Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.37 KB, 48 trang )

Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
I- PHẦN I : KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Bài 1 : Tại 1 DN có các nghiệp vụ phát sinh về tiền lương như sau :
1/ Tiền lương và BHXH phải trả cho CBCNV trong tháng như sau : (Đơn vị : 1.000 đồng)
Chỉ tiêu
Đối tượng
Lương
Sàn phẩm
Lương
Thời gian
Phụ cấp
độc hại
Phụ cấp
trách nhiệm
BHXH
Phải trả
T.lương
Nghỉ phép
1. PXSX
* CNSX 350.000 - 45.000 18.000 4.000 6.500
* NVQL - 23.000 - 1.200 500 -
2. BP BH - 20.000 - 1.000 2.500 -
3. BP QLDN - 25.000 - 3.500 - -
TỔNG CỘNG 350.000 68.000 45.000 23.700 7.000 6.500
2/ Trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ quy định (tính trên tiền lương
thực tế)
3/ Trích trước tiền lương nghỉ phép của Công nhân SX theo tỷ lệ 5% trên tiền lương chính
4/ Chuyển TGNH nộp các khoản BHXH (22%), BHYT (4,5%), BHTN (2%) và KPCĐ (1%).
5/ Chi tiền mặt trả lương và BHXH trong tháng cho CBCNV.
Yêu cầu : Lập Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trong tháng.
______________________________________


Bài 2 :Tại DNSX trong tháng 9 năm N có tài liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương
như sau: (đơn vị tính là 1.000đ)
1- Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt và đã xuất quỹ TM trả lương kỳ I là 78.000
2- Tiền lương phải trả cho công nhân viên tập hợp từ bảng lương tháng 9 năm N như sau:
ĐỐI TƯỢNG LAO
ĐỘNG
Lương sản
phẩm
Lương thời gian Lương nghỉ phép CỘNG
1. Công nhân SXSP 117.000 - 5.000 122.000
- Phân xưởng 1 65.000 - 1.800 66.800
- Phân xưởng 2 52.000 - 3.200 55.200
2. Nhân viên QLPX - 28.800 2.200 31.000
- Bộ phận QLPX1 - 16.300 1.300 17.600
- Bộ phận QLPX2 - 12.500 900 13.400
3. Nhân viên bán hàng - 1.200 300 1.500
4. Nhân viên QLDN - 21.500 1.500 23.000
5. Nhân viên XDCB 8.300 - 1.200 9.500
Cộng 125.300 51.500 10.200 187.000
3- Tính trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất vào CPSX theo tỉ lệ 3% tiền lương
chính phải trả cho CNSX.
4- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ 30,5% tiền lương thực tế phải trả trong tháng,
trong đó người sử dụng lao động tính vào CPSX theo tỷ lệ 22%, còn 8,5% trừ vào thu nhập của
công nhân viên.

1
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
5- Khấu trừ tiền lương cán bộ nhân viên các khoản sau:
- Tiền nhà, tiền điện nước trong tháng : 6.000
- Tiền phạt bồi thường vật chất : 1.200

6- Trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên (bị ốm đau, thai sản, tai nạn,…) trong tháng:
3.500
7- Rút TGNH nhập quỹ tiền mặt để trả đủ lương kỳ II, trợ cấp BHXH và 1% KPCĐ cho công
nhân viên. Đồng thời lập uỷ nhiệm chi để chuyển tiền nộp toàn bộ BHXH, BHYT, BHTN và 1%
KPCĐ theo chế độ quy định.
8- Xuất quỹ tiền mặt trả lương kỳ II và trợ cấp BHXH cho công nhân viên. Biết số tiền lương
chưa lĩnh của công nhân viên là 8.000, kế toán đã chuyển sang danh sách tiền lương tạm giữ của
nhân viên.
9- Chi tiền mặt cho hội họp công đoàn tại đơn vị: 700
Yêu cầu:
1/ Lập bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương tháng 9/N
2/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng.
______________________________________
Bài 3 :Tại một DN SX có tài liệu về tiền lương và khoản phải trích theo lương trong tháng 1/N
như sau: (Đvị: 1.000 đồng)
I. Tiền lương còn nợ người lao động đầu tháng: 45.000
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1/N
1. Rút tiền ngân hàng về chuẩn bị trả lương: 45.000
2. Trả lương còn nợ kỳ trước cho người lao động: 42.000, số còn lại đơn vị tạm giữ vì công nhân
đi vắng chưa lĩnh.
3. Các khoản khấu trừ vào lương của người lao động bao gồm tạm ứng: 10.000 và khoản phải
thu khác: 8.000
4. Tính ra số tiền lương và các khoản khác phải trả trong tháng :
Bộ phận Lương chính Lương phép Thưởng thi đua BHXH Cộng
1. Phân xưởng 1
- Công nhân SXTT
- Nhân viên gián tiếp
87.000
81.500
5.500

6.000
6.000
-
5.000
4.000
1.000
2.000
2.000
-
100.000
93.500
6.500
2. Phân xưởng 2
- Công nhân SXTT
- Nhân viên gián tiếp
110.000
101.000
9.000
4.000
4.000
-
8.000
6.500
1.500
3.000
2.500
500
125.000
114.000
11.000

3. B.P tiêu thụ 10.600 1.000 500 600 12.700
4 BP QLDN 9.400 1.000 1.000 1.400 12.800
Tổng cộng 217.000 12.000 14.500 7.000 250.500

5. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (tính trên tiền lương chính).
6. Nộp KPCĐ (1%), BHXH (22%), BHYT (4,5%), BHTN (2%) cho cơ quan quản lý quỹ bằng
chuyển khoản.
7. Thanh toán lương (kỳ này và lương kỳ trước tạm giữ hộ) và các khoản tiền thưởng, trợ cấp
BHXH cho người lao động qua thẻ ATM.
Yêu cầu: Định khoản và phản ánh tình hình trên vào TK

2
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
Bài 4 : Tại 1 DN có 528 CNV trong đó có 480 CN trực tiếp SX, 12 CN phục vụ và quản lý
PXSX, 24 nhân viên quản lý DN và 12 nhân viên bán hàng . Qũy tiền lương theo kế hoạch cả
năm 2009 của toàn DN 19.008.000.000đ trong đó qũy tiền lương chính của CN trực tiếp SX là
16.200.000.000 đ . Theo chế độ nghỉ phép năm mỗi CN nghỉ 12 ngày, tiền lương thời gian bình
quân 1 ngày 90.000đ . Trong năm DN chỉ trích trước tiền lương nghỉ phép của CN trực tiếp SX.
Số dư đầu tháng 9/2009 của TK 334 : 792.000.000 đ (Tiền lương còn phải trả cho CNV ở kỳ 2
tháng 8)
Trong tháng 9/2009 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau :
1) Chi TM để thanh toán toàn bộ lương kỳ 2 tháng 8 cho CNV
2) Chi TM tạm ứng lương kỳ 1 tháng này là 720.000.000 đ
3) Các khoản Trợ cấp BHXH phải thanh toán : 31.600.000 đ
4) Trong tháng tổng hợp để tính lương nghỉ phép và lương nghỉ việc riêng cho CNV như sau:
− 48 CN trực tiếp SX; 6 nhân viên phục vụ và quản lý PXSX; 7 nhân viên quản lý DN
nghỉ phép năm (mỗi CN nghỉ bình quân 9 ngày)
− 04 CN trực tiếp SX nghỉ việc riêng được hưởng lương, tổng hợp được mỗi CN nghỉ 2
ngày.
DN đã tính lương nghỉ phép và lương nghỉ việc riêng cho số CNV trên (biết rằng lương thời

gian bình quân 1 ngày 90.000đ)
5) Cuối tháng DN tổng hợp và tính lương phải trả cho toàn CNV theo khối lượng SP hoàn thành
và tiêu thụ như sau :
− CN trực tiếp SX hưởng lương theo SP . Biết rằng trong tháng đã nhập kho 18.000SP,
đơn giá lương cho 1 SP 75.000đ
− Nhân viên phục vụ và quản lý PXSX được hưởng lương bằng 8% trên tiền lương chính
của CN trực tiếp SXSP trong tháng
− 24 nhân viên quản lý DN và 12 nhân viên bán hàng được hưởng lương bằng 4% trên
doanh thu bán SP trong tháng. Biết rằng trong tháng DN đã tiêu thụ được 7.200 SP, giá
bán 1 SP 300.000đ. Kế toán phân bổ tiền lương cho từng bộ phận có liên quan .
6) Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (tính trên lương thực tế).
7) Trích trước tiền lương nghỉ phép trong tháng của CN trực tiếp SX (tính trên tiền lương chính)
8) Cuối tháng đã chuyển TGNH nộp toàn bộ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của tháng 9/2009
sau khi trừ đi khoản trợ cấp BHXH và KPCĐ để lại cho DN.
9) Cuối tháng DN rút TGNH về quỹ TM để chuẩn bị thanh toán lương kỳ 2 và trợ cấp BHXH
phải trả cho CNV trong tháng 9/2009
Yêu cầu :
1- Lập ĐK các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2- Lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 9/2009
______________________________________
Bài 5 : Tại 1 DN trong tháng 5/2009 có tình hình về tiền lương và các khoản trích theo lương
như sau : (ĐVT : 1.000đ )
A- Số dư ngày 1/5 của TK 334 là 145.000
B- Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 5/2009 như sau :
1/ Ngày 5/5 chi tiền mặt thanh toán lương kỳ 2 trong tháng 4/2009 là 145.000.
2/ Ngày 20/5 chi tiền mặt tạm ứng lương kỳ 1 trong tháng 5/2009 là 180.000
3/ Ngày 30/5 tổng hợp tiền lương phải trả CNV trong tháng 5/2009 bao gồm :

3
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp

* Tiền lương của Công nhân SX trực tiếp : 350.000
* Tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng : 52.750
* Tiền lương nghỉ phép của công nhân SX trực tiếp : 5.960
* Tiền lương của nhân viên bán hàng : 20.350
* Tiền lương của cán bộ, nhân viên quản lý DN : 22.400
4/ Trong tháng 5 có 1 ngày nghỉ lễ (1/5), tiền lương tính cho các bộ phận trong ngày này như sau
:
* Công nhân sản xuất trực tiếp : 15.000
* Nhân viên quản lý phân xưởng : 3.800
* Nhân viên bán hàng : 1.500
* Nhân viên quản lý DN : 1.920
5/ Trích các khoản theo lương theo chế độ quy định (tính trên tiền lương thực tế)
6/ Tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân SX trực tiếp. Biết rằng công ty có
180 công nhân SX trực tiếp, tiền lương thời gian bình quân 1 ngày theo kế hoạch là 70.000đ.
Theo chế độ mỗi năm người lao động nghỉ 12 ngày. Quỹ tiền lương chính của công nhân SX
trực tiếp theo kế hoạch năm 2009 là 5.040.000
7/ Các khoản khấu trừ vào tiền lương của CNV trong tháng bao gồm : khoản bắt bồi thường là
2.000.000đ, khoản tạm ứng chưa thu hồi là 3.200
8/ BHXH trả thay lương cho CNV trong tháng 5/2009 là 7.200
9/ Chi tiền mặt thanh toán dứt điểm tiền lương kỳ 2 và BHXH của CNV tháng 5/2009.
Yêu cầu : Lập Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 5/2009.
______________________________________
II- PHẦN II : KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Bài 1 : Có tài liệu tại một DN trong tháng như sau :
1/ Trích sổ cái của 3 tài khoản : 621, 622 và 627 (Đơn vị : 1.000 đồng)
TK 621 TK 622 TK 627
(1521) : 151.900 (334) : 36.960 (1522) : 2.000
(1522) : 18.740 (338) : 7.022,4 (334) : 6.000
(338) : 1.140
(214) : 18.000

(331) : 460
2/ Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng :
- SP.A : nhập kho 2.500 SP, còn lại 500 sản phẩm dở dang.
- SP.B : nhập kho 1.800 SP, còn lại 200 sản phẩm dở dang.
3/ Tài liệu bổ sung :
- Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng của sản phẩm A là 9.990, sản phẩm B là 5.000
- Chi phí vật liệu chính được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo định mức chi phí : chi phí
vật liệu chính theo định mức tính trên 1 đơn vị sản phẩm A là 41, 1 đơn vị sản phẩm B là 16
- Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho từng loại sản phẩm theo thời gian hao phí lao động
định mức : tổng định mức thời gian hao phí để sản xuất SP.A là 10.000 giờ, SP.B là 5.000 giờ.

4
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
- Chi phí vật liệu phụ và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo số
giờ máy sản xuất : tổng giờ máy sản xuất SP.A là 12.000 giờ, SP.B là 8.000 giờ.
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo giá trị vật liệu chính tiêu hao.
- Phế liệu thu hồi từ sản phẩm A là 150,6 và thu hồi từ sản phẩm B là 40,8
Yêu cầu :
1. Tính toán và tiếp tục lập các ĐK kết chuyển chi phí và tính Z nhập kho thành phẩm.
2. Lập bảng tính giá thành sản phẩm A.
______________________________________
Bài 2 :Một DN tổ chức SX gồm 2 phân xưởng sản xuất chính : (ĐVT : 1.000đ )
- PX I : SX ra nhóm SP A có các quy cách là A1, A2, A3 và tính giá thành theo PP tỷ lệ.
- PX II : SX ra SP B. Phương pháp tính giá thành là PP trực tiếp.
A- Số dư đầu tháng của TK 154:
- TK 154 (PXI) : 16.972
- TK 154 (PX II) : 17.755
(Trong đó : Chi phí NVLTT là 10.125, Chi phí NCTT là 4.690, Chi phí SX chung là 2.940).
B- Trong tháng phòng kế toán DN có các tài liệu sau ;
1/ Chi phí vật liệu và công cụ ngắn hạn xuất dùng theo giá thực tế

Đối tượng sử dụng VL chính VL phụ CCụ loại P.bổ 1 lần CCụ loại P.bổ 2 lần
1. Phân xưởng I
- SX nhóm SP.A 297.000 30.000 - -
- Phục vụ SX - 15.000 3.750 4.200
2. Phân xưởng II
- SX sản phẩm 189.000 22.500 - -
- Phục vụ SX - 5.500 2.000 -
2/ Tiền lương thực tế phải trả trong tháng :
- PX I : Tiền lương công nhân trực tiếp SX nhóm SP là 51.000 (lương phụ là 6.000), tiền lương
công nhân phục vụ và quản lý SX là 10.500
- PX II : Tiền lương công nhân trực tiếp SXSP là 32.500 (lương phụ là 2.500 ), tiền lương CN
phục vụ và quản lý SX là 16.500
3/ Trích trước tiền lương nghĩ phép theo kế hoạch của công nhân SX trong tháng ở 2 phân xưởng
theo tỷ lệ là 3% trên tiền lương chính.
4/ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 22% tính vào chi phí cho các đối tượng có liên quan.
5/ Trích khấu hao TSCĐ trong tháng ở 2 phân xưởng : PXI là 9.000, PX II là 22.500
6/ Báo cáo của PX I :
- SP hoàn thành nhập kho là 1.500 SP A1, 3.000 SP A2, 750 SP A3.
- Số SP dở dang cuối tháng là 150 SP A1 có tỷ lệ hoàn thành là 60%, 225 SP A2 có tỷ lệ hoàn
thành 40%, 40 SP A3 có tỷ lệ hoàn thành là 30% (được đánh giá theo chi phí kế hoạch)
7/ Báo cáo của PX II :
SP hoàn thành nhập kho 400 SP B, còn lại 50 SP B dở dang có tỷ lệ hoàn thành là 70% (được
đánh giá theo PP ước lượng SP hoàn thành tương đương).
Yêu cầu :
1) Lập ĐK các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2) Lập bảng tính giá thành SP B ở PX II.

5
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
Cho biết : Bảng giá thành kế hoạch đơn vị SP của nhóm SP A ở PX I :

Khoản mục Sản phẩm A1 Sản phẩm A2 Sản phẩm A3
- Chi phí NVLTT 60 63 64
- Chi phí NCTT 11 12 13
- Chi phí SX chung 9 10 13
Cộng Giá thành KH đơn vị: 80 85 90
______________________________________
Bài 3 : Một doanh nghiệp tổ chức SX gồm 2 phân xưởng SX chính: (ĐVT : 1.000đ )
♦ Phân xưởng I : Cùng quy trình công nghệ thu được 3 loại SP A, B, C. Phương pháp tính Z là
PP hệ số.
♦ Phân xưởng II : Có nhiệm vụ SX SP D và SP E. Phương pháp tính Z là PP trực tiếp.
A- Số dư đầu tháng của TK 154 :
- TK 154 (PX I) : 15.944
- TK 154 (PX II) : 113.899,5. Trong đó:
+ Sản phẩm D : 53.460
+ Sản phẩm E : 60.439,5 (Chi tiết : Chi phí NVLTT là 33.750, chi phí NCTT là 20.655, chi phí
SX chung là 6.034 ).
B- Tình hình sản xuất trong tháng :
1/ Chi phí vật liệu, tiền lương, khấu hao TSCĐ trong tháng : (ĐVT : 1.000đ )
Đối tượng sử dụng VL chính VL phụ Tiền lương khấu hao
1. Phân xưởng I
- Sản xuất SP 122.000 2.000 20.000 -
- Phục vụ SX - 1.950 5.000 9.150
2. Phân xưởng II
- Sản xuất SP.D 262.575 108.000 121.500 -
- Sản xuất SP.E 243.000 94.500 148.500 -
- Phục vụ SX - 17.550 27.000 55.620
2/ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 22% tính vào chi phí cho các đối tượng có liên quan.
3/ Tình hình xuất dùng công cụ lao động ngắn hạn tại PXSX :
- Loại phân bổ 1 lần : Cho PX I là 1.500, cho PX II là 11.700
- Loại phân bổ 2 lần : Cho PX I là 4.000, cho PX II là 10.800

4/ Tiền điện phải trả trong tháng theo tổng giá thanh toán (giá đã có thuế 10%) PX I là
1.650.000 đ, PX II là 12.127,5
5/ Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ đã chi bằng tiền mặt cho PX II là 1.575
6/ Báo cáo cuối tháng của PX I :
- Phế liệu thu hồi từ SX trị giá là 1.286,4
- Sản phẩm hoàn thành nhập kho là 300 SP A, 260 SP B, 200 SP C.
- Sản phẩm DD cuối tháng là 52 SP A, 40 SP B, 20SP C (Được đánh giá theo chi phí NVL TT).

6
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
- Hệ số Z của SP A là 1; SP B là 1,2 ; SP C là 1,4.
7/ Báo cáo cuối tháng của PX II :
- SP hoàn thành nhập kho 108.000 SPD, còn 13.500 SPD dở dang (Được đánh giá theo chi phí
NVL TT). Phế liệu thu hồi nhập kho 904.500đ
- SP hoàn thành nhập kho 135.000 SP E, còn 13.500 SP E dở dang có tỷ lệ hoàn thành là 30%
(Được đánh giá theo PP ước lượng SP hoàn thành tương đương)
Yêu cầu :
1. Lập ĐK các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho đến khi nhập kho thành phẩm
2. Lập bảng Z của SP E ở PX II
Tài liệu bổ sung :
- Chi phí SX chung của PX II được phân bổ theo tiền lương công nhân SX tại PX đó.
- DN chịu thuế GTGT theo PP khấu trừ
______________________________________
Bài 4 :Tại một DN có cơ cấu tổ chức sản xuất như sau : (1.000 đồng)
- Phân xưởng I : sản xuất ra sản phẩm A. Phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp.
- Phân xưởng II : sản xuất ra 2 loại sản phẩm là sản phẩm B và sản phẩm C. Phương pháp tính
giá thành là phương pháp hệ số.
A- Số dư đầu tháng của 1 số TK như sau :
* TK 154 (PX I): 29.070. Chi tiết : Khoản mục 621 : 15.970; khoản mục 622 : 6.000;
khoản mục 627 : 7.100).

* TK 154 (PX II) : 42.500.
B- Tình hình SX và tiêu thụ trong tháng như sau :
1/ Trích bảng kê chi phí :
1521 1522 334 338 214 111
1. Phân xưởng I
- Sản xuất SP 125.000 30.000 150.000 28.500
- Quản lý PX 27.500 30.000 5.700 80.000 23.000
2. Phân xưởng II
- Sản xuất SP 488.000 62.000 250.000 47.500
- Quản lý PX 51.600 50.000 9.500 125.000 26.000
TỔNG CỘNG 613.000 171.100 480.000 91.200 205.000 49.000
2/ Báo cáo của Phân xưởng I :
- VL chính cuối tháng sử dụng không hết để lại sử dụng cho tháng sau trị giá 12.000.
- Nhập kho 800 SP.A còn 250 SP.A dở dang mức độ hoàn thành 80%.
3/ Báo cáo của Phân xưởng II :
- Thu hồi phế liệu nhập kho trị giá 9.880.
- Hoàn thành nhập kho 1.200 SP.B và 800 SP.C.
- Còn lại 220 SP.B và 100 SP.C dở dang cuối tháng
- Hệ số quy đổi SP.B là 1; SP.C là 1,2
4/ Tài liệu bổ sung : SPDD ở PX I đánh giá theo ước lượng SP tương đương, PX II đánh giá theo
chi phí NVL trực tiếp.
Yêu cầu :

7
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
1. Lập định khoản các nghiệp vụ phát sinh nói trên.
2. Mở các tài khoản tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
______________________________________
Bài 5 :DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, tổ chức sản xuất gồm một phân xưởng sản xuất
chính và một phân xưởng sản xuất phụ : (đơn vị :1.000 đồng)

 PXSX chính : SX ra sản phẩm A và sản phẩm B, tính giá thành theo phương pháp trực
tiếp.
 PXSX phụ : Sản xuất điện phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
I- Số dư đầu tháng của TK 154
 TK 1541 (PXSX chính) : 32.930. Chi tiết :
- Sản phẩm A: 10.600
- Sản phẩm B: 22.330, trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 14.400, chi phí nhân
công trực tiếp là 5.440 và chi phí sản xuất chung là 2.490.
 TK 1542 (PXSX phụ) : 0
II- Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng :
1/ Tình hình xuất dùng vật liệu và công cụ, dụng cụ theo giá thực tế như sau :
Bộ phận sử dụng VL chính VL phụ CC p/bổ 1 lần
CC báo hỏng loại 50%
Giá trị Phế liệu
1. PXSX chính
- SX sản phẩm A
- SX sản phẩm B
- Phục vụ SX
302.000
140.000
-
24.000
20.000
8.000 3.000 6.000 200
2. PXSX phụ
- SX sản phẩm
- Phục vụ SX
8.000 3.000
2.000 500 2.800 400
Cộng 450.000 57.000 3.500 8.800 600

2/ Tiền lương thực tế phải trả trong tháng :
− PXSX chính :
+ Lương công nhân SX sản phẩm A: 32.000, trong đó lương phụ là 2.000.
+ Lương công nhân SX sản phẩm B: 58.000, trong đó lương phụ là 8.000.
+ Lương công nhân phục vụ PXSX : 20.000.
− PXSX phụ : Lương công nhân SXSP 6.000, công nhân phục vụ PXSX 3.000.
3/ Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ qui định.
4/ Trích khấu hao TSCĐ trong tháng ở PXSX chính là 10.000, ở PXSX phụ là 1.290.
5/ Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX ở PXSX chính theo tỷ lệ 3% trên
tiền lương chính.
6/ Tiền nước phải trả cho người cung cấp theo giá thanh toán gồm cả thuế GTGT 5% : PXSX
chính là 2.100, PXSX phụ là 525.
7/ Báo cáo của PXSX phụ : sản xuất được18.000 Kwh, trong đó cung cấp cho PXSX chính
8.000 Kwh, cho bộ phận bán hàng 3.000 Kwh, cho bộ phận quản lý DN 4.000 Kwh, bán ra ngoài
3.000 Kwh.
8/ Báo cáo của PXSX chính :

8
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
 Vật liệu chính thừa từ sản xuất sản phẩm A nhập kho 2.000.
 Phế liệu thu hồi từ sản xuất sản phẩm B trị giá 1.000.
 Hoàn thành nhập kho 5.000 SP.A, còn lại 600 SP.A dở dang, đánh giá theo chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp.
 Hoàn thành nhập kho 10.000 SP.B, còn lại 900 SP.B dở dang với mức độ hoàn thành 40%,
đánh giá theo ước lượng SP tương đuơng.
 Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiền lương chính của công nhân sản xuất.
Yêu cầu : Tính toán và lập định khoản cho đến khi nhập kho thành phẩm.
______________________________________
Bài 6 :Một DN áp dụng PP kê khai thường xuyên, tổ chức SX gồm 2 phân xưởng SX :
- Phân xưởng I : Sản xuất ra nhóm sản phẩm A có 3 quy cách : SP.A1, A2, A3. Phương pháp

tính giá thành là phương pháp tỷ lệ.
- Phân xưởng II : Sản xuất ra 2 SP là SP B và SP C. Tính giá thành theo PP trực tiếp.
A- Số dư đầu tháng của TK như sau :
- TK 154 (PXI) : 10.807.800 đ
- TK 154 (PXII) : 15.885.000 đ, trong đó :
+ SP.B : 4.770.000 đ
+ SP.C : 11.115.000 đ (chi phí nguyên VL trực tiếp : 6.480.000 đ; Chi phí nhân công trực
tiếp : 3.225.000 đ; Chi phí SX chung : 1.410.000 đ)
B- Trong tháng có tình hình như sau :
1. Chi phí vật liệu và công cụ thuộc loại ngắn hạn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo
giá thực tế như sau : (Đơn vị : đồng)
Đối tượng Vật liệu Vật liệu Công cụ PB CC báo hỏng loại PB 2 lần
sử dụng chính phụ một lần Giá trị Phế liệu
1- PX I
- SX nhóm SP.A 180.000.000 18.000.000 - - -
- Phục vụ SX - 7.835.400 1.800.000 3.600.000 450.000
2- PX II
- Sản xuất SP.B 135.000.000 10.800.000 - - -
- Sản xuất SP.C 63.000.000 9.000.000 - - -
- Phục vụ SX 9.000.000 1.350.000 2.700.000 90.000
2. Tiền lương thực tế phải trả cho người lao động (Đơn vị : đồng)
Các bộ phận Tiền lương chính Tiền lương phụ
1- Phân xưởng I
- Công nhân SX nhóm SP.A 27.000.000 3.600.000
- Nhân viên phục vụ SX 4.500.000 1.800.000
2- Phân xưởng II
- Công nhân sản xuất SP.B 13.500.000 -
- Công nhân sản xuât SP.C 22.500.000 3.600.000
- Nhân viên phục vụ SX 6.300.000 2.700.000
3. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX tại PX I và PX II theo tỷ lệ 3%

trên tiền lương chính.
4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 22% tính vào chi phí có liên quan.
5. Trích khấu hao TSCĐ trong tháng tại PX I : 5.400.000 đ, PX II : 4.122.000 đ

9
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
6. Chi phí khác chi bằng tiền mặt: Phục vụ SX ở PX I là 900.000 đ, PX II là 1.800.000 đ.
7. Kết quả SX trong tháng của Phân xưởng I :
- Vật liệu chính cuối tháng còn thừa nhập kho là 1.800.000 đ.
- Hoàn thành nhập kho 1.500 SP.A1, 3.000 SP.A2, 750 SP.A3
- Số SP dở dang cuối tháng: 150 SP.A1, có tỷ lệ hoàn thành 60%; 225 SP.A2, có tỷ lệ hoàn
thành 40%; 40 SP.A3, có tỷ lệ hoàn thành 30%. Sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí kế
hoạch. Cho biết bảng giá thành kế hoạch đơn vị SP như sau : (Đơn vị : đồng)
Khoản mục chi phí Sản phẩm A1 Sản phẩm A2 Sản phẩm A3
- Chi phí NVLTT 36.000 37.800 38.400
- Chi phí nhân công TT 6.600 7.200 7.800
- Chi phí SX chung 5.400 6.000 7.800
Cộng Giá thành KH đơn vị: 48.000 51.000 54.000
8. Kết quả SX trong tháng của Phân xưởng II :
- Hoàn thành 3.750 SP.B, còn lại 450 SP dở dang đánh giá theo chi phí NVLtrực tiếp.
- Hoàn thành 7.500 SP.C nhập kho, còn lại 675 SP dở dang có tỷ lệ hoàn thành 40% đánh giá
theo PP ước lượng SP hoàn thành tương đương.
- Chi phí SX chung được phân bổ theo tiêu thức tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp SX.
Yêu cầu:
1- Tính toán và lập ĐK các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho đến khi nhập kho thành phẩm.
2- Lập bảng tính giá thành SP.C ở phân xưởng II.
______________________________________
Bài 7 : Một DN tổ chức SX gồm 3 phân xưởng:
- Phân xưởng I : Sản xuất SP chính A, ngoài ra thu được SP phụ F.
- Phân xưởng II : Cùng quy trình công nghệ giản đơn thu được 2 SP chính là C và D

- Phân xưởng III( PXSX phụ) : Thực hiện công việc sửa chữa tài sản cố định trong DN
A- Số dư đầu tháng 10 của các TK:
* TK 154(PXI) : 1.080.000 đ
* TK 154(PXII) : 4.500.000 đ (Trong đó : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 3.300.000 đ, chi phí
nhân công trực tiếp :708.000 đ, chi phí SX chung : 492.000 đ)
* TK 154(PXIII) : 0
B- Trong tháng 10 phòng kế toán của DN có tài liệu sau:
1/ Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong tháng : (Đơn vị tính : 1.000 đ)
Bộ phận
Vật liệu
Chính
Vật liệu
Phụ
Tiền
lương
Trích theo
lương
Khấu
Hao
Tiền
mặt
Công cụ
1 lần 2 lần

10
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
1/ PX I
- Sản xuất SP
- Phục vụ SX
14.400 1.800

600
2.400
1.200
456
228
-
1.800
-
516
-
600
-
2/ PX II
- Sản xuất SP
- Phục vụ SX
54.000
-
-
1.800
16.800
1.200
3.192
228
-
3.000
-
300
-
330
-

3/ PX III (SX phụ)
- Sản xuất SP
- Phục vụ SX
-
-
3.000
1.500
1.200
600
228
114 600 258
-
-
-
1.200
2/ Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong tháng 10 ở PXI : 600.000 đ, PX II : 1.200.000
3/ Khoản chi phí trả trước được phân bổ trong tháng 10 ở PX II : 900.000 đ
4/ Báo cáo của phân xưởng III(PXSX phụ) : Tổng số giờ công sửa chữa thực hiện được trong
tháng là 850 giờ, trong đó phân bổ cho các đối tượng :
- Sửa chữa thường xuyên TSCĐ của PX II : 100 giờ, của bộ phận bán hàng : 200 giờ
- Tự sửa chữa TSCĐ của PX III : 50 giờ
- Sửa chữa lớn TSCĐ của PX I : 500 giờ
Cuối tháng khối lượng sửa chữa dở dang được đánh giá: 900.000 đ
5/ Báo cáo của Phân xưởng I : Hoàn thành nhập kho 400 SP.A và 50 SP phụ F, còn 50 SP.A dở
dang. Biết rằng vật liệu chính thừa để tại xưởng ở cuối tháng 9 để tiếp tục sử dụng cho tháng 10
là 720.000 đ
6/ Báo cáo của Phân xưởng II : Hoàn thành 200 SP.C và 300 SP.D nhập kho, còn 20 SP.C và 40
SP.D dở dang mức độ hoàn thành của cả 2 SP là 50%. Vật liệu chính còn thừa nộp lại kho cuối
tháng 10 là 2.550.000 đ. Cho biết hệ số tính giá thành của SP.C là 1 và SP.D là 1,5
9/ Tài liệu bổ sung:

- SP dở dang ở phân xưởng I được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính, PX II theo
phương pháp ước lượng SP hoàn thành tương đương
- Giá thành kế hoạch của SP phụ F : 12.000 đ
Yêu cầu:
1. Lập định khoản các NVPS cho đến khi nhập kho thành phẩm ở 2 phân xưởng.
2. Phản ánh vào sơ đồ TK cho các TK 621, 622, 627, 154
3. Lập bảng tính giá thành SP C và D
______________________________________
Bài 8: Một DN tổ chức SX gồm 3 phân xưởng SX chính: (ĐVT: 1.000 đ)
* Phân xưởng I: Cùng một quy trình công nghệ thu được 3 loại SP A, B, C. Phương pháp tính
giá thành là PP hệ số.
* PX II : SX ra SP D. Phương pháp tính giá thành là PP trực tiếp.
* Phân xưởng III: SX ra nhóm SP K gồm các quy cách là K1, K2, K3. Phương pháp tính giá
thành là PP tỷ lệ
A) Số dư đầu tháng của TK 154:
- TK 154(PXI) : 31.800.
- TK 154 (PXII) : 44.715. (Trong đó: Chi phí NVLTT là 30.375, Chi phí NCTT là 7.350, Chi
phí SX chung là 6.990).

11
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
- TK 154(PXIII): 31.910.
B) Trong tháng có tình hình sau:
1) Chi phí vật liệu và công cụ ngắn hạn xuất dùng theo giá thực tế : (ĐVT : đ)
Đối tượng sử dụng
Vật liệu
chính
Vật liệu phụ
CCụ Pbổ
1 lần

CCụ Pbổ
2 lần
* Phân xưởng I
- SX sản phẩm
- Phục vụ SX
* Phân xưởng II
- SX sản phẩm
- Phục vụ SX
* Phân xưởng III
- SX nhóm SP K
- Phục vụ SX
246.000
-
570.500
-
609.034
-
3.588
1.350
67.000
16.500
52.000
31.000
-
2.000
-
6.000
-
3.500
-

7.240
-
-
-
8.400
2) Tiền lương thực tế phải trả trong tháng:
- Phân xưởng I : Lương công nhân SXSP là 45.000.000 đ (trong đó lương phụ: 5.000), lương
công nhân phục vụ SX là 10.000.
- PX II : Tiền lương công nhân trực tiếp SXSP là 97.500 (trong đó lương phụ là 7.500), tiền
lương CN phục vụ và quản lý SX là 49.500.
- Phân xưởng III : Lương công nhân SXSP nhóm SP K là 102.000 (trong đó lương phụ:
12.000 ), lương công nhân phục vụ SX là 21.000.
3) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 22% tính vào chi phí.
4) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX theo kế hoạch để tính vào chi
phí của kỳ này tại PXI, PXII và PXIII theo tỷ lệ 3% trên tiền lương chính.
5) Trích khấu hao TSCĐ trong tháng tại PX I là 27.300, tại PX II là 60.000, tại PX III là
17.000.
6) Tiền điện mua ngoài phải trả trong tháng theo tổng giá thanh toán (Giá gồm cả thuế GTGT
10%): PX I là 8.800, PX II là 8.250, PX III là 4.400.
7) Báo cáo của PX I :
- Vật liệu chính thừa nhập lại kho trị giá 1.500.
- Phế liệu thu hồi từ SXSP trị giá là 318,8
- Sản phẩm hoàn thành nhập kho 600 SPA, 520 SPB và 400 SPC.
- Số SPDD cuối tháng là 104 SPA, 80 SPB và 40 SPC (SP dở dang được đánh giá theo chi phí
NVLTT).
- Hệ số Z của SPA là 1; SPB là 1,2; SPC là 1,4.
8) Báo cáo của PX II :
- Vật liệu chính thừa nhập lại kho trị giá 3.000.
- Phế liệu thu hồi từ SX là 2.760.
- SP hoàn thành nhập kho 1.200 SP D, còn lại 150 SP D dở dang có tỷ lệ hoàn thành là 60%

(được đánh giá theo PP ước lượng SP hoàn thành tương đương).
9) Báo cáo PX III:
- Vật liệu chính cuối tháng còn thừa để tại xưởng trị giá là 5.000
- SP hoàn thành nhập kho: 6.000 SP K1, 12.000 SP K2, 3.000 SP K3.
- SP dở dang cuối tháng: 600 SP K1 có tỷ lệ hoàn thành 60%, 900 SP K2 có tỷ lệ hoàn thành
40%, 160 SP K3 có tỷ lệ hoàn thành 30% (SP dở dang được đánh giá theo chi phí kế hoạch).

12
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
Cho biết: Bảng giá thành kế hoạch đơn vị của nhóm SP K như sau:
Tên sản phẩm Chi phí
NVLTT
Chi phí NCTT Chi phí SXC CỘNG
K1 30 5,5 4,5 40
K2 31,5 6 5 42,5
K3 32 6,5 6,5 45
Yêu cầu:
1) Lập ĐK các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
2) Lập bảng tính giá thành sản phẩm D.
______________________________________
Bài 9 :Tại một DN có cơ cấu tổ chức sản xuất như sau :
- Phân xưởng I : là phân xưởng sản xuất chính : sản xuất ra 2 loại sản phẩm là sản phẩm A và
sản phẩm B. Phương pháp tính giá thành là phương pháp hệ số.
- Phân xưởng II : là phân xưởng sản xuất chính : sản xuất ra 2 loại sản phẩm là sản phẩm C và
sản phẩm D. Phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp.
- Phân xưởng III : là phân xưởng sản xuất phụ : có nhiệm vụ sản xuất ra nguyên vật liệu chính
để cung cấp cho hai phân xưởng sản xuất chính.
A- Số dư đầu tháng của 1 số TK như sau :
* TK 154 (PX I): 31.908.000 đ. (Chi phí NVLTT : 19.918.000 đ; Chi phí nhân công trực tiếp :
8.213.000 đ; chi phí SX chung : 3.777.000 đ)

* TK 154 (PX II) : 28.057.000 đ
- Sản phẩm C : 15.444.000 đ, trong đó : Chi phí NVLTT là 8.040.000 đ, chi phí nhân công
trực tiếp là 4.936.000 đ, chi phí SX chung là 2.468.000 đ
- Sản phẩm D : 12.613.000 đ, trong đó : Chi phí NVLTT là 6.025.000 đ, chi phí nhân công
trực tiếp là 5.124.000 đ, chi phí SX chung là 1.464.000 đ
* TK 154 (PX III) : 5.700.000 đ.
B- Tình hình SX trong tháng như sau :
1/ Trích bảng kê chi phí : (ĐVT : 1.000 đồng)
Chi phí
ĐT SD
Vật liệu
chính
Vật liệu
phụ
Khấu
hao
Tiền
lương
Công cụ
1 lần
Tiền
mặt
1/ Phân xưởng I
- SX sản phẩm 126.000 15.000 - 60.000 - -
- Quản lý SX - 5.000 15.000 19.000 10.000 5.300
2/ Phân xưởng II
- SX sản phẩm C - 74.000 58.000
- SX sản phẩm D - 68.000 45.000
- Quản lý SX - 8.430 10.000 20.000 12.000 8.000
3/ Phân xưởng III

- SX sản phẩm 25.000 4.000 - 15.000 - -
- Quản lý SX - 2.000 8.000 10.000 10.000 2.850
Tổng cộng 151.000 176.000 33.000 227.000 32.000 16.150
2/ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 22% tính vào chi phí.

13
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
3/ Báo cáo của phân xưởng III (PXSX phụ) :
- Hoàn thành 8.500 Kg nguyên vật liệu chính trong đó cung cấp để trực tiếp SX sản phẩm cho
Phân xưởng I là 2.100 Kg, Phân xưởng II là 3.600 Kg (trong đó để SX sản phẩm C là 2.000 Kg,
SX sản phẩm D là 1.600 Kg), bán ra ngoài 1.500 Kg, giá bán chưa thuế 15.000 đ/Kg, thuế
GTGT 10% và đã thu bằng tiền TGNH. Số nguyên vật liệu chính còn lại nhập vào kho.
- Còn một số nguyên vật liệu chính dở dang trị giá 3.050.000 đ
4/ Báo cáo của phân xưởng I :
- Vật liệu chính thừa để ở phân xưởng tháng trước chuyển sang là 5.200.000 đ
- Vật liệu chính thừa để tại phân xưởng cuối tháng này là 4.300.000 đ.
- Sản phẩm hoàn thành nhập kho là 1.930 SP.A và 1.950 SP.B
- Số SP dở dang: 345 SP.A có tỷ lệ hoàn thành 40% và 635 SP.B có tỷ lệ hoàn thành 50%
5/ Báo cáo của phân xưởng II :
- Sản phẩm C cuối kỳ hoàn thành nhập kho 14.000 SP và dở dang 2.000 SP có tỷ lệ hoàn
thành 60%. Nguyên vật liệu chính thừa cuối tháng này để tại PX là 3.000.000 đ.
- Sản phẩm D cuối kỳ hoàn thành nhập kho 18.000 SP và dở dang 1.000 SP có tỷ lệ hoàn
thành 30%. Nguyên vật liệu chính thừa cuối tháng này nhập lại kho là 5.000.000 đ.
6/ Tài liệu bổ sung :
- Chí phí nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ trực tiếp bỏ ngay vào từ ban đầu của quá trình sản
xuất, còn các chi phí khác bỏ dần theo mức độ hoàn thành.
- SP dở dang cuối kỳ ở PX I và PX II được đánh giá theo PP ước lượng SP hoàn thành tương
đương.
- Hệ số giá thành ở PX I : của SP A là 1 và của SP B là 1,2.
- Chi phí sản xuất chung ở PX II được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức tiền lương

của công nhân trực tiếp sản xuất.
Yêu cầu:
1. Lập định khoản các nghịêp vụ trên cho đến khi nhập kho thành phẩm.
2. Lập bảng tính giá thành cho phân xưởng I.
______________________________________
Bài 10: Một DN sản xuất một loại sản phẩm, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính
giávật liệu và CCDC xuất kho theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Có tài liệu trong
tháng 3/N như sau: (ĐVT: 1.000 đ)
I – Số liệu vào ngày 1/03/N:
Tồn kho 5.000 kg VL chính: 150.000
Tồn kho 1.000 kg VL phụ: 20.000
Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng: 8.000
II – Trong tháng 3/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Xuất kho 600 kg VL phụ, trong đó dùng để trực tiếp sản xuất 500kg, dùng để phục vụ chung
cho sản xuất: 100kg.
2. Xuất kho 3.000 kg VL chính để trực tiếp chế tạo sản phẩm.
3. Mua nhiên liệu đưa ngay đến phục vụ cho phân xưởng sản xuất (không qua kho), giá mua
chưa thuế: 1.000, thuế suất thuế GTGT: 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.
4. Tính lương phải trả cho:
- Công nhân trực tiếp sản xuất: 40.000 - Nhân viên quản lý phân xưởng:
15.000

14
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
5. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
6. Trính khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất: 13.000
7. Tiền điện, nước tại phân xưởng sản xuất theo giá chưa thuế: 2.000, thuế GTGT: 200, đã thanh
toán bằng tiền mặt.
8. VL chính dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm còn thừa nhập lại kho có giá trị: 4.000.
9. Cuối tháng, hoàn thành nhập kho 800 sản phẩm, dở dang 200 sản phẩm.

Yêu cầu:
a/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
b/ Lập Bảng tính giá thành sản phẩm.
(Biết: DN đánh giá sản phẩm dở dang theo CP nguyên vật liệu trực tiếp.)
______________________________________
Bài 11: Một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm X, tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ
xuất kho theo phương pháp nhập trước- xuất trước như sau: (đv:1000 đ)
I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:
- TK 152: 60.000. Trong đó, VLC (5.000 kg): 50.000. VLP (2.000 kg ) : 10.000
- TK 153 (chiếc) : 60.000
- TK 154: 3.000
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1.Xuất kho 3.000 kg VLC, 500 kg VLP dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
2. Mua 4.000 kg VLC theo giá mua chưa thuế (10%) là 39.000 chưa trả tiền cho người bán A.
Cuối tháng vật liệu chưa về nhập kho.
3.Xuất kho 1.500 kg VLC và 500 kg VLP dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
4.Mua 3.000 kg VL chính theo giá mua chưa thuế: 30.000 và 1.000 kg VL phụ theo giá mua
chưa thuế: 5.000, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa trả tiền cho người bán B. VL mua về được
đưa vào sử dụng ngay để sản xuất sản phẩm mà không qua kho.
5. Xuất kho 100 chiếc CCDC sử dụng cho sản xuất thuộc loại phân bổ 2 lần.
6. Xuất kho 200 kg VL phụ dùng để phục vụ chung tại phân xưởng.
7. Tính lương phải trả:
- Công nhân trực tiếp SX: 12.000
- Quản lý phân xưởng và nhân viên phục vụ phân xưởng: 6.000.
8. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
9. Trích khấu hao TSCĐ tại bộ phận sản xuất: 6.580
10. Các khoản chi phí khác phát sinh tại phân xưởng đã chi bằng tiền mặt: 2.200 (trong đó, thuế
suất thuế GTGT 10%)
11. Cuối kỳ hoàn thành nhập kho: 1.000 sản phẩm, dở dang 100 sản phẩm.

Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Lập Bảng tính giá thành sản phẩm (Biết: DN đánh giá sản phẩm dở dang theo Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp)
Bài 12: Tại một DN sản xuất 1 sản phẩm M, có số liệu như sau : ( ĐVT: 1.000 đ )
I- Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: 61.168 .

15
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
Trong đó bao gồm 3 khoản mục chi phí như sau:
- Chi phí nguyên VL trực tiếp : 50.000. Trong đó: + Vật liệu chính : 48.000+ Vật liệu phụ :
2.000
- Chi phí nhân công trực tiếp : 6.528
- Chi phí sản xuất chung : 4.640
II- Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Xuất kho vật liệu chính để chế tạo sản phẩm 900.000.
2. Xuất vật liệu phụ trực tiếp sản xuất sản phẩm 39.580, phục vụ cho sản xuất 10.000.
3. Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm 120.000, nhân viên quản lý PX 10.000.
4. Trích các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định.
5. Chi phí điện mua ngoài phục vụ cho sản xuất ở PX theo giá gồm cả thuế GTGT 10%
là17.600, chưa thanh toán.
6. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng 41.800.
7. Bộ phận sản xuất báo hỏng số công cụ xuất dùng trước đây thuộc loại phân bổ 2 lần: giá thực
tế của số công cụ này 24.000, phế liệu thu hồi đã bán và thu tiền mặt 1.000.
8. Trích trước chi phí sửa chữa thiết bị sản xuất theo dự toán 6.000.
9/ Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất theo tỷlệ 5%
trên tiền lương thực tế phải trả.
10/ - Cuối kỳ phân xưởng sản xuất báo cáo số vật liệu chính sử dụng không hết nhập lại kho trị
giá 8.000
- Hoàn thành nhập kho 40.500 sản phẩm M, còn lại 9.500 sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành

60% được đánh giá theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Biết:
Nguyên vật liệu chính được đưa vào ngay từ đầu quá trình sản xuất. 2
Yêu cầu: 1/ Tính toán và định khoản cho đến khi nhập kho thành phẩm.
2/ Lập bảng giá thành sản phẩm.
Bài 13: Doanh nghiệp sản xuất ABC tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp NT-
XT, sản xuất 2 loại sản phẩm M, N, có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000 đ)
A – Số dư vào ngày 01/03/N như sau:
- TK 152: 158.000. Trong đó: + VL chính (10.000 kg): 150.000 + VL phụ (4.000 kg): 8.000
- TK 153 (100 bộ): 50.000
- TK 154: 4.300. Trong đó: + SP M: 2.000 + SP N: 2.300 B
B -Trong tháng 3/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Xuất kho 5.000 kg vật liệu chính dùng trực tiếp cho sản xuất, trong đó: dùng cho SP M: 3.000
kg, SP N: 2.000 kg.
2. Vay ngắn hạn mua 4.000 kg vật liệu chính nhập kho theo giá mua đã có thuế: 63.800 (trong
đó, thuế suất thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển đã chi bằng tiền mặt: 2.000.
3. Mua 4.000 kg vật liệu phụ đưa ngay vào phân xưởng sản xuất theo giá mua chưa thuế: 8.000,
thuế GTGT: 800, chưa thanh toán cho người bán, trong đó sử dụng trực tiếp cho sản xuất SP M:
2.500 kg, SP N: 1.500 kg.
4. Xuất kho 3.000 kg vật liệu chính dùng trực tiếp cho sản xuất, trong đó: dùng cho SP M: 2.000
kg, SP N: 1.000 kg.
5. Xuất kho 500 kg vật liệu phụ để phục vụ phân xưởng sản xuất.
6. Xuất kho 15 bộ CCDC dùng cho sản xuất, loại phân bổ 3 lần.

16
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
7. Trích khấu hao máy móc thiết bị sử dụng tại bộ phận sản xuất: 16.550.
8. Tiền điện, tiền nước, điện thoại phát sinh tại phân xưởng đã thanh toán bằng TGNH, giá chưa
thuế: 5.000, , thuế suất thuế GTGT 10%.
9. Chi phí khác phát sinh tại phân xưởng đã chi bằng tiền mặt: 1.500 10. Tính tiền lương phải trả

cho:
- Công nhân trực tiếp SX: 15.000, trong đó sản xuất SP M: 9.000, SP N: 6.000
- Nhân viên quản lý phân xưởng và nhân viên phục vụ phân xưởng: 5.000
11. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ quy định.
12. Trong kỳ, DN hoàn thành nhập kho 100 SP M và 200 SP N, dở dang 10 SP M và 15 SP N.
Biết: - Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tỷ lệ với tiền lương
công nhân trực tiếp sản xuất.
- DN đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính trực tiếp.
Yêu cầu: 1/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2/ Lập bảng tính giá thành SP M, N.
Bài 14: Doanh nghiệp sản xuất ABC tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp NT-
XT, sản xuất 2 loại sản phẩm A, B, có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000 đ) .
A – Số dư vào ngày 01/03/N như sau:
- TK 152: 215.000. Trong đó:
+ VL chính (10.000 kg): 200.000
+ VL phụ (5.000 kg): 15.000
- TK 153 (100 bộ): 30.000
- TK 154: 14.270. Trong đó:
Khoản mục SP A SP B
- NVL trực tiếp 6.000 1.800
- Nhân công trực tiếp 2.100 470
- Chi phí SX chung 2.660 1.160
Cộng 10.760 3.430
B- Trong tháng 3/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Xuất kho 6.000 kg vật liệu chính dùng trực tiếp cho sản xuất, trong đó: dùng cho SP A: 4.000
kg, SP B: 2.000 kg.
2. Mua 3.000 kg vật liệu phụ đưa ngay vào phân xưởng sản xuất theo giá mua chưa thuế: 9.000,
thuế GTGT: 900, chưa thanh toán cho người bán, trong đó sử dụng trực tiếp cho sản xuất SP A:
2.000 kg, SP B: 1.000 kg.

3. Xuất kho 500 kg vật liệu phụ để phục vụ phân xưởng sản xuất.
4. Mua 5.000 kg vật liệu chính nhập kho theo giá mua đã có thuế: 110.000 (trong đó, thuế suất
thuế GTGT 10%), đã thanh toán toàn bộ bằng TGNH.
5. Xuất kho 10 bộ CCDC dùng cho sản xuất, loại phân bổ 2 lần
6. Xuất kho 3.000 kg vật liệu chính dùng trực tiếp cho sản xuất, trong đó: dùng cho SP A: 2.000
kg, SP B: 1.000 kg.
7. Tính tiền lương phải trả cho:
- Công nhân trực tiếp SX SP A: 10.000, SP B: 8.000

17
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
- Nhân viên quản lý phân xưởng và nhân viên phục vụ phân xưởng: 6.000
8. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ quy định.
9. Trích khấu hao máy móc thiết bị sử dụng tại bộ phận sản xuất: 16.680.
10. Tiền điện, tiền nước, điện thoại phát sinh tại phân xưởng đã thanh toán bằng TGNH, giá
chưa thuế: 4.000, thuế suất thuế GTGT: 10%.
11. Chi phí khác phát sinh tại phân xưởng đã chi bằng tiền mặt: 5.000
12. Trong kỳ, DN hoàn thành nhập kho 200 SP A và 100 SP B, dở dang 40 SP A và 20 SP B với
mức độ hoàn thành 50%.
Biết: - Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại SP theo tỷ lệ với tiền lương công nhân
trực tiếp sản xuất.
- DN đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng SP hoàn thành tương đương.
- VL trực tiếp được đưa ngay từ đầu quá trình sản xuất.
Yêu cầu: 1/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2/ Lập Bảng tính giá thành SP A, B.
Bài 15: (ĐVT: 1.000 đ) Tại công ty A có tài liệu về sản xuất sản phẩm X:
A – Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: 133.150, chi tiết:
- CP NVL trực tiếp : 100.000, trong đó: VL chính: 96.000, VL phụ: 4.000.
- CP NC trực tiếp : 23.670
- CP sản xuất chung : 9.480 B

B - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1. Xuất VL phụ trực tiếp sản xuất sản phẩm: 79.160, phục vụ cho sản xuất sản phẩm: 20.000. 2.
Trích trước chi phí sửa chữa thiết bị SX theo dự toán: 24.000.
3. Xuất kho VL chính để chế tạo sản phẩm: 800.000
4. Bộ phận sản xuất báo hỏng số CCDC xuất dùng trước đây thuộc loại phân bổ 2 lần, giá trị
thực tế số CCDC này là 48.000. Phế liệu thu hồi nhập kho: 2.000.
5. Mua VL chính theo giá mua chưa thuế: 1.000.000, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán
50% bằng vay ngắn hạn, số còn lại để nợ người bán. Số VL này được đưa ngay vào phân xưởng
để trực tiếp sản xuất không qua kho.
6. Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 240.000, nhân viên quản lý phân xưởng:
20.000.
7. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
8. Giá trị VL chính sử dụng không hết nhập lại kho: 16.000.
9. Chi phí điện mua ngoài phục vụ phân xưởng theo giá gồm cả thuế GTGT 10% là: 22.000,
chưa thanh toán.
10. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất: 83.400.
11. Cuối kỳ, hoàn thành nhập kho 40.000 sản phẩm M, hỏng không sửa chữa được 500 sản
phẩm (tính theo giá thành công xưởng thực tế), dở dang 9.500 sản phẩm (mức độ hoàn thành
60%).
12. Nhận được quyết định xử lý sản phẩm hỏng:
- Công nhân làm hỏng phải bồi thường: 16.000
- Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho: 4.000
- Phần còn lại tính vào giá vốn hàng bán.
Yêu cầu: 1/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2/ Lập bảng tính giá thành sản phẩm.
Biết: Nguyên vật liệu chính được bỏ một lần ngay từ quá trình sản xuất

18
Bài tập kế toán tài chính doanh nghiệp
Bài 16: (ĐVT: 1.000 đ) Một DN tiến hành sản xuất 2 loại sản phẩm M và N trên cùng một dây

chuyền sản xuất.
I.Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ như sau:
1. Xuất kho VL chính để chế tạo sản phẩm: 252.000
2. Xuất kho VL phụ phục vụ cho sản xuất sản phẩm: 7.000
3. Trích trước chi phí sửa chữa thiết bị sản xuất: 3.150.
4. Bộ phận sản xuất báo hỏng số CCDC xuất dùng trước đây thuộc loại phân bổ 2 lần, giá trị
thực tế của số CCDC bị hỏng là 18.300.
5. Mua VL chính theo giá mua chưa thuế: 200.000, VL phụ theo giá mua chưa thuế: 10.000, thuế
suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán toàn bộ bằng TGNH. Số vật liệu này được đưa ngay vào
quá trình sản xuất (không qua kho), trong đó: VL chính dùng để sản xuất sản phẩm, VL phụ
dùng để phục vụ chung tại phân xưởng.
6. Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp SX: 7.300.
7. Tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 60.000, nhân viên quản lý
phân xưởng: 5.000.
8. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
9. Chi phí điện thoại mua ngoài phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng theo giá gồm cả thuế GTGT
10%: 8.800.
10. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất: 21.350
11. Vật liệu chính sử dụng không hết nhập lại kho: 7.000.
12. Nhập kho 2.000 SP M và 500 SP N.
II.Yêu cầu: 1/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2/ Lập Bảng tính giá thành sản phẩm.
Biết: - Giá trị spdd được tính theo CP NVL chính tiêu hao.
- Giá trị spdd đầu kỳ: 30.000, cuối kỳ: 40.300
- Hệ số sản phẩm được xây dựng theo trọng lượng sản phẩm, 1 SP M = 1 kg; 1 SP N =
3kg.
______________________________________
Bài 17: Một DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính giá hàng xuất kho theo
phương pháp NT-XT, tiến hành sản xuất 2 loại sản phẩm X và Y trên cùng một dây chuyền sản
xuất. Có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)

A – Số dư vào ngày 01/03/N như sau:
- TK 152: 1.245.000. Trong đó: VL chính (60.000 kg): 1.200.000 , VL phụ (9.000 kg): 45.000 -
TK 153 (100 bộ): 30.000
B - Trong tháng 3/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Xuất kho 45.000 kg VL chính để sản xuất sản phẩm.
2. Xuất kho 6.800 kg VL phụ phục vụ chung tại phân xưởng sản xuất.
3. Mua vật liệu nhập kho theo giá mua chưa thuế, trong đó: VL chính: 150.000, VL phụ: 20.000,
thuế suất thuế GTGT 10%, đã trả 50% bằng TGNH, số còn lại vay ngắn hạn để thanh toán cho
người bán.
4. Trích trước chi phí sửa chữa thiết bị sản xuất: 6.300.
5. Xuất 10 bộ CCDC sử dụng cho sản xuất, loại phân bổ 2 lần.
6. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất: 52.500

19

×