Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Đề cương điều tra quy hoạch full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.48 KB, 35 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐIỀU TRA QUY HOẠCH
Câu 1. Những chỉ tiêu và những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành GTVT.
a. Vận tải đường sắt:
- Ưu điểm:
+ Có năng lực vận chuyển lớn, đối tượng phục vụ rộng rãi.
+ Đảm bảo vận chuyển hàng hóa thường xuyên, liên tục, không phụ thuộc vào thời
tiết.
+ Tốc độ đưa hàng nhanh.
+ Có khả năng đi qua nhiều dạng địa hình.
+ Có giá thành thấp hơn so với vận tải ô tô, đường hàng không.
+ Có năng suất lao động cao, ít gây ô nhiễm môi trường.
- Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư lớn.
+ Vận tải không triệt để.
+ Có chi phí nhiên liệu lớn và tổ chức vận tải phức tạp hơn.
Vận tải đường sắt sử dụng thích hợp khi khối lượng vận chuyển lớn, cự ly vận
chuyển dài.
b. Vận tải ô tô:
- Ưu điểm:
+ Vận tải triệt để, tính cơ động và linh hoạt cao.
+ Tốc độ vận chuyển nhanh, phù hợp với vận tải địa phương.
+ Tổ chức vận tải đơn giản, dễ dàng.
- Nhược điểm:
+ Giá thành vận chuyển cao.
+ Gây ô nhiễm môi trường.
+ Mức độ an toàn không cao.
Vận tải ô tô được sử dụng thích hợp với cự ly vận chuyển ngắn, hoặc để vận
chuyển ở khu vực mà các phương tiện vận tải khác không thể đảm nhiệm được.
c. Vận tải đường sông:
- Ưu điểm:
+ Có năng lực thông qua và năng lực vận chuyển lớn.


+ Có thể vận chuyển được các loại hàng hóa cồng kềnh.
+ Năng suất lao động cao, giá thành vận chuyển thấp.
- Nhược điểm:
1


+ Quá trình vận tải không triệt để.
+ Vận tải theo mùa.
+ Tốc độ đưa hàng chậm.
Do các đặc điểm trên, vận tải đường sông được sử dụng thích hợp khi cự ly
vận chuyển dài, với hàng hóa cồng kềnh, không có nhu cầu vận chuyển nhanh.
d. Vận tải đường biển:
- Ưu điểm:
+ Khối lượng vận tải lớn, có thể vận chuyển hàng hóa cồng kềnh.
+ Tốc độ đưa hàng chậm, giá thành vận chuyển thấp.
+ Chi phí đầu tư xây dựng tuyến nhỏ.
- Nhược điểm:
+ Quá trình vận tải không triệt để.
+ Quá trình khai thác phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.
+ Chi phí tác nghiệp hai đầu lớn (bốc xếp hàng hóa) và chi phí xây dựng bến cảng,
chi phí phương tiện lớn.
Thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, không có
yêu cầu nhanh về thời gian.
e. Vận tải đường hàng không:
- Ưu điểm:
+ Tốc độ đưa hàng nhanh, chất lượng vận tải cao, thích hợp vận chuyển hành khách
có khoảng cách xa, vận chuyển hàng hóa tươi sống.
+ Sử dụng được ở mọi địa hình.
- Nhược điểm:
+ Giá thành vận chuyển cao, chi phí đầu tư xây dựng, chi phí phương tiện lớn.

+ Chi phí nhiên liệu, chi phí tổ chức vận tải lớn.
f. Vận tải đường ống:
- Ưu điểm:
+ Có khả năng tự động hóa cao.
+ Thích hợp với nhiều dạng địa hình.
+ Cự ly vận chuyển ngắn và thẳng.
+ Không gây ô nhiểm môi trường.
- Nhược điểm: Chỉ phù hợp với một số loại hàng hóa: chất lỏng, chất khí, dạng
hạt….

2


Câu 2. Ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc, phân loại điều tra kinh tế.
a. Ý nghĩa:
- Điều tra kinh tế để cung cấp các căn cứ, các số liệu cho việc lập kế hoạch, cho việc
xây dựng các phương án và các định hướng phát triển.
- Điều tra kinh tế để cung cấp các số liệu cho việc điều chỉnh kế hoạch.
- Điều tra kinh tế đóng vai trò quan trọng về độ tin cậy của công tác lập kế hoạch,
phân tích và dự báo.
b. Mục đích:
- Phản ánh hiện trạng của GTVT và tình hình phát triển kinh tế xã hội trong khu vực:
+ Hiện trạng GTVT:

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Phương tiện GTVT, số lượng và chất lượng.
- Tổ chức GTVT.

Từ hiện trạng GTVT, ta có thể rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu của
các chuyên ngành GTVT.

+ Tình hình phát triển kinh tế xã hội: - Tình hình phát triển các nghành kinh tế, từ
đó rút ra được nhu cầu vận chuyển của các
nghành kinh tế.
- Tình hình thị trường GTVT đối với việc đáp
ứng các nhu cầu vận chuyển trên.
- Điều tra để cung cấp các cơ sở dữ liệu dự báo trong tương lai, phục vụ cho công tác
lập quy hoạch:
+ Dự báo xu hướng phát triển và khả năng phát triển kinh tế xã hội trong tương lai,
từ đó xác định được khả năng phát triển của nhu cầu vận tải.
+ Dự báo khả năng phát triển GTVT và khả năng đáp ứng của nó trong tương lai.
c. Nhiệm vụ:
Điều tra để thu thập các số liệu về tình hình kinh tế kỹ thuật nhằm phục vụ
cho công tác lập quy hoạch phát triển GTVT trong khu vực:
- Thu thập các số liệu để phục vụ cho công tác lập các dự án đầu tư.
- Thu thập các số liệu để phục vụ cho công tác lập các kế hoạch vận chuyển.
- Thu thập các số liệu để phục vụ cho công tác điề chỉnh những kế hoạch xây dựng,
kế hoạch vận chuyển.
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên và xã hội trong khu vực quy hoạch mà
có liên quan đến GTVT.
- Thu thập các số liệu cần thiết về tình hình phát triển kinh tế trong khu vực quy
hoạch và các khu vực lân cận.
- Thu thập các số liệu về tình hình phát triển GTVT trong khu vực.
3


d. Nguyên tắc của điều tra kinh tế:
- Nguyên tắc chung:
+ Lựa chọn được những đối tượng điều tra chính xác và điều tra phải có sự chuẩn bị.
+ Điều tra trong thời gian nhanh nhất và ngắn gọn nhất.
+ Đảm bảo bí mật các tài liệu, các số liệu điều tra.

- Nguyên tắc cụ thể:
Khi điều tra kinh tế phục vụ quy hoạch, phải đảm bảo các nguyên tắc:
+ Chú ý tới tác dụng tích cực của GTVT đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong
khu vực.
+ Chú ý tới tính thống nhất của toàn mạng lưới GTVT: xem xét mối tương quan
giữa các nghành vận tải, xem xét giữa hệ thống GTVT khu vực với mạng lưới
GTVT toàn quốc, xem xét tính chất, tác dụng của từng tuyến GTVT với hệ thống
GTVT khu vực cũng như mạng lưới GTVT toàn quốc.
+ Chú ý tới sự phát triển tương đối của các khâu, các công đoạn trong quá trình vận
tải.
+ Chú ý tới sự liên quan hữu cơ giữa các thành phần kinh tế để phát triển GTVT.
e. Phân loại điều tra kinh tế:
- Phân loại theo các nghành kinh tế: nhằm thu thập các số liệu cần thiết về: số lượng
vận tải, chủng loại mặt hàng…
- Phân loại theo tính chất, nhiệm vụ điều tra:
+ Lập quy hoạch kinh tế.
+ Lập các dự án đầu tư.
+ Lập các kế hoạch vận chuyển.
+ Điều chỉnh các kế hoạch đầu tư.
- Phân loại theo mục đích và phạm vi điều tra:
+ Điều tra tổng quát: là điều tra mang tính định hướng, lúc đấy số liệu điều tra sẽ
liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều nghành nghề trên phạm vi rộng.
+ Điều tra theo từng vấn đề: là điều tra để giải quyết trọn vẹn một vấn đề cụ thể,
mục đích điều tra sẽ thu hẹp và cụ thể hơn.
- Phân loại theo khối lượng công tác điều tra:
+ Điều tra sơ bộ: tiến hành điều tra trên phạm vi rộng, mức độ chính xác, không yêu
cầu cao nhằm cung cấp các số liệu, các tài liệu để có thể phát hiện ra các tình huống,
các vấn đề.
+ Điều tra chi tiết: cung cấp các số liệu đầy đủ, chi tiết về đối tượng cụ thể và mức
độ chính xác, chi tiết của số liệu yêu cầu cao.


4


Câu 3. Tổ chức đoàn điều tra.
a. Chuẩn bị về mặt tư tưởng:
Cần thống nhất về mục đích và nhiệm vụ của điều tra kinh tế, từ đó đi đến
thống nhất quan điểm, nguyên tắc điều tra và phương pháp thu thập từng loại số liệu
cụ thể.
b. Chuẩn bị về mặt tổ chức:
Tiến hành tổ chức đoàn điều tra theo mô hình thành lập một ban lãnh đạo và
các tổ công tác, có thể chia làm 2 tổ:
- Tổ công tác nội nghiệp: làm các công việc tại văn phòng: chuẩn bị tài liệu, tập hộp,
xử lý các số liệu điều tra…
- Tổ công tác ngoại nghiệp: bao gồm các thành viên chuyên đi điều tra, thu thập các
số liệu cần thiết theo nhiệm vụ điều tra. Có thể chia ra các nhóm:
+ Nhóm chuyên đi điều tra các số liệu ở cơ quan cấp trên.
+ Nhóm chuyên thu thập các số liệu trong khu vực điều tra.
+ Nhóm chuyên đi thu thập các tài liệu thuộc khu vực lân cận có liên quan.
Cũng có thể chia các nhóm điều tra theo nghành, theo vùng lãnh thổ…
c. Chuẩn bị về vật chất:
Căn cứ vào thời gian tiến hành điều tra và số lượng cán bộ trong đoàn điều tra
mà tiến hành chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công tác điều tra như: điều kiện ăn
ở, làm việc, đi lại, sinh hoạt và các dụng cụ cần thiết cho quá trình điều tra.
d. Chuẩn bị các biểu mẫu báo cáo các số liệu thu thập đối với từng loại đối
tượng công tác điều tra:
- Các biểu báo cáo về hiện trạng mạng lưới giao thông.
- Các biểu về tình trạng bến bãi.
- Các biểu báo cáo về tình hình phương tiện vận tải.


Các biểu này được xây dựng tùy theo yêu cầu của công tác điều tra và thuận
tiện cho việc sử dụng ở các giai đoạn sau.

5


Câu 4. Phương pháp điều tra.
a. Nhóm các phương pháp điều tra trực tiếp:
a1. Điều tra trực tiếp tại hiện trường:
- Phương pháp này có nghĩa là nhân viên điều tra sẽ tiếp xúc trực tiếp với đối tượng
điều tra và tiến hành quan sát, ghi chép các số liệu điều tra.
- Có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ: máy ảnh, máy ghi âm…
- Ưu điểm: + Có độ chính xác cao.
+ Không phụ thuộc vào khả năng chuyên môn của nhân viên điều tra.
- Nhược điểm: sử dụng nhiều nhân lực, chi phí tốn kém.
- Phạm vi áp dụng: chỉ sử dụng trong trường hợp số liệu yêu cầu có độ chính xác
cao.
a2. Phỏng vấn:
- Là phương pháp mà nhân viên điều tra tiếp xúc trực tiếp với đối tượng điều tra, đặt
các câu hỏi và thu thập các câu trả lời, quan sát và ghi chép.
- Cần chuẩn bị các chương trình điều tra cụ thể: chọn chương trình điều tra, đối
tượng điều tra cụ thể.
- Cần đào tạo và huấn luyện tốt các nhân viên điều tra nhằm xử lý các tình huống
một cách nhanh chóng.
- Ưu điểm: + Độ chính xác cao.
+ Thu thập được những số liệu, những thông tin mà quan sát bằng mắt
không thể xác định được.
- Nhược điểm: chi phí tốn kém.
- Phạm vị áp dụng: điều tra các vấn đề mang tính xã hội.
a3. Phương pháp ghi báo:

- Là phương pháp mà nhân viên điều tra phát phiếu điều tra, hướng dẫn cách ghi
chép nội dung cho đối tượng điều tra tự ghi chép và sau đó thu lại các phiếu điều tra
để thu thập kết quả.
- Yêu cầu: + Tính tự giác của đối tượng điều tra.
+ Chuẩn bị sẵn các biêu mẫu đơn giản, dễ hiểu.
- Ưu điểm: + Nhanh chóng, thu thập được nhiều thông tin, ít tốn kém.
+ Có thể thu thập được các thông tin không quan sát bằng mắt được.
- Nhược điểm: phụ thuộc hoàn toàn vào tính tự giác của đối tượng điều tra.
a4. Phương pháp gửi thư:
- Là phương pháp mà nhân viên điều tra gửi các phiếu điều tra cho các đối tượng
điều tra qua đường bưu điện và cũng thu thập lại qua đường bưu điện.
6


- Ưu điểm: dễ điều tra, chi phí thấp.
- Nhược điểm: độ chính xác không cao.
b. Nhóm các phương pháp điều tra gián tiếp:
b1. Điều tra, thu thập số liệu thông qua hệ thống sổ sách:
- Sử dụng những hệ thống sổ sách có tính pháp lý, đã được ghi chép rõ ràng để thu
thập các số liệu cần thiết.
- Hệ thống các sổ sách được quyền sử dụng:
+ Các loại niên giám thống kê.
+ Các báo cáo tài chính đã được xác nhận.
+ Các tài liệu liên quan đến quy hoạch mà đã được công bố chính thức.
b2. Phương pháp tính toán các số liệu cần thiết:
- Dựa vào những định mức, những tỷ lệ theo quy định, dựa vào các tài liệu có liên
quan, dựa vào mối tương quan giữa các số liệu, các hàm, các biến có sự xác nhận
của khoa học để tính toán ra các số liệu cần điều tra.

7



Câu 5. Nội dung điều tra: tự nhiên – kinh tế xã hội, ngành công nghiệp, nông
nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải.
a. Điều tra tự nhiên – kinh tế xã hội:
a1. Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý:
+ Các số liệu cho ta thấy vị trí quy hoạch nằm ở vị trí nào (kinh độ, vĩ độ), ở khu
vực nào, diện tích tự nhiên, đặc điểm địa lý…
+ Vị trí, vai trò của khu vực quy hoạch đối với sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng.
+ Vị trí hệ thống giao thông của khu vực quy hoạch đối với sự phát triển giao thông
trong khu vực và quốc gia.
- Địa hình:
+ Mô tả khái quát địa hình khu vực quy hoạch: loại địa hình, tình hình phân bố địa
hình, đặc điểm địa hình có liên quan đến phân vùng kinh tế, khu dân cư…
- Thời tiết, khí hậu, thủy văn:
+ Thu thập số liệu về nhiệt độ, khí hậu, độ ẩm, chế độ mưa bão…
+ Hệ thống sông ngòi, chế độ thủy văn trên các con sông.
+ Chế độ nước lũ và mức độ ảnh hưởng của mưa, lũ đến giao thông trong khu vực.
- Tình hình phân bố tài nguyên:
+ Các tài nguyên bao gồm: tài nguyên đất, nước, tài nguyên rừng, biển, thủy hải sản,
khoáng sản…
+ Cần thu thập các số liệu về các nguồn tài nguyên, trữ lượng, khả năng khai thác…
cũng như việc khai thác các nguồn tài nguyên này ảnh hưởng thế nào đến phát triển
kinh tế xã hội trong khu vực.
a2. Điều tra xã hội:
- Nhằm xác định những số liệu về mặt xã hội trong khu vực có liên quan đến tình
hình phát triển lực lượng sản xuất trong khu vực, đến nhu cầu vận tải và tổ chức vận
tải.

- Cần chú ý đến những vấn đề sau:
+ Tình hình phát triển dân số, mật độ dân số và phân bố dân cư.
+ Thành phần dân số theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp, theo trình độ văn hóa.
+ Đặc điểm dân cư, thói quen đi lại, tỷ lệ sử dụng các phương tiện vận tải.
+ Tình hình lao động và phân bố lao động.
+ Mức thu nhập và phong tục tập quán khu vực, thị hiếu tiêu dung và mức tiêu thụ
bình quân.
b. Điều tra nghành công nghiệp:
8


Những nội dung cơ bản trong điều tra nghành công nghiệp là:
- Sự phân bố các cơ sở sản xuất trong khu vực quy hoạch, ở hiện tại và tương lai.
- Mối liên hệ giữa các đơn vị sản xuất với nhau và với các nghành sản xuất khác.
- Các nguồn nguyên vật liệu, số lượng bao nhiêu? vận chuyển theo phương thức
nào?
- Số liệu về dân số, lực lượng lao động trong các cơ sở sản xuất.
- Tình hình phát triển dân số và tính chất dân cư trong khu vực sản xuất công
nghiệp.
- Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng của từng loại sản phẩm và của từng cơ sở
sản xuất.
c. Điều tra nghành nông nghiệp:
- Tình hình sản xuất nông nghiệp:
+ Tình hình phân bố cây trồng: cây lương thực, cây công nghiệp, rau, màu… về diện
tích gieo trồng, chế độ thâm canh…
+ Tình hình năng suất cây trồng.
+ Sản lượng cũng như tổng sản lượng của từng loại sản phẩm.
+ Số lượng xuất, nhập khẩu các loại sản phẩm trong năm hiện tại và các năm tiếp
theo.
+ Số lượng từng loại sản phẩm chế biến, nơi tiêu thụ.

+ Số lượng về kho tang, dung lượng của kho, địa điểm kho trung chuyển.
- Nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất nông nghiệp:
+ Nhu cầu tiêu dùng cho sản phẩm nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp.
+ Định mức tiêu dùng để sản xuất cho một đơn vị diện tích gieo trồng.
+ Tình hình phân bố các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp, công suất chế biến
và mặt hàng chề biến.
+ Nơi cung cấp sản phẩm phục vụ cho chế biến.
+ Thời điểm tiêu thụ để sản xuất theo thời vụ, nơi cung cấp và phương thức vận
chuyển sản phẩm.
- Tình hình dân cư và nhu cầu tiêu thụ cho tiêu dùng của dân cư:
+ Tình hình dân cư vùng nông nghiệp, tốc độ tăng dân số, tình hình cơ cấu dân số.
+ Tình hình lao động, cơ cấu lao động.
+ Tập quán sinh hoạt và thói quen tiêu dùng của dân cư.
+ Mức tiêu dùng bình quân về sản phẩm nông nghiệp và các loại sản phẩm khác.
+ Nhu cầu đi lại của người dân trong vùng, đặc điểm đi lại, nhu cầu sử dụng phương
tiện vận tải.
- Tình hình chăn nuôi:
9


+ Nhu cầu tiêu dùng cho các cơ sở chăn nuôi.
+ Vị trí các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi.
+ Nơi cung cấp và số lượng cung cấp sản phẩm chăn nuôi và chế biến.
+ Khả năng phát triển nghề chăn nuôi và các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi.
d. Điều tra nghành ngư nghiệp:
- Tình hình các cơ sở, khai thác, chế biến thủy, hải sản:
+ Vị trí, sản lượng khai thác, loại sản phẩm khai thác.
+ Nơi cung cấp các sản phẩm khai thác, phương thức vận chuyển.
+ Vị trí, công suất các cơ sở chế biến.
+ Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của các cơ sở chế biến.

+ Mối quan hệ kinh tế - vận tải giữa các cơ sở sản xuất , khai thác, chế biến trong và
ngoài khu vực với hệ thống giao thông.
+ Tình hình dân cư và tính chất dân cư của các cơ sở khai thác, chế biến.
+ Đặc điểm tiêu dùng và tính chất đi lại của dân cư.
- Tình hình nuôi trồng thủy, hải sản:
+ Sản phẩm nuôi trồng, sản lượng thu hoạch hàng năm.
+ Nơi cung cấp sản phẩm thu hoạch, phương thức vận chuyển.
+ Nhu cầu tiêu thụ cho sản xuất và tiêu dùng.
+ Tình hình dân số của các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản.
+ Đặc điểm dân cư của các cơ sở này về tiêu dùng cho sinh hoạt, đặc điểm về nhu
cầu đi lại.
+ Mối quan hệ về kinh tế, văn hóa, xã hội các cơ sở sản xuất thủy hải sản với các cơ
sở sản xuất trong và ngoài khu vực.
e. Điều tra về giao thông vận tải:
e1. Điều tra cơ sở hạ tầng giao thông vận tải:
- Hệ thống giao thông đường bộ:
+ Hệ thống đường do Trung ương quản lý:
• Tổng chiều dài quốc lộ qua địa bàn.
• Chiều dài từng tuyến, cấp đường, bề rộng mặt đường…
• Hiện trạng nền, mặt đường.
• Tình hình khai thác trên tuyến đường.
+ Hệ thống giao thông đường địa phương:
• Bao gồm: hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường nội thị, đường xã.

10


• Thu thập số liệu về: chiều dài từng tuyến theo cấp quản lý, cấp đường, bề
rộng nền, mặt đường.
• Mật độ giao thông: số km/km2. km/1000 dân, tổng diện tích giành cho

giao thông.
• Tình trạng các công trình đảm bảo an toàn giao thông.
• Tình trạng khai thác, vận chuyển trên từng tuyến, khả năng nâng cấp, cải
tạo hoặc đưa lên cấp quản lý cao hơn.
+ Tình hình các công trình nhân tạo trên từng tuyến đường.
• Tổng số cầu, cống, tổng chiều dài.
• Năm xây dựng, tình trạng cầu.
• Khổ cầu, tải trọng thiết kế, tốc độ thiết kế.
• Chất lượng cầu, tình trạng khai thác.
• Tình trạng cống: tổng số cống, tổng chiều dài, loại cống…
+ Hiện trạng bến xe, bãi đỗ:
• Số lượng bến đỗ, diện tích từng bến, diện tích sử dụng.
• Hiện trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật từng bến.
• Tình hình khai thác, sử dụng, số lượng xe ra vào bến.
• Khả năng nâng cấp, mở rộng trong tương lai.
- Hệ thống giao thông đường sắt trong khu vực:
+ Tổng chiều dài toàn bộ các tuyến đường sắt đi qua.
+ Chiều dài từng đoạn đường sắt quốc gia, đường nhánh đi qua địa bàn, khổ đường,
loại đường.
+ Hiện trạng về chất lượng nền đường và kiến trúc tầng trên của các tuyến đường
sắt.
+ Tình hình khai thác các tuyến đường sắt đi qua địa bàn.
+ Tình hình các công trình nhân tạo trên từng tuyến đường.
- Hệ thống giao thông đường thủy nội địa:
+ Tình hình đường sông, luồng lạch trong khu vực:
• Tổng chiều dài toàn bộ, chiều dài từng đoạn theo cấp hạng kỹ thuật.
• Tình trạng luồng lạch, tình hình trang bị hệ thống thông tin, tình hình nạo
vét.
• Tình trạng khai thác, tính chất phục vụ.
• Tình trạng các công trình trên sông.

+ Tình hình bến bãi:
11


• Số lượng bến cảng, bến sông, khả năng tiếp nhận tàu.
• Tình trạng các bến cảng nội địa, khả năng cải tạo và nâng cấp.
- Hệ thống giao thông đường biển:
+ Vị trí hệ thống cảng biển trên địa bàn.
+ Các tuyến vận tải biển từ các cảng biển phân ra cảng biển dọc bờ, cảng biển quốc
tế.
+ Tình hình luồng ra vào các cảng biển.
+ Hiện trạng cơ sở vật chất của từng cảng.
+ Tình hình các kho chứa, tình trạng giao thông trong khu vực cảng.
- Nghành hàng không dân dụng:
+ Số lượng, cấp hạng sân bay.
+ Số lượng đường hạ cánh, cất cánh, tình trạng kỹ thuật đường cất, hạ cánh.
+ Diện tích nhà ga, tình trạng kỹ thuật nhà ga.
+ Số khách đi, đến sân bay.
e2. Điều tra phương tiện vận tải và kết quả hoạt động của nghành:
- Vận tải ô tô:
+ Thống kê số lượng ô tô theo chủng loại, theo tải trọng và theo thành phần kinh tế.
+ Chất lượng phương tiện vận tải: năm sản xuất, tình trạng chất lượng…
+ Tình hình tổ chức và khai thác những phương tiện vận tải.
+ Hiện trạng cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải.
- Vận tải đường sắt:
+ Số lượng chủng loại đầu máy theo khổ đường, theo loại đầu máy…
+ Số lượng toa xe khách, toa xe hàng…
+ Tình hình tổ chức, khai thác và sử dụng phương tiện vận tải đường sắt.
+ Vai trò của ngành vận tải sắt đến phát triển kinh tế xã hội và các nghành vận tải
khác trong khu vực.

- Vận tải đường sông, đường biển:
+ Số lượng vận tải đường sông (biển) hiện có.
+ Tình trạng về chất lượng phương tiện vận tải hàng hóa và hành khách.
+ Tình hình khai thác và sử dụng phương tiện vận tải, năng suất phương tiện.
+ Vai trò của nghành vận tải sông, biển đối với phát triển kinh tế và các nghành vận
tải khác trong khu vực.
e3. Điều tra các cơ sở vật chất của các nghành khác, tình hình thực hiện đầu tư và
tình hình tổ chức quản lý của nghành:
12


- Thu thập các số liệu về hiện trạng các đơn vị xây dựng giao thông, các đơn vị duy
tu, sửa chữa, bảo dưỡng đường, quản lý đường…
- Tình hình đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng các tuyến đường, các bến xe, bãi
đỗ.
- Tình hình tổ chức và quản lý nghành về các mặt: quản lý đầu tư xây dựng và sửa
chữa và quản lý các công trình giao thông, tổ chức và quản lý vận tải, tình hình tai
nạn giao thông…

Câu 6. Khái niệm, phân loại khu vực hấp dẫn.
a. Khái niệm khu vực hấp dẫn:
Khu vực hấp dẫn là khu vực được giới hạn về mặt địa lý, bao gồm toàn bộ những
cơ sở sản xuất và tiêu thụ, các khu dân cư, các trung tâm kinh tế, hành chính mà sự
giao lưu giữa chúng và với bên ngoài được phục vụ bằng đường vận tải nào đó (hoặc
một công trình nào đó như nhà ga, bến, cảng) hợp lý nhất.
b. Phân loại khu vực hấp dẫn:
• Khu vực hấp dẫn trực tiếp:
Khu vực hấp dẫn trực tiếp là khu vực được giới hạn về mặt địa lý, bao gồm toàn
bộ các cơ sở sản xuất và tiêu thụ, các trung tâm hành chính, các điểm dân cư mà
hàng hóa và hành khách được phục vụ trực tiếp bằng đường vận tải nào đó hợp lý

nhất.
• Khu vực hấp dẫn gián tiếp:
Khu vực hấp dẫn gián tiếp là khu vực được giới hạn về mặt địa lý, bao gồm toàn
bộ các cơ sở sản xuất và tiêu thụ, các trung tâm hành chính, các điểm dân cư, mà
hàng hóa và hành khách trong khu vực này được phục vụ vận chuyển từ các đường
tiếp giáp cùng loại (tuyến nhánh) hay khác loại sang tuyến đường ta đang nghiên
cứu (tuyến chính).
- Khu vực hấp dẫn trung chuyển:
Khi hàng hóa hoặc hành khách trong khu vực hấp dẫn trực tiếp của một tuyến
đường nhánh được vận chuyển qua tuyến đường chính cùng loại ta được nghiên cứu.
Khu vực hấp dẫn trực tiếp này gọi là khu vực hấp dẫn trung chuyển.
- Khu vực hấp dẫn chuyển tải:
Khu vực hấp dẫn chuyển tải là khu vực được giới hạn về mặt địa lý mà ở đó, toàn
bộ khối lượng vận chuyển của các cơ sở sản xuất và tiêu thụ, các trung tâm hành
chính, các cụm dân cư được vận chuyển từ tuyến đường thuộc phương thức vận tải
này sang tuyến đường thuộc phương thức vận tải khác loại mà ta đang nghiên cứu.

13


Câu 7. Phương pháp xác định khu vực hấp dẫn (phương pháp biểu đồ, phương
pháp phân tích, phương pháp biểu đồ - phân tích).
1. Phương pháp biểu đồ:
• Phương pháp đường phân giác:

Bước 1: Chia tuyến đường AB, AC thành các đoạn thẳng, theo nguyên tắc không
làm sai đi hình dạng của các đoạn thẳng đó..
Đánh số thứ tự những đoạn thẳng đó. Trên một tuyến thì đánh số những đoạn
thẳng theo số chẵn (Tuyến AC gồm các đoạn 2,4,6) còn trên tuyến đường kia thì
đánh số theo số lẻ (Tuyến AB gồm các đoạn 1,3,5).

Bước 2: Tiến hành ghép các đoạn thẳng chẵn lẻ thành từng đôi một theo nguyên
tắc các cặp này phải có mối quan hệ với nhau về vận chuyển.
Bước 3:
+ Bắt đầu từ giao điểm của các đường giao thông (điểm A) ghép 2 đoạn thẳng
chẵn lẻ đầu tiên (1 và 2) tạo thành 1 góc rồi vẽ đường phân giác của góc tìm được.
+ Vẽ đường phân giác của góc tạo bởi 2 đường thẳng tiếp theo (đoạn 3 và 4)
đường này cắt đường phân giác đầu tiên tại điểm 1’.
+ Tiếp tục vẽ đường phân giác của các góc tạo bởi 2 đường thẳng kế sau (đoạn 5
và 6), đường này cắt đường phân giác kế trước tại điểm 2’. Cứ tiếp tục như vậy, ta
được các giao điểm của các đường phân giác 1’ 2’ 3’…D.
Bước 4: Nối các giao điểm cắt nhau của các đường phân giác tìm được theo thứ
tự nhất định, ta được 1 đường gấp khúc liên tục A 1’ 2’ …. D và đó là đường giới
hạn của khu vực hấp dẫn trực tiếp của tuyến đường AB và đường AC. Bởi vì mỗi
điểm nằm trên đường giới hạn này thì cách đều hai đường vận tải cạnh nhau.
Đường A 1’ 2’…. D gọi là đường phân định giới hạn khu vực hấp dẫn của tuyến
AB và AC.
• Phương pháp đường trung trực:

14


Bước 1: Trên bản đồ khu vực, đánh số các điểm dỡ theo thứ tự nhất định. Các
điểm xếp dỡ trên đường này đánh số lẻ, còn các điểm xếp dỡ trên đường kia đánh số
chẵn. Trên đường AB có các điểm xếp dỡ 1,3,5. Trên đường CD có các điểm xếp dỡ
2,4,6.
Bước 2: Các điểm xếp dỡ của 2 đường vận tải nằm kế nhau được nối với nhau
từng đôi một (chẵn với lẻ) tạo thành những đoạn thẳng. Việc ghép đôi 2 điểm xếp dỡ
dựa theo tính chất và mối quan hệ vận chuyển giữa chúng (gần nhau nhất). Chẳng
hạn ta có các đoạn thẳng 1-2, 3-4, 5-6.
Bước 3: Lần lượt vẽ đường trung trực của các đoạn thẳng được nối giữa 2 điểm

ghép đôi (1-2, 3-4, 5-6). Các đường thẳng này cắt nhau tại các điểm 3’ – 5’. Vì điểm
2’ và 4’, 6’ là điểm giữa các đoạn thẳng 1-2, 3-4, 5-6 nên chúng cũng là điểm phân
chia giới hạn phục vụ các điểm xếp dỡ 1 và 2, 3 và 4, 5 và 6. Nối các điểm 2’ 3’ 4’
5’ 6’ ta đường gãy khúc.
Bước 4: Giới hạn khu vực hấp dẫn ở điểm nối các đường vận tải, được xác định
bằng phương pháp đường phân giác, đường phân giác này cắt đường trung trực tại
điểm 1’.
Bước 5: Nối các điểm A 1’ 2’ 3’ 4’ 5’ 6’ ta được đường phân định giới hạn khu
vực hấp dẫn cần tìm.
* Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ xác định, không cần tính toán phức tạp
- Nhược điểm:
+ Phương pháp biểu đồ chưa đề cập đến chi phí vận chuyển của các đường vận
tải nằm cạnh nhau.
+ Không đề cập đến sự phân bố các trung tâm kinh tế trong khu vực hấp dẫn.
+ Chưa xét đến yếu tố địa hình của khu vực.
+ Chưa xét đến đặc điểm kỹ thuật của hệ thống giao thông (đường ô tô) trong nội
bộ khu vực.
2. Phương pháp biểu đồ phân tích:
• Bản chất của phương pháp:
Bước 1: Xác định đường giới hạn khu vực hấp dẫn trực tiếp bằng phương pháp
biểu đồ (phương pháp đường trung trưc).
Bước 2: Xác định các số liệu dùng để phân tích:
15


- Csông: Chi phí vận chuyển hàng hóa trên đường sông, bao gồm chi phí vận
chuyển và tác nghiệp kỹ thuật tại các điểm đầu, cuối (đồng/tấn);
- Csắt: Chi phí vận chuyển trên đường sắt bao gồm chi phí vận chuyển và tác
nghiệp kỹ thuật tại các điểm đầu, cuối (đồng/tấn);

- Côtô: Chi phí vận chuyển bằng đường ô tô từ điểm giao nhận hàng đến các
điểm chuyển tải sang đường sắt hoặc sang đường sông (đ/tấn);
Côtô = ai + bô * Lô
ai: Tổng chi phí cho một đơn vị khối lượng vận chuyển hàng hóa (tấn) khi xe
dừng
bô: Chi phí vận chuyển khi xe chạy trên 1 km đường (đồng/tấn-km)
Lô: Cự ly vận chuyển bằng đường ô tô (Km).

• Lập phương trình để điều chỉnh:
- Theo hướng đường sắt: Fsắt = ai + bô * (L/2 – X) + Csắt
- Theo hướng đường sông: Fsông = ai + bô * (L/2 + X) + Csắt
Cho Fsắt = Fsông
Tức là: ai + bô * (L/2 – X) + Csắt = ai + bô * (L/2 – X) + Csông
Giải phương trình trên ta tìm được
X = (Csắt – Csông) / 2bô
Dựa vào các trị số X ta xác định được điểm C1
Bằng cách làm tương tự, ta xác định các điểm C2, C3, C4, …., C6
• Ưu điểm: Đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp biểu đồ
• Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn.
• Phạm vi sử dụng:
Phương pháp này áp dụng đối với khu vực nghiên cứu tương đối lớn, với yêu cầu
chính xác nhất định. Thường dùng để xác định khu vực hấp dẫn để xác định khối
lượng vận chuyển trong lập quy hoạch GTVT hoặc để lập dự án đầu tư xây dựng
công trình.
16


3. Phương pháp phân tích:
Bước 1: Chia các tuyến đường nội bộ trong khu vực thành các đoạn tuyến có đặc
điểm kỹ thuật không giống nhau, sao cho trên cùng 1 đoạn tuyến, có giá thành vc

tương tự nhau.
Bước 2: Xác định các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng tuyến đường nhánh
như: Cấp đường, loại mặt đường, độ dốc dọc…và các yếu tố cần thiết để có thể xác
định được các chi phí vc trên từng tuyến đường.
Bước 3: Xác định điểm cơ sở: Dựa vào tính chất điểm cơ sở để lập phương trình
điểm cơ sở.
Bước 4: Nối các điểm cơ sở lại với nhau theo thứ tự nhất định, ta được đường
giới hạn khu vực hấp dẫn cần tìm.

- Ca, Cb: Chi phí chuyển tải tại điểm a, b (đồng/tấn)
- Cô: Giá thành vc bằng ô tô trên tuyến đường phụ a – b (đông/tấn-km)
- Csắt: Chi phí vc bằng đường sắt từ điểm (a) về nơi tập kết hàng hóa.
- Csông: Chi phí vc bằng đường sông từ điểm (b) về nơi tập kết hàng hóa.
- Cbx: Chi phí bốc xếp tại điểm C1 (đồng/tấn).
Chi phí vc từ điểm C1 về nơi tập kết theo hướng đường sắt:
Fsắt = Cbx + Cô * X + Ca + Csắt
Chi phí vc theo hướng đường sông:
Fsông = Cbx + Cô * (L-X) + Cô + Csông
Cho Fsắt = Fsông
Giải phương trình ta nhận được:
X = (Csông + Cb + Cô * L – Csắt + Ca) / 2Cô
Bằng cách tính toán tương tự ta xác định được C2, C3, C4,…., Cn
Nối chúng lại ta được đường giới hạn khu vực hấp dẫn theo phương pháp phân
tích.
Ưu điểm có độ chính xác cao.
17


Câu 8: Một số nhược điểm của phương pháp biểu đồ xác định khu vực hấp
dẫn:

+ Phương pháp biểu đồ chưa đề cập đến chi phí vận chuyển của các đường vận
tải nằm cạnh nhau.
+ Không đề cập đến sự phân bố các trung tâm kinh tế trong khu vực hấp dẫn.
+ Chưa xét đến yếu tố địa hình của khu vực.
+ Chưa xét đến đặc điểm kỹ thuật của hệ thống giao thông (đường ô tô) trong nội
bộ khu vực.
Câu 9: Căn cứ, yêu cầu, trình tự quy hoạch GTVT:
a. Căn cứ xây dựng quy hoạch GTVT:
- Căn cứ vào chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng và Nhà nước trong thời kỳ quy hoạch.
- Căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển giao thông của toàn quốc.
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của toàn quốc và địa
phương trong thời kỳ quy hoạch.
- Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch của ngành, của các đơn vị sản xuất
kinh doanh thuộc ngành vận tải.
- Căn cứ vào những tài liệu về kế hoạch, quy hoạch phát triển của các ngành và
tài liệu điều tra về hiện trạng ngành GTVT của địa phương.
- Căn cứ vào kết quả điều tra về tình hình phát triển kinh tế xã hội trong khu
vực quy hoạch và kết quả dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội trong khu vực
kỳ tương lai.
- Căn cứ vào các thông tư, văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý, của địa
phương có liên quan đến công tác lập quy hoạch và kế hoạch.
- Các tài liệu khác có liên quan đến việc tính toán và so sánh lựa chọn phương
án quy hoạch. Tình hình khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, các tiêu chuẩn
kinh tế - kỹ thuật hoặc của ngành, quy trình thi công xây dựng, các tài liệu về
định mức, giá cả.
b. Yêu cầu của quy hoạch GTVT:
- Phải thể hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng va Nhà nước
trong từng giai đoạn. Yêu cầu này thể hiện tính thống nhất giữa chính trị và kinh
tế. Mỗi giai đoạn phát triển, Đảng và Nhà nước đưa ra chiến lược phát triển kinh

tế xã hội của đất nước, chiến lược này chính là mục tiêu phấn đấu của các ngành,
địa phương.
- Quy hoạch GTVT phải góp phần vào việc tổ chức lại sản xuất, phân công lao
động trên toàn lãnh thổ. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Có sự kết hợp giữa
giao thông với thủy lợi, phát triển công nghiệp, kết hợp phát triển kinh tế với văn
hóa và củng cố an ninh, quốc phòng….
18


- Quy hoạch giao thông phải thể hiện tính tổng hợp, tính hệ thống, tính liên tục,
tính trung thực, tính khách quan và khoa hoc. Trong so sánh lựa chọn phương án
quy hoạch phải sử dụng phương pháp khoa học và khi đánh giá phương án quy
hoạch phải xem xét một cách toàn diện, phải đánh giá một cách trung thực.
- Phải khai thác mọi tiềm năng của đất nước, khai thác các nguồn vốn. Phải thể
hiện tính tiên tiến, tính thừa kế và tính hiện thực để đề ra những bước đi vững
chắc phù hợp với khả năng của địa phương. Phải đặc biệt chú ý đến vấn đề tiết
kiệm. Lấy việc thực hiện kế hoạch ngắn hạn để làm cơ sở cho việc xây dựng quy
hoạch.
- Khi nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch giao thông cần phải nghiên
cứu kỹ các quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành có liên quan thông qua điều
tra kinh tế, quy hoạch phát triển GTVT phải vừa là tiền đề của quy hoạch của
ngành.
- Khi xây dựng quy hoạch phát triển giao thông cần phải đưa ra nhiều tình
huống phát triển kinh tế - xã hội. Cần áp dụng nhiều phương pháp tính toán và
xây dựng nhiều phương án. Từ đó so sánh lựa chọn phương án hợp lý nhất.
- Khi so sánh và lựa chọn phương án quy hoạch giao thông phải đứng trên góc
độ của cả nước mà xem xét, phải lấy lợi ích của ngành và địa phương gắn liền với
lợi ích kinh tế - xã hội của cả nước. Lấy hiệu quả kinh tế xã hội, củng cố an ninh
quốc phòng làm mục tiêu cơ bản để xây dựng quy hoạch.
c. Trình tự quy hoạch GTVT:

• Bước 1: Tiến hành điều tra về giao thông vận tải và điều tra kinh tế trong khu
vực quy hoạch và khu vực liên quan trong thời kỳ hiện tại và thời kỳ tương lai.
Mục đích của bước này là nhằm nắm được hiện trạng về số lượng và chất lượng
cơ sở hạ tầng GTVT, kết quả hoạt động của ngành so với nhu cầu phát triển kinh
tế xã hội của khu vực.
Điều tra về GTVT nhằm:
- Điều tra nhằm đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành về mặt số
lượng và chất lượng.
- Điều tra nhằm đánh giá kết quả hoạt động của ngành và các chuyên ngành ở
thời kỳ quá khứ và hiện tại, từ đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu cần khắc phục
và những khả năng cần phát huy trong tương lai.
- Thông qua kết quả điều tra ngành GTVT còn phải đánh giá tình hình phát
triển của thị trường vận tải và khả năng cạnh tranh giữa các phương thức vận
tải và các thành phần kinh tế.
• Bước 2: Xây dựng quan điểm, mục tiêu, định hướng quy hoạch phát triển hệ
thống giao thông vận tải của khu vực trong tương lai.
Yêu cầu của bước này là phải xây dựng được mục tiêu hoặc hệ thống các mục
tiêu và định hướng phát triển của ngành trong thời kỳ quy hoạch. Để đáp ứng yêu
cầu này, ở bước này chúng ta cần thực hiện 2 nội dung chủ yếu:
19


- Một là: Trên cơ sở khoa học, xây dựng hệ thống các quan điểm củng cố, phát
triển của ngành trong từng giai đoạn.
- Hai là: Xác định cho được các mục tiêu chính, mang tính tổng quát cho ngành
và các chuyên ngành, các khối và các lĩnh vực hoạt động của ngành. Xác định
các kết quả cần đạt được.
• Bước 3: Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách và dự báo về
khả năng huy động các nguồn lực ở các năm quy hoạch.
- Dự báo thời gian phát triển của thị trường.

- Dự báo các chủng loại hàng hóa cần vận chuyển.
- Dự báo luồng hàng trong tương lai.
- Dự báo chất lượng vận tải phục vụ đòi hỏi trong tương lai đối với từng
phương thức vận tải.
- Dự báo về khả năng cung cấp các nguồn lực để đầu tư và thực hiện các giải
pháp quy hoạch, khả năng phát triển về khoa học kỹ thuật, công nghệ vận tải,
thị hiếu của khách hàng về chất lượng phục vụ vận tải trong thời kỳ quy
hoạch.
- Dự báo sự thay đổi các chính sách về phát triển kinh tế, xã hội, và giao thông
vận tải, các chính sách khác liên quan.
- Dự báo các kế hoạch, các chương trình, dự án có liên quan.
• Bước 4: Xây dựng các phương án định hướng củng cố phát triển ngành GTVT
trong khu vực theo từng giai đoạn.
- Mục đích của bước này là thiết lập ra được các giải pháp định hướng để củng
cố, phát triển từng chuyên ngành trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngành ở từng
tiểu vùng và trong toàn khu vực.
- Các giải pháp đưa ra phải nhằm mục đích tận dụng tối đa năng lực sẵn có, kết
hợp với khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại hình công nghệ
mới, các trang thiết bị, phương tiện vận tải, xếp dỡ tiên tiến.
- Để xác định được các phương án củng cố, phát triển ngành trong từng giai
đoạn quy hoạch cần tiến hành 5 công đoạn chủ yếu sau:
+ Đưa ra các giải pháp củng cố, phát triển.
+ Thiết lập các phương án phát triển.
+ Tính toán các chỉ tiêu và xác định nhu cầu nguồn lực của từng phương án phát
triển.
+ So sánh lựa chọn phương án phát triển.
+ Sắp xếp phương án chọn theo thứ tự ưu tiên thực hiện (định bước đi của quy
hoạch).
- Yêu cầu của phương án:
+ Tận dụng tối đa năng lực sẵn có.

20


+ Ứng dụng được các tiến bộ KHKT.
+ Củng cố và khôi phục được cơ sở GTVT.
• Bước 5: So sánh các phương án.
- Việc so sánh lựa chọn phương án quy hoạch có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu
khác nhau và bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phức
tạp của đối tượng nghiên cứu.
- Sau khi so sánh lựa chọn được một số phương án có nhiều triển vọng nhất,
phải tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu của chúng, phải định lượng
chúng dưới ánh sáng của tiền đề, mục đích của quy hoạch, phải tiến hành đánh
giá từng phương án bằng các tiêu chuẩn cụ thể.
• Bước 6: Tổng hợp kết quả tính toán và hướng dẫn thực hiện.
- Ở bước này cần tập hợp các chỉ tiêu của quy hoạch, lượng hóa rõ ràng, cụ thể
danh mục và hạng mục công trình đầu tư, thời kỳ đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư,
nguồn vốn đầu tư cho từng hạng mục công trình cụ thể, từng mặt hoạt động của
ngành theo các khối sản xuất và chuyên ngành hoạt động, trong từng thời kỳ tính
toán (5 năm, 10 năm, …)

Câu 10. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa GTVT với trình độ phát
triển và hoạt động của nền KTQD:
• Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa và khách hàng tương ứng
với dân số và GDP trong các năm gần đây.
- Tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa / GDP
- Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển, luân chuyển / tổng dân số trong khu
vực.
- Tổng khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển hành khách / tổng dân
số trong khu vực.
- Nhịp độ tăng trưởng của lượng hàng, khách vận chuyển, luân chuyển tương

ứng với nhịp độ tăng dân số và tổng sản phẩm xã hội.
- Tốc độ tăng khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa / tốc độ GDP.
- Tốc độ tăng khối lượng vận chuyển, luân chuyển / tốc độ tăng dân số trong
khu vực.
- Tốc độ tăng khối lượng vận chuyển, luân chuyển hành khách / tốc độ tăng dân
số.
• Khối lượng hàng qua cảng biển, hàng vận chuyển qua nước ngoài tương ứng
với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu. Nhịp độ tăng trưởng của lượng hàng qua
cảng biển, hàng vận chuyển ra nước ngoài tương ứng với nhịp độ tăng kim ngạch
xuất, nhập khẩu.
- Tổng khối lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu / tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu.
21


- Tốc độ tăng khối lượng hàng vận chuyển xuất nhập khẩu / tốc độ tăng giá trị
kim ngạch xuất nhập khẩu.
• Tổng số chiều dài đường bộ, đường sắt, đường sông tương ứng với số dân và
diện tích khu vực.
- Số km đường bộ / km2
- Số km đường bộ / 1000 dân
- Tổng diện tích dành cho giao thông tĩnh / diện tích tự nhiên
• Số phương tiện vận chuyển theo từng phương thức vận tải bình quân cho 1000
dân.
- Số xe khách / 1000 dân
- Số ghế xe khách / 1000 dân
- Số ghế tàu, xuồng / 1000 dân
- Tổng số tấn phương tiện vận tải hàng hóa / 1000 dân
- Số tấn phương tiện vận tải hàng hóa theo từng phương thức vận tải hàng hóa /
1000 dân.
• Tổng số lao động trong ngành và từng chuyên ngành, tương ứng với khối

lượng vận chuyển, tỷ trọng số lao động này trong toàn bộ lao động đang hoạt
động ở khối các ngành sản xuất vật chất.
• Giá trị tổng sản phẩm xã hội do ngành vận tải tạo ra hàng năm và tỷ trọng
trong tổng sản phẩm xã hội, nhịp độ tăng trưởng của giá trị sản phẩm xã hội do
ngành tạo ra.
• Vốn đầu tư xây dụng cơ bản của nhà nước giành cho ngành giao thông vận tải
hàng năm và tỷ trọng (%) của số vốn này trong tổng số vốn đầu tư xây dựng và
tổng số vốn dành cho khu vực các ngành sản xuất vật chất của KTQD. Tỷ trọng
của vốn đầu tư xây dựng cơ bản dành cho GTVT trong tổng ngân sách hàng năm.
• Cơ cấu vốn đầu tư phân chia từng chuyên ngành (đường sắt, đường bộ, đường
sông…) trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước dành cho GTVT.
• Tỷ lệ (%) hao phí vật chất trong giá trị sản phẩm xã hội của ngành GTVT, có
so sánh với mức tiêu hao chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
• Tổng vốn ngân sách dành cho duy tu, bảo dưỡng hệ thống đường bộ, sông, sắt
quốc gia trong năm. Tỷ trọng (%) kinh phí này trong tổng ngân sách nhà nước
hàng năm.

22


Câu 11: Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động toàn ngành và từng chuyên
ngành GTVT
Trả lời:
Để thấy được tình hình hoạt động toàn ngành và từng chuyên ngành vận tải trong
khu vực cần đánh giá một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hoá, hành khách trong khu vực của
toàn ngành và theo từng phương thức vận tải qua các năm. Phân rõ cơ cấu và
nhịp điệu tăng trưởng, trong nước, ngoài nước, trong nội vùng, ngoài vùng,
quá cảnh.
- Cơ cấu (%) đảm nhận của từng phương thức vận tải tương ứng với từng chỉ

tiêu vận chuyển: Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hoá và hành
khách.
- Khối lượng các mặt hàng chủ yếu được vận chuyển theo từng phương thức
vận tải (sông, sắt, biển, đường bộ, hàng không) qua các năm. Các mặt hàng
chủ yếu được phân thành các nhóm có tính chất vận chuyển như: lương thực,
phân bón, vật liệu xây dựng, than, quặng, gỗ sản phẩm gỗ, bách hoá, máy móc
thiết bị…
- Khối lượng hành khách vận chuyển theo các phương thức vận tải (sông, sắt,
bộ…) qua các năm. Trong đó hành khách phân thành nhóm: Khách liên vận
quốc tế, khách đi đường dài, khách đi lại trong nội tỉnh, nội thị, khách đi lại
bằng phương tiện chất lượng cao, khách đi bằng phương tiện thông dụng chất
lượng trung bình.
- Khối lượng hành hoá thông qua các cảng biển qua các năm. Trong đó cũng
phân ra: Hàng qua các cảng chuyên dùng, hàng qua các cảng trung ương, địa
phương quản lý, hàng Container…
- Lượt máy bay hành khách thông qua các sân bay.
- Tình hình tai nạn giao thông qua các năm. Phân biệt rõ nguyên nhân, số thiệt
hại ngành giao thông.
Câu 12: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiện trạng cơ sở vật chất từng chuyên ngành
vận tải?
Trả lời:
Phân tích đánh giá hiện trạng GTVT trong khu vực theo nhóm chỉ tiêu này nhằm cho
ta thấy một cách tổng quát bức tranh về hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành
và từng chuyên ngành trong khu vực. Để thấy được tình hình hiện trang cơ sở vật
chất từng chuyên ngành vận tải cần đi sâu chi tiết của từng chuyên ngành:
a) Ngành đường bộ:
- Tổng chiều dài toàn bộ, chiều dài từng tuyến đường, loại đường quốc gia, tỉnh lộ,
đường huyện, đường nội thị, đường xã, đường chuyên dùng nếu có.Tổng số cầu,
tổng số chiều dài cầu, số bến bãi từng loại, vai trò của tuyến đường trong hệ thống, ý
nghĩa phục vụ, phát triển kinh tế xã hội trong và ngoài khu vực. Nêu rõ tình trạng

đường và từng tuyến đường, từng loại đường.
- Hiện trạng các công trình nhân tạo trên tuyến: Tổng số công trình, tình trạng kỹ
thuật, số lượng cần sửa chữa, xây dựng lại.
23


- Các bến xe, bến đỗ, bãi đỗ xe: Tổng số bến xe, diện tích từng bến, tình trạng kỹ
thuật, tình hình khai thác, khả năng nâng cấp, cải tao, xây dựng mới.
- Các điểm nút, các điểm giao cắt giao thông: số điểm giao cắt,tình trạng kỹ thuật,
tình trạng ùn tắc xe qua các điểm giao cắt.
- Số lượng, chất lượng phương tiện vận tải theo chủng loại và khu vực địa lý.
- Tình trạng tổ chức và quản lý mạng lưới giao thông đường bộ.
- Đánh giá ảnh hưởng, mối quan hệ của các tuyến đường bộ với sự phát triển kinh tế
xã hội và hệ thống giao thông trong khu vực.
b) Ngành đường sắt:
- Chiều dài toàn tuyến, chiều dài tuyến đi qua khu vực quy hoạch, phân theo khổ
đường. Các đặc trưng kỹ thuật của tuyến đường, tình trạng khai thác.
- Tình trạng cầu, hầm trên tuyến phân theo kết cấu và chất lượng hiện tại.
- Số lượng và chất lượng đầu máy, toa xe từng loại.
- Tình hình khai thác, duy tu sửa chữa.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của các tuyến đường sắt quốc gia đi qua khu vực đến phát
triển kinh tế xã hội và đến hệ thống giao thông trong khu vực.
c) Ngành đường biển:
- Hệ thống các cảng bến chính các đặc trưng kỹ thuật của từng cảng.
- Đặc trưng kỹ thuật và tình trạng các luồng tàu.
- Số lượng, chất lượng phương tiện và tình trạng phương tiện vận tải biển hiện có.
- Tình hình khai thác và khả năng phát triển trong tương lai.
- Đánh giá hiện trạng giao thông đường biển, ảnh hưởng giao thông đường biển đến
phát triển kinh tế xã hội và đến hệ thống giao thông trong khu vực quy hoạch.
d) Ngành đường sông.:

- Số lượng và chất lượng của từng chiều dài sông, kênh sử dụng trong vận tải.
- Tình hình luồng lạch, tình hình nạo vét, khai thác.
- Tình trạng các công trình trên sông, biển báo, biển hướng dẫn.
- Hiện trạng hệ thống các cảng sông, bến đỗ, năng lực thiết kế và lượng hàng thông
qua hàng năm.
- Số lượng, chủng loại phương tiện vận tải sông phân theo khu vực, quản lý.
- Đánh giá ảnh hưởng, mối quan hệ của các tuyến đường sống với sự phát triển kinh
tế xã hội và các dạng giao thông khác.
e) Ngành hàng không:
- Hệ thống các sân bay trong đó nêu rõ: cấp hạng sân bay, số lượng cất hạ cánh,
chiều dài đường băng, diện tích nhà ga, lượng hành hoá, hành khách thông qua
năm…
- Số lượng máy bay phân theo loại và quyền sở hữu.
- Đánh giá hoạt động của ngành hàng không dân dụng đến phát triển kinh tế xã hội
và mối quan hệ với hệ thông giao thông trong khu vực.

24


Câu 13: Nguyên tắc, ý nghĩa dự báo khối lượng vận chuyển?
Trả lời:
Mục đích của dự báo khối lượng vận chuyển hàng hoá và hành khách trong khu vực
quy hoạch là phải tính toán, dự báo các thông tin về yếu tố đầu vào về nhu cầu thị
trường vận tải trong những năm tương lai trong khu vực quy hoạch mà ngành cần
đáp ứng nhằm phục vụ cho việc tính toán các yêu cầu đầu ra của phương án quy
hoạch.
Ý nghĩa: Dự báo khối lượng vận chuyển là nội dung cơ bản và là mục đích cuối
cùng của điều tra kinh tế - xã hội trong khu vực quy hoạch.
- Mức độ chính xác của khối lượng vận chuyển trong tương lai có tính quyết định
cho mức độ chính xác và đúng đắn của việc thiết kế, tính toán quy hoạch phát triển

giao thông cũng như lựa chọn các phương án tổ chức vận tải, bố trí lực lượng sản
xuất vận chuyển nhằm thoả mãn nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân.
* Nguyên tắc dự báo khối lượng vận chuyển:
- Tính đầy đủ: Kết quả tính toán khối lượng vận chuyển trong khu vực điều tra phải
thể hiện đầy đủ toàn bộ nhu cầu vận chuyển hành khách và của từng loại hàng hoá
trên từng tuyến đường của từng loại phương thức vận tải trong hệ thống vận tải
thống nhất của khu vực quy hoạch.
- Tính chính xác: Ngoài việc phải tính toán đầy đủ đối với từng loại mặt hàng chở đi,
chở đến còn phải đảm bảo tính chính xác về luồng hàng vận chuyển và khối lượng
vận chuyển.
+ Khi tính toán dự báo khối lượng vận chuyển trong khu vực quy hoạch hoặc
trên từng tuyến vận chuyển, cần dựa trên các căn cứ khoa học, cần tiến hành phân
tích luồng hàng, luồng hành khách hiện tại để tìm ra các quy luật diễn biến của đối
tượng đồng thời cần sử dụng những nguồn tài liệu báo cáo thông kê cũng như tài
liệu quy hoạch phát triển của các ngành phải có tính pháp lý cao.
+ Phương pháp tính khoa hoc.
- Nguyên tắc liên hệ biện chứng:
+ Nguyên tắc này yêu cầu khi tiến hành dự báo một đối tượng kinh tế phải
xem xét đến tính hệ thống và những nhân tố ảnh hưởng cũng vận động đồng thời.
+ Cơ sở để dự báo khối lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển cho từng
phương thực vận tải là hệ thống các quy luật của nền kinh tế thị trường đó là các quy
luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu… ngoài ra còn phải xét đến những
chính sách điều tiết nền kinh tế của nhà nước, xu hướng phát triển của xã hội.
- Nguyên tắc kế thừa:
+ Nguyên tắc này yêu cầu khi tiến hành dự báo một đối tượng phải nghiên cứu
sâu sắc quá trình vận động của đối tượng đó trong quá khứ và hiện tại để làm cơ sở
thực nghiện tính toán và đánh giá tác động đến xu hướng trong tương lai.
+ Dựa vào quy luật diễn biến của thời ký quá khứ và các yếu tố tác động đến
khối lượng vận chuyển, dự đoán ra quy luật diễn biến của kỳ tương lao mà iến hành
dự báo khối lượng vận chuyển trong kỳ tương lai.

- Nguyên tắc đặc thù về bản chất đối tượng: Nguyên tắc này đòi hỏi khi dự báo phải
xem xét đến những nét riêng biệt của đối tượng dự báo. Xuất phát từ những đặc thù
riêng của đối tượng dự báo sẽ tạo ra những giới hạn nhất định về xu hướng diễn biến
của đối tượng dự báo trong tương lai.
25


×