Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề cương chi tiết học phần Kinh tế vĩ mô (đại học Lạc Hồng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.77 KB, 8 trang )

Đề cương chi tiết môn Kinh tế vĩ mô

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ
MÃ SỐ:
SỐ TC: 3 TC
NGƯỜI PHỤ TRÁCH:
-

ThS. Lưu Ngọc Liêm

BỘ MÔN PHỤ TRÁCH:
-

Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế

I. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT
Để học tốt môn này sinh viên cần trang bị trước những kiến thức về:
-

Toán căn bản.

-


Các kiến thức về kinh tế - xã hội.

II. MÔ TẢ MÔN HỌC
Kinh tế vĩ mô cùng với kinh tế vi mô là những môn học cơ sở có vai trò cung cấp khung lý thuyết
cho các môn định hướng hướng ngành và kinh tế ngành, tất cả các chuyên ngành kinh tế và quản
trị kinh doanh.
Học phần kinh tế vĩ mô giới thiệu một số khái niệm cơ bản về kinh tế học vĩ mô bao gồm việc đo
lường tổng sản lượng và mức giá của nền kinh tế; mô tả hành vi của nền kinh tế trong dài hạn:
Các nhân tố quy định tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát trong dài hạn; giới thiệu những
tư tưởng trung tâm về tổng cung, tổng cầu và cân bằng kinh tế vĩ mô và vận dụng chính sách tài
khóa, chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và chính sách thương mại vào mô hình nền kinh tế đóng
và nền kinh tế mở.
III.TÓM TẮT MÔN HỌC:
1. Mục tiêu:
Mục tiêu chủ yếu của học phần này là trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản, các nguyên lý
và một số mô hình kinh tế vĩ mô đơn giản - điểm mấu chốt để hiểu sự vận động của nền kinh tế
tổng thể. Sinh viên sẽ được giới thiệu những nguyên lý cơ bản của hạch toán thu nhập quốc dân,
các nhân tố quy định sản lượng, lạm phát và thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cũng như những
nguyên lý cơ bản về các chính sách kinh tế vĩ mô. Ngoài ra sinh viên cũng được trang bị một số
công cụ và kỹ thuật phân tích được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế.

-1-


Đề cương chi tiết môn Kinh tế vĩ mô
2. Yêu cầu:
Sinh viên cần:
-

Dự lớp đầy đủ.


-

Chuẩn bị bài, đọc tài liệu trước khi đến lớp.

-

Làm bài tập cá nhân, bài tập nhóm đầy đủ.

3. Cụ thể:
-

Tổng số tiết

: 45 tiết

-

Số tiết giảng

: 45 tiết

Chương
1
2
3
4
5
6
7

8

Nội dung
Giới thiệu môn học và đo lường sản lượng
quốc gia
Lý thuyết xác định sản lượng cân bằng Chính
sách tài khóa và ngoại thương
Tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ
Mô hình IS - LM
Mô hình tổng cung – tổng cầu theo giá
Lạm phát và thất nghiệp
Tăng trưởng kinh tế
Phân tích vĩ mô trong nền kinh tế mở
Tổng cộng

Giảng bài
7
8
6
5
5
5
5
4
45

IV. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC
Chương 1: GIỚI THIÊU MÔN HỌC VÀ ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
1.1 Khái niệm kinh tế học vĩ mô
1.1.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1.1.1.1 Đối tượng
1.1.1.2 Phương pháp nghiên cứu
1.1.2. Các nội dung trong kinh tế vĩ mô
1.1.2.1 Nhu cầu
1.1.2.2 Lạm phát, giảm phát, tỷ lệ lạm phát
1.1.2.3 Mức thất nghiệp, mức nhân dụng, tỷ lệ thất nghiệp
1.1.2.4 Sản lượng tiềm năng
1.1.2.5 Chu kỳ kinh doanh
1.1.2.6 Định luật Okun.
1.2. Tổng sản phẩm quốc gia
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Khấu hao
1.2.1.2 Đầu tư khu vực tư nhân

-2-


Đề cương chi tiết môn Kinh tế vĩ mô
1.2.1.3 Tiêu dùng và tiết kiệm của hộ gia đình
1.2.1.4 Thuế và chi tiêu của chính phủ
1.2.1.5 Xuất - Nhập khẩu
1.2.1.6 Tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê, lợi nhuận
1.2.2 Các phương pháp tính GDP
1.2.2.1 Các khái niệm cơ bản (GDP, GNP, ...)
1.2.2.2 Sơ đồ chu chuyển kinh tế
1.2.2.3 Phương pháp tính GDP
 Phương pháp sản xuất (Phương pháp giá trị gia tăng)
 Phương pháp phân phối (Phương pháp luồng thu nhập)
 Phương pháp chi tiêu
1.2.3 Các chỉ tiêu dùng để so sánh

1.2.4 Mối quan hệ giữa GDP, GNP, NNP, NI, DI, ...
Câu hỏi/ Bài tập:
Câu hỏi lý thuyết hệ thống lại và mở rộng kiến thức đã học.
Bài tập, áp dụng định luật Okun và các phương pháp đo lường sản lượng quốc gia
Tài liệu tham khảo:
Theo mục VIII và theo yêu cầu của giảng viên.
Chương 2: LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG, CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
VÀ NGOẠI THƯƠNG
2.1. Các thành phần của tổng cầu
2.1.1 Tiêu dùng và tiết kiệm
2.1.1.1 Tiêu dùng và tiết kiệm trong thu nhập khả dụng.
2.1.1.2 Hàm tiêu và hàm tiết kiệm theo thu nhập khả dụng.
2.1.2 Đầu tư tư nhân
2.1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư.
2.1.2.2 Hàm đầu tư
2.1.3 Hàm G và T theo sản lượng.
2.1.4 Xuất - nhập khẩu và cán cân thương mại.
2.1.5 Tổng cầu.
2.2 Sản lượng cân bằng và mô hình số nhân
2.2.1. Các phương pháp xác định sản lượng cân bằng.
2.2.2. Số nhân của tổng cầu
2.3 Tác động của chính sách ngoại thương
2.3.1. Chính sách gia tăng xuất khẩu.

-3-


Đề cương chi tiết môn Kinh tế vĩ mô
2.3.2. Chính sách hạn chế nhập khẩu.
2.4 Chính sách tài khóa

2.4.1. Tác động của chính sách tài khóa.
2.4.2. Định lượng cho chính sách tài khóa.
2.4.3 Ngân sách chính phủ và mục tiêu ổn.
Câu hỏi/ Bài tập:
Câu hỏi lý thuyết hệ thống lại kiến thức đã học.
Bài tập xác định sản lượng cân bằng và số nhân của tổng cầu.
Bài tập định lượng cho chính sách tài khóa và ngoại thương.
Tài liệu tham khảo:
Theo mục VIII và theo yêu cầu của giảng viên.
Chương 3: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG – CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
3.1 Tiền và các chức năng cơ bản của tiền
3.1.1 Khái niệm
3.1.2 Các chức năng cơ bản của tiền
3.1.3 Các loại tiền
3.2 Hệ thống ngân hàng
3.2.1 Ngân hàng trung ương
3.2.2 Ngân hàng trung gian
3.3 Tiền ngân hàng và số nhân của tiền
3.3.1 Cách tạo tiền của ngân hàng trung gian
3.3.2 Số nhân của tiền
3.4 Thị trường tiền tệ
3.4.1 Hàm cung tiền theo lãi suất
3.4.2 Hàm cầu về tiền theo lãi suất và sản lượng
3.4.3 Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ
3.5 Chính sách tiền tệ
3.5.1 Tác động của chính sách tiền tệ
3.5.2 Định lượng cho chính sách tiền tệ
Câu hỏi/ Bài tập:
Thảo luận, các chức năng của tiền và hệ thống ngân hàng
Phương pháp xác định lượng cung tiền, lãi suất cân bằng, ...

Các chủ đề khác do giảng viên đưa ra.
Tài liệu tham khảo:
Theo mục VIII và theo yêu cầu của giảng viên.

-4-


Đề cương chi tiết môn Kinh tế vĩ mô
Chương 4: MÔ HÌNH IS - LM
4.1 Đường IS
4.1.1 Cách xây dựng đường IS.
4.1.2 Phương trình đường IS.
4.1.3 Sự dịch chuyển đường IS.
4.2 Đường LM
4.2.1 Cách xây dựng đường LM.
4.2.2 Phương trình đường LM.
4.2.3 Sự dịch chuyển đường LM.
4.3 Tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô
4.3.1 Sự cân bằng đồng thời trên thị trường sản phẩm và thị trường tiền tệ.
4.3.2 Tác động của chính sách tài khóa.
4.3.3 Tác động của chính sách tiền tệ.
4.3.4 Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
4.3.5 Định lượng cho chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Câu hỏi/ Bài tập:
Các chủ đề khác do giảng viên đưa ra.
Bài tập, cân bằng đồng thời trên hai loại thị trường.
Chương 5: MÔ HÌNH TỔNG CUNG – TỔNG CẦU THEO GIÁ
5.1 Thị trường lao động và thị trường tiền tệ với các biến số thực
5.1.1 Tiền lương thực và khối lượng tiền thực.
5.1.2 Thị trường tiền tệ với khối lượng tiền thực

5.1.3 Thị trường lao động với tiền lương thực.
5.2 Đường tổng cầu theo giá
5.2.1 Tác động của giá đối với đường LM.
5.2.2 Cách xây dựng đường AD.
5.2.3 Phương trình đường AD.
5.3 Đường tổng cung theo giá
5.3.1 Hàm sản xuất theo lao động.
5.3.2 Đường tổng cung ngắn hạn AS.
5.3.3 Đường tổng cung dài hạn LAS.
5.3.4 Mối liên hệ giữa hai đường AS và LAS
5.4 Sự cân bằng tổng cung – tổng cầu
5.4.1 Sự cân bằng ngắn hạn.
5.4.2 Từ cân bằng ngắn hạn đến cân bằng dài hạn.

-5-


Đề cương chi tiết môn Kinh tế vĩ mô
Câu hỏi/ Bài tập:
Ảnh hưởng của chính sách tài khóa và tiền tệ lên tổng cầu
Chủ đề thảo luận do giảng viên đưa ra.
Bài tập liên quan đến tổng cung – tổng cầu.
Tài liệu tham khảo:
Theo mục VIII và theo yêu cầu của giảng viên.
Chương 6: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
6.1 Lạm phát
6.1.1 Khái niệm
6.1.2 Các chỉ số giá dùng để tính tỷ lệ lạm phát
6.1.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát
6.1.4 Tác động của lạm phát

6.1.5 Biện pháp chống lạm phát
6.2.Thất nghiệp
6.2.1 Khái niệm
6.2.2 Các dạng thất nghiệp
6.2.3 Hậu quả của nạn thất nghiệp
6.2.4 Biện pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp
6.3.Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
6.3.1 Đường cong Phillips ngắn hạn
6.3.2 Đường cong Phillips dài hạn
Câu hỏi/ Bài tập:
Mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Chủ đề thảo luận do giảng viên đưa ra.
Tài liệu tham khảo:
Theo mục VIII và theo yêu cầu của giảng viên.
Chương 7: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
7.1 Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và trên thế giới
7.1.1 Sự phân cực giàu nghèo trên thế giới
7.1.2 Xu hướng tăng trưởng của các nước đang phát triển
7.1.2.1 Tổng quan về tình hình tăng trưởng
7.1.2.2 Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
7.2 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế
7.2.1 Khái niệm và đo lường
7.2.2 Ý nghĩa chung của tăng trưởng kinh tế

-6-


Đề cương chi tiết môn Kinh tế vĩ mô
7.3 Các nhân tố qui định tăng trưởng kinh tế dài hạn
7.3.1 Nguồn tài nguyên thiên nhiên

7.3.2 Nguồn nhân lực
7.3.3 Nguồn vốn
7.3.4 Tiến bộ khoa học kỹ thuật
7.4 Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng
Câu hỏi/ Bài tập:
Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và trên thế giới
Chủ đề thảo luận do giảng viên đưa ra.
Tài liệu tham khảo:
Theo mục VIII và theo yêu cầu của giảng viên.
Chương 8: PHÂN TÍCH VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ
8.1 Cán cân thanh toán
8.1.1 Khái niệm
8.1.2 Cơ cấu
8.2 Thị trường ngoại hối
8.2.1 Cung về ngoại tệ
8.2.2 Cầu về ngoại tệ
8.2.3 Xác định tỷ giá hối đoái
8.3 Các hệ thống xác định tỷ giá hối đoái
8.3.1 Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định
8.3.2 Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi
8.3.3 Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát
8.4 Tỷ giá và cán cân thương mại
8.5 Các chính sách thương mại
8.5.1 Thuế nhập khẩu
8.5.2 Hạn ngạch
8.5.3 Các hàng rào phi thuế quan
8.5.4 Trợ cấp xuất khẩu
Câu hỏi/ Bài tập:
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Chủ đề thảo luận do giảng viên đưa ra.

Tài liệu tham khảo:
Theo mục VIII và theo yêu cầu của giảng viên.
V. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

-7-


Đề cương chi tiết môn Kinh tế vĩ mô
STT
Nội dung đánh giá
Trọng số
1
Kiểm tra môn học (Đ1)
0.1
2
Kiểm tra giữa môn (Đ2)
0.3
3
Thi hết môn (Đ3)
0.6
Điểm môn học = (Đ1 x 0.1) + (Đ2 x 0.3) + (Đ3 x 0.6)

Ghi chú

VI. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
-

Kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại.

-


Thảo luận có hướng dẫn của giảng viên.

-

Ngoài ra học viên tự nghiên cứu và viết tiểu luận, phân tích dữ liệu bằng phần mềm thống
kê.

VII. TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO MÔN HỌC
-

Bảng, phấn, bút viết.

-

Micro.

-

Projector.

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kinh Tế Vĩ Mô, TS. Dương Tấn Diệp, NXB Thống Kê, 2001.
2. Giáo trình kinh tế vĩ mô, Đại học kinh tế Quốc dân, NXB Thống Kê.
3. Kinh tế vĩ mô, TS. Nguyễn Như Ý, ThS. Trần Thị Bích Dung, ThS. Trần Bá Thọ, ThS. Lâm
Mạnh Hà, NXB Thống kê, 2007.
4. Kinh tế học vĩ mô, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, NXB Giáo Dục, 2008.
5. Kinh tế học, Paul A. Samuelson & W.D. Nordhaus, NXB chính trị Quốc gia, 1997.
6. Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, J.M. Keynes, NXB Giáo Dục, 1994.
7. Kinh tế vĩ mô, Robert J. Gordon, NXB Khoa học và kỹ thuật 1994.

8. Kinh tế học hiện đại, Milton Spencer, 1997.
9. Các cuộc tranh luận trong kinh tế vĩ mô, Brian Hiller, NXB Giáo Dục, 1992.
10. Các nguồn tài liệu tham khảo khác.

-8-



×