Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

MỘT số KINH NGHIỆM đưa kết QUẢ NGHIÊN cứu vào sản XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.66 KB, 9 trang )

BÁO CÁO
MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐƯA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO SẢN XUẤT
Hoàng Vĩnh Sinh – Trường ĐHBK Hà Nội

1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang phát triển nhanh ! Sau hơn 20 năm đổi mới, từ một nước nghèo
không đủ ăn, bằng nội lực và sự đầu tư của nước ngoài, Việt Nam trở thành một nước
xuất khẩu nông thuỷ sản và công nghiệp nhẹ có thứ hạng trên thế giới. Năm 2005-2006
đánh dấu những bước tiến nhảy vọt của Việt Nam trong con mắt của bạn bè thế giới: tổ
chức thành công hội nghị APEC, trở thành thành viên chính thức của WTO, ký hiệp
định thương mại với Mỹ, đặc biệt là tốc độ phát triển cao (trên 8%/năm) trong 5 năm
liên tục. Năm 2007 có thể coi là năm bản lề đánh dấu một bước phát triển mới theo định
hướng của ĐH Đảng 10. Có thể nói, chưa bao giờ Việt Nam lại đứng trước một cơ hội
phát triển lớn như vậy trong lịch sử xây dựng đất nước sau chiến tranh: tình hình chính
trị ổn định, chính sách thu hút đầu tư, chính sách đầu tư cho Khoa học công nghệ, luật
doanh nghiệp thông thoáng, sự cần cù, chăm chỉ của con người Việt Nam,… kèm theo
sự bất ổn chính trị của các nước xung quanh như Thái Lan, sự dè chừng của thế giới với
hàng hoá của Trung Quốc, sự lên giá của đồng Euro làm giảm sức cạnh tranh của hàng
hoá Châu Âu,… đã đưa uy tín và thương hiệu của Việt Nam lên cao và trở thành đích
ngắm đầu tư của nhiều cường quốc như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu. Các chuyến thăm các
cường quốc của các nhà Lãnh đạo Việt Nam, các hợp đồng ký kết giữa các doanh
nghiệp nước ngoài với Việt Nam, các dự án đầu tư về dịch vụ và công nghệ cao ngày
càng lớn, từ hàng trăm ngàn đến hàng tỷ đô la đã minh chứng cho điều này.
Hoà chung vào sự phát triển của các ngành công nghiệp của Việt Nam, ngành
Cơ khí Việt Nam (CKVN) đã có nhiều sự đổi thay nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của các ngành công nghiệp Việt Nam. Một trong những điểm nhấn của ngành
CKVN là việc làm chủ việc sản xuất các thiết bị đồng bộ như: thuỷ điện, thép, xi măng,
dầu khí,… để cung cấp cho các dự án lớn ở trong nước và đã đóng góp một phần đáng
kể trong tổng sản phẩm quốc dân trong nhiều năm gần đây. Tuy bức tranh về CKVN
tổng thể có nhiều nét mới nhưng khi đi cụ thể vào từng ngành nhỏ thì có thể thấy còn có
khá nhiều các vấn đề cần tiếp tục quan tâm và giải quyết để CKVN có thể đảm trách


được nhiệm vụ nặng nề là cung cấp các thiết bị và công nghệ cho các ngành kinh tế
quốc dân. Một trong những giải pháp được đưa ra là việc đầu tư của Nhà nước vào
Khoa học công nghệ (KHCN) thông qua các đề tài nghiên cứu, dự án triển khai thử
nghiệm nhằm tạo một đòn bẩy để đưa KHCN nhanh chóng vào ứng dụng. Chương trình
KC.05 về ứng dụng Cơ khí Chế tạo máy là một trong những chương trình KHCN trọng
điểm như vậy.
Tính từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, KC.05 đã trải qua 4 giai đoạn
với hàng chục các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực Cơ khí Chế tạo máy đã được nghiệm
thu với kết quả tốt. Theo đánh giá chung của rất nhiều chuyên gia, các đề tài trên thực
sự cần thiết cho công nghiệp bởi vì mục tiêu và giải pháp của nó được xác định dựa trên
các yêu cầu cụ thể. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là làm sao để có thể đưa được các kết
quả trên trở thành các ứng dụng cụ thể phục vụ công nghiệp và dân sinh vẫn còn là 1


khoảng cách khá xa và là 1 vấn đề khá nan giải, cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để đưa ra
các cơ chế tháo gỡ các khó khăn.
Để có thể đưa ra một kinh nghiệm để nhanh chóng áp dụng các kết quả nghiên
cứu vào sản xuất, chúng tôi đã xem xét áp dụng thử nghiệm vào lĩnh vực hẹp là chế tạo
máy công cụ CNC - một lĩnh vực lớn của ngành CKVN. Có 1 số các câu hỏi mà chúng
ta cần trả lời trước khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực chế tạo máy CNC:
-

Tình hình ứng dụng và chế tạo máy công cụ ở các nước xung quanh VN

-

Tình hình ứng dụng và chế tạo máy công cụ ở VN

-


Các bước triển khai ứng dụng kết quả của đề tài KC.05.28 và một số các kết quả
bước đầu

Trong các ứng dụng chính của máy CNC, có 2 ứng dụng hiện đang phổ biến là
chế tạo khuôn mẫu và chế tạo các chi tiết hàng loạt có độ chính xác cao, mẫu mã thay
đổi nhanh. Theo thống kê, số lượng các máy CNC đang dùng cho 2 ứng dụng này
chiếm khoảng trên 80% tổng sô máy hiện có trên thế giới, còn lại là sử dụng với các
mục đích như đào tạo nghiên cứu và các mục đích khác. Do vậy, chúng tôi cũng chỉ
xem xét trên 2 ứng dụng này.
2. Tình hình ứng dụng và chế tạo máy ở các nước xung quanh VN
Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2004 đến tháng 12/2006, các cán bộ khảo sát
đã thực hiện nhiều chuyến khảo sát tại các nước: Nhật bản (vùng Niigata), Đài Loan
(Đài Trung), Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Các kết quả khảo sát đã cho thấy 1 số điểm chính sau:
* Các nước phát triển, có nền công nghiệp nặng hiện đại như Nhật Bản và Đài Loan:
ngành sản xuất máy công cụ đã được hình thành và phát triển khá lâu và các hãng đều
đã có tiếng trên thị trường. Các nước này cũng có một thị trường sản xuất các phụ kiện
nên sự phát triển ngày càng vững chắc. Bên cạnh đó, hầu hết các hãng sản xuất máy
công cụ, đặc biệt là CNC đều đã có các nhà máy sản xuất hoặc lắp ráp tại Trung Quốc.
Do vậy, các nhà cung cấp phụ kiện của TQ trở nên sôi động cạnh tranh với chính các
sản phẩm chính quốc. Một câu hỏi đặt ra: tại sao chưa có nhà đầu tư nào đầu tư nhà
máy sản xuất máy công cụ CNC ở các nước khác, hoạc nếu có thì số vốn và số lượng
rất khiểm tốn (Malaysia: 05, Thái Lan: 10, Singapore: 05) ? Một số liệu chung cho thấy
việc sản xuất máy CNC ở Đài Loan: Chỉ tính riêng máy trung tâm phay đứng VMC,
năm 2005, Đài Loan đã sản xuất được 14667 chiếc, năm 2006 sản xuất 16611 chiếc.
Việt Nam nhập máy VMC từ Đài Loan có xu hướng tăng nhanh: từ 190 chiếc (năm
2005) đến 246 chiếc (2006). Dự kiến năm 2007, con số này sẽ vượt 400 chiếc (Nguồn:
hiệp hội máy công cụ Đài Loan – tháng 12/2006) . Cũng theo thống kê này, TQ đã trở
thành nhà nhập khẩu máy CNC lớn nhất với 2310 chiếc VMC năm 2005 và 2849 chiếc
năm 2006.

* Bên cạnh việc chế tạo máy, các ngành công nghiệp ứng dụng CNC như chế tạo linh
phụ kiện có độ chính xác cao, loạt lớn, khuôn mẫu,… cũng rất phát triển. Có thể nhìn
thấy Thái Lan là một trong những nước ứng dụng rất tốt chính sách phát triển do Chính
phủ đề ra: trở thành nhà cung cấp phụ tùng cho các ngành công nghiệp xe máy và oto.
Chỉ trong khoảng 10 năm (1980-1990), Thái Lan đã trở thành nhà cung cấp phụ tùng
2


lớn nhất thế giới, chất lượng tốt và giá thành thấp – có rất nhiều hãng đầu tư nhà máy
sản xuất xe máy và oto tại đây cũng là 1 điều kiện thúc đẩy ngành công nghiệp này.
* Dịch vụ kỹ thuật tại các nước rất phát triển: việc đào tạo rất được chú trọng như ở
Singapore. Các hãng đều mở các văn phòng buôn bán và kèm dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật
tại đây. Có 1 giai đoạn, mọi thiết bị công nghệ cao khi nhập vào VN đều có các chuyên
gia Singapore đến giảng dạy. Malaysia cũng là một nước lấy dịch vụ làm mũi nhọn. 1
công ty bán phần mềm CAD/CAM tại đây có thể kiếm được khoảng 1,5 triệu
USD/năm, rất nhiều công ty lấy việc đào tạo làm nguồn thu chính.
* Hiệp hội là một tổ chức chặt chẽ và có tiếng nói lớn đối với chính phủ. Khi có sự thay
đổi về thị trường hay có biến động lớn, chính các tổ chức này đã tư vấn cho chính phù
có những chính sách tốt hơn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước nhanh chóng
lấy lại thế quân bình và phát triển tốt hơn. Có thể lấy ví dụ hiệp hội máy công cụ Đài
Loan – có tiếng nói rất quan trọng trong việc thành công của các doanh nghiệp sản xuất
trong nước. Hoặc hiệp hội về CAE và khuôn mẫu cũng có những tư vấn tốt để các
doanh nghiệp Đài Loan nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường sản xuất khuôn mẫu và
các sản phẩm công nghệ cao.
3. Tình hình ứng dụng và khả năng chế tạo máy công cụ CNC ở VN
Một con số mới nhất do Bộ Công nghiệp cung cấp: ở VN hiện có khoảng 50.000
thiết bị liên quan tới gia công kim loại (khoảng 20% có tuổi đời trên 30 năm, đã bị hư
hỏng), trong số đó có khoảng 15.000 thiết bị là máy công cụ điều khiển số (NC và
CNC) và 80% trong số đó là các thiết bị cũ và lạc hậu, sản xuất vào những năm 1980
trở về trước. Đội ngũ lao động có liên quan khoảng 197.000 người tập trung trong 463

doanh nghiệp Nhà nước với số vốn cố định chiếm trên 3.500 tỷ đồng; ngoài ra với hàng
trăm doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, gần 30.000 hộ sản xuất nhỏ quy mô gia
đình với lực lượng lao động khoảng 100.000 người chuyên sản xuất các thiết bị và phụ
tùng phục vụ đời sống và nông lâm nghiệp, thuỷ sản. Có thể nói là với hàng vạn cán bộ
kỹ sư và công nhân có năng lực, khoảng 12 viện nghiên cứu chuyên về cơ khí là nguồn
lực rất quan trọng để phát triển ngành Cơ khí. Tuy nhiên, có thể thấy 1 đặc điểm rất cơ
bản cho ngành máy Công cụ của VN là: đầu tư thiếu đồng bộ, các doanh nghiệp thiếu
đội ngũ kỹ sư và thợ có trình độ cập nhật với công nghệ hiện có trên thế giới nên thiết
bị xuống cấp rất nhanh chóng, chất lượng hàng hoá chưa tốt, mẫu mã kém thay đổi,
hàng năm xuất khẩu đạt khoảng 8 triệu USD (chỉ bằng 0,1% tổng giá trị xuất khẩu của
VN). Dù đã có khoảng 2 tỷ vốn đầu tư của nước ngoài vào ngành cơ khí nhưng không
có bất kỳ một dự án nào đầu tư vào ngành máy Công cụ của VN.
Qua khảo sát hàng trăm các doanh nghiệp hoạt động có liên quan đến khuôn mẫu
ở VN, bao gồm cả các doanh nghiệp đầu tư của nước ngoài, nhóm khảo sát có thể chia
ra như sau:
• Nhóm các doanh nghiệp sản xuất các cụm thiết bị đồng bộ như Lilama,
Vinashin,… Với nhóm này, việc ứng dụng máy công cụ CNC cỡ lớn với giá trị
hàng triệu đô la đã đem đến sự ổn định của các sản phẩm lớn. Tuy nhiên, theo
đánh giá của nhóm khảo sát, hầu hết vẫn chỉ làm “lấy công làm lãi” tức là hàm
lượng công nghệ đóng góp trong giá trị sản phẩm vẫn ở mức thấp – gia công cơ
khí thuần tuý. Có thể lấy ví dụ trong việc định giá sản phẩm thông qua giá thành
cho khối lượng sản phẩm.

3


• Nhóm các doanh nghiệp sản xuất máy công cụ phục vụ các ngành kinh tế: chỉ có
khoảng vài ba doanh nghiệp như: Tổng công ty máy (MIE), Cơ khí Hà Nội…
với số lượng và chủng loại máy rất nghèo nàn: máy tiện vạn năng chiều cao tâm
đến 300 mm, máy khoan tới đường kính 25-50 mm, máy bào ngang hành trình

650mm, máy phay vạn năng, máy mài phẳng, cưa cần..., các hệ máy gia công áp
lực như: búa rèn không khí nén trọng lượng rơi đến 150 kg, máy dập đến 250
tấn, máy cắt đột dập kim loại, máy cắt tôn có chiều dày tới 6mm – tất cả đều là
máy công cụ vạn năng, có giá trị rất thấp. Đơn cử, năm 2005, MIE xuất khẩu
khoảng 2000 máy trị giá 1,1 triệu USD; 2006 xuất khẩu khoảng 2700 chiếc với
giá trị 1,6 triệu USD. Nếu đem so sánh với máy công cụ CNC thì chỉ bằng 30
chiếc máy phay CNC (trị giá khoảng 55.000USD/máy là thông thường) – tức là
khoảng 01 tháng xuất khẩu của 1 doanh nghiệp cỡ nhỏ của Đài Loan ! Cũng đã
có 1 số công ty bắt đầu sản xuất hoặc cải tạo các thiết bị CNC cũ như Sinco,
TA&T song cũng chỉ hoạt động tự phát, không có chiến lược phát triển chung.
• Nhóm các doanh nghiệp ứng dụng CNC trong chế tạo khuôn mẫu và sản xuất
các chi tiết có độ chính xác cao hàng loạt. Có thể chia làm các nhóm sau:
o Nhóm các doanh nghiệp thiết kế và chế tạo khuôn mẫu có chất lượng cao:
Duy Tân, Lập phúc, Phú Vinh, Muto, Everbrige, Toho, ITSV, Meisei, …
Các doanh nghiệp này đầu tư có bài bản, có vốn đầu tư từ nước ngoài nên
có cách quản lý chuyên nghiệp, sản phẩm có chất lượng cao.
o Nhóm các doanh nghiệp thiết kế và chế tạo khuôn mẫu chất lượng trung
bình và thấp: Nhựa Hà Nội, Duy Khanh, Liên Anh, Ngọc Hải, Dương
Hải, Chợ Lớn, Vinakip, … Đầu tư bình thường, chủ yếu tập trung vào
hàng tiêu dùng hàng ngày hoặc gia công sản phẩm cho các hãng lớn như
Honda (chủ yếu là ép nhựa, khuôn do hãng mang đến).
o Nhóm các doanh nghiệp chỉ ép phun nhựa, không làm khuôn: Cơ khí và
Nhựa Hải Phòng, Đại Đồng Tiến, Rhythm precision, Enplas, Aplaco,….
Chỉ trang bị các máy ép nhựa để ép thuê các sản phẩm do các hãng khác
đến đặt hàng, hoặc khuôn được mang từ Thái Lan hoặc Nhật Bản sang để
sản xuất
o Nhóm các doanh nghiệp chế tạo các chi tiết (loạt lớn): Saigon Target,
HAMECO, Phụ tùng 1, Long thành,….
Qua khảo sát, nhóm thực hiện đã có 1 số nhận xét sau:
-


Nền công nghiệp khuôn mẫu ở Việt Nam hiện đang mới ở giai đoạn sơ khai: yếu
về cả chất và lượng. Do vậy, mọi sự đầu tư có liên quan đến lĩnh vực này sẽ như
“muối bỏ bể”.

-

Thị trường thiết kế và chế tạo khuôn mẫu ở VN đang còn thiếu cả về số lượng và
chất lượng. Hiện tại mới chỉ đáp ứng khoảng 10-15% nhu cầu của thị trường. Cá
loại khuôn phức tạp hiện đều phải đặt hàng tại TQ và Thái Lan.

-

Các doanh nghiệp hiện tại mới chỉ có <10 máy CNC và hầu hết là máy cũ nên
năng lực hạn chế, các khuôn có độ chính xác cao không làm được. Các loại
khuôn làm ra sản phẩm đơn giản, hàng tiêu dùng hiện tại còn có thể chấp nhận
được – nhưng về tương lai gần sẽ không phù hợp bởi vì hàng hoá chất lượng cao
từ các nước xung quanh tràn vào do thuế nhập khẩu giảm xuống. Theo đánh giá
4


của nhóm thực hiện dự án, tương lai gần, số lượng các doanh nghiệp sản xuất
khuôn mẫu ở VN sẽ chỉ còn khoảng trên dưới 20 doanh nghiệp có đầu tư thực sự
- một hướng đầu tư khá tốt cho các doanh nghiệp nước ngoài.
-

Với xu hướng đầu tư hiện nay của nước ngoài vào VN, có thể nhận thấy một
định hướng khá rõ nét cho việc phát triển chung về cơ khí và khuôn mẫu là: các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước (hiện đang chiếm khoảng 90%) sẽ trở thành
các nhà gia công thuê cho các doanh nghiệp lớn và nước ngoài. Đây là xu thế tất

yếu. Có thể trong tương lai (khoảng 5-10 năm tới) VN sẽ trở thành nước sản xuất
các phụ tùng phụ kiện tương tự Thái Lan. Đầu tư dàn trải, thiếu vốn, không chịu
đầu tư công nghệ mới là đặc điểm hiện tại sẽ tạo nên cơn khát đầu tư thiết bị
công nghệ bùng lên trong năm 2007 và 2008. Điều này cũng được thể hiện rõ nét
thông qua các bước thăng trầm ở 1 vài nãm gần đây của nền công nghiệp khuôn
và nhựa ở VN:
o Năm 2003-2004: các doanh nghiệp làm việc không nghỉ, doanh số tăng
nhanh, hàng không có thời gian lưu kho, công nhân làm việc 3 ca, nghỉ Tết
hầu hết chỉ có 2 ngày.
o Năm 2005: công việc chạy chậm do không thay đổi mẫu mã và đầu tư cho
công nghệ
o Năm 2005-2006: Hầu hết các doanh nghiệp đều cho công nhân nghỉ trước
Tết khoảng 20-30 ngày, lương không cao, doanh số sụt giảm.
o Năm 2006: các doanh nghiệp tạm dừng không đầu tư để theo dõi các sự kiện
ngoại giao lớn như việc gia nhập WTO, hội nghị APEC,… để quyết định
hướng đầu tư cho tương lai
o Dự báo, năm 2007 và 2008 sẽ là 2 năm đầu tư rất mạnh về công nghệ, thiết
bị, mẫu mã, chủng loại sản phẩm với mong muốn tham gia vào thị trường thế
giới, cạnh tranh với các sản phẩm giá rẻ của TQ ở ngay trong nước.

-

Nguồn nhân lực về công nghệ của VN hiện đang rất thiếu: thừa về số lượng,
thiếu về chất lượng. Các doanh nghiệp nước ngoài đang và chuẩn bị đầu tư vào
VN đều gặp phải một bài toán khó: đội ngũ kỹ sư và công nhân có trình độ đáp
ứng được ngay với công việc của mình. Có thể nói là các công ty phải chấp nhận
đầu tư thêm để đào tạo lại nguồn nhân lực mới. Một vấn đề mới nảy sinh là việc
“chảy máu chất xám”: những người có kinh nghiệm bị lôi kéo sang các doanh
nghiệp khác.


4. Một số kinh nghiệm thực tế
Đề tài KC.05.28 do Trường ĐHBK HN chủ trì với nội dung “Thiết kế và chế tạo
máy phay CNC 5 trục” được thực hiện trong thời gian 2004-2005. Đề tài này ra đời sau
các đề tài và dự án khác của Viện máy IMI, Công ty Cơ khí Hà Nội và 1 số cơ sở khác
nên đã được thừa hưởng khá nhiều thành quả chung, biết rút được những kinh nghiệm
và tìm được đường đi phù hợp với điều kiện hiện có ở VN.
Đề tài đã được nghiệm thu thành công vào tháng 4/2007. Có thể thu được những kinh
nghiệm từ những khó khăn và quá trình thực hiện đề tài trong điều kiện ở VN.
4.1. Những khó khăn:
5


Có thể nêu ra các khó khăn chính ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng sản phẩm
của đề tài:
-

Không có tài liệu chuyên ngành liên quan: Tài liệu muốn nói đến là các tài liệu
thiết kế, công nghệ và lắp ráp hiệu chỉnh máy CNC. Hiện VN vẫn chưa có bộ tài
liệu tiêu chuẩn cho máy công cụ CNC. Các đề tài và dự án trước đó vẫn sử dụng
phương pháp tính cho các máy công cụ vạn năng với các công thức tính toán đã
cũ, không thể áp dụng được với máy CNC. Bộ tiêu chí đánh giá các thiết kế máy
công cụ cũng không thể tìm thấy được ở đâu – thường bộ tiêu chí này là do hãng
sản xuất quy định và giữ bí mật. Chính vì vậy, đã có rất nhiều ý kiến xung quanh
việc thiết kế và chế tạo máy CNC: nên làm thế này hay thế khác, phải tính rất rất
nhiều thứ với nhiều thông số đầu vào không thể xác định được,… Chúng tôi
đánh giá đây là nguyên nhân chính tạo nên tâm lý cho các doanh nghiệp không
đầu tư vào ngành này.

-


Sự hợp tác của các đối tác thực hiện: Với tư tưởng nhỏ lẻ, manh mún, cơ chế về
quản lý nặng nề,… các doanh nghiệp cơ khí Nhà nước dù được đầu tư công nghệ
tốt nhưng đều không thể vượt qua rào cản chung của doanh nghiệp VN: khả
năng hợp tác rất kém. Các doanh nghiệp tư nhân thì nhiệt tình, cơ chế thoáng
nhưng công nghệ còn quá kém. Bên cạnh đó, không có bất kỳ nhà cung cấp phụ
kiện CNC ở trong nước cũng đã làm cho Đề tài gặp rất nhiều khó khăn. Đơn cử
chỉ là cần mua 1 loại chi tiết rất đơn giản là bulong chìm có dự ứng lực thì cũng
không thể kiếm được ở đâu cung cấp ở VN hoặc đối tác sẵn sàng đúc “nắp cống”
cho VNPT vì có thể thu ngay được lợi nhuận mà “quên” thực hiện các phần việc
của Đề tài.

-

Đội ngũ cán bộ nghiên cứu và kỹ thuật còn kém: cho dù được đào tạo bài bản
nhưng quả thực còn có khoảng cách quá xa so với yêu cầu để có thể thiết kế
được máy công cụ CNC.

4.2. Những bước đi của Đề tài
Thành công của Đề tài là do 3 nguyên nhân chính:
Thứ nhất: Đề tài đã đúc rút được những kinh nghiệm của các Đề tài đi trước có
liên quan đến CNC. Ở Việt Nam trước đây, từng tham gia nghiên cứu thiết kế, chế tạo
máy phay CNC phải kể đến là Viện máy và dụng cụ công nghiệp (IMI), Nhà máy Cơ
khí Hà Nội, Nhà máy Cơ khí Hải Phòng… Khi thực hiện, Đề tài đã tham khảo tất cả
những thành công, kết quả cũng như những tồn tại, cả các khó khăn mà các Đề tài trước
đó đã gặp phải để tìm cho mình một con đường phù hợp nhất.
Thứ hai: công tác quản lý của Đề tài: Các cấp quản lý từ cấp Bộ, cấp Trường và
Ban Chủ nhiệm Chương trình KC.05 đã hết sức tin tưởng, quan tâm, đồng thời đã tạo
điều kiện tốt nhất từ cơ chế đến cơ sở vật chất cho Đề tài. Trong quá trình thực hiện,
Ban lãnh đạo cũng như các Phòng/Ban của Nhà trường đã tạo một cơ chế thuận lợi nhất
cho Ban chủ nhiệm trong khi thực hiện Đề tài. Mặt khác, sau khi tham khảo nhiều mô

hình khác, Đề tài đã tìm ra được mô hình quản lý khá hiệu quả: Đề tài hoạt động như
một công ty; trong đó Chủ nhiệm đề tài là người đứng đầu thiết kế hệ thống, các bộ
phận như thiết kế Cơ khí và mô phỏng, thiết kế mạch điều khiển,….
Thứ ba: Đề tài đã tìm ra con đường kết hợp với các công ty nước ngoài theo
phương châm: cả 2 bên cùng có lợi, nói một cách khác là phải tìm ra giá trị gia tăng từ
đội ngũ cán bộ Đề tài. Sau khi phân tích quy trình các bước thực hiện, bao gồm: thiết
6


kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra và dịch vụ sau bán hàng thì các khâu “chìa khoá” là thiết
kế và lắp ráp. Với bản chất thông minh và khéo léo của người Việt Nam, đội ngũ kỹ sư
của Đề tài đã có thể tự mình thiết kế được mẫu mã mới và có thể kiểm định các thiết kế
đó thông qua việc tính toán mô phỏng trên máy tính. Theo đánh giá của các chuyên gia
Đài Loan, Đề tài đã có những bước tiến vượt bậc trong khâu thiết kế mới các mẫu máy.
Bên cạnh đó, Đề tài đã đưa ra được một quy trình công nghệ lắp ráp phù hợp với điều
kiện còn khó khăn ở Việt Nam: trang thiết bị chính (máy cái) có độ chính xác thấp, thiết
bị hỗ trợ lắp ráp và phụ tùng thiếu, thiết bị kiểm tra cũng đơn giản và dùng tay là chính.
Đây cũng là một trong các yếu tố mang đến độ chính xác và ổn định của sản phẩm Đề
tài.
Qua phân tích ở trên, Đề tài đã có thể đúc rút ra những bước triển khai để có thể
thực hiện được các đề tài tương tự và có thể coi đó là 1 kinh nghiệm chung rút ra từ
KC.05.28:
-

Giai đoạn chuẩn bị: cần xác định rõ nhiệm vụ trung tâm, tìm hiểu kỹ các chức
năng và yêu cầu kỹ thuật của các cụm thiết bị. Từ đó xác định được các công
việc cụ thể phải làm. Việc xác định chính xác cụm thiết bị nào có thể tự thiết kế
và chế tạo trong nước, cụm thiết bị nào cần phải nhập khẩu và nhập khẩu từ đâu
đã có thể đóng góp đến 50% của sự thành công.


-

Giai đoạn tìm kiếm hợp tác: với các đề tài có những nghiên cứu chuyên sâu,
không có tài liệu chuyên môn sâu, việc tìm kiếm sự hợp tác với nước ngoài là
một sự đảm bảo rất quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy: các hãng nước ngoài sẽ
không bao giờ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp đối tác bởi vì đó
cũng chính là “cần câu cơm” của chính họ. Song nếu đứng ở cương vị là Viện
Nghiên cứu và Trường Đại học thì khả năng hợp tác rất cao. Đề tài KC.05.28 đã
được 1 Giáo sư có tiếng, chủ 04 nhà máy sản xuất CNC ở Đài Loan, hỗ trợ kỹ
thuật chính là do mối quan hệ cá nhân với Chủ nhiệm đề tài, cũng là 1 giảng viên
ĐHBK HN.
Một điểm nữa cần lưu ý: việc hợp tác chỉ có thể được thực hiện khi chính bản
thân đề tài chứng minh được giá trị gia tăng của chính mình. Điều này sẽ tạo cho
đối tác nước ngoài 1 sự tin cậy và niềm tin: nếu hợp tác với đề tài, họ cũng sẽ có
những thành công khác chứ không phải là họ mất nhiều hơn được. Đó cũng
chính là điểm mấu chốt xác định mức độ hợp tác hiện tại và tương lai giữa 2 bên
sẽ ra sao – tạo tiền đề cho việc thực hiện dự án về sau. Với KC.05.28, việc
chứng minh được khả năng tự thiết kế mẫu máy mới, khả năng phối hợp với các
đơn vị sản xuất trong nước đề giảm đầu tư ban đầu đã hoàn toàn thuyết phục
được đối tác Đài Loan. Việc hợp tác đã được chuyển sang mức độ cao hơn: hợp
tác sản xuất máy CNC tại VN dưới dạng OEM và hợp tác chiến lược cho ra đời
các mẫu máy mới với các thiết kế chung giữa 2 bên.

-

Giai đoạn thực hiện với các đối tác trong nước: với các đối tác trong nước, việc
yêu cầu họ phải làm cho đề tài là không thể bởi vì sản lượng nhỏ, không thường
xuyên sẽ không phải là ưu tiên trong kế hoạch sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp
có cùng chí hướng và dám đầu tư mạo hiểm là ưu tiên số 1. Với đề tài KC.05.28,
công ty đặt mua chiếc máy VMC65 đầu tiên của đề tài đã trở thành 1 đối tác

cùng đầu tư để chế tạo tiếp hàng loạt sản phẩm tiếp theo. Ngoài ra, việc chặt chẽ
7


trong ký hợp đồng với những điều khoản thưởng phạt rõ ràng cũng có thể đảm
bảo cho sự hoàn thành đúng theo tiến độ.
-

Giai đoạn chuẩn bị cho việc triển khai đề tài thành dự án, đưa thành quả nghiên
cứu thành các sản phẩm phục vụ đời sống: giai đoạn này cần có nhiều điều kiện
(sẽ được đề cập ở dưới) thì mới có thể thực hiện được. Hầu hết các đề tài đều
dừng bước ở đây vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

4.3. Những điều kiện cần thiết để có thể đưa được các kết quả nghiên cứu (đề tài)
vào sản xuất
Trước tiên, cần phải nói đến sự quyết tâm của chính những người thực hiện đề
tài. Có thể có nhiều khó khăn nhưng cần phải có niềm tin dựa trên những kết quả khảo
sát đối tác và thị trường chính xác. Đề tài KC.05.28, nay là dự án KC.05/06-10/DA02,
đã có những đầu tư thích đáng trong việc nghiên cứu nhu cầu và thị trường máy CNC
tại VN. Với hơn 700 trường và trung tâm đào tạo nghề, hơn 324 trường ĐH và cao
đẳng, hàng chục ngàn các doanh nghiệp sản xuất cơ khí được trang bị các thiết bị cũ sẽ
là một thị trường rất lớn của Dự án. Bên cạnh đó, có thể thấy, rất nhiều nơi mua máy
CNC về nhưng không dám đưa vào sử dụng bởi vì không được đào tạo đầy đủ, không
có nơi để sửa chữa (không dùng vì sợ hỏng => trách nhiệm cá nhân),… đó chính là nơi
mà thiết bị của dự án sẽ có cơ hội xâm nhập. Ngay chính các doanh nghiệp Nhật bản,
một khách hàng rất khó tính cũng gặp những vấn đề tương tự như đào tạo đội ngũ kỹ sư
(kinh phí lớn vì phải gửi về Nhật đào tạo), thiết bị mua ở Nhật quá đắt và dịch vụ sửa
chữa luôn bị động. Một số con số cho thấy nhu cầu nhập khẩu máy công cụ của VN:
-


Năm 2004: Nhập khẩu 3,79 tỷ USD

-

Năm 2005: 5,28 tỷ

-

Năm 2006: 6,63 tỷ

-

5 tháng đầu năm 2007: 3,7 tỷ; trong đó từ TQ là 689 triệu, Nhật 610 triệu, Pháp
398 triệu, Đức 355 triệu, Hàn Quốc 290 triệu, Đài Loan 276 triệu

Thứ hai là chính sách của Chính phủ: ra đời sau, chậm hơn các nước như Đài
Loan khoảng 20 năm. Nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ, sản phẩm máy công cụ
CNC của VN sẽ gặp rất nhiều các khó khăn, đặc biệt là về giá cả. Hiện nay, chính sách
thuế nhập khẩu còn có nhiều vấn đề bất cập. Ví dụ: nhập khẩu máy CNC nguyên chiếc
có thuế nhập khẩu 0%; trong khi đó, nếu nhập khẩu bộ điều khiển là 30%, cụm trục
chính là 15%, động cơ chính xác cao 20%, dây cáp điều khiển chống nhiễu 15%,…
Chính sách này cần được tháo bỏ để tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa sản phẩm trong
và ngoài nước. Rút kinh nghiệm từ ngành công nghiệp oto, ngành chế tạo máy không
nên có sự bảo trợ nào mà nên để nó tự phát triển theo đúng quy luật và sự điều tiết của
thị trường. Bên cạnh đó, việc hình thành Quỹ đầu tư mạo hiểm cho Chính phủ hoặc Bộ
KHCN điều phối sẽ có thể giúp các đề tài dự án nhanh chóng hoàn thiện các công nghệ
để có thể đưa ra sản xuất hàng loạt trong thời gian sớm nhất, tranh thủ được thời cơ.
Thứ ba là tìm kiếm được đối tác trong nước cùng hợp tác đầu tư: bao gồm cả
đầu tư cùng sản xuất và phân phối hàng. Quá trình sản xuất hàng loạt là một vấn đề
phức tạp – các công ty VN hiện vẫn bị mang tiếng làm “demo” thì tốt, làm hàng loạt thì

không được. Do vậy, cần có sự phối hợp với các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm quản
lý sản xuất. Việc chế tạo ra 1 chiếc máy là khó khăn nhưng đưa nó đến với khách hàng
còn khó khăn vất vả hơn. Với tâm lý sính hàng ngoại của người Việt, dự án cần đến sự
hỗ trợ của các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong phân phối hàng hoá. Dự án đã tìm
8


được cả 2 đối tác về quản lý sản xuất và phân phối hàng hoá. Bên cạnh đó, cũng cần tìm
kiếm các đối tác trong việc chế tạo các phụ tùng phụ kiện ở trong nước nhằm giảm các
chi phí và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động trong nước. Các phụ kiện này
không những cung cấp cho dự án mà còn cung cấp ra thị trường để thay thế cho máy
CNC của các doanh nghiệp khác.
Thứ tư là sự hợp tác với nước ngoài trong việc chuyển giao công nghệ. Dự án
cũng nhận thấy: nếu tiếp tục bắt tay vào nghiên cứu từ đầu thì sẽ đi lại các bước chân
mà những nước phát triển như Đài Loan cách đây hơn 20 năm. Sẽ không thể có kết quả
tốt bởi vì chúng ta đã đi sau quá nhiều – nên hợp tác và đi trên vai những người khổng
lồ. Dự án xác định việc tạo ra các mẫu máy mới có kết cấu chắc chắn hơn, tốc độ cắt
gột cao hơn, độ chính xác và ổn định tốt hơn cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật của nước
ngoài sẽ đem lại lợi nhuận cho cả 2 bên theo mô hình “win-win”.
Cuối cùng là cơ chế quản lý dự án. Phương pháp quản lý theo cơ chế cũ hiện
không còn phù hợp. Việc giao khoán cho chủ nhiệm dự án là một bước đi mạnh bạo của
Chính phủ bởi vì nó không những giúp dự án có quyền tự xác định các bước đi và chi
tiêu hợp lý để đạt được mục đích đã đề ra mà còn tạo điều kiện lành mạnh hoá công tác
quản lý và kế toán. Ngoài ra, dự án đã hình thành một mô hình quản lý theo kiểu “tập
đoàn”: Ban chủ nhiệm dự án sẽ là người điều phối chung và phân công công việc cho
các doanh nghiệp cùng tham gia. Các doanh nghiệp này nếu muốn tham gia cùng thống
nhất và đồng ý nguyên tắc thực hiện: sắp xếp nhân lực và thời gian ưu tiên cho các sản
phẩm của dự án. Lợi nhuận thu được từ dự án sẽ được phân chia theo sự đóng góp của
các doanh nghiệp tham gia.
5. Kết luận

Việc nhanh chóng đưa các kết quả nghiên cứu vào sản xuất trong điều kiện hiện
nay ở VN sẽ có thể gặp nhiều khó khăn do cơ chế, do quan điểm và phương pháp quản
lý cũ, do tư tưởng lạc hậu còn tồn tại trong một bộ phận lớn các doanh nghiệp VN. Tuy
nhiên, việc có thể thực hiện tốt hay không quá trình này đều phụ thuộc chính vào bản
thân các tác giả và cộng sự nghiên cứu cùng với sự hỗ trợ kinh phí đúng lúc của các
doanh nghiệp hoặc Nhà nước. Trong quá trình thực hiện, không thể không tính đến việc
chuyển giao công nghệ từ nước ngoài nhằm giảm bớt các chi phí nghiên cứu và nhanh
chóng tận dụng được các thời cơ.

9



×