Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Khoá luận tốt nghiệp lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn nâng cao hiệu quả chạy đà và giậm nhảy trong nhảy xa cho nữ đội tuyển điền kinh trường THPT giao thuỷ nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.65 KB, 54 trang )

TRƯƠNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HA NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHAT

ĐỖ THỊ LIÊN

LựA
CHỌN
BÀI TẬP
BỔ TRỢ• CHUYÊN MÔN NÂNG



CAO HIỆU QUẢ CHẠY ĐÀ VÀ GIẬM NHẢY TRONG
NHẢY XA CHO N ữ ĐỘI TUYỂN đ i ể n k i n h
TRƯỜNG THPT GIAO THỦY - NAM ĐỊNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuy^ iigỊLinh: CNKHSP TDTT - GDQP

Hướng dẫn khoa học

TH.S. v ũ TUẤN ANH

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Đỗ Thị Liên
Sinh viên lớp: K33 GDTC - GDQP
Tôi xin cam đoan đề tài: “Lựa chọn bài tập bỗ trự chuyên môn nâng cao


hiệu quả chạy đà và giậm nhảy trong nhảy xa cho nữ đội tuyển Điền kinh trường
THPT Giao Thủy - Nam Định ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đề tài không
trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Toàn bộ những vấn đề nêu ra
trong đề tài là những vấn đề mang tính cấp thiết và đúng thực tế khách quan của
trường THPT Giao Thủy - Nam Định.

Hà Nội, ngày........tháng......... năm 2011
Sinh viên

Đỗ Thị Liên


DANH MUC CHỮ VIẾT TẮT
BTCM

Bổ trợ chuyên môn

Cm

Centimet

CT/TW

Chỉ thị / Trung ương

ĐC(n)

Đối chứng

ĐHSP


Đại học sư phạm

GDTC

Giáo dục thể chất

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

M

Met

NXB

Nhà xuất bản

s

Giây

STN

Sau thực nghiệm


TD

Thể dục

TDTT

:



Thể dục thể thao
Thời điểm

THPT

:

Trung học phổ thông

Th.s

:

Thạc sĩ

TN (n)
TTN

:


Thực nghiệm
Trước thực nghiệm


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

SỐ BIÊU

NỘI DUNG

TRANG

Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường THPT Giao

21

BẢNG
Bảng 3.1

Thủy - Nam Định
Bảng 3.2

Thực trạng cơ sở vật chât phục vụ cho giảng dạy và học

22

tập môn GDTC
Thực trạng việc sử dụng các bài tập bô trợ chuyên môn kỹ
Bảng 3.3


thuật chạy đà và giậm nhảy trong nhảy xa kiểu “ưỡn thân”

23

cho nữ đội tuyển Điền kinh trường THPT Giao Thủy Nam Định
Kêt quả phỏng vân lựa chọn bài tập bô trợ chuyên môn
Bảng 3.4

được sử dụng huấn luyện giai đoạn chạy đà và giậm nhảy

25

trong nhảy xa (n = 14)
Kêt quả phỏng vân lựa chọn các test đánh giá bài tập bô
Bảng 3.5

trợ chuyên môn giai đoạn chạy đà và giậm nhảy cho nữ

28

đội tuyển nhảy xa (n = 14)
Bảng 3.6

Kêt quả kiêm tra các test trước thực nghiệm của 2 nhóm

30

thực nghiệm và đối chứng (nA= nB= 8)
Bảng 3.7


Bảng tiên trình thực nghiệm (6 tuân)

32

Bảng 3.8

Kêt quả kiêm tra các test sau thực nghiệm của 2 nhóm

33

thực nghiệm và đối chứng (nA= nB= 8)
Bảng 3.9

Kêt quả kiêm tra các test của nhóm thực nghiệm TTN và

35

STN bằng phương pháp tự đối chiếu (nA = 8)
Bảng 3.10 Kêt quả kiêm tra các test của nhóm đôi chứng TTN và
STN bằng phương pháp tự đối chiếu (nB= 8)

35


Biểu đồ
3.1
Biểu đồ
3.2


Biêu diên kêt quả test bật xa tại chô (m) của 2 nhóm trước
và sau thực nghiệm
Biêu diên kêt quả test chạy 30m xuât phát cao (s) của 2

37

nhóm trước và sau thực nghiệm

Biểu đồ

Biêu diên kêt quả test chạy lOm cuôi trước khi giậm nhảy

3.3

của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm

Biêu đô

Biêu diên kêt quả test nhảy xa có đà (m) của 2 nhóm

3.4

36

trước và sau thực nghiệm

37
38



MUC
LUC


Trang
ĐẶT VẤN ĐÈ .

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐÈ NGHIÊN c ứ u .

4

1.1. Những quan điểm huấn luyện kỹ thuật nhảy xa.

4

1.2. Khái niệm, vai trò và tác dụng của bài tập bổ trợ chuyên môn.

5

1.3. Đặc điểm tâm, sinh lý học sinh THPT.

6

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn chạy đà và giậm nhảy trong

10

nhảy xa.

1.5. Đặc điểm kỹ thuật giai đoạn chạy đà và giậm nhảy trong nhảy xa.

13

CHƯƠNG 2: NHIỆM
, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỎ CHỨC
• v ụ«7

15

NGHIÊN CỨU.
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.

15

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

15

2.3. Tổ chức nghiên cứu.

18

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u .

20

3.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC và việc sử dụng các bài tập

20


bổ trợ chuyên môn kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy trong nhảy xa cho
nữ đội tuyển Điền kinh trường THPT Giao Thủy - Nam Định.
3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập bổ trợ chuyên

25

môn giai đoạn chạy đà - giậm nhảy trong nhảy xa cho nữ đội tuyển
Điền kinh trường THPT Giao Thủy - Nam Định.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

39

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

41

PHỤ LỤC.

Trườngo ĐHSP Hà Nôi
• 2

Công
Viêt
• O hòa xã hôi
• chủ nghĩa
9
• Nam

KHOA GDTC


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


PHIẾU PHỎNG VẤN
Họ và tên:..............................................................Năm sinh:.................
Chức danh:.............................................................................................
Năm công tác:.........................................................................................
Trình độ chuyên môn:.............................................................................
Nơi công tác:..........................................................................................
Đe giúp cho em hoàn thành đề tài nghiên cứu: “Lựa chọn bài tập bỗ trợ
chuyên môn nâng cao hiệu quả chạy đà và giậm nhảy trong nhảy xa cho nữ đội
tuyển trường THPT Giao Thủy - Nam Định ” kính mong các thầy (cô) nghiên cứu
và trả lời giúp em câu hỏi trong phiếu. Những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy
(cô) là cơ sở để em lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hệ thống bài tập bổ trợ chuyên
môn nâng cao hiệu quả chạy đà - giậm nhảy cho nữ đội tuyển Điền kinh của trường.
Em xin chân thành cảm ơn!

Câu 1: Theo thầy (cô) các bài tập bổ trợ kỹ thuật nào dưới đây có tác dụng quan
trọng nâng cao hiệu quả giai đoạn chạy đà và giậm nhảy trong nhảy xa cho nữ đội
tuyển Điền kinh trường THPT Giao Thủy - Nam Định. Nếu đồng ý với bài tập nào
thì đánh dấu (x) vào ô trống.
Bài tập 1: Tập đánh tay tại chỗ với tần số tăng tới mức tối đa

1^1

Bài tập 2: Thực hiện 1 -3 bước đà giậm nhảy liên tục 30m ngoài
đưừng chạy
Bài tập 3: Chạy 3 -5 bước giậm nhảy kết họp động tác của tay,


I— I

Bài tập 4: Chạy 3 -5 bước giậm nhảy bước bộ rơi vào hố cát

1^1

Bài tập 5: Thực hiện chạy đà đánh dấu 4 - 6 bước cuối và giậm



chân


nhảy rơi vào hố cát
Bài tập 6: Thực hiện chạy toàn đà đặt chân giậm nhảy vào ván

|~ |

Bài tập 7: Chạy 15-20 bước có xuất phát thấp và tính thời gian

|~ |

Bài tập 8: Xác định lại cự ly đã lựa chọn theo kết quả chạy 100m

|~ |

Bài tập 9: Chạy ngoài đường chạy đánh dấu 4 - 6 bước cuối và

п
I— I


A
A
А
tăng tôc
độ tôi
đa ở, 4 - 6 bước cuôi
đó

Bài tập 10: Xác định một tư thế chuẩn bị chạy đà phù hợp với
đặc điểm cá nhân thành thói quen trong thi đấu

I I

Câu 2: Theo thầy (cô) các bài tập bổ trợ thể lực nào dưới đây có tác dụng quan
trọng nâng cao hiệu quả giai đoạn chạy đà và giậm nhảy trong nhảy xa cho nữ đội
tuyển Điền kinh trường THPT Giao Thủy - Nam Định. Nếu đồng ý với bài tập nào
thì đánh dấu (x) vào ô trống.
Bài tập 1: Chạy đà giậm nhảy qua vật chuẩn cao từ 50 - 75cm rơi vào hố cát
Bài tập 2: Chạy tốc độ cao 30m

1^1

Bài tập 3: Nhảy lò cò 30m quay lại đổi chân

1^1

Bài tập 4: Bật cao thu gối trên hố cát.

1^1


Bài tập 5: Bật cóc 30m ngoài đường chạy

1^1

Bài tập 6: Bật nhảy đổi chân trên bục cao 30cm

|——I

Bài tập 7: Gánh tạ 15kg bật nhảy đổi chân

I I

Câu 3: Theo thầy (cô) các test nào dưới đây đánh giá hiệu quả bài tập bổ trợ chuyên
môn giai đoạn chạy đà và giậm nhảy trong nhảy xa cho nữ đội tuyển Điền kinh
trường THPT Giao Thủy - Nam Định. Nếu đồng ý với test nào thì đánh dấu (x) vào
ô trống.


Test 1: Bật xa tại chỗ (m)
Test 2: Chạy 30m xuất phát cao (s)
Test 3: Chạy lOOm (s)
Test 4: Chạy đà tốc độ lOm cuối trước khi giậm nhảy (s)
Test 5: Bật nhảy đổi chân trên bục cao 30 cm
Test 6: Kiểm tra toàn bộ kỹ thuật nhảy xa (m)









Hà Nội, ngày.......tháng........ năm
Người được phỏng vấn

Người phỏng vấn

Đỗ Thị Liên


1

Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khoa GDTC

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hanh phúc

PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỘI NGỦ GIÁO VIÊN TDTT
TRƯỜNG THPT GIAO THỦY - NAM ĐỊNH

Thâm niên
Họ và tên giáo viên

Giới tính

Tuổi

công tác


Nam

51

25

Nữ

37

12

Trân Văn Vĩnh

Nam

35

9

Trân Văn Năm

Nam

34

9

Nữ


31

6

Nữ

26

3

Nam

26

3

Trân Văn Thỉnh
Phạm Thị Tuyêt Nhung

Vũ Thị Lan
Phạm Thị Phương Thảo
Hoàng Văn Tê

Hà Nội, ngày.....tháng .... năm 2011
Người điều tra

Đỗ Thị Liên



2

PHỤ LỤC 3
KẾT QUẢ KIÊM TRA TEST CHẠY ĐÀ 10M CUỐI TRƯỚC KHI GIẬM NHẢY
CỦA 2 NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG TTN VÀ STN (S).

TT

Trước thực nghiệm
Nhóm TN

Sau thực nghiệm

Nhóm ĐC

Nhóm TN

Nhóm ĐC

X.i

(x ,-* )2

X.i

(x.-x)2

Xi

(x.-x)2


Xi

(x.-x)2

1

1,34

0,0064

1,33

0,0064

1,23

0,0064

1,31

0,0064

2

1,34

0,0064

1,34


0,0049

1,24

0,0049

1,33

0,0036

3

1,39

0,0009

1,37

0,0016

1,28

0,0009

1,34

0,0025

4


1,41

0,0001

1,40

0,0001

1,30

0,0001

1,39

0

5

1,42

0

1,41

0

1,31

0


1,39

0

6

1,45

0,0009

1,44

0,0009

1,34

0,0009

1,41

0,0004

7

1,48

0,0036

1,47


0,0036

1,37

0,0036

1,45

0,0036

8

1,53

0,0121

1,52

0,0121

1,41

0,01

1,50

0,0121

X

±

5

ttính

1,42 ± 0,066

1,41 ± 0,065

1,31 ± 0,062

1,39 ± 0,064

0,0043

0,0042

0,0038

0,0041

0,3 07

2,548


3

PHỤ LỤC 2

KỂT QUẢ KIÊM TRA TEST CHẠY 30M XUẤT PHÁT CAO CỦA 2 NHÓM
THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG TTN VÀ STN (S).

TT

Trước thực nghiệm
Nhóm TN

Sau thực nghiệm

Nhóm ĐC

Nhóm TN

Nhóm ĐC

Xi

i xi - x ) 2

X.i

i xi - x ) 2

0,015625

4,12

0,0064


4,17

0,01

4,30

0,005625

4,13

0,0049

4,20

0,0049

0,0001

4,32

0,000625

4,18

0,0004

4,25

0,0004


4,30

0,0001

4,32

0,000025

4,19

0,0001

4,26

0,0001

5

4,31

0

4,33

0,000025

4,21

0,0001


4,27

0

6

4,32

0,0001

4,35

0,000625

4,22

0,0004

4,28

0,0001

7

4,40

0,0081

4,42


0,009025

4,27

0,0049

4,36

0,0081

8

4,40

0,0081

4,43

0,011025

4,28

0,0064

4,37

0,01

X.i


i xi - x ) 2

Xi

1

4,20

0,0121

4,20

2

4,25

0,0036

3

4,30

4

(Xi-x

)2

X ±
5


ttính

4,31 ± 0,068

4,325 ± 0,078

4,20 ± 0,058

4,27 ± 0,069

0,0046

0,0061

0,0034

0,0048

0/

HO

2,188


4

PHỤ LỤC 3
KẾT QUẢ KIÊM TRA TEST BẬT XA TẠI CHÕ CỦA 2 NHÓM THựC

NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG TTN VÀ STN (M).

TT

Trước thực nghiệm
Nhóm TN

Sau thực nghiệm

Nhóm ĐC

Nhóm TN

X.i

{x,-x)2

X.i

i xi - x ) 2

X.i

1

2 ,2 0

0,0049

2,20


0,0036

2,47

2

2,17

0,0016

2,17

0,0009

3

2,15

0,0004

2,15

4

2,14

0,0001

5


2,13

6

(Xi-x

Nhóm ĐC
X.i

i xi - x ) 2

0,0121

2,24

0,0016

2,45

0,0081

2,24

0,0016

0,0001

2,38


0,0004

2,22

0,0004

2,14

0

2,35

0,0001

2,20

0

0

2,13

0,0001

2,34

0,0004

2,20


0

2,10

0,0009

2,13

0,0001

2,33

0,0009

2,18

0,0004

7

2,10

0,0009

2,10

0,0016

2,30


0,0036

2,17

0,0009

8

2,05

0,0064

2,10

0,0016

2,26

0,01

2,15

0,0025

)2

X

± õ


trinh

2,13 ± 0,047

2,14 ± 0,034

2,36 ± 0,071

2,20 ± 0,033

0,0022

0,0011

0,0051

0,0011

0,156

5,776


5

PHỤ LỤC 4
KỂT QUẢ KIÊM TRA TEST THÀNH TÍCH NHẢY XA CÓ ĐÀ CỦA 2 NHÓM
THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG TTN VÀ STN (M).

TT


Trước thực nghiệm
Nhóm TN

Sau thực nghiệm

Nhóm ĐC

X.

i

Nhóm TN

Nhóm ĐC

X.

(Xi-x)2

Xi

i xi - x ) 2

Xi

(Xi-x)2

i


1

3,75

0,0064

3,73

0,0064

4,30

0,0064

3,95

0,0036

2

3,70

0,0009

3,70

0,0025

4,25


0,0009

3,90

0,0001

3

3,70

0,0009

3,67

0,0004

4,25

0,0009

3,90

0,0001

4

3,67

0


3,65

0

4,24

0,0004

3,90

0,0001

5

3,65

0,0004

3,63

0,0004

4,20

0,0004

3,88

0,0001


6

3,65

0,0004

3,62

0,0009

4,20

0,0004

3,87

0,0004

7

3,64

0,0009

3,60

0,0025

4,17


0,0025

3,87

0,0004

8

3,60

0,0049

3,60

0,0025

4,15

0,0049

3,85

0,0016

X
±

5

trinh


3,67 ± 0,046

3,65 ± 0,047

4,22 ± 0,049

3,89 ± 0,030

0,0021

0,0022

0,0024

0,0009

0,8 55

5,156


6

ĐẢT VẤN ĐỀ


Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền văn hóa xã hội,
một loại hình hoạt động gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người. Luyện
tập TDTT có tác dụng phát triển toàn diện nhân cách, rèn luyện và nâng cao

sức khỏe con người phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Ngay từ những ngày đầu cách mạng
tháng Tám thành công, Bác Hồ đã nêu rõ tầm quan trọng của TDTT đối với
việc “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới"[6]. Bản thân
Người đã nêu gương “tự tôi ngày nào cũng tập”[6], tập đa dạng, thích hợp
với điều kiện sống và công tác trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng
phong phú của mình.
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của nhân loại nền TDTT nước ta cũng
có nhiều bước tiến mới. Hoạt động TDTT vô cùng phong phú và đa dạng, mỗi
môn thể thao mang đặc điểm riêng, thể hiện dưới nhiều hình thức, mang tính
thẩm mỹ và thu hút được nhiều người tham gia tập luyện. Đảng và Nhà nước
ta luôn quan tâm đến mục tiêu đào tạo con người toàn diện về: Đức, trí, thể,
mỹ cho thế hệ sau - thế hệ tương lai của đất nước. Ngày 07/08/1995 Thủ
tướng chính phủ đã ra chỉ thị 133/TTg, nêu rõ yêu cầu đối với Tổng cục
TDTT cũng là Ưỷ Ban TDTT các tỉnh thành, ngành có liên quan: “Ngành
TDTTphải xây dựng định hướng phát triển cỏ tính chất chiến lược, trong đó
quy định rõ các môn thế thao và các hình thức hoạt động mang tỉnh phổ cập
đối với mọi đổi tượng, lứa tuổi tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của
quần chúng khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[8]. Nghị quyết đại hội
Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII đã nêu rõ: “Công tác TDTT cần được
coi trọng và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học, tổ chức hướng
dẫn và vận động đông đảo nhân dân rèn luyện thân thể hàng ngày, nâng cao


7

chất lượng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng VĐV, nâng cao thành tích các môn
thể thao ”[8]. Vì vậy, chúng ta phải phấn đấu thực hiện kế hoạch củng cố, xây
dựng và phát triển phong trào TDTT trong những năm đầu của thế kỷ XXI,
đưa thể thao Việt Nam hòa nhập, đua tranh với các nước trong khu vực và thế

giới.
TDTT có vai trò quan trọng trong giáo dục, bởi nó là hoạt động có
tác dụng nhiều mặt tới thể chất và tinh thần của con người. Nhận thức rõ được
tàm quan trọng của TDTT, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta
luôn quan tâm đến phong trào TDTT như: Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ tập
luyện và thi đấu thể thao. Thành lập và huấn luyện các đội tuyển nhằm phát
triển thể thao thành tích cao. Dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hàu
hết các môn thể thao đã được đưa vào các trường từ cấp phổ thông đến bậc
đại học với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng như: Bóng chuyền,
Bóng rổ, Cầu lông, Điền kinh, Thể dục. Trong đó, Điền kinh là môn thể thao
có tác dụng phát triển các tố chất thể lực cho con người như: Sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động; giáo dục năng lực thực hành, ý
thức kỷ luật, tính tự giác tích cực và ý chí vươn lên cho người học. Mặt khác,
Điền kinh là một môn có tính chất hoạt động rất gần gũi với hoạt động tự
nhiên của con người như: Chạy, nhảy, ném, đẩy và tập luyện điền kinh không
đòi hỏi điều kiện và dụng cụ phức tạp.
Nhảy xa là một môn quan trọng và cơ bản của điền kinh. Nhảy xa
gồm 3 kỹ thuật cơ bản: Kiểu ngồi, ưỡn thân, cắt kéo; dù ở kiểu nào thì nó
cũng là một hoạt động phức tạp cần phải có sự phối hợp hợp lý qua từng giai
đoạn để hình thành kỹ thuật. Kỹ thuật nhảy xa chia làm 4 giai đoạn: Chạy đà,
giậm nhảy, trên không và tiếp đất. Bốn giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ
và mật thiết với nhau, trong đó giai đoạn chạy đà và giậm nhảy là quan trọng
nhất, quyết định đến thành tích người tập. Vì mục đích của chạy đà là tạo ra


8

tốc độ nằm ngang lớn nhất trước khi giậm nhảy và chuẩn bị tốt cho việc đặt
chân giậm nhảy chính xác vào ván giậm nhảy; còn giậm nhảy tạo ra tốc độ
thẳng đứng để có được tốc độ bay ban đàu lớn nhất và góc bay hợp lý. Do đó,

để đạt được thành tích cao thì người tập cần có thể lực và nắm vững kỹ thuật.
Vì vậy, để hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích đòi hỏi người tập phải
biết phối hợp giữa các yếu tố: Chiều dài đà, tốc độ chạy đà, điểm giậm nhảy
và trình độ thể lực.
Việc ứng dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn nâng cao chất lượng
huấn luyện môn điền kinh nói chung cũng như trong huấn luyện kỹ thuật nhảy
xa nói riêng là việc cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong các trường trung
học phổ thông (THPT) hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn nâng cao hiệu quả chạy đà và
giậm nhảy trong nhảy xa cho nữ đội tuyển Điền kinh trường THPT Giao
Thủy - Nam Định
* Mục đích nghiên cứu:
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục đích lựa chọn các
bài tập bổ trợ chuyên môn bao gồm các bài tập bổ trợ kỹ thuật và bài tập bổ
trợ thể lực nâng cao hiệu quả chạy đà và giậm nhảy trong nhảy xa kiểu “ưỡn
thân” cho nữ đội tuyển Điền kinh trường THPT Giao Thủy - Nam Định.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN c ứ u
1.1. Những quan điểm huấn luyện kỹ th u ật nhảy xa.
Có nhiều quan điểm khác nhau về huấn luyện kỹ thuật nhảy xa. Một số
tác giả nhận xét rằng, việc huấn luyện kỹ thuật động tác trong nhảy xa trước
tiên phải phối hợp vận động đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành
sớm kỹ thuật động tác. Song thực tế nghiên cứu cho thấy việc hình thành và
hoàn thiện kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo trong môn điền kinh nào đó ngoài việc
phát triển tố chất thể lực có liên quan cần phải chú trọng đến quá trình hình

thành kỹ năng, kỹ xảo vận động. Bởi vì, kỹ năng, kỹ xảo là yếu tố cấu thành
mức độ hoàn thiện kỹ thuật động tác.
Kỹ năng vận động của tất cả các hoạt động thể thao nói chung và trong
môn nhảy xa nói riêng được hình thành và phát triển do nhiều yếu tố, trong đó
yếu tố kỹ thuật đóng vai trò quan trọng. Quá trình này được chia làm 3 giai
đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn lan tỏa.
Giai đoạn này người tập tiếp nhận những kiến thức của giáo viên để hình
thành mối quan hệ giữa các cơ quan vận động YỚi Yỏ não, hưng phấn trên vỏ
não sẽ lan rộng. Do vậy, người tập chưa có được cảm giác về động tác đứng
sai hay thừa. Chính YÌ vậy người tập hay mắc những sai lầm dẫn đến sự định
hình động tác sai.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn ức chế phân biệt.
Hưng phấn trên Yỏ não tập trung vào những khu điểm, hoạt động nhiều
người tập sẽ phân biệt được động tác đúng, sai, thừa, cần tập trung uốn nắn
cho học sinh. Nếu tập luyện thường xuyên đường dây liên lạc tạm thời trên vỏ
não sẽ ngày càng ổn định.


10

- Giai đoạn 3: Giai đoạn tự động hóa.
Là giai đoạn người học có thể nắm vững và thực hiện động tác một cách
thuần thục, chuẩn xác và không tốn sức. Hưng phấn đã tập trung vào những
vùng hẹp trên vỏ não nên chỉ có những cơ quan chính tham gia vận động.
Người tập nắm vững kỹ thuật động tác và biến kỹ thuật vận động thành kỹ
xảo. Họ thực hiện động tác theo ý muốn của mình một cách hoàn hảo, chính
xác và có tính nhịp điệu cao [3].
1.2. Khái niệm, vai trò và tác dụng của bài tập bổ trợ chuyên môn.
1.2.1. Khái niệm.

Theo lý luận và phương pháp giáo dục TDTT: “Bài tập bổ trợ chuyên
môn là các bài tập phức hợp các yếu tố của đối tượng thỉ đẩu cùng các biến
dạng của chúng, cũng như các bài tập dẫn dẳt tác động có chủ đích và có
hiệu quả đến sự phát triển các tổ chất và các kỹ xảo của vận động ở chỉnh
ngay môn thể thao đó ”[7].
Vậy khái niệm về bài tập bổ trợ chuyên môn là các bài tập mang tính chất
chuẩn bị, tính dẫn dắt, tính chuyển đổi và tính thể lực, ngoài ra còn mang tính
chuyên biệt cho từng kỹ thuật và từng môn thể thao khác.
1.2.2. Vai trò, tác dụng của bài tập bỗ trợ chuyên môn.
Theo các nhà khoa học và các chuyên gia thể thao, các bài tập bổ trợ
chuyên môn là một biện pháp quan trọng trong giảng dạy và huấn luyện kỹ
thuật. Các bài tập bổ trợ chuyên môn vừa là biện pháp để nắm vững kỹ thuật,
vừa là khâu quan trọng để hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật. Và nó cũng là một
khâu quan trọng để thúc đẩy nhanh quá trình hình thành các khả năng vận
động.
Một kỹ thuật thường cấu trúc các chuỗi động tác gắn kết có trình tự, có sự
phối hợp, có liên quan, có tác động lẫn nhau. Một kỹ thuật khó thường gồm
nhiều khâu, nhiều giai đoạn, nhiều cử động nên cùng một lúc người học


11

không thể hình thành ngay các kỹ năng cũng như các đường mòn liên hệ trên
vỏ đại não các cử động đó. Do vậy, khi học kỹ thuật khó người ta thường
dùng phương pháp phân chia để người học dễ tiếp thu. Trong nhảy xa người
ta phân kỹ thuật làm 4 giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, trên không, tiếp đất.
Trên cơ sở đó người học nắm bắt từng phần nhỏ sau đó liên kết lại thành
một kỹ thuật hoàn chinh. Ở mỗi giai đoạn kỹ thuật để giúp người học hình
thành kỹ thuật người ta sử dụng các bài tập:
- Mang tính chuẩn bị nhằm đưa người tập vào trạng thái tâm lý, sinh lý

thích hợp với việc tiếp thu kỹ thuật.
- Mang tính dẫn dắt làm cho người tập nắm được yếu lĩnh từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến liên hoàn của một kỹ thuật cần học.
- Mang tính chuyển đổi từ động tác này sang động táckhácYỚi không
gian và thời gian khác nhau nhằm hình thành những khả năng mới và có thể
đáp ứng cho người học thực hiện dễ dàng các kỹ năng đang học, cần áp dụng
các bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn cho người học.
Để thực hiện được động tác giậm nhảy đạt hiệu quả nâng cao thành tích
thì người tập phải có tốc độ chạy đà, xác định điểm giậm nhảy chính xác và
góc độ đặt chân hợp lý, đồng thời phải có sức bật của hai chân. Thành tích
nhảy xa là tổng hòa của mối quan hệ giữa các yếu tố, là chỉ số thể hiện các
năng lực phẩm chất của VĐV như: Kỹ thuật, thể lực, tâm lý.......
1.3. Đặc điểm tâm, sinh lý học sinh THPT .
1.3.1.

Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT.

v ề mặt tâm lý, các em thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để mọi
người tôn trọng mình, đã có trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân
tích, tổng hợp, muốn hiểu biết nhiều, có nhiều hoài bão nhưng còn nhiều
nhược điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống [10].


12

Tuổi này chủ yếu là tuổi hình thành thế giới quan, tự ý thức, hình thành
tính cách và hướng về tương lai. Đó cũng là tuổi lãng mạn, mơ ước độc đáo
mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhu càu sáng tạo, nảy nở những tình cảm
mới, trong đó mối tình đầu thường để lại dấu vết trong sáng trong suốt cuộc
đời. Thế giới quan không phải là một niềm tin lạnh nhạt, khô khan mà nó là

sự say mê, ước vọng khát khao [10].
Hứng thú: Các em đã có thái độ tự giác tích cực trong học tập xuất phát
từ động cơ học tập đúng đắn và hướng tới việc lựa chọn nghề phù hợp với
mình sau khi đã học xong THPT. Song hứng thú học tập cũng còn do nhiều
động cơ khác nhau: Giữ lời hứa YỚi bạn bè, đôi khi do tự ái, hiếu danh. Vì
vậy, giáo viên cần định hướng cho các em xây dựng động cơ đúng đắn để các
em có được hứng thú bền vững trong học tập nói chung và trong GDTC nói
riêng [10].
Tình cảm: So với học sinh cấp tiểu học và THCS, học sinh THPT biểu
lộ rõ rệt tình cảm gắn bó và yêu quý mái trường mà các em sắp chia tay, đặc
biệt đối với những giáo viên giảng dạy các em (yêu, ghét rõ ràng). Việc giáo
viên gây được thiện cảm và sự tôn trọng là một trong những thành công trong
sự nghiệp trồng người. Điều đó giúp giáo viên thuận lợi trong quá trình giảng
dạy, nó thúc đẩy các em tự giác tích cực trong tập luyện và ham thích môn thể
thao. Nên giáo viên phải là người mẫu mực, công bằng, biết động viên kịp
thời và quan tâm đúng mức tới học sinh, tôn trọng kết quả học tập cũng như
tình cảm của học sinh [10].
Trí nhớ: Lứa tuổi này hầu như không còn tồn tại việc ghi nhớ máy móc
do các em đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo tính logic, tư duy chặt
chẽ hơn và lĩnh hội được bản chất của vấn đề cần học tập. Do đặc điểm trí
nhớ của các em học sinh THPT khá tốt nên giáo viên có thể sử dụng phương
pháp trực quan kết hợp YỚi phương pháp giảng giải, phân tích sâu sắc các chi


13

tiết kỹ thuật động tác và vai trò, ý nghĩa cũng như cách sử dụng các phương
tiện, phương pháp trong GDTC để các em có thể tự lập một cách độc lập
trong thời gian rảnh rỗi [10].
Các phẩm chất ý chí đã rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn so với các lứa tuổi

trước đó các em có thể hoàn thành được những bài tập khó và đòi hỏi sự khắc
phục khó khăn lớn trong tập luyện. Mặc dù vậy ở lứa tuổi này các em rất cần
sự hướng dẫn chỉ bảo của giáo viên để các em có thể tiếp tục hoàn thiện mình.
1.3.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT.
1.3.2.1. Đặc điểm sinh lý chung
Đối với học sinh lứa tuổi THPT, cơ thể các em đã phát triển tương đối
hoàn chỉnh, các bộ phận của cơ thể vẫn tiếp tục lớn lên nhưng chậm dàn. Các
hệ cơ quan trong cơ thể đã đi vào ổn định, khả năng hoạt động và tập luyện
TDTT được nâng lên rõ rệt. Lứa tuổi này các em có thể áp dụng các bài tập để
phát triển sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sự khéo léo và khả năng phối hợp
vận động một cách có hiệu quả. Đây là giai đoạn hoàn thiện kỹ thuật của
nhiều môn thể thao mà các em tập luyện và đạt đến trình độ cao [4].
1.3.2.2. Hệ thần kỉnh
Hệ thần kinh tiếp tục được phát triển và đi đến hoàn thiện, kích thích
não và hành tủy đạt đến mức của người trưởng thành. Các em đã có khả năng
tư duy, phân tích, tổng hợp và trừu tượng hóa được phát triển tạo thuận lợi
cho việc hình thành nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác [4].
Lứa tuổi này học sinh có thể tiếp thu được kỹ thuật động tác một cách
rất nhanh, tuy nhiên nếu bài tập đưa ra không gây hứng thú hoặc đơn điệu thì
các em dễ chán và gây cảm giác mệt mỏi. Do đó, cần đưa ra những hình thức
tập luyện đa dạng, phong phú, phù họp, gây hứng thú cho học sinh.
Ngoài ra, sự hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên
làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa hưng phấn và ức


14

chế không cân bằng đã ảnh hưởng đến hoạt động thể lực. Vì vậy, GV và HLV
càn chú ý tới đặc điểm cơ thể của từng học sinh để có thể đưa ra các bài tập,
cách tập luyện phù hợp và đem lại hiệu quả cao.

1.3.2.3. Hệ vận động
Hệ xương: Hệ xương đã phát triển tương đối hoàn thiện và bắt đàu giảm
tốc độ phát triển, sụn ở hai đầu xương còn dài nhưng sụn chuyển thành xương
ít. Đối với các em nữ mỗi năm cao thêm từ 0,5 - lcm, nam cao thêm từ 1 3cm. Tập luyện TDTT một cách thường xuyên, liên tục làm cho bộ xương
khỏe mạnh hơn. Lứa tuổi học sinh phổ thông, các xương nhỏ như xương cổ
tay, bàn tay đã hoàn thiện nên các em có thể tập luyện một số động tác treo,
chống, mang vác nặng mà không làm tổn hại hoặc không làm phát triển lệch
lạc cấu trúc cơ thể. Cột sống đã ổn định hình dáng nhưng chưa hoàn thiện,
vẫn có thể bị cong vẹo nên việc bồi dưỡng tư thế chính xác thông qua hệ
thống bài tập như đi, chạy, nhảy, thể dục nhịp điệu.... cho các em là rất cần
thiết và không thể xem nhẹ được [4].
Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển chậm hơn xương và sự phát triển của
cơ phụ thuộc vào mức độ phát triển của xương nên sức co cơ vẫn còn yếu.
Các bắp cơ lớn phát triển tương đối nhanh (cơ đùi, cơ cánh tay), các cơ nhỏ
phát triển chậm hơn, các cơ co phát triển sớm hơn các cơ duỗi. Do vậy cần
phải tập luyện các bài tập kết hợp giữa treo và chống cùng YỚi những bài tập
khắc phục lực đối kháng [4].
1.3.2.4. Hê tuần hoàn
Hệ tuần hoàn đang phát triển và đi đến hoàn thiện. Buồng tim phát triển
tương đối hoàn chỉnh, mạch đập của nam 70 - 80 lần /phút, của nữ 75 - 85 lần
/phút. Khả năng hồi phục sau những hoạt động thể lực nặng nhanh hơn lứa
tuổi trước đó. Sau vận động mạch đập và huyết áp phục hồi tương đối nhanh.
Lứa tuổi này có thể áp dụng các bài tập đòi hỏi sự dẻo dai và những bài tập có


15

khối lượng và cường độ vận động tương đối lớn. Vì vậy, GV cần đưa ra các
bài tập phù hợp, cần có thời khóa biểu hợp lý để không gây ra sự nguy hiểm
vượt sức đối với học sinh, càn thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe của

học sinh định kỳ [4].
1.З.2.5. Hệ hô hấp
Hệ hô hấp đã phát triển tương đối hoàn thiện, tần số hô hấp giảm so với
tuổi trước, khả năng hấp thụ oxi lớn, dung tích sống và thông khí phổi tăng
lên. Vòng ngực trung bình của nam từ 67 - 72cm, của nữ từ 69 - 75cm. Tuy
nhiên, các cơ hô hấp vẫn còn yếu, sự co giãn của lồng ngực nhỏ, chủ yếu là co
giãn cơ hoành. Trong tập luyện TDTT cần thở sâu và tập trung chú ý thở bằng
lồng ngực, các bài tập bơi, chạy cự ly trung bình, việt dã đã có tác dụng tốt
đến sự phát triển của hệ hô hấp [4].
1.4. Các yếu tổ ảnh hưởng đến giai đoạn chạy đà và giậm nhảy trong
nhảy xa.
1.4.1. Yếu tố kỹ thuật.
Theo quan điểm sinh học thì kỹ thuật của một môn thể thao chính là
những cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động hợp lý và hiệu quả nhất.
Các môn nhảy nói chung và nhảy xa nói riêng có đặc điểm phải tăng
cường giai đoạn bay do nỗ lực của người nhảy trên ván giậm nhảy để vượt
qua một khoảng không gian nằm ngang. Trong đó, giai đoạn bay trên không
của các môn nhảy khác nhau như ở nhảy xa góc độ lớn hơn nhảy cao. Thành
tích nhảy xa được xác định bởi quỹ đạo trọng tâm cơ thể ở lúc bay được tính
bằng công thức:
g _ Vg sin 2 a
g

Trong đó: S: Là độ xa của 1 lần nhảy
V: Tốc độ bay ban đầu


16

g: Là gia tốc rơi tự do (g=9,8m/s)

a : Là góc độ bay
Như vậy xét về mặt lý thuyết: Thành tích nhảy xa phụ thuộc vào độ lớn,
tốc độ bay ban đầu, góc bay và độ cao khi bay ra của trọng tâm cơ thể. Tính
hiệu quả của chạy đà được xác định bằng khả năng tạo ra tốc độ cao nhất ở 2 4 bước cuối và biết cách duy trì khả năng đó đến khi giậm nhảy. Tốc độ chạy
đà có ảnh hưởng quyết định đến thành tích. Trong giậm nhảy tính hiệu quả
của kỹ thuật được đặc trưng bởi khả năng thay đổi hướng chuyển động của cơ
thể lên góc độ nhất định (trong giới hạn 20 - 22 độ) mà vẫn giữ được tốc độ
bay ban đàu [3].
Qua quá trình phân tích tổng hợp các tài liệu chuyên môn kết hợp với
quan sát thực tế huấn luyện giảng dạy cho thấy, khi VĐV chưa hoàn thiện kỹ
thuật chạy đà và giậm nhảy thường có những biểu hiện sau:
- Nhịp điệu chạy đà bị phá YỠ.
- Độ ngả thân trên không hợp lý.
- Góc độ đặt chân giậm nhảy không hợp lý.
Hiệu quả khắc phục những biểu hiện sai làm trên phụ thuộc nhiều vào
trình độ chuyên môn của người giáo viên, HLV trong việc lựa chọn sử dụng
các bài tập và phương pháp huấn luyện kỹ thuật nhảy xa.
1.4.2. Yếu tố thể lực.
Thành tích nhảy xa dựa trên sự hoàn thiện kỹ thuật và thể lực đó là yếu
tố góp phần thực hiện động tác chính xác và đạt thành tích cao trong nhảy xa.
Mục đích của chạy đà là tạo ra tốc độ tối ưu theo phương nằm ngang
trước khi giậm nhảy, chuẩn bị tốt cho việc đặt chân chính xác vào ván giậm
nhảy và phát huy sức mạnh tối đa của giậm nhảy để đưa cơ thể về phía trước
[3].


×