Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tìm hiểu về dây chuyền gạch không nung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.46 KB, 18 trang )

Tìm hiểu về dây chuyền gạch không nung
I. Những khái niệm chung
1. Gạch không nung là gì. Độ bền của viên gạch không nung và gạch nung - so
sánh giữa chúng:
Gạch không nung là một loại gạch mà sau nguyên công định hình, không
phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ
bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép vào viên gạch và thành
phần kết dính của chúng.
Gạch nung có khoảng 70÷100 tiêu chuẩn quốc tế, với kích thước tiêu chuẩn
khác nhau. Tại Việt Nam gạch này có kích thước chung là 210x110x60; nhưng
gạch không nung thì có khoảng 300 tiêu chuẩn quốc tế khác nhau với kích cỡ viên
gạch khác nhau, sức nén viên gạch không nung tối đa đạt 35Mpa. Quá trình sử
dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ
tăng dần độ bền theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử nghiệm trên đã được cấp
giấy chứng nhận: Độ bền, độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung
đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc,
Nhật Bản.
2. Giải nghĩa từ AAC
AAC có nghĩa là bê tông bọt khí đã qua hấp(Autoclaved Aerated Concrete)
là một loại vật liệu xây dựng mới, nguyên liệu chính là silica (như tro bay, cát, xỉ)
và nguyên liệu từ đá vôi( vôi, xi măng, thạch cao).
AAC là vật liệu được dùng rộng rãi trong xây dựng công nghiệp, dân dụng
trên 60 năm nay. Vật liệu này là hội tụ những công nghệ đỉnh cao cũng như tính
ứng dụng linh hoạt của nó.
Dây chuyền này cho ra sản phẩm là gạch bê tông siêu nhẹ, nổi trên nước.
gạch là công nghệ mới ứng dụng trong xây dựng nhà cao tầng
3. Đặc tính của gạch bê tông bọt khí AAC
Trọng lượng nhẹ: 300~800kg/m3
Cách nhiệt tốt: 0.1-0.20W/(m ·K)
Cường độ cao
Chống cháy


Cách âm tốt
Chịu nhiệt
Chống chọi với động đất rất tốt
Dễ dàng cắt, gia công theo ý muốn
Thuận tiện vận chuyển bằng cơ giới, Xây dựng dễ dàng
II. Dây chuyền sản xuất gạch không nung
1. Quy trình sản xuất gạch AAC gồm 6 công đoạn (xem video trực tiếp):


a. Chuẩn bị nguyên liệu vữa
Nguyên liệu sản xuất gạch AAC gồm 5 loại: Cát (Bột tro bay); Ximăng;
Thạch cao; Vôi và Bột nhôm. Cát được nghiền thành vữa lỏng qua máy nghiền bi
ướt sau đó được hỗn hợp trong Silo cùng với các nguyên liệu còn lại
b. Rót nguyên liệu
Sau khi vữa đã được trộn đểu trong vòng 30 phút, sẽ được rót vào khuôn,
khuôn vữa có thể tích: 2.88m3. Vữa lỏng chỉ được rót đầy ½ khuôn
c. Dưỡng tĩnh
Sau công đoạn rót vữa, các khuôn sẽ được đưa vào phòng dưỡng tĩnh, thời
gian dưỡng tĩnh khoảng 1,5 đến 2 giờ, ở nhiệt độ 50oC
d. Dỡ Khuôn khối
Sau khi vữa trong khuôn đã đông cứng thành khối, sẽ được dỡ khỏi vỏ khuôn
bằng hệ thống cẩu lật 90độ
e. Cắt thành viên
Khối gạch được cắt qua 2 hệ thống: Cắt ngang và cắt dọc. Cắt ngang, dây cắt
được chế tạo bởi loại thép đặc chủng, tuổi cao; đường kính 0,6mm. Cả 2 giàn máy
cắt được điều khiển qua hệ thống PLC, đảm bảo độ chính xác cao về kích cỡ viên
gạch có thể điều chỉnh thay đổi kích thước viên gạch từ hệ thống dữ liệu máy tính.
Toàn bộ vữa phế thừa trong quá trình cắt đều được luân hồi tái sử dụng.
f. Lò chưng áp
Lò chưng áp có kích thước 26mx2m, nhiệt độ bên trong khoảng 200oC, áp

suất 1,6Mpa, mỗi lần chưng áp chứa được 6 khối gạch. Sau 8-10h chưng áp, thành
phẩm được đưa ra khỏi ngoài lò hấp hoàn tất toàn bộ quy trình sản xuất.
2. Dây chuyền gạch bê tông khí chưng áp
Dây chuyền gạch bê tông nhẹ, tấm panel bê tông nhẹ..là công nghệ vật liệu
xây dựng mới. Nguyên liệu chính là Tro bay, thạch cao, vôi, bột nhôm, xi măng,
nước.. Chất lượng gạch rất cao, nhẹ hơn nước...
Dây chuyền này cho ra sản phẩm là gạch bê tông siêu nhẹ, nổi trên nước.
gạch là công nghệ mới ứng dụng trong xây dựng nhà cao tầng
a. Máy nghiền
1.5 x 5.7 m, sản lượng 6,5 tấn/h là có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất.Lượng
vôi bột cần dung mỗi ngày là 45 tấn, lựa chọn loại máy nghiền gầu
b. Máy trộn đổ khuôn
Mỗi khuôn sản phẩm có thể tích 4 m3 , mỗi khuôn cần rót khoảng 4.00 m3
vữa, chon loại máy khuấy trộn đổ khuôn dung tích thực 3,6 m3 ( loại ống dẫn
dòng ) là đủ yêu cầu sản xuất.
c. Tổ hợp máy cắt
d. Nồi chưng áp


2.0 x 31, mối nồi quay vong 12 giờ 1 lần, mỗi lần ra nôi là 224 khuôn, đáp
ứng được yêu cầu sản xuất.Sản xuất bê tông gia khí công suất 200.000 m3/ năm
lựa chọn 8 nồi hấp áp
Tiêu hao khí 220 kg/m3 ( tiêu hao than 23kg/m3).
III. Quy trình công nghệ thực hiện theo các công đoạn:
A. Tổng quan
1. Nguyên liệu sản xuất bao gồm: Vôi, xi măng, Cát (tro bay, xĩ hoặc hỗn hợp các
loại trên), thạch cao, nước, bột nhôm và lượng vữa hồi lưu, phụ gia công nghệ.
2. Chuẩn bị nguyên liệu:
a. Vôi: có thể sử dụng dạng cục hoặc dạng bột (đã được nghiền sẵn), được
dự trử trong silo dự trử hoặc trong silo chuẩn bị liệu sản xuất.

b. Xi măng: Được bơm lên các silo chuẩn bị nguyên liệu sản xuất.
c. Cát: Được nghiền mịn chủ yếu bằng phương pháp ướt tạo thành hỗn hợp
vữa và chứa trong các tank chuẩn bị liệu.
d. Thạch cao: Được sử dụng ở dạng nghiền mịn,
e. Nước: sử dụng nước sạch.
f. Bột nhôm: Được sử dụng loại nhôm nguyên chất có pha thêm dầu hoặc
nước (paste) hoặc cách mãnh nhôm nguyên chất (powder).
Như vậy: các nguyên liệu này trước khi phối trộn phải được nghiền mịn tới kích
thước yêu cầu.
3. Phối trộn: Các hỗn hợp sau khi chuẩn bị ở trên được cho vào máy trộn để trộn
đều các thành phần với nhau, tạo ra hỗn hợp đồng nhất với các tính chất kỷ thuật
đáp ứng các yêu cầu phát triển, xây dựng cấu trúc và cường độ sản phẩm cuối.
Rót + ủ: Sau khi trộn đều các hỗn hợp được rót vào các khuôn và được vận chuyển
vào khu vực định tĩnh, bảo dưỡng. Tại đây quá trình phát triển thể tích và cường độ
diễn ra. Khi thể tích đạt đến giá trị tới hạn và cường độ khối hỗn hợp có được đảm
bảo cho quá trình cắt thì khối phôi hỗn hợp sẽ được chuyển qua công đoạn cắt.
4. Cắt kích thước: Sau khi phôi phát triển được cường độ, phôi sẽ được chuyển
qua quá trình cắt để loại bỏ các phần dư, sai kích thước để đảm bảo kích thước của
khối cắt tạo ra theo kích thước sản phẩm yêu cầu. Tại đây lượng bavia, dư phôi tạo
ra trong quá trình cắt sẽ được hòa tan với nước tạo thành hỗn hợp vữa hồi lưu, thực
hiện cấp phối như các nguyên liệu khác.
5. Hấp hơi cao áp: Sau khi được cắt thành các kích thước theo yêu cầu và chính
xác. Khối hỗn hợp được đưa vào hấp dưới điều kiện nhiệt độ (190 - 210) và áp suất
cao (8-12 bar) trong khoảng thời gian 8-12 giờ.
Quá trình này giúp quá trình phản ứng hóa học xãy ra triệt để, xây dựng nên cấu
trúc vững chắc của vật liệu.
6. Đóng bao - thành phẩm: Sản phẩm sau quá trình chưng áp sẽ có cường độ, cấu
trúc đặc trưng của AAC. Tại đây các khối block hoặc panel được tách ra và sắp xếp
thành các hình thức đóng bao theo yêu cầu của khách hàng.



B. Chi tiết
1. Vật liệu dùng để chế tạo gạch không nung là gì? Chi phí khi sử dụng, so
sánh giá cả của các loại vật liệu đó?
Đó là các loại vật liệu bị thải loại qua các quá trình gia công, sản xuất khác
nhau, sẵn có, rẻ tiền, giá thành cho các nguyên vật liệu này thấp khi mà có rất nhiều
nguồn cung cấp do có nhiều ngành công nghiệp thải các loại vật liệu đó:
• Xỉ than từ các loại lò hơi, lò điện, lò nhiệt luyện do các nhà máy công nghiệp
thải ra.
• Xỉ quặng thải từ các ngành công nghiệp khai khoáng thải ra.
• Đất thải sau sàng lọc từ các khu công nghiệp, khu dân cư
• Cát sông
• Bột đá
• Đá vụn

v.v…
Mặt khác công nghệ làm gạch không nung rất đơn giản với những thiết bị cơ khí
đơn giản sẽ làm cho chi phí cho 01 viên gạch giảm tối thiểu so với 01 viên gạch
nung.
Có thể tham khảo giá thành cho các loại gạch nung và không nung tại Hà Nội để
thấy rõ việc này:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
Giá thương mại tại
Hà Nội (chở đến
chân công trình
kích thước như
nhau)

Gạch đất nung

Gạch đất khôngGạch từ tro, xỉ, vôi,
nung
cát
Đất sét
Đất thải
Tro than (Xỉ than)
Than
Cát sông
Xỉ quặng
Chi phí máy móc Phụ gia khô + ướt
Đất hoặc cát
Chi phí nhà xưởng Chi phí máy móc
Ximăng
Chi phí nhân công Chi phí nhà xưởng
Vôi bột
Chi phí quản lý
Chi phí nhân công
Chi phí máy móc
Chi phí điện nước Chi phí quản lý

Chi phí nhà xưởng
Vận chuyển + chiChi phí điện nước
Chi phí nhân công
phí thương mại
Chi phí thương mại +Chi phí quản lý
vận chuyển
Chi phí điện nước
Chi phí thương mại
+ vận chuyển
- 1.200 đồng/viên1.000 đồng/ viên gạch1.100 viên gạch lỗ
gạch đặc
lỗ mù

- 1.000 đồng/viên
gạch lỗ (02 lỗ
thông)


2. Dây chuyền thiết bị tạo hình viên gạch không nung.
Hiện nay trên thế giới có nhiều nhà sản xuất dây chuyền tạo hình viên gạch
không nung, tuỳ theo tiêu chuẩn gạch của mỗi nước mà có các thiết bị phù hợp cả
về hình dáng, kích thước và độ bền của viên gạch. Ngoài ra thiết bị dây chuyền này
còn phụ thuộc vào các chất liệu tạo nên viên gạch tại địa phương nơi mà chúng ta
lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy gạch không nung.

Dây chuyền ép gạch kiểu1


Dây chuyền ép gạch kiểu2


Dây chuyền ép gạch kiểu3
2.1. Gạch không nung với vật liệu là đất và cát là chủ yếu
Loại dây chuyền này cho ra loại gạch có kích thước theo tiêu chuẩn của Việt
Nam (210x110x55) với hàng lỗ mù nhằm giảm tối thiểu trọng lượng của viên gạch
(thông thường từ 2÷2.2 kg/viên gạch) công nghệ sản xuất. Loại gạch này mới ra đời
không lâu, nó có độ bền cao và được tăng theo thời gian sử dụng của bức tường.
Công nghệ chủ yếu dựa trên nguyên tắc tạo mạch polime vô cơ với xương polime
là (Si) và (Al). Tạm thời hiện nay loại gạch này chưa được phổ biến rộng rãi nên có


thể chấp nhận sử dụng cho các công trình nhà từ 1á2 tầng hoặc nhà cấp 4. Trong
tương lai có thể sử dụng cho các nhà cao tầng khác.
Dây chuyền cho loại gạch này bao gồm các thiết bị theo sơ đồ các bước công nghệ sau:
Bước 1: Hong khô đất làm gạch (bất kỳ loại đất nào): 12%÷15% độ ẩm.
(Hong khô từ nguồn năng lượng tự nhiên trong nhà xưởng)
Bước 2: Nghiền và trộn phụ gia loại đất đã được hong khô ở trên tới độ
min0.5mm (sờ vào mát tay). Trong đó: Đất chiếm 80% còn vôi bột (phụ gia)
20%. Để thực hiện việc này sử dụng thiết bị nghiền, trộn liên hợp.
Bước 3: ủ hỗn hợp đất + vôi với hàm ẩm từ 15%÷18% - Việc ủ có thể ở
trong nhà xưởng với mặt bằng nền ximăng hoặc bê tông.
Bước 4: Trộn định lượng hỗn hợp đã ủ với cát, chất thải xây dựng hoặc đá
dăm loại nhỏ (kích thước hạt < 3mm) đã là phế liệu và các phụ gia ướt khác. Thiết
bị trộn, định lượng 3 thành khô (đất ủ, phụ gia, cát sông) và 2 thành phần ướt tăng
độ kết dính của mạch polime vô cơ.
Bước 5: ép định hình tạo lỗ mù trên máy ép với lực ép đơn vị cho viên gạch
là 550÷650(kg/cm2). Đây là thiết bị tạo hình viên gạch có tính chất quyết định đến
chất lượng, giá thành và năng suất tạo hình viên gạch của nhà máy gạch dạng này.
Máy ép có 02 dạng:
Dạng chế tạo trong nước là máy ép thuỷ lực với các thông số kỹ thuật sau:
+ Năng suất ép: 6.000÷10.000 viên/ngày sản xuất

+ Công suất điện năng: 27KW
+ Lực ép đơn vị viên gạch: 53.5Mpa
+ Hoạt động tự động và bán tự động
+ Số lượng khuôn: 06
+ Trọng lượng máy: 4000kg±5%
Dây truyền sản xuất gạch không nung từ đất, cát …được chế tạo trong nước


-

Dạng đi nhập từ nước ngoài là máy ép trục khuỷu với các thông số sau:
+ Năng suất ép: 12.000÷18.000 viên/ngày sản xuất
+ Công suất điện năng: 36KW
+ Lực ép đơn vị viên gạch: 55Mpa
+ Hoạt động tự động và bán tự động
+Số lượng khuôn: 12


+ Trọng lượng máy: 12.000kg±5%

Thông số kỹ thuật của máy :
Kiểu
máy
gạch
Số
lượng
khuôn
Trọng
lượng
máy

Lực ép
lớn
nhất
Công
suất
động
cơ cấp
liệu
Kích
thước
phủ bì
máy
L.W.H

YZP100-8

YZP120-8

YZP160-8

YZP180-8

8

8

8

8


7500kg

6000kg

7000kg

1000KN

1200KN

1600KN

1800KN

4KW

4KW

4KW

4KW

2620×1775×2337mm 2620×1775×2337mm 2620×1775×2337mm 2620×1775×2337mm


Kích
thước
viên
gạch
Năng

suất
Công
suất
máy

240×115×53mm

240×115×53mm

240×115×53mm

240×115×53mm

1800 viên/h

2040 viên/h

1800 viên/h

1800-2000 viên/h

15kw

15kw

15kw

15-18.5kw

Thông số kỹ thuật của máy YZP06-2 :

Năng suất
2400 viên/h
Lực ép lớn nhất
3000KN
Kích thước viên gạch 240x115x90
Lực ép đơn vị viên gạch 54.35MPa
Kiểu khuôn ép
2 viên
Số lượng khuôn
6 khuôn

Trọng lượng máy
12000kg
Công suất động cơ chính
30KW
Tốc độ động cơ chính
1470r/min
Công suất động cơ cấp liệu
5.5KW
Tốc độ động cơ cấp liệu
1440r/min
Kích thước phủ bì máy L.W.H 3300x1820x2710

2.2. Gạch không nung với các vật liệu từ xỉ than, xỉ quặng, ximăng, cát, đá,…
Đây là các loại gạch không nung xuất hiện lâu đời trên thế giới, các loại gạch
này đã được công nhận và được đưa vào sử dụng một cách rộng rãi cho các công
trình từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp tầng đến cao tầng. Loại gạch này được tạo
nên bởi các chất liệu rẻ tiền (thậm chí là các chất thải của các khu công nghiệp, của
các mỏ khai khoáng,…) nó có nhiều chủng loại khác nhau (trên 300 loại) với độ



bền nén cao nhất là 35Mpa. Sau đây chúng tôi xin trình bày một số công thức của
một số loại gạch dạng này để các bạn xem xét và lựa chọn:
4.2.1. Công thức số 1:
Xỉ than nghiền nhỏ: 30%; xỉ khoáng 30%; đất thải, chất thải rắn 30%; ximăng 8%
÷10%; bột đá 0.2%.
4.2.2. Công thức số 2:
Bột đá 60%; muối kali 3%; ximăng 8%÷10%; vôi bột 3% còn lại là chất thải rắn khác.
4.2.3. Công thức số 3:
Cát sông 60%; chất thải rắn 30%; ximăng 8%÷10% còn lại các chất độn khác
4.2.4. Công thức số 4:
Đá sét 90%; ximăng 8%÷10%; muối kali
4.2.5. Công thức số 5:
Sỉ quặng sắt 60%; Chất thải rắn 30%; ximăng 8%÷10%; muối kali;
4.2.6. Công thức số 6:
Tro xỉ than 60%; xỉ quặng 30%; ximăng 8%÷10%; bột đá còn lại
Với các công thức trên công nghệ và thiết bị tạo hình được mô tả như sau:
Bước 1: Nghiền nhỏ các vật liệu tạo viên gạch, độ mịn với kích cỡ < 3mm trên
máy nghiền búa đập.
Bước 2: Trộn đều các hỗn hợp tạo hình viên gạch trên máy trộn với công suất phù
hợp với công suất của máy ép gạch.
Bước 3: Đưa hỗn hợp vào máy ép tạo hình viên gạch. Máy ép tạo hình loại gạch
này chủ yếu là đi nhập từ Trung Quốc hoặc các nước có nền công nghiệp tiên tiến.
Thông số kỹ thuật cơ bản như sau:
• Năng suất ép 12.000÷18.000 viên ngày
• Công suất điện tiêu thụ: 36KW
• Lực ép đơn vị cho viên gạch: 55Mpa
• Hoạt động tự động và bán tự động:
• Số khuôn: 8÷12
• Trọng lượng máy 8.000á16.000 kg

Một số hình ảnh về sản phẩm gạch


IV. Thiết bị công nghệ sản xuất gạch không nung – nhu cầu thị trường và tiềm
năng nội địa hóa
1. Thị trường gạch không nung :
Trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế hiện nay của VN, thời kỳ sử dụng
vật liệu xây dựng truyền thống trong ngành công nghiệp XD là gạch nung từ đất đã
bắt đầu bước vào hồi kết. Mặc dù chỉ tiêu định hướng của chỉnh phủ đến 2010 tỷ
lệ gạch không nung trong thành phần gach xây dựng có thể không đạt mục tiêu
30% như đã đề ra trong chiến lược phát triển VLXD được chính phủ phê duyệt
ngày 01/08/2001, nhưng vật liệu XD không nung là lựa chọn không thể kháccho
ngành công nghiệp XD nước ta trong một tương lai gần.
Trên thế giới, VLXD không nung đã được sử dụng rộng rãi tại các nước phát
triển, nơi đó gạch không nung đã chiếm đến tỷ lệ 70-80% trong khối lượng gạch
xây dựng. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của toàn cầu, đó
là định hướng “ thân thiện và bảo vệ môi trường sống”.
2. Thiết bị công nghệ sản xuất gạch không nung- nhu cầu và tiềm năng nội địa
hóa :
Nếu như công nghệ sản xuất VLXD nung từ đất truyền thống vừa hủy hoại
môi trường bằng cách gốm hóa tài nguyên đất, vừa thải thêm các loại chất có hại
làm thay đổi môi trường, thì khi sử dụng VLXD không nung, tất cả những tác hại
nêu trên đều được loại bỏ hoặc hạn chế.


Kinh tế VN đang trong giai đoạn phát triển với định hướng CNH, HĐH.
Trong đó ngành công nghiệp xây dựng nói chung hay ngành sản xuất VLXD nói
riêng là lĩnh vực quan trọng hàng đầu. Vì vậy, trên thực tế, việc làm chủ công
nghệ, thiết bị sản suất VLXD không nung đã trở thành nhu cầu thời sự trên thị
trường ngành xây dựng. Cần phải ghi nhận rằng trong lĩnh vực thị trường liên quan

đến VLXD, sự cạnh tranh gay gắt đối với sản phẩm nhập ngoại lại xảy ra chủ yếu
đối với công nghệ thiết bị sản xuất VLXD không nung. Do chưa có sự thống nhất
trong chỉ đạo công tác NCKH định hướng thị trường, nhu cầu gạch không nung
đột biến tăng trong giai đoạn chuẩn bị cho SeaGame 22, khi nền công nghiệp XD
tăng tốc với yêu cầu chất lượng mới mà chỉ có VLXD không nung mới đáp ứng
được. Hàng loạt dây chuyền nhập ngoại đắt tiền đã được nhập vào VN thời kỳ đó
để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, các
dây chuyền hiện đại nhập ngoại đã thể hiện nhiều bất cập không phù hợp thị trường
VN. Đó là định mức đầu tư cao trong khi thị trường trong nước còn nhỏ lẻ, manh
mún dẫn đến khả năng khấu hao đầu tư hạn chế và giá thành sản phẩm đẩy lên cao.
Nắm bắt thị trường, nhóm nghiên cứu trường ĐHBK HN bắt đầu từ 2002 đã đầu tư
nghiên cứu sản suất dây chuyền gach không nung.
Với định hướng thị trường, nhóm nghiên cứu đã không ngừng cải tiến và
hoàn thiện sản phẩm với địa chỉ lắp đặt tại hơn 60 cơ sở sản suất VLXD không
nung trên cả nước. Từ cơ sở đặt tại Long An, Buôn Ma Thuột đến Thái Bình,
Quảng Ninh, Lạng Sơn v.v và hiện đã có thị trường ổn định.

Máy ép gạch MFG-5.0


Năm 2006, với phương pháp tiếp cận bằng “giải mã công nghệ nhập ngoại” từ mẫu
máy của Italia và Balan, nhóm nghiên cứu ĐHBK HN đã cho ra đời mẫu dây
chuyền sản xuất gạch không nung với dòng máy MFGV- 6.0 mang tính công
nghiệp.

Máy ép gạch bán tự động MFGV-6.0
Nhờ được ứng dụng hệ thống điều khiển kỹ thuật mới dùng PLC . Mẫu máy
này có tính năng hoàn toàn vượt trội so với nguyên bản nhập ngoại. Tính cơ động
cao, bán tự động, yêu cầu bảo trì không quá khắt khe, rất phù hợp cho các đơn vị
thi công công trình tại các khu công nghiệp, khu đô thị mới đang phát triển nhiều

hiện nay ở VN . Với định hướng thị trường đúng đắn và giá thành hợp lý, cùng dịch
vụ bảo hành tốt, nhóm nghiên cứu ĐHBK HN đã triển khai lắp đặt đến nay tại hơn
20 cơ sở trong cả nước. Từ Đà Nẵng, Đắc Nông đến Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà
Nội v.v.


Máy ép gạch bán tự động MFGV-6.1
Cơn sốt gạch nung từ đất 2007-2008 làm một “cú hích” đẩy nhu cầu gạch
không nung lên một bước mới cao hơn và lập tức các dây chuyền SX gạch không
nung từ Trung Quốc tràn vào thị trường VN. Để dành lại thị trường, nhóm nghiên
cứu ĐHBK HN năm 2009 đã cho ra đời dây chuyền sản xuất gạch không nung tự
động công suất lớn mang mã hiệu MFGV-7.0. Đây cũng lại là một sản phẩm
KHCN ứng dụng được “giải mã công nghệ” từ một số mẫu của các hãng nổi tiếng
của nước ngoài như Colombia - Hoa kỳ, Tiger – Italia v.v. Mẫu máy đầu tiên đã
được trình diễn tại Techmart Aseane +3 tại Hà nội 2009 và lập tức đã tạo được sự
quan tâm của thị trường sản xuất gạch không nung trong nước.
3. NCKH với sản phẩm định hướng thay hàng ngoại:
Thị trường vật liệu gạch không nung đang tăng nhanh hàng ngày, khi mà các
khu công nghiệp, khu đô thị mới liên tục khởi công. Nhu cầu thiết bị công nghệ sản
xuất gạch không nung cũng đồng thời phát triển. Thị trường thiết bị công nghệ
gạch không nung một vài năm nay và nhất là gần đây đã trở nên sôi động. Điều này
cho thấy một thị trường tiềm năng cho ngành cơ khí xây dựng trong giai đoạn nền
kinh tế phục hồi sau khủng hoảng. Với kinh nghiệm thực tế tích lũy cùng khả năng
ứng dụng những kỹ thuật mới, có thể khẳng định rằng ngành cơ khí xây dựng
trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu thị trườngnếu khai thác triệt để tài
nguyên chất xám trong các trường ĐHKT cũng như các cơ sở nghiên cứu trong
nước.


Dây chuyển sản xuất gạch không nung tự động MFGV-7.0

Thiết bị công nghệ sản suất gạch không nung ra đời đã từ lâu và đã trở thành
ngành kinh điển tại các nước phát triển với các mẫu mã vô cùng phong phú. Vì vậy,
việc làm chủ công nghệ và chế tạo thiết bị trong lĩnh vực này bằng cách “giải mã
công nghệ” các nguyên mẫu nhập ngoại là bước đi hiệu quả và đầy tiềm năng
nhằm giành lại thị trường nội địa trong thời kỳ hội nhập.
4. Kết luận:
Cùng tăng trưởng với nền kinh tế, ngành công nghiệp XD cũng không ngừng
gia tăng giá trị. Việc lựa chọn gạch không nung trong giai đoạn hiện nay cho
CNXD là chiến lược phát triển đúng chủ trương HĐH CNH nền kinh tế, đồng thời
cũng là sự thể hiện trách nhiệm của chúng ta với môi trường sống hôm nay và mai
sau.
V. Để mở một nhà máy làm gạch không nung
1. Những điều kiện tiên quyết nào để mở một nhà máy sản xuất gạch không
nung
1.1. Vật liệu sẵn có: Xỉ than đá, xỉ quặng các loại, đất, khoáng chất thải, chất thải rắn
công nghiệp, cát, bột đá với khối lượng phù hợp với công suất nhà máy định xây
dựng.
1.2. Mặt bằng xây dựng nhà máy: ít nhất là 1000m2 trở lên.
1.3. Nguồn vốn đầu tư: Phụ thuộc vào sản lượng gạch mà cần có:
VT: Triệu đồng
Chi phí đầu tư cho 01 dây chuyền
STT Loại dây chuyền
Máy Nhà
Vốn lưuTổng


móc xưởng động
vốn
1
Loại dây chuyền 5 triệu viên/năm

1.700 800
1.200
3.700
2
Loại dây chuyền 10 triệu viên/năm 3.500 1.500
2.400
7.400
3
Loại dây chuyền 20 triệu viên/ năm 6.500 2.500
4.800
13.800
2. Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy gạch không nung
Để giảm được các chi phí cho viên gạch, người quản lý dự án chọn địa điểm theo
các tiêu chí sau:
2.1. Chọn nơi gần các nguồn vật liệu có thể tạo nên viên gạch: khu khai thác mỏ,
khu công nghiệp nhiều chất thải, mỏ đá, mỏ cát,… để giảm chi phí vận chuyển vật
liệu đầu vào.
2.2. Chọn nơi có nguồn nước, điện và tiện việc giao thông vận tải để có thể phát
triển sản xuất và bán được hàng ngay sau khi ra thành phẩm.
2.3. Nên chọn vùng ngoại ô, xa dân cư như vậy sẽ tránh được các tranh chấp không
cần thiết có thể xảy ra.
2.4. Có thể thuê lại khu xưởng cũ, hoặc các khi xưởng sản xuất mà hiện nay đã
không sản xuất nhằm làm giảm chi phí đầu tư ban đầu. Tốt nhất là các nhà máy sản
xuất gạch mà đã bị phá sản thì càng thuận lợi.
3. Tránh những rủi ro và đạt thành công trong kinh doanh.
Cần thực hiện những điều sau:
3.1. Xác định nguồn vật liệu đầu vào cho nhà máy gạch không nung tương lai theo
công suất thiết kế, kèm theo là công suất điện, nước phù hợp với dây chuyền gạch
đảm bảo không bị trục trặc, thiếu thốn khi đã đi vào sản xuất.
3.2. Xác định đặc tính nguyên liệu đầu vào thông qua các xét nghiệm hoá học và

kiểm định của các cơ quan có tránh nhiệm, không được pha trộn.
3.3. Căn cứ vào các thông số đã xác định ở trên tính toán chính xác các chi phí cho
việc sản xuất ra 01 viên gạch không nung và nó sẽ được so sánh với 01 viên gạch
đỏ thuộc cùng 01 loại.
3.4. Từ việc tính toán chi phí cho 01 viên gạch không nung sẽ tính toán hiệu quả của
việc thành lập nhà máy sản xuất gạch không nung thể hiện qua việc phân tích các số
liệu đầu tư, nên dùng dây chuyền nào là phù hợp với dự án. Đây là phần rất quan
trọng trong dự án
3.5. Đảm bảo dịch vụ sau bán hàng tốt nhất từ bảo hành, sửa chữa thiết bị đã cung
cấp. đào tạo cho các bạn đội ngũ thợ vận hành dây chuyền.
3.6. Tổ chức thường xuyên các hội nghị khách hàng để các nhà đầu tư có thể nâng
cao kinh nghiệm quản lý sản xuất trong dây chuyền của mình.
4. Đưa gạch không nung ra thị trường
Để có thể tiếp thị gạch không nung sản xuất ra một cách thành công nên thực hiện
các bước sau:
- Làm tờ rơi, với khẩu hiệu;
- So sánh giá thành gạch không nung và gạch nung; so sánh công nghệ sản xuất
giữa 02 loại gạch;


- Các chứng chỉ về chất lượng của gạch không nung do các cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Chụp ảnh các bức tường xây bằng gạch không nung, so sánh với gạch nung;
- Thuyết phục các nhà thiết kế sử dụng gạch không nung cho các công trình của địa
phương và nhà nước.
5. Tình hình thế giới và Độ bền của các công trình
- Người ta đã sử dụng rộng rãi gạch không nung từ rất lâu - thời gian đó là gần 100
năm;
- Trên thế giới đã dùng gạch không nung trong xây dựng nhà cao tầng khoảng từ
70÷75%;
- Người Trung Quốc đã cấm sử dụng đất canh tác để làm gạch, mặc dù vẫn sử dụng

gạch nung nhung gạch nung lại được sản xuất ra từ các vật liệu sau: Đá sét nghiền
nhỏ, với kích thước hạt là < 3mm và than bùn; đó là công nghệ hoàn toàn không
dùng đất sét, đất canh tác để sản xuất gạch nung).
VI. Các đơn vị cung cấp
1. DNTN.Xí nghiệp cơ khí Long Quân
87 Lĩnh Nam - Mai Động - Hà Nội
Điện thoại: 043. 8628198
Fax: 043. 8628362
Website : />Email:
2. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY TNHH MÁY MÓC VLXD SHANDONG
DONGYUE
ĐC : phòng 1012 nhà 34T khu đô thị Trung hòa Nhân chính Hà nội
Sales: LÊ VĂN NAM ĐT : 0976895643
VII. Các Link tham khảo
Các video xem trực tiếp dây chuyền sản xuất gạch không nung
1. />2. />3. />4. />


×