Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 50 trang )

Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài
I.1.1. Cơ sở lí luận
Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan
tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh và các thầy cô giáo.
Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói
rằng mọi người vẫn coi Toán và Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng
còn những môn học khác là môn phụ không quan trọng. Song như Chủ Tịch Hồ Chí
Minh đã từng nói:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".
Qua bộ môn Lịch sử các em được hiểu sâu hiểu kĩ về quá trình và từng thời kì
xây dựng đấu tranh và gìn giữ đất nước. Mặt khác qua môn Địa lí các em được tìm
hiểu về các địa danh, lãnh thổ của đất nước. Có thể nói rằng học Địa lí có tác dụng rất
lớn khi học lịch sử hay nói cách khác học Lịch sử là điểm tựa, là nền tảng cho môn
Địa lí.
Trước đây các em thường chú trọng đến hai môn Toán và Tiếng Việt, không
chú ý đến Địa lí và Lịch sử. Vì vậy muốn các em học tốt môn học thì điều trước tiên
phải tạo cho các em say mê và hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó người giáo
viên cần lựa chọn những phương pháp dạy học cho phù hợp để phát huy tính hiệu quả
nhất trong từng bài học đảm bảo theo những yêu cầu và kĩ năng cần thiết, nhằm đáp
ứng được những yêu cầu đổi mới chương trình môn Lịch sử và Địa lí. Song phát triển
trí tuệ cho học sinh thông qua hoạt động học tập, hoạt động vui chơi là một quá trình
bền bỉ không thể tính bằng tuần, bằng tháng. Hơn nữa còn phải xuất phát từ trình độ
nhận thức và hoàn cảnh sống của trẻ em để các em luyện tập dần dần từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp nhằm phát huy ở trẻ một óc quan sát tinh nhạy, trí tưởng
tượng phong phú, tư duy suy luận lôgíc...
Trên tinh thần " học mà chơi, chơi mà học" , "chơi vui học càng vui" nhằm thoả
mãn được nhiều loại nhu cầu trong khi chơi. Với ưu thế như vậy trò chơi thực sự là


1

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

một phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hoà, thoải mái, không dập khuôn, khô
cứng, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống cũng như trong học tập của học sinh tiểu
học một cách hứng thú và bổ ích, cùng với những kinh nghiệm trong những năm dạy
lớp 4, 5 tôi thấy Lịch sử và Địa lí là môn học có nhiều kiến thức thực tế trong đời
sống, mặt khác hai mảng kiến thức của môn học này có sự gắn bó, liên hệ chặt chẽ,
liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau về mặt kiến thức và mở rộng hiểu biết.
I.1.2. Cơ sở thực tiễn
Dạy học bằng “Phương pháp trò chơi” là một trong những phương pháp có
nhiều ưu điểm đang được áp dụng rộng rãi trong các cấp học, ngành học hiện nay.
Quá trình học tập tìm hiểu kiến thức mới cũng như củng cố, ôn tập, hệ thống các kiến
thức mà học sinh đã được học trong chương trình thông qua hoạt động trò chơi không
những giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, mở mang tầm hiểu biết
của mình mà còn tạo nên không khí vui tươi, nhẹ nhàng gây sự chú ý, hứng thú trong
học tập. Dạy học bằng “Phương pháp trò chơi” được coi là một sân chơi bổ ích, lành
mạnh thu hút tất cả mọi đối tượng học sinh cùng tham gia. Để có những tiết học diễn
ra nhẹ nhàng, sôi nổi, sinh động, hấp dẫn mà đạt được kết quả cao đòi hỏi người giáo
viên luôn luôn tìm tòi, sáng tạo những ý tưởng mới, những phương pháp dạy học hay
nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.Trò chơi trong học tập cũng vậy,
phải luôn luôn sáng tạo tìm đến những cái hay, cái mới, gắn với mục tiêu của bài học,
gần gũi gắn liền với với thực tế và cuộc sống xung quanh của các em, có như vậy thì
trò chơi mới phát huy được tính năng, tác dụng và không gây sự nhàm chán đối với
các em.
Nhìn lại chặng đường trong những năm gần đây, trò chơi trong dạy học được

đề cao và phát huy áp dụng rộng rãi mang lại hiệu quả tương đối khả quan. Đặc biệt,
rất nhiều giáo viên biết vận dụng linh hoạt và khá thành công trong các khâu tổ chức
cũng như cách thiết kế trò chơi. Tuy nhiên, cũng không ít giáo viên đang còn lúng
túng, bế tắc chưa biết cải tiến trò chơi bằng cách nào, cứ xoay quanh những trò chơi
quen thuộc, lặp đi, lặp lại nhiều lần dẫn đến gây ra nhàm chán đối với các em. Thậm
chí, khi bắt đầu tổ chức trò chơi học sinh đã đoán ngay được nội dung của trò chơi.
2

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

Chính vì lẽ đó mà trò chơi mất đi sự hấp dẫn, lôi cuốn, không thu hút tính tò mò, tính
tư duy, “bí mật” khám phá của các em.
Thiết nghĩ, các chương trình như : đường lên đỉnh Ô-lym-pi-a, ai là triệu phú,
đấu trường 100, chiếc nón kì diệu, rung chuông vàng, đấu trí ,…thực sự là những sân
chơi bổ ích, lành mạnh cho mọi đối tượng. Người chơi muốn dành được phần thắng
về mình phải có lượng kiến thức khá sâu rộng. Mặt khác, ngày nay các cuộc thi học
sinh giỏi, thi tìm người thắng cuộc, …đều đổi mới hình thức.Vậy tại sao? Chúng ta
không vận dụng những trò chơi này vào trong dạy học?
Xuất phát từ những suy nghĩ trên, với những kinh nghiệm trong quá trình giảng
dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương án thiết kế và hình thức tổ chức các hoạt
động trò chơi trong quá trình dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5. Hi vọng rằng,
kinh nghiệm này sẽ là một đóng góp nhỏ bé góp phần làm phong phú thêm các hình
thức “dạy học bằng trò chơi” hiện nay. Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn chọn viết về đề tài
"Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5 tại trường
PTCS Đại Dực ".
I.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp trẻ học Lịch sử và Địa lí thông qua các trò chơi học tập là một trong

những hướng đổi mới phương pháp ở tiểu học. Vì thế tôi nghiên cứu viết kinh nghiệm
nhằm đạt được những mục đích sau:
1.Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí
lớp 4, 5 tại trường PTCS Đại Dực năm học 2012-2013.
2. Đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí
lớp 4, 5 tại trường PTCS Đại Dực để áp dụng cho những năm học tiếp theo.
I.3. Thời gian - địa điểm
I.3.1. Thời gian
Thời gian thực hiện: Từ tháng 8/2012 đến tháng 4/2013
I.3.2. Địa điểm
Tại khối lớp 4, 5 - Trường PTCS Đại Dực
I.3.3. Phạm vi nghiên cứu
3

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu.
"Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5 tại
trường PTCS Đại Dực ".
I.3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu.
Trường PTCS Đại Dực - huyện Tiên Yên.
I.3.3.3.Giới hạn về khách thể khảo sát
61 HS khối 4, 5 trường PTCS Đại Dực.
I.4. Phương pháp nghiên cứu
I.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
- Khi nghiên cứu phương pháp này tôi đã nghiên cứu các tài liệu, giáo trình có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử và Địa lí

lớp 4+5, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học của Bộ GD & ĐT và tài liệu
hướng dẫn thực hiện trò chơi học tập môn Lịch sử và Địa lí ban hành năm 2010. Bằng
các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh mô hình hoá để rút ra những vấn đề lí
luận có tính định hướng làm cơ sở để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.
I.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu điều tra thực tiễn qua dự giờ, qua phỏng vấn học sinh và giáo viên
để làm nền cho quá trình nghiên cứu, đề ra những giải pháp mang tính khả thi nhất.
I.4.3. Phương pháp điều tra:
- Thông qua việc trao đổi bàn bạc với giáo viên, với học sinh nhằm nắm bắt thu
thập tài liệu và các thông tin về tình hình thực tế có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng về việc tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí
lớp 4, 5 tại trường PTCS Đại Dực, từ đó phát hiện các vấn đề cần nghiên cứu và
chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
I.4.4. Phương pháp đàm thoại:
- Trao đổi với đồng nghiệp về những thuận lợi, khó khăn trong dạy học và cách
sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi học tập hiện nay.
I.4.5. Phương pháp quan sát:

4

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

- Thông qua các tiết dự giờ, thao giảng trên lớp có thể quan sát trực tiếp tình
hình học tập của học sinh trong một tiết học để qua đó biết được khả năng tiếp thu
bài, nắm bắt kiến thức qua bài giảng của học sinh. Bên cạnh đó tiếp thu học tập đồng
nghiệp và phát hiện ra những hạn chế trong giảng dạy của giáo viên.
I.4.6. Phương pháp thực nghiệm:

- Để kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của các trò chơi học tập đã thiết kế
qua các bài dạy để có hướng điều chỉnh cho hợp lí nhằm đạt kết quả cao trong dạy và
học.

5

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

II.1. Chương I: TỔNG QUAN
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5
tại trường PTCS Đại Dực
II.1.1. Lịch sử - vấn đề nghiên cứu
II.1.2. Cơ sở lí luận
Đổi mới và vận dụng sáng tạo trò chơi trong dạy học là việc cần làm thường
xuyên đối với những người trực tiếp tham gia giảng dạy. Việc tạo ra những điều lí thú
mới mẻ không những đáp ứng được nhu cầu học tập của người học ngày càng nâng
cao mà còn tạo nên niềm tin yêu, thúc đẩy động cơ học tập của người học đi đến mục
tiêu, đáp ứng với nhu cầu với nền giáo dục toàn diện trong thời đại hiện nay. Đây
chính là vấn đề cần xem xét, nhất thiết phải làm sao để trò chơi thực sự bổ ích, đạt
được mục tiêu giáo dục, tránh được sự lặp lại nhiều lần với những trò chơi thông dụng
mà bấy lâu nay đa số giáo viên vẫn thường dùng.

6

Đàm Lệ Quyên



Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

II.2. Chương II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.2.1.Tìm hiểu về trò chơi học tập
1. Thế nào là trò chơi học tập?
Trong nhà trường Tiểu học trò chơi học tập là trò chơi có luật, trong đó có nội
dung tri thức gắn liền với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm
của bản thân để chơi, thông qua chơi, học sinh được củng cố vận dụng các kiến thức,
nội dung đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó trẻ được học. Trò chơi học
tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức.
Một trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng chỉ trở thành trò chơi thực sự
khi những người chơi thực hiện hành động chơi. Do đó nếu hành động chơi đòi hỏi
những kiến thức, kĩ năng học sinh chưa có thì trò chơi đó không có tác dụng đối với
các em. Trò chơi Lịch sử và Địa lí là trò chơi trong đó có chứa đựng một trong các
yếu tố về Lịch sử hoặc Địa lí.
Trò chơi có thể phân loại theo số người chơi: Trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân.
Trò chơi có thể là trò chơi vận động, có thể là trò chơi trí tuệ cũng có thể kết
hợp vận động và trí tuệ.
Vì là một trò chơi, trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí cũng mang đầy đủ các đặc
điểm của trò chơi, nhưng trò chơi này khác hẳn với những trò chơi khác ở chỗ ít
nhiều phải chứa đựng trong đó một yếu tố lịch sử hay địa lí nào đó. Đối với các lớp
duới, trò chơi còn nặng về vận động, song môn học này chỉ có ở lớp 4, 5 nên càng
mang tính trí tuệ hơn.
Trong nhà trường trò chơi có thể tổ chức như một hoạt động học tập. Cơ sở tâm
lí và sinh lí khẳng định hoạt động dạy học Lịch sử và Địa lí dưới dạng trò chơi rất
phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Thực tế cho thấy hình thức tổ chức của trò chơi Lịch sử
và Địa lí rất dễ được học sinh hưởng ứng và tham gia. Xét về mục đích phục vụ dạy
học nói chung, trò chơi Lịch sử - Địa lí nói riêng có thể là:
+ Trò chơi nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới.
+ Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng.

+ Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong ngoại khoá.
7

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

- Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của Lịch sử ta có thể nói tới, chẳng hạn:
+ Trò chơi về trí nhớ thời gian lịch sử.
+ Trò chơi về trí nhớ sự kiện lịch sử.
+ Trò chơi về trí nhớ thời gian lịch sử.
+ Trò chơi về trí nhớ địa danh lịch sử.
- Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của Địa lí ta có thể nói tới, chẳng hạn:
+ Vùng đồng bằng.
+ Vùng trung du.
+ Vùng núi.
2. Tác dụng của trò chơi học tập:
Làm thay đổi hình thức hoạt động học tập. Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác
và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng, hứng thú. Học sinh thấy vui hơn, cởi
mở hơn, thư thái dễ chịu và khoẻ mạnh hơn.
Giúp học sinh rèn luyện củng cố tiếp thu tri thức đồng thời phát triển vốn kinh
nghiệm mà các em đã được tích luỹ thông qua hoạt động chơi.
Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò chơi học
tập mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, các cơ hội
học tập đa dạng hơn.
Đối với học sinh không có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách tự
nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập. Qua việc tham gia trò
chơi, các em biết tự kiềm chế, được tham gia hoạt động tích cực. Trò chơi không chỉ
là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.

Tóm lại, trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng giúp cho học sinh phát
triển toàn diện các năng lực một cách tự nhiên, giúp cho các em trao đổi kinh nghiệm,
tương tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.
3. Những phản ứng tâm lí của học sinh khi tham gia trò chơi:
a. Phản ứng tích cực:
- Hăng say chơi hết mình.
- Ý thức trách nhiệm cá nhân cao.
8

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

- Dễ bỏ qua sai phạm nhỏ của người khác.
- Tôn trọng tính kỉ luật.
- Giúp đỡ và nâng đỡ đồng đội.
- Gắn bó với đồng đội trong nhóm mình.
- Tích cực hoạt động và sẵn sàng hy sinh vì danh dự đội chơi.
- Phục tùng "thủ lĩnh".
b. Phản ứng tiêu cực:
- Người mạnh lấn át người yếu hay người được hoạt động nhiều, người được
hoạt động ít.
- Sẵn sàng trừng phạt người thua.
- Chơi gian lận không thành thật để được thắng.
- Dễ ganh tỵ dẫn đến ghét nhau.
- Chia bè, chia nhóm.
Như vậy khi giáo viên tổ chức chơi phải lưu ý tránh cho học sinh những phản
ứng không tích cực và nếu có xảy ra thì kịp thời sửa chữa, cố gắng khuyến khích,
động viên khen thưởng để học sinh có những phản ứng tích cực.

4. Tổ chức trò chơi học tập Lịch sử- Địa lí:
a. Thiết kế trò chơi:
- Mỗi trò chơi nói chung đều nhằm mục đích củng cố kiến thức, kĩ năng cụ thể,
hoặc có những tri thức tổng hợp như điền từ vào chỗ trống phải phối hợp nhiều tri
thức đã học, hay hoàn thành sơ đồ...
- Mỗi trò chơi phải có luật chơi, hành động chơi, trò chơi phải có tính thi đua
giữa những người chơi, tức là có thắng thua.
- Căn cứ để thiết kế trò chơi học tập môn Sử- Địa chính là sự kết hợp giữa các
yếu tố cấu thành một trò chơi phổ biến trong sinh hoạt đời sống của học sinh với nội
dung kiến thức. Học sinh sẽ được học trong từng bài, từng chương của môn Lịch sử
và Địa lí trong chương trình Tiểu học.
* Một trò chơi được viết theo cấu trúc sau đây:
+ Mục đích của trò chơi.
9

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

+ Luật chơi: chỉ rõ các quy định đối với người chơi, quy định thắng thua trong
trò chơi.
+ Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong khi chơi.
+ Số người tham gia chơi: chỉ rõ số người tham gia chơi, những trò chơi có thể
tổ chức một cách linh hoạt tạo nhiều trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp
với khả năng và nội dung kiến thức củng cố ôn tập.
+ Xác định tác dụng của trò chơi.
b. Cách tổ chức trò chơi:
Các trò chơi được tổ chức theo nhóm ngay ở trong lớp học với thời gian từ 5
đến 10 phút.

Việc chuẩn bị các trò chơi đơn giản, dễ làm, dễ tìm( quy trình, bìa giấy cũ được dán,
mẫu dây thép, sợi dây, bông hoa giấy, thẻ chữ...hoặc qua mạng Internet, giáo viên xây
dựng trên máy tính có thể sử dụng được nhiều lần, nhiều năm.
Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cách chơi rồi sau đó các nhóm tự đánh giá,
giám sát lẫn nhau. Ngoài ra, giáo viên phải có nhận xét, khích lệ, cũng không nên để
thời gian quá dài ảnh hưởng đến giờ học.
Một chương trình học tập thường tiến hành như sau:
- Giới thiệu chương trình và nêu tên chương trình.
- Hướng dẫn cách chơi, vừa mô tả vừa thực hành.
- Phân nhóm chơi.
- Chơi thử (một số trưòng hợp có thể bỏ qua).
- Nhấn mạnh luật chơi nhất là những lỗi lầm thường gặp ở phần chơi thử.
- Chơi thật, xử " phạt" những người vi phạm luật chơi.
* Người chủ trò: người tổ chức trò chơi được gọi là chủ trò hoặc người đầu trò. Trò
chơi học tập thường do giáo viên làm chủ trò, khi học sinh đã chơi qua thì có thể giao
cho học sinh.
* Người tổ chức hướng dẫn chương trình cần:
- Hăng hái, gây hứng thú cho mọi người.
- Có khả năng lôi kéo, thu hút.
10

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

- Kiên nhẫn nói rõ ràng, vui vẻ.
*Thưởng- phạt:
- Thưởng phạt phải công minh, đúng luật sao cho người chơi chấp nhận thoải
mái và tự giác, làm cho trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của học

sinh.
- Thưởng những học sinh, nhóm học sinh tham gia nhiệt tình, đúng luật và "
thắng" trong cuộc chơi.
- Phạt những học sinh vi phạm luật chơi bằng hình thức đơn giản: chào các bạn
thắng cuộc, hát một bài, kể chuyện vui, múa, nhảy lò cò.....
c. Cách xây dựng để trò chơi học tập đạt kết quả cao:
- Trò chơi phải có mục đích học tập gì cho học sinh: củng cố, bổ sung kiến thức
gì....
- Trò chơi phải được chuẩn bị tốt.
Chuẩn bị tốt có nghĩa là nắm vững yêu cầu, mục đích giáo dục của trò chơi để
hướng mọi người hoạt động phục vụ cho mục đích yêu cầu ấy. Phải chẩn bị tốt các
phương tiện: dụng cụ, vật liệu, câu hỏi ...phục vụ cho trò chơi. Phục vụ cho trò chơi
phải có kế hoạch được thể hiện ở bài soạn.
- Trò chơi phải thu hút được học sinh tham gia.
- Mọi học sinh tham gia trò chơi học tập cần:
+ Nhiệt tình, hào hứng, tích cực..
+ Nghiêm chỉnh chấp hành luật chơi.
+ Cố gắng vươn lên để thắng.
+ Luôn giữ vững tính đoàn kết thân ái dù thắng hay thua.
+ Nếu thấy học sinh thờ ơ, không tham gia trò chơi, giáo viên cần xem lại cách
tổ chức hoặc nội dung trò chơi không hấp dẫn.
- Ưu thế của trò chơi chính là trẻ tập trung hoạt động mọi sức lực của mình một
cách hào hứng tự nguyện nên không tạo ra áp lực tâm lí, mà người chơi cảm thấy rất
tự do, khám phá và làm nảy sinh nhiều sáng kiến. Bên cạnh đó tiến hành các hoạt
động chơi là nắm lấy các phương thức hành động chung, điển hình khái quát của
11

Đàm Lệ Quyên



Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

những hành động thân thể hay tâm lí cụ thể. Những phương thức đó vừa là công cụ,
phương tiện giúp trẻ chinh phục thế giới xung quanh, vừa là cơ sở để trẻ học được
cách điều khiển hành vi, cách bắt hành vi tuân theo một nhiệm vụ nhất định. Tức là
rèn luyện để có tính chủ định, một trong những cấu tạo tâm lí. Nhờ vậy, được phát
huy và phát triển hết khả năng của mình. Hơn thế nữa khi say sưa và sống hết mình
cho trò chơi, học sinh sẽ tìm thấy niềm vui sướng thực sự và được sống trong thế giới
của cảm giác dào dạt dấu ấn của trò chơi. Vì vậy lắng đọng mãi trong tâm trí trẻ và
làm nên nguồn sức mạnh thôi thúc trẻ sống tốt hơn, học tốt hơn và phát triển tốt hơn.
Với sức mạnh như vậy trò chơi luôn là một phương tiện dạy học, con đường cung cấp
tri thức và giáo dục phù hợp nhất với đặc điểm mong muốn của học sinh tiểu học.
II.2.2. Thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập môn Lịch sử và Địa lí ở đơn vị
trường PTCS Đại Dực năm học 2012 - 2013.
Hiện nay, đa số giáo viên chúng ta đã linh hoạt vận dụng một số trò chơi với
những tên gọi khá quen thuộc để làm thay đổi không khí tiết học như : “đúng – sai”,
“nên - không nên”, “nếu – thì”, “ghép từ vào hình”, “tiếp sức”, “ai nhanh - ai đúng” ,
…Những trò chơi như vậy rất gần gũi và quá quen thuộc với học sinh. Hơn nữa, trò
chơi thường để củng cố bài ở cuối tiết học, khởi động đầu giờ học hay giữa tiết học để
thay đổi không khí tiết học. Tuy nhiên, tính đa dạng phong phú, tính sáng tạo trong
trò chơi chưa cao. Chính vì thế, sự hấp dẫn lôi cuốn, thu hút học sinh ngày càng bị
giảm, chưa tạo được cơ hội cho học sinh trình bày được những tư duy, khả năng phán
đoán thông minh của mình. Đây chính là vấn đề trăn trở đối với bản thân trong thời
gian qua. Vậy phải thiết kế như thế nào để hình thức dạy học bằng trò chơi ngày càng
đa dạng, phong phú hấp dẫn hơn, tạo mối giao lưu qua lại giữa “trò và trò”, giữa
“thầy và trò” ngày càng thắt chặt tình đoàn kết, vui tươi và nhộn nhịp hơn.
II.2.3. Đánh giá thực trạng
Qua tìm hiểu thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập môn Lịch sử và Địa lí lớp
4,5 tại trường tôi có một số đánh giá về các mặt như sau:
* Ưu điểm: Giáo viên chuẩn bị kỹ lưỡng bài dạy, thể hiện tốt bước khi chuẩn bị

trong bài dạy. Giáo viên giảng dạy nhiệt tình chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh
trong lớp, có ý thức và trách nhiệm cao với nghề nghiệp.
12

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

- Học sinh phấn chấn, háo hức tham gia trò chơi học tập.
* Nhược điểm:
- Thời gian dành cho nghiên cứu bài dạy và thiết kế trò chơi học tập chưa
nhiều, hầu hết đội ngũ giáo viên là những giáo viên trẻ mới ra trường, thời gian công
tác còn ít, chính vì thế kinh nghiệm tích luỹ trong giảng dạy chưa cao.

13

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

II.3. CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN LỊCH
SỬ- ĐỊA LÍ LỚP 4, 5 TẠI TRƯỜNG PTCS ĐẠI DỰC.
II.3.1. Các biện pháp
*Biện pháp 1: Lên kế hoạch, chuẩn bị tốt mọi điều kiện và phương án cho
việc tổ chức trò chơi học tập.
a. Lập kế hoạch xây dựng trò chơi.
Kế hoạch xây dựng trò chơi phải được xác định và thiết lập ngay từ đầu năm
học. Người giáo viên phải có cách nhìn tổng quát về nội dung chương trình sách giáo

khoa về các chủ đề dạy học của từng môn học, từng phần, từng chương, từng bài từ
đó hoạch định cho mình phương án xây dựng các trò chơi cụ thể đó là bài nào,
chương nào, phần nào. Bài nào thì thiết kế trò chơi, bài nào không phù hợp với trò
chơi. Phần này nên thiết kế trò chơi gì? phần kia nên thiết kế trò chơi ra sao?...đồng
thời kèm theo những thao tác viết, vẽ, phác thảo lên giấy, sửa chữa, bổ sung, điều
chỉnh,…Các kế hoạch này phải ghi chép chi tiết vào sổ tay để có cẩm nang theo dõi
và điều chỉnh nếu như trò chơi đó khi tổ chức thực hiện còn kém hiệu quả.
b. Tiến hành thiết kế trò chơi.
Sau khi đã lập được kế hoạch chi tiết cho các trò chơi cần kiểm tra lại xác suất, độ
chính xác phù hợp tầm nhận thức hiểu biết của người học, phù hợp với mục tiêu
chương trình tránh lạm dụng về thời gian, về kiến thức, về độ khó,… Thiết kế trò chơi
có thể chia ra từng giai đoạn, từng thời điểm tương ứng nội dung của từng phần như
đã nêu không nhất thiết phải thiết kế cùng một lúc.
c. Tổ chức thực hiện.
Việc thực hiện các phương pháp và hình thức dạy học bằng trò chơi tiến hành
theo các phương án đã lập. Hàng tuần, hàng tháng tổ chức các tiết dự giờ, thao giảng
trong khối, trước toàn trường tham khảo ý kiến của đồng nghiệp về các phương án tổ
chức, về ưu điểm và tồn tại, ghi chép vào sổ tay những điều cần rút kinh nghiệm.
d. Đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh.
Đánh giá rút kinh nghiệm dựa trên cơ sở những ưu đểm và tồn tại đồng nghiệp
đã góp ý, bản thân tự điều chỉnh, tham khảo thêm những đồng nghiệp có kinh nghiệm
14

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

dày dạn từ đó chấn chỉnh và có thể đưa ra một phương án khác mới mẻ hạn chế những
tồn tại phương án đã làm.

*Biện pháp 2: Sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế và tổ chức trò chơi
học tập.
Khi sử dụng trò chơi bằng hình thức thủ công mang tính truyền thống tôi thấy
học sinh đã rất hứng thú. Nhưng ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ
thông tin nên việc áp dụng công nghệ thông tin đưa các trò chơi lên thiết kế với dạng
bài giáo án điện tử học sinh thực sự bị thu hút và lôi cuốn bởi hình thức trực quan đẹp,
hữu hiệu, có nội dung và hình thức phong phú gây sự tò mò, ham học hỏi đối với học
sinh.
Mặt khác trò chơi khi xây dựng bằng giáo án điện tử có nhiều ưu điểm:
+ Trong cùng một khoảng thời gian như nhau nếu tổ chức trò chơi bằng
hình thức thủ công sẽ tốn nhiều công, nhiều kinh phí cho việc chuẩn bị đồ dùng,
nhưng nếu thiết kế bằng giáo án điện tử sẽ tốn ít thời gian, truyền tải được nhiều nội
dung cùng một lúc.
+ Trò chơi bằng giáo án điện tử có thể một lúc kiểm tra được nhiều học
sinh, nhiều đối tượng học sinh tham gia cùng một lúc.
+ Khi kiểm tra câu trả lời, sự phản hồi của học sinh, giáo viên dễ dàng
bật máy và bấm nút để kiểm tra. Tiện lợi nhất là câu trả lời trắc nghiệm đúng/ sai.
+ Giáo án điện tử thực sự có những hình ảnh đẹp, mới lạ, sống động
nhiều trường hợp có cả âm thanh. Nên kiến thức trở nên gần gũi, học sinh dễ hiểu và
thực tế hơn.
+ Tiết kiệm được đồ dùng.
*Biện pháp 3: Thiết kế trò chơi học tập theo nhiều hình thức khác nhau.
Để học sinh đỡ nhàm chán khi học và chơi giáo viên nên thiết kế các trò chơi
dưới nhiều hình thức khác nhau. Sau đây là một số trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí
mà tôi đã tham khảo và tổ chức đạt kết quả tốt:
* Môn Lịch sử:
1. Trò chơi : " Nối nhanh tay"
15

Đàm Lệ Quyên



Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

*Mục đích: Củng cố các cuộc khởi nghĩa của nhân ta chống lại ách đô hộ của các
triều đại phong kiến phương Bắc.
*Chuẩn bị: 2 tờ giấy có ghi đầy đủ các nội dung chơi, 2 bút dạ.
*Cách tiến hành:
Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 6 học sinh.
Giáo viên bật màn hình cho cả hai đội và cả lớp cùng quan sát, sau đó giáo viên phát
cho hai nhóm, mỗi nhóm 1 tờ giấy có nội dung như trên màn hình, mỗi đội có 15 giây
đọc các thông tin trên bảng. Sau khi giáo viên hô "1, 2, 3. Bắt đầu!" và tính giờ thì
mỗi đội cử 1 em lên nối, nối xong em đó trở về đứng cuối hàng em thứ hai mới được
lên. Cứ như vậy cho đến học sinh cuối cùng. Hết giờ đội nào nối đúng nhiều hơn, thời
gian nhanh hơn, nối đẹp hơn đội đó là đội thắng cuộc.
- Nội dung trò chơi" nối nhanh tay":
Nối các ý cột A với các ý ở cốt B cho phù hợp.
B
( Các cuộc khởi nghĩa)
Khởi nghĩa Lí Bí
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Chiến thắng Bạch Đằng
Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Khởi nghĩa Triệu Quang Phục
Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ
Khởi nghĩa Bà Triệu
Khởi nghĩa Phùng Hưng
A
( Thời gian)

Năm 40
Năm 248
Năm 542
Năm 550
Năm 722
Năm 766
Năm 905
Năm 931
16

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

Năm 938
*Tác dụng của trò chơi này: Học sinh được quan sát đáp án và nhận xét nhanh bài
của các đội.
2. Trò chơi " buộc dây cho bóng"
*Mục đích: Củng cố kiến thức về một số tác giả, tác phẩm thời Hậu Lê
*Chuẩn bị: 2 tờ bìa ghi đầy đủ nội dung chơi, 2 bút màu, đề bài và đáp án trên giáo
án điện tử.
Phần trên vẽ các quả bóng bay, trên mỗi quả có ghi tên tác phẩm tiêu biểu thời Hậu
Lê.
Phần dưới vẽ một cụm các ô vuông ghi tên tác giả tương ứng các tác phẩm bên trên.
* Cách chơi:
Học sinh nối bóng với ô ghi tác giả đúng ở dưới. Mỗi em trong đội chỉ được nối 1 lần.
Em này nối xong mới được đưa bút cho bạn khác nối tiếp. Đội nào xong trước và
đúng đội đó thắng cuộc.


Đại
việt
sử kí
toàn
thư

Nguyễn Trãi

Lam



Sơn

địa

thực

chí

Đại
thành
toán
pháp

lục

Ngô Sĩ Liên

Lương Thế Vinh


* Tác dụng của trò chơi: Học sinh được quan sát đáp án và nhận xét nhanh bài của
các đội.
17

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

3. Trò chơi " Ai nhanh ai đúng"
*Mục đích: Học sinh nhớ nhanh được các sự kiện lịch sử, thời gian và đại danh lịch
sử ngay sau khi học bài Nhà Trần và việc đắp đê.
* Chuẩn bị: Các câu hỏi liên quan trong phạm vi bài học. Các câu hỏi và đáp án đều
được chuẩn bị đủ trên giáo án điện tử.
* Cách tiến hành:
Chơi theo tổ, mỗi tổ được lựa chọn câu hỏi 3 lần, trả lời đúng 1 câu trong 10 giây
được 10 điểm, nếu đội lựa chọn không trả lời được đội kia giành quyền trả lời nếu
đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm.( Trò chơi này có thể áp dụng cho tất cả các bài
học khi củng cố kiến thức).
1

2

3

4

5


6

7

Câu hỏi 1: Nhà Trần thay thế cho triều đại nhà nào?
Câu hỏi 2: Nhà Trần thành lập năm nào?
Câu hỏi 3: Tên một chức quan trông coi việc đắp đê.
Câu hỏi 4: Thời Trần quy định con trai từ bao nhiêu tuổi trở lên phải dành một số
ngày tham gia đắp đê?
Câu hỏi 5: Nghề chính của nhân dân ta cuối thời Trần là nghề gì?
Câu hỏi 6: Tên nước ta dưới triều Trần là gì?
Câu hỏi 7: Kinh đô dưới thời Trần ở đâu?
* Tác dụng của trò chơi: Học sinh có thể chọn bất kỳ ô chữ nào, không nhất thiết
máy móc chọn lần lượt các ô chữ. Trò chơi này có thể tổ chức chơi cá nhân, nhóm
hoặc cũng có thể chơi cả lớp bằng cách học sinh viết câu trả lời vào bảng con.
4. Trò chơi " Ô chữ kì diệu"
* Mục đích: Củng cố kiến thức về thời gian, nhân vật và sự kiện lịch sử về chiến
thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938.
* Chuẩn bị: Các ô chữ, các câu hỏi và đáp án trên giáo án điện tử( màn hình)
*Cách tiến hành:
18

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

+ Ô chữ gồm 8 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc. Cách chơi như sau:
Cả lớp chia thành 4 đội chơi.
Các đội chơi lần lượt chọn từ hàng ngang, giáo viên sẽ đọc gợi ý về các từ hàng

ngang, đội chơi nhanh chóng đưa ra câu trả lời. Nếu sai hoặc sau 30 giây không có
câu trả lời thì đội khác được quyền đoán.
Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm. Trò chơi kết thúc
khi có đội tìm ra từ hàng dọc.
Đội nào có điểm cao hơn thì đội đó thắng.
- Nội dung ô chữ và gợi ý cho từng ô chữ:
1. Hậu quả mà quân nam Hán phải nhận khi sang xâm lược nước ta năm 938?( thất
bại)
2. Nơi Ngô Quyền chọn làm kinh đô?( Cổ Loa)
3. Vũ khí làm thủng thuyền của giặc?( cọc gỗ)
4. Ngô Quyền đã dựa vào hiện tượng thiên nhiên này để đánh giặc?(thuỷ triều)
5. Quê của Ngô Quyền?(Đường Lâm)
6. Quân nam Hán đến từ phương này?(Bắc)
7. Người lãnh đạo trận Bạch Đằng?(Ngô Quyền)
8. Tướng giặc tử trận ở Bạch Đằng?(Hoằng Tháo)
* Tác dụng của trò chơi: Thiết kế trò chơi này trên máy chiếu sẽ không mất nhiều
thời gian, cả âm thanh như tiếng vỗ tay khen khi học sinh trả lời đúng. Học sinh có
thể tự lựa chọn câu hỏi.

19

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

5. Trò chơi: “Rung chuông vàng”
* Mục đích: Củng cố kiến thức về thời gian, nhân vật và sự kiện lịch sử .
* Chuẩn bị: - Mỗi em có một bảng phụ, bút dạ
20


Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

- Các ô chữ, các câu hỏi và đáp án trên giáo án điện tử (màn hình).
- Kẻ sân chơi và đánh số báo danh của người chơi.
*Cách tiến hành:
- Lựa chọn số lượng học sinh tham gia tuỳ vào từng lớp hoặc khối lớp.
- Người dẫn chương trình đọc các câu hỏi, người chơi ghi đáp án và giơ bảng
khi có hiệu lệnh hết thời gian. Đáp án sai sẽ bị loại khỏi sân chơi và chờ cứu trợ. Học
sinh nào trả lời đúng nhiều và ngồi lại trên sân chơi sau cùng sẽ là người thắng cuộc.
Mô phỏng1 số câu hỏi trình chiếu như sau:

21

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

22

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

23


Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

6. Trò chơi: "Kết bạn"
* Mục đích: Học sinh được củng cố về các tầng lớp trong xã hội Văn Lang.

24

Đàm Lệ Quyên


Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5

* Chuẩn bị: 2 bảng sơ đồ, các tấm thẻ ghi: Vua Hùng, nô tì, lạc tướng lạc hầu, lạc
dân.
*Cách tiến hành:
Hai đội chơi, mỗi đội 4 em. Các em lần lượt lên gắn các tuýp chữ vào các ô 1,2,
3, 4, em này gắn xong trở về cuối hàng em kia lại tiếp tục lên. Cứ như vậy cho đến
hết. Đội nào gắn đúng, nhanh hơn đội đó thắng cuộc.

1

2

3

4

* Tác dụng của trò chơi này: Học sinh được quan sát đáp án và nhận xét nhanh bài
của các đội.
7. Trò chơi: " Đố vui"
25

Đàm Lệ Quyên


×