xu hƣớng đầu cơ. Xu hƣớng thứ nhất là ngồi đợi Hồng
quân Tàu sang Đông dƣơng giải phóng cho mình. Xu hƣớng thứ hai là quên hẳn những lực
lƣợng giúp đỡ cách mạng Đông dƣơng, xu hƣớng thứ ba là một số đồng chí thƣơng du cho
rằng ở thƣợng du không có địa chủ và không có nông nên không tổ chức ra nông hội.
Đảng phải đấu tranh xóa bỏ xu hƣớng sai lầm trên làm thống nhất toàn Đảng.
Nhiệm vụ hiện nay là.


- 12 1 . Tổ chức thợ tiên tiến vào Đảng, biến Đảng cộng sản thành một Đảng quần chúng
thợ thuyền
2 . Phải làm cho công hội đó thống nhât và phát triển
3 . Giúp đỡ cho Thanh niên cộng sản Đoàn đƣợc thống nhất và phát triển
4 . Tổ chức nông dân nghèo vào nông hội
5 . Tổ chức phụ nữ vào hội phụ nữ giải phóng
6 . Mở rộng mặt trận phản đế
7 . Tổ chức những ngƣời chống khủng bố vào hội cứu tế đỏ
8 . Phổ biến chƣơng trình hành động của Đảng, Thanh niên cộng sản đoàn, của tổng
công hội đỏ cho quần chúng hiểu
9 . Phải lợi dụng hết sức điều kiện công khai và bán công khai

10 . Tuyên truyền chống lại đế quốc chiến tranh
Muốn làm đƣợc các nhiệm vụ đó phải phổ biến phong trào cách mạng rộng khắp toàn
Xứ, cả thành thị, thôn quê.

Năm 1936
Giữa năm
Xứ ủy Bắc kỳ và Thành ủy Hà Nội lãnh đạo đẩy
mạnh phong trào đấu tranh của công nhân
Từ giữa năm 1936, để đối phó với phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân
lao động, bọn phản động thuộc địa bày trò cải cách bằng cách lập một ủy ban xét về lao động
gồm bọn tƣ bản thực dân Pháp, một số tƣ bản ngƣời Việt. Ngày 11.12.1936, Toàn quyền
Đông Dƣơng đã phải ra nghị định về Luật Lao động gồm 18 điều, trong đó có những khoản
nhƣ:
- Không đƣợc kéo dài ngày làm việc của công nhân quá 20 giờ một ngày.


- 13 - Câm bắt phụ nữ làm việc ban đêm.
- Ngày nghỉ hàng năm phải trả lƣơng.
- Luật phải đƣợc thi hành từ tháng 1.1937.
Trên thực tế, bọn tƣ bản thực dân Pháp vẫn không chịu thi hành nghị định, một bộ
phận chủ tƣ sản Việt Nam cũng trây ì.
Xứ ủy Bắc kỳ và thành ủy Hà Nội lãnh dạo đẩy mạnh phong trào đấu tranh của công
nhân và nông dân lao động, buộc bọn chủ phải thi hành Luật lao động tuy chúng cũng chỉ thi
hành một vài điều. Mặt khác, xúc tiến bí mật lập nghiệp đoàn ở những nơi có điều kiện. Xứ
ủy Bắc kỳ và Thành ủy Hà Nội còn lãnh phối hợp chặt chẽ với phong trào công nhân, nông
dân các tỉnh với phong trào dân tộc thiểu số ở Cao Bằng, Lạng Sơn, với phong trào ở Nam kỳ
và Trung kỳ nhƣ cử phóng viên các báo đi đến tận các tỉnh có đình công, bãi công ( ủng hộ
công nhân xe lửa phía Nam Trung kỳ, Nam kỳ, ủng hộ công nhân Trƣờng Thi, dệt Nam Định,
mỏ Hòn Gai v.v….)
Tháng 8

Thành lập ủy ban sáng kiến
Khoảng giữa tháng 8 năm 1936, tại một địa điểm thuộc huyện Gia Lâm ( Hà Nội), các
đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Minh, Trần Qúy Kiên đã tiến hành họp để nhận định
về phong trào cách mạng, về cơ sở Đảng ở Hà Nội và các vùng lân cận, nhằm bàn kế hoạch
để khôi phục cơ sở Đảng và phát triển phong trào cách mạng. Hội nghị đều nhất trí rằng trong
khi chƣa đủ điều kiện thành lập Xứ ủy cần thành lập một tổ chức làm chức năng của Xứ ủy.
Trong hội nghị này Uỷ ban sáng kiến gồm các đồng chí nói trên đƣợc thành lập do đồng chí
Nguyễn Văn Cừ phụ trách. Uỷ ban sáng kiến làm việc nhƣ một Cán sự Đảng của Xứ ủy.


- 14 Uỷ ban sáng kiến đã phân công các đồng chí trong Ban tiếp tục về các địa phƣơng bắt
nối cơ sở. Đồng chí Nguyễn Văn Minh phụ trách Hà Nội.
Cho đến cuối năm 1936, nhiều đảng viên đã đƣợc ra tù, Uỷ ban sáng kiến đƣợc tăng
cƣờng thêm cả về số lƣợng và chất lƣợng, các đồng chí trong Uỷ ban sáng kiến chuẩn bị gấp
cho việc thành lập lãnh đạo Xứ.
Cuối năm
Xứ ủy Bắc Kỳ chỉ đạo trực tiếp phong trào khu mỏ
Cuối năm 1936, một số đảng viên của Đảng thoát khỏi nhà tù đế quốc, bí mật về
Uông Bí – Vàng Danh hoạt động. Phong trào cách mạng của quần chúng từ đó khởi sắc, xuất
hiện hình thức bãi công.
Các hoạt động cách mạng của quần chúng ở Uông Bí mà nòng cốt là những đảng viên
cộng sản đƣợc Xứ ủy Bắc Kỳ thƣờng xuyên chỉ đạo. Đồng chí Tô Hiệu là xứ ủy viên đã
nhiều lần về Uông Bí nắm tình hình và chỉ đạo phong trào.
Dƣới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, phong trào cách mạng của quần chúng ở khu vực
Uông Bí, Vàng Danh phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Ngoài việc đi sâu vào các phân
xƣởng để tuyên truyền, giác ngộ cách mạng, xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức các đoàn thể
quần chúng, chi bộ đã sử dụng có kết quả các hình thức khai hội, họp mít tinh, biểu diễn văn
nghệ, diễn thuyết, phát hành sách báo.
Ngày 4.7.1938 chi bộ Uông Bí – Vàng Danh lãnh đạo một cuộc đình công của 2000
công nhân Uông Bí đòi trả đủ tiền



- 15 lƣơng cho thợ và các yêu sách khác bảo vệ quyền lợi của thợ. Cuộc đấu tranh đã thắng lợi.
Phát huy thắng lợi của phong trào, Xứ ủy Bắc kỳ chủ trƣơng lập một chi nhánh báo “
Đời nay “ ở Uông Bí, nhằm tuyên truyền rộng rãi hơn nữa sách báo công khai của Đảng trong
công nhân. Đồng chí Tô Điền ( tức Tô Quang Đầm ) đƣợc giao nhiệm vụ ra Uống Bí phụ
trách chi nhánh báo “ Đời nay “. Hàng ngày chi nhánh báo Đời nay gặp gỡ quần chúng lao
động để phát hành các loại sách báo công khai của Đảng nhƣ Đời nay, Tin tức, Dân chúng,
Tiếng nói của chúng ta .v.v…
Hoạt động của chi bộ Uông Bí – Vàng Danh và chi nhánh báo Đời nay đã có những
tác động tốt tới phong trào cách mạng của khu mỏ.
Xứ ủy Bắc kỳ còn chỉ đạo đẩy mạnh phong trào ở các vùng đông dân cƣ thuộc tỉnh
Quảng Yên cũ, nhất là khu vực thị xã Quảng Yên.

Củng cố và phát triển phong trào cách mạng ở
vùng dân tộc thiểu số
Chấp hành chủ trƣơng của Xứ ủy Bắc kỳ về việc tiếp tục củng cố, phát triển phong
trào cách mạng ở vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng núi biên giới, giữa năm 1936, đồng
chí Hoàng Văn Thụ cán bộ đặc trách chỉ đạo vùng biên giới Cao – Bắc – Lạng đã trực tiếp về
Bắc Sơn ( Lạng Sơn ) để giác ngộ, tổ chức các cơ sở quần chúng cách mạng. Chỉ sau một thời
gian ngắn, nhiều cơ sở quần chúng trung kiên đã đƣợc xây dựng ở Vũ Lăng, Vũ Lê, Hữu
Vĩnh, Ngƣ Viễn, Vũ Sơn, Hƣng Vũ.
Trên cơ sở phát triển phong trào quần chúng cách mạng, ngày 25.9.1936 tại thôn Mơ
Tát xã Vũ Tăng đồng chí Hoàng


- 16 Văn Thụ đã thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Bắc Sơn gồm 4 đảng viên. Sự kiện
này đánh dấu bƣớc tiến của phong trào cách mạng Bắc Sơn. Chi bộ Đảng mới thành lập tại
Bắc Sơn đã kịp thời tổ chức quần chúng đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của thực dân,
phong kiến đòi các quyền lợi tự do, dân chủ tối thiểu. Hình thức đấu tranh chủ yếu là nhân

dân kiện bọn hƣơng lý nhũng nhiễu, hà hiếp nhân dân. Chi bộ Bắc Sơn còn thông qua hội phe
, hội phúng mà lập đƣợc nhiều nhóm đọc báo công khai của các Đảng nhƣ các tờ Tin tức, Đời
nay.
Song song với sự phát triển của phong trào cách mạng Bắc Sơn, từ năm 1936 đƣợc sự
chỉ đạo của Xứ ủy Bắc kỳ, trực tiếp là đồng chí Hoàng Văn Thụ, các cơ sở quần chúng cách
mạng ở Tràng Định ( Lạng Sơn ) ngày càng đƣợc củng cố, bắt đầu tổ chức nhiều hình thức
tuyên truyền, đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp để đòi quyền tự do dân sinh, dân chủ.
Ở Cao Bằng, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, năm 1936 nhân dân các dân tộc thiểu số đấu
tranh đòi chính quyền địch công nhận Cao Bằng là đơn vị đƣợc cử đại biểu tham gia Đại hội
Đông Dƣơng, đòi các quyền tự do dân chủ, đòi đảm bảo và cải thiện đời sống.

Năm 1937
Tháng 3
Thành lập Xứ ủy Bắc kỳ
Từ cuối năm 1936 Các cơ sở Đảng đƣợc chắp nối lại rất thận trọng và khẩn trƣơng do
ban cán sự Đảng chỉ đạo ( Uỷ ban sáng kiến ). Qua phong trào đấu tranh ta đã phát triển thêm
đƣợc một số đảng viên ở các ngành nghề và trong Đoàn


- 17 thanh niên cộng sản, một số đồng chí mới ra tù trở lại hoạt động.
Tháng 3 năm 1937, Xứ ủy Bắc kỳ đƣợc thành lập do đồng chí Hoàng Tú Hƣu làm bí
thƣ cùng tham gia Xứ ủy còn có các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hạ Bá Giang, Nguyễn Văn
Minh, Tô Hiệu, Lƣơng Khánh Thiện, Đinh Xuân Nhạ, Đặng Xuân Khu….Đồng chí Nguyễn
Văn Cừ và Hạ Bá Giang đại diện Xứ ủy đi họp Hội nghị Trung ƣơng ( họp từ 25.8 đến
4.9.1937 ) Hai đồng chí đều đƣợc bầu vào Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng. Các đồng chí
Nguyễn Văn Minh, Tô Hiệu, Hoàng Tú Hƣu làm công tác nội bộ của Xứ. Đồng chí Đặng
Xuân Khu phụ trách công khai và báo chí.

Cuối năm
Thành lập Liên xứ ủy Bắc kỳ - Trung kỳ

Sau một thời gian bị khủng bố, phong trào cách mạng dần hồi phục. Năm 1937 đồng
chí Nguyễn Văn Cừ cùng các đồng chí Trần Qúy Kiên, Nguyễn Văn Minh bàn cách khôi
phục lại cơ sở cách mạng, củng cố tổ chức Đảng ở miền Bắc và liên lạc với các đồng chí cũ ở
các nhà tù về đƣợc thành lập ở Hà Nội. “ Uỷ ban hành động “ trên thực tế làm nhiệm vụ của
Xứ ủy Bắc kỳ.
Sau khi dự Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Đông Dƣơng ( 25.8.
4.9.1937 ), theo sự phân công của Trung ƣơng Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ chỉ đạo
phong trào cách mạng ngoài Bắc. Đồng chí bắt tay ngay vào công việc thành lập Liên xứ ủy
Bắc kỳ - Trung kỳ. Cuối năm 1937, Hội nghị thành lập Liên xứ ủy Bắc kỳ - Trung kỳ ( báo
gồm các tỉnh Bắc kỳ và 3 tỉnh Trung kỳ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) khai mạc


- 18 tại một ngôi nhà của đồng chí Tô Hiệu thuê, ở phố Hàng Bột ( Hà Nội ). Hội nghị gồm các
đồng chí Tô Hiệu, Nguyễn Văn Minh, Đặng Việt Châu, Nguyễn Công Hòa….đại diện cho
các tỉnh thành ở miền Bắc và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở miền Trung. Hội nghị
làm việc đƣợc một ngày thì phải chuyển sang địa điểm khác và có khả năng bị lộ. Hội nghị đề
ra nhiệm vụ khôi phục và phát triển hệ thống tổ chức của Đảng từ Xứ xuống các địa phƣơng,
đề ra biện pháp đấu tranh và các hình thức hoạt động công khai và nửa công khai của Đảng.
Ban Xứ ủy Bắc kỳ và Trung kỳ gồm các đồng chí Thiết ( Hoàng Văn Nọn tức Tú Hƣu ),
Nguyễn Văn Minh, Tô Hiệu…do đồng chí Thiết làm bí thƣ cũng đƣợc bầu ra trong hội nghị
này.
Đến đầu năm 1938 Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, không thuộc Liên xứ ủy Bắc kỳ và
Trung kỳ nữa. Trung kỳ lập Xứ ủy riêng, trong đó có 3 tỉnh trên.

Vận động thành lập nghiệp đoàn báo giới bắc kỳ.
Xứ ủy Bắc kỳ ( và Thành ủy Hà Nội ) đã có chủ trƣơng thành lập Nghiệp đoàn báo
giới Bắc kỳ. Chủ trƣơng đó đã đƣợc tiến hành bằng cuộc vận động tổ chức Hội nghị Báo chí.
Kết quả của cuộc vận động ta cuộc họp vào ngày 24 tháng 4 năm 1937 tại Hà Nội.
Gần 200 ngƣời viết báo ở khu vực Hà Nội đã đến dự. Mục đích của Hội nghị là: Đòi thi hành
chế độ báo chí nhƣ ở “ Chính quốc “ cho giới báo chí Đông Dƣơng; Trả lại tự do cho những

ngƣời viết báo bị can án theo sắc lệnh hiện hành ở Đông Dƣơng; lập ủy ban cổ đông, Uỷ ban
quản trị để lập hội đồng giới báo chí toàn quốc.
Cuộc họp báo phải bỏ dở vì bị cấm. Song do sự đấu tranh của anh em làm báo, cuộc
họp lại đƣợc tiếp tục vào ngày 9 tháng 6 năm 1937 tại Quán thể thao ( Hà Nội ).
Tham gia Hội nghị lần này có 150 nhà báo gồm nhiều xu


- 19 hƣớng khác nhau. Các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Khuất Duy Tiến và đại
biểu giới báo chí Nam kỳ cũng tham dự.
Trong Hội nghị, tuy một số nhà báo tay sai đã bỏ về, nhƣng Hội nghị đã bầu đƣợc
Ban đại diện trong đó có đồng chí Trần Huy Liệu. Hội nghị đã thông qua quyết nghị:
1. Tiến tới cuộc hội nghị các nhà báo Đông Dƣơng.
2. Đấu tranh đòi tự do nghiệp đoàn cho giới báo chí và quần chúng lao
động.
3. Đánh đổ chế độ báo chí hiện hành dựa trên Sắc lệnh bất hợp pháp năm
1898(1) đòi áp dụng Luật 1881 (2) .
4. Bảo vệ quyền tự do cá nhân của các nhà báo trong lúc làm nhiệm vụ.
Sau đó, tuy hội nghị Toàn quốc không họp đƣợc nhƣng các cuộc hội nghị giới báo chí
nói trên đã có tiếng vang trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong giới trí thức, góp phần
vào cuộc đấu tranh thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dƣơng.

Thành lập các Tỉnh ủy, Thành ủy và các Ban cán sự.
Trong các năm 1936, 1937 cơ sở Đảng ở các địa phƣơng và phong trào dân chủ phát
triển mạnh, nhƣng hầu hết chƣa có tổ chức Đảng địa phƣơng làm hạt nhân liên kết nên phong
trào hình thành nhiều vùng , hoạt động theo nhiều mối chỉ đạo khác nhau. Việc thành lập các
tổ chức Đảng địa phƣơng đã trở thành yêu cầu cấp thiết.

(1)

Sắc lệnh 30.12.1898 của Đu – me ( Doamer ) quy định việc xuất bản báo chí phải đƣợc phép của Tú


toàn quyền và giấy phép cho làm báo có thể bị thu hồi mà đƣơng sự không đƣợc biết lý do.
(2)

Luật báo 29.7.1881 quy định ngƣời làm báo đƣợc hoạt động rộng rãi trong nghề nghiệp của mình.


- 20 Tháng 3 năm 1937, Xứ ủy Bắc kỳ thành lập do đồng chí Hoàng Văn Nọn làm bí thƣ,
đã khẩn trƣơng xúc tiến việc thành lập các cấp ủy địa phƣơng.
Ngay trong tháng 3 năm 1937, Thành ủy Hà Nội (1) đƣợc chính thức thành lập. Đồng
chí Lƣơng Khánh Thiện, Thƣờng vụ Xứ ủy trực tiếp làm bí thƣ.
Khi phong trào, cơ sở Đảng Hà Đông, Sơn Tây có bƣớc phát triển quan trọng, đầu
năm 1938 đồng chí Trần Qúy Kiên, Thƣờng vụ Xứ ủy đã trực tiếp về Đa Phúc ( Sơn Tây)
công nhận tổ Cộng sản Đa Phúc là chi bộ chính thức của Đảng. Chi bộ có trách nhiệm lãnh
đạo phong trào toàn tỉnh Sơn Tây.
Cuối năm 1938, đồng chí Hoàng Văn Nọn ( Bí thƣ Xứ ủy), đã trực tiếp chủ trì Hội
nghị thành lập Đảng bộ Hà Đông. Đồng chí đã thay mặt Xứ ủy chỉ định Tỉnh ủy Lâm thời
gồm 5 đồng chí do đồng chí Dƣơng Nhật Đại làm bí thƣ.
Tháng 3 năm 1940 Xứ ủy Bắc kỳ quyết định thành lập Ban vận động Liên tỉnh Vĩnh
Phúc Yên ( hoạt động nhƣ Ban tỉnh ủy Lâm Thờ). Thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Phú Thọ
(3.1940); Thành lập Ban cán sự tỉnh Phúc Yên (cuối 1941). Thành lập Ban cán sự tỉnh Vĩnh
Yên ( 8.1940).
Tháng 7 năm 1943, đồng chí Nguyễn Tiến Dũng đƣợc Xứ ủy chỉ định làm trƣởng ban
cán cán sự Đảng tỉnh.
Đầu năm 1944 chỉ định Ban cán sự chính thức tỉnh Ninh Bình do đồng chí Vũ Thơ
làm bí thƣ.
Việc thành lập các tỉnh ủy, Thành ủy, Ban cán sự Đảng tỉnh và từ năm 1940 là việc
thành lập các khu ủy, Liên khu ủy đã tạo điều kiện cho việc chỉ đạo kịp thời, sâu sát phong
trào cách mạng địa phƣơng.


(1)

Thành ủy Hà Nội lúc này trực tiếp lãnh đạo cả Sơn Tây và Hà Đông

(nay là Hà Tây).


- 21 Năm 1938

Đầu năm
Thành lập hội truyền bá Quốc ngữ
Để mở rộng phong trào học chữ quốc ngữ một cách hợp pháp, đáp ứng yêu cầu đòi
hỏi bức thiết của nhân dân lao động, Xứ ủy Bắc kỳ đã chủ trƣơng thành lập Hội truyền bá
quốc ngữ.
Xứ ủy đã cử ông Phan Thanh vận động cụ Nguyễn Văn Tố đứng ra xin phép thành lập
Hội truyền bá chữ quốc ngữ. Mặc dù không muốn xong chính quyền thực dân buộc phải cho
phép và chúng bắt phải đổi tên là Hội học chữ quốc ngữ.
Hội do ông Nguyễn Văn Tố làm Hội trƣởng. Các ông Phan Thanh, Trần Văn Giáp là
những nhân sĩ tiến bộ cũng tham gia. Ban Trung ƣơng của Hội đóng ở số 4 Nguyễn Trãi, Hà
Nội. Một số địa phƣơng ở Bắc kỳ cũng có chi nhánh của Hội.
Chủ trƣơng hoạt động của Hội là: Mở lớp học cho tất cả mọi ngƣời không biết chữ:
không thu học phí; in sách cho ngƣời học không thu thu tiền.
Tối ngày 29 tháng 5 năm 1938 tại trụ sở Hội thể dục, Hội đã tổ chức một cuộc diễn
thuyết bày tỏ mục đích của Hội, có kết quả tốt.
Do tôn chỉ mục đích của Hội phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng
nhân dân nên phong trào phát triển rất nhanh, và ngày càng lan rộng. Riêng ở Hà Nội trong 2
năm 1938, 1939 đã có tới 4000 ngƣời đi học. Những hoạt động của hội thu hút ngày càng
nhiều Nam, nữ thanh niên. Nam nữ thanh niên vừa là ngƣời vận động ngƣời dân học, vừa là
giáo viên. Trong



- 22 số họ có nhiều ngƣời đã trở thành những đoàn viên thanh niên dân chủ xuất sắc.
Hội truyền bá quốc ngữ là một công cuộc phát triển nền văn hóa quan trọng, là trƣờng
học rộng lớn cho quảng đại quần chúng nhân dân.
Ngày 2 tháng 4
Báo tin tức – cơ quan tuyên truyền vận động phong trào dân chủ.
Sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng tháng 3 năm 1938, Tổng bí thƣ
Nguyễn Văn Cừ bàn với Xứ ủy Bắc kỳ về việc thực hiện nghị quyết mới của Đảng. Đặc biệt
là vấn đề thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dƣơng – một nhiệm vụ trung tâm của
Đảng trong giai đoạn hiện tại. Để thực hiện yêu cầu đó, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã bàn với
bộ phận hoạt động của Đảng ở Bắc Bộ ra tờ báo Tin Tức làm cơ quan tuyên truyền, vận động
thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dƣơng và chỉ đạo phong trào đấu tranh dân chủ.
Báo Tin tức số 1 ra ngày 2.4.1938, bị đình bản theo nghị định ký ngày 15.10.1938 của
Breevie. Báo Tin tức ra mỗi tuần 2 số, mỗi số in 7000 bản. Trụ sở báo tại 102 Hăngri Đooc lê
ang ( nay là Phùng Hƣng ) với danh nghĩa chính thức: “cơ quan M.T.D.C”. Đồng chí Đặng
Xuân Khu đƣợc cử làm đại diện nhóm Tin tức, chỉ đạo báo này.
Báo Tin tức tập hợp những tổ chức hợp pháp và nửa hợp pháp xung quanh những
trung tâm bí mật của Đảng. Tòa soạn báo chính là nơi đại biểu các đoàn thể nhân dân đến
phản ánh nguyện vọng, cung cấp tin tức, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức, lãnh đạo quần
chúng và hình thành mối liên hệ công


- 23 khai hợp pháp thƣờng xuyên giữa Đảng và quần chúng. Những chỉ thị của Xứ ủy Bắc kỳ, của
Trung ƣơng Đảng và Thành ủy Hà Nội nhiều khi từ tòa soạn truyền đi, công tác phát triển
Đảng cũng bắt đầu từ tòa soạn báo. Báo hƣớng phong trào cách mạng vào một mục đích nhất
định: đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ, vận động lập Mặt trận dân chủ Đông Dƣơng và thực
hiện chƣơng trình của Mặt trận.
Bộ phận hoạt động công khai của Đảng cùng với tờ báo Tin tức đã có ảnh hƣởng lớn
trong quần chúng nhân dân ta thời kỳ này. Báo Tin tức đã góp phần trực tiếp dẫn đến sự ra
đời của Mặt trận dân chủ Đông Dƣơng ở Hà Nội, và nhóm Cộng sản công khai của báo Tin

tức đã là nòng cốt lãnh đạo Mặt trận dân chủ ở Hà Nội.
Ngày 1.5
Tổ chức mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1.5 tại Hà Nội
Mặc dù bọn phản động ở thuộc địa vẫn tìm đủ mọi cách ngăn trở, cấm đoán việc tổ
chức những ngày kỉ niệm, Xứ ủy Bắc kỳ và Thành ủy Hà Nội quyết định tổ chức trọng thể
cuộc mít tinh nhân ngày Kỷ niệm quốc tế Lao động 1 tháng 5 năm 1938. Đồng chí Nguyễn
Văn Cừ lãnh đạo trực tiếp. Phạm vi huy động lực lƣợng là quần chúng nhân dân ở Hà Nội và
các tỉnh lân cận. Các Đảng viên, quần chúng trung kiên đƣợc phân công nhiệm vụ cụ thể và
hết sức chu đáo trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Khoảng hơn 3 vạn ngƣời trong 24 đoàn diễu hành tiến đến khu Đấu xảo ( Cung văn
hóa hữu nghị ngày nay ) hô vang các khẩu hiệu:
-

Cơm áo ! Hòa Bình ! Tự do.

-

Đả đảo chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa đế quốc


×