Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Giải pháp liên quan đến cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.62 KB, 21 trang )

MỤC LỤC


HẦN MỞ ĐẦU
Như rất nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, thị trường chứng
khoán Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển
nhanh chóng và vượt bậc.Tuy mới đang ở trong giai đoạn đầu của
sự phát triển này nhưng Việt nam đã đạt được những con số rất ấn
tượng: năm 2006 tăng 135% và đầu năm 2007 là 40%. Trước sự
phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm
2006 mà rất nhiều chuyên gia và tổ chức kinh tế cảnh báo, thị trường
chứng khốn Việt Nam đã bắt đầu có những phiên điều chỉnh giảm
để giảm bớt sức nóng của thị trường. Chỉ số Vn-index đã xướng
dưới ngưỡng 1000 điểm. Giai đoạn tháng 4 có thể coi là giai đoạn
điều chỉnh thị trường chứng khoán sâu nhất trong thời gian qua.
Trong những ngày đầu tháng 5 thị trường đã có những bước khởi
sắc đáng kể, chỉ số Vn_index lại trở lại được ngưỡng 1000 điểm.
Như chúng ta có thể thấy chỉ trong một thời gian rất ngắn mà thị
trường chứng khoán Việt Nam đã có rất nhiều biến động. Theo đó,
giá cổ phiếu trên thị trường chứng khốn cũng đã có những sự tăng
giảm đáng kể. Giá cổ phiếu của Việt nam trong thời gian qua đã chịu
tác động của rất nhiều nhân tố, cả nhân tố kinh tế lẫn những nhân tố
phi kinh tế. Việc nghiên cứu những nhân tố tác động tới giá cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua là hết sức
quan trọng, nó cho chúng ta có những cái nhìn chính xác nhất về
những biến động về giá cổ phiếu trong thời gian qua, đồng thời có
được căn cứ chính xác dự báo về giá cổ phiếu trong thời gian tới và
những nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới giá cổ phiếu trong thời
gian sắp tới.

2




NỘI DUNG
I. Tình hình giá cổ phiếu ở Việt Nam trong thời gian qua
Trước hết ta xem biểu đồ sau để có thể thấy được sự biến
động của chỉ số VN-index trong thời gian gần đây:

Biến động của chỉ số Vn_index từ 26/1/2007 đến 11/5/2007
Như chúng ta đã biết chỉ số Vn_index phản ánh giá trung bình của
các cổ phiếu được giao dịch trên tồn thị trường. Có thể tạm chia sự
biến động của chỉ số này trong thời gian qua ra làm 3 giai đoạn:
1) Giai đoạn từ 24/6/2006 đến 12/3/2007
Giai đoạn này có thể nói là giai đoạn nóng nhất trên thị trường
chứng khốn Viêt. Nam tính cho đến thời điểm này. Bắt đầu từ cuối
giai đoạn điều chỉnh giảm vào tháng 3, tháng 4/2006, VN-Index tăng
3


đột biến 229% trong vòng 11 tháng (trong khi những thị trường
chứng khoán truyền thống của thế giới như New York, Tokyo cũng
chỉ đạt đến 20% trong 2-3 năm) và nhìn chung tồn cảnh thị trường
thời gian này là sự tăng giá hầu hết các cổ phiếu diễn ra rất đều đặn,
không phải do năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
loại đã lên sàn và loại sắp lên sàn được cải thiện đáng kể, mà nó
được quyết định bằng khối lượng giao dịch mua – bán khổng lồ về số
lượng cổ phiếu và giá trị cổ phiếu tăng nhanh qua từng tháng. Đánh
giá về diễn biến của thị trường thời gian này, ý kiến chung của các
chuyên gia cho rằng, mặc dù đã đạt được những kết quả khá ấn
tượng và được xem là thị trường chứng khoán hấp dẫn nhất thế giới
năm 2006, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn khá thất

thường, chưa thể coi là thước đo của nền kinh tế và chưa là kênh
huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của các doanh nghiệp.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng-Vụ chính sách tiền
tệ (Ngân hàng Nhà nước), yếu tố “bong bóng” trên thị trường thể
hiện rất rõ ở chỉ số P/E (giá/thu nhập) bình quân hiện nay đang vượt
xa mức an tồn thơng thường.Cho đến cuối q 1/2007, chỉ số P/E
bình qn tại thị trường HoSTC là 45,10 cịn tại HaSTC là 28,40 mà
mức an toàn chỉ là từ 10-17.Giai đoạn n ày có thể thấy quan hệ cung
cầu chứng khoán mất cân đối nghiêm trọng và tâm lý đầu tư ngắn
hạn theo kiểu “bầy đàn” đã khiến cho thị trường phát triển chưa thực
sự vững chắc. Gi á các cổ phiếu đồng loạt tăng cao trong giai đoạn
này, nhiều cổ phiếu đã vượt xa giá trị thực của nó. Chỉ số VN-Index
tăng cao đột biến do các yếu tố không gắn với kết quả kinh doanh
hiện tại và triển vọng tương lai của doanh nghiệp niêm yết đồng thời
tạo ra nguy cơ sụt giá cổ phiếu nhanh.
2) Giai đoạn 13/3/2007 đến 23/4/2007:
Nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng chứng khoán Việt
Nam giai đoạn này đang điều chỉnh sau một thời dài tăng “nóng”. từ
gần 1200 điểm đến nay, chỉ số Vn- index chỉ còn 905 điểm, một múc
thấp kỉ lục trong thời gian nóng vừa qua. Những nhà đầu tư “yếu
bóng vía” đã và đang bắt đầu bán tháo cổ phiếu, do lo sợ chứng
khoán Việt Nam sẽ tiếp tục mất điểm nữa. Do vậy giá cổ phiếu nhìn
chung tên toàn thị trường trong giai đoạn này giảm mạnh. K ể cảnh
ững cổ phiếu là các blue-chip cũng giảm rất mạnh. tiêu biểu là FPT,
SAM, REE… Nhiều nhà đầu tư đã phản ứng trong hoạt động giao
dịch trên thị trường, điều đó đã tác động mạnh đến chuyện mua bán
chứng khoán, cũng là lý do khiến chỉ số chứng khoán Việt Nam mất
4



một số điểm khá lớn trong thời gian này, sau nhiều phiên điều chỉnh
rất ít. Một số chuyên gia khác cũng đưa ra nhận định rằng thị trường
đang có bàn tay can thiệp của nhà đầu tư nước ngoài. Giám đốc một
cơng ty chứng khốn cho rằng thời gian qua các nhà đầu tư nước
ngoài bị “rớt” trong các cuộc đấu giá cổ phần do giá đấu bình quân bị
đẩy lên quá cao.
3) Giai đoạn từ 24/4/2007 đến nay
Với một khoảng thời gian phục hồi đã tương đối dài, có nhiều lý
do để tin rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng. Nhiều người tin rằng "giai
đọan đáy" của thị trường chứng khốn đã qua. Cơ bản nhất có lẽ là
thị trường đã điều chỉnh khá sâu trong thời gian vừa qua và ngược
chiều với cả các thông tin về kinh tế vĩ mô, cũng như thông tin hoạt
động vi mô tại các doanh nghiệp.
Sự điều chỉnh giảm sâu của thị trường thời gian vừa qua nói
chung đã khơng phản ánh đúng sức tăng trưởng và hoạt động hiệu
quả của các doanh nghiệp với một loạt báo cáo tài chính với những
kết quả rất tốt. Tất nhiên sai lầm lớn nhất sẽ là đánh giá xu hướng
của TTCK bằng xu hướng của tình hình kinh tế vĩ mơ. Tuy nhiên, khi
thị trường phục hồi thì đây lại là những thơng tin mang lại sự ủng hộ
bền vững cho xu hướng tăng trở lại.
Theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TPHCM,
phiên 11/5 ghi nhận sự tăng giá trở lại của 62 mã chứng khốn (trong
đó có 1 chứng chỉ quỹ), 27 mã đứng giá và chỉ có 20 mã giảm giá.
Cổ phiếu blue-chips dẫn đầu thị trường về mức lên điểm, cùng với
khối lượng và giá trị giao dịch nhích lên khá lớn so với phiên hơm
qua đã giúp VN-Index ghi thêm được gần 20 điểm, đạt mức 1039,63
điểm.
Như vậy, kể từ phiên giao dịch ngày 15/4 đến nay, VN-Index đã
trải qua 9 phiên tăng giá liên tiếp. Trong 9 phiên này, có lúc VN-Index
ghi điểm mạnh mẽ (như phiên của ngày 7 và 8/5), có lúc chững lại

với giao dịch cầm chừng (phiên ngày 10/5).Xem xét diễn biến trên thị
trường th ơ ời gian này có thể thấy, nhóm cổ phiếu blue-chips lại có
một phiên tăng giá mạnh. Trong top 5 mã cổ phiếu tăng giá mạnh
nhất, ngoại trừ PVD, 4 mã còn lại đều đạt mức tăng trần. BMC lập kỉ
lục mới khi tăng tới 30.000đ, lên mức giá 635.000đ/cp; FPT tăng
26.000đ, lên 551.000đ/cp; SJS tăng 15.000đ, lên 330.000đ/cp; PVD
tăng 9.000đ, lên 243.000đ/cp; NAV tăng 8.000đ, lên 180.000đ/cp.
Nằm trong top 5 mã cổ phiếu giảm giá nhiều nhất phiên, ngoại trừ
SSC giảm tới 45.000đ (tương ứng 57,69%), xuống mức giá
5


78.000đ/cp do rơi vào ngày giao dịch không hưởng quyền; 4 mã còn
lại chỉ giảm nhẹ. VNM giảm 4.000đ, xuống 188.000đ/cp; VIS giảm
2.500đ, xuống 50.000đ/cp; IMP và KDC cùng giảm 2.000đ, rơi xuống
các mức giá 108.000đ/cp và 186.000đ/cp.
Một cái nhìn lạc quan sẽ cho phép trông đợi rằng thị trường sẽ
tăng. Nhưng như nhiều người phán đốn, q trình này sẽ chọn lọc
hơn. Dự đốn thời gian tới sẽ có sự tăng tốc của thị trường cổ phiếu,
nhưng sự tăng giá sẽ không đều khắp với tất cả các loại cổ phiếu
như giai đoạn trước, hoặc ít nhất cũng khơng xảy ra sớm. Sự tăng
giá sẽ diễn ra mạnh mẽ và tập trung vào những cơng ty tạo dựng
được hình ảnh rõ rệt về sự tăng trưởng của mình.
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ở thị trường Việt Nam.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến thị trường chứng khốn nói
chung và giá cổ phiếu nói riêng, nhưng vế cơ bản có thể chia chúng
thành hai nhóm yếu tố là yếu tố kinh tế và yếu tố phi kinh tế:
1. Các yếu tố kinh tế
a) Tăng trưởng kinh tế
Khi nền kinh tế tăng trưởng thì hầu như các ngành các lĩnh vực

đều bị ảnh hưởng. Và giá của cổ phiếu cũng nằm trong số đó, giá cổ
phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế tăng trưởng và có xu hướng
giảm khi nền kinh tế kém phát triển. Như các bạn đều biết Việt Nam
là một quốc gia có tốc độ phát triển cao ( 8,3% năm 2006) cộng với
nền chính trị ổn định và mức thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước
ngoài là một trong những nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán
Việt Nam có bước tiến nhảy vọt nói chung và giá cổ phiếu tăng nói
riêng. Tuy nhiên khơng phải giá cổ phiếu nào cũng tăng và giá lúc
nào cũng tăng mà nó cịn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nữa.
Việc giữ vững tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế trong nhiều
năm liền có tác dụng giữ cho thị trường chứng khoán ổn định, tăng
cường niềm tin của nhà đầu tư cả trong và ngồi nước. Tuy nhiên,
để có thể trông chờ vào một sự khởi sắc của thị trường thì chỉ có thể
vào cuối năm khi các nhà đầu tư có thể dự đốn kết quả kinh doanh
của từng doanh nghiệp.
b) Quan hệ cung cầu
Trong kinh doanh, quy luật cung cầu ln có ảnh hưởng rất lớn
đến giá thành sản phẩm, và đầu tư chứng khốn cũng khơng phải là
một ngoại lệ. Giá cổ phiếu cũng chịu tác động từ quy luật cung cầu.
William J. Oneil – một nhâ đầu tư chứng khốn thành cơng tại Mỹ, là
6


cha đẻ của phương pháp phân tích và lựa chọn cổ phiếu hiệu quả
CAN SLIM, cho rằng cổ phiếu của các cơng ty đại chúng, có quy mơ
lớn, sản phẩm chất lượng không phải lúc nào cũng đáng để mua, bởi
lượng cầu của những cổ phiếu này khá lớn, trong khi nguồn cung lại
ít nên giá thường bị đẩy lên cao giả tạo, không phản ánh đúng giá trị
thực tế của cổ phiếu cũng như rất khó sinh lợi nhuận lớn.
Chính những cổ phiếu có số lượng lưu hành thấp trên thị

trường mới có nhiều triển vọng và có khả năng tăng giá hơn so với
các cổ phiếu có số lượng lưu hành lớn. Từ đó suy ra, cổ phiếu được
các nhà quản trị hàng đầu nắm giữ với tỷ lệ lớn thường là những cổ
phiếu có độ an tồn cao. William đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu được
công ty mua lại và cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên
vốn tự có vừa phải, bởi theo ơng thì tỷ lệ này càng cao bao nhiêu
công ty sẽ càng phải đương đầu với áp lực trả lãi trong tương lai
nhiều bấy nhiêu. Các nhà đầu tư nên so sánh tỷ số này ở cơng ty
mình dự định đầu tư với tỷ số nợ bình qn ở các cơng ty trong cùng
ngành, đồng thời phân tích thêm khả năng thanh tốn để có đánh giá
xác thực hơn về mức độ nợ của công ty.
Về nguồn cung, giá cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng bởi những
yếu tố sau: Yếu tố thứ nhất là "Cơn lốc" IPO các doanh nghiệp lớn.
Nó sẽ thu hút một nguồn vốn ước tính khoảng 5 tỷ USD của các nhà
đầu tư. Như vậy, thị trường tập trung ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng từ đợt
IPO này. Các nhà đầu tư có nhiều cơ hội để lựa chọn những cổ
phiếu tốt, các blue- chips trên sàn niêm yết khơng cịn là yếu tố lựa
chọn duy nhất. Giá các cổ phiếu trên sàn có thể sẽ tiếp tục đi ngang
và giảm chút ít như vài tuần gần đây. Cổ phiếu doanh nghiệp nhỏ sẽ
có sự phân loại, chỉ có doanh nghiệp nào có kết quả kinh doanh tốt
mới được quan tâm. Trong thời gian sắp tới, đầu tiên là ngày
21/4/2007, Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) sẽ
phát hành ra công chúng 1.286 tỷ đồng cổ phiếu (vốn điều lệ 3.800
tỷ). Đến tháng 5, Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) dự tính sẽ
thực hiện phương án IPO với điều lệ lên đến 7000 tỷ đồng. Sang
tháng 7 hai "đại gia" bia rượu là Tổng công ty rượu bia, nước giải
khát Hà Nội (Habeco) và Công ty bia Sài Gịn (Sabeco) với vốn điều
lệ ước tính khoảng 7.500 tỷ đồng. Cuối cùng, nếu mọi việc suôn sẻ,
hai "đại gia" ngân hàng Vietcombank (ước đoán 6000 tỷ đồng) và
MHB sẽ IPO vào tháng 8/2007.

Sau "cuộc chiến" IPO của các doanh nghiệp trên, một số nhà
đầu tư sẽ "kiệt sức", một số sẽ dưỡng sức chờ một cơn lốc tiếp theo

7


với các "đại gia" của ngành viễn thông và ngân hàng như Vinaphone,
Mobiphone, Viettel, Incombank, Agribank, BIDV...
Yếu tố thứ hai là vấn đề cổ phần hóa, những thơng tin trong
những ngày cuối năm cho thấy, năm 2007 và 2008 sẽ có một lượng
cung cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu chuyển đổi khổng lồ
tung ra thị trường chứng khốn Việt Nam, cụ thể: Thủ tướng Chính
phủ đã ký quyết định (ngày 29/12/2006) phê duyệt danh sách 53 tập
đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ thực hiện cổ phần hóa trong giai
đoạn 2007-2010. Nhiều chuyên gia thị trường chứng khoán nhận
định, 2 cổ phiếu “bia rượu” lớn sau khi cổ phần hóa và lên sàn sẽ tạo
ra sự kiện lớn hơn nhiều sự kiện Vinamilk và Sacombank lên sàn
trong năm 2006. Cổ phiếu của MobiFone và Vinafone cũng sẽ xuất
hiện trên thị trường OTC và có thể lên sàn vào cuối năm 2007, sau
khi Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Trần Đức Lai khẳng định
MobiFone chắc chắn sẽ cổ phần hóa xong trong năm 2007. Năm
2007 có thể sẽ là năm “đại náo” cổ phiếu của 4 ngân hàng quốc
doanh trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng Đầu
tư phát triển Việt Nam và Ngân hàng Cơng thương Việt Nam sẽ có
mặt trên thị trường.
Ngồi ra, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng sẽ tiếp tục
tạo ra một “cơn lốc” tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu
và dự kiến đến cuối năm 2007, hầu hết các ngân hàng thương mại
cổ phần sẽ có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng. Minh chứng rõ nhất là

hàng loạt ngân hàng thương mại công bố tăng vốn điều lệ nhiều đợt
trong năm 2006 và 2007.
Trên thị trường trái phiếu, ngồi trái phiếu chính phủ, chính
quyền, năm 2007 sẽ có số lượng rất lớn trái phiếu của các tập đoàn
phát hành như Tập đoàn Điện lực, Tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy,
Tập đồn Dầu khí...
Theo nhận định của một số chuyên gia, tổng giá trị niêm yết cổ
phiếu vào cuối năm 2007 sẽ tăng gấp khoảng 3 lần và đến cuối năm
2008 sẽ gấp 5 lần hiện nay.
Về phía cầu, giá cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố
sau: Ngày 28/12, Chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh ngoại hối, trong đó quy định: người khơng cư trú là
nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng
đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng được phép để thực hiện đầu
tư tại Việt Nam và được dùng tài khoản VND này để mua ngoại tệ tại
các tổ chức tín dụng để chuyển ra nước ngồi. Như vậy, dịng vốn
8


đầu tư gián tiếp nước ngoài từ năm 2007 sẽ rất thuận lợi vào Việt
Nam và cũng tiềm ẩn khả năng rút vốn ồ ạt chuyển ra nước ngồi khi
có một “cú sốc” nào đó xảy ra. Tuy nhiên, theo TS. Lê Xuân Nghĩa,
Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà
nước), các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời gian gần đây là
các nhà đầu tư tương đối lớn, nhà đầu tư chiến lược, họ kỳ vọng vào
lợi nhuận lâu dài, tỷ lệ vốn đầu tư gián tiếp ngắn hạn của nước ngoài
vào Việt Nam chỉ khoảng 1%, không đáng kể.
Do thị trường chứng khoán Việt Nam “bùng nổ” trong năm 2006
nên nhiều quỹ đầu tư đã và đang đổ hàng tỷ USD đầu tư gián tiếp
vào Việt Nam. Trong năm 2007, chủ yếu là vốn của các quỹ đầu tư,

tập đồn tài chính và ngân hàng lớn với chiến lược đầu tư dài hạn.
Nhu cầu của nước ngồi đầu tư vào chứng khốn Việt Nam khơng
hề giảm độ nóng. Theo HSBC, trên thế giới hiện có 43 quỹ chuyên
đầu tư vào Việt Nam, trong đó có 23 quỹ mới thành lập từ tháng 11
năm ngối. Tổng giá trị tài sản rịng (NAV) của tất cả các quỹ đầu tư
vào Việt Nam hiện lên đến 5,6 tỉ đô la Mỹ. Những tháng gần đây, các
quỹ đầu tư vào Việt Nam liên tiếp ra đời ở Nhật, Hàn Quốc,
Singapore, Malaysia và Israel. Chỉ riêng tại Hàn Quốc, số tiền mà các
quỹ này gọi được đã là 871 triệu đơ la Mỹ (xem bảng). Ơng Chy Jang
Oak, Chủ tịch bộ phận thị trường chứng khoán của Korea Exchange,
trong chuyến thăm TPHCM tháng 4 vừa qua, cho TBKTSG biết Việt
Nam đang là đề tài nóng của giới đầu tư tài chính Seoul. Họ đánh giá
cao sự tăng trưởng của các cơng ty niêm yết Việt Nam. Ơng Chy
Jang Oak thậm chí nói rằng Sở Giao dịch chứng khốn Hàn Quốc sẽ
giúp giảm bớt chi phí cho các công ty Việt Nam niêm yết trên thị
trường Hàn Quốc.
Một yếu tố nữa có thể tác động khơng nhỏ đến cầu trên thị
trường chứng khoán năm 2007: ngày 29/12/2006, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đã hoàn tất dự thảo về việc sửa đổi bổ sung một số
điều của quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của
tổ chức tín dụng. Trong đó, có quy định làm xơn xao giới kinh doanh
cổ phiếu, đó là cấm không cho các ngân hàng cho vay doanh nghiệp
mà ngân hàng nắm quyền kiểm soát hoạt động trong lĩnh vực tiềm
ẩm rủi ro cao là kinh doanh chứng khốn, khơng được cho vay khơng
có bảo đảm đối với các khoản vay nhằm đầu tư kinh doanh chứng
khoán. Nếu quy định trên được chính thức ban hành và có hiệu lực
thì nguồn cầu đầu tư vào cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Mặt khác, sự "ấm" lên của thị trường bất động sản đã làm giảm
lượng vốn đầu tư vào thị trường chứng khốn và thậm chí nó cịn hút
9



một phần vốn từ thị trường chứng khoán chuyển sang. Các nhà đầu
tư có nhiều cơ hội để lựa chọn giữa hai thị trường này.
Diễn biến giá cổ phiếu hiện bị tác động chủ yếu bởi quy luật
cung cầu. Tuy nhiên, cầu cũng có loại thật và ảo. Cầu ảo dễ dàng
được tạo ra bởi những nhà đầu tư nắm trong tay khối lượng cổ phiếu
lớn hoặc tài khoản đầy tiền. Cầu ảo được tạo ra bằng những lệnh
mua mà người đặt biết chắc chắn rằng lệnh đó khơng được khớp
hoặc có khớp thì cũng chỉ được một khối lượng rất thấp. Với quy
trình khớp lệnh định kỳ, lệnh nhập phải thơng qua cơng đoạn thủ
cơng tại sàn và trình tự ưu tiên khớp theo thời gian đặt lệnh. Nhà đầu
tư có ý định tạo cầu ảo căn cứ vào diễn biến giao dịch để đặt lệnh sát
giờ khớp, thường là trong đợt giao dịch thứ ba, đủ để lệnh được vào
hệ thống nhưng không được khớp. Như vậy, khối lượng này sẽ trở
thành dư mua nhưng lại không phản ánh đúng nhu cầu thị trường mà
mang tính chất đổ thêm dầu vào lửa. Nhà đầu tư ít kinh nghiệm chỉ
biết căn cứ vào khối lượng dư mua thông báo lên tới hàng trăm ngàn
cổ phiếu để cho rằng cầu đang rất lớn nghĩa là giá sẽ còn tăng. Mánh
này đặc biệt phát huy tác dụng trong thời điểm lượng bán quá ít và
giá liên tục khớp mức trần."Anh ơi bao nhiêu thì mua được"? Đó là
câu hỏi rất thường thấy tại các sàn giao dịch vì phần đơng nhà đầu
tư mới tham gia rất ít kinh nghiệm, thậm chí cịn chưa đọc thơng
bảng giao dịch điện tử. Kỹ thuật “rải đinh" tung hoả mù trên bảng
giao dịch đã được nhiều nhà đầu tư lão luyện "bật mí" từ lâu và
khơng cịn là bí mật, thậm chí người nước ngồi cũng học được và
sử dụng.
Điểm cân bằng của thị trường sẽ phụ thuộc nhiều vào cung
cầu. Cung hiện ra sao? Nguồn cung đang tăng lên (IPO các doanh
nghiệp tầm cỡ), nhưng điểm rơi của nguồn cung dường như chưa

đúng lúc. Hai tháng cuối năm ngoái, nguồn cung tăng cấp tập với
hàng chục cơng ty lên sàn, nhưng cầu cịn tăng mạnh hơn do khi ấy
thị trường đang trên đà đi lên. Bây giờ khi cung được tung ra ở thời
điểm thị trường đang xuống dốc, thì hàng hóa chất lượng tốt vẫn có
nhu cầu, song sẽ đẩy nhanh sự phân hóa cổ phiếu. Nói ngắn gọn là
cầu vẫn đang rình rập chờ, sẵn sàng vào, nhưng không vào với bất
cứ giá nào.
c) Hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của các doanh nghiệp
Giá của cổ phiếu hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả
hoạt động kinh doanh hay sức khỏe của doanh nghiệp. Khi doanh
nghiệp hoạt động ổn định mà không gặp phải những biến cố bất ngờ
10


dẫn đến phải thanh lý hay phá sản thì dịng tiền mà người nắm giữ
cổ phiếu nhận được là cổ tức được chia hàng năm. Con số này có
sự dao động và đơi khi cũng có những khoản bất thường nào đó,
nhưng nhìn chung bình qn trong dài hạn nó chính là lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về bản chất, giá cổ phiếu
do dòng tiền này và sự biến động của nó quyết định và sự nóng lên
của thị trường là do sự tăng giá của các cổ phiếu gây ra.
Về mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, giá cổ phiếu đôi khi xảy ra trước biến động hoạt
động kinh doanh, đôi khi xảy ra sau. Thời gian xảy ra và mức độ biến
động này có sự chênh lệch đáng kể qua theo dõi tình hình. Qua một
thời gian dài, nhiều người cho rằng giá cổ phiếu phổ thông thay đổi
trước hoạt động kinh doanh.
Thu nhập công ty hay lợi nhuận của công ty được coi là nhân
tố quan trọng nhất tác động tới giá cổ phiếu. Ví dụ, giá cổ phiếu của
cơng ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An tăng “kịch trần”

nhiều phiên bởi Công ty công bố lợi nhuận sau thuế quý III /2004 đạt
8, 6 tỷ đồng tăng hơn 140% so với cùng kỳ năm trước. Những nhà
kinh doanh và nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu chủ yếu dựa trên cơ
sở dự đoán về mức thu nhập. Tuy nhiên, giá cổ phiếu khơng phải lúc
nào cũng có mối quan hệ chặt chẽ với thu nhập. Có những thời điểm,
giá cổ phiếu tăng nhanh hơn thu nhập; vào những thời điểm khác, nó
bị tụt lại đằng sau thu nhập. Đơi khi trên thực tế, nó lại biến động theo
chiều hướng ngược lại với thu nhập. Do vậy, dù một người theo dõi
rất sát thị trường đã dự đoán đúng xu hướng thay đổi của thu nhập,
nhưng khơng có gì bảo đảm rằng anh ta có thể dự đốn chính xác xu
hướng biến đổi của giá cổ phiếu.
d) Cổ tức
Mua cổ phiếu cũng chính là một cách đầu tư. Mục đích cuối
cùng là nhằm thu được lợi nhuận cao. Cổ đông sẽ được hưởng cổ
tức và phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua cổ phiếu. Họ mong
đợi vào mức chênh lệch hơn là cổ tức được hưởng. Tuy nhiên, cổ
tức cũng được đánh giá là nhân tố cơ bản tác động đến giá cổ phiếu.
Trong tất cả các nhân tố sử dụng để giải thích về sự biến động giá
hàng ngày của từng cổ phiếu, các thông tin về cổ tức ln được xếp
ở vị trí quan trọng gần đầu.
Cổ tức là khoản tiền mà các cơng ty trích ra từ lợi nhuận để trả
cho cổ đông. Người ta thường tính cổ tức trên một cổ phiếu. Khi mua
cổ phiếu, các nhà đầu tư thường chọn mua cổ phiếu có cổ tức cao
11


hơn. Ví dụ, cổ phiếu A có cổ tức 2USD/năm, cổ phiếu B có cổ tức là
3USD/năm. Như vậy, cổ phiếu B sẽ được nhiều nhà đầu tư chú ý
hơn. Do đó, giá cổ phiếu B có thể sẽ cao hơn cổ phiếu A. Tuy nhiên,
điều đó chưa hẳn đã đúng hồn tồn. Khi so sánh cổ tức giữa các

cơng ty, bạn lại phải quan tâm tới tỷ suất cổ tức. Tỷ suất cổ tức là
một tỷ lệ phần trăm giữa cổ tức và thị giá cổ phiếu. Chỉ tiêu này cho
biết tỷ lệ cổ tức bạn sẽ nhận được so với số tiền bạn phải trả để mua
cổ phiếu. Ví dụ ở trên, đối với cổ phiếu A, nếu bạn nhận được 2
USD/năm từ mỗi cổ phiếu và thị giá cổ phiếu là 50 USD thì tỷ suất cổ
tức sẽ là 2 USD/50 USD = 4%. Đối với cổ phiếu B, thị giá cổ phiếu là
100 USD thì tỷ suất cổ tức là 3 USD/100 USD = 3%. Rõ ràng đầu tư
vào cổ phiếu A sẽ hiệu quả hơn cổ phiếu B. Vì khi bỏ ra 1 USD sẽ thu
được 0,04 USD với cổ phiếu A, nhưng chỉ thu được 0,03 USD với cổ
phiếu B.
Tuy nhiên, những cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao chưa hẳn đã là
sự lựa chọn tốt nhất. Giả sử, cổ phiếu A nói trên có cổ tức 2 USD và
tỷ suất cổ tức 4%, tức là cao hơn hẳn tỷ suất trung bình của thị
trường (2%). Điều này khơng có nghĩa là mua cổ phiếu đó là tốt nhất.
Hãy xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu cơng ty đó khơng thực hiện được
kế hoạch thu nhập và giá cổ phiếu sụt trong vòng 1 đêm từ 50 USD
xuống còn 40 USD một cổ phiếu. Điều đó có nghĩa là giá cổ phiếu
giảm 20% và đẩy tỷ suất cổ tức lên tới 5% (2 USD/40 USD). Liệu bạn
có muốn đầu tư vào một cổ phiếu như vậy chỉ vì tỷ suất cổ tức cao
hơn? Có lẽ là khơng. Ngay cả những cổ phiếu mang lại nhiều cổ tức,
thì bạn cũng phải chắc chắn là cơng ty đó khơng có vấn đề gì về tài
chính. Vì thế, yếu tố cổ tức chưa hẳn đã tác động đến giá cổ phiếu
theo tỷ lệ thuận mà còn do ảnh hưởng của các nhân tố khác.
Một chỉ số nữa về cổ tức cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giá cổ
phiếu, đó là tỷ lệ trả cổ tức. Khi bạn tìm mua những cổ phiếu có tỷ
suất cổ tức cao, cần xem xét tỷ lệ trả cổ tức của công ty. Chỉ số này
thể hiện tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được trích ra để trả cho cổ đơng
dưới hình thức cổ tức. Nếu tỷ lệ này vượt q 75% có nghĩa là cơng
ty khơng tái đầu tư lợi nhuận một cách hợp lý. Một tỷ lệ trả cổ tức cao
thường hàm ý là thu nhập của công ty được sử dụng phần lớn để trả

cho cổ đông và có nghĩa là cơng ty đang cố gắng thu hút các nhà đầu
tư mua cổ phiếu của mình. Do đó, tỷ lệ này phải ở mức hợp lý mới
có thể thu hút các cổ đông và làm cho giá cổ phiếu đó tăng.
Khơng phải bất cứ cổ phần nào cũng đem lại cho bạn cổ tức.
Nếu một công ty đang tăng trưởng nhanh có thể làm lợi cho các cổ
đơng bằng cách tái đầu tư. Trong trường hợp đó, công ty sẽ không
12


trả cổ tức hoặc trả với tỷ lệ cổ tức rất thấp. Ví dụ, cơng ty Microsoft
khơng trả cổ tức nhưng các cổ đông của công ty không hề phàn nàn
gì về điều này. Và cổ phiếu của cơng ty vẫn ln đứng trong danh
sách những cổ phiếu có giá cao nhất. Một cổ phiếu không được trả
cổ tức không hẳn là cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ.
Vì vậy, cổ tức khơng đóng vai trị quan trọng đối với loại cổ
phiếu tăng trưởng. Cổ phiếu tăng trưởng là loại cổ phiếu mà người ta
coi sự tăng giá của chúng là rất quan trọng, thường xuyên mang lại
lợi suất đầu tư cuối cùng lớn hơn nhiều so với cổ tức hiện tại. Một
cơng ty tăng trưởng có khả năng sử dụng số vốn này có hiệu quả
hơn cho các cổ đơng, là những người ln phải tìm kiếm cơ hội đầu
tư. Nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp nên xác định và duy trì cổ
tức nên ở mức khá thấp và chỉ nên tăng mức cổ tức khi có những
khoản thu nhập tăng thêm.
Việc thanh tốn, chi trả cổ tức cho cổ đơng, có khả năng bằng
tiền mặt hoặc khơng dùng tiền mặt, dưới 2 hình thức:
♦ Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, giữ tiền mặt cho đầu tư phát triển,
nếu mức chi trả đó chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 2-5% tổng số cổ phiếu đã
phát hành, thì nhà đầu tư khơng chú ý đến "lỗng giá" (giá cổ phiếu
sẽ giảm xuống), ảnh hưởng không đáng kể đến thu nhập. Nhà đầu tư
yên tâm khi họ nhận được cổ phiếu nhiều hơn; nhưng thực tế họ

không nhận được gì, vì khi cơng bố trả cổ tức bằng cổ phiếu, thì giá
cổ phiếu sẽ giảm xuống tương ứng với tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu.
♦ Chi trả cổ tức bằng tách cổ phiếu. Tách cổ phiếu sẽ làm tăng số
lượng cổ phiếu đang lưu hành và làm giảm mệnh giá cổ phiếu tương
ứng với tỷ lệ tách. Do đó, giá cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ giảm
tương ứng và giao dịch được thực hiện dễ dàng hơn. Việc tách cổ
phiếu thường được thực hiện khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng
quá cao làm cho các giao dịch sẽ khó thực hiện và điều này sẽ làm
giảm tính thanh khoản của cổ phiếu. Vì vậy, khi giá cổ phiếu tăng cao
trên thị trường thì việc tách cổ phiếu là cần thiết để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu. Đồng thời, sau khi tách giá cổ
phiếu thường có xu hướng tăng lên. Mặt khác, sau khi tách cổ phiếu,
số lượng cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tăng lên có thể làm
tăng số lượng cổ đông của công ty. Qua đó góp phần làm hạn chế
khả năng cơng ty bị thâu tóm.
Ví dụ, một cơng ty cổ phần ABC có 1 triệu cổ phiếu đang lưu
hành, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu (tổng giá trị niêm yết là 10 tỷ
đồng) và giá thị trường tại thời điểm hiện tại là 100.000 đồng/cổ
phiếu. Công ty tiến hành tách cổ phiếu theo tỷ lệ 1:2 (nghĩa là người
13


sở hữu 1 cổ phiếu cũ sẽ nhận được 2 cổ phiếu mới, khi đó tổng số
cổ phiếu mới của công ty sẽ là 2 triệu cổ phiếu mệnh giá 5.000
đồng/cổ phiếu, tổng giá trị niêm yết vẫn là 10 tỷ đồng nhưng giá thị
trường của cổ phiếu mới sẽ dao động ở mức 50.000 đồng/cổ phiếu.
Cho đến nay, nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếu chưa xảy ra trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Nhưng nhiều nhà đầu tư rất quan
tâm đến nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếu của các công ty cổ phần như
trường hợp Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thơng (SACOM)

vừa có dự định tách cổ phiếu để nâng cao giá trị công ty. Do đó, rất
có thể trong tương lai gần, giá cổ phiếu của công ty này sẽ tăng sau
khi tách. Như vậy, các tổ chức phát hành vẫn giữ lại được nguồn vốn
bên trong để đầu tư phát triển, đồng thời tăng thêm cổ phiếu cho các
cổ đông, nguồn cung cấp cổ phiếu cho thị trường t ăng, do đ ó l àm
giảm biến động giá cả thị trường, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà
đầu tư.
e) Lãi suất
Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là gián tiếp và luôn
thay đổi. Nguyên nhân là do luồng thu nhập từ cổ phiếu có thể thay
đổi theo lãi suất và chúng ta không thể chắc chắn liệu sự thay đổi
của luồng thu nhập này có làm tăng hay bù đắp cho mức biến động
về lãi suất hay không. Lãi suất tăng sẽ rất có khả năng làm giảm giá
các loại cổ phiếu trên thị trường. Người mua cổ phiếu của công ty
mới niêm yết thường trông chờ cổ tức thấp thôi. Nhưng đổi lại, họ
mong giá cổ phiếu sẽ tăng trên thị trường chứng khoán. Giả thử một
người mua cổ phiếu có cổ tức chừng 4% và giá trị cổ phiếu tăng
chừng 10% sau một năm. Cộng lại, người đó sẽ hưởng chừng 14%
trên số tiền bỏ ra đầu tư mua cổ phiếu - cao hơn lãi suất giả định
10% nói ở trên. Tuy nhiên, khi lãi suất tăng kéo theo lãi suất trái
phiếu tăng chắc chắn người ta sẽ trơng đợi lợi nhuận có được từ
việc mua cổ phiếu sẽ phải cao hơn mức 14% đề bù vào những rủi ro
của cổ phiếu so với trái phiếu. Trước mắt giá cổ phiếu phải giảm để
nâng mức lợi nhuận này.
Để giải thích rõ chiều hưởng ảnh hưởng của lãi suất tới giá cổ
phiếu cần phải xem xét các khả năng có thể xảy ra khi tỷ lệ lạm phát
tăng, cụ thể như sau:
♦ Lãi suất tăng do tỷ lệ lạm phát tăng và thu nhập cơng ty theo đó
cũng tăng vì cơng ty có thể tăng giá cho phù hợp với mức tăng của
chi phí. Trong trường hợp này, giá cổ phiếu có thể khá ổn định vì ảnh

hưởng tiêu cực của việc tăng tỷ suất lợi nhuận đã được đền bù một
14


phần hay toàn bộ bởi phần tăng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập và cổ
tức.
♦ Lãi suất tăng, nhưng luồng thu nhập dự tính thay đổi rất ít do cơng
ty khơng có khả năng tăng giá để phù hợp với chi phí tăng. Do vậy,
giá cổ phiếu giảm. Tỷ suất lợi nhuận quy định có thể tăng nhưng tỷ lệ
tăng trưởng của cổ tức là không đổi, nên mức chênh lệch giữa hai
nhân tố này càng lớn.
♦ Lãi suất tăng trong khi luồng thu nhập giảm vì các nguyên nhân làm
tăng lãi suất lại gây tác động xấu tới thu nhập của công ty. Cụ thể là
khi xảy ra lạm phát thì chi phí sản xuất tăng, nhưng nhiều công ty
không thể tăng giá, dẫn tới biên độ lợi nhuận giảm. Tác động của
một loạt các sự kiện này là rất xấu đến giá cổ phiếu. Trong những
trường hợp này, giá cổ phiếu sẽ sụt nghiêm trọng vì tỷ suất lợi nhuận
giảm khi cổ tức giảm, dẫn tới chênh lệch giữa lãi suất và giá cổ phiếu
càng lớn.
Đối với những trường hợp ngược lại, đó là khi lạm phát và lãi
suất giảm sẽ dẫn đến kết quả ngược với các trường hợp trên. Mối
quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và giá cổ phiếu là một vấn đề đòi hỏi
phải có kinh nghiệm vì ảnh hưởng của chúng thay đổi theo từng thời
kỳ. Do vậy, mặc dù mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và thu nhập
từ cổ phiếu là tiêu cực, nhưng điều này không phải lúc nào cũng
đúng. Hơn nữa, ngay cả khi điều này là đúng trên tồn bộ thị trường,
thì vẫn tồn tại một số ngành nhất định có thể có thu nhập và cổ tức
tạo ảnh hưởng tích cực từ những biến động về lạm phát và lãi suất.
Trong trường hợp này, giá cổ phiếu có mối quan hệ tốt với lạm phát
và lái suất.

f) Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO
Khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại này, nền kinh tế
Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển và nó sẽ kéo theo sự phát triển của
các công ty và nhiều thị trường, nhất là thị trường chứng khoán. Kinh
nghiệm từ Trung Quốc cho thấy khi quốc gia này trở thành thành viên
của WTO, giá của một số cổ phiếu tăng trưởng nhiều lần so với
trước 2001. Cổ phiếu Việt Nam cũng sẽ tăng trưởng như thế khi mà
giá hiện nay chỉ cao hơn vài chục lần đến vài trăm lần mệnh giá. Giá
cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Chính vì vậy mà nhiều nhà
đầu tư nước ngoài vào đây và họ đánh giá được tiềm năng cũng như
sự hấp dẫn của thị trường này.
Công ty Merri Lynch (một trong những hãng tư vấn đầu tư nổi
tiếng của Mỹ) nói rằng chỉ cần bạn bỏ tiền đầu tư vào cổ phiếu blue15


chip ở Việt Nam và yên tâm 10 năm sau bạn sẽ kiếm được một
khoản khá lớn mà không cần phải làm gì. Cơng ty bluechip đó sẽ
kiếm lời cho bạn. Câu nói này cho thấy đầu tư vào thị trường chứng
khoán Việt Nam siêu lợi nhuận như thế nào. Các nhà đầu tư nước
ngoài dám bỏ tiền ra để đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam, lẽ nào người
Việt Nam lại không?
Thêm một lý do nữa để cho rằng bây giờ là thời điểm thích hợp
để đầu tư vào thị trường chứng khốn chính là thuế. Lợi nhuận kiếm
được từ việc mua bán cổ phiếu không bị đánh thuế, phải đến 2009
nhà đầu tư mới bị đánh thuế thu nhập. Đầu tư cổ phiếu vì giá trị gia
tăng của cổ phiếu trong tương lai. Các công ty niêm yết sẽ không
được ưu đãi thuế vào năm sau, điều này không quan trọng lắm. Vấn
đề là công ty niêm yết làm ăn như thế nào. Và đều này cũng không
làm ảnh hưởng lớn đến sự hấp dẫn của thị trường, vốn cịn rất nhỏ
bé nhưng lại đầy tiềm năng.

Ngồi những yếu tố nói trên, có thể tính đến các yếu tố khác
như mức trả cổ tức, thông tin mua bán cổ phiếu của các thành viên
trong ban lãnh đạo công ty, thông tin tách gộp cổ phiếu, thông tin về
việc phát hành thêm cổ phiếu, tin đồn…Những người đầu tư chun
nghiệp hơn có thể cịn tìm hiểu các thơng tin liên quan đến chính
sách của Chính phủ đối với thị trường chứng khốn, chính sách cổ
phần hố DNNN, tình hình quản trị của công ty niêm yết, tên tuổi của
CTCK bảo lãnh phát hành hay tư vấn niêm yết cho công ty niêm yết.
2. Yếu tố phi kinh tế
a) Yếu tố chính trị
Kinh tế khơng thể tách rời khỏi chính trị. Điều kiện chính trị là
một trong những yếu tố vĩ mô quan trọng, làm nền tảng cho sự biến
động, tăng trưởng cũng như phát triển của mọi nền kinh tế nói chung
và thị trường chứng khốn nói riêng. Do đó, khi đề cập đến các nhân
tố tác động tới xu thế giá chứng khốn, chúng ta khơng thể bỏ qua
những yếu tố trong mơi trường chính trị hay sự biến động của tình
hình chính trị.
Lấy ví dụ như, sau vụ bắn thử tên lửa của cộng hoà dân chủ
nhân dân Triều Tiên vào giữa năm 2006, do quan ngại về những bất
ổn chính trị và sự giảm sút lịng tin của giới đầu tư, thị trường tài
chính tiền tệ châu Á đã trải qua nhiều biến động lớn: giá cổ phiếu và
tiền tệ giảm mạnh trong khi giá trái phiếu và vàng bạc tăng vọt. Cụ
thể, chỉ số chứng khốn Nikkei trung bình giảm 0,6% xuống cịn
16


15,546.78, chỉ số chứng khoán KOSPI của Hàn Quốc giảm tới 2%,
chỉ số chuẩn của Đài Loan (TWII) giảm 0,4%. Điều này là hoàn toàn
dễ hiểu bởi các nhà đầu tư đều thấy rõ mối nguy hiểm với tài sản tích
trữ trong bối cảnh xáo trộn hay bất ổn chính trị. Tuy nhiên, trong điều

kiện chính trị ổn định hiện nay của Việt Nam (khơng có chiến tranh,
khơng có các thay đổi chế độ chính trị…) đồng thời vào thời điểm này
khi thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam chưa thực sự hoà
nhập với biến động của thị trường chứng khoán thế giới, yếu tố này
hầu như tác động rất ít tới sự biến động giá chứng khốn.
b) Yếu tố văn hố
Nhắc đến văn hố ở đây khơng có nghĩa chỉ là văn hố xã hội
truyền thống hay yếu tố dân gian, dân tộc của Việt Nam. Mỗi một lĩnh
vực từ đời sống, xã hội hay kinh tế, kĩ thuật đều tồn tại một thứ văn
hoá của riêng lĩnh vực ấy, ví như văn hố cơng ty, văn hoá ngành…
Cũng như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù còn non trẻ,
mới được thành lập từ năm 2000, chưa hồn thiện được văn hố
của mình nhưng cũng đã có những yếu tố riêng đặc trưng, phần nào
tác động tới xu thế giá chứng khoán.
Trước hết, việc ứng dụng các mơ hình phân tích cơ bản và
phân tích kỹ thuật để dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán là rất cần
thiết đối với các nhà đầu tư mang tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên,
những diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời
gian qua là bằng chứng cho thấy sự thiếu vắng các công cụ dự báo
này. Đa số các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
hiện nay là các nhà đầu tư cá nhân (chiếm 99%). Thơng thường đối
tượng này trình độ hiểu biết còn hạn chế, họ chủ yếu thực hiện các
quyết định đầu tư một cách cảm tính hay theo trào lưu với tư tưởng
chộp giật, đầu cơ. Hơn nữa, việc ứng dụng các mơ hình dự báo trên
cũng cịn những hạn chế do hàng hoá trên thị trường chứng khốn
Việt Nam nghèo nàn về chủng loại, ít ỏi về số lượng và đặc biệt là
thiếu các hàng hóa cao cấp để các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư
lâu dài hay hấp dẫn các nhà đầu tư chun nghiệp có nguồn tài
chính lớn cộng với tình trạng rị rỉ thơng tin, khơng cơng khai, minh
bạch. Một số dư luận còn cho thấy cứ đầu tư theo tâm lý bầy đàn còn

chắc ăn hơn đầu tư theo phân tích. Chính đặc điểm này khiến cho
giá chứng khốn Việt Nam biến động một cách khó lường và khơng
phản ánh xác thực các thông tin trên thị trường cũng như giá trị thực
của nó.

17


Mặt khác, sự thay đổi về công nghệ, sự khác nhau trong
phương thức giao dịch, hệ thống giao dịch cũng gây ảnh hưởng tới
giá chứng khốn. Gần đây có hiện tượng một số cổ phiếu khi chuyển
sàn lại tăng giá mạnh. Ví dụ cổ phiếu PPC lúc cịn ở sàn Hà Nội chỉ
là 65.000 đồng, khi chuyển sang sàn TP.HCM lại tăng lên 105.000
đồng. Đó chính là do sự khác nhau trong hệ thống giao dịch giữa các
sàn. Hệ thống giao dịch ở sàn Hà Nội (khớp lệnh báo giá) đòi hỏi nhà
đầu tư phải biết “định giá đúng”. Do khớp lệnh liên tục nên nếu người
chơi không biết định giá sẽ bị thiệt. Ví dụ thị trường đang định giá
cao cổ phiếu đó, nhưng nếu khơng biết nên nhà đầu tư bán với giá
sàn thì ngay lập tức sẽ có người mua. Trong khi đó tại sàn TP.HCM
(khớp lệnh định kỳ), người bán này có thể khơng bị thiệt do hệ thống
giao dịch tìm ra mức giá thị trường, mà mức giá này thường cao hơn
mức giá sàn (trừ trường hợp thị trường giảm giá quá mức). Cách
khớp lệnh này đã giúp cho khơng ít nhà đầu tư lớn “làm giá” cổ
phiếu, tức là tạo ra cung cầu ảo, đẩy giá khớp lệnh lên cao. Hay
ngược lại, giờ đây, khi hệ thống công nghệ thông tin dần đáp ứng
được các yêu cầu kĩ thuật của việc khớp lệnh mới, thị trường thành
phố Hồ Chí Minh chuẩn bị chuyển sang phương thức khớp lệnh liên
tục, tức một lệnh được tung ra mà có lệnh đối ứng sẽ được khớp
ngay, nếu các nhà đầu tư vẫn cứ giữ tôn chỉ đầu tư cũ: quyết mua
đặt giá trần, quyết bán đặt giá sàn thì giá chứng khốn chắc chắn sẽ

biến động khơn lường. Đến khi thói quen đầu tư thay đổi, các nhà
đầu tư đã quen với việc suy xét, xử lý, phân tích thơng tin thị trường
thì phương thức khớp lệnh liên tục sẽ tránh được tình trạng giá lên
cao do cung cầu ảo, từ đó phản ánh đúng cung cầu thực tế hơn. Vì
vậy mới có trường hợp khi chuyển cách thức giao dịch, giá lại thay
đổi quá nhanh. Các trung tâm giao dịch CK Hà Nội và HCM đang ráo
riết hợp tác, liên thông với thị trường Mỹ, London, Singapore... về
nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, trao đổi kinh
nghiệm...nhằm hoàn thiện hệ thống kĩ thuật cho các giao dịch chứng
khoán.
Về bản chất, dao động giá chứng khoán bị ảnh hưởng bởi sự
kết hợp của nhiều nhân tố khác nhau mà hạt nhân chính là các yếu
tố về khả năng thu nhập công ty, là hiệu quả hoạt động của các công
ty niêm yết. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán là một kênh tạo ra
lợi nhuận hấp dẫn như thời gian qua thì các doanh nghiệp khơng
nằm ngồi cuộc chơi ấy, cũng tranh thủ cho mình những khoản lợi
nhuận nhằm gia tăng mức tỷ suất sinh lợi cho các cổ đông của họ.

18


Từ số liệu công bố của các công ty niêm yết, phải thừa nhận rằng
một phần khơng ít thu nhập của nhiều cơng ty là từ đầu tư tài chính.
Chính những khoản lợi nhuận này đã thổi phồng hiệu quả thực từ
hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết dạng này.
Những khoản lợi nhuận thu được đã giúp cho các công ty niêm yết
lấy lại đà tăng trưởng giá của mình, lơi kéo các nhà đầu tư trên thị
trường. Trong khi đó, các nhà đầu tư mới tham gia chỉ thấy mức lợi
nhuận của công ty mà mình đã đầu tư chứ ít chú ý đến nền tảng sự
phát triển doanh nghiệp. Đối với những công ty niêm yết thì nhà đầu

tư cịn có thể nhận ra những bất hợp lý, cịn những cơng ty chưa
niêm yết thì quả là một mê hồn trận. Ví dụ có cơng ty mức lợi nhuận
sau thuế cả năm 2006 là 83 tỷ đồng thì có đến 30 tỷ đồng từ lãi đầu
tư cổ phiếu công ty khác. Những khoản lợi nhuận này có được tiếp
tục duy trì trong tương lai như kỳ vọng của nhà đầu tư khơng cịn
chưa biết bởi đầu tư tài chính khơng phải là “nghề” chính của các
cơng ty này và rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Vòng quay vốn đầu
tư tài chính này khiến việc đánh giá chính xác thơng tin, tiềm lực của
các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn, nhiều khi tạo ra những kì
vọng quá lớn trên thị trường đẩy giá lên cao hơn thực tế.
c) Yếu tố thị trường
Yếu tố thị trường là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng mạnh mẽ
đến giá cổ phiếu. Khi hàng loạt các cổ phiếu cùng ngành trên thị
trường bị mất giá, thì giá cổ phiếu của cơng ty mà bạn lựa chọn chắc
chắn cũng sẽ sụt giảm theo. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu của các
công ty này tăng theo sự phát triển của thị trường thì cổ phiếu bạn
mua vào cũng được “ăn theo” những chỉ số tích cực đó. Do đó,
chúng ta nên để ý đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu các đồ thị
biến động giá chứng khoán theo ngày, theo tuần và theo tháng trước
mỗi quyết định đầu tư cổ phiếu.
Yếu tố tâm lý “bầy đàn” thuộc nhóm yếu tố thị trường nói ở
trên. Thông tin rất quan trọng trên thị trường, nhưng phần đơng vì
thiếu hiểu biết, các nhà đầu tư có xu hướng nghe ngóng. Tin thì đủ
loại, trên trời, dưới biển, vận hành, tài chính, tổ chức... Có điều
chẳng mấy ai có khả năng kiểm định. Vì vậy, cái sự nghe trở nên
láng máng, truyền tai nhau hết sức nguy hiểm. Thơng thường, họ tìm
một số nhân vật có khả năng "hót hay như khướu" hoặc tìm một vài
cán bộ mơi giới-tư vấn của chính các cơng ty chứng khốn. Cái này
có mấy điểm hại sau: Khơng khách quan vì bản chất là xung đột lợi
ích; Khơng đảm bảo chính xác vì có khi người nói cũng khơng biết


19


mình đang nói gì; Khơng có bộ lọc vì thế không thể biết cái vừa nhận
được là vàng hay thực tế là rác; Ln ln muộn, vì khi nghe được
thì cũng rất nhiều người khác đã nghe được.
Yếu tố tâm lý “theo đám đông” này được thể hiện tương đối rõ
nét nhất là ở trong giai đoạn đầu thị trường mới thành lập. Bạn có thể
thấy rõ hiện tượng này qua biểu hiện giá của đa số các cổ phiếu đều
lên hoặc đều xuống, giá cổ phiếu biến động tăng /giảm khơng phản
ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mà chủ yếu
do yếu tố tâm lý của người đầu tư trên thị trường. Có vẻ như nhiều
nhà đầu tư nhỏ lẻ khơng có lỗi khi thị trường chứng khoán đang đà
hưng phấn. Vào khoảng thời gian từ sau Tết đến gần cuối tháng
3/2007, một làn sóng người ồ ạt đổ xơ vào thị trường chứng khốn,
trong đó phần lớn khơng mấy am hiểu gì về tính đặc thù và các yếu
tố kỹ thuật của thị trường này, thậm chí cũng khơng cần biết đến thực
chất của những doanh nghiệp mà họ chọn mặt gửi vàng để đầu tư.
Tâm lý đám đông bắt đầu như vậy. Thường thì tâm lý này phổ biến
trong loại thị trường chính thức – tức thị trường có các doanh nghiệp
được niêm yết cổ phiếu. Nhưng ở nước ta, một điểm đặc biệt của
tâm lý đám đơng là lại thích giao dịch nhanh gọn và có mức lời cao
qua thị trường khơng chính thức (cịn gọi là thị trường OTC). Với tính
đơn giản mặc dù đầy rủi ro và lừa lọc, OTC vẫn hấp dẫn rất nhiều
người chơi cổ phiếu không chính thức, đặc biệt đối với những người
khơng mấy quan tâm đến yếu tố kỹ thuật chứng khoán. Với những
người này, điều duy nhất mà họ thật sự để tâm là giá cổ phiếu sau
khi được sang tay bằng một mảnh giấy, sẽ tăng lên được bao nhiêu
nếu được sang lại cho các thế hệ F3, F4. Cùng lúc, sự bùng nổ một

cách khó hiểu của thị trường chứng khốn cũng khiến trong tâm lý
đám đông xuất hiện sự cả tin một cách kỳ lạ trước mọi thông tin và
kể cả tin đồn. Cứ mua là thắng – đó là một đặc tính của tâm lý các
nhà đầu tư nhỏ lẻ trong thời buổi hồng kim của thị trường chứng
khốn.
Sau này mới có sự phân hố về biến động giá giữa các loại cổ
phiếu khác nhau, tuy nhiên, hiện nay yếu tố này vẫn chiếm xu thế
chủ đạo.
III. Giải pháp liên quan đến cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam
1. Giải pháp vĩ mơ
Thứ nhất, nhanh chóng hồn thiện hơn nữa khn khổ pháp
lý về chứng khốn và thị trường chứng khốn nói chung và cổ phiếu
20


nói riêng, trong đó, thống nhất quản lý tất cả mọi hoạt động phát
hành cổ phiếu ra công chúng mà hiện nay được thực hiện theo Luật
Doanh nghiệp, theo các quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và
theo Luật các Tổ chức tín dụng (đối với các ngân hàng cổ phần, tổ
chức điều hành thị trường chứng khoán theo chuẩn mực quốc tế để
kiểm soát các hoạt động kinh doanh chứng khốn mà khơng vi phạm
quy định của WTO . Việc thống nhất quản lý các hoạt động phát hành
sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc gia tăng cổ phiếu có chất
lượng cho thị trường chứng khốn, thơng qua việc khuyến khích và
thậm chí bắt buộc các doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công
chúng phải tham gia niêm yết trên thị trường chứng khốn.
Thứ hai, nhà nước cần có chính sách quản lý tài khoản vốn
thích hợp, đảm bảo tính minh bạch, cơng khai, giám sát chặt chẽ các

tổ chức tài chính, ngân hàng và tăng cường hợp tác quốc tế trong xử
lí các rủi ro. Đây là điều kiện để đối phó với các cuộc khủng hoảng tài
chính.Ủy ban chứng khốn nhà nước đẩy mạnh công tác thanh tra,
giám sát thị trường nhằm ngăn ngừa các hoạt động giao dịch không
công bằng, thơng tin sai lệch hoặc khơng kịp thời.
Thứ ba, Chính phủ cũng phải quan tâm nghiên cứu và sớm ban
hành các giải pháp tích cực trước mắt để giúp ni dưỡng, khuyến
khích, duy trì sự nhiệt huyết của các tổ chức và cá nhân tham gia thị
trường, đồng thời thông qua đó có thể duy trì nhịp độ phát triển của
thị trường chứng khoán Việt Nam trước khi thực hiện các giải pháp
đồng bộ hơn
2. Giải pháp vi mô
Đối với các cơng ty chứng khốn trong nước, việc xây dựng
một lộ trình cụ thể để cải thiện quy mơ vốn, nâng cao chất lượng, đa
dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, nâng cấp và đổi mới hệ thống công nghệ thông tin và thực hiện
việc quản trị công ty theo thông lệ quốc tế được coi là những việc
cần thiết để có thể cạnh tranh với các cơng ty chứng khốn nước
ngồi.
Các cơng ty niêm yết đẩy nhanh công bố thông tin về hoạt động
tài chính trong năm để giúp các nhà đầu tư có đầy đủ thơng tin về
hoạt động của tổ chức niêm yết để có nhận diện và đưa ra giá mua
bán cổ phiếu hợp lý.
Bên cạnh đó, nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo sự ổn định,
tránh những biến động lớn và đột ngột của thị trường cũng đề xuất
21


một số giải pháp, đáng chú ý đến ý tưởng hình thành quỹ bình ổn thị
trường. Quỹ bình ổn thị trường với nguồn vốn là đóng góp từ các

cơng ty thành viên và các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường.
Số tiền sẽ được quản lý và sử dụng bởi một công ty được lập ra
chuyên để bảo đảm lợi ích cho các nhà đầu tư trong những trường
hợp xấu. Như vậy khoản tiền này có thể được tung ra để bình ổn thị
trường trong những lúc biến động quá dữ dội, qua đó giúp các nhà
đầu tư khỏi bị sốc. Quỹ có thể cũng sẽ được dùng để đầu tư sinh lợi
và sử dụng lại cho các hoạt động có lợi cho giới đầu tư
Cần tăng cường cơng tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức ra
công chúng, giúp các nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư cá nhân có
những kiến thức cơ bản về thị trường chứng khốn, Ủy ban Chứng
khốn Nhà nước đẩy mạnh việc thơng tin tuyên truyền về chứng
khoán và thị trường chứng khoán để giúp cho cơng chúng có sự hiểu
biết hơn về thị trường phức tạp. Đặc biệt, Ủy ban sẽ đưa ra phân
tích, đánh giá trên thị trường và cơng bố thơng tin về các hệ số tài
chính hệ số thu nhập trên đầu cổ phiếu, giá trên thu nhập P/E để giúp
cho nhà đầu tư có đầy đủ thơng tin hơn để đưa ra quyết định đầu tư
hợp lý.
Cần phổ cập và nâng cao kiến thức về thị trường chứng khốn
cho cơng chúng và các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân để
từng nhà đầu tư cần phải có những phân tích, suy xét của riêng mình
trước khi đưa ra quyết định mua hay bán, tránh bị ảnh hưởng bởi
những trào lưu tâm lý trên thị trường. Có như vậy thì từng nhà đầu tư
mới có thể tìm kiếm được cho mình những cơ hội đầu tư sinh lời bất
kể tình hình giá cả thị trường biến động lên hay xuống.

22


PHẦN KẾT
Theo các phần ở trên thì ta đã biết sơ qua về tình hình thị

trường chứng khốn Việt Nam từ năm 2006 trở lại đây. Nó đã trải
qua nhiều giai đoạn thăng trầm, lúc đầu thì phát triển dè dặt, nhưng
về sau lại có những lúc phát triển quá nóng để rồi phải có những điều
chỉnh giảm. Theo IMF, có 2 yếu tố cơ bản dẫn tới sự phát triển chưa
từng có của thị trường chứng khốn Việt Nam năm 2006. Thứ nhất,
tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam tiếp tục được đánh giá khả quan
và việc Việt Nam trở thành thành viên WTO đã thu hút vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài tăng mạnh từ tháng 11.2006 và tiếp tục tăng
trong thời gian tới nếu cơ hội đầu tư tại Việt Nam tăng lên. Thứ hai,
cầu chứng khoán mạnh đã dẫn đến cổ phiếu bị định giá quá cao
trong bối cảnh cung chứng khoán mới phát hành bị hạn chế. Một số
yếu tố cơ bản khác có lẽ đã góp phần làm tăng mạnh định giá chứng
khoán như: tốc độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế tồn cầu
nhanh; những lợi ích hiệu quả thu được từ tự do hóa thương mại, cải
cách thị trường sau khi gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao và tính minh bạch được cải thiện với việc bắt đầu áp dụng chế
độ báo cáo tài chính của nhiều cơng ty. Bên cạnh đó ta cũng thấy
được rất nhiều yếu tố ở phạm vi nhỏ hơn tác động đến giá cổ phiếu
trên thị trường Việt Nam, gồm nhóm yếu tố kinh tế và nhóm yếu tố
phi kinh tế. Vì vậy lời khuyên cho các nhà đầu tư nhỏ chưa dày dặn
kinh nghiệm, cũng là lời khuyên của các nhà đầu tư nổi tiếng trên thị
trường chứng khoán thế giới là từng nhà đầu tư cần phải có những
phân tích, suy xét của riêng mình trước khi đưa ra quyết định mua
hay bán, tránh bị ảnh hưởng bởi những trào lưu tâm lý trên thị
trường. Có như vậy thì từng nhà đầu tư mới có thể tìm kiếm được
cho mình những cơ hội đầu tư sinh lời bất kể tình hình giá cả thị
trường biến động lên hay xuống.

23




×