Đề cương chi tiết học phần Kinh tế vĩ mô II
1. Thông tin chung về học phần
Tên học phần:
Kinh tế vĩ mô II
Số tín chỉ:
3 tín chỉ
Mã học phần:
Học phần:
Bắt buộc
Các học phần tiên quyết:
Kinh tế vi mô I, Kinh tế vĩ mô I
Khoa/ Bộ môn phụ trách học phần:
Khoa Kinh tế Quốc tế
2. Phân bổ thời gian
- Trên lớp:
+ lý thuyết: 30 tiết
+ bài tập, thảo luận, thực hành: 24 tiết
- Tự học, tự nghiên cứu của sinh viên: 12 tiết
3. Mục tiêu học phần
Môn học Kinh tế vĩ mô 2 được thiết kế nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản, kỹ năng đánh giá và khả năng
phân tích các sự kiện kinh tế vĩ mô ở trình độ nâng cao, góp phần cải thiên mức độ hiểu biết của sinh viên đối
với quá trình xây dựng và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước đang phát triển. Kinh tế vĩ mô sẽ góp
phần trang bị cho người học kiến thức để có thể phân tích các vấn đề có liên quan ở những môn học ứng dụng
khác sau này.
4. Tóm tắt nội dung học phần:
Kinh tế vĩ mô II là môn học nghiên cứu nền kinh tế trên bình diện tổng thể, bao gồm việc mô tả và đo lường các
biến số kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội, giá cả và lạm phát, việc làm và tình trạng thất nghiệp, tổng
tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ và thuế, cung cầu tiền, lãi suất, thâm hụt / thặng dư thương mại, cán
cân thanh toán và tỷ giá… Việc xây dựng các mô hình kinh tế đơn giản sẽ giúp chúng ta giải thích các mối quan
hệ giữa các biến số này. Bên cạnh đó, Kinh tế vĩ mô II cũng sẽ nghiên cứu trạng thái của nền kinh tế trong dài
hạn, và cuối cùng là nghiên cứu kinh tế trong ngắn hạn.
Kinh tế vĩ mô II được thiết kế trên cơ sở sinh viên đã được học Kinh tế học căn bản bao gồm Kinh tế vi mô I và
Kinh tế vĩ mô I. Ngoài việc nâng cao kiến thức cho người học bằng cách nghiên cứu sâu hơn vào các lý thuyết,
Kinh tế vĩ mô II còn trang bị cho người học kỹ năng để phân tích các sự kiện kinh tế vĩ mô, giải thích các vấn đề
thực tiễn, nghiên cứu tác động của các chính sách vĩ mô…Chính vì thế, một đặc điểm của môn học này là ngoài
nghe bài giảng trên lớp, thảo luận, sinh viên còn tự viết các bài phân tích về các chính sách.
5. Tài liệu học tập:
- Giáo trình
1.
N.G. Mankiw, Kinh tế học vĩ mô ( Macroeconomics), tái bản lần thứ 2 (đã dịch sang tiếng Việt, gọi tắt
là Mankiw 2.
2.
N.G. Mankiw, Macroeconomics, tái bản lần thứ 5, gọi tắt là Mankiw 5.
- Sách tham khảo:
1.
Phạm Chung, “Kinh tế vĩ mô phân tích”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
2.
Oliver Blanchard, “Kinh tế vĩ mô”,tái bản lần thứ 2, 2000 (đã dịch sang tiếng Việt).
3.
Rosalind Levacic và Alexander Rebmann, “Kinh tế vĩ mô”, Nhà xuất bản Macmillan, London, 1991.
4.
Guillermo A. Calvo and Frederic S Mishkin “ The Mirage of Exchange Rate Regimes for Emerging
Market Countries”, Journal of Economic Perspectives, 17:4, 2003, 99-118…
6. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
Hình thức
Thời gian
Tỷ trọng
Điểm chuyên cần
10%
Trắc nghiệm thi giữa kỳ (thời gian, số câu hỏi,
hình thức..)
10%
Thảo luận nhóm: Nêu một số vấn đề để các nhóm
chuẩn bị nội dung thuyết trình tự nguyện
20%
Thi cuối kỳ:trắc nghiệm trên máy tính
60%
7. Nội dung chi tiết học phần (tên các chương, mục, tiểu mục)
Chương I: Giới thiệu môn học, biến số kinh tế và đo lường.
1.
I. Tổng quan Kinh tế vĩ mô
2.
II. Hạch toán thu nhập quốc dân và cán cân thanh toán
3.
III. Mối quan hệ giữa các khu vực chủ yếu
Chương II: Nền kinh tế trong dài hạn.
1.
I. Lý thuyết cổ điển và thu nhập quốc dân
1.
1. Vai trò của chính sách tài khoá và vấn đề sản xuất, phân phối và phân bổ
2.
2. Vai trò của lãi suất thực
3.
II. Tiền tệ và lạm phát
1.
1. Thị trường tiền tệ
2.
2. Thuyết số lượng tiền
3.
3. Hiệu ứng Fisher
4.
4. Chi phí của lạm phát
5.
5. Nguyên nhân và chi phí của siêu lạm phát
6.
Nền kinh tế mở trong dài hạn
1.
1. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại
2.
2. Tác động của chính sách ngoại thương theo chủ nghĩa bảo hộ
3.
3. Tác động của chính sách tiền tệ và tài khoá
4.
4. Vai trò của tỷ giá hối đoái
Chương III: Nền kinh tế trong rất dài hạn.
1.
I. Tăng trưởng kinh tế : Các khái niệm và kiểu hình
2.
II. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế:
1.
1. Mô hình tăng trưởng của Robert Solow
2.
Tăng trưởng nội sinh
Chương IV: Chu kỳ kinh tế và nền kinh tế trong ngắn hạn.
1.
I. Tổng cầu
1.
1. Thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ
2.
2. Mô hình IS-LM với nền kinh tế đóng
3.
3. Mô hình IS*-LM* với nền kinh tế mở
4.
II. Tổng cung
1.
1. Các mô hình tổng cung ngắn hạn
2.
2. Tổng cung dài hạn
3.
3. Thị trường lao động và vấn đề thất nghiệp
4.
4. Đường cong Phllips
5.
III. Vai trò của chính sách tài khoá và tiền tệ
Chương V: Bàn luận về chính sách.
1.
I. Về sự chính xác của những quan sát kinh tế
2.
II. Bàn luận chính sách I: Hệ thống tiền tệ quốc tế
3.
III. Bàn luận chính sách II: Những vấn đề chính sách tài khoá ở các nước đang phát triển
4.
IV. Những bài học của khủng hoảng tài chính Đông Á
5.
V. Những bài học của khủng hoảng tài chính Mỹ 2008
6.
VI. Bất ổn về kinh tế vĩ mô của Việt Nam
Tin mới cập nhật:
•
14/03/2011 14:27 - Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế Quốc tế
•
09/03/2010 16:25 - Đề cương chi tiết học phần Kinh tế vi mô I
•
09/03/2010 16:23 - Đề cương chi tiết học phần Kinh tế vĩ mô I
•
09/03/2010 16:20 - Đề cương chi tiết học phần Kinh tế học quốc tế I
•
09/03/2010 16:17 - Đề cương chi tiết học phần Phương pháp lượng trong…
Tin đã đưa:
•
09/03/2010 16:09 - Đề cương chi tiết học phần Kinh tế vi mô II
•
09/03/2010 16:09 - Đề cương chi tiết học phần Kinh tế học quốc tế II
•
09/03/2010 16:04 - Đề cương chi tiết học phần Kinh tế phát triển
•
09/03/2010 16:03 - Đề cương chi tiết học phần Kinh tế công cộng
•
09/03/2010 16:01 - Đề cương chi tiết học phần Kinh tế thông tin
<< Trang truớcTrang kế >>
tìm ki?m...