Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Hiện trạng trình độ công nghệ của công nghệ tạo phôi (đúc, hàn, gia công) của ngành cơ khí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.63 KB, 26 trang )

Phụ lục số 3
Hiện trạng trình độ công nghệ của
công nghệ tạo phôi (đúc, hàn, gia công) của ngành cơ khí Việt Nam
I. Công nghệ tạo phôi
Công nghệ tạo phôi trong ngành cơ khí chế tạo không chỉ đơn thuần là
công nghệ đúc mà còn bao gồm cả công nghệ rèn dập và công nghệ hàn. Trong
ba loại công nghệ kể trên, công nghệ đúc là một loại công nghệ tạo phôi có
phạm vi sử dụng rộng và quan trọng nhất, nó cho phép đúc phôi các chi tiết có
kích thước rất lớn (roto máy phát thủy điện) đến các chi tiết rất nhỏ (xéc măng);
nó cho phép tạo phôi các chi tiết từ kim loại đen (gang và thép) và từ kim loại
màu (hợp kim đồng, hợp kim nhôm…).
Bên cạnh công nghệ đúc, để tạo phôi các chi tiết có kích thước nhỏ và vừa
bằng thép (phôi bánh răng, các loại trục, các nút xả của động cơ diesel…) người
ta lại dùng công nghệ rèn, dập là chính. Trong một số trường hợp, để tạo phôi
các chi tiết lớn dạng vỏ hộp số lớn, thân máy rèn ép lớn và cả block xy lanh
động cơ diesel cực lớn người ta lại dùng công nghệ hàn. Tuy nhiên phần dưới
đây trình bày kết quả khảo sát hiện trạng về thiết bị và công nghệ đúc là chính:
1. Hiện trạng thiết bị và công nghệ đúc gang và thép tại Việt Nam
Vật liệu gang và thép đúc sử dụng rất rộng rãi để chế tạo các chi tiết quan
trọng nhất là thiết bị. Vì vậy thiết bị và công nghệ cho đúc gang thép có một vai
trò chủ chốt trong thiết bị và công nghệ đúc nói chung.
Như trên đã nói, để tạo phôi chi tiết thì công nghệ đúc đươc sử dụng rộng
rãi và có vai trò cực kì quan trọng. Vì vậy trong hầu hết các Công ty cơ khí chế
tạo đều có xưởng đúc, thậm chí có xưởng đúc gang riêng, xưởng đúc thép riêng
và xưởng đúc kim loại màu riêng.
a. Hiện trạng các thiết bị nấu gang và thép tại các xưởng đúc ở Việt
Nam
Trước những năm 85 khi nền kinh tế của nước ta đang được quản lý theo
kiểu bao cấp, các nhà máy cơ khí lớn nay gọi là các Công ty cơ khí chế tạo lớn
như Công ty Cơ khí Hà Nội, Công ty chế tạo Diezel Sông Công, Công ty gang
thép Thái Nguyên; Công ty Đúc 89; Công ty Cơ khí 83; Công ty thép Miền


Nam… mới được trang bị các lò đúc thép + đúc gang lò điện hồ quang. Các
Công ty cơ khí vừa và nhỏ khác thường chỉ có đúc gang kiểu lò đứng hoặc lò
chõ dùng than coke hoặc than đá vàng danh làm nhiên liệu đốt.
Sau năm 1985 nhờ sự đổi mới của Đảng, nền kinh tế của chúng ta chuyển
dần sang kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, các ngành kinh tế
của chúng ta đều phát triển mạnh, trong đó ngành cơ khí cũng có một số lĩnh
vực công nghệ có bước chuyển biến đáng kể, trong đó có lĩnh vực công nghệ
đúc.
Dưới đây xin trình bày hiện trạng thiết bị và công nghệ đúc của một số xí
nghiệp quan trọng.
1


a.1. Hiện trạng về thiết bị và công nghệ đúc gang, thép của Công ty
Cơ khí Hà Nội
Công ty Cơ khí Hà Nội là một doanh nghiệp lớn về chế tạo máy công cụ.
Công ty có xưởng đúc gang và đúc thép riêng được trang bị các thiết bị sau:
- Lò hồ quang đúc thép dung lượng: + Đúc thép: 3 tấn/me
+ Đúc gang: 4 tấn/me
- Hệ thống lò luyện gang tần số 500 héc: 2 nồi lò 200kg/me
- Hệ thống lò thép tần số 400 héc: 2 nồi lò 1000kg/me
- Các lò ủ phản xạ có thể tích từ 5m3 đến 100m3 – 6 chiếc.
- Bể nhiệt luyện thép đúc thể tích 200m3.
- Có dây chuyền công nghệ làm khuôn cát tưới tự động (Đức).
- Có dây chuyền công nghệ làm khuôn Furan – đúc gang (Đức).
- Vật liệu làm khuôn được chuẩn bị chu đáo cho từng đợt đúc cát chuyên
cho đúc mua từ một doanh nghiệp ở Đà Nẵng; chế độ phân loại, sàng
tuyển và tái sinh cát được thực hiện theo quy định.
- Có hệ thống thiết bị kiểm tra vật đúc (nhập của Đức) gồm:
+ Kính hiển vi soi tổ chức tế vi kim loại.

+ Máy phân tích quang phổ phát xạ trên 3 nền Fe, Cu, Al.
Nhận xét về hiện trạng, thiết bị và công nghệ đúc gang, thép của Cơ khí
Hà Nội:
Các thiết bị và công nghệ tại Cơ khí Hà Nội vào loại hiện đại và tốt nhất
Việt Nam hiện nay; cho phép đúc các chi tiết thép và gang với chất lượng tốt.
Các công nghệ đúc khuôn tươi và khuôn Furan được nhập của Đức. Tuy nhiên
dung lượng lò đúc thép còn hơi bé.
a.2.Hiện trạng về thiết bị và công nghệ đúc gang, thép Công ty Coma7 (Thường Tín)
Công ty Coma-7 là một Công ty cơ khí xây dựng số 7 thuộc Tổng Công ty
cơ khí xây, có một phân xưởng đúc được trang bị một lò thép của Hoa Kỳ dạng
lò Hồ quang với dung lượng 5 tấn/me. Ngoài lò thép ra, việc làm khuôn cho đúc
được thực hiện thủ công. Mục đích của Công ty nhập lò thép để đúc bi đạn và
tấm lót cho ngành xi măng. Tuy nhiên các thiết bị kiểm tra, phân tích nhanh, và
nhiệt luyện sau đúc đều không có. Do đó rất khó hoàn thành nhiệm vụ.
a.3. Hiện trạng về thiết bị và công nghệ đúc gang, thép của Disoco
(Thái Nguyên)
Công ty được trang bị phân xưởng đúc thép, gang như sau:
Lò hồ quang 6 tấn/me (Nga) – 2 chiếc.
Trang bị 4 máy làm khuôn chuyên đúc blốc xy lanh và mặt quy cát của
động cơ Diezel 50 và 80; làm khuôn tự động trên máy. Các thiết bị còn lại rất
tốt.
Tuy nhiên, do yêu cầu về sản xuất động cơ D-50 và D-80 không có nên
Công ty đã dùng cặp lò hồ quang này cùng với máy đúc tự động để đúc phôi
thép cán cho một số Công ty cán thép ở miền Bắc.
Để điều chỉnh thành phần kim loại khi nấu luyện nhà máy có thiết bị phân
tích quang phổ phát xạ.
2


a.4. Hiện trạng về thiết bị và công nghệ đúc gang của Công ty phu

tùng nổ số I (Gò Đầm – Thái Nguyên)
Để đảm bảo cho sản lượng đúc cho 1 triệu sản phẩm ống lót động cơ xe
Hon đa; Công ty phụ tùng nổ số I đã trang bị một phân xưởng đúc gang bao
gồm:
- Lò trung tần 400kg/me (Nhật) – 1 chiếc.
- Lò trung tần 750kg/me (Nhật) – 1 chiếc.
- Máy làm khuôn khí nén bán tự động – 10 chiếc.
Bộ phận chuẩn bị làm khuôn từ cát mới, cát tái sinh và các chất phụ gia
đều được chuẩn bị chu đáo.
Toàn bộ gang hợp kim do Nhật cung cấp.
Có thiết bị phân tích quang phổ phát xạ để kiểm tra.
Dây chuyền đúc này được chuyên môn hóa cao, tất nhiên cho năng suất
cao và chất lượng ổn định.
a.5. Hiện trạng về thiết bị và công nghệ đúc của Nhà máy cơ khí gang
thép.
Nhà máy cơ khí gang thép thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên. Nhà
máy có phân xưởng đúc thép + gang được trang bị các thiết bị sau:
- Lò điện hồ quang nấu thép 1,5 tấn/me - 2 chiếc
- Lò điện hồ quang nấu thép 12 tấn/me - 1 chiếc
- Lò điện hồ quang nấu thép 3 tấn/me - 2 chiếc
- Lò cảm ứng nấu gang
200kg/me -2 chiếc
Công nghệ làm khuôn cát vẫn còn nửa cơ khí, nửa thủ công; chủ yếu làm
khuôn khô. Có trang bị hai lò xấy khuôn.
- Có thiết bị phân tích bằng quang phổ phát xạ.
a.6. Hiện trạng về thiết bị và công nghệ đúc gang, thép của Công ty cơ
khí 27 – Tổng cuc Công nghiệp Quốc phòng
Công ty cơ khí 27 gần như một Công ty chuyên đúc của Tổng cục Công
nghiệp Quốc phòng; nó được trang bị các thiết bị rất tốt như sau:
- Lò đúc trung tần có dung lượng 1,5 tấn/me - số lượng 1 (TQ)

- Lò đúc trung tần có dung lượng 1 tấn/me - số lượng 1 (TQ)
- Lò đúc trung tần 0,5 tấn/me - 1 cái
- Lò hồ quang 1,5 tấn/me – số lượng 2 cái. Trong đó 1 cái được bảo vệ
bằng plasma.
Về công nghệ làm khuôn:
- Áp dụng công nghệ làm khuôn cát thủy tinh.
- Áp dụng thành công công nghệ làm khuôn tươi.
- Áp dụng công nghệ làm khuôn mẫu hóa khí (rất tiên tiến).
Đây là Công ty có sản phẩm chính là vật đúc, được trang bị các thiết bị
đúc khá tiên tiến và nhiều chủng loại; Công ty đã và đang áp dụng nhiều công
nghệ đúc tiên tiến (thiết bị và công nghệ do Ucraina trang bị).
Công ty có nhiều thiết bị làm khuôn, có máy phân tích nhanh bằng quang
phổ phát xạ.
Đây là Công ty có đầy đủ điều kiện để đúc ra các sản phẩm có chất lượng
cao phục vụ quốc phòng và kinh tế.
3


a.7. Tình trạng thiết bị và công nghệ đúc gang + thép của Cơ khí
trung tâm Cẩm Phả (TKV)
Công ty cơ khí Trung tâm Cẩm Phả có xưởng đúc lớn do Liên Xô trang bị
đồng bộ. Các thiết bị đúc gồm có:
- Lò nấu thép hồ quang 3 tấn/me – số lượng 2 (Nga)
- Lò nấu thép hồ qunag 1,5 tấn/me – số lượng 2 (Nga)
- Lò nấu gang trung tấn 700kg/me – số lượng 1
Xưởng đúc được trang bị thiết bị làm khuôn
Có lò sấy khuôn.
Ủ vật đúc có thể tích lớn được nung bằng điện trở.
Xưởng đúc được trang bị máy phân tích nhanh để điều chỉnh thành phần
hóa học của thép khi đúc.

Có thiết bị kiểm tra bằng siêu âm để phát hiện khuyết tật vật đúc.
Nhận xét: Đây là một xưởng đúc gang thép được trang bị khá, cho phép
đúc được các sản phẩm với chất lượng đảm bảo, về mặt công nghệ còn chậm
được áp dụng những công nghệ làm khuôn tiên tiến.
a.8, Hiện trạng về thiết bị và công nghệ đúc gang, thép của Công ty
TNHH Đúc Minh Bạch
Công ty TNHH Đúc Minh Bạch là Công ty tư nhân chuyên về đúc thép và
gang, có 4 cơ sở đúc: Một tại khu công nghiệp Sông Công – Công ty Trường
Sơn; một tại thị trấn Đông Anh – Công ty Việt Mỹ; một ở Từ sơn và một ở
Thanh Hóa.
- Lò đúc thép hồ quang với dung lượng 18 tấn/me của Nga – 1 chiếc.
- Lò đúc thép gang tần số với dung lượng 0,5 tấn/me – 1 chiếc.
- Lò đúc thép hồ quang với dung lượng 5 tấn/me của Nga – 2 chiếc.
- Lò nấu thép trung tần 700kg/me (Trung Quốc) – 1 chiếc.
- Dây chuyền đúc bi đạn tự động của Mỹ – 1 chiếc.
- Cần trục chạy dọc xưởng đúc với sức nâng 30 tấn – 2 chiếc.
- Lò ủ điện trở nhiệt độ nung đến 900*C với thể tích 120 m2 – 2 cái.
Công ty ứng dụng công nghệ làm khuôn trên hòm khuôn đối với từng sản
phẩm, đặc biệt là các chi tiết có trọng lượng lớn, Công ty đều tiến hành chuẩn bị
vật liệu làm khuôn chu đáo. Lớp mặt trong của khuôn, nơi tiếp xúc trực tiếp với
nước thép thường được sử dụng hỗn hợp cát mới, lớp ngoài có thể sử dụng vật
liệu làm khuôn đã qua sử dụng. Việc tính toán đậu rót và đậu ngót hết sức tỉ mỉ
và khoa học.
Công ty có trang bị thiết bị phân tích nhanh bằng quang phổ phát xạ của
Thụy Sĩ, cho phép điều chỉnh chính xác thành phần kim loại vật đúc.
Qua việc khảo sát kỹ toàn bộ các cơ sở của Công ty TNHH Đúc Minh
Bạch có thể kết luận đây là cơ sở đáng tin cậy, đúc được các chi tiết thép có
trọng lượng đến 15 tấn với chất lượng tốt. Đúc rất nhiều gối quay cho hệ thống
đóng mở van xả của các nhà máy thủy điện.
Trong tương lai không xa, Công ty TNHH Đúc Minh Bạch sẽ tăng thêm

một lò điện hồ quang với dung lượng 20 tấn/me tại cơ sở Đúc Trường Sơn (khu
công nghiệp Sông Công), đưa khả năng đúc chi tiết lớn của Công ty đến 35 tấn.
4


a.9. Tình trạng về thiết bị và công nghệ đúc gang, thép của Công ty
Đúc Việt Nhật – Hải Phòng
Công ty trang bị hai lò trung tần của Nhật với dung lượng 1 tấn/me.
Công ty áp dụng các công nghệ làm khuôn tiên tiến trong đó:
- Có đúc khuôn tươi.
- Công nghệ làm khuôn Furan cho đúc gang.
Là một trong một số không nhiều Công ty có thể đúc gang cầu với chất
lưởng đảm bảo (đối với chi tiết nhỏ và vừa) và là một trong những cơ sở đúc các
chi tiết gang có chất lượng tốt.
a.10. Tình trạng thiết bị và công nghệ đúc thép của các Công ty nấu
và đúc liên tuc các phôi thép thỏi có các tiết diện 120 x 120 x 6000mm, 100 x
100 x 6000mm.
Song song với các Công ty cơ khí chế tạo và các Công ty chuyên đúc thép
như đã nêu trên, để đảm bảo cho việc cung cấp thép cán cho nhu cầu trong nước,
một số Công ty nấu thép và đúc liên tục ra một lượng thép thỏi khá lớn đáp ứng
một phần quan trọng số lượng phôi cho các dây truyền cán ở trong nước. Các
Công ty đó là Công ty TNHH Thép Đình Vũ, Công ty Thép Vạn Lợi – Quán
Toan – Hải Phòng; Công ty TNHH Thép Lương Tài thuộc Công ty Kim Khí –
Hưng Yên…
Thiết bị nấu thép của Công ty này là các thiết bị nấu thép hồ quang có
dung tích lò rất lớn như sau:
- Công ty TNHH Thép Đình Vũ trang bị các lò sau:
+ Lò điện hồ quang với dung lượng 50 tấn/me – số lượng 2
+ Lò giữ nhiệt với dung lượng 60 tấn – số lượng 1
+ Máy đúc liên tục – số lượng 1

+ Thiết bị cắt thép thỏi – số lượng 1
- Công ty TNHH Vạn Lợi – Quán Toan – Hải Phòng
+ Lò điện hồ quang với dung lượng 50 tấn/me – số lượng 2
+ Lò giữ nhiệt với thể tích chứa 60 tấn/me – số lượng 1
+ Máy đúc liên tục – số lượng 1
+ Thiết bị cắt thép thỏi – số lượng 1
Ngoài các Công ty cơ khí chế tạo và các Công ty chuyên đúc thép thỏi đã
nêu ở trên, rất nhiều các Công ty cơ khí có quy mô vừa cũng đều có phân xưởng
đúc gang và đúc thép, họ thường trang bị một cặp lò trung tần với hai nồi nấu,
hoặc hai lò trung tần với 4 nồi nấu, các lò trung tần này có dung lượng từ 0,5
đến 0,75 tấn/me với tần số dòng điện thường là 500 héc hoặc 1000 héc; đều
nhập từ Trung Quốc. Cá biệt có một số doanh nghiệp nhỏ hoặc một số hợp tác
xã còn dùng lò đứng đốt bằng than để nấu gang (Công ty cổ phần cơ khí Mạo
Khê còn dùng lò đứng để nấu gang, hoặc một số hợp tác xã với quy mô nhỏ ở
làng nghề Văn Chương – Hà Nội cũng còn dùng lò chõ để đúc các sản phẩm
bằng gang dân dụng không yêu cầu kỹ thuật cao).
Những làng nghề ở miền bắc như làng Đa Hội (Bắc Ninh) và Ý Yên –
Nam Định, các hộ công nghiệp gia đình đã trang bị không dưới 100 lò cảm ứng
với dung lượng 500kg/me đến 1000kg/me để đúc các sản phẩm bi đạn cho xi
5


măng và nhiều sản phẩm cơ khí khác trong đó có phôi cho cán thép và thép cán
xây dựng.
Các thiết bị nấu thép vẫn còn đảm bảo hoạt động bình thường.
b. Đối với đúc kim loại màu
Trong ngành chế tạo máy thường có các bạc trượt được chế tạo từ hợp
kim đồng và hợp kim nhôm.
Để nấu luyện hợp kim đồng những năm trước đây người ta thường dùng
lò đốt than hoặc lò đốt bằng dầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các nhà

máy đã không còn dùng lò đốt than nữa, thay vào đó người đã dùng lò tần số để
nấu hợp kim đồng. Các lò tần số được dùng đa số có dung lượng từ 100kg/me
đến 1000kg/me. Các lò này thường nhập từ Trung Quốc và một số nước khác.
Tần số làm việc của các lò nấu hợp kim đồng thường từ 500 – 2.500 héc, cá biệt
có lò làm việc ở tần số 8000 héc (lò Đức). Các chi tiết từ hợp kim đồng thường
được đúc trong khuôn cắt, khuôn kim loại hoặc đúc ly tâm. Cũng giống như tình
trạng đúc kim loại đen, đa số các nhà máy và các xưởng đúc đồng khác không
có thiết bị phân tích nhanh (trừ Công ty cơ khí Hòn Gai) do đó việc đúc ra các
loại hợp kim đồng đều phải dựa vào việc chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, và từ đó
tính toán phối liệu trước khi đúc, không thể điều chỉnh thành phần hợp kim
trong quá trình nấu, do đó khó đạt thành phần chính xác của hợp kim. Các chi
tiết đúc bằng khuôn kim loại và đúc ly tâm đều cho chất lượng vật đúc tốt, ít phế
phẩm do rổ khí.
Để nấu luyện hợp kim nhôm ở các xí nghiệp, có đúc các chi tiết bằng
nhôm, thường sử dụng các lò điện trở (những năm trước đây đa số dùng lò đốt
than).
Các chi tiết đúc dạng pít tông của động cơ diezel thường đúc tĩnh bằng
khuôn kim loại (nhà máy phụ tùng động cơ ô tô số I gò đầm Thái Nguyên, nhà
máy phụ tùng Tân Bình). Trong những năm gần đây, để nâng cao tỉ lệ nội địa
hóa trong việc lắp ráp xe máy, một số nhà máy thuộc khu vực Hải Phòng và Hà
Nội, Thái Nguyên và Tuyên Quang đã nhập của Đài Loan một số dây truyền nấu
và đúc áp lực cao bán tự động, điều khiển PLC để đúc các chi tiết từ hợp kim
nhôm cho xe máy: Công ty TNHH cơ khí phụ tùng xe máy Hải Phòng có lò nấu
nhôm bằng điện trở dung lượng 300kg/me, có máy đúc áp lực cao mà lực ghì
khuôn 250 tấn; Công ty TNHH Hùng Hưng khu công nghệ cao Hòa Lạc có hai
máy đúc áp lực cao hợp kim nhôm với lực ép thủy lực từ 250 tấn đến 400 tấn,
(máy móc thiết bị còn khá mới, mới chỉ dùng để chứng minh cho việc có nội địa
hóa). Công ty cơ khí chính xác 29 Tuyên Quang cũng có nhập hai máy đúc áp
lực cao dùng để đúc hợp kim nhôm và ăng ti moan, một máy kiểu đứng có lực
ghì khuôn 160 tấn và một máy kiểu nằm ngang với lực ghì khuôn 250 tấn. Xí

nghiệp cơ khí 59 Thái Nguyên cũng được trang bị máy đúc áp lực cao hợp kim
nhôm với lực ép 250 tấn của Đài Loan điều khiển PLC. Tất cả các thiết bị đúc
áp lực cao đều ít nhất được sử dụng hoặc chưa sử dụng. Ngoài ra, trong những
năm gần đây các doanh nghiệp sản xuất dây điện từ ở Việt Nam như Công ty
CADIVI ở thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Dây và Cáp điện Trần Phú – Hà
Nội, Xí nghiệp cơ khí 59 thuộc Tổng cục công nghiệp Quốc phòng… đã nhập
các dây chuyền đúc rút liên tục đồng. Nguyên liệu đúc nấu chẩy bằng lò tần số,
6


nước kim loại đồng sau khi nấu chảy được tự động chẩy sang ngăn thứ hai của
nồi nấu được dàng lén các lỗ khuôn Φ 8mm có ống dẫn hướng (có thể có 3,5
hoặc 6 lỗ khuôn, kim loại đồng lỏng dâng lên) kết tinh và đông đặc sẽ được hàn
nối nhờ nhiệt tiếp xúc với các dây đồng Φ 8mm nằm sẵn và hệ thống kéo rút sẽ
rút dây Φ 8mm ra ngoài.
Công nghệ nấu đúc rút liên tục cho phép tạo ra phôi dây đồng Φ 8mm với
chất lượng cao, năng suất rất cao, đảm bảo môi trường trong sạch tiết kiệm diện
tích nhà xưởng so với công nghệ cán từ thỏi trước đây.
c. Về đội ngũ cán bộ và công nhân ngành đúc
Qua khảo sát của nhiều xưởng đúc, của các Công ty lớn cũng như ở các
Công ty chuyên đúc, đội ngũ cán bộ kỹ thuật đúc tương đối lớn tuổi, đội ngũ
công nhân tuy có tay nghề cao và khá, song cũng có tuổi đời cao. Cán bộ kỹ
thuật tre làm việc trong ngành đúc rất ít. Đây là điều rất đáng lo lắng cho công
tác phát triển của ngành đúc trong tương lai.
Lý giải cho hiện tượng này là ở chỗ: cán bộ kỹ thuật và công nhân ngành
đúc làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt, nhiệt độ cao, nặng nhọc và môi
trường kém. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ và công nhân làm việc trong ngành
đúc lại chưa được quan tâm thích đáng do đó sinh viên thi vào các trường đại
học không muốn đăng ký vào ngành đúc ngay cả công nhân cũng ít ai muốn trở
thành công nhân ngành đúc. Tôi nghĩ rằng, các cơ quan chức năng sớm phải có

những giải pháp đồng bộ gồm cả tuyên truyền giáo dục đến các cơ chế tiền
lương hợp lý cho cán bộ và công nhân ngành đúc. Các trường đại học, cao đẳng
và trường đào tạo nghề cần tăng các chỉ tiêu đào tạo cán bộ và công nhân cho
ngành đúc.
d. Kết luận chung:
Trong những năm gần đây, mặc dù ngành cơ khí luôn có những khó khăn
chồng chất vì chưa có sự quan tâm đúng mức của Đảng và Chính phủ, song
chúng ta vẫn luôn cố gắng bươn trải để tồn tại và cố gắng đổi mới thiết bị và
công nghệ nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển của ngành trong đó có đổi mới
công nghệ và thiết bị ngành đúc: các lò đúc thép và đúc gang tùy theo khối
lượng lớn nhỏ đều được dùng các lò hồ quang và lò tần số với tần số biến đổi từ
400 héc đến 1000 héc, các lò đúc đồng cũng chủ yếu dùng lò tần số, còn đúc
nhôm dùng lò điện trở. Tuy nhiên, các lò này đa số chưa có thiết bị kiểm tra
nhiệt độ, quá trình vận hành lò còn thủ công. Vấn đề vật liệu làm khuôn cho đúc
gang và đúc thép đã được quan tâm hơn nhiều, công nghệ đúc khuôn tươi, đúc
khuôn phu ran đã đang dần được thực hiện ở một số nhà máy (Công ty cơ khí
Hà Nội, Công ty Disoco, Viện nghiên cứu công nghệ…). Việc cơ giới hóa từng
khâu trong làm khuôn đã dần được áp dụng (trộn vật liệu làm khuôn bằng máy;
đầm khuôn bằng máy; phá khuôn bằng máy…) làm giảm nhẹ sức lao động cho
người công nhân. Một số xưởng đúc của các Công ty cơ khí lớn đã có trang bị
phân tích nhanh để điều chỉnh việc hợp kim hóa trong quá trình đúc, đã có thiết
bị siêu âm và kiểm tra rơn ghen để kiểm tra khuyết tật vật đúc. Tuy nhiên, nhiều
xưởng đúc còn chưa có các thiết bị này. Trong các xưởng đúc chưa được trang
bị các lò thép có dung lượng lớn; khả năng đúc lớn nhất đối với chi tiết thép mới
có thể đến 15 tấn, vì vậy chưa thể tạo phôi đúc cho các chi tiết lớn. Một số Công
7


ty có lò đúc thép lớn có dung lượng đến 50 tấn song chỉ dùng cho đúc liên tục
thép thỏi; không có phân xưởng đúc chi tiết thép đi kèm nên không tận dụng

được khả năng của lò. Theo tôi cần có giải pháp để tận dụng các lò thép lớn để
đúc các chi tiết lớn.
Việc đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân cho ngành đúc còn chưa được
quan tâm đúng mức. Điều này dẫn đến tuổi đời trung bình của cán bộ kỹ thuật
ngành đúc đã vượt 45 tuổi ở nhiều Công ty lớn.
II. Nghiên cứu khảo sát về hiện trạng và xu hướng phát triển của
công nghệ hàn tại Việt Nam
Như trên đã trình bày, công nghệ hàn cũng là một trong những công nghệ
tạo phôi đối với các chi tiết dạng khung và hộp có kích thước lớn: vỏ hộp giảm
tốc lớn, thân máy động cơ diezel thủy với công suất đến hàng nghìn mã lực, các
thân máy ép thủy lực… Đối với ngành chế tạo tàu thủy, công nghệ hàn còn đóng
vai trò quyết định để chế tạo vỏ tàu. Ngoài ra, công nghệ hàn còn phối hợp với
các công nghệ khác như đúc và gia công áp lực để tạo phôi các chi tiết lớn với
chất lượng tốt, để hàn đắp lên bề mặt các chi tiết một lớp kim loại nhằm phục
hồi các chi tiết mòn hoặc tạo cho chi tiết có tính năng đặc biệt hơn. Dưới đây xin
nêu một số nét về các loại công nghệ hàn đang được sử dụng rộng rãi trên thế
giới, hiện trạng và xu hướng phát triển các công nghệ hàn tại Việt Nam.
a. Các phương pháp công nghệ hàn hiện đang được sử dung rộng rãi
trên thế giới
Cần lưu ý rằng khi giới thiệu công nghệ hàn, ở đât chỉ quan tâm đến công
nghệ hàn điện (công nghệ hàn hơi chỉ có một loại và phạm vi sử dụng hẹp nên
không giới thiệu).
a.1. Công nghệ hàn điện hồ quang thủ công với các loại que hàn bọc
thuốc khác nhau
Với các loại que hàn khác nhau người ta có thể hàn đắp và hàn liên két
các loại thép khác nhau kể cả hàn các chi tiết gang và các hợp kim màu.
Thiết bị hàn: Có thể là biến thế hàn (dùng điên xoay chiều) có thể máy
hàn một chiều (thường là chỉnh lưu). Đây là công nghệ hàn được sử dụng rộng
rãi nhất.
Ưu điểm: thiết bị đơn giản, dễ sử dụng, đầu tư thấp.

Nhược điểm: năng suất thấp, không liên tục, lãng phí nhiều nguyên liệu,
chất lượng mối hàn phụ thuộc nhiều vào công nhân; gây khói nhiều, ảnh hưởng
sức khỏe công nhân.
Hàn hồ quang thủ công cũng có thể dùng điện cực để gây hỗ quang, kim
loại hàn có thể đưa vào từ bên ngoài. Trong trường hợp này cần khí bảo vệ là
argon (Tig), thường dùng để hàn nhôm, hàn thép không gỉ dạng tấm mỏng.
a.2. Hàn bán tự động trong lớp khí bảo vệ:
Thiết bị hàn chủ yếu là nguồn một chiều, có điện áp từ 24-40 vôn, dòng
điện có thể điều chỉnh từ thấp đến cao, phù hợp với đường kính của dây hàn.
Dây hàn thường là loại dây thép các bon thấp có thành phần hợp kim Mn và
Silic (08IC, 10IC… ) với Φ= 0,8 – 1,6mm. Khí bảo vệ thường dùng CO2 hoặc
8


Ar hoặc hỗn hợp Ar + H2. Việc cấp dây hàn vào vùng hàn được cơ giới hóa với
tốc độ cấp dây được điều chỉnh vô cấp.
Ưu điểm: Hàn liên tục, năng suất cao hơn hàn thủ công, tiết kiệm vật liệu
hàn, có thể hàn đắp hoặc liên kết, dễ sử dụng, không có khói.
Nhược điểm: Hồ quang không được che kín (giống hàn hồ quang tay),
kim loại bị bắn tóe, dây hàn có kích thước nhỏ nên năng suất bị hạn chế, thường
phải hàn rất nhiều lớp khi hàn đắp với chiều dày lớn.
Loại hàn bán tự động này được dùng khá rộng rãi sau hàn thủ công.
a.3. Hàn hồ quang chìm dưới lớp thuốc bảo vệ
Dây hàn để trần không bọc song đường kính dây hàn tùy theo chiều dày
của vật hàn có thể chọn kích thước dây có thể từ thấp (1,2mm) đến cao (có thể
đến 8mm) phụ thuộc vào cường độ của thiết bị.
Thuốc bảo vệ dạng hạt nhỏ phủ lên dây hàn và bể hàn, có tác dụng bảo vệ
kim loại nóng chảy của bể hàn không tiếp xúc với không khí và duy trì cho hồ
quang luôn ổn định.
Ưu điểm: hàn liên tục, có thể thực hiện hoàn toàn tự động, chất lượng cao

và năng suất cao, có thể thực hiện việc hợp kim hóa trong quá trình hàn; khi hàn
hồ quang hoàn toàn được lớp thuốc che phủ, không gây tiếng ồn, ít phụ thuộc
vào công nhân.
Nhược điểm: quá trình hàn phức tạp hơn, quá trình cấp thuốc phủ phải
liên tục, khói do cháy thuốc gây ô nhiễm và nóng hơn.
Ngoài ba loại hàn điện phổ biến nêu trên, tùy từng mục đích ở các nước
tiên tiến người ta còn dùng các loại công nghệ hàn điện bán tự động bằng dây
hàn lõi thuốc có khí bảo vệ.
a.4. Hàn điện xi là loại hàn hồ quang mà vai trò của hồ quang chỉ là
nguồn tạo nhiệt để làm nóng chảy lớp xỉ lỏng, dẫn điện.
Sau khi lớp xỉ lỏng đã đủ lớn thì hồ quang sẽ chấm dứt và quá trình hàn,
do điện năng của nguồn hàn cấp vào bể hàn thông qua một dây điện cực hoặc 3
dây điện cực qua lớp xỉ lỏng và hòa tan kim loại điện cực và liên kết với kim
loại được hàn.
Hàn điện xỉ thường được sử dụng để hàn nối các tấm kim loại có chiều
dày lớn đến hàng trăm mm; dùng để chế tạo các phôi trục có bậc ở đầu, đường
kính bậc lớn hơn đường kính trục đến hàng trăm mm: trục bơm và trục tuyến bin
công suất đến hàng nghìn mã lực.
Ngoài bốn loại hàn điện nêu trên, ở các nước có nền công nghiệp tiên tiến,
tùy từng mục đích của sản phẩm người ta còn dùng phương pháp hàn bán tự
động hoặc tự động bằng dây có lõi thuốc được bảo vệ bằng khí trơ (Flux cored
arc welding), hàn plasma dạng thanh hoặc bột, hàn micro plasma, hàn Laze, hàn
siêu âm, hàn chùm tia điện tử, hàn rô bot. Hiện nay trên thế giới quá trình hàn đã
được tự động hóa rất cao.
b. Hiện trạng về thiết bị và công nghệ hàn ở Việt Nam
Có thể nói trước những năm 90 của thế kỷ trước công nghệ hàn của nước
ta còn rất lạc hậu, đại bộ phận các nhà máy cơ khí, kể cả các nhà máy đóng tàu
biển, các phân xưởng kết cấu thép chỉ được trang bị các thiết bị hàn thủ công
gồm nguồn điện là các biến thế hàn xoay chiều hoặc các máy hàn một chiều kiểu
9



con lợn. Các vật liệu hàn thường là các loại que hàn nhập từ Liên Xô cũ hoặc
Trung Quốc. Trong nước cũng có nhà máy chế tạo que hàn Việt Đức song chỉ
chế tạo được một số que hàn dùng cho hàn thép các bon thông thường. Công
suất của nhà máy que hàn Việt Đức là 10.000 tấn que hàn một năm. Song thực
chất ở thời điểm đó, do chất lượng que hàn thấp nên nhà máy chỉ sản xuất hàng
năm khoảng 4000 – 5000 tấn. Trong nước chưa sản xuất các loại que hàn đặc
biệt như que hàn chất lượng cao (tương đương 7016, 7018, 7024) chưa sản xuất
các loại que hàn gang, que hàn thép không gỉ và que hàn thép mangan cao… tất
cả các loại que hàn này đều phải nhập.
Cá biệt ở một vài nhà máy mới được xây dựng trong thời gian từ 1975 –
1980 hoặc một số Viện có được trang bị một vài máy hàn bán tự động dưới lớp
xỉ, kiểu trắc tơ, song ít được sử dụng vì không có xỉ hàn, trong nước lại không
có cơ sở nào sản xuất xỉ hàn, chưa có nhà máy nào được trang bị các thiết bị hàn
bán tự động với lớp khí bảo vệ CO2 hoặc ác gông.
Vào những năm 90 của thế kỷ XX, đặc biệt sau khi Hoa Kỳ xóa bỏ lệnh
cấm vận đối với nền kinh tế nước ta, nhiều nước bắt đầu đẩy mạnh việc đầu tư
các nhà máy vào Việt Nam, họ mang theo nhiều thiết bị thi công vào Việt Nam
trong đó có các thiết bị hàn mới và tiên tiến. Ngoài ra, thông qua các cuộc triển
lãm công nghiệp quốc tế được tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
các Công ty công nghiệp chế tạo máy đã mang các thiết bị của họ đến giới thiệu
tại Việt Nam. Nhờ đó các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam đặc biệt là các
doanh nghiệp cơ khí thuộc Tổng Công ty lắp máy Việt Nam, các doanh nghiệp
thuộc Tổng Công ty máy xây dựng, các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty cầu
Thăng Long, Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam… đã thấy ngay
được các ưu điểm của các loại thiết bị hàn và công nghệ hàn tiên tiến mà các tập
đoàn Thụy Điển ESAB, Pháp SAF Nhật Bản, Mỹ giới thiệu, so với các thiết bị
hàn cũ kỹ và lạc hậu mà mình đang dùng. Mặt khác về giá nhập của các loại
thiết bị hàn tiên tiến này cũng không quá cao (giá nhập một thiết bị hàn bán tự

động với khí bảo vệ CO2 với dòng điện cao nhất IA = 350ampe của các nước
trên chỉ dao động từ 2500 USD – 3200 USD. Một thiết bị hàn tự động dưới lớp
thuộc trợ dung, có đầu hàn chảy dọc trên xà, chi tiết có thể đặt trên giá đỡ có thể
có chuyển động quay, nghĩa là máy có thể hàn tự động theo đường thẳng hoặc
có thể hàn tự động theo đường tròn với dòng điện tối đa 1000A, với giá nhập chỉ
khoảng 25.000 USD – 40.000 USD. Như vậy để đổi mới thiết bị và công nghệ
trong lĩnh vực hàn và cắt kim loại không đòi hỏi nguồn vốn lớn như đổi mới
thiết bị của ngành gia công cắt gọt hoặc gia công áp lực. Vì vậy hiện tại các
doanh nghiệp cơ khí nói chung và đặc biệt ở các ngành chế tạo tàu biển, ngành
lắp máy, ngành máy xây dựng, ngành chế tạo các dầm cầu và các xưởng thép kết
cấu, của các nhà máy cơ khí đều đã trang bị các thiết bị hàn, cắt hiện đại. Dưới
đây xin giới thiệu kết quả khảo sát về hiện trạng thiết bị và công nghệ hàn ở một
số doanh nghiệp. Hiện trạng thiết bị và công nghệ hàn ở một số xí nghiệp điển
hình.
b.1. Xưởng gia công kết cấu của Công ty cơ khí Hà Nội
Công ty cơ khí Hà Nội đã trang bị 20 máy hàn thủ công của hãng ESAB
Thụy Điển với dòng điện hàn một chiều từ 630A, 400A và 300A; 18 máy hàn
10


bán tự động với khí bảo vệ CO2 cũng của hãng ESAB Thụy Điển; một máy hàn
tự động dưới lớp thuốc bảo vệ có thể hàn đường thẳng dài 6000mm, hàn vòng
tròn với đường kính Φ 4000mm. Tất cả các thiết bị hàn còn rất tốt.
b.2. Nhà máy chế tạo nồi hơi Đông Anh
Nhà máy chế tạo nồi hơi Đông Anh đã trang bị các máy hàn hiện đại như:
máy hàn tự động dưới lớp thuốc có dòng điện I = 1000 A (một chiều) hãng chế
tạo Lincold (Mỹ), máy hàn tự động với dòng một chiều 350A (hãng chế tạo
Lincold Mỹ), máy hàn Tig-AP (điện cực volfram ) I = 400A với số lượng 3
chiếc (Nhật), máy hàn MAG bán tự động có khí bảo vệ CO2 số lượng 3 chiếc
nhập của Nhật; máy hàn thủ công các loại 40 chiếc của Nhật, Đức, Ấn Độ. Tất

cả các thiết bị hàn còn rất tốt. Tất cả các máy hàn cũ đã bị loại bỏ.
b.3. Công ty chế tạo dầm thép cho xây dựng cầu thuộc Tổng Công ty
cầu Thăng Long
Ở Công ty này hàng chục máy hàn tự động dưới lớp thuốc trợ dung có
khả năng di trượt dọc hàng chục mét với dòng điện một chiều Imax = 1000A của
hãng ESAB (Thụy Điển) chuyên dùng để chế tạo các dầm thép I với tiết diện
lớn; trang bị rất nhiều máy hàn bán tự động MIG và MAG có dòng điện hàn từ
630A; 400A và 300A, máy hàn thủ công kiểu mới (Inventor). Hầu như không
còn tồn tại máy hàn kiểu biến thế cũ nữa. Ngoài ra Công ty chế tạo dầm thép còn
trang bị nhiều máy cắt tự động CNC bằng C2H2 và bằng plasma.
b.4. Các Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy thuộc Tập Đoàn Công
nghiệp tàu thủy Việt Nam
Những doanh nghiệp cơ khí dùng nhiều thiết bị hàn và cắt so với các
doanh nghiệp cơ khí khác. Thật vậy để chế tạo một con tàu biển, vỏ tàu chiếm
một tỉ trọng lớn so với toàn bộ con tàu. Chúng ta cũng biết, để chế tạo một vỏ
tàu khi đã có thiết kế nhất thiết phải dùng đến công nghệ hàn và cắt.
Để đưa công nghiệp tàu thủy Việt Nam từ lúc rất yếu kém trở thành một
nền công nghiệp quan trọng và hùng mạnh như hiện nay trước hết là được sự
quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ của Đảng và Chính phủ và sự quyết tâm của ban
lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên ngành công nghiệp tàu thủy Việt
Nam. Hiện tại doanh thu hàng năm của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam
lên gần 2 tỉ USD mỗi năm. Có được thành tích to lớn đó ngoài các yếu tố kể
trên, tập đoàn đã đổi mới toàn diện công nghệ và thiết bị của ngành đóng tàu, tạo
điều kiện cho tập đoàn từ chỗ chỉ đóng được các tàu biển với trọng tải 3000 tấn
đến nay đã đóng thành công nhiều tàu vận tải có trọng tải 53.000 tấn, xuất khẩu
sang Anh, tàu chở dầu 100.000 tấn cho dầu khí… Trong việc đổi mới công nghệ
và thiết bị đó, ngành đóng tàu đã đổi mới toàn bộ thiết bị và công nghệ hàn và
cắt trong việc chế tạo vỏ tàu.
Hàng loạt các thiết bị hàn tự động dưới lớp trợ dung, thiết bị hàn bán tự
động có bảo vệ bằng khí CO2, hàng loạt máy cắt tôn điều khiển CNC được trang

bị mới. Hiện nay không còn tồn tại các thiết bị hàn theo kiểu biến thế hàn, trong
các Công ty đóng tàu của tập đoàn. Với việc ứng dụng các thiết bị mới này cho
phép ngành đóng tàu thực hiện chính xác các tuyến hình cho từng công đoạn của
vỏ tàu. Ngành công nghiệp tàu thủy nhận thức một cách dúng đắn tầm quan
trọng của công nghệ hàn đối với ngành đóng tàu nên ngoài việc đầu tư hàng
11


trăm thiết bị và công nghệ mới trong lĩnh vực hàn, tập đoàn còn đầu tư nhà máy
lắp ráp và chế tạo máy hàn bán tự động Hàn Quốc đặt tại khu công nghiệp Phố
Nối – Hưng Yên, đầu tư xây dựng Công ty làm vật liệu hàn trong đó có dây
truyền chế tạo dây hàn lõi thuốc; dây chuyền chế tạo que hàn chất lượng cao,
chắc chắn trong thời gian tới tập đoàn sẽ tổ chức sản xuất xỉ hàn dùng cho hàn
tự động.
b.5. Một vài xí nghiệp tại Tổng Công ty lắp máy Việt Nam
* Công ty lắp máy Lilama 45-1 tại thành phố Hồ Chí Minh: Riêng Công
ty 45-1 đã trang bị đến 80 máy hàn các loại của hầu hết các nước tư bản như
Thụy Điển, Mỹ, Ý, Nhật; 5 máy cắt plasma gồm một máy của Ý, hai máy của
Nhật và hai máy của Thụy Điển.
* Các công ty lắp máy khác của Tổng Công ty lắp máy Việt Nam
Có thể nói, số lượng các Công ty lắp máy thuộc Tổng Công ty lắp máy
Việt Nam rất lớn, bất cứ chỗ nào, tỉnh nào có các nhà máy lớn, có khu công
nghiệp là nơi đó có Công ty lắp máy. Mỗi Công ty lắp máy đều trang bị rất
nhiều các thiết bị hàn và thiết bị cắt. Hầu như các loại thiết bị này đều được
nhập từ các nước tư bản, đa số là loại máy hàn và cắt tiên tiến. Tôi chỉ xin nêu
thêm ở một Công ty nữa: Công ty chế tạo thiết bị của Lilama tại phường Hùng
Vương quận Hồng Bàng – Hải Phòng. Công ty này được trang bị đến 105 máy
hàn các loại, trong đó có máy hàn dầm Megasaf của Pháp với công suất
263KVA; một máy hàn dầm dạng cổng của Mỹ công suất 200kw; máy hàn bồn
chứa MKR300 của Pháp; máy hàn TIG của Nhật (23 chiếc), máy hàn MIG

(Thụy Điển và Nhật) 13 chiếc…
Lướt qua các trang thiết bị hàn và thiết bị cắt của các Công ty thuộc Tổng
Công ty lắp máy Việt Nam, chúng tôi thấy các thiết bị này đều được nhập của
các hãng có tiếng của các nước tư bản phát triển, nó thuộc loại máy tiên tiến;
cho phép hàn và cắt với chất lượng cao. Cũng giống như tập đoàn công nghiệp
tàu thủy Việt Nam, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam coi công nghệ hàn và cắt
có một vai trò rất quan trọng đối với họ, do đó họ trang bị các máy hàn và cắt
đều rất hiện đại của các hãng danh tiếng của các nước tư bản phát triển. Ngoài ra
Tổng Công ty lắp máy còn thành lập một Viện nghiên cứu áp dụng các công
nghệ hàn tiên tiến vào sản xuất trong chính Tổng Công ty của mình.
b.6. Công tác nghiên cứu và đào tạo cán bộ và công nhân hàn
Song song với việc đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ hàn ở hầu khắp
các doanh nghiệp cơ khí có liên quan đến hàn như đã nêu, Nhà nước ta cũng rất
quan tâm đến việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển công nghệ hàn và xử lý bề
mặt. Thể hiện sự quan tâm đó ở chỗ, năm 2001 Nhà nước ta đã có quyết định
ngay trong đợt đầu,đầu tư một phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về công
nghệ hàn và xử lý bề mặt tại Viện Nghiên cứu cơ khí. Số vốn đầu tư cho phòng
thí nghiệm này lên tới 45 tỉ đồng Việt Nam (3 triệu USD). Phòng thí nghiệm
được trang bị rất nhiều thiết bị vào loại hiện đại: hai rô bốt hàn cộng một rô bốt
nâng hạ, cho phép hàn hoàn toàn tự động được bảo vệ bằng khí CO2 hoặc argon,
được lập trình cho các đường hàn rất phức tạp mà không cần đến tác động của
con người trong quá trình hàn; có máy hàn Lazer; có máy hàn plasma và
microplasma; có thiết bị hàn ống tự động khi ống đứng yên đầu hàn bò xung
12


quanh ống, các chế độ hàn được lập trình và tự động thay đổi ứng với từng vị trí
của đầu hàn, có hàng chục máy hàn chìm, hàn bán tự động, hàn siêu âm, hàn tiếp
xúc, hàn lăn, hàn điện xỉ… Có thể nói hầu hết các loại máy hàn tiên tiến nhất
của thế giới đều có mặt ở đây trừ một vài loại như máy hàn dùng chùm tia điện

tử và máy hàn plasma dạng bột. Với những thiết bị về hàn hiện có tại phòng thí
nghiệm trọng điểm quốc gia, nếu ta có một đội ngũ cán bộ chuyên môn đủ mạnh
chắc chắn ta có thể khai thác có hiệu quả hơn rất nhiều để đầy nhanh việc nghiên
cứu ứng dụng các phương pháp hàn tiên tiến vào sản xuất tốt hơn, làm tốt hơn
việc kết hợp nghiên cứu + đào tạo và sản xuất.
c. Kết luận chung
Sau khi khảo sát và đánh giá hàng loạt Công ty tiêu biểu, chúng tôi có thể
đưa ra các nhận xét sau:
- Các nhà máy, công ty cơ khí đã có sự đầu tư và đổi mới rất mạnh các
thiết bị và công nghệ hàn. Các thiết bị hàn thủ công cũng không còn là các biến
thế hàn cũ kỹ và lạc hậu, thay vào đó là các thiết bị chỉnh lưu co thể cho dòng
điện một chiều với sự thay đổi dòng điện vô cấp. Các vật liệu và nguyên lý mới
trong việc chế tạo máy hàn, máy hàn Inventor đã được áp dụng, làm cho máy
hàn thủ công có khối lượng và kích thước nhỏ gọn và nhẹ hơn ba bốn lần so với
các máy hàn cùng cỡ trước đây; các thiết bị và công nghệ hàn bán tự động với
khí bảo vệ và tự động dưới lớp xỉ bảo vệ đã được trang bị khá đầy đủ và được áp
dụng rất phổ biến tại các Công ty cơ khí, đặc biệt ở các Công ty đóng mới và
sửa chữa tàu biển, các Công ty chế tạo cầu, các Công ty chế tạo dầm thép, các
Công ty lắp máy thuộc Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam: các Công ty chế tạo
cơ khí lớn… Các thiết bị thường được nhập từ các hãng rất nổi tiếng của Thụy
Điển, Pháp, Mỹ, Nhật và Cộng hòa liên bang Đức. Tuyệt đại đa số các thiết bị
hàn đang còn rất tốt và được khai thác rất có hiệu quả.
- Tuyệt đại đa số các Công ty có sử dụng công nghệ hàn nhiều đều có các
thiết bị kiểm tra bằng siêu âm, bằng tia X như Công ty cơ khí Hà Nội, Công ty
chế tạo nồi hơi Đông Anh, Công ty chế tạo dầm thép cho cầu Đông Anh, Công
ty cơ khí trung tâm Cẩm Phả, các Công ty của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam… Công tác nghiên cứu và đào tạo
thuộc lĩnh vực công nghệ hàn cũng được quan tâm ở các trường và các viện.
- Tuy nhiên việc đầu tư và đổi mới thiết bị và công nghệ hàn còn tập trung
ở hàn thủ công với thiết bị nhỏ gọn và nhẹ hơn, ở hàn bán tự động với khí bảo

vệ (hàn MIG, MAG), hàn tự động dưới lớp xỉ bảo vệ (SAW), hàn điểm (trong
công nghiệp ô tô). Các phương pháp hàn khác, tuy cũng đã nhập thiết bị, song
cũng chưa sử dụng hoặc sử dụng rất ít như hàn điện xỉ, hàn bán tự động dây lõi
thuốc cơ khí bảo vệ…
III. Nghiên cứu khảo sát về hiện trạng và xu hướng phát triển của
công nghệ gia công có phôi ở Việt Nam
Để chế tạo một chi tiết cơ khí sau khi đã có phôi (thường là phôi đúc, phôi
thông qua công nghệ gia công không phoi, có thể phôi tạo ra do công nghệ hàn)
cần thiết phải thông qua nguyên công gia công có phoi đe tạo ra các chi tiết có
kích thước gần đúng với chi tiết thực với lượng dư tối thiểu để gia công tinh và
chính xác sau khi nhiệt luyện.
13


Các thiết bị gia công có phoi (trừ mài và mài nghiền) bao gồm các loại
thiết bị sau đây:
- Các loại máy tiện bao gồm máy tiện vít vạn năng, máy tiện cụt, máy
tiện đứng, máy tiện NC và CNC.
- Các loại máy khoan, doa bao gồm khoan đứng, khoan cần, khoan nhiều
trục, doa đứng, doa ngang và doa tọa độ, doa CNC.
- Các loại máy phay bao gồm: máy phay ngang, phay đứng, máy phay
giương, máy phay răng và máy phay CNC, trung tâm gia công.
- Máy bào, máy xọc và máy xọc răng.
Trong những năm trước năm 1990, theo các tài liệu chiến lược của ngành
cơ khí chúng ta đã có tới 46 – 48000 máy công cụ các loại (nếu kể cả các máy
mài thì có đến 50.000 máy công cụ). Qua gần 20 năm sử dụng số máy công cụ
bị thanh lý đi chiếm khoảng 10%, nghĩa là số máy công cụ nhập từ các nước xã
hội chủ nghĩa trước đây gồm cả máy mài sẽ còn khoảng 45.000 máy. Để duy trì
và phát triển sản xuất, trong thời gian từ 1990 đến nay, ngành cơ khí cũng nhập
thêm khá nhiều máy công cụ các loại. Các máy công cụ mới nhập thường theo

hai nguồn: một là nhập các loại máy cắt gọt mới thuộc thế hệ mới, đa phần là
máy CNC mới, hai là nhập các máy CNC cũ của các nước tư bản, chủ yếu từ
Nhật Bản, máy được sửa chữa lại, chủ yếu là thay thế bộ điều khiển. Chúng tôi
nghĩ rằng, số lượng máy công cụ hiện có tại Việt Nam vẫn dao động ở con số từ
48.000 – 52.000 máy các loại, trong đó có nhiều máy ở thế hệ 1960 – 1980, song
chất lượng của máy vẫn còn khá tốt, một số không nhỏ ở thế hệ 1980 – 1995 và
một số máy điều khiển tự động CNC.
Dưới đây xin liệt kê kết quả khảo sát hiện trạng thiết bị và công nghệ gia
công có phoi.
I. Tình trạng thiết bị gia công có phoi tại một số Công ty chế tạo cơ
khí lớn
1. Tình trạng thiết bị gia công có phoi tại Công ty cơ khí Hà Nội
Công ty cơ khí Hà Nội được trang bị đến 224 máy gia công cắt gọt (chưa
kể máy mài) trong đó có:
- 178 máy tiện các loại, trong đó có máy tiện đứng SKJ 6300NC của Tiệp
Khắc có khả năng tiện đường kính Φ6300mm điều khiển NC còn rất mới; có
máy tiện SUS 160 CNC có thể tiện đường kính lớn nhất 1.600mm dài
12.000mm còn rất mới; máy tiện 165 băng dài của Nga đường kính tiện
Φ1.000mm, chiều dài tiện 6.000mm. 5 máy tiện T18CNC (điều khiển CNC) do
chính nhà máy cơ khí Hà Nội sản xuất, nhiều máy tiện của Nga, của Tiệp… Một
phần lớn các máy tiện của Nga, tuy đã có tuổi thọ đến 40 – 50 năm, song đây là
nhà máy chuyên sản xuất máy công cụ nên họ tự trung đại tu theo chu kỳ nên
nói chung tình trạng của máy vẫn còn dùng tốt.
- 7 máy phay các loại. Trong đó có 6 máy phay giường các loại và 1 máy
phay CNC 3 trục của Nhật. Các máy này vẫn hoạt động bình thường.
- 5 máy bào giường của Nga.
- 2 máy doa tọa độ trong đó một cái đã được CNC hóa.
- 11 máy doa ngang trong đó có 10 doa ngang của Nga và 1 doa ngang
w250NC của Tiệp còn khá mới.
14



- 14 máy khoan cần các loại trong đó của Hung 10 cái và của Nga 4 cái.
- 8 máy phay răng có thể gia công bánh răng có đường kính lớn nhất
Φ3200mm với m≤24mm.
Sau khi khảo sát các máy gia công có phoi tại cơ khí Hà Nội chúng tôi có
nhận xét sau:
Đa số các máy gia công cắt gọt được lắp đặt từ trước năm 1958 (thời điểm
nhà máy bước vào sản xuất), nó thuộc thế hệ cũ, điều khiển cơ và thủ công; tuy
nhiên do đặc điểm của Công ty là nơi sản xuất ra các máy công cụ, nên mặc dù
tuổi thọ của nhiều máy đã quá cũ,song được trung đại tu theo định kỳ tốt nên
chất lượng của máy cũng còn dùng được. Một số máy cơ khí năng mới được
trang bị của Tiệp từ những năm 1980 bao gồm máy tiện đứng lớn SKJ6300NC,
máy tiện băng dài SUS 160 CNC, máy doa ngang W250NC… là những máy
còn rất mới và tương đối hiện đại.
2. Tình trạng thiết bị và công nghệ gia công có phoi ở Công ty Diezel
Sông Công
Công ty Disoco là một Công ty được Liên Xô giúp xây dựng và đưa vào
sản xuất cuối những năm 70 hoặc đầu năm 1980. Nhà máy lúc đầu có nhiệm vụ
sản xuất 2000 động cơ Diezel có công suất 50 mã lực và 80 mã lực. Ngoài ra, có
nhiệm vụ sản xuất một lượng lớn phụ tùng động cơ máy kéo MT3-50 và MT380 đang có mặt tại Việt Nam.
Công ty Disoco được trang bị hàng trăm thiết bị gia công cắt gọt chủ yếu
là của Nga, kích cỡ của máy đa số thuộc loại nhỏ và trung, không có những máy
cỡ lớn như ở Công ty cơ khí Hà Nội.
- Máy tiêu vít các loại với máy lớn nhất 165 có khả năng tiện đường kính
lớn nhất Φmax= 1000mm, dài nhất Lmax = 2800 số lượng…
- Máy tiện đứng 1510 có đường kính tiện Φ = 900mm, cao H= 1000mm
số lượng 2.
- Máy tiện Revonve – 28 cái, máy tiện 6 trục – 3 cái, máy tiện séc mang
– 2 cái.

- Máy doa tọa độ 2E450A số lượng 1
- Máy doa ngang 2620B số lượng 3
- Máy phay chếp hình 6η 443T số lượng 6
- Máy doa kim cương: 9 cái
- Máy doa tổ hợp: 2 cái
- Máy phay giường 6608 số lượng 2
- Các loại máy phay khác: 56 cái
- Máy bào giường 7910 số lượng 2, các loại khác: 10 cái
- Máy khoan cần các loại: số lượng 22 cái và các loại khoan khác: 30
Đa số các máy cắt gọt ở đây tuy cùng loại với các máy được trang bị ở
Công ty cơ khí Hà Nội. Tuy nhiên, mới được trang bị và đưa vào sản xuất sau cơ
khí Hà Nội đến 20 năm, lại không được sản xuất liên tục(vì nhu cầu động cơ
máy kéo MT3-50 và MT3-80 không lớn ở Việt Nam). Vì vậy, máy gia công cắt
gọt nói trên còn khá tốt, vẫn có thể sử dụng lâu dài được. Nhà máy chưa được
trang bị các máy gia công có phoi thế hệ mới.
15


3. Tình trạng thiết bị và công nghệ gia công có phoi ở Công ty phu
tùng nổ số I
Đây là nhà máy do ta tự thiết kế và trang bị các thiết bị thông qua con
đường nhập thiết bị le từ các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Ngoài ra cũng có
một số máy do Công ty cơ khí Hà Nội sản xuất. Nhà máy phụ tùng nổ số 1 được
hình thành từ thời kháng chiến chống Mỹ, đi sơ tán ở nhiều nơi, sau được xây
dựng chính thức tại Gò Đầm khu công nghiệp Sông Công.
Sản phẩm của nhà máy trước đây gồm dây chuyền sản xuất sơ mi gang, dây
chuyền sản xuất pít tông nhôm của ô tô, dây chuyền sản xuất bạc trượt từ ống vỏ
thép bên trong được đúc hợp kim đồng chì; dây chuyền gia công các loại bạc
axe piston; dây chuyền sản xuất séc măng… với sản lượng 300 tấn phụ tùng
năm.

Như trên tôi đã trình bày, các máy gia công có phoi được lắp đặt trong các
dây chuyền chủ yếu để gia công các chi tiết có hình trụ tròn xoay như xy lanh,
pít tông, bạc, chốt pít tông, xéc măng… Vì vậy các máy bao gồm chủ yếu là các
máy tiện vít, cỡ lớn nhất cũng chỉ là loại T630, 1A62, 1616, 1K62, một số máy
phay vạn năng, máy khoan, máy doa, mài bào và máy xọc… các máy gia công
có phoi tại Công ty chế tạo phụ tùng nổ có đến hàng trăm máy của đủ các nước
kể cả máy do Công ty cơ khí Hà Nội chế tạo.
Khi nền kinh tế của nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh
tế thị trường, các phụ tùng ô tô từ nước ngoài tràn vào thị trường Việt Nam,
hàng phụ tùng do Công ty phụ tùng nổ số I chế tạo không thể cạnh tranh với
hàng nhập ngoại. Sản phẩm sản xuất ra không bán được, buộc phải thu nhỏ dần
sản lượng và chuyển hướng sản xuất.
Rất may, Công ty phụ tùng nổ số I nằm trong Tổng Công ty máy Động
lực và máy nông nghiệp, mà trong Tổng Công ty này có các xí nghiệp liên
doanh xe máy và ô tô: Liên doanh xe máy Hon đa, ô tô Toyota, ô tô Ford… mặt
khác Nhà nước lại có chủ trương phải nâng cao tỉ lệ nội địa hóa trong công
nghiệp xe máy và ô tô trong các liên doanh. Nhờ chủ trương đúng đắn đó và sự
khôn khéo trong lãnh đạo, các xí nghiệp liên doanh đã đồng ý dành cho phía
Việt Nam chế tạo các bộ bánh răng hộp số, ống xy lanh, nhông chủ động và bị
động, trục khuỷu xe máy… với điều kiện nguyên liệu và công nghệ do Nhật
cung cấp. Dưới sự tư vấn của nước ngoài, Công ty chế tạo phụ tùng nổ số I được
cải tạo và sắp xếp lại, chỉ giữ lại một số ít thiết bị gia công có phoi cũ còn tốt để
thực hiện các nguyên công gia công thô; nhà máy đã trang bị thêm nhiều máy
gia công cắt gọt kiểu NC và CNC để thực hiện các nguyên công bán tinh và tinh.
Hiện nay Công ty đã trang bị gần 100 thiết bị tiện, phay NC và CNC loại
nhỏ; một số máy phay răng vẫn dùng các máy phay răng của Liên Xô cũ. Tất cả
các loại máy cắt gọt sau khi tái đầu tư đang hoạt động tốt và đa số còn tốt. Sản
lượng của Công ty đạt tới hàng triệu cho mỗi loại sản phẩm do Honda đặt hàng;
đưa doanh thu của Công ty lên hàng trăm tỉ mỗi năm.
4. Tình trạng thiết bị và công nghệ gia công có phoi của Nhà máy cơ

khí gang thép

16


- Có 30 máy tiện chủ yếu do Trung Quốc sản xuất; máy tiện băng dài lớn
nhất Φ 1400mm với chiều dài tiện 3000mm; máy tiện cỡ trung TCA125
có Φmax = 1250, Lmax = 7000mm; có máy tiện đứng C512 Φ1250 x 960.
- Có 3 máy doa:
- + T68 có thể doa vật có kích thước 1000 x 800 x 800, máy doa
- + T61 có thể doa vật có kích thước 1140 x 850 x 800
- + HWCA – 110 có thể doa vật có kích thước 1200 x 1400 x 850
- Có 9 máy phay các loại: 8 máy do Trung Quốc sản xuất và 1 máy do
Liên Xô sản xuất.
- Có 4 máy phay lăn răng trong đó có máy phay được bánh răng với
đường kính 2000mm và m= 20.
- Có 2 máy xọc răng m = 12 Φ/L = 800/200
- Có 3 máy bào trong đó có 1 máy bào giường
- Có 3 máy khoan cần
Tất cả các thiết vị đã hoạt động trên dưới 35 năm, máy đã cũ và không
đảm bảo độ chính xác; cần có các sửa chữa trung đại tu tại Công ty cơ khí Hà
Nội, chưa được trang bị bất kỳ một máy CNC nào.
5. Tình trạng thiết bị và công nghệ gia công có phoi của Công ty chế
tạo bơm
- Có 3 máy tiện trong đó có 3 máy tương đương 1A64, 7 máy 1K62… Tất
cả các máy này mới sản xuất từ năm 1985. Các máy còn được sử dụng tốt(có
tuổi đời trên dưới 25 năm).
- Có 4 máy doa ngang trong đó có 2 cái của Nga 2620B, hai máy của Ba
Lan, máy được sản xuất từ 1988, còn tương đối tốt.
- Có 3 máy khoan đứng và khoan cần của Đức, Tiệp và Nga đều sản xuất

từ 1988.
- Có 6 máy phay ngang và đứng đều của Nga và một máy phay chép hình
FK08C của Tiệp (máy còn khá mới, sản xuất 1989).
- Nhận xét về tình trạng thiết bị: Nhà máy do ta tự thiết kế và trang bị
bằng nhập các thiết bị le, chủ yếu các máy đều nhập từ Nga, Đức, Tiệp. Trong
số gần 50 máy cắt gọt có đến 13 máy tiện T630 và T616 do Việt Nam sản xuất.
Các máy mới được sử dụng từ 1986 trở lại đây và được bảo quản chu đáo. Nói
chung máy còn tốt, chưa có một máy cắt gọt nào ở thế hệ mới.
6. Tình trạng thiết bị và công nghệ gia công có phoi của Cơ khí Duyên
Hải
- Có 24 máy tiện các loại bao gồm 14 máy tiện vạn năng và mười máy tiện
đứng(tất cả các máy đều nhập từ Nga và Tiệp).
- Có 6 máy doa bao gồm doa ngang, doa đứng và doa tọa độ nhập từ Tiệp,
Đức và Ba Lan(1987).
- Có 9 máy phay vạn năng chủ yếu của Nga và Việt Nam (1985).
- Có 2 máy phay giường trong đó 1 của Nga và 1 của Tiệp.
- Có 5 máy phay răng có thể phay răng có đường kính đến 1200mm và
m≤12mm.
- Chưa có một máy tự động nào.
17


- Tình trạng máy móc còn tương đối tốt.
7. Tình trạng thiết bị và công nghệ gia công có phoi của Công ty thiết bị
điện Việt Hung
- Có 22 máy tiện vạn năng các loại đa số nhập ngoại của Hung, Nga.
- Có 5 máy tiện CNC nhập của Đài Loan.
- Có 2 trung tâm gia công CNC.
- Có 5 máy phay bao gồm hai máy phay đứng và hai máy phay ngang và 1
máy phay giường.

Tất cả các máy còn rất tốt, đang hoạt động có hiệu quả.
8. Tình trạng thiết bị và công nghệ gia công có phoi của Công ty chế tạo
Điện cơ Hà Nội
- Có 89 máy tiện các loại, trong đó có 2 máy tiện đứng còn lại là máy tiện
ngang vạn năng; một số nhập của Liên Xô cũ, một số của Tiệp và một số của
Việt Nam. Máy tương đối cũ được sản xuất từ 1970 đến 1996; có một máy tiện
điều khiển NC của Nhật sản xuất năm 2001.
- Có 5 máy phay các loại và 1 máy doa tọa độ.
- Có 22 máy khoan các loại sản xuất từ năm 1970 đến năm 1992.
- Nhận xét về tình trạng thiết bị và công nghệ gia công có phoi: Nhà máy
điện cơ Hà Nội được trang bị trên một trăm máy cắt gọt song hầu hết là máy
thuộc thế hệ máy điều khiển có điện và thủ công, một số lớn đã quá cũ; duy nhất
có 1 máy điều khiển số.
9. Tình trạng thiết bị và công nghệ gia công có phoi của Công ty chế tạo
thiết bị điện Đông Anh
Công ty đi vào sản xuất từ năm 1971, do Liên Xô xũ giúp đỡ do đó nên toàn
bộ thiết bị gia công có phoi đều do các nước thuộc Liên Xô cũ sản xuất.
- Công ty có 33 máy tiện các loại, máy lớn nhất có thể gia công được chi tiết
Φ 800 x L3000 (1A64).
- Có 26 máy khoan các loại trong đó có khoan cần 2A55.
- Có 11 máy phay, đa số đều là máy phay vạn năng.
- Có 5 máy bào.
Tình trạng thiết bị: Tất cả các máy đều thuộc thế hệ điều khiển bằng tay và
cơ điện; chưa có một máy nào được điều khiển NC và CNC. Tuy nhiên, các máy
cũng còn khá tốt, vẫn đảm bảo cho việc sản xuất bình thường.
10. Tình trạng thiết bị và công nghệ gia công có phoi của Công ty chế
tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng (Lilama)
Công ty được trang bị gần 50 máy gia công có phoi các loại. Trong đó có
2 máy khoan dầm thủy lực 3 trục CNC của Nhật; 23 máy khoan, trong đó 10
máy khoan cần, 10 máy khoan từ và 3 máy khoan đứng, đều được sản xuất tại

Nhật; Bỉ; có 4 máy phay, trong đó có 1 máy phay răng, có 2 máy bào, trong đó
có 1 máy bào giường và 14 máy tiện, trong đó có 2 máy tiện CNC.
Nhận xét: Do nhà máy mới được xây dựng vào năm 2000, các thiết bị gia
công có phoi đa số thuộc thế hệ điều khiển cơ, có một số ít được điều khiển
CNC(3 máy). Tuyệt đại đa số các máy gia công có phoi đều nhập của các nước
18


G8. Riêng 10 máy tiện T630 và T6M1 do Việt Nam sản xuất. Nói chung các
máy còn được đánh giá rất tốt.
Tình trạng thiết bị và công nghệ của Công ty lắp máy 69-3
11. Công ty 69-3 có 19 máy tiện các loại nhỏ và vừa do Việt Nam, Trung
Quốc và Liên Xô cũ sản xuất.
- Có 3 máy phay thế hệ cũ gồm phay ngang vạn năng, phay đứng do
Trung Quốc, Liên Xô cũ và Đức sản xuất.
- Có 5 máy doa trong đó có 1 máy doa đứng của Đức; 3 máy doa ngang
của Liên Xô cũ và 1 máy doa của Bungari.
- Có 25 máy khoan gồm cả khoan cần, khoan đứng và khoan bàn.
- Nhận xét: Các thiết bị gia công cắt gọt ở đây thuộc thế hệ cũ, đã được
sử dụng nhiều năm; không có một thiết bị nào thuộc loại tiên tiến.
12. Tình trạng thiết bị và công nghệ gia công cắt gọt tại Công ty lắp
máy Ninh Bình
Công ty có 9 máy tiện cỡ từ 1M63 đến 1A616, tất cả đều do Liên Xô cũ sản
xuất từ năm 1976.
- Có 5 máy phay trong đó có 2 máy phay răng 5K328A và 5306A do Liên Xô
cũ sản xuất năm 1976.
- Có 4 máy bào trong đó có 3 cái do Liên Xô cũ sản xuất năm 1976 và 1 cái
của Trung Quốc (sản xuất năm 1971).
- Có 7 máy khoan bao gồm khoan cần, khoan đứng do Nhật, Liên Xô cũ và
Việt Nam sản xuất.

Nhận xét về tình trạng thiết bị: Đa số tuyệt đối các thiết bị thuộc thế hệ
cũ, sản xuất trước năm 1976 tại Liên Xô cũ, chưa có một thiết bị gia công có
phoi nào thuộc hệ tiên tiến được điều khiển NC và CNC.
13. Tình trạng thiết bị và công nghệ gia công có phoi của COMA7
- Có 24 máy tiện trong đó có 1 máy điều khiển CNC của Nhật, số còn lại do
cộng hòa liên bang Nga chế tạo(thuộc thế hệ cũ).
- Có 3 máy doa trong đó có 1 máy doa tọa độ và 2 máy doa ngang đều do
Liên Xô cũ sản xuất.
- Có 7 máy khoan các loại trong đó 4 cái do Việt Nam sản xuất.
- Có 5 máy phay trong đó có 2 máy phay đứng, 2 máy phay ngang do Liên
Xô cũ sản xuất và 1 máy phay 3 trục CNC do Nhật sản xuất.
Nhận xét về tình trạng thiết bị và công nghệ: Trong số 39 thiết bị gia công có
phoi chỉ có 2 thiết bị thuộc thế hệ điều khiển số; số còn lại thuộc thế hệ cũ điều
khiển cơ. Đa số các thiết bị còn sử dụng được.
14. Tình trạng thiết bị và công nghệ gia công có phoi của Công ty cơ khí
xây dựng Thăng Long
- Công ty có 14 máy tiện vạn năng đều do Liên Xô cũ sản xuất, trong đó có
máy tiện T165, T163(3 chiếc) và 11 máy tiện 1K62 và 1A62.
- Có 10 máy khoan trong đó có 5 máy khoan cần do Trung Quốc sản xuất
còn 5 máy khoan khác do Hàn Quốc, Mỹ, Đài loan và Nhật Bản sản xuất.
19


- Có 4 máy bào do Trung Quốc sản xuất.
- Có 5 máy phay trong đó có 1 máy phay răng 5K328A còn lại là máy phay
ngang và đứng do Trung Quốc sản xuất.
- Có 3 máy doa trong đó 2 máy doa ngang do Liên Xô cũ sản xuất và 1 doa
đứng do Trung Quốc sản xuất.
Nhận xét về thiết bị và công nghệ gia công có phoi:
Tất cả các máy gia công có phoi đều thuộc thế hệ cũ,nhập từ nhiều nước song

chủ yếu từ Liên Xô cũ và Trung Quốc; chưa có một thiết bị gia công có phoi nào
thuộc thế hệ mới ( điều khiển số).
Đa số các máy gia công có phoi đã xuống cấp song vẫn còn sử dụng được.
15. Tình trạng thiết bị và công nghệ gia công có phoi ở Công ty cơ khí
trung tâm Cẩm Phả (tập đoàn TKV)
Đây là một Công ty cơ khí rất lớn trong tập đoàn than và khoáng sản Việt
Nam. Công ty do Liên Xô cũ thiết kế và trang bị toàn bộ thiết bị. Các thiết bị gia
công có phoi được phân nhóm như sau:
a. Nhóm máy tiện: 73 chiếc
- Máy tiện vít vạn năng 163 của Nga gồm 60 chiếc (còn khá tốt).
- Máy tiện ngang 165 của Nga gồm 5 chiếc.
- Máy tiện đứng 1M557 của Nga gồm 6 chiếc.
- Máy tiện chếp hình 1731 của Nga gồm 2 chiếc.
b. Nhóm máy khoan: 31 chiếc
- Máy khoan đứng: 16 chiếc do Nga sản xuất.
- Máy khoan cần: 5 chiếc do Nga sản xuất.
c. Nhóm máy doa: 5 chiếc
- Máy doa ngang: 2A635 do Nga sản xuất gồm 4 chiếc.
- Máy doa tọa độ 2A450 do Nga sản xuất gồm 1 chiếc.
d. Nhóm máy phay: 22 chiếc
- Máy phay đứng 6A56 do Nga sản xuất gồm 12 chiếc.
- Máy phay ngang 6P82 do Nga sản xuất gồm 7 cái.
- Máy phay giường 6I612 do Nga sản xuất gồm 2 chiếc.
- Máy khoét hộp BWF do Nga sản xuất gồm 1 chiếc.
e. Nhóm máy xọc: 7 chiếc
- Máy xọc rãnh 7410 do Nga sản xuất gồm 1 chiếc
- Máy xọc cu lít 7A420 do Nga sản xuất gồm 2 chiếc.
- Máy xọc thủy lực 7450 do Nga sản xuất gồm 4 chiếc.
g. Nhóm máy bào: 13 chiếc
- Máy bào thủy lực 7M36 do Nga sản xuất gồm 7 chiếc.

- Máy bào thủy lực 7M37 do Nga sản xuất gồm 2 cái.
- Máy bào cạnh 7806 do Nga sản xuất gồm 3 chiếc.
- Máy bào giường do Nga sản xuất gồm 1 cái.
h. Nhóm máy gia công bánh răng: 22
- Máy phay lăn răng 5K328 do Nga sản xuất gồm 4 chiếc
- Máy phay lăn răng thủy lực 5343-24 do Nga sản xuất gồm 3 chiếc.
- Máy phay lăn răng thủy lực 5A342 do Nga sản xuất gồm 1 chiếc.
20


-

Máy phay lăn răng thủy lực 5B370 do Nga sản xuất gồm 4 chiếc.
Máy bào răng cán thẳng 5A250 do Nga sản xuất gồm 2 chiếc.
Máy phay răng cán xoắn 5C280 do Nga sản xuất gồm 2 chiếc.
Máy xọc răng 5B150 do Nga sản xuất gồm 2 chiếc.
Nhận xét về tình trạng máy gia công có phoi:
Trong gần 200 máy công cụ gia công có phoi hiện có tại Công ty cơ khí
trung tâm Cẩm Phả đều được sản xuất vào những năm 1970, đa số các thiết bị
còn ít được sử dụng. Các máy được sử dụng nhiều được tập trung ở xưởng cơ
khí nặng.
Tuyệt đại đa số thuộc thế hệ máy điều khiển cơ học; chưa có một thiết bị
gia công có phoi nào thuộc thiết bị điều khiển số. Tuy nhiên, các thiết bị còn
trong tình trạng tốt trừ một vài máy ở phân xưởng cơ khí nặng đã có bị xuống
cấp (máy tiện đứng được mở rộng Φmax= 5200mm).
16. Công ty cơ khí chính xác Vinashin thuộc tập đoàn Vinashin
Đây cũng là một Công ty chế tạo cơ khí lớn song xây dựng chưa kế thúc.
Đến thời điểm này cũng mới chỉ xây dựng xong xưởng cơ khí thủy lực, xưởng
cơ khí nặng (chưa kết thúc), xưởng thép kết cấu và xưởng chế tạo hạt kim loại.
Số lượng máy gia công cắt gọt không lớn song lại có tính năng khá độc

đáo.
a. Nhóm máy tiện
- Máy tiện CNC Φ 480 x 1000 của Ba Lan – Bỉ – còn mới số lượng 1.
- Máy tiện CNC Φ 830 x 3000 của Ba Lan – Bỉ – số lượng 1- mới.
- Máy tiện CNC Φ 1250 x 6000 của Ba Lan – Bỉ – số lượng 1 – mới.
- Máy tiện băng dài NC Φ 1250 x L19508 của Ba Lan – Bỉ – số lượng 1 –
mới.
- Máy tiện đứng DVT 315 x 20 tiện đường kính Φ 3200mm Trung Quốc 1
máy.
- Máy tiện đứng và phay lăn răng MH1755 của Anh còn mới.
- Máy phay được bánh răng có Φ = 5000mm; m = 20 (máy đã qua sử
dụng).
b. Nhóm máy phay
- Máy phay vạn năng nhỏ kích thước di chuyển bàn 620 x 350 – còn mới.
- Máy phay vạn năng cỡ trung 900 x 300 x 380 Trung Quốc – còn mới.
- Trung tâm gia công CNC 1600 x 700 Đài Loan – số lượng 1 – còn mới.
c. Máy khoan cần Z3080 x 25 Trung Quốc tấm với 2500; chiều sâu khoan
800mm đường kính khoan Φ 80mm (mới).
- Máy doa ngang: 1500 x 1500 x 1620 (mới).
- Máy khoét ống lỗ sâu đến 6000mm HTC 6300W (Thụy Sĩ) mới.
Nhận xét về tình trạng thiết bị và công nghệ gia công có phoi:
Các thiết bị gia công có phoi tại Công ty cơ khí chính xác Vinashin đều
thuộc thế hệ mới, đa số được điều khiển CNC và NC. Tuy nhiên, không rõ sản
phẩm của Công ty là gì, nên mặc dù các máy đã được lắp đặt xong, phần lớn các
máy đều chưa hoặc hoạt động không liên tục.
21


17. Tình trạng thiết bị và công nghệ gia công có phoi ở Công ty cơ khí
83 – Tổng cuc công nghiệp Quốc phòng

Công ty cơ khí 83 là một Công ty cơ khí lớn của Tổng cục công nghiệp
Quốc phòng. Số lượng máy gia công cắt gọt (không kể các máy mài) của Công
ty đã lên tới 204 máy được phân bố như sau:
- Máy tiện có 91 cái chủ yếu của Liên Xô cũ và Trung Quốc, máy tiện
lớn nhất T165 còn các máy cỡ 1A64, 1K62 và 1616 đa số được sản xuất
từ 1979.
- Máy phay có 58 cái trong đó có 1 trung tâm gia công CNC và 1 máy
phay 3 trục CNC với 26 đầu dao.
- Máy bào có 11 chiếc của Liên Xô cũ sản xuất từ 1979.
- Máy doa có 6 chiếc của Liên Xô cũ sản xuất từ 1979.
- Máy khoan các loại: 28 cái.
Nhận xét về tình trạng thiết bị: Tuyệt đại đa số các thiết bị đã được đầu tư
từ năm 1979; song vẫn còn tương đối tốt. Hầu hết thiết bị vẫn thuộc thế hệ điều
khiển cơ; có một vài thiết bị thuộc thế hệ mới là Trung tâm gia công CNC và
máy phay CNC 3 trục.
18. Tình trạng thiết bị và công nghệ gia công có phoi của Công ty cơ
khí chính xác 11 – Tổng cuc công nghiệp Quốc phòng
- Máy tiện các loại: 82 cái chủ yếu do Trung Quốc sản xuất.
- Máy phay các loại: 145 cái chủ yếu do Trung Quốc sản xuất.
- Máy khoan các loại: 51 cái chủ yếu do Trung Quốc sản xuất.
- Máy doa các loại: 8 cái chủ yếu do Trung Quốc sản xuất.
- Máy xọc các loại: 6 cái chủ yếu do Trung Quốc sản xuất.
- Máy bào các loại: 6 cái chủ yếu do Trung Quốc sản xuất.
- Máy CNC bao gồm cà tiện và phay: 10 cái do Châu Âu và Mỹ sản xuất.
Nhận xét: Công ty cơ khí chính xác 11 thuộc Tổng cục công nghiệp Quốc
phòng (bao gồm cả Xí nghiệp cơ khí 79) được trang bị đến 312 máy gia công cắt
gọt, chủ yếu do Trung Quốc sản xuất, trong đó có 10 thiết bị gồm cả máy tiện và
phay thuộc thế hệ mới điều khiển CNC. Đa số các thiết bị vẫn hoạt động.
b) Tình hình đội ngũ cán bộ và công nhân ngành gia công có phoi
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngành gia công có phoi đều là các kỹ sư công

nghệ được đào tạo chủ yếu tại khoa cơ khí trường Đại học Bách Khoa Hà Nội,
trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Đà
Nẵng, Đại học Cơ điện Thái Nguyên, Trường Đại học Giao thông vận tải và
trong tương lai còn nhiều trường đại học nữa đang đào tạo kỹ sư công nghệ chế
tạo máy. Vì vậy, cán bộ kỹ thuật ngành gia công cắt gọt không thiếu. Tuy nhiên,
về năng lực thực tiễn của đội ngũ kỹ sư mới ra trường còn rất yếu. Vì vậy, các
trường đại học và các viện, các Công ty cơ khí cần có kế hoạch hợp tác sâu rộng
trong việc học và thực tập để nâng cao chất lượng đào tạo, làm cho người kỹ sư
được đào tạo ra phải nắm vững lý thuyết, thành thạo về thực hành, có thể nhanh
chóng hòa nhập và hoàn thành công việc chuyên môn được giao. Đối với công
nhân cũng vậy, hàng năm các trường trung cấp và cao đẳng nghề có thể đào tạo
22


hàng nghìn công nhân kỹ thuật cho ngành gia công có phoi; các nhà trường cao
đẳng và trung cấp nghề cũng đã được trang bị lại, cơ sở vật chất đã được cải
thiện nhiều, điều kiện kỹ thuật để thực tập trong các trường nghề đã tốt lên rất
nhiều. Đấy là các điều kiện để chúng ta nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng các trường trung cấp và cao đẳng nghề nên gắn vào các
doanh nghiệp cơ khí lớn. Được như vậy các em học sinh có điều kiện thực tập
tuyệt vời nhất, các em được tiếp xúc ngay với quá trình lao động sản xuất ngay
khi các em đang học. Có nhiều em sau khi học có thể được tuyển dụng vào công
ty đó.
c) Kết luận về hiện trạng công nghệ và thiết bị ngành gia công có phoi
ở Việt Nam
Qua kết quả khảo sát thực tế của 20 đơn vị cơ khí chế tạo của nhiều ngành
kinh tế chúng tôi xin nêu một số nhận xét sau:
- Các thiết bị gia công có phoi có mặt và chiếm một tỷ trọng khá lớn trong
hầu hết các nhà máy; trong các nhà máy lớn thường có đến hàng trăm máy gia
công cắt gọt như: Công ty cơ khí Hà Nội, Công ty Disoco, Công ty cơ khí trung

tâm Cẩm Phả, Công ty phụ tùng nổ số I, Công ty cơ khí 83, Công ty cơ khí
chính xác 11… Công ty nhỏ cũng có hàng chục máy công cụ gia công cắt gọt.
Tuyệt đại bộ phận các máy gia công cắt gọt của chúng ta thuộc thế hệ máy đã
được sử dụng trên 40 năm có nghĩa là máy đã quá cũ và tương đối lạc hậu, cần
có sự đầu tư nhanh hơn.
- Trong khoảng 15 năm trở lại đây, các máy gia công cắt gọt thuộc thế hệ
mới có tốc độ cao được điều khiển tự động theo công nghệ kỹ thuật số đã được
thâm nhập vào Việt Nam. Một số doanh nghiệp cơ khí, một số Viện và một số
trường đại học đã nhập một số thiết bị gia công cắt gọt như máy tiện CNC, máy
phay 3 trục và 5 trục CNC với các mục đích phục vụ sản xuất, phục vụ nghiên
cứu và giảng dạy; tuy nhiên trong một thời gian không phải là ngắn, song tỷ lệ
số máy gia công CNC nhập vào hiện nay, thể hiện trên toàn quốc cũng chỉ
chiếm vài phần trăm so với các máy gia công cắt gọt thế hệ cũ; có thể nói tốc độ
thay đổi thiết bị và công nghệ gia công cắt gọt là quá chậm. Lý giải cho việc
chậm trễ này là:
- Ngành cơ khí chế tạo nước ta còn quá nhỏ bé, sản lượng cho mỗi loại
sản phẩm quá ít, không phù hợp với việc đầu tư lớn.
- Giá thành máy cắt gọt CNC đắt gấp nhiều lần so với máy cắt gọt thông
thường.
- Mạng lưới sửa chữa các máy CNC ở Việt Nam còn chưa phổ cập, gây
khó khăn cho người sử dụng.
Trong 3 nguyên nhân nêu trên, nguyên nhân số 1 là cơ bản. Nếu các Công
ty cơ khí trong nước mà liên kết được với các Công ty nước ngoài, nhận được
các đơn hàng chế tạo các chi tiết, dù là đơn giản, song số lượng từ vài chục vạn
đến hàng triệu, yêu cầu chất lượng ổn định, chắc chắn lúc đó các công ty sẽ
không ngần ngại nhập các thiết bị cắt gọt CNC (điển hình là nhà máy phụ tùng
nổ số I).

23



d) Nghiên cứu khảo sát về hiện trạng và xu hướng phát triển của công
nghệ gia công tinh, chính xác ở Việt Nam
1. Nghiên cứu khảo sát hiện trạng và công nghệ gia công tinh và chính
xác tại Việt Nam
Công nghệ gia công tinh và chính xác đối với một chi tiết thường là
nguyên công mài hay mài nghiền sau nhiệt luyện. Để đánh giá hiện trạng thiết bị
và công nghệ gia công tinh và chính xác ở Việt Nam chúng ta phải khảo sát hiện
trạng bị mài, đánh bóng và mài nghiền ở Việt Nam.
2. Tình trạng thiết bị và công nghệ mài và mài nghiền ở Công ty cơ khí
Hà Nội
Công ty cơ khí Hà Nội được thiết kế và xây dựng chuyên để chế tạo máy
công cụ, trong đó có rất nhiều chi tiết dạng trục sau khi nhiệt luyện đều phải
mài; các chi tiết phẳng phải mài là các sống trượt của băng máy, các mặt chuẩn
của chi tiết dạng hộp. Vì vậy Công ty đã trang bị các thiết bị mài sau đây:
- Máy mài tròn ngoài 3M164 (Nga), đường kính ngoài Φmax = 800mm
dài 4500mm (mài trục dẫn và vít me), số lượng 1 chiếc.
- Máy mài tròn ngoài 3M172 (Nga), đường kính ngoài Φmax = 500mm
dài 3000mm, số lượng 1 chiếc.
- Máy mài tròn 3M151 (Nga), đường kính ngoài Φmax = 350mm dài
2000mm, số lượng 3 chiếc.
- Máy mài lỗ 3K227 (Nga), số lượng 2 chiếc.
- Máy mài phẳng SFPZ (Đức), kích thước mài 6000 x 1500 x 1000, số
lượng 1 chiếc.
- Máy mài phẳng 3B722 (Nga) kích thước mài 1000 x 400 x 400 số
lượng 4 chiếc.
- Không có máy mài nghiền.
Ngoài ra còn có 4 máy mài bánh răng song chưa dùng đến.
Nhận xét về hiện trạng thiết bị và công nghệ mài tại Công ty cơ khí Hà
Nội: Các thiết bị mài của Công ty cơ khí Hà Nội thuộc thế hệ cũ, chưa được

trang bị thiết bị đo tích cực (đo tự động), do đó để đạt độ chính xác mong muốn
phụ thuộc vào người công nhân và dụng cụ đo, khó đạt được độ ổn định của
kích thước sản phẩm.
Mặc dù thiết bị đã nhập khá lâu, song ít được sử dụng và nhờ bảo quản tốt
nên chất lượng máy vẫn còn duy trì được độ chính xác cần thiết.
3. Hiện trạng về thiết bị và công nghệ gia công tinh tại Disoco (Sông
Công)
- Máy mài tròn 3M174 (Nga) số lượng 2 máy.
- Máy mài lỗ 3K228B (Nga) số lượng 2 máy.
- Máy mài trục khuỷu (Nga) số lượng 2 máy.
- Máy mài trục cam (Nga) số lượng 2 máy.
Có công nghệ mài nghiền với phun bơm cao áp.
Cũng giống như Công ty cơ khí Hà Nội; Công ty Disoco Sông Công cũng
được trang bị các loại máy mài vạn năng và một số loại máy mài chuyên dụng.
Các loại máy mài này để gia công tinh và chính xác các chi tiết dạng trục, chi
tiết dạng mặt phẳng như mặt blốc xy lanh và mặt qui lát, các trục khuỷu và trục
24


cam. Tuy nhiên, do nhu cầu của động cơ Diezel 50 – 80 mã lực của Việt Nam
không nhiều; nên các máy mài được sử dụng ít; chất lượng máy còn khá tốt. Tất
cả các máy này đều thuộc thế hệ cũ, không có hệ đo tự động.
4. Hiện trạng về thiết bị và công nghệ mài của Công ty cơ khí trung tâm
Cẩm Phả (Tập đoàn TKV)
- Máy mài tròn 3A130-1840 (Nga) : 7 chiếc
- Máy mài phẳng 3722 (Nga) : 3 chiếc
- Máy mài trục khuỷu 3A423 ( Nga) : 1 chiếc
- Máy mài trục cam 3A433 (Nga) : 1 chiếc
- Máy mài lỗ 3K227 (Nga) : 3 chiếc
- Máy mài khôn 3M83T (Nga) : 3 chiếc

- Máy mài vạn năng 3A64 (Nga): 1 chiếc
Các máy mài mới được trang bị sau năm 1975, còn được sử dụng rất ít ;
nên chất lượng còn khá tốt. Tuy nhiên máy vẫn thuộc thế hệ cũ, không có thiết
bị kiểm tra tự động.
Qua khảo sát hàng loạt các Công ty chế tạo cơ khí, chúng tôi có thể đi đến
một số kết luận sau :
- Hầu hết các Công ty cơ khí đều trang bị các loại máy mài để gia công
tinh và chính xác các chi tiết sau nhiệt luyện. Tùy theo từng loại sản phẩm của
từng Công ty mà số lượng và chủng loại máy mài khác nhau. Đa số các Công ty
có từ 3 đến 5 máy mài như mài tròn ngoài, máy mài tròn trong và máy mài
phẳng. Cá biệt cơ khí 83 của Tổng cục công nghiệp Quốc phòng có đến 32 máy
mài các loại.
Tất cả các máy mài hiện có ở Việt Nam đều thuộc thế hệ cũ, chưa có hệ
thống đo tích cực hoặc đo tự động lắp trên máy. Độ chính xác của chi tiết phụ
thuộc rất nhiều vào người công nhân. Rất khó đạt tính ổn định của kích thước
sản phẩm.
e) Tình hình đội ngũ cán bộ và công nhân công nghệ gia công tinh và
chính xác
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật công nghệ gia công tinh và chính xác cũng là các
kỹ sư công nghệ gia công có phoi, họ được đào tạo ở các trường đại học như đã
trình bày ở mục 2.2. Vì vậy, lực lượng này không thiếu.
Công nhân ngành công nghệ gia công tinh và chính xác khi chúng ta còn
đang dùng các loại máy mài thế hệ cũ, không có thiết bị đo tự động, cần có tay
đo chính xác : mắt phải tinh và tay phải không có mồ hôi để tránh nhầm lẫn và
sai lệch khi đo.
f) Kết luận về hiện trạng gia công tinh và chính xác ở Việt Nam
Sau khi khảo sát hàng loạt các nhà máy của nhiều ngành kinh tế chúng tôi
xin nêu một số nhận xét sau đây :
Hầu hết các Công ty cơ khí chế tạo đều được trang bị các loại máy mài
như máy mài tròn ngoài, máy mài lỗ, máy mài mặt phẳng, có ít Công ty có thêm

máy mài trục khuỷu, máy mài trục cam, máy đánh bóng. Có một số ít Công ty
có lượng máy mài tương đối nhiều như Công ty cơ khí Hà Nội, Công ty Disoco,
25


×